Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương pháp giảng dạy văn học dân gian...

Tài liệu Phương pháp giảng dạy văn học dân gian

.DOC
8
513
132

Mô tả:

VÀI VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VĂN HỌC DÂN GIAN (Trần Quang Vinh) Kính thưa quý vị đại biểu, thưa quý thầy cô. Lời đầu tiên tôi xin gửi đến quý vị đại biểu, quý thầy cô lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất! Dân gian có câu: “Dạy văn học, học toán, ăn thể dục”. Quả thực công việc dạy văn là vất vả, là khó khăn mà dạy hay lại càng khó. Đặc biệt là dạy văn học dân gian. Văn học dân gian là lời ăn tiếng nói, điệu hồn của dân tộc, là cội nguồn văn hóa vì thế nó giữ một vị thế quan trong trong chương trình văn học ở trường phổ thông. Văn học dân gian có ưu thế và sức mạnh riêng trong việc bồi đắp tâm hồn, lời ăn tiếng nói cho thế hệ trẻ của đất nước. Phát huy được sức mạnh đó trong giảng dạy và học tập văn học dân gian trong nhà trường phổ thông là mối quan tâm hàng đầu của những nhà giáo tâm huyết với nghề. Chuyên đề “ Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy văn học dân gian ở nhà trường THPT ” xin mạn phép góp vài ý kiến trao đổi với đồng nghiệp vài vấn đề về cách tiếp cận văn học dân gian, ngõ hầu có thể góp được phần nào vào việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường hiện nay. I. Thực trạng của việc giảng dạy và học tập và việc học tập VHDG ở nhà trường THPT 1 Thực trạng của việc giảng dạy văn học dân gian. Văn học dân gian được coi là cội nguồn của văn hóa, văn học dân tộc. Nhưng thời lượng dành cho bộ phận văn học này cũng không nhiều ( khoảng trên dưới 15 tiết). Mặt khác, nhiều giáo viên cũng ít chú trọng đến bộ phận văn học này. Vì thế, đa phần là giảng dạy có tính chất qua loa đại khái, không bám sát đặc trưng của văn học dân gian, chưa truyền lửa đến cho học sinh yêu thích những tác phẩm này. - Nói đến thực trạng của việc giảng dạy là nói đến những khuynh hướng và cách dạy văn học dân gian phổ biến hiện nay. Có những khuynh hướng sau đây: - Một là: Đồng nhất giữa văn học dân gian và văn học viết , dạy văn học dân gian như dạy văn học viết, nên đã hiện đại hóa tác phẩm văn học dân gian, tước bỏ đi những sắc thái vẻ đẹp độc đáo, ý vị vốn có của nó. Biểu hiện như sau: + Tiếp cận cận văn học dân gian bằng thi pháp của văn học viết, phân tích các yếu tố nghệ thuật của văn học dân gian như phân tích các yếu tố đó của văn học viết: Ví dụ: tiếp cận tác phẩm An Dương Vương- Mị Châu và Trọng Thủy nhiều người đi phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Mị Châu rồi chỉ ra là cô khờ dại + Chỉ phân tích một cách cô lập trên văn bản ngôn từ mà không đặt tác phẩm văn học dân gian vào trong môi trường dân gian, thời điểm phát sinh và sự lưu truyền trong đời sống nhân gian để khai thác tức là chỉ chú ý đến yếu tố văn chương mà chưa quan tâm đến những yếu tố phi văn chương của nó. Đây là cách dạy văn học dân gian khá phổ biến ở trong nhà trường THPT. Phân tích ca dao giáo viên mới chú ý ở phần lời chứ chưa chú ý ở phần nhạc, phần điệu lý. Phân tích sử thi mới chỉ bám vào phần văn bản chứ chưa đặt tác phẩm trong môi trường diễn xướng của nó. 1 - Hai là: Ngược lại với khuynh hướng trên là khuynh hướng xóa nhòa ranh giới giữa khoa nghiên cứu văn học dân gian với các khoa học liên quan như dân tộc học, lịch sử, xã hội học, văn hóa học, phong tục học… làm cho bài dạy mất đi những thông tin thẩm mĩ mà chỉ còn lại bức tranh xã hội khô cứng. Biểu hiện như sau: + Coi tác phẩm văn học dân gian chỉ là điểm xuất phát, cái cớ để giải thích các vấn đề xã hội, lịch sử, dân tộc, tục lệ…phân tích Đăm Săn lại nghiêng về tục nối dây, phân tích An Dương Vương- Mị Châu và Trọng Thủy để giải thích lễ hội Cổ Loa + Từ tác phẩm văn học dân gian liên tưởng mở rộng, dẫn dắt học sinh đến những vấn đề khác ngoài tác phẩm. Ví dụ: Phân tích chiến thắng Mơ Tao Mơ Xay giáo viên lại dẵn dắt đi từ tục cướp vợ đến những lễ hội cồng chiêng, con số ba trong quan niệm của người Tây Nguyên... + Lấy cái bên ngoài để lôi cuốn, hấp dẫn học sinh chứ không phải bản thân tác phẩm văn học dân gian. nhiều người khi giảng dạy Tấm Cám thì lại dẫn dắt học sinh đến thuyết luân hồi trong đạo Phật, thuyết vạn vật hữu linh để lôi cuốn học sinh. - Ba là: Nhưng phổ biến nhất là các dậy học đơn giản hóa tác phẩm văn học dân gian mà biểu hiện thường thấy là diễn xuôi một các khô khan, nhạt nhẽo bài ca dao; hoặc chia các nhân vật cổ tích thành hai tuyến chính nghĩa và gian tà rồi phân tích một các sơ lược theo lối kể tóm lại sự việc. Tôi lấy ví dụ như khi phân tích câu ca dao " Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" Giáo viên giảng: Thân em được so sánh như tấm lụa đào, lụa đào đẹp nhưng lại được đem ra trao đổi mua bán ở chợ. từ đó đi đến khẳng định thân phận phụ thuộc của người con gái trong xã hội cũ. - Bốn là: Một cực khác đó là dạy theo lối tầm chương trích cú, nhấm nháp hình ảnh ngôn ngữ, làm cho học sinh “thấy cây mà không thấy rừng”; hoặc viện dẫn quá xa, lam man ra ngoài tác phẩm . - Thực trạng trên đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo tâm huyết chỉ ra nhưng đến nay sau nhiều năm đổi mới phương pháp giảng dạy văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng nhưng tình hình vẫn không thay đổi . Xét về mặt bản chất thì tất cả những phương pháp giảng dạy văn học dân gian trên đây mỗi phương pháp đều có những hạn chế của nó. Hoặc là chưa đúng bàn chất của tác phẩm văn học dân gian, hoặc là quá sa đà với những yếu tố phi văn chương. - Tuy nhiên cũng có nhiều thầy cô tâm huyết, họ đã dạy văn học dân gian như nó vốn có trong đời sống thực của dân gian, tức là tiếp cận văn học dân theo tinh thần Folklore học.Nhưng thời lượng tiết dạy quá ít nên không chuyển tải hết được vẻ đẹp về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. 2. Thực trạng của việc học tập văn học dân gian của học sinh Một thực trạng hiện nay là học sinh ngày càng xa rời với môn văn, đặc biệt là với văn học dân gian và văn học trung đại . Phải chăng do hai bộ phận này không nằm trong chương trình thi đại học hay do xu hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa trên toàn cầu đã và đang in rất đậm dấu ấn của nó trong tâm lý và tính cách của học sinh. Tầm vóc văn hóa cũng như năng lực tư duy của học sinh càng ngày càng hiện đại, và chịu ảnh hưởng rất lớn của nền công nghiệp. Lối tư duy cũ của nền văn minh cây lúa nước, văn minh lũy tre làng phải nhường bước cho lối tư duy điện tử, điện toán … (!?) . Đó là thực trạng đau lòng. 2 Thế hệ học sinh có khoảng cách khá xa về nhiều mặt với cái thế giới của văn học dân gian. Các em chưa hiểu được đặc trưng, vai trò của văn học dân gian vì thế các em học văn học dân gian với tâm thế của việc học văn học viết. Dẫn đến việc các em có nhiều suy diễn không hợp lý về tác phẩm văn học dân gian. Nhiều em có thái độ xem nhẹ bộ phận văn học dân gian, học theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa. Mặt khác do chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của văn học dân gian ở cả hai phía người dạy và người học, nhiều giáo viên chưa chú ý đến phương pháp giảng dạy đặc thù của văn học dân gian dẫn đến việc học tập văn học dân gian chưa được như mong muốn. Từ thực trạng trên tôi xin đưa ra mấy vấn đề sau để góp phần nào đó vào việc học tập và giảng dạy văn học dân gian II. Mấy vấn đề góp phần vào việc giảng dạy và học tập văn học dân gian Làm thế nào để việc giảng dạy văn học dân gian có hiệu quả. Các em 1. Cần có cái nhìn đúng về văn học dân gian. Trong chương trình giảng dạy văn học dân gian các nhà soạn sách đã dành một tiết để học sinh nắm được những đặc trưng của văn học dân gian, cũng như những giá trị cơ bản của nó. Tuy nhiên với thời lượng đó giáo viên khó có thể chỉ ra hết được những đặc trưng cũng như giá trị của bộ phận văn học này. Ở đây tôi chỉ nhắc lại và nhấn mạnh đến đặc trưng, bản chất của văn học dân gian. Để giáo viên có cái nhìn đúng về tri thức cần truyền đạt này. Bởi có nắm được đặt trưng của văn học dân gian thì ta mới có phương thức tiếp cận giảng dạy thích hợp được. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là tính truyền miệng và tính vô danh tập thể, gắn bó với sinh hoạt cộng đồng. Điều này hoàn toàn khác với văn học viết.. Một bên là sáng tác và lưu truyền bằng con đường truyền miệng một bên là bằng chữ viết. Một bên là tiếng nói chung của cộng đồng dân tộc, một bên là tiếng nói cá thể mang sắc thái riêng của từng người nghệ sĩ; một bên được tạo thành không phải bởi lý do nghệ thuật mà bởi lí do xã hội, mang chức năng sinh hoạt cộng đồng, một bên được sáng tác trước hết có lý do nghệ thuật là kết quả lao động cung phu của nhà văn tạo ra tính thẩm mĩ. Bởi thế dạy văn học dân gian không thể giống và đồng nhất với thi pháp của văn học viết. Không thể khai thác ca dao như khai thác thơ, không thể phân tích truyện dân gian như phân tích truyện hiện đại. - Văn học dân gian là thành tố quan trọng cấu tạo nên văn hóa dân tộc là cái nôi nuôi dưỡng văn học viết. Văn học dân gian là nơi lưu giữ vốn cổ, những giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc. Tiếp cận với văn học dân gian người học sẽ hiểu được ngọn nguồn và mọi giá trị bản sắc của văn hóa dân tộc. Vì thế dạy VHDG là dạy bản sắc của dân tộc. VHDG là nguồn suối mát lành, là dòng sông mang nặng phù sa bồi đắp cho tâm hồn Việt, tính cách Việt. Không chỉ có vai trò quan trọng trong văn hóa mà văn học dân gian còn “ mảnh đất tốt tươi trên đó sản sinh và lớn lên nền văn học nghệ thuật cổ điển và hiện đại Việt Nam” ( Hoài Thanh) Những nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nam Cao, Xuân Diệu… đều hút nhụy ngọt của những bông hoa văn học dân gian để tạo nên những bông hoa văn học viết dâng tặng cho đời. Âm vang hào hùng của Thánh Gióng và truyền thuyết về Hồ Gươm như còn ngân mãi trong bài thơ thần của Lý Thường Kiệt, trong Hịch Tướng sĩ 3 văn của Trần Quốc Tuấn, trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Cho đến ngày nay âm vang ấy vẫn còn trầm hùng trong những sáng tác của dòng văn học yêu nước “ Mỗi chú bé đều nằm mơ thấy ngựa sắt/ mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng” (Chế Lan Viên). Tình thương dân gian đỏ thắm trong Trầu câu, đậm đà trong ca dao tục ngữ “ thương người như thể thương thân” Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn khơi dòng cho văn học viết trở thành tiếng kêu đứt ruột trong truyện Kiều của Nguyễn Du, nỗi đau trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố… Vì thế nếu không nắm được VHDG thì sẽ không thể thẩm thấu hết được những câu Kiều, câu thơ, câu văn hiện đại. - Văn hoc dân gian giống như kho trí thức tổng hợp. có nhìn nhận như vậy mới thấy được giá trị của văn học dân gian.Thấy được giá trị của văn học dân gian vì thế cần có phương pháp tiếp cận , giảng dạy văn học dân gian sao cho hợp lí, có sức thu hút đối với học sinh đó là trăn trở của rất nhiều giáo viên. Sau đậy tôi xin đưa ra một cách tiếp cận, một phương pháp giảng dạy văn học dân gian theo hướng thi pháp thể loại. 2. Đối mới phương hướng căn bản: dạy văn học dân gian theo thi pháp thể loại văn học dân gian. Dạy văn học là dạy một loại hình nghệ thuật, vì vậy phải khám phá cái thế giới nghệ thuật đó bằng những quy luật nghệ thuật của chính nó. Do đó cách dạy khoa học nhất là dạy theo quan điểm thi pháp thể loại. Văn học dân gian có bao nhiêu thể loại thì có bấy nhiêu hệ thống thi pháp. Mỗĩ thể loại có những đặc điểm riêng. Việc giảng dạy văn học dân gian theo thi pháp thể loại là giảng dạy văn học dân gian theo tinh thần phôn- cờ -lo học. Dạy sử thi là phải bám vào đặc điểm thi pháp của sử thi như tính chất anh hùng ca, âm điệu hào hùng, ngôn ngữ có tính trang trọng với nhiều hình ảnh só sánh, phóng đại, nhân vật là người anh hùng đại diện cho sức mạnh, ý chí nguyện vọng của cộng đồng, là tính vĩ mô của tác phẩm về mặt nội dung tác phẩm. Dạy cổ tích là phải nắm được kết cấu cốt truyện, là tính chất hư cấu tưởng tượng của tác phẩm, là mô típ nhân vật, mô típ tình tiết, là kết thúc có hậu " Ở hiền gặp lành" chính nghĩa bao giờ cũng thắng gian tà... Dạy ca dao,thì phải chú ý đến đặc trưng của thi pháp ca dao... Tác phẩm văn học dân gian về bản chất khác hẳn với tác phẩm văn học viết . Giảng dạy văn học dân gian là phải theo đặc trưng thi pháp của văn học dân gian. Vậy giảng dạy văn học dân gian theo thi pháp văn học dân gian bao gồm những vấn đề gì? Chúng ta sẽ khai thác những vấn đề đó như thế nào. Trước hết người dạy cần bám sát văn bản ngôn từ với những đặc trưng của nó như tính lặp đi lặp lại trở thành mô- típ, biểu tượng nghệ thuật, cách phô diễn dân gian, kết cấu, nhân vật , thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn ngữ làm cơ sở chủ yếu để phân tích tác phẩm văn học dân gian a- Văn bản ngôn từ: Văn học dân gian trước hết là những sáng tác bằng ngôn từ nghệ thuật.(nhưng là ngôn từ nói, ngôn từ truyền miệng) Vì thế văn bản ngôn từ là yếu tố quan trọng nhất, là cơ sở chủ yếu để chúng ta dựa vào đó mà phân tích tác phẩm văn học dân gian, tìm ra những thông tin thẩm mĩ ẩn chứa trong đó. Tuy nhiên văn bản ngôn từ văn học dân gian cũng có nét riêng đó là tính dị bản, là tư duy cộng đồng , là cảm hứng dân gian. Điều đó giải thích vì sao truyện cổ tích thường có cốt truyện, kết cấu giống nhau, với những kiểu nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người đi ở, người có hình dạng xấu xí- những con người này lúc đầu gặp khó khăn 4 nhưng được yếu tố thần kì giúp đỡ cuối cùng đã chiến thắng và được hưởng hạnh phúc. Trong ca dao lặp đi lặp lại những mô thức mở đầu Thân em như … Chiều chiều… Trèo lên cây … Đêm qua… Người dạy cần phải nắm được đặc trưng này thì mới có thể khai thác được cái hay cái đẹp của văn học dân gian. Văn học dân gian là sản phẩm của tư duy cộng đồng, nên trong tác phẩm văn học dân gian thường có sự lặp lại, tạo nên những mô típ nghệ thuật dân gian. Đó là những hình thức mang tính nội dung đã trở thành ký ức tư tưởng tư tưởng thẩm mỹ của cả cộng đồng, trở thành kỉ niện riêng của toàn dân tộc, mà mỗi khi một thành viên của dân tộc gặp lại nó trong một lời ca, một truyện kể thì như họ gặp lại chính mình. Người con gái lấy chồng mà không được hạnh phúc khi gặp câu ca dao “…bây giờ em đã có chồng / Như chim vào lồng như cá cắn câu/ cá cắn câu biết đâu mà gỡ/ Chim vào lồng biết thủa nào ra” thì không khỏi chạnh lòng cho thân phận mình. Những mô típ nhân vật như người con côi, người con riêng, người em út, người đội lốt xấu xí, người đi ở đó chính là thân phân bất hạnh của con người. Những mô típ như bụt chim thần, tiên, vật thần kỳ đó chính là ước mơ là khát vọng, là lực lượng siêu nhiên giúp cho người chính nghĩa đấu tranh thắng lợi. Người dậy cần chỉ ra cho học sinh để nhận thấy. Hình ảnh niêu cơm hết lại đầy trong truyện Thạch Sanh là ước mơ có được cuộc sống no đủ của người dân lao động. Cảnh biến hóa đầy chất thơ của cô Tấm chứng minh cho sức sống bất diệt của cái thiện…Trong ca dao ta gặp những mô típ quen thuộc như mận – đào, trúc- mai, thuyền- bến, cây đa , giếng nước, mái đình biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương. Đọc ca dao bắt gặp hình ảnh con cò chúng ta nghĩ ngay đến thân phân của những người nông dân vất vả, nghèo khó. Những hình ảnh con ốc, cái bống, con cò cái giếng giữa đàng, cái cầu dải yếm, …đã trở thành mô típ của ca dao miền xuôi thì hình ảnh con sâu vừng, con rồng leo, cây trám đen, con chim quanh quý… là mô típ chỉ gặp trong ca dao miền núi. Những mô típ đó là những ẩn dụ trữ tình được tạo nên bởi tư duy trữ tình. Con sâu vừng tượng trưng cho sự sinh sôi nẩy nở, cây trám đen con rồng leo tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, con chim quanh quanh là tiếng gọi của bạn tình.Người dạy cần nắm được đặc điểm này. Nghĩa là phải đối sánh văn bản văn học dân gian được dạy với những dị bản khác để thấy được tính chất lặp lại trở thành mô thức, biểu tượng cho tư duy của một cộng đồng. Cách phô diễn dân gian:một đặc trưng của văn bản VHDG đó chính là cách phô diễn dân gian. Nghĩa là tính diễ xướng, tính nguyên hợp, là cảm hứng cộng đồng trong VHDG . Những cảm hứng dân gian làm nên sắc thái riêng biệt của các tác phẩm văn học dân gian. Đó là lối kể chuyện theo kiểu “ ngày xửa ngày xưa”, là cái không khí dân gian mơ màng vùa thực vừa hư nên rất thơ, là những câu văn vần xen kẽ trong những câu truyện cổ tích “ Bống bống bang bang lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta; vảng ảnh vàng anh; kẽo cà kẽo kẹt…Ở ca dao, thì là thể tỷ, hứng là những mô thức mở đầu “ Trèo lên cây bưởi hái hoa hay trèo lên quán dốc ngồi gốc cây đa” là cái ý a, tang tình trong những bài dân ca. Cảm hứng dân gian ấy dệt lên những vần thơ đẹp trong “khăn 5 thương nhớ ai”mà hoài Thanh một nhà phê bình đã hết lời ngợi ca “ Nếu chỉ có hai câu sau cùng thì ta đã thấy bài thơ hay rồi, nhưng là loại hay có thể hiểu được. Còn như những câu đầu thì hay đến mức cơ hồ không hiểu được không rõ … nói gì mà vẫn thấy hay. Tôi xem đó là một trong những câu ca dao hay nhất Việt Nam: Chính cảm hứng dân gian ấy đã tạo nên chất trữ tình, chất dân gian mà không thể có trong tác phẩm văn học viết. Dạy văn học dân gian là phải đưa người học vào thế giới đậm màu sắc dân gian đó. Ở đó người học mới thấy được cái diệu kỳ của văn bản ngôn ngữ dân gian. - Các yếu tố nghệ thuật khác: Cũng như văn học viết, VHDG cũng có những yếu tố đặc thù của một tác phẩm nghệ thuật ngữ văn như kết cấu, nhân vật, thời gian, không gian, ngôn ngữ. những những yếu tố này cũng có những nét khác biệt vơi văn học viết. + Kết cấu : Kết cấu trong những tác phẩm văn học dân gian là kết cấu đường thẳng, theo sự việc hành động, theo thứ tự thời gian, cái gì xẩy ra trước kể trước, cái gì xẩy ra sau kể sau. Kết cấu này mang đậm màu sắc dân gian, làm cho tác phẩm mang vẻ đẹp mộc mạc, trong sáng lại dễ hiểu, dễ kể dễ nhớ. + Nhân vật: tư duy cộng đồng của văn học dân gian biểu hiện trong việc xây dựng nhân vật chính. Nhân vật được phân tuyến rạch ròi nhân vật thiện thì không có ác, tốt thì không có xấu, và ngược lại. Từ tư duy phân lọa này mà nhân vật trong truyện cổ dân gian chỉ là những điển hình tính cách chứa chưa phải là điển hiền nhân vật, chỉ là những biểu trưng cho thiện- ác, chính và tà, khôn và dại với tính chất tượng trưng phiếm chỉ của nó chứa chưa có đời sống tâm lý phức tạp như các nhân vật trong văn học cổ điển và hiện đại sau này. Nhân vật trong truyện cổ dân gian, dù phức tạp như Mị Châu, Trọng Thủy, Trương Chi…xét cho cùng vẫn chưa phải là những điển hình nhân vật. Chính vì vậy không thể hiện đại hóa các tác phẩm văn học dân gian, không thể đem suy nghĩ, tâm lý của chúng ta ngày nay để gán ghép cho các nhân vật ngày xưa trong truyện cổ. Không thể nói Thánh Gióng là kẻ bất hiếu không ở lại báo đáp ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha mà vội bay về trời, không thể đi sau vào phân tích tâm trạng của Mị Châu, Trọng Thủy để lên án Mị Châu là dại khờ, ngây thơ được. + Thời gian và không gian trong văn học dân gian chỉ mang tính phiến chỉ và ý nghĩa biểu trưng, nhiều trường hợp mang tính công thức, ước lệ, biểu trưng. Trong ca dao, đó là “ sáng ngày”, “Chiều chiều, đêm đêm, hôm qua, là cái cầu, cây đa bến nước, con đò, con thuyến, đình làng, ao sen…Trong truyện cổ, đó là ngày xủa ngày xưa, một hôm, hôm sau, đến ngày… là cảnh hội làng, là nơi đồng ruộng, là gà gáy bên sông. Giảng dạy văn học dân gian không thể không đem đến cho người học những hiểu biết này. Không gian thời gian nghệ thuật trong van học dân gian có nhiều trương hợp đã trở thành mô típ ví dụ như mô típ chiều chiều, mô típ cái cầu… + Ngôn ngữ văn học dân gian in đậm dấu ấn cộng dồng dân tộc. Đặc điểm của nó là trong sáng, giản dị và chuẩn mực vì đã trải qua sự sàng lọc gọt giũa của tập thể dân gian. Lời bài ca dao đã định hình trên văn bản ngôn từ mang vẻ đẹp như thế nào thì khai thác cho học sinh cảm nhận được vẻ đẹp ấy. Trong ngôn ngữ truyện kể thì mang không khí cổ xưa, đậm đà phong vị dân tộc. Vì vậy, không thể khai thác ngôn từ trong truyện cổ như trong truyện hiện đại. Có giáo viên đã khai thác rất sâu, tỉ mỉ trên từng đơn vị từ ngữ trong văn bản mà không chú ý tới tính dị bản của văn học dân gian. 6 b) Bên cạnh đó người giảng dạy văn học dân gian cũng phải bám vào những yếu tố ngoài văn bản và những mặt giao thoa. Nghĩa là đặt tác phẩm văn học dân gian trong môi trường sản sinh ra nó. Đinh Gia Khánh đã khẳng định “ Nghệ thuật ngữ văn, một thành tố của văn hóa dân gian chỉ phát huy đầy đủ chức năng thẩm mĩ khi gắn bó với các thành tố khác”. Những yếu tố ngoài văn bản có thể là các làn điệu dân ca, các cách thức diễn xướng như hát khan, những yếu tố dân tộc học, lịch sử, văn hóa… Dạy văn học dân gian, theo tinh thần tiếp cận một tác phẩm phôn -cờ -lo không chỉ khai thác văn bản ngôn từ một các cô lập như là yếu tố duy nhất mà phải kết hợp khai thác cả những yếu tố phi văn chương đó. Bởi chính những thành tố này mới giúp ta nhận ra cái vẻ đẹp dân gian của tác phẩm. Và trong không ít trường hợp nếu không có yếu tố này thì ta sẽ không hiểu được tác phẩm, thậm chí còn hiểu sai lệch tác phẩm. Ví dụ: Nếu ta không tìm hiểu lịch sử văn hóa các dân tộc Tây Nguyên khi giảng dạy đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxay” trích sử thi Đăm Săn ta dễ dàng quy kết cho đoạn trích là nhuốm mùi chiến tranh, cổ súy cho cảnh chiến trận, ta cho là các tộc người ở đây là hiếu chiến. Thức tế thì lại khác, chiến tranh đây nhằm mục đích hòa bình thống nhất các bộ tộc thành một cộng đồng thống nhất hùng mạnh. Nếu ta không tìm hiểu tục nối dây của người Ê đê ta dễ dàng quy kết cho việc Đăm Săn lấy H’ Nhị và H’ Bhị là loạn luân… c) Mặt khác khi giảng dạy văn học dân gian chúng ta cũng phải chú ý đến tâm thức của học sinh và những khoảng cách về nhiều mặt của các em đối với văn học dân gian cổ xưa ở làng quê- đặc biệt là đối với học sinh ở Tây Nguyên, ở các thành phố- khi hướng dẫn các em lạc vào những khu vườn cổ tích, đắm chìm trong những khúc hát giao duyên. Giáo viên phải khỏa lấp những khoảng cách ấy bằng cách tái tạo lại cái môi trường dân gian nên thơ và cái không khí cổ xưa ở làng quê Việt đậm đà băn sắc dân tộc, cung cấp thêm cho các em vốn kiến thức về văn hóa, về cách cảm cách nghĩ của những người bình dân. Phải làm sao cho các em yêu thích, quý trọng vốn cổ của cha ông. Trong thời đại công nghệ thông tin, việc giảng dạy trên giáo án điện tử giúp giáo viên thuận lợi hơn trong việc giảng dạy văn học dân gian. Giáo viên có thể cho học sinh tiếp cận với những làn điệu dân ca, những bản khan, những không gian văn hóa thấm đẫm tâm hồn dân tộc. Giáo viên có thể đưa các em lạc vào những khu vườn cổ tích bằng những hình ảnh sống động. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng quá, đưa học sinh lan man ra ngoài văn bản, dẫn đến sai lệch đi ý nghĩa của một giờ giảng dạy ngữ văn III. Kết luận 1. Đổi mới phương pháp giảng dạy văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng theo hướng thi pháp thể loại đó là sự đổi mới có cơ sở khoa học, dựa trên những thành tựu của sự đổi mới lý luận trong những năm gần đây. 2.Vấn đề cốt lõi ở đây là phải bám sát vào đặc trưng , nét khu biệt để có cách thức tiếp cận, gợi hứng thú đối với người học. 3.“Văn học là nhân học” dạy văn là dạy người, giáo viên ngữ văn phải có có cách thức bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho học sinh. Đặc biệt là văn hóa và tâm hồn dân tộc. Điều này có lẽ phải bắt nguồn từ dòng chảy văn học dân gian. 4. Từ những vấn đề phân tích trên tôi xin đưa ra một mô hình tiếp cân khai thác tác phẩm văn học dân gian như sau: 7 Thứ nhất- Xác định đặc trưng thể loại: Ca dao là gì?Cổ tích là gì?... Thứ hai- Đặt tác phẩm trong môi trường diễn xướng dân gian: + Sử thi nên cho các em nghe một đoạn kể khan + Ca dao: tạo dựng hoặc cho học sinh nghe một vài làn điệu dân ca + Cổ tích: Một là kể, hai là sân khấu hóa + Truyền thuyết: Giúp các em nắm được cái lõi lịch sử mà tác phẩm đề cập đến, đặt tác phẩm trong môi trường ... Thứ ba- Tìm hiểu đối chiếu tác phẩm với các dị bản Thứ tư- Phân tích tác phẩm dưới góc độ thi pháp đặc trưng thể loại văn học dân gian 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng