Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương pháp dạy kĩ năng nói đạt hiệu quả...

Tài liệu Phương pháp dạy kĩ năng nói đạt hiệu quả

.DOC
28
70315
166

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VINH XUÂN ---------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Bộ môn : Tiếng Anh Đề tài: PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ NĂNG NÓI ĐẠT HIỆU QUẢ Giáo Viên : Võ Thị Phương Chi Chức vụ : Tổ phó chuyên môn Đơn vị : Trường THPT Vinh Xuân Vinh Xuân, tháng 3 năm 2014 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................1 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................1 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN.......................................................................................2 2. MỤC TIÊU NGUYÊN CỨU...........................................................................2 3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................2 4. CÁC GIẢ THIẾT NGUYÊN CỨU...................................................................3 5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN................................................................................3 NỘI DUNG...........................................................................................................4 1. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẨN.................................................4 2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.....................................................4 2.1 Chuẩn bị và sắp xếp chủ đề nói.......................................................................4 2.2 Hình thức và cách thức tổ chức nói.................................................................5 2.3 Chuẩn bị nguồn kiến thức để học sinh có thể thực hiện nói và phản xạ xử lý trong các tình huống..............................................................................................7 2.4 Phải làm thế nào để kích thích học sinh thực hiện việc thực hiện kĩ năng nói từ đầu tiết học cho đến cuối tiết?...........................................................................8 2.5 Các bước cụ thể cho phần dạy nói...................................................................8 3. Các loại hình bài tập đựơc sử dụng cho việc phát triển kĩ năng nói.................9 3.1 Yes-no question...............................................................................................9 3.2 Ask and answer...............................................................................................9 3.3 Dialogue..........................................................................................................9 3.4 Substitution drills..........................................................................................10 3.5 Chain drills....................................................................................................10 3.6 Picture stories................................................................................................10 3.7 Groupings......................................................................................................11 3.8 Charactors......................................................................................................11 3.9 Mapped dialogue...........................................................................................11 3.10 Discussion (Thảo luận dành cho học sinh đã có kiến thức tương đối cao). 12 4. HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG...............................................................................19 KẾT LUẬN........................................................................................................21 1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC...........................................21 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM- HƯỚNG PHÁT TRIỂN...................................21 3. ĐỀ XUẤT........................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................24 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Như chúng ta đã biết việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra trong chương trình cải cách. Quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần tuý.Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng. Chính vì thế người giáo viên cần nắm bắt những nguyên tắc cơ bản của phương pháp mới, tìm hiểu các thủ thuật và hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và có hiệu quả. Treân thöïc teá đa số học sinh - sinh viên thường gặp nhiều trở ngại, khó khăn khi học nói nhất là khi giao tiếp với người nước ngoài. Bởi vì giao tiếp là điều kiện thuận lợi để kích thích người học sử dụng ngoại ngữ đạt hiệu quả nhất. Tuy nhiên, kĩ năng nói này đôi khi bị lãng quên bởi chúng ta chỉ đánh giá ngôn ngữ qua trình độ, kiến thức chứ không đo lường bằng khả năng sử dụng ngôn ngữ. Do đó chúng ta phải chú ý rất nhiều đến kĩ năng này để trang bị cho học sinh khả năng giao tiếp một cách tự tin, lưu loát. Để làm được điều này người dạy cần phải tổ chức môi trường học tập hấp dẫn để thu hút nhiều học sinh tham gia. Có được như vậy học sinh mới đủ tự tin, mạnh dạn hơn cho việc giao tiếp một ngoại ngữ nào đó sau này. Biết rằng kĩ năng nói là tương đối khó để dạy học sinh ở vùng nông thôn vì vậy giáo viên cần tìm ra những phương pháp tốt nhất, phù hợp nhất để học sinh có thể cảm thấy hứng thú hơn trong việc học. Cũng vì lý do đó trong qúa trình dạy kĩ năng nói bản thân tôi cũng đã ít nhiều suy nghĩ, ứng dụng và đúc rút 1 những kinh nghiệm để phát triển và nâng cao kỹ năng này cho học sinh, cố gắng tìm ra phương pháp dạy kĩ năng nói tối ưu nhất cho bản thân và giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của môn học, cảm thấy thích thú với môn học hơn. Tôi đã mạnh dạn chọn viết sáng kiến kinh nghiệm “PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ NĂNG NÓI ĐẠT HIỆU QUẢ?” 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong những năm học gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có chủ trương đổi mới nội dung chương trình SGK cho tất cả các cấp học. Cùng với việc đổi mới về chương trình nội dung sách giáo khoa là kéo theo sự thay đổi hàng loạt hình thức và phương pháp dạy học. Để đạt được những mục tiêu đề ra cho cấp học, mỗi giáo viên không ngừng phấn đấu trau dồi những kinh nghiệm, thường xuyên học hỏi để hoàn thiện hơn trong quá trình giảng dạy . Trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho mình. mà tôi rất tâm đắc muốn được chia sẽ cùng với quí đồng nghiệp cùng tham khảo và có ý kiến xây dựng giúp tôi hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy. 2. MỤC TIÊU NGUYÊN CỨU Đặc trưng của quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh là làm sao trong mỗi tiết học người học có thể thuần thục sử dụng các kĩ năng nghe, nói, đọc,viết. Làm sao giúp các em dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ những kiến thức mà thầy, cô đã truyền đạt và vận dụng vào thực tế, kích thích được sự hứng thú trong học tập. Có thói quen tự tìm tòi, khám phá và sáng tạo những cái mới. Thực hành thành thạo các kĩ năng trong lớp, ở nhà, cũng như đối phó với những tình huống tình cờ mà các học sinh gặp phải. Tuy nhiên có rất nhiều tình huống khó xử dẫn đến các em trở thành mất tự tin trong học tập cũng như giao tiếp sau này. Do đó trách nhiệm của mỗi giáo viên chúng ta là giúp học sinh vượt qua mọi khó khăn thử thách, tự tin, mạnh dạn và cởi mở hơn trong giao tiếp. 3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài này áp dụng được cho tất cả học sinh ở bậc trung học. - Chỉ dùng cho việc dạy kĩ năng nói trong Tiếng Anh. 2 - Không cần phân loại trình độ học sinh. 4. CÁC GIẢ THIẾT NGUYÊN CỨU Kĩ năng nói là một trong những kĩ năng quan trọng trong việc học bất kỳ một ngoại ngữ nào. Nếu người học sử dụng thành thạo, lưu loát kĩ năng này sẽ làm cho họ rất hứng thú và tự tin trong học tập trước mắt và sau này. Giúp họ vượt qua những rào cản về ức chế tâm lý khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô, người lạ hoặc người nước ngoài và đặc biệt hơn là tự tin khi nói chuyện trước công chúng dù đó là nói một ngoại ngữ hay tiếng mẹ đẻ. Vậy làm thế nào để học sinh thành thạo kĩ năng đó? Đó có phải là năng khiếu của từng học sinh có được hay không? Hay học sinh rèn luyện kĩ năng đó hàng ngày để có được? Đây là những câu hỏi đã được đặt ra từ lâu cho các nhà ngôn ngữ học, các nhà chuyên môn nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu giúp người học, người dạy tích luỹ kinh nghiệm qua các tiết học và thực tế tiết dạy. Từ những thực tế đó, các nhà chuyên môn, các nhà giáo ưu tú, các người thầy đi trước đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc dạy ngoại ngữ và đã truyền lại, viết lại cho những người đi sau. Đến nay chúng ta đã biết được khá nhiều kỷ thuật dạy một tiết nói nhưng những kỷ thuật đó vẫn chưa theo kịp với sự thay đổi của đặc thù môn học, tâm lý và nguyện vọng của học sinh. 5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Mọi kế hoạch chúng ta đưa ra đều phải có mục đích và kế hoạch càng rõ ràng , chi tiết thì chúng ta càng dễ thành công. Vậy nên: - Chúng ta phải biết chuẩn bị và sắp xếp chủ đề nói cho phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh. - Phải tổ chức lớp học khoa học theo đội, nhóm. - Phải chuẩn bị nguồn kiến thức để học sinh có thể thực hiện nói và phản xạ xử lý trong các tình huống. - Phải làm thế nào để kích thích học sinh thực hiện việc thực hiện kĩ năng nói từ đầu tiết học cho đến cuối tiết. 3 NỘI DUNG 1. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẨN Ở vùng nông thôn học sinh chỉ mới tiếp cận học ngoại ngữ từ lớp 6 nên hầu như các em còn hơi ngỡ ngàng khi tiếp cận môn học. Vì thế các em chưa thấy được tầm quan trọng của ngoại ngữ nên học tập một cách qua loa nhằm đối phó. Hơn nữa do các em mất căn bản dẫn đến không theo kịp bài học nên lười học, nhút nhát. Do đó, khi các em được lên bậc trung học phổ thông thì đa phần học sinh học rất yếu ngoại ngữ với các kỹ năng nghe, nói nên giáo viên rất vất vả trong việc dạy các kỷ năng này cho các em. 2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1 Chuẩn bị và sắp xếp chủ đề nói Không nên bám sát các hoạt động nói giống như các chủ điểm trong sách giáo khoa vì e rằng sẽ làm cho học sinh cứng nhắc và khô khan, không phát huy hết khả năng tìm tòi và tính sáng tạo trong hoạt động giao tiếp của học sinh. Bởi tình huống dễ các em không nói được thì là sao nói các tình huống khó được. Do đó chúng ta nên hướng dẫn học sinh bám sát các chủ đề trong sách giáo khoa sau đó tự thực hiện hoặc cùng nhóm thực hiện các chủ đề trên thành đoạn hội thoại, tự luận … phù hợp với khả năng của mình, sau đó thực hiện lại tại lớp(có thể mỗi em, mỗi nhóm thực hiện nhiều bài khác nhau). Qua cách làm này tôi nhận thấy các em đã suy nghĩ, tìm tòi và nói ra được mọi điều mà các em cần nói. Các em cũng rất thích thú phấn khởi trong học tiết nói đó, mong muốn sớm có chủ đề mới và tiết nói tiếp theo bởi lúc đó các em có cơ hội để thể hiện bài học và đặc biệt để thể hiện chính mình. Làm như thế không những tạo điều kiện để học sinh giỏi thể hiện chính mình mà còn giúp tất cả các học sinh trong lớp đặc biệt là các học sinh yếu, rụt rè, ít giao tiếp có thể nói được Tiếng Anh. Bởi vì các em đã được các học sinh giỏi hơn cố vấn, được chuẩn bị ở nhà và thực hành nhuần nhuyễn nên các em đó 4 đã không bỡ ngỡ, có thể tự tin trong việc nói và giao tiếp trước công chúng mà bấy lâu các em chưa có điều kiện để thể hiện. 2.2 Hình thức và cách thức tổ chức nói Đây cũng chính là kĩ năng chính quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động giao tiếp. Nếu lớp học không sôi động, ít học sinh thực hiện kĩ năng nói thì tiết học đó xem như chưa thành công. Nếu lớp học rôm rả, sôi động, không bị ức chế và được nhiều học sinh thực hiện kĩ năng nói thì tiết học đó xem như đã thành công. Do đó, tôi nghĩ chúng ta nên tổ chức “Lớp học mở”- có thể cho học sinh ra khỏi vị trí ngồi quen thuộc của các em để tìm bạn nói ưng ý hoặc có thể đứng tại chổ để thực hiện việc nói theo cặp hoặc nhóm là rất hay (không nên ngồi). Bởi lúc đó học sinh sẽ rất thoải mái để thực hiện hoạt động nói cũng như dễ “múa tay, hoa mắt” diễn đạt ý nghĩa của từng câu nói cho người nghe. Trong khi đó, nếu sợ lớp ồn ào mà để học sinh ngồi tại chổ quen thuộc của mình thì học sinh sẽ rất thụ động và ức chế về tâm lý. Do đó học sinh không thể phát huy hết “vốn từ” mà các em có, bởi cử chỉ, ánh mắt, hành động cũng là “vốn từ” trong giao tiếp của mỗi ngôn ngữ mà làm cho người nghe có thể hiểu được. Hơn nữa nếu ngày nào các em cũng chỉ được nói với người ngồi bên cạnh mình thì việc giao tiếp đó sẽ rất nhàm chán và lại không biết hết tính cách của từng người bạn trong lớp. Nếu vậy thì lớp học sẽ rất ồn ào khó quản lý và kiểm soát? Đây là câu hỏi rất nhiều giáo viên băn khoăn đặt ra mà đặc biệt là các giáo viên trẻ. Tuy nhiên tôi cũng mạnh dạn nói rằng học tiết học nói thì đừng sợ ồn ào trong lớp bởi có sự “ồn ào trong sự điều khiển” sẽ làm cho lớp học trở nên sôi động thêm. Bởi sau khi thực hiện xong chúng ta yêu cầu học sinh về lại chổ hay ngồi xuống chổ của mình thì các em theo “quán tính” trở nên trật tự. Sau đó chúng ta có thể đánh giá nhận xét góp ý cho các hoạt động nói mà chúng ta đã đề ra. Trong suốt quá trình nói chúng ta nên khuyên học sinh như sau: 5 - Nói thật chậm (Always speak slowly) Bởi vì hầu hết học sinh đều cho rằng nói tiếng Anh càng nhanh sẽ càng giống với người bản xứ bởi đa số người học tiếng Anh đều thấy khó nắm bắt thông tin khi nghe người bản xứ nói vì họ nói khá nhanh. Tuy nhiên, quan điểm “nói càng nhanh càng tốt” này là hoàn toàn sai lầm. Nên khuyên học sinh cố gắng nói thật chậm và chính xác. Nếu như học sinh nói chậm lại thì âm điệu và trọng âm của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, trái lại giọng điệu phát âm của bạn sẽ nặng và khó hiểu hơn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì bạn sẽ không có đủ thời gian để hình thành âm vị và ngữ điệu chính xác. Hãy “điều khiển” tốc độ nói phù hợp như nguyên tắc nói căn bản để có thể đạt được những gì bạn muốn. - Nói đủ lớn (Speak loudly enough) Đây là yếu tố quan trọng trong giao tiếp. Bởi dù bạn nói với 1 người, 10 người hay cả trăm người thì bạn cũng cần phải nói đủ lớn để tất cả những người có mặt đều có thể lắng nghe bạn nói một cách dễ dàng? Nếu như bạn nói quá nhỏ, điều gì sẽ xảy ra? Thực hành nói với một âm lượng phù hợp sẽ giúp bạn tự tin hơn và có thể điều chỉnh được âm lượng của mình phù hợp với từng không gian và hoàn cảnh khác nhau. Nên tốt nhất mỗi ngày dành ra khoảng 15 đến 20 phút để thực hành phát âm tiếng Anh bằng cách đọc to thành tiếng các từ, các câu, các đoạn văn bằng tiếng Anh. Nếu học sinh thực hành thường xuyên hàng ngày trong vòng 3 tháng thì cơ miệng của bạn sẽ phát triển phù hợp cho việc nói một ngôn ngữ mới. Có thể ghi âm lại giọng nói của bạn và nghe lại những từ mình phát âm sai. Mọi người thường ghét phải nghe giọng của chính mình và thường có xu hướng tránh nghe giọng mình nói. Tuy nhiên, đây là một cách thực hành khá quan trọng vì bằng cách này bạn có thể nhận ra những lỗi mà mình thường mắc phải. - Phát âm tất cả các âm trong từ (Pronounce all the sounds in words) Như đã được đề cập ở trên, luyện nói Tiếng Anh với tốc độ chậm sẽ giúp bạn có thời gian tập trung đến các âm có trong từ. Có thể ngay bây giờ, bạn có thể bỏ sót âm cuối hay âm giữa của từ, hoặc những âm tiết không phải là trọng âm trong từ. Điều này không ảnh hưởng đến người nói nhưng lại gây khó khăn 6 cho người nghe. Chính vì vậy, khuyên học sinh nên tập trung tới từng âm trong từ và không bỏ sót âm nào đặc biệt là âm những âm cuối của từ như “s”, “ed”, “t”, “p”, v.v.. - Nên sử dụng cấu trúc ngữ pháp đơn giản ( Using simple structures) Bởi khi nói, sẽ không ai để ý đến việc bạn dùng cấu trúc đơn giản hay phức tạp để đánh giá khả năng của bạn và thậm chí là cũng không ai nhận ra mức độ của các cấu trúc mà bạn đang sử dụng. Nên hãy sử dụng cấu trúc và mẫu câu đơn giản triệt để để thuận tiện cho việc giao tiếp. - Suy nghĩ bằng tiếng Anh, không nên dịch từ tiếng Việt Một trong những sai lầm nghiêm trọng là chúng ta có khuynh hướng “dịch” (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức sẽ tạo ra một rào cản ngôn ngữ. Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu: “tôi muốn huỷ bỏ cuộc hẹn đó”. Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ hoặc không biết các từ “cancel” và “appointment” để hình thành câu “I would like to cancel the appointment”. Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này và có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: “I'm sorry. I'm not free tomorrow” hay “I am afraid I can’t come tomorrow”, v.v. - Không nên tự ti về khả năng Tiếng Anh của mình Ví dụ: Khi bạn được hỏi “How is your English?”, bạn không nên trả lời: “Oh, my English is very poor, I have no chance to practice”, bạn nên trả lời: “ I love to speak English” or “My English is improving”. Những câu trả lời như thế này sẽ tạo cho bạn cảm giác tự tin. Khi bạn tự tin, bạn sẽ không còn sợ nói tiếng Anh nữa. 2.3 Chuẩn bị nguồn kiến thức để học sinh có thể thực hiện nói và phản xạ xử lý trong các tình huống Có rất nhiều nguồn kiến thức mà học sinh có thể sưu tầm nhưng vấn đề là các em có vận dụng và tích luỹ được chừng nào? Nếu chúng ta không hướng dẫn các em thì có thể các em sẽ nói mà không có mục đích. Do đó, trước hết 7 chúng ta nên đưa ra những câu giao tiếp, những đoạn hội thoại, những tình huống đơn giản, ngắn gọn để học sinh dể dàng vận dụng và hứng thú trong việc nói. Sau đó dựa vào các mẫu câu, đoạn hội thoại đó để áp đặt vào các chủ đề trong sách giáo khoa để học sinh đỡ bỡ ngỡ. Nên chúng ta phải biết cách chế biến các kiến thức cho phù hợp với khẩu vị của học sinh. Chúng ta phải dày công sưu tầm những hình ảnh, tư liệu liên quan đến chủ đề hoặc từ mới trong bài học: Những bức hình đó chúng ta có thể phóng to thành một hình lớn hoặc thu nhỏ nhiều hình khác nhau để chèn vào một tờ giấy nhỏ để phát cho học sinh thực hành. Theo cách này chúng ta không cần mất nhiều thời gian cho việc giải thích từ mới mà lại gây được sự hứng thú cho học sinh. Bởi khi học sinh nhìn vào các bức hình đó, học sinh sẽ không quan tâm đến các từ mới nữa. Trong đầu luôn nghĩ cách nào để diễn đạt được các bức hình đó cho đúng. Từ đó tâm lý học sinh sẽ không còn nặng nề về vốn từ nên sẽ kích thích được kỹ năng nói hơn. 2.4 Phải làm thế nào để kích thích học sinh thực hiện việc thực hiện kĩ năng nói từ đầu tiết học cho đến cuối tiết? Nếu không chuẩn bị tốt các tiết học nói thì các tiết học thường rất rời rạc và gây cảm giác mệt mõi cho người học cũng như người dạy. Nên giáo viên phải chuẩn bị một cách lôgic từ đầu tiết đến cuối tiết và không nên để quá nhiều “thời gian chết”. Bởi như thế sẽ làm cho học sinh phân tâm, cảm thấy chán nản và không hào hứng gì cho việc nói. 2.5 Các bước cụ thể cho phần dạy nói + Trước khi nói (Before speaking). Chúng ta có thể sử dụng các hoạt động như: - Matching - Pre-teach vocabulary - Open prediction: (Hoạt động tiên đoán tự do) - Ordering : (Sắp xếp thứ trật tự ý câu, hoặc tranh ảnh…) - Answer the guiding questions (pre- question) - Games 8 + Trong khi nói (while speaking). Chúng ta có thể sử dụng: - Giving opinions - Discussing - Ask and answer (pairwork) - Matching + Sau khi nói (After speaking): Chúng ta có thể sử dụng: - Interviewing - Recall/ retell the story or dialoguge. - Role play/ taking a survey - Discuss the main idea. - Summerising the main points - Card 3. Các loại hình bài tập đựơc sử dụng cho việc phát triển kĩ năng nói 3.1 Yes-no question + Giáo viên đưa ra tiêu đề để luyện tập. + Giáo viên cung cấp một số từ gợi ý, kiến thức nền, giáo viên làm mẫu rồi cho học sinh nói tự do. 3.2 Ask and answer + Học sinh có thể tự thực hành theo cặp + Nếu thực hành theo nhóm thì nhóm trưởng đặt một số câu hỏi, các thành viên khác của nhóm có nhiệm vụ trả lời. + Giáo viên có thể tổ chức như một cuộc thi : Các câu trả lời được tính điểm dựa trên độ chính xác về ngôn ngữ, cũng như các thông tin. 3.3 Dialogue + Dialogue build : Giáoviên có những từ gợi ý cơ bản hoặc tranh ảnh thể hiện -> học sinh xây dựng đoạn hội thoại rồi thực hành nói + Disapearing dialogue : Học sinh tập đàm thoại theo văn bản đã được giáo viên xoá đi một từ, ngữ ( mỗi gạch là một từ ) Ví dụ : S1 : What ______ ______ like ? S2 : I ______ ______ very much. 9 -> Khi học sinh đã nói đạt yêu cầu thì giáo viên xoá hết lời thoại đã viết, trên bảng chỉ còn những nét gạch -> học sinh tự nói lại lời thoại một cách đầy đủ. Như ví dụ trên chỉ còn là : S1 : _____ _____ _____ _____ ? S2 : _____ _____ _____ _____ . 3.4 Substitution drills + Thay thế lời thoại hay vấn đề ngữ pháp, từ vựng đã học bằng những lời thoại, vấn đề ngữ pháp, từ vựng mới. + Giáo viên yêu cầu lần lượt học sinh nhắc từ, ngữ mới để bạn khác luyện tập theo kiểu dây chuyền. + Giáo viên có thể dùng bảng từ : Viết sẵn từ lên tờ bìa cứng rồi giơ nhanh cho học sinh quan sát. Yêu cầu học sinh thay thế từ đó vào vị trí cần thiết trong câu mẫu để tạo thành câu mới. 3.5 Chain drills + Giáo viên nêu chủ đề cần luyện tập. + Giáo viên bắt đầu bằng việc đặt một câu hỏi cho học sinh nào đó . Học sinh đó trả lời câu hỏi của giáo viên xong có nhiệm vụ đặt một câu hỏi khác cho một học sinh tiếp theo. Học sinh này có nhiệm vụ trả lời và đặt tiếp một câu hỏi cho bạn thứ ba, cứ thế hình thức luyện tập dây chuyền này được tiếp tục. + Các câu hỏi theo chủ đề nhưng có thể không cần phát triển thành lời thoại liền ý. 3.6 Picture stories + Giáo viên sưu tập các bộ tranh, ảnh có nội dung phù hợp với chương trình đã học. + Giáo viên làm mẫu, sắm các vai trong chuyện tranh, dùng gợi ý ở tranh làm lời cho nhân vật. Học sinh quan sát và sau đó tập đóng vai theo các nhân vật trong tranh. 10 + Giáo viên có thể gợi ý bằng những câu hỏi như : “ What is happening in picture A ?” “ What do you see in picture B ?’’ + Giáo viên có thể yêu cầu học sinh sắp xếp lại tranh theo đúng trật tự tình tiết của câu chuyện. -> Sau đó học sinh nhìn tranh kể lại nội dung chính. + Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lắp ghép tranh với lời kể : Ghi lời kể vào các tấm bìa cứng, xếp tranh và lời kể lộn xộn -> Yêu cầu học sinh quan sát tranh và ghép với lời kể sao cho trật tự của tình tiết dạy trong tranh cũng là trật tự của lời kể ghi trên tấm bìa đó. 3.7 Groupings + Giáo viên phân chia lớp thành nhiều nhóm. Phát cho mỗi nhóm trưởng một bản danh sách có ghi tên các từ, ngữ theo chủ điểm .Nhiệm vụ của các bạn khác là phải bổ sung thêm các từ, ngữ khác cho mỗi chủ điểm đó. + Nhóm trưởng điều khiển để các thành viên trong nhóm tìm được càng nhiều từ, ngữ theo điểm bao nhiêu càng được nhiều điểm bấy nhiêu (mỗi từ phải kèm theo một định nghĩa đúng). Ví dụ : Rooms in the house. 1. Living room : The place where we often welcome our guests 2. Bedroom : 3. Dining room : 4. Kitchen : 5. Bathroom : 3.8 Charactors + Trò chơi đóng vai nhằm củng cố những hiểu biết của học sinh về chức năng của một cấu trúc nào đó trong những hoàn cảnh tự nhiên hơn. + Phân chia mỗi nhóm đóng một cảnh theo chủ đề giáo viên yêu cầu : Ví dụ : -Thu lượm thông tin cho một kỳ nghỉ trọn gói. - Phàn nàn muốn đổi một món quần áo mới mua hôm trước. 3.9 Mapped dialogue + Giáo viên giới thiệu ngữ cảnh và yêu cầu của hoạt động. 11 + Giáo viên viết một vài từ gợi ý hoặc vẽ hình lên bảng. + Giáo viên trình bày bài hội thoại dựa vào các từ gợi ý hoặc hình vẽ đó. + Rèn luyện bài hội thoại với cả lớp. + Học sinh luyện tập theo cặp. 3.10 Discussion (Thảo luận dành cho học sinh đã có kiến thức tương đối cao) + Giáo viên nêu vấn đề cần thảo luận (Ví dụ : về bóng đá, về một người nổi tiếng nào đó.........) + Các nhóm bàn bạc, thảo luận, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút. Sau đó một thành viên trong nhóm đại diện báo cáo lại ý kiến chung của cả nhóm. cuối cùng để học sinh của cả lớp cùng thảo luận về vấn đề đó. 12 Example 1: Unit 13- textbook 10- FILM AND CINEMA Part B: SPEAKING WARMER: * Match the picture with a type of film A B C D D 1. Science fiction film …………………………………………. 2. Comedy …………………………………………. 3. Cartoon …………………………………………. 4. Love story film …………………………………………. 5. Detective film …………………………………………. E BEFORE SPEAKING Rely on the pictures and practice like below A: What kind of film do you like best? B: I Like……very much. A:Why do you like it? B: Because it.................. A. What kind of film don’t you like very much? B. I don’t like…………very much. 13 WHILE SPEAKING Work in groups and practice about each kind of film. Look at the information below FILMS Detective ADJECTIVES Interesting Science fiction Moving Love story Fascinating Cartoon Boring Comedy Exciting Action Violent A. What do you think of horror films? B. I find them really terrifying C. I don’t agree with you. I find them very interesting * Suggestions A: What do you think of .........................? B: Oh, I find them ...................... C: I don’t agree with you .I find them ........ D: I agree with you. I find them ........ 14 AFTER SPEAKING Work in pairs to talk about the film you have seen, Using the suggestions below A. What is your favourite film? My favourite film is..….. A. What kind of film is it? It is Detective/ action/ cartoon/ love story….. A. How much do you like it? Very much/ not very much A. Who is/ are the main character(s)? He/ She is… A. When did you see it? I saw it..... A. How do you feel about it? I find it interesting/ moving/ violent…. A. Why do you prefer it to other films? Because….. 15 Example 2: textbook 12UNIT 14 : INTERNATIONAL ORGANIZATIONS Part B : SPEAKING WARMER Look at the pictures then guess which international organizations they are. B. -> -> � -> What do you know about these organizations? Their main office, aims, activities….? -> LEAD IN THE NEW LESSON 16 BEFORE SPEAKING 1. Vocabulary: - stand for [stænd fər] (v): - advocate ['ædvəkeit] (v) - establish [is'tæbli∫] (v) - attainment [ə'teinmənt] (n): - objective [əb'djektiv] (n) 2. Read the passage about WHO and answer the questions 1. What does WHO stand for? - WHO stands for World Health Organization. 2. When was WHO established? - WHO was................................... 3. What is its major objective? - Its major objective is............ 4. What are its main activities? - Its main activities are........... 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan