Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phụ nữ việt nam lấy chồng nước ngoài, cơ hội và thách thức (nghiên cứu trường hợ...

Tài liệu Phụ nữ việt nam lấy chồng nước ngoài, cơ hội và thách thức (nghiên cứu trường hợp tại đài loan, hàn quốc

.PDF
184
857
50

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM LAHỘI VIỆT NAM KHOA HỌC XÃ HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ THANH NHÀN PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG NƯỚC NGOÀI: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC (Nghiên cứu trường hợp tại Hàn Quốc và Đài Loan) CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC MÃ SỐ: 62 31 30 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU MINH HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Để luận án “Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài: cơ hội và thách thức” đạt được kết quả theo yêu cầu đề ra tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, Phòng Quản lý đào tạo, Khoa Xã hội học và những người thầy đáng kính đã tạo những điều kiện tốt nhất cũng như truyền đạt kiến thức và đóng góp ý kiến quí báu cho quá trình học tập thực hiện kế hoạch đào tạo của nghiên cứu sinh. Xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo và các đồng nghiệp của tôi tại Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, GS.TS Daniel Belanger của trường Đại học Western Ontario, Canada đã ủng hộ và tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ cho tôi trong quá trình thu thập số liệu và cho phép sử dụng số liệu để thực hiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thăng Long, Bộ môn Công tác Xã hội, đơn vị công tác hiện tại của tôi đã tạo điều kiện thuận lợi nhất và sự động viên khích lệ của thầy cô và đồng nghiệp đối với tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin đặc biệt trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hữu Minh – người đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình làm Luận án với tình cảm, tinh thần trách nhiệm của một nhà khoa học. Cuối cùng, xin cảm ơn sâu sắc đến những người thân yêu trong gia đình, sự động viên và cả sự hy sinh của họ là nguồn động lực to lớn để tôi có thể hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này. Nghiên cứu sinh Vũ Thị Thanh Nhàn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ xã hội học với đề tài “Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài: cơ hội và thách thức” (nghiên cứu trường hợp tại Đài Loan và Hàn Quốc) là công trình nghiên cứu mà tôi đã dành nhiều thời gian cũng như nỗ lực với tinh thần khách quan và trung thực. Nghiên cứu sinh Vũ Thị Thanh Nhàn MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. 7 DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 8 DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................... 9 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 7 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án. .............. 8 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án. ............................................ 16 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án. ........................................... 16 7. Cơ cấu của luận án ............................................................................. 17 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 18 Chương I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN .......................................................................................... 18 I. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................... 18 1. Tình hình chung về hiện trạng di cư thông qua kết hôn xuyên biên giới........................................................................................................... 18 2. Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài: những cơ hội..................... 22 3. Những thách thức của phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan ..... 33 II. Cơ sở lý luận của luận án ........................................................................ 44 1. Một số khái niệm được sử dụng trong luận án ................................... 44 2. Khung phân tích .................................................................................. 47 3. Một số lý thuyết được sử dụng trong luận án ..................................... 47 III. Tiểu kết Chương I .................................................................................. 53 Chương II: ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC CUỘC HÔN NHÂN CỦA CÔ DÂU VIỆT.. 56 1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu ............ 56 2. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu .......................... 60 3. Đặc điểm các cuộc hôn nhân của các cô dâu Việt ............................. 68 4. Tiểu kết Chương II ............................................................................. 87 Chương III: TRÁCH NHIỆM VÀ ÁP LỰC ĐÓNG GÓP KINH TẾ CHO NGƯỜI Ở LẠI CỦA CÔ DÂU VIỆT NAM LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN VÀ HÀN QUỐC .......................................................................................... 90 1. Cô dâu Việt với nhiệm vụ lấy chồng để gửi tiền về quê .................... 93 2. Sử dụng tiền gửi về quê nhà ............................................................... 96 3. Gửi tiền về quê nhà: áp lực hay sự tự nguyện? ................................ 105 4. Thái độ của gia đình gốc và phản ứng của gia đình chồng trong việc cô dâu gửi tiền về quê nhà..................................................................... 109 5. Tiểu kết Chương III .......................................................................... 114 Chương IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ CUỘC HÔN NHÂN THẤT BẠI – PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP CÁC CÔ DÂU QUAY VỀ VIỆT NAM TẠI XÃ PHẢ LỄ, HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG .................................................................................................................... 116 1. Giấc mơ thiên đường từ những cuộc hôn nhân thông qua môi giới 120 2. Giúp đỡ cha mẹ ở quê nhà................................................................ 124 3. Cuộc hôn nhân thất bại: Những giấc mơ không thành hiện thực..... 124 4. Hồi hương hay tiếp tục ra đi? Một kết cục mới cho những hành trình đã cũ?..................................................................................................... 128 5. Tiểu kết Chương IV ......................................................................... 132 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 134 1. Kết luận ............................................................................................. 134 2. Khuyến nghị ...................................................................................... 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 141 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................... 151 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................... 162 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................... 167 PHỤ LỤC 4 ................................................................................................... 171 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP: Chính Phủ ĐL: Đài Loan HQ: Hàn Quốc IOM: Tổ chức Di cư Quốc tế NĐ: Nghị định THPT: Trung học Phổ thông THCS: Trung học Cơ sở UNFPA: Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNIAP: Dự án Liên minh các Tổ chức Liên Hợp Quốc về phòng chống buôn bán người USD: Đơn vị tiền tệ của Hợp chủng quốc Hoa kỳ UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Bảng tổng hợp đối tượng phỏng vấn tại Hàn Quốc và Đài Loan Bảng 2: Danh sách phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tại xã Phả Lễ Bảng 3: Thông tin nhân khẩu học của xã nghiên cứu Bảng 4: Số hộ gia đình trả lời bảng hỏi Bảng 5: Thông tin nhân khẩu học về cô dâu được phỏng vấn Bảng 6: Thông tin nhân khẩu học về các thành viên gia đình chồng cô dâu tại Hàn Quốc và Đài Loan Bảng 7: Tổng số hộ điều tra tại Thốt Nốt, Cần Thơ Bảng 8: Các chỉ báo về điều kiện sống của hộ gia đình có con đi lấy chồng nước ngoài và không có con đi lấy chồng nước ngoài Bảng 9: Thông tin đối tượng phỏng vấn DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Độ tuổi của cô dâu Biểu đồ 2: Trình độ học vấn của cô dâu Biểu đồ 3: Nghề nghiệp cô dâu trước khi kết hôn Biểu đồ 4: Nghề nghiệp cô dâu thời điểm lấy chồng nước ngoài Biểu đồ 5: Quốc tịch của chú rể Biểu đồ 6: Tuổi của chú rể Biểu đồ 7: Nghề nghiệp của chú rể Biểu đồ 8: Thời gian làm quen đến khi kết hôn Biểu đồ 9: Hình thức giao tiếp khi bắt đầu kết hôn Biểu đồ 10: Giao tiếp với chồng và gia đình chồng tại thời điểm hiện tại Biểu đồ 11: Số tiền cô dâu Việt gửi về trong 12 tháng qua (tính đến thời điểm nghiên cứu) Biểu đồ12: Chi trả cho các cuộc hôn nhân Biểu đồ 13: Sử dụng tiền gửi về quê nhà Biểu đồ 14: Mức độ đóng góp kinh tế đối với quê nhà Biểu đồ 15: Thái độ ủng hộ hôn nhân của các gia đình tại Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi công cuộc Đổi mới ở Việt Nam được khởi xướng tại Việt Nam, di dân với số lượng lớn đã trở thành một thách thức trọng tâm cho các nhà hoạch định chính sách trong nỗ lực vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa ổn định xã hội. Công cuộc đổi mới đã giảm thiểu đáng kể vai trò kiểm soát của Nhà nước đối với nền kinh tế và khuyến khích sự phát triển của kinh tế thị trường. Chính điều này cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy sự di cư nội địa và di cư quốc tế. Di cư giữa các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, ngày càng thu hút nhiều người di cư là phụ nữ, đặc biệt nếu chúng ta tính đến những người đi xuất khẩu lao động và vợ của những người di cư. Cả hai nhóm người di cư từ Việt Nam đến các nước Châu Á đã trở thành tâm điểm của những thảo luận chính trị gay gắt trong và giữa các nước về an ninh quốc gia, chủ nghĩa dân tộc và buôn bán người, đưa ra những lối diễn đạt mới về vấn đề chính trị hóa của di cư. Và gần đây, dòng người di cư chuyển hướng tới các quốc gia đang trải qua thời kỳ quá độ về di cư như là Đài Loan và Hàn Quốc. Tuy nhiên còn một dòng di cư nữa âm thầm nhưng cũng mạnh mẽ không kém đó là di cư của những phụ nữ Việt Nam theo hình thức hôn nhân với người nước ngoài. Theo Báo cáo Di cư năm 2005 của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), sự gia tăng mạnh mẽ của di cư trong phạm vi Châu Á là một trong những thay đổi quan trọng từ đầu thập kỷ 90 (IOM, 2005). Mặc dù có những dòng di cư lớn từ Châu Á ra khỏi lục địa này, đến Canada và Úc chẳng hạn, dòng di cư trong pham vi Châu Á thực sự vẫn lớn hơn nhiều. Dưới tác động của xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong những năm gần đây, hiện tượng người Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ 1 kết hôn với người nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng. Hôn nhân quốc tế trong bối cảnh giao lưu văn hóa, toàn cầu hóa là một khuynh hướng tự nhiên và nếu được quản lý tốt có thể góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc. Tính đến hết năm 2012 đã có trên 294. 280 trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hoặc với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trên 50 quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó có 80% là phụ nữ (Bộ Tư pháp, 2013). Một hiện tượng nữa xuất hiện và thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội đó là hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, cụ thể là Hàn Quốc và Đài Loan. Theo báo cáo của Chương trình phòng, chống buôn bán người của các tổ chức Liên hiệp quốc (UNIAP) cho rằng Việt Nam là quốc gia có số lượng cô dâu lấy chồng nước ngoài khá cao trong khu vực Châu Á. Tính đến năm 2012 có tới gần 300.000 cô dâu lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Malaixia, Nhật Bản v.v. (Bộ Công An, 2013). Tại Hàn Quốc, trong vòng 5 năm (tính từ năm 2005 đến 2010) có tới 36.000 cô dâu kết hôn với đàn ông Hàn Quốc trong đó cô dâu Việt Nam chiếm số lượng 35% (UNIAP, 2012). Với Đài Loan, nếu như năm 1994, chỉ có 530 visa dưới hình thức kết hôn được cấp cho phụ nữ Việt Nam thì tới năm 2002 con số này là 55.906 phụ nữ Việt tiếp tục sang Đài Loan lấy chồng và đến năm 2010 con số ước tính số phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan tăng tới trên 120.000 người. (Bộ Tư Pháp, 2004 và 2011). Đa số phụ nữ kết hôn chủ yếu tập trung các tỉnh miền Tây Nam Bộ mà nổi bật là Thốt Nốt, Cần Thơ (chiếm 79%), ngoài miền Bắc cũng chỉ tập trung một số tỉnh đồng bằng Sông Hồng và tập trung nhiều ở một số xã thuộc Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (UNIAP, 2012). Trong số các phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, nhiều người đã có cuộc sống khá ổn định, nhanh chóng hội nhập vào xã hội mới. Tuy nhiên, 2 cũng đã xuất hiện những hiện tượng không bình thường trong quan hệ hôn nhân quốc tế, thậm chí trở thành dịch vụ kinh doanh, quan hệ trao đổi, mua bán. Không ít cô gái Việt trở thành nạn nhân của nạn buôn người và nhiều tệ nạn xã hội khác. Tại Việt Nam, quảng cáo tìm vợ Việt của các ông chồng Hàn Quốc và Đài Loan được đăng tải rộng rãi trên các tờ báo địa phương và mạng internet. Nhiều buổi xem mặt hay tuyển chọn vợ của đàn ông ngoại quốc giống như xem một món hàng gây bức xúc trong dư luận (Nguyễn Ngọc Anh, 2013). Ngày nay, thực trạng di cư của phụ nữ thuộc các tầng lớp nghèo của Việt Nam đến các nước châu Á, nơi chứng kiến xu hướng nữ hóa dòng di cư trong những thập kỷ trước cho thấy sự di cư này làm nảy sinh câu hỏi quan trọng và cấp thiết về quyền con người và quyền công dân của những người di cư, đặc biệt là của phụ nữ nghèo, những người rất dễ gặp phải rủi ro trong quá trình di cư. (IOM 2005). Đặc biệt, các số liệu thống kê cho thấy việc phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan đã trở thành một hiện tượng di cư theo hình thức kết hôn tại Việt Nam trong những năm gần đây. Nhiều nghiên cứu, cũng như các phương tiện truyền thông cũng cho rằng xu hướng kết hôn với người nước ngoài thường bắt nguồn từ mục tiêu kinh tế, kết hôn theo phong trào và kết hôn do bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của các đối tượng môi giới bất hợp pháp (Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, 2012). Có thể nói lấy chồng nước ngoài (cụ thể là Hàn Quốc, Đài Loan) đã và đang trở thành một hiện tượng xã hội cần phải xem xét và nghiên cứu một cách nghiêm túc. Như vậy, các câu hỏi về thực tế cuộc sống của phụ nữ Việt Nam khi lấy chồng nước ngoài họ gặp phải những vấn đề gì? Các yếu tố nào tác động hay ảnh hưởng tới hiện tượng này như vậy? Những hệ lụy cũng như các giải pháp trước mắt hay lâu dài của các vấn đề kết hôn với người nước ngoài là gì…? Để trả lời 3 các câu hỏi này, cần có một cuộc nghiên cứu về chính cuộc sống của phụ nữ Việt Nam tại nơi họ kết hôn là một việc cần thiết để đưa ra các bằng chứng có thật và những cơ hội và những thức mà các cô dâu Việt gặp phải khi lấy chồng nước ngoài. Từ những vấn đề đặt ra ở trên, tôi thực sự muốn tìm hiểu về cuộc sống của phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài tại chính quốc gia mà họ lựa chọn. Việc nghiên cứu tại nước ngoài là một điều khó khăn và tốn kém đối với các nghiên cứu sinh tại Việt Nam. Trong dự án phối hợp giữa Viện Nghiên Cứu Phát triển Xã hội và trường Đại học Western Ontario (Canada) với sự tài trợ của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế của Canada, tôi được tham gia vơi tư cách là nghiên cứu viên. Được sự đồng ý của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và trường Đại học Western Ontario tôi đã được sử dụng toàn bộ số liệu cho luận án của mình. Đây là một trong những nghiên cứu hiếm hoi tại Việt Nam khi thực hiện nghiên cứu về cô dâu Việt Nam tại chính Hàn Quốc và Đài Loan. Trong phạm vi của luận án, tôi muốn tìm hiểu về thực trạng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngòai, cụ thể là tại Đài Loan và Hàn Quốc như một quá trình và những trải nghiệm trong bối cảnh tòan cầu hóa. Cụ thể là nghiên cứu về “Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, Cơ hội và thách thức” được tiến hành tại Hàn Quốc, Đài Loan và một số địa bàn của Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu “Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, Cơ hội và thách thức” tiến hành điều tra thực địa đối với cô dâu Việt lấy chồng nước ngoài tại Đài Loan và Hàn Quốc, cô dâu Việt thất bại trở về tại Thủy Nguyên, Hải Phòng, số hộ gia đình có con và không có con lấy chồng nước ngoài tại 4 huyện Thốt Nốt, Cần Thơ, thành viên gia đình các cô dâu Việt Nam nhằm đạt mục đích sau: Mục tiêu chung: Xác định những cơ hội và thách thức đối với những cô dâu Việt Nam ở Hàn Quốc và Đài Loan, với gia đình của họ và cộng đồng. Mục tiêu cụ thể: Xác định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của phụ nữ di cư Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc, Đài Loan. Mục tiêu này nhằm tìm hiểu khung pháp lý và các cơ chế cũng như chính sách của những nước tiếp nhận đối với các cô dâu Việt. Việc thu thập thông tin về các khung pháp lý đó sẽ được so sánh với những trải nghiệm thực tế của những cô dâu Việt tại hai nước Hàn Quốc và Đài Loan. Xem xét sự tác động của việc lấy chồng nước ngoài đến đời sống kinh tế và xã hội của cộng đồng nơi đi. Di cư của phụ nữ trẻ qua con đường hôn nhân sang Đài Loan và Hàn Quốc cũng dẫn đến những thay đổi về cấu trúc tuổi và giới của dân số, dù ở cấp độ địa phương, và có thể gây những khó khăn cho việc kết hôn của những người đàn ông trẻ tuổi. Đặc biệt, trong bối cảnh của cấu trúc dân số Việt Nam trong những năm gần đây (tỉ lệ sinh tự nhiên cho thấy số trẻ trai cao hơn số trẻ gái một cách bất thường, UNFPA, 2009) thì việc phụ nữ Việt Nam di cư theo hình thức kết hôn liệu có là thách thức đối với đàn ông Việt Nam ở quê nhà. Ngoài ra, luận án cũng muốn tìm hiểu phản ứng của gia đình, cộng đồng đối với những cuộc hôn nhân lỡ dở của phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan. Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của những phụ nữ Việt Nam di cư sang Hàn Quốc, Đài Loan thông qua con đường kết hôn. Cũng với xu hướng kết hôn với người nước ngoài tăng mạnh thì sự đưa tin của truyền thông trước những bi kịch kết hôn của cô gái Việt Nam khi lấy chồng nước 5 ngoài tạo nên một dư luận không tốt đối với việc di cư thông qua kết hôn của những phụ nữ. Trong nghiên cứu này chúng tôi muốn tìm hiểu những cơ hội và thách thức mà các cô dâu Việt sẽ gặp phải trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc của họ tại chính nơi họ lấy chồng là Hàn Quốc và Đài Loan. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt được các mục đích nghiên cứu đề ra và thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan của cô dâu Việt Nam? Việc lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan đã đem lại cho cô dâu và gia đình họ những cơ hội nào trong cuộc sống? - Quyền tự quyết và quá trình thương thuyết đối với chồng và các thành viên gia đình chồng của cô dâu Việt Nam thể hiện như thế nào trong từng giai đoạn sống tại nơi ở mới? Các cô dâu Việt đã gặp phải những thách thức gì trong quá trình hòa nhập với cuộc sống quê chồng? - Những đóng góp tài chính của phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan đem lại những hệ quả gì cho người ở lại? Những áp lực nào dẫn đến việc phụ nữ Việt Nam phải có trách nhiệm gửi tiền về quê nhà? - Những nguyên nhân nào dẫn đến việc cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc hồi hương? Liệu những bài học kinh nghiệm mà các cô dâu đã trải nghiệm có giúp gì cho họ trong những định hướng phía trước? 2.3. Giả thuyết nghiên cứu Một trong những những nhiệm vụ quan trọng của luận án là đưa ra được những bằng chứng khoa học để xem xét các giả thuyết nghiên cứu sau. Trong phạm vi của luận án này tôi xin được đưa ra các giả thuyết sau dựa trên các câu hỏi nghiên cứu. 6 Giả thuyết 1: Các yếu tố về kinh tế có ảnh hưởng quan trọng tới quyết định kết hôn của phụ nữ Việt Nam tại Hàn Quốc và Đài Loan. Giả thuyết 2: Những yếu tố quan trọng thúc đẩy và hỗ trợ sự hòa nhập cuộc sống của cô dâu Việt khi lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan xuất phát từ nỗ lực của chính cô dâu thông qua những trải nghiệm khi kết hôn. Giả thuyết 3: Những áp lực về kinh tế cũng như những khoản nợ của gia đình gốc thúc đẩy các cô dâu tại Hàn Quốc và Đài Loan chấp nhận nhiều rủi ro để nỗ lực kiếm tiền gửi về quê nhà. Giả thuyết 4: Mong ước về một cuộc hôn nhân thành công là lý do chính để các cô dâu Việt hồi hương tiếp tục ra đi tìm kiếm các cơ hội hôn nhân mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án nhằm tìm hiểu những cơ hội và thách thức của cô dâu Việt Nam khi lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể chính của nghiên cứu này là các cô dâu Việt Nam lấy chồng tại Hàn Quốc và Đài Loan cùng một số cô dâu Việt Nam đã trở về sinh sống tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ngoài ra khách thể nghiên cứu khác được bổ sung trong luận án này bao gồm các đối tượng liên quan như: Gia đình cô dâu tại Việt Nam (bố mẹ và anh chị em ruột; Gia đình chồng của cô dâu Việt (cha mẹ chồng và chồng); Cán bộ Trung tâm hỗ trợ cho câu dâu Việt tại Hàn Quốc và Đài Loan. 7 3.3. Phạm vi nghiên cứu Nội dung của luận án tập trung chủ yếu vào việc phản ánh những yếu tố ảnh hưởng tới cơ hội và những thách thức của cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan. 3.4. Thời gian tiến hành nghiên cứu Toàn bộ số liệu của đề tài nghiên cứu được sử dụng từ nghiên cứu trong khuôn khổ dự án hợp tác với trường Đại học Westen Ontario (Canada) và Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (Thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC) tài trợ. Toàn bộ số liệu của cuộc nghiên cứu được sự đồng ý cho phép sử dụng của Trường Đại học Westen Ontario (Canada) và Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội. Hầu hết các số liệu phỏng vấn đều chưa công bố. Thời gian tiến hành nghiên cứu tại thực địa từ tháng 2/2009 – 2/2012. 3.5. Địa bàn nghiên cứu Tài Đài Loan: Nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Đài Bắc, Đài Trung của Đài Loan Tại Hàn Quốc: Tỉnh Chung Nam và thành phố Seoul, Hàn Quốc Tại Việt Nam: xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng. xã Trung Nhất, xã Thới Thuận, xã Tấn Lộc, quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án. 4.1. Phương pháp luận Bất cứ một luận án thuộc lĩnh vực khoa học xã hội cũng phải sử dụng hệ thống các quan điểm chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học theo định hướng chung. Thường thì nguồn gốc của phương pháp này mang màu sắc triết học và là kim bao gồm các quan điểm  Quan điểm duy vật biện chứng: Với 2 nguyên lý (Mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển); 3 quy luật (Đấu tranh thống nhất giữa các mặt đối 8 lập, Phủ định của phủ định, Lượng đổi chất đổi); 6 cặp phạm trù (Bản chất – Hiện tượng , Cái chung – Cái riêng, Tất nhiên – Ngẫu nhiên, Nội dung – Hình thức, Khả năng – Hiện thực, Nguyên nhân – Kết quả).  Quan điểm thực tiễn: tính ứng dụng của vấn đề nghiên cứu.  Quan điểm hệ thống : Xem xét sự vật trong chỉnh thể.  Quan điểm lịch sử: Xem xét sự vật trong những hoàn cảnh cụ thể. Trên cơ sở phương pháp luận này sẽ tiến hành các phương pháp nghiên cứu theo từng chuyên ngành đặc thù. Trong phạm vi luận án này tôi sẽ tập trung sử dụng các phương pháp mà chuyên ngành xã hội học sử dụng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án. Số liệu được sử dụng để phân tích trong luận án này được sử dụng từ số liệu từ dự án: Di cư quốc tế của phụ nữ Việt Nam đến các nước Châu Á: Trải nghiệm, Quyền con người và Quyền công dân được thực hiện bởi Trường Đại học Western Ontario (Canada) và Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (Việt Nam) do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC) tài trợ. Nghiên cứu sinh đóng vai trò là nghiên cứu viên trong dự án tham gia thực hiện thu thập số liệu tại Đài Loan và Việt Nam. Những phỏng vấn thực hiện tại Hàn Quốc do các đồng nghiệp của NCS tại Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội thực hiện. Toàn bộ phỏng vấn sâu tại Hàn Quốc và Đài Loan sẽ được sử dụng để phân tích chính cho luận án này và sử dụng một số thông tin phỏng vấn tại Hải Phòng để phân tích. Ngoài ra luận án cũng sử dụng một số phân tích cơ bản trong bộ số liệu điều tra định lượng tại Thốt Nốt Cần Thơ để làm bằng chứng cho những phân tích của luận án. Việc sử sụng số liệu đã được sự đồng ý của ISDS. 4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng và độ tin cậy của nghiên cứu thực nghiệm. Để trả lời những vấn đề mà 9 luận án đề ra, cuộc nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin khác nhau. Luận án thu thập và phân tích những tài liệu chuyên ngành có sẵn để hệ thống hóa cơ sở phương pháp luận, cách tiếp cận, phương pháp phân tích nhằm hướng dẫn cho việc thiết kế nghiên cứu thực nghiệm, đặc biệt thiết kế các công cụ nghiên cứu. Nghiên cứu sẽ bao gồm việc phân tích các số liệu hiện có và thu thập số liệu. Đồng thời cũng sẽ sử dụng các tài liệu, số liệu thống kê và các nghiên cứu định tính. Nghiên cứu được tiến hành tại Việt Nam và hai địa bàn tiếp nhận người nhập cư Việt Nam (Đài Loan và Hàn Quốc). Cụ thể, nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp sau: 4.2.1.1. Phân tích tài liệu thứ cấp và tổng quan tài liệu. Để chuẩn bị cho các nghiên cứu trường hợp tại Đài Loan và Hàn Quốc, nghiên cứu sẽ thu thập các thông tin về di cư giữa các quôc gia và các hoạt động trao đổi giữa các nước. Di cư để lao động và để kết hôn của phụ nữ Việt Nam sang Đài Loan và Hàn Quốc đã tăng liên tục từ những năm 1990. Các dòng di cư như vậy sẽ được ghi nhận thông qua các số liệu thống kê và các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình di cư sẽ được thảo luận trong khuôn khổ nghiên cứu này. Việc tổng quan các số liệu và báo cáo sẵn có sẽ giúp xây dựng nền tảng cho việc thu thập số liệu mới. Trong phần này tôi đã thu thập và tổng hợp, phân tích các tài liệu đã được công bố, các nguồn tài liệu sẵn có (báo cáo nghiên cứu, tài liệu thống kê, báo chí Việt Nam và quốc tế v.v.) để thực hiện phần tổng quan tài liệu cho luận án. 4.2.1.2. Phương pháp định tính. Đối với nghiên cứu về cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài hiện nay cũng đang là vấn đề nhạy cảm. Các chủ đề và mục tiêu nghiên cứu đều liên quan đến tìm hiểu và phân tích cũng như lý giải những câu hỏi mà nghiên cứu 10 đề ra vì vậy phương pháp phù hợp đối với nghiên cứu này là phương pháp định tính với kỹ thuật chủ yếu là phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, cụ thể: Tại Hàn Quốc và Đài Loan • Phỏng vấn những cô dâu hiện nay đang sống ở nước ngoài: 19 cô đang sống ở Đài Loan và 21 cô sống tại Hàn Quốc. • Phỏng vấn sâu 12 người là chồng của cô dâu tại Hàn Quốc và Đài Loan • Phỏng vấn sâu 10 cha mẹ chồng của cô dâu tại Hàn Quốc và Đài Loan. Bảng 1: Bảng tổng hợp đối tượng phỏng vấn tại Hàn Quốc và Đài Loan Địa bàn/Đối tượng Hàn Quốc Đài Loan Tổng số Cô dâu 21 19 40 2 cô dâu đã rời khỏi nhà chồng hiện 0 2 2 Chồng cô dâu 6 6 12 Cha mẹ chồng cô dâu 5 5 10 Đối tượng khác: Trung tâm hỗ trợ cô 2 2 4 đang sống tự do tại Đài Loan dâu Việt Tổng số 68 Tại Việt Nam Nghiên cứu tại xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng (là xã có nhiều cô dâu đi lấy chồng nước ngoài và cả các cô dâu thất bại trở về) • Phỏng vấn sâu cũng được tiến hành với những cô dâu quay lại Việt Nam trong đó có 10 người là quay lại lâu dài và 10 người quay lại trong một thời gian ngắn. • Phỏng vấn sâu 8 thành viên gia đình của các cô dâu đã lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan