Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập phần quy luật di truyền ...

Tài liệu Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập phần quy luật di truyền

.DOC
18
275
106

Mô tả:

Së GD & §t thanh ho¸ Trêng thpt3 CÈM THUû SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP QUY LUẬT DI TRUYỀN Họ Tên: Đào Thị Hồng SK Môn : Sinh học. Chức vụ : Giáo viên N¨m häc: 2012 - 2013 A. Đặt vấn đề. Năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thay sách giáo khoa bậc trung học phổ thông đến khối lớp 12 ở tất cả các môn học. Đặc biệt trong cấu trúc đề thi ĐH, CĐ với môn sinh học đều thuộc chương trình sinh học 12. Tuy là chỉ thuộc phạm trù kiến thức sinh học 12 nhưng thực chất lại là toàn bộ kiến thức sinh học 11, 12 chương trình cũ, vậy nên hệ thống lý thuyết và bài tập tương đối nặng đối với các em. Đặc biệt để có thể làm tốt bài thi đại học thì các em cần trang bị những kĩ năng nhất định để giải bài tập. Qua 8 năm liên tục dạy và ôn thi ĐH, BDHSG môn Sinh học 12 tại THPT3 Cẩm Thuỷ tôi thấy việc giải được, giải nhanh và chuẩn bài tập sinh học là vấn đề còn có những khó khăn nhất định. Đặc biệt thời gian để hướng dẫn các em làm tập chỉ có 4 tiết cho cả chương trình sinh học 12. Trước thực trạng đó đòi hỏi giáo viên luôn phải tìm ra những phương pháp giải mới phù hợp và đáp ứng được nhu cầu thời đại thi trắc nghiệm. Giảng dạy tại trường vùng cao gặp phải không ít những khó khăn từ chất lượng đầu vào trong tuyển sinh ,vì vậy khi dạy tôi luôn phải đơn giản hoá vần đề hay phải tìm ra cách giải nào dơn giản nhất hay nhanh nhất để giúp các em có thể tiếp cận ,có thể áp dụng phổ biến. Trước thực trạng trên tôi đã tìm ra một số cách giải một số dạng bài tập sinh học vừa nhanh, chính xác lại dễ áp dụng với mong muốn các em yêu thích bộ môn sinh học, tích cực chủ động vận dụng giải thành công một số dạng bài tập trong chương trình và tự tin hơn ở những kì thi phía trước. Với lí do trên tôi đã chọn đề tài “ Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập Phần quy luật di truyền ” B. Giải quyết vấn đề. I. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Là GV từ niềm xuôi trực tiếp giảng dạy môn Sinh học ở trường vùng cao, tôi hiểu hơn ai hết những khó khăn mà bản thân và đồng nghiệp gặp phải. Phần lớn là con em dân tộc thiểu số vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, trường non trẻ nên cơ sở vật chất thiếu thốn. Những ngày đầu về trường 100% ở các khối lớp không có nhu cầu dạy học phù đạo và bồi dưỡng nâng cao trong khi vấn đề này đã phát triển sôi nổi ở niềm xuôi từ những ngày tôi là học sinh cấp 2. Và cho tới năm 2007-2008 trường mới bắt đầu xây dựng được phong trào này với 2 lớp chọn khối A,B và lớp chọn khối C. Gìơ đây CSVC của trường đầy đủ và khang trang hơn tuy nhiên số lương HS có nhu cầu học và hướng đến thi ĐH- CĐ không nhiều và số lượng HS theo học khối B càng ít. Những phần kiến thức bài tập sinh học luôn là những vấn đề khó với các em, đặc biệt là phần kiến thức QLDT rất trừu tưọng và không đơn giản chút nào. Đặc hơn với hình thức TNKQ và nội dung đề thi đa dạng phong phú, các dạng bài tập môn sinh học qua mỗi năm một khó hơn. Trước thực trạng trên tôi luôn trăn trở là phải làm sao tìm ra phương pháp giảng dạy giúp kích thích các em yêu thích môn sinh học hơn và có thể giảng tốt bài tập môn sinh theo yêu cầu của đề thi .Để làm được điều này người thầy luôn không ngừng tự học và sáng tạo để làm mới mình bằng các cách dạy, những cách giải hay và mới. Bởi vậy dạy học chương Tính quy luật của hiện tượng di truyền, khi dạy lí thuyết tôi đã "øng dông CNTT hç trî gi¶ng d¹y mét sè bµi quy luËt di truyÒn" Khi dạy về phương pháp giải bài tập sau khi dạy cho các em cách giải theo tự luận tôi đã hướng dẫn các em “Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập Phần quy luật di truyền ” II. Các giải pháp thực hiện. - Nghiên cứu lí thuyết, điều tra. -Kiểm tra kết quả bằng TNKQ ở cả lớp thí nghiệm và đối chứng. - Sử lý số liệu để rút ra kết luận. III. Các biện pháp để tổ chức thực hiện. 1. Nghiên cứu lý thuyết. a.Sưu tầm , mở rộng thêm các dạng bài tập -Sách tham khảo : Các dạng toán và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm sinh học 12 ( Phần quy luật di truyền )của tác giả Huỳnh Quốc Thành. - Đề thi đại học từ năm 2008 – 2009 , 2009 – 2010, 2010-2011, 2011- 2012. b.Trình bày phương pháp giải bằng hình thức tự luận . c.Chia thành các dạng bài và trình bày cách giải bằng 2 phương pháp để đối chứng : Trong đề tài của mình tôi chỉ trình bày 3 dạng bài tập phổ biến luôn gặp trong đề thi ĐH- CĐ các năm. Dạng 1: áp dụng phương pháp phân tích tần số alen của quần thể trong giải bài toán quy luật di truyền. 2. Dạng 2 : Vận dụng toán tổ hợp để xác định kết quả phép lai nhiều cặp tính trạng. 3. Dạng 3 : Vận dụng phép nhân xs độc lập khi giải các bài toán tích hợp các quy luật di truyền. 2. Thực nghiệm sư phạm. Sử dụng phương pháp đối chứng , phiếu thăm dò - Đưa ra bài tập điển hình áp dụng cho 2 lớp ban KHTN có lực học đồng đều nhau Lớp 1 : Hướng dẫn học sinh chỉ sử dụng phương pháp sinh học bộ môn để giải và phương pháp giải thông thường. Lớp 2 : Hướng dẫn học sinh vận dụng phương pháp giải nhanh mới. -Giáo viên nhận xét -Phát phiếu thăm dò cho lớp 2 để lựa chọn phương pháp giải ưu việt nhất, gây đựơc hứng thú cho học sinh nhiều nhất. * Phạm vi áp dụng : Đề tài này đã áp dụng có hiệu quả cho đối tượng là học sinh luyện thi Đại Học , và luyện đội tuyển học sinh giỏi các năm học : 2008 – 2009 , 2009 – 2010, 2010-2011, 2011- 2012, 2012- 2013 lớp 12 ban KHTN trường tại THPT3 Cẩm Thuỷ– Thanh Hoá 3. Sử lý số liệu. - Phân tích định tính: phân tích và khái quát những kiến thức của học sinh thông qua các bài kiểm tra,qua các kì thi. - Phân tích định lượng: so sánh bảng điểm giữa 2 lớp thực nghiệm và lớp đối chứng từ đó rút ra kết luận. IV.Phương pháp giải các bài tập cụ thể : Dạng 1: áp dụng phương pháp phân tích tần số alen của quần thể trong giải bài toán quy luật di truyền. Bài tập 1: Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với tính trạng hạt xanh. Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Cho cây hạt vàng lai với cây hạt xanh được F 1 phân li theo tỉ lệ 1 hạt vàng : 1 hạt xanh . Sau đó cho F1 tạp giao thì tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình F2 như thế nào? Cách giải đã được áp dụng phổ biến trước đây: Quy ước gen : A: quy định hạt vàng, a : quy định hạt xanh. F1 phân li theo tỉ lệ 1 hạt vàng : 1 hạt xanh là kết quả phép lai phân tích của Menđen  KG hạt vàng đem lai là dị hợp : Aa. P : Cây hạt vàng x Cây hạt xanh Aa Gp : (A, F1: TLKH : aa a) a 1Aa : 1aa. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh . F1 tạp giao, có thể xảy ra 3 phép lai sau: Phép lai 1: Aa x Aa  1AA : 2Aa : 1aa ( 3 A- ; 1aa ) Phép lai 2: aa x aa Phép lai 3:  4aa 2 ( Aa x aa)  4 Aa ; 4aa ( 4 A- ; 4aa ) Tỉ lệ kiểu gen F2 : 1 AA : 6Aa : 9 aa Tỉ lệ kiểu hình F2 7 A- ; 9aa (7 hạt vàng : 9 hạt xanh) Cách giải mới: khi áp dụng phương pháp phân tích tần số alen quần thể Xét F1 và xem F1 như một quần thể ngẫu phối ta có F1: 1Aa : 1aa. Hay 0,5 Aa : 0,5 aa  PA = 0,5 : 2 = 0,25 = 1/4 qa = 0,5 + (0,5 : 2 ) = 0,75= 3/4 - F1 tạp giao : ( 0,5Aa : 0,5 aa ) x ( 0,5Aa : 0,5 aa ) GF1: ( 1/4 A, 3/4 a) F2 : Tỉ lệ kiểu gen ( 1/4 A, 3/4 a). 1/16 AA : 6/16Aa : 9/16 aa Tỉ lệ kiểu hình F2 7 A- ; 9 aa (7 hạt vàng : 9 hạt xanh). Bài 2:Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen I A, IB và I0 quy định. Trong QT cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O, 39% người nhóm B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh 1 người con, xác suất để đứa con này mang nhóm máu giống bố mẹ. Cách giải đã được áp dụng phổ biến trước đây Ta sẽ tính được ts IA, IO lần lượt là 0,2 và 0,5 Tỉ lệ KG IAIO trong Quần thể = 2pr = 2×0,2×0,5 = 0,2 → Tỉ lệ KG IAIO trong nhóm máu A = 0,2/0,24=5/6 Tỉ lệ KG IAIA trong Quần thể = p2 = 0,22 = 0,04 → Tỉ lệ KG IAIA trong nhóm máu A = 0,04/0,24=1/6 Để tính sác xuất của con ta phải tính sác xuất của bố, mẹ TH1: IAIO × IAIO → 3 máu A : 1 máu O → nhóm máu A chiếm tỉ lệ 3/4 Xác suất đứa con có kiểu hình giống bố mẹ = (5/6).(5/6).3/4 = 25/48 TH2: IAIA × IAIA → 100% nhóm máu A Xác suất đứa con có kiểu hình giống bố mẹ = (0,04/0,24).(0,4/0,24).1 = 1/36 TH3: IAIO × IAIA → 100% nhóm máu A Xác suất đứa con có kiểu hình giống bố mẹ = 2.(0,2/0,24).(0,04/0,24).1 = 5/18 ( Nhân 2 vì có 2 trường hợp: + Bố có KG IAIO , mẹ có KG IAIA + Mẹ có KG IAIA , bố có KG IAIO ) → Xác suất cần tìm = 25/48 + 1/36 + 5/18 = 119/144 Cách giải mới: khi áp dụng phương pháp phân tích tần số alen Cặp vợ chồng nhóm máu A : ( P2IAIA : 2Pr IAIO) x ( P2IAIA : 2Pr IAIO) ( 0,04 IAIA : 0,2 IAIO) Gp : (7/12 IA, 5/12IO) ( 0,04IAIA : 0,2 IAIO) (7/12 IA, 5/12IO) Xác suất sinh con nhóm máu O là : 5/12 x 5/12 = 25/ 144 Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh 1 người con, xác suất để đứa con này mang nhóm máu giống bố mẹ là 1 - (25/144) = 119/144. Bài 3:Cho r»ng ở một loài hoa, các alen trội A, B phân li độc lập có khả năng tổng hợp ra các enzim tương ứng là enzim A, enzim B. Các enzim này tham gia vào con đường chuyÓn hãa s¾c tè của hoa như sau:  A Chất không màu 2  enzim  _ B  Sắc tố đỏ Chất không màu 1  enzim_ cho giao phÊn gi÷a 2 c©y (p) thuÇn chñng ®Òu cã hoa mµu tr¾ng thu ®îc F1 100% hoa ®á; F1 tù thô phÊn thu ®îc F2.. chän ngÉu nhiªn 2 c©y hoa ®á ë F2 giao phÊn víi nhau; biÕt kh«ng cã ®ét biÕn x¶y ra. TÝnh theo lÝ thuyÕt, x¸c suÊt ®Ó xuÊt hiÖn c©y hoa ®á ë f3 lµ bao nhiêu. Cách giải Quy ước gen: A- B- : đỏ A-bb , aaB- , aabb : Trắng. Ta có sơ đồ lai từ P-> F1 P: AA bb F1: x aaBB AaBb (đỏ) F1x F1: AaBb x AaBb F2 : 9 A- B- : 3A-bb : 3 aaB- : 1 aabb chän ngÉu nhiªn 2 c©y hoa ®á ë F2 giao phÊn víi nhau. áp dụng phương pháp phân tích tần số alen ( 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb) ( 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb) <-> (3 AA : 6 Aa) (3 AA : 6 Aa) GF2 : (2/3 A, 1/3 a) F3: (2/3 A, 1/3 a) ( 4/9 AA : 4/9Aa : 1/9aa) (3BB : 6Bb) (3BB : 6Bb) (2/3 B, 1/3 b)(2/3 B, 1/3 b) ( 4/9 BB : 4/9Bb : 1/9bb) ( 8/9A-; 1/9 aa ) ( 8/9 B- ; 1/9bb)  x¸c suÊt ®Ó xuÊt hiÖn c©y hoa ®á ë f3 lµ : 8/9A- x 8/9 B- = 64/81 Kết luận: Cả 2 cách giải trên đều đi đến 1 kết quả , tuy nhiên cách giải thứ 2 có nhiều ưu điểm mà tôi muốn đề cập. Như vậy thay vì việc chia các trường hợp, và cộng tổng các kiểu hình ta chỉ việc chuyển bài toán xử lí dưới góc độ quần thể thì mọi vấn đề trở nên đơn giản hơn, nhanh gọn hơn và tính chính xác cao. 2. Dạng 2 : Vận dụng toán tổ hợp để xác định kết quả phép lai nhiều cặp tính trạng -Cơ sở : Có n phần tử chia thành nhiều nhóm , mỗi nhóm có a phần tử khác nhau thì số loại nhóm có thể được tạo ra là : Can Bài 4 : Trong trường hợp các gen phân li độc lập tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn Cho phép lai : AaBbCcdd x AabbCcDd . Hãy xác định ở đời con: a.Tỉ lệ kiểu hình trội về 4 tính trạng ? b.Tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn? Lưu ý : - Không nên kẻ bảng để viết sơ đồ lai cho 23 x 23 kiểu tổ hợp - Bản chất của phép lai AaBbCcdd x AabbCcDd phân li độc lập chính là 4 phép lai độc lập nhau Phép lai Aa x Aa Bb x bb Cc x Cc dd x Dd Tỉ lệ kiểu gen 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa 1/2 Bb : 1/2 bb 1/4 CC : 2/4 Cc : 1/4 cc 1/2 Dd : 1/2 dd Tỉ lệ kiểu hình 3/4 A- : 1/4 aa 1/2 B- : 1/2 bb 3/4 C- : 1/4 cc 1/2 D- : 1/2 dd Cách giải đã được áp dụng phổ biến trước đây: a. Tỉ lệ kiểu hình trội về 4 tính trạng là A-B-C-D= 3/4A- x 1/2B- x 3/4C- x 1/2D- = 9/64 b. Tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn: gồm có các khả năng sau:A- B-C- dd = 3/4 A- x 1/2 Bb x 3/4C- x 1/2dd =9/64 A-bbC-D- = 3/4 A- x 1/2 bb x 3/4C- x 1/2D- = 9/64 A-B-ccD- =3/4 A- x 1/2 Bb x 1/4ccx 1/2D- = 3/64 aaB-C-D- =1/4 aa x 1/2 Bb x 3/4C-x 1/2D- = 3/64 ->Tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn = 24/64 = 3/8 Cách giải mới: khi dùng toán tổ hợp: Tôi chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 : (AaCc x AaCc) Và Nhóm 2: ( Bbdd x bbDd) a. Tỉ lệ kiểu hình trội về 4 tính trạng là A-B-C-D- = C22 x3/4 A- x 3/4 C- x C22 x1/2 B- x 1/2 D- = 9/64. b.Tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn: gồm có các khả năng sau : 2 trội ở nhóm1 và 1 trội ở nhóm 2, 1 lặn nhóm 2 hoặc 1trội ở nhóm1, 1 lặn nhóm 1và 2 trội ở nhóm 2, =C22 x3/4 x 3/4 x C12 x1/2 x 1/2 +C12 x3/4 x 1/4 x C22 x1/2 x 1/2 = = 1x 3/4 x 3/4 x 2 x1/2 x 1/2 +2 x3/4 x 1/4 x 1x1/2 x 1/2 = 24/64 = 3/8 Thay vì những khả năng ở cách giải 1 ta dùng phép toán tổ hợp chỉ trong 1 thời gian ngắn và kết quả không đổi. Bài 5 : Cho phép lai giữa 2 cá thể ruồi giấm: P: AaBbDdXMXm x AabbDdXmY . Biết 1 gen quy định 1 tính trạng , tính trạng trội là trội hoàn toàn. Hãy xác định ở F1: a. Tỉ lệ kiểu hình có 2 tính trạng trội. b. Tỉ lệ kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn. Lưu ý : -Bản chất của phép lai AaBbDdXMXm x AabbDdXmY phân li độc lập chính là 4 phép lai độc lập nhau Phép lai Aa x Aa Bb x bb Dd x Dd XMXm x XmY Tỉ lệ kiểu gen 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa 1/2 Bb : 1/2 bb 1/4 DD : 2/4 Dd : 1/4 dd ¼ XMXm : ¼ XmXm ;¼ XMY : ¼ Xm Y Tỉ lệ kiểu hình 3/4 A- : 1/4 aa 1/2 B- : 1/2 bb 3/4 D- : 1/4 dd ½ Trội : ½ lặn Cách giải đã được áp dụng phổ biến trước đây: a.Tỉ lệ kiểu hình có 2 tính trạng trội. gồm có các khả năng sau: A-B-dd(XmXm hoặc Xm Y) = 3/4 A- x 1/2 B- x 1/4 dd x 1/2 = 3/64 A-bbD-(XmXm hoặc Xm Y) = 3/4 A- x 1/2 bb x 3/4 D- x 1/2 = 9/64 aaB-D-(XmXm hoặc Xm Y) = 1/4 aa x 1/2 B- x 3/4 D- x 1/2 = 3/64 aabbD-(XMXm hoặc XM Y) = 1/4 aa x 1/2 bb x 3/4 D- x 1/2 = 3/64 A-bbdd(XMXm hoặc XM Y) = 3/4 A- x 1/2 bb x 1/4 dd x 1/2 = 3/64 aaB-dd (XMXm hoặc XM Y) = 1/4 aa x 1/2 B- x 1/4 dd x 1/2 = 1/64 ->Tỉ lệ kiểu hình có 2 tính trạng trội = 3/64 + 9/64+ 3/64+ 3/64 +3/6+ 3/64 = 22/64. b. Tỉ lệ kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn. gồm có các khả năng sau: A-B-D-(XmXm hoặc Xm Y) = 3/4 A- x 1/2 B- x 3/4 D- x 1/2 = 9/64 aaB-D-(XMXm hoặc XM Y) = 1/4 aa x 1/2 B- x 3/4 D- x 1/2 = 3/64 A-B-dd(XMXm hoặc XM Y) = 3/4 A- x 1/2 B- x 1/4 dd x 1/2 = 3/64 A-bbD-(XMXm hoặc XM Y) = 3/4 A- x 1/2 bb x 3/4 D- x 1/2 = 9/64 ->Tỉ lệ kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn = 9/64 + 3/64 + 3/64 +9/64 = 24/64. Thay vì những khả năng ở cách giải 1 ta dùng phép toán tổ hợp chỉ trong 1 thời gian ngắn và kết quả không đổi như sau: Cách giải mới: khi dùng toán tổ hợp: Tôi chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 : (AaDd x AaDd) Và Nhóm 2: ( BbXMXm x bbXmY) a.Tỉ lệ kiểu hình lặn về 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn: gồm có các khả năng sau : 2 trội ở nhóm1 và 2 tính trạng lặn ở nhóm 2, hoặc 2 tính trạng lặn ở nhóm1 và 2 trội ở nhóm 2 hoặc 1 tính trạng lặn ở nhóm1 và 1 trội ở nhóm 1 và 1 tính trạng lặn ở nhóm2 và 1 trội ở nhóm 2 =C22 x 3/4 x 3/4 x C02 x1/2 x 1/2 + C02 x1/4 x 1/4 x C22 x1/2 x 1/2 + C12 x 3/4 x 1/4 x C12 x1/2 x 1/2 = 22/64 b.Tỉ lệ kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn. gồm có các khả năng sau : 2 trội ở nhóm1 và 1 trội ở nhóm 2, 1 lặn nhóm 2 hoặc 1trội ở nhóm1, 1 lặn nhóm 1và 2 trội ở nhóm 2, C22 x 3/4 x 3/4 x C12 x1/2 x 1/2 + C12 x 3/4 x 1/4 x C22 x 1/2 x 1/2 = = 1 x 3/4 x 3/4 x 2 x1/2 x 1/2 + 2 x 3/4 x 1/4 x 1 x 1/2 x 1/2 = 24/64 Kết luận : Qua thực hiện 2 bài tập ví dụ với các kiểu gen phức tạp và dị hợp không đều ở 2 bên bố mẹ, 2 cách giải so sánh cho ta thấy nếu sử dụng quy tắc phân tích và nhân xs độc lập sẽ phải chia nhiều khả năng phức tạp. Thay vì công việc đó ta nhóm những gen cho tỉ lệ kiểu hình , kiểu gen giống nhau vào một nhóm, sau đó dùng công thức tổ hợp đem lai hiệu quả : nhanh gọn và chính xác cao. Ưu điểm của phương pháp này càng thể hiện rõ khi kiểu gen của phép lai càng phức tạp. 3. Dạng 3 : Vận dụng phép nhân xs độc lập khi giải các bài toán tích hợp các quy luật di truyền Trong đề thi ĐH rất ít gặp những bài tập đơn thuần một quy luật di truyền mà phần đa là những bài tích hợp từ 2 quy luật di truyền trở lên. Trong khoảng thời gian 1 phút hoặc hơn 1 phút làm sao để có thể nhanh chóng tìm ra đáp số của bài toán một cách chính xác. Theo quy luật Menđen khi các gen nằm trên các NST khác nhau thì sẽ phân li độc lập. Khi đó tỉ lệ kiểu hình thu được bằng tích xác suất các tính trạng hợp thành nó.Từ đó ta có thể áp dụng để giải nhanh các dạng bài tâp sau: a.Tích hợp giữa PLĐL và HVG: Bài 6: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F 1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F 1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ là? Lưu ý Do alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2.  Theo dữ liệu đề ra cặp Aa và Bb tuân theo quy luât liên kết không hoàn toàn, Dd di truyền độc lập với 2 cặp Aa và Bb . Cách giải  Xét riêng các gen trên từng cặp NST ta có: Ở cặp NST số 1 có : F2 có kiểu hình thân thấp, hoa vàng x ab/ab Ở cặp NST số 2 có : F1 : Dd x Dd F2 : 3/4 D- : 1/4 dd ( ¾ Tròn : ¼ dài). Xét chung các cặp tính trạng trên 2 cặp NST ta có: F2 , 1% kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài = x ab/ab x 1/4 dd  x ab/ab = 0,01 : 1/4 = 0.04  (A-; B-) = 0,5+ 0,04 = 0,54  (A-; B-; D- ) = 0,54 (A-; B-) x 3/4 D- = 40,5 % Bài 7: Ở một loài thực vật cho cơ thể có kiểu gen AB ab Eh Dd eH . Biết tần số trao đổi chéo A và B là 10%; tần số trao đổi chéo giữa E và h là 20%. a. Khi cơ thể trên phát sinh giao tử thì giao tử ABdEH chiếm bao nhiêu %. b. Khi cho p tự thụ phấn, mọi diễn biến trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái như nhau, Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình mang 5 tính trạng trội? Cách giải AB ab cho các loại giao tử: AB = ab = 0,45 Ab = aB = 0,05. Dd cho các loại giao tử D =d = 1/2 =0,5 Eh eH cho các loại giao tử: Eh = eH = 0,4 EH = eh = 0,1.  giao tử Ab d EH chiếm tỉ lệ : 0,05Ab x 0,5d x 0,1 EH = 0,0025 b.Tỉ lệ kiểu hình ab/ab dd eh/eh ab/ab = 0,45 x 0,45 = 0,2025  ( A-; B- ) = 0,5 + 0,2025 = 0,7025 D- = 3/4 = 0,75 eh/eh = 0,1 x 0,1 = 0,01  ( E-; H- ) = 0,5 + 0,01 = 0,51  ( A-; B- ) D- ( E-; H- ) = 0,7025 x 0,75 x 0,51 = 0,26 870625 b.HVG và LKGiới tính. Bài 8: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alenB quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P: AB/abX DX d x AB/ab X DY thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là ? Lưu ý alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt Hai cặp gen này nằm trên cùng 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng, cặp gen này nằm trên cặp NST giới tính.  Theo dữ liệu đề ra cặp Aa và Bb tuân theo quy luât liên kết không hoàn toàn, Dd di truyền độc lập với 2 cặp Aa và Bb. Cách giải Xét riêng gen trên cặp NST giới tính ta có: P: X DX d x X DY F1 : ¼ XDXD : ¼ XDXd ;¼ XDY : ¼ Xd Y 3 Đỏ : 1 trắng . Xét chung các cặp tính trạng trên 2 cặp NST ta có: Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5% (A-; B-; D- ) = x (A- ; B- ) x 3/4 D- = 52,5% -> (A- ; B- ) = 0,525 : 3/4 = 0,7 (A-; B-) = 0,5+ aa/bb = 0,7  aa/bb = 0,7 - 0,5 = 0,2 F1 tỉ lệ ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ: 0,2 aa/bb x 1/4 XDY = 0,05 = 5% Kết luận : Với phương pháp giải này có thể giải nhanh những bài toán tích hợp nhiều quy luật di truyền với những kiểu gen phức tạp mà nếu sử dụng các phương pháp thông thường trước đây phải mất rất nhiều thời gian và cũng khá vất vả mới có thể có đáp số chính xác. V .Kiểm chứng – so sánh : Học kì I năm học 2012 -2013, Khi luyện thi thi HSG chuyên đề bài tập phần quy luật di truyền , tôi có chia nhóm ôn thi ĐH thành 2 nhóm 1 nhóm thực nghiệm gồm, 1 nhóm đối chứng cho đề tài của mình với 3 dạng bài tập ,tôi đã thu được kết quả sau : Dạng 1 (%) G Lớp K TB Dạng 2(%) < TB G đối 10 20 50 20 30 thực 20 30 40 10 60 K 10 Dạng 3(%) TB 50% số tham gia thi, trong đó năm nào cũng có HS đạt điểm 9 môn sinh. Trong các kì thi HSG cấp tỉnh năm nào cũng có HS đạt giải cao và số HS dạt giải có nhiều năm > 80%, đặc biệt với các dạng bài tập này các em rất tự tin và không bỏ lỡ cơ hội ghi điểm. Kết quả cụ thể về thi HSG qua các năm tôi trực tiếp dạy : Năm 2008-2009 Thi MTCT Kì thi HSG T3 Chưa tham gia thi Có 4 giải trong đó cao nhất là giải Ba Có 5/6 em đạt giải trong đó có 2 giải Ba Năm 2009-2010 Có 3/5 em đạt giải Cao nhất giải Nhì ( 17,5 điểm) Năm 2010-2011 Có 3/4 em đạt giải trong đó có 2 giải Ba HS có điểm cao nhất 15,75điểm. Năm 2011-2012 5/5 giải: 1 Nhất, 3 ba, 1 KK. Cao nhất 18/20điểm Năm 2012-2013 4/4 em đạt giải :2 Nhì, 1Ba,1KK Có 7/7 em đạt giải trong đó có giải Nhì 7/9 HS đạt giải. 5/8 HS đạt giải : 1 Nhì, 2Ba, 2KK C. kÕt luËn Qua nhiều năm liên tục giảng dạy chương trình sinh học 12 (2007 – 2008) , (2008 -2009) , (2009 – 2010)( 2010-2011), (2011- 2012), (2012- 2013) , luyện thi Đại học cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Cẩm Thuỷ3 , khả năng tiếp thu và vận dụng của học sinh để giải các bài đã mang lại những kết quả nhất định dù rằng Cẩm Thuỷ 3 là Trường THPT vùng cao với không ít những khó khăn nhất định. + Số học sinh hiểu bài và vận dụng giải bài tập có hiệu quả cao dần thể hiện ở số lượng cũng như chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh tăng theo hàng năm, trong đó có cả giải Nhất , Nhì. Số lượng cũng như điểm thi của học sinh khối B vào các trường Đại học , cao đẳng tăng trong đó có những HS đậu ĐH với điểm 8, điểm 9 môn sinh. Nhiều HS tỏ ra rất vững vàng với những bài tập liên quan đến phương pháp đề cập trong SKKN và hứng thú hơn với môn sinh học. Tôi tin rằng không có phương pháp nào là hiệu quả tuyệt đối, mỗi người thầy khi dạy không chỉ tìm ra phương pháp giải hay cho HS áp dụng, mà quan trọng hơn là phải truyền đựơc sự đam mê, yêu thích mô học từ đó kích thích khả năng tư duy sáng tạo để HS có thể tự tìm ra những phương pháp giải hay phù hợp với năng lực của bản thân. SKKN được viết hoàn toàn theo suy nghĩ chủ quan từ cá nhân nên còn có những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý chân tình của đồng nghiệp để SKKN được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày18 tháng5 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Đào Thị Hồng Tµi liÖu tham kh¶o 1-Đề thi chọn học sinh giỏi của một số trường trong tỉnh, ngoài tỉnh . 2- Đề thi ĐH, CĐ từ năm 2009 đến 2012 3- Sách tham khảo : Các dạng toán và phương pháp giải bài tập trắc nghiệm sinh học 12 ( Phần quy luật di truyền )của tác giả Huỳnh Quốc Thành.NXB Giáo dục
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất