Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương pháp gây hứng thú học tập môn lịch sử lớp 8 qua khắc hoạ sâu sắc biểu tượ...

Tài liệu Phương pháp gây hứng thú học tập môn lịch sử lớp 8 qua khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử

.DOC
21
1268
72

Mô tả:

PHÒNG GIÁ O DỤC NGỌC LẶC Trường THCS Phúc Thịnh CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc T ên SKKN “Phương pháp gây hứng thú học tập môn lịch sử lớp 8 qua khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử” Họ và tên tác giả: Đinh Văn Hùng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Phúc Thịnh SKKN thuộc môn: Lịch sử Tháng 4 năm 2011 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây chúng ta đang đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Việc nâng cao chất lượng dạy và học là yêu cầu cấp thiết trong để đáp ứng nhiệm vụ của ngành giáo dục, của đất nước. Có nhiều yếu tố và biện pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. Gây hứng thú là một biện pháp quan trọng trong việc dạy và học lịch sử hiện nay vì biện pháp này nó thể hiện trên các mặt tư tưởng tình cảm, nhận thức và hành động trong các hoạt động dạy và học, song sự hứng thú trong nhận thức không phải là sự ngẫu hứng, tuỳ thích mà là sự định hướng có lựa chọn, nhằm mục đích của sự vươn lên nắm vững kiến thức học tập một cách sâu sắc và toàn diện đồng thời giúp người học biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống . Ở giới hạn bài viết này tôi xin giới thiệu với bạn đồng nghiệp một vài kinh nghiệm trong việc Phương pháp gây hứng thú học tập môn lich sử lớp 8, qua khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật Lịch sử , nhằm nâng cao nhận thức và chất lượng giáo dục của bộ môn lịch sử thế giới hiện nay. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng Trong các trường học hầu như học sinh không còn ham thích học tập bộ môn lịch sử ở nhà trường phổ thông , việc này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản làm cho các em nhàm chán vì yêu c ầu của giáo viên bắt các em nhớ qúa nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách máy móc khô khan, mà trong giờ học lịch sử nào thầy giáo cũng bắt buộc. Việc học chưa tích cực học môn lịch sử nói trên là đúng nhưng không phải do bản thân bộ môn lịch sử gây ra mà chính là do quan niệm và phưong pháp dạy học của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu của người học hay nói khác hơn là người thầy giáo chưa gây hứng thú học tập trong giờ học bộ môn lịch sử . Mặc dù da số giáo viên đều có cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn lịch sử, song khi lên lớp hầu hết giáo viên giảng bài các kiến thức bài giảng đều trùng khớp với sách giáo khoa nên học sinh không tập trung trong học tập bởi không có gì mới. Ở các giờ học, một số thầy cô vẫn còn lung túng trong việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho các em, nên cho các em ghi bài quá nhiều sự kiện lịch sử, làm cho học sinh phải một khối lượng thông tin quá lớn, học sinh không nhớ hết dẫn đến chán học . Giáo viên chỉ giới thiệu qua loa các nhân vật lịch sử, chỉ cho học sinh thấy chân dung nhân vật lịch sử mà không giới thiệu về đặc điểm, tính cách, hình dáng, quan điểm, sự nghiệp, vai trò.... của nhân vật lịch sử không những để khắc sâu kiến thức cho học sinh mà gây cho các em có những xúc cảm đối với nhân vật lịch sử đó. Hơn nữa kiểm tra đánh giá giáo viên cũng ít chú ý đến nội dung kiểm tra về các nhân vật lịch sử mặc dù có một số tiết học vai trò các nhân vật lịch sử đó rất quan trọng, đóng vai trò trung tâm về nội dung bài giảng trong suốt một tiết học . Một phần không nhỏ dẫn đến học sinh không ham thích học tập bộ môn lịch sử là do chúng ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong dạy học lịch sử, chưa gây cho học sinh hứng thú thực sự để nâng cao chất lượng bộ môn, trong khi nhà trường hiện nay vẫn còn thiếu nhiều phương tiện dạy học như , băng đĩa Video, bản đồ tranh ảnh lịch sử, tư liệu tranh ảnh về các nhân vật lịch sử.... Dưới đây là bảng kết quả thống kê kết quả học tập của học sinh ở năm học 2008-2009 với số lượng học sinh yếu kém còn nhiều, số lượng học sinh khá, giỏi ít Năm học 2008-2009 ( lớp 7) Khá TB Giỏi Yếu - kém Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ % % % lượng % lượng lượng lượng 1 1,58 17 26,98 37 58,73 8 12,71 2. Kết quả, hiệu quả của tực trạng trên Với những thực trạng trên, là thầy giáo dạy lịch sử luôn tìm tòi cần sớm đưa ra những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề trên, ở đây bản thân tôi chỉ giới hạn với đề tài: “Gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử thế giới lớp 8 bằng cách khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ lên lớp” Môn lịch sử ở nhà trường phổ thông nói chung, môn lịch sử thế giới lớp 8 hiện nay nói riêng, cho ta thấy rằng sách giáo khoa lịch sử lớp 8 phần lịch sử thế giới tác giả đã soạn thảo nội dung và chương trình thật sự không khô khan, không kém phần hấp dẫn, nếu thầy giáo biết cách sử dụng và khai thác nó một cách có hiệu quả trong giờ lên lớp . Để làm được việc đó, yêu cầu ở người giáo viên rất cao trong tất cả mọi hoạt động mọi khâu trong quá trình lên lớp hướng dẫn học sinh học tập, chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn bị tài liệu tham khảo … Tất cả sự chuẩn bị nói trên nhằm gây cho các em hứng thú học tập, tiếp thu bài giảng có hiệu quả, để nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó phương pháp “ Phương pháp gây hứng thú học tập lịch sử lớp 8 bằng cách khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử ” là một trong những biện pháp gây hứng thú học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử thế giới hiện nay . Như chúng ta đã biết, sử học Mác-xít đã làm sáng tỏ quan điểm con người là chủ thể là nhân vật trung tâm của lịch sử, các vị thần linh, Đức phật, Chúa trời … chỉ do con người nghĩ ra mà thôi . Sử học Mác-xít cũng khẳng định chân lý rằng, quần chúng là người làm nên lịch sử, là động lực quyết định sự phát triển của lịch sử là sức mạnh của lịch sử, đó là qui luật . Nhưng sử học Mác-xít không phủ nhận vai trò của cá nhân trong lịch sử. Các-Mác khẳng định : “ Mỗi thời đại xã hội đều cần có những con người vĩ đại của nó và nếu không có những con người như thế ,thì…thời đại sáng tạo ra con người như thế ” . Chúng ta đề cập đến nhân vật lịch sử mà được xã hội gọi là vĩ nhân. Trong chương trình và nội dung bài học lịch sử thế giới lớp 8 có nhiều có nhiều nhân vật lịch sử khi lên lớp giáo viên cần phải chú ý khắc sâu các biểu tượng nhân vật lịch sử đó trong giờ dạy nhằm gây sự hứng thú học tập cho các em, đồng thời việc khắc sâu các biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ dạy không những giúp các em khắc sâu được kiến thức mà cụ thể là các sự kiện lịch sử quan trọng trong bài học mà còn giáo dục các em học tập, noi gương những đức tính tốt đẹp của các nhân vật lịch sử trong bài học . Trong chương trình và nội dung sách giáo khoa lịch sử lớp 8 ( phần lịch sử thế giới ) hiện hành có trên 20 nhân vật lịch sử, những biểu tượng nhân vật lịch sử mà giáo viên cần phải khắc sâu đó là những vĩ nhân lịch sử như : Ô-li-vơ CrômOen (nhà lãnh đạo Cách mạng tư sản Anh); Rô-be-spie (nhà lãnh đạo Cách mạng tư sản Pháp ); Oa-sinh-tơn ( nhà lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ ) ; Mông-te-xki-ơ ; Rút-xô ; Vôn-te …(các nhà tư tưởng , triết học ánh sáng lớn ở châu Âu thế kỷ XVIII) C. Mác ; Ăng-ghen ( các nhà lãnh đạo cách mạng vĩ đại trong phong trào công nhân quốc tế ); Lê-nin ( Vị lãnh tụ vĩ đại Cách mạng tháng Mười Nga ); V.A.Mô-da ; Bét-tô-ven ; Sô-panh (các nhạc sĩ nỗi tiếng thế giới ở thế kỷ XVIII ) Giêm-oát ; Niu-tơn ; Đác-uyn …( các nhà phát minh khoa học ) . Các nhà lãnh đạo cách mạng trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á như : Ti-Lắc (Ấn Độ ) ; Áp-đun-ra-man ( Mã Lai ) ; A.Xu-các-nô ( In-đô-nê-xi-a) …và một số nhân vật lịch sử khác . Phần lịch sử việt Nam với nhiều nhân vât lịch sử nổi tiếng gắn với quá trình xâm lược Việt Nam, gắn với phong trào chống Pháp của nhân dân ta trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như Nguyễn Tri Phương, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết, Hàm Nghi, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan B ội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, vua Duy Tân ... và đặc biệt là Nguyễn Tất Thành Như vậy toàn bộ khoá trình lịch sử thế giới lớp 8 hiện hành học sinh phải nhớ trên 20 nhân vật lịch sử, cùng với hơn 15 nhân vật chính trong phần lịch sử Việt Nam, do đó một trong những điều gây khó khăn đã làm giảm hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn này . Vì vậy muốn các em nhớ lâu và hiểu sâu sắc các nhân vật lịch sử đó thì người thầy giáo phải biết khắc sâu những biểu tượng nhân vật lịch sử đó vào trong tâm trí của các em những đặc điểm, hình dáng của từng nhân vật thì các em rất hào hứng học tập. Từ các nhân vật lịch sử đó các em biết rút ra những bài học quý báu để học tập.Nhưng nếu ngược lại thầy giáo chỉ giới thiệu qua loa thì sẽ dẫn đến các em rất khổ tâm khi thầy giáo bắt các em phải nhớ tên, nhớ năm sinh, quê hương … của từng nhân vật lịch sử. Muốn dạy tốt và học tốt môn lịch sử, ngoài những nguyên tắc và phương pháp bắt buộc khi lên lớp, giáo viên cần phải biết khắc sâu nhân vật lịch sử ngay trong giờ lên lớp . Việc khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử ngay trong giờ lên lớp có nhiều cách làm, song bản thân tôi xin nêu vài kinh nghiệm đã thu được trong học kỳ I năm học 2009-2010 ở 2 lớp 8A và 8B mà tôi đã trực tiếp giảng dạy như sau . B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CÁ C GIẢI PHÁ P THỰC HIỆN Trong chương trình lịch sử 8 giáo viên xác định cho được những đặc điểm, hình dáng … của nhân vật lịch sử cần khắc hoạ sâu sắc cho học sinh nắm, nhằm gây hứng thú học tập của các em. Theo tôi được phân ra nhiều biện pháp khắc hoạ sau: 1.1 Trước hết giáo viên cần phải khắc sâu hình dáng nhân vật lịch sử Mỗi nhân vật lịch sử đều có một hình dáng của mình. Nếu thầy giáo chỉ giới thiệu sơ lược qua loa cho HS nắm được hình dáng nhân vật qua hình ảnh giơ lên trong SGK thì các em không có cảm nhận về nhân vật đó và không có tác dụng giáo dục nào cả, mà kinh nghiệm cho thấy là, khi dạy đến nhân vật lịch sử, giáo viên phải giới thiệu vài đặc điểm hình dáng nhân vật lịch sử, khắc sâu hình dáng riêng, đặc điểm riêng để các em dể làm quen, dể hiểu biết và nhớ lâu về nhân vật đó. Qua áp dụng biện pháp này, bản thân có 3 sáng kiến xử lý như sau: a) Có nhân vật lịch sử chúng ta cần phải mô tả một số nét chân dung nhằm mục đích giúp học sinh biết kỹ và hi ểu sâu sắc về nhân vật đó. Ví dụ; Khi dạy bài 4 “Phong trào cách m ạng và sự ra đời của chủ nghĩa Mác” (SGK). Ở mục II: Sự ra đời chủ nghĩa Mác - mục I: Mác và Ăng ghen SGK đã giới thiệu vài nét về Các-mác(năm sinh 1818, nơi ở Đức ); đặc điểm là thông minh, năm 23 tuổi đỏ tiến sĩ triết học, song SGK không tả hình dáng Mác, nếu giáo viên chỉ đưa ảnh trong SGK cho học sinh xem thì không có ý nghĩa gì, mà giáo viên cần phải vừa cho các em xem ảnh (nếu photo càng tốt) vừa giới thiệu cho học sinh thấy rõ C.Mác :có “đôi mắt đen lay láy”, “cái nhìn sắc sảo dưới đôi lông mày đen sẫm, “vơí cái miệng đường nét gẫy gọn hơi nghiêm”. Chứng tỏ rằng Mác là một con người nghiêm trang, cương nghị cứng rắng nhưng táo bạo. Với cách tả hình dáng như vậy nhằm mục đích khắc hoạ sâu sắc hình ảnh của Mác trong đầu học sinh và làm cho các em mau chóng hiểu biết về nhân vật Mác và qua đó giáo dục cho các em có lòng kính trọng yêu quí Các Mác một bậc thầy vĩ đại của giai cấp công nhân thế giới, cũng từ đó giúp các em tìm hiểu thêm về cuộc đời hoạt động của Mác trong bài học cũng như tài liệu khác ngoài SGK . Trên cơ sở đó, đối với Ăng-ghen giáo viên cũng lần lược mô tả hình dáng của ông thật sâu sắc gây cảm xúc cho học sinh qua chân dung trong sách giáo khoa , gây cho học sinh có những ấn tượng khó quên về các bậc lãnh tụ đó . b) Có những nhân vật lịch sử cần mô tả về phong thái và đặc điểm chung Giáo viên không thể đặt tả tỉ mỉ chi tiết tùng nhân vật lịch sử, nhưng cũng không vì vậy mà bỏ đi hoặc lướt qua . Do đó giáo viên có thể lược tả chung chung nhưng vẫn nêu được đặc điểm đáng ghi nhớ và vẫn phải đạt được yêu cầu là qua đặc tả phong thái và một vài nét chung đó có thể làm cho học sinh thấy được phẩm chất của nhân vật lịch sử đó . Ví dụ 1: Khi dạy bài 2: “ Cách mạng tư sản Pháp ( 1789 -1794) mục 3 “ Nội dung đấu tranh trên mặt trận tư tưởng” ( trang 11 SGK ) hình 8 có chân dung của G.G. Rút-xô , đối với nhân vật lịch sử này Giáo viên đặc tả cho học sinh thấy được phong thái suy tư sâu rộng qua vẽ mặt của Rút-xô một con người luôn đấu tranh cho quyền tự do của con người và ngay sâu đó giáo viên kết hợp dẫn câu nói của Rút-xô “ Tự do là quyền tự nhiên của con người” để tăng thêm tính cách của con người đó. Ví dụ 2 : Cũng trong bài này ở phần III mục 3 : “ Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia - cô- banh” Để khắc sâu nhân vật lịch sử Rô-be-spie, giáo viên giới thiệu hình ảnh đáng ghi nhớ, vị lãnh tụ xuất sắc của phái Gia cô banh với nhân vật M. Rô-be-spie nỗi tiếng là “con người không thể mua chuộc” . Trước hết giáo viên cho học sinh xem ảnh chân dung của M. Rô-be Xpie ( hình11 trang 16 SGK) sau đó giáo viên đặc tả những nét chung và những phẩm chất tốt đẹp M. Rô-bespie được thể hiện qua chân dung với phong cách nghiêm nghị, ánh mắt nhìn thẳng , thể hiện tính cứng rắn và cương quyết trừng trị bọn phản cách mạng, luôn luôn bảo vệ quyền lợi cho nhân dân . Vậy chỉ cần ít phút để khắc sâu nhân vật lịch sử trong bài học sẽ làm cho các em luôn có cảm tình với các nhân vật đó, qua đó các em sẽ khắc sâu được vai trò của các nhân vật lịch sử nhất là các lãnh tụ của các cuộc đại cách mạng , cũng từ đó giáo viên giáo dục các em biết tôn trọng các nhân vật lịch sử, biết noi gương những phẩm chất tốt đẹp mà các nhân vật lịch sử có được mà giáo viên đã đặt tả được ngay trong giờ lên lớp, đồng thời gây được hứng thú cho các em ham thích học tập bộ môn lịch sử thế giới . Bên cạnh việc đặt tả về phong thái của từng nhân vật, ngoài ra giáo viên có thể giới thiệu những đặc điểm đặc biệt như năng khiếu, năng lực, tính cách đạo đức, hoàn cảnh bản thân … của nhân vật lịch sử có được để làm nỗi bật nhân vật lịch sử đó, giúp cho học sinh có ấn tượng sâu sắc, hoặc cảm thông với từng nhân vật, làm cho các em mong hiểu và nhớ lâu các sự kiện lịch sử đã xảy ra có liên quan đến nhân vật lịch sử trong giai đoạn đó . Ví dụ 3 : Khi dạy bài : “ Sự phát triển của kỹ thuật , khoa học , văn học và nghệ thuật thế kỹ XVIII – XIX ”. mục 3(II) Sự phát triển văn học nghệ thuật . Trong nội dung bài dạy có nói sự phát triển âm nhạc nhiều thiên tài xuất hiện như Mô-da, Bách và Bét-tô-ven, Sô-panh ,,, Để học sinh nhận biết về các nhân vật này một cách sâu sắc giáo viên có thể giới thiệu vài nét về đặc điểm đặc biệt về các nhân vật này ví dụ như về Mô-da “ là một thiên tài âm nhạc , lúc lên 3 tuổi đã biết chơi đàn, lúc 5 tuổi đã biễu diễn đàn trước hoàng tộc lúc 6 tuổi đã đã biết sáng tác nhạc …” Với cách giới thiệu đó có thể gây hứng thú cho các em làm cho các em nhớ mãi về những nhân vật xuất sắc này . c) Chọn một vài nét về hình dáng của con người Để minh hoạ nhắm khắc sâu hình ảnh của nhân vật lịch sử vào trong trí nhớ của các em . Trong vật đó, làm sống lại nhân vật lịch sử đó trước mắt của các em. Chúng ta có thể sử dụng kho tư liêu trên các trang Wed liên quan đến giảng dạy như vioolet.....là thư viện giáo án điện tử bổ ích trong việc sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học lịch sử, như dạy trên Powerpoint, Violet. Giáo viên có thể sưu tầm tranh, ảnh các nhân vật lịch sử liên quan đến bài dạy với việc in, phô tô ảnh cỡ lớn hoặc sử dụng trong trình chiếu sẽ có tác dụng rất tích cực. 1.2) Chọn lọc những hoạt động tiêu biểu hay sự nghiệp của nhân vật để khắc sâu kiến thức cho các em . a) Một nhân vật lịch sử bao giờ cũng có một sự nội dung bài học lịch sử ngoài những nhân vật chính diện, còn có một số nhân vật phản diện như : Chi-e ( trong bài Công xã Pa-ri 1871) Hít-Le ( bài Chi ến tranh thế giới lần thứ 2) . Đối với những nhân vật này giáo viên không cần dung hình ảnh hay chân dung để minh hoạ, mà người thầy giáo khắc hoạ bằng lời nói với những lời lẽ hết sức lôi cuốn . Ví dụ : Đối với nhân vật Chi-e giáo viên có thể mô tả là một con người tính tình hay quau quáu, nét mặt lúc nào cũng thể hiện tính hiếu chiến ,ác độc và tàn sát trong cuộc nội chiến với các chiến sĩ của công xã Pa-ri ( 1871) . Hay giáo viên có thể mô tả vài nét về Hit-le có gương mặt hiểm hóc, hiếu chiến thể hiện là một tên trùm phát-xít, kẻ gây chiến tranh thế giới lần thứ 2 gây ra bao cảnh đau thương cho nhân loại thế giới, từ đó giáo dục các em biết căm thù chiến tranh, căm ghét những kẻ gây ra chiến tranh Tóm lại để gây hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên không nên bỏ qua bất cứ hình ảnh nhân vật lịch sử nào, mà người thầy giáo cần phải khắc sâu các nhân vật lịch sử đó ngay trong giờ lên lớp, song cũng không nên rập khuôn một cách máy móc, người thầy giáo phải biết chọn lọc những chi tiết hết sức cần thiết và những nét sinh động nhất để khắc sâu vào tâm trí của các em, đặc biệt người thầy giáo phải biết dùng lời nói sao cho phù hợp với nhân nghiệp nhất định, có khi bao gồm nhiều mặt . Trong một thời gian ngắn ngủi (45phút) trên lớp, người thầy giáo dạy sử không thể nào kể lại toàn bộ sự nghiệp của nhân vật, mà chỉ có thể chọn lọc một trong hai hoạt động tiêu biểu nhất trong cuộc sống hoặc những hoạt động điển hình nhất, cần phải chọn lọc tinh giảng cao độ nhưng phải đầy đủ chính xác , làm sao khi giảng mà không nông cạn, không mơ hồ, đây là việc làm rất khó, qua thực tế thực hiện ở lớp học tôi xin đúc kết một vài kinh nghiệm về mặt lí luận và kết hợp với thực tiễn như sau : Trước hết giáo viên phải nắm vững yêu cầu lịch sử cụ thể ( thời gian xảy ra sự kiện đó , xảy ra ở nước đó ), trên cơ sở nắm vững vấn đề trên giáo viên chọn hoạt động cần nêu ra của một nhân vật, đặc biệt giáo viên phải cho học sinh nắm được tình huống xuất hiện của nhân vật lịch sử, để học sinh thấy rõ vấn đề trước yêu cầu của lịch sử xuất hiện nhân vật lịch sử, trong mọi tình huống đó giáo viên phải nêu rõ mâu thuẫn xã hội, tránh không được nêu chung chung mà phải đi sâu vào tình hình và phân tích chung . Ví dụ1 : khi dạy bài : Những cuộc Cách mạng tư sản đầu tiên ( Mục II : Cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII , SGK Lớp 8), chúng ta muốn khắc sâu nhân vật lịch sử Ô-li-Vơ Crôm-Oen cho học sinh nắm vài đặc điểm của nhân vật này, trong sách giáo khoa không h ề có giới thiệu gì về Crôm-Oen mà chỉ nêu rằng “ Quân của quốc hội do Crôm-Oen chỉ huy, đánh bại quân nhà vua” nếu trình bày như vậy thì học sinh không biết Crôm-Oen là ai và sao lại được quyền chỉ huy quân đội của quốc hội, dẫn đến kiến thức nông cạn, không gây hấp dẫn cho các em bằng cách giáo viên giới thiệu mâu thuẩn cụ thể giữa chính quyền chuyên chế nhà Vua nước Anh với giai cấp tư sản và quý tộc mới, với mâu thuẫn đó không thể không xảy ra cuộc chiến tranh giữa phe nhà vua với phe tư sản và quý tộc mới. Giáo viên trình bày cho học sinh thấy lịch sử nước Anh lúc này không phải yêu cầu một nhân vật đứng đầu chỉ huy một sự chuyển biến chung chung, mà là yêu câù m ột nhân vật lịch sử cụ thể để lãnh đạo quân quốc hội tiến hành một cuộc chiến tranh đánh thắng nhà vua và bọn quý tộc phong kiến và Chính Crôm-oen đã đáp ứng được yêu cầu đó. Với cách trình bày như vậy thì chúng ta đã khắc sâu được nhân vật lịch sử Crôm-Oen và giúp các em khắc sâu được kiến thức của bài học lịch sử ngay tại lớp . Ví dụ 2: Cũng tương tự như vậy, đối với bài này mục III “ Cuộc chiến tranh giành độc lập ở các thuộc địa Bắc Mỹ” Giáo viên cần phải khắc sâu nhân vật G. Oa-sinh-tơn qua hoạt động quân sự của G. Oa-sinh-tơn , trong SGK chỉ nêu rằng : “G. Oa-sinh-Tơn là một chủ nô giàu , có tài quân sự và tổ chức, được cử làm tổng chỉ huy nghĩa quân” chứ SGK không nêu lên được một vài hoạt động quân sự của G. Oa-sinh-tơn. Do đó giáo viên phải mô tả một vài hoạt động tiêu biểu, để cho học sinh thấy rằng G. Oa-sinh-tơn là một thủ lĩnh quân sự đáp ứng được nhu cầu giải quyết mâu thuẫn lúc bấy giờ giữa dân tộc 13 thuộc địa Bắc Mỹ với bọn thực dân Anh . b) Một số tình huống xuất hiện những nhân vật lịch sử trong các bài học thuộc chương III trong SGK “ Châu Á ở thế kỷ XVIII - Đầu thế kỷ XX” ví dụ học về Cách mạng Trung Quốc có lãnh tụ Tôn Trung Sơn, Cách mạng Ấn Độ có lãnh tụ Ti-Lắc , hoăc bài “ Châu Ẳ (1918 – 1945” có lãnh tụ M. Gan-đi (1869 – 1948), cách mạng ở Mã Lai có lãnh tụ Áp-đun Ra-man, cách mạng In-đô-nê-xi-a có nhà cách mạng A. Xu-các-nô … như vậy do yêu cầu của lịch sử cuói thế kỷ XIX và những năm đầu của thế kỷ XX yêu cầu lịch sử đặc ra cho mỗi nước là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp dành độc lập dân tộc, lúc này mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa với đế quốc thực dân ngày càng sâu sắc, nên các nhân vật lịch sử đó xuất hiên và đã giải quyết được mâu thuẫn đó theo yêu cầu của lịch sử . Phần lịch sử Việt Nam chúng ta cần khắc sâu những nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng với tiến trình lịch sử dân tộc như Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và đặc biệt là Nguyễn Tất Thành. Những nhân vật vlichjsử trên tạo dấu ấn trong phong trào cứu nước đầu thế kỉ XX. Ví dụ; Ở bài 30 mục II có mục 3 về hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước. Đây là mục quan trọng của tiết học và cũng là bước đánh dấu hướng đi mới của người khác so với các bậc tiền bối. Giáo viên cần khắc sâu thân thế của người, hoàn cảnh gia đình bối cảnh đất nước và việc lụa chon hướng đi mới của người là phương Tây, muốn đánh Pháp phải hiểu biết về nước Pháp....Giáo viên có thể kể câu chuyện về Nguyễn Tất Thành và người bạn lúc ra đi để thấy được quyết tâm và nghị lực của người, của một bậc vĩ nhân sau này. Giáo viên có thể đọc một đoạn thơ: “...Đất nước đẹp vô cùng Nhưng Bác phải ra đi...” Giáo viên kể về công việc của người trên tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ -re-vin, rồi đến các Châu Lục, các nước với công việc của một người lao động bình thường. Qua đó học sinh thấy được những hoạt động bước đầu của người nhưng rất quan trọng để xác định con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Giáo viên có thể tích hợp việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh ở mục này. 1.3) Khắc sâu vài chi tiết phụ của nhân vật lịch sử Sau khi đã khắc sâu đặc điểm, hình dáng hay các hoạt động điển hình của nhân vật, giáo viên còn có thể khắc hoạ sâu sắc nhân vật lịch sử vài nét về thân thế ,sự nghiệp,trình độ học vấn …để giúp học sinh hiểu sâu hơn , rộng hơn về nhân vật lịch sử đó, đồng thời giúp học sinh nhớ lâu về nhân vật đó . Ví dụ : Trong bài “ Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác” Giáo viên phải chuẩn bị tốt về những hoạt động tiêu biểu nhất của Mác và Ănghen, ví dụ khi giới thiệu về Mác và Ănghen, SGK chỉ giới thiệu đơn giản về tiểu sử hai Ông , như ít giới thiệu về hoạt động của Mác và Ăng ghen ,trên cơ sở đó giáo viên có thể giới thiệu đôi nét về hai Ông như Mác không những học giỏi đỗ tiến sĩ mà vừa là một nhà nghiên cứu khoa học , tham gia cách mạng, vừa là lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế, đối với Ăng ghen cho học sinh nắm rõ, Ăng-ghen sinh ra trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở Đức, nhưng Ông từ bỏ nghiệp làm giàu của gia đình, quyết định đi tìm hiểu nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân.Từ sự giới thiệu đó giáo viên có thể cho học sinh thấy được những điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen và cũng bắt đầu từ quan điểm chung đó, hai Ông đã gặp nhau và trở thành đôi bạn tri kỉ, lâu bền và cảm động mà SGK đã nêu ra ý này . Ngoài ra giáo viên có thể khắc sâu nhân vật lịch sử bằng cách gợi ý cho các em cách nhớ năm sinh của nhân vật lịch sử đó ví dụ năm sinh của Mác ( 1818) Ăng-ghen nhỏ hơn Mác 2 tuổi tức là Ăng ghen sinh năm 1820 .Hoặc giáo viên có thể khắc sâu nhân vật lịch bằng cách cho học sinh nắm những nét tương đồng xuất thân gia đình hay từ nghề nghiệp của nhân vật đó … ví dụ như Crôm Oen xuất thân từ gia đình quý tộc mới, Oa-Sinh-Tơn là kỹ sư … hoặc có thể kích thích tâm lý học tập cho các em giáo viên có thể cho học sinh biết thêm về nhà lãnh đạo cách mạng Ấn Độ, Ti-Lắc vừa là lãnh đạo phái cấp tiến chống thực dân Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, vừa là một nhà sử học thông thái, nhà ngôn ngữ học danh tiếng . Các nhân vật lịch sử trong phần lịch sử Việt Nam có vai trò rất quan trọng với phong trào chống Pháp trong thời kì này. Chúng ta có thể khái quát vài nét về Phạm Bành (1830-1887) người làng Trương Xá nay thuộc xã Hoa Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hoá, đậu cử nhân năm 1864, từng làm án sát Nghệ An. Đinh Công Tráng (1835-1887) quê Thanh Liêm Hà Nam, từng chiến đấu trong đội quân Hoàng Tá Viêm. Năm 1886 ông bắt liên lạc với Trần Xuân Soạn và trở thành lãnh tụ của khởi nghĩa Ba Đình. Các nhân vật trong lịch sử địa Phương như Tống Duy Tân, Cao Điển, Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao, Hà Văn Nho cũng cần được khái quát để học sinh khắc ghi về những lãnh tụ của phong trào Cần Vương, là người con ưu tú của xứ Thanh Ví dụ: Trong bài 26 “Phong trào kháng chi ến chống Pháp trong những năm cuối thế kị XIX” chúng ta cần cho học sinh nắm được những nét chính về thân thế và sự nghiệp của nhà lãnh đạo Phan Đình Phùng(1847-1895), quê Hà Tĩnh, đỗ tiến sĩ năm 1877, làm tri huyện Yên Khánh (Ninh Bình) rồi về kinh đô vào Viện Đô sát làm Ngự Sử. Năm1883 ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế Dục Đức lập Hiệp Hoà và bị đuổi về quê. Tuy vậy khi triều đình kháng chiến ông tham gia tích cực và được giao chỉ huy phong trào ở Hà Tĩnh và lãnh đạo phong trào trong 10 năm(1885-1895)... Bên cạnh đó là những nhân vật lịch sử khác như Hoàng Hoa Thám một lãnh tụ xuất sắc của phong trào nông dân. Qua hình ảnh SGK giáo viên cho các em nắm thêm về ông, là một người gắn bó mật thiết với nông dân, lãnh tụ can đảm, tài năng của nông dân, nghĩa quân Yên Thế tất cả đều phục tùng ông. Tổ chức đánh phục kích, đánh trong rừng, vận dụng sáng tạo địa hình trong chiến đấu. Bác H ồ cũng đã nhận xét về ông “Người anh hùng dân tộc ấy cùng một số ít nghiã quân của ông đã chiếm cả một tỉnh nhỏ và chiến đấu với thực dân Pháp trong nhiều năm” Nguyễn Trường Tộ là nhân vật tiêu biểu cho tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX. Là trí thức Thiên Chúa Giáo yêu nước, đã từng sang Pháp, học hỏi được nhiều kinh nghiệm về kinh tế, văn hoá Phương Tây, ông đã gửi 30 bản tấu thỉnh lên vua tự Đức trong vòng 8 năm. Nhưng những đề nghị cải cách của ông đã không được thực hiện Tất nhiên trong quá trình sử dụng những tư liệu nói trên để khắc sâu hình ảnh của các nhân vật lịch sử nhằm gây hứng thú học tập cho các em, để nâng cao chất lượng dạy và học là điều rất cần thiết, nhưng người thầy giáo không vì thế mà tham lam chồng chất nhiều kiến thức để phủ lên bộ nhớ các em, cuối cùng làm cho các em không nhớ gì mà lại đâm ra chán học. Do đó muốn đạt được mục đích trên người thầy giáo phải biết chọn lọc tức là giản và tinh chứ không phải nhiều số lượng là quyết định được sự tiếp thu kiến thức của học sinh và gây hứng thú cho các em học tập tốt bộ môn lịch sử . Muốn có được như vậy người giáo viên phải tích luỹ nhiều tư liệu lịch sử có nhiều kiến thức lịch sử chi tiết và phong phú nhưng sống động, biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp tâm lý học để vận dụng tốt kiến thức vào bài giảng đúng lúc đuúng nơi, đúng nội dung yêu cầu của bài , ngoài ra giáo giên còn ph ải biết kết hợp khai thác giữa kiến thức trong sách giáo khoa với kiến thức ngoài sách giáo khoa, kết hợp lời nói truyền cảm với chân dung hay hình ảnh của nhân vật lịch sử, biét so sánh đối chiếu giữa các nhân vật lịch sử nhằm nâng cao giá trị nhận thức cho các em . Để đạt được mục đích trên, người giáo viên phải mất nhiều công sức như sưu tầm tài liệu, tranh ảnh của từng nhân vật lịch sử mà trong tiết dạy yêu cầu , biết chọn lọc, kết hợp đưa những kiến thức ngoài sách giáo khoa vào bài giảng đúng phương pháng dạy học theo kiểu sơ đồ Đai-ri. Tất cả việc làm trên mặc dầu tốn nhiều thời gian và sức lực nhưng khi đạt được mục đích yêu cầu đề ra trong một tiết học trên lớp 45 phút ngắn ngủi thì người thầy giáo cảm thấy nhẹ nhỏm , quên đi mệt mõi lo âu, làm cho học sinh hứng thú, phấn khởi học tập sau một giờ lên lớp công phu của thầy và trò . 2. CÁ C BIỆN PHÁ P TỔ CHỨC THỰC HIỆN Trong dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay , người thầy giáo khéo léo tổ chức việc khắc hoạ sâu sắc hình ảnh nhân vật lịch sử, nhằm nâng cao hoạt động nhận thức của học sinh, có tác dụng rất lớn trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh hiện nay, đây là việc cần phải làm của giáo viên, vì có hứng thú học tập , rung cảm của người học nhất là học sinh trung học cơ sở, là lứa tuổi rất nhạy cảm trong việc tìm tòi cái mới cái chưa biết và rất cảm động khi giáo viên biết sử dụng những tư liệu giáo dục đạo đức cách mạng cho các em ngay trong bài học lịch sử trên lớp. Gây hứng thú học tập là chiếc cầu nối , là phương tiện để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tập bộ môn lịch sử hiện nay, đây là yêu cầu phải làm thường xuyên đối với giáo viên dạy sử ở trường phổ thông hiện nay. Những cách thức, những con đường hay vài biện pháp nêu trên của bản thân tôi để gây hứng thú cho các em phấn khởi học tập trong một tiết dạy lịch sử môn sử thế giới lớp 8 cũng là một trong nhiều phương pháp để gây hứng thú học tập của học sinh. Để kiểm nghiệm lại quá trình thực hiện sáng kiến này, ngoài việc tiến hành các phương pháp trên bản thân tôi còn tiến hành kiểm tra thực tế qua các hình thức kiểm tra : miệng, 15 phút đầu giờ , kiểm tra 1tiết đều có kèm theo các câu hỏi về nhân vật lịch sử, các câu hỏi kiểm tra bản thân tự ra đề hoặc được sưu tầm, tìm tòi qua các sách tham khảo như sách giáo viên của tác giả Phan Ngọc Liên ( tổng chủ biên ), sách bài tập lịch sử của tác giả : Trịnh Đình Tùng ( chủ biên )…để đưa vào bài tập thường xuyên và định kỳ . Sau đây là một số bài tập về nhân vật lịch sử mà bản thân đã ra đề, để vừa khắc sâu kiến thức nhân vật lịch sử cho học sinh vừa kiểm tra việc tiếp thu kiến thức đó như thế nào qua các lần kiểm tra ( miệng, 15 phút đầu giờ , 45phút định kỳ …) . Ví dụ 1: Ở bài 3 “ Cách Mạng tư sản Pháp 1789”, giáo viên có thể ra câu hỏi sau ( dạng tự luận ) : Em hiểu biết gì về nhân vật Rô-be-spie ? ( Sách bài tập lịch sử tác giả Trịnh Đình Tùng … Nhà xuất bản giáo dục năm 2004 ), để khắc sâu hình ảnh nhân vật lịch sử này tôi còn kèm theo câu hỏi sau : Nhân vật Rô-be-spie có liên quan đến sự kiện lịch sử quan trọng nào trong phái Gia-cô-banh cách m ạng ? Ví dụ 2: Ở bài 4 “ Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”. Để nắm lại những kiến thức đã học về nhân vật lịch sử C. Mác và Ăng-ghen .Giáo viên có thể ra đề dưới dạng điền thế như sau . Hãy sử dụng các từ dưới đây điền vào chổ trống để hoàn thành đoạn tóm tắc về cuộc đời hoạt động của C. Mác và Ăng-ghen . Tri thức 1818 thông minh hoạt động cách mạng 1842 chủ xưởng 1844 1820 Công nhân Tình cảnh giai cấp công nhân Anh. Tiến sĩ triét học . tình bạn “ Các Mác sinh năm………………….trong một gia đình …………………gốc Do thái ở thành phố Tơ-ri-ơ nước Đức . Từ nhỏ Mác đã nỗi tiếng là người …………….., sớm tỏ ra uyên bác vì vậy mới 23 tuổi Mác đã đỗ ………….., Mác vừa làm khoa học, vừa cộng tác với báo chí cách mạng .Sau khi bị trục xuất ra khỏi Đức vì ………………………..Mác sang Pa-ri tìm hiểu và tiếp tục tham gia vào phong trào cách mạnh Pháp . Ăng-ghen sinh năm …… trong một gia đình ……………giàu có ở thành phố Bác-men (Đức ) Ăng-ghen rất căm ghét những thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản . Vì vậy năm ……….Ông sang Anh và đi sâu tìm hiểu nỗi khổ của người …………….Ông viết nhiều ………………………………. bài được tập hợp trong cuốn Năm………… từ Anh sang Pháp và gặp Mác .Từ đây hai Ông bắt đầu một ………………………….. lâu dài và đầy cảm động trong quá trình hoạt động cách mạng cho phong trào công nhân thế giới” ( bài tập số 6 trong vở bài tập lịch sử - Tác giả Trần Đình Tùng – nhà XBGD). Ví dụ 3 : Ở bài 10 “ Trung Quốc thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX” Để đánh giá kiểm tra việc tiếp thu kiến thức về nhân vật lịch sử Tôn Trung Sơn nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc với phong trào cách mạng Tân Hợi năm 1911 .Giáo viên có thể ra đoạn văn ngắn để học sinh nhận biết và nhận xét nhân vật lịch sử như sau: Em hãy cho biết đoạn tiểu sử sau đây nói về nhân vật nào, em hãy nhận xét về nhân vật lịch đó “Ông là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc , lãnh đạo cuộc cáh mạng Tân Hợi lật đổ triều đình phong kiến nhà Mãn Thanh và thiết lập nhà nước Trung Hoa dân quốc , … Ngày 24 tháng 12 năm 1911, Ông về nước và cử làm Tổng Thống của chính phủ trương ương lâm thời . Ngày 1-1-1912 Ông nhận chức tại Nam Kinh và tuyên bố thành nước Trung hoa dân quốc . Ngày 13 tháng 2 năm 1912 , để lôi kéo phái quân phiệt , Ông từ chức để viên thế khải lên thay. Sau đó Viên Thế Khải phản bội , Ông lại tập hợp lực lượng các tỉnh phía nam để chống lại . Tháng 8 năm 1912 Ông hợp tác với Đảng cộng sản trung Quốc để bổ sung cho chủ nghĩa Tam dân thêm ba nội dung nữa : liên minh với Liên Xô , Liên Minh với Đảng cộng sản và dựa vào công nông . Ngày 13 -3-1925 , Ông đã từ trần . Đó là một tổn thất cho phong trào cách mạng Trung Quốc”( Bài tập Lịch sử lớp 8 của tác giả Trịnh Đình Tùng ) . Ngoài việc tổ chức kiểm tra với các hình thức trên Giáo viên còn có thể cho trò chơi để khắc sâu kiến thức về các nhân vật lịch sử như sau Ví dụ 4 Ở bài 8 “ Sự phát triển của kỹ thuật khoa học , văn học và nghệ thuật thế kỹ XVIII – XIX” Dựa vào ô chữ sau đây em hãy tự đặt câu hỏi để nói lên những thành tích mà các nhân vật sau đây đã cống hiến cho nhân loại” . Giáo viên có thể đặt trước vài câu về mỗi nhân vật lịch sử để các em làm theo : 1 2 3 4 5 6 Ă N 8 S N L G Ô R I Ô Đ G P M U U M A B E T T Ô V A N X Ơ N I H A E N N H N Đ Ô N Ô T D Ê Ă C L Ê X Ô E P P Ví dụ :Hàng số 1 : Đối với nhân vật BAN-DẮC :. Đây là nhà văn tiêu biểu cho trào lưu văn học tiến bộ ở Pháp? Hàng số 2 : Tên của một nhà hoá học người Nga với bảng hệ thống tuần các nguyên tố hoá học? Các hàng còn lại giáo viên tiếp tục cho các em tự đặc câu hỏi để nói lên những nét nỗi bậc nhất của từng nhân vật lịch sử . C.KẾT LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu Qua áp dụng sáng kiến này bản thân thấy rằng, muốn tạo cơ hội cho học sinh học tập tốt bộ môn của mình, người thầy giáo luôn luôn chủ động tìm tòi những biện pháp, những con đường truyền thụ kiến thức tốt nhất để đem lại hiệu quả nhất trong giờ lên lớp, qua thời gian áp dụng sáng kiến này, kết quả học tập của học sinh lớp tôi phụ trách có nhiều tiến bộ rõ rệt, nhất là trong tiết học lịch sử các em rất sôi động, gần 90 % số học sinh trong lớp tham gia cùng thầy giáo để khai thác kiến thức trong bài giảng, kết quả chất lượng năm học 2009-2010 đạt kết quả cao hơn so với năm trước được thông qua bản thống kê so sánh như sau : số lượng 2 lớp 8A & 8B : 63 em 2008-2009 Khá TB Giỏi Yếu - kém Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ % % % lượng % lượng lượng lượng 1 1,58 17 26,98 37 58,73 8 12,71 ( lớp 7) 2009-2010 3 Năm học 4,76 22 34,92 35 55,55 3 4,77 ( lớp 8) Kết quả só sánh trên đã cho thấy, việc áp dụng sáng kiến trên đã đem lại kết quả học tập của học sinh năm học 2009-2010 so với năm 2008-2009, có nhiều khả quan hơn, số lượng học sinh giỏi, khá tăng, số lượng học sinh yếu kém giảm. Qua đó thấy rằng, muốn một tiết học thành công hay chất lượng học tập học sinh được nâng cao hay không, người giáo viên cần phải gia công nhiều công sức cho bài giảng và còn phải làm nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn, muốn có được như vậy người giáo viên phải tự bồi dưỡng, tự rèn luyện và nâng cao tay nghề để kỹ năng dạy học ngày càng thành thạo hơn . Để đạt mục tiêu chung của chương trình lịch sử lớp 8 thể hiện cụ thể ở mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, người giáo viên cần phải nhận thức và quán triệt mục tiêu vào mọi hoạt động giáo dục theo hướng tích cực hoá việc dạy và học môn lịch sử của thầy và trò . Điều này phải đòi hỏi sự nổ lực, cố gắng cao, người giáo viên phải biết phát huy những ưu điểm, kinh nghiệm có sẵn, đồng thời biết sáng tạo linh hoạt trong quá giảng dạy trên lớp, phải biết khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong dạy và học, nhất thiết phải bỏ kiểu dạy “thầy giảng, trò ghi”, thầy đọc trò chép”, trò trả lời theo sách mà không có những sáng tạo chủ động nào trong quá trình học tập của trò . Việc khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ lên lớp cũng là một trong biện pháp cách thức để gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử đối với học sinh bậc trung học cơ sở nói riêng và ở nhà trường phổ thông nói chung, tuy là một vài biện pháp nhỏ nhưng góp phần hoạt động giáo dục theo hướng tích cực hoá trong dạy và học hiện nay. /. 2. Kiến nghị, đề xuất Để nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay, mỗi giáo viên phải không ngừng trau dồi chuyên môn, học hỏi đồng nghiệp, cập nhật thông tin. Đặc biệt là áp dụng công nghệ hiện đại trong dạy học...Trước yêu cầu và nhiệm vụ trên tôi kính mong các cấp lãnh đạo ngành tạo điều kiện để chúng tôi được va chạm, học hỏi đồng nghiệp và sự chỉ đạo của cấp trên như được học hỏi những sáng kiến kinh nghiệm hay của các đồng nghiệp qua các hội thảo. Được học hỏi, tập huấn về sử dụng công nghệ hiện đại trong dạy học như dạy học Phúc Thịnh , ngày 30 tháng 03 năm 2011 Người viết Đinh Văn Hùng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan