Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phong tục tập quán trong tác phẩm nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca...

Tài liệu Phong tục tập quán trong tác phẩm nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca

.PDF
73
353
130

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN LÊ THỊ TUYẾT NHI MSSV: 6106416 PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG TÁC PHẨM NAM KỲ PHONG TỤC NHƠN VẬT DIỄN CA Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hƣớng dẫn: ThS.GV.TẠ ĐỨC TÚ Cần thơ, năm 2013 1 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học ở trường Đại học Cần Thơ, dưới sự quan tâm tận tình của quí thầy cô, sự động viên giúp đỡ của bạn bè, tôi đã hoàn thành tốt khóa học của mình cũng như hoàn thành luận văn này đúng tiến độ, tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Cần Thơ đã tạo môi trường thuận lợi cho tôi học tập. Ban chủ nhiệm khoa và quý thầy cô đã giảng dạy tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin gởi lời cảm ơn đến ba mẹ, những người đã vất vả tạo mọi điều kiện cho tôi được học hành đến nơi đến chốn. Người viết xin chân thành cảm ơn thầy Tạ Đức Tú đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình, trang bị và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, gợi mở cho tôi những phương thức cũng như cách thực hiện để giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Cảm ơn quý thầy cô bộ môn Ngữ Văn, khoa Sư Phạm và khoa Khoa học xã hội và Nhân văn đã cung cấp và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập. Cám ơn bạn bè đã luôn sát cánh ủng hộ, động viên cũng như giúp đỡ tôi trong quá trình học và thực hiện đề tài. Trong suốt quá trình viết, do một số điều kiện chủ quan và khách quan nên bài viết khó tránh khỏi có những sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng bạn đọc để luận văn này được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Cần thơ, ngày 25 tháng 4 năm 2013 Lê Thị Tuyết Nhi 2 ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu 4. Phạm vi đề tài 5. Phương pháp nghiên cứu CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Đôi nét về tác giả - tác phẩm 1.1.1 Tác giả Nguyễn Liên Phong 1.1.2 Sơ lược về tác phẩm “Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca” 1.2 Vấn đề phong tục tập quán trong tác phẩm văn học CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI NAM BỘ 2.1 Khái quát về phong tục 2.1.1 Cúng chùa, thờ Phật 2.1.2 Cúng đền, đình, thờ Thần 2.1.3 Đi lễ, nhà thờ, thờ Chúa 2.2 Khái quát về tập quán 2.2.1 Tập quán đánh bài ngày tết 2.2.2 Tập quán đốt pháo ngày tết 2.2.3 Tập quán ăn uống 2.2.4 Tập quán xây dựng nơi cư trú 2.2.5 Tập quán ăn mặc 3 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƢỜI BỘ TRONG TÁC PHẨM NAM KỲ PHONG TỤC NHƠN VẬT DIỄN CA 3.1 Một số phong tục trong tác phẩm Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca 3.1.1 Cúng chùa, thờ Phật 3.1.2 Cúng đền, đình, miếu thờ Thần 3.1.3 Đi lễ, nhà thờ, thờ Chúa 3.2 Một số tập quán của ngƣời Nam Bộ trong tác phẩm Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca 3.2.1 Tập quán ăn uống 3.2.2 Tập quán làm nhà ở 3.2.3 Tập quán xây dựng chợ 3.2.4 Tập quán làm ăn 3.3 Lễ hội 3.3.1 Tết nguyên đán 3.3.2 Lễ hội Óc-om-bóc KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh và con người ngày càng bận bịu với cuộc sống mưu sinh. Chính vì thế, người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ ngày càng ít có thời gian để nhìn lại cũng như để tiếp thu và phát huy những giá trị truyền thống, những nét văn hóa đặc sắc, những phong tục tập quán có từ lâu đời của ông cha ta. Nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian và phong tục tập quán người Việt đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Tuy họ có nhiều thái độ và động cơ và phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưng nhìn chung họ đã có đóng góp rất lớn cho văn hóa dân gian nước nhà. Với mong muốn được góp phần tìm hiểu và gìn giữ những bản sắc tốt đẹp đó người viết đã quyết định chọn đề tài Phong tục trong tác phẩm Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca của tác giả Nguyễn Liên Phong để làm đề tài nghiên cứu. Đây là tác phẩm ra đời từ những năm đầu của thế kỉ XX nhưng cho đến nay vẫn chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Người viết cho rằng đây là một tác phẩm có giá trị đối với văn hóa nước nhà, tác phẩm còn lưu giữ được những nét phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông mà chúng ta cần lưu giữ và phát huy hơn nữa những giá trị ấy. 2. Lịch sử vấn đề Văn hóa dân gian Nam bộ cũng như những phong tục tập quán ở vùng đất này là đề tài mà rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và họ đã có những công trình nghiên cứu quy mô, gắn liền với những tên tuổi như: Nguyễn Phương Thảo với công trình Văn hóa dân gian Nam Bộ - những phác thảo, Sơn Nam với công trình Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam, Lịch sử khẩn hoang Miền Nam, Cá tính Nam Bộ, Nguyễn Hữu Hiếu với công trình Diễn trình văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long,…Các tác giả đã miêu tả một cách chi tiết, cụ thể và sinh động văn hóa dân gian Nam Bộ. Tái hiện trước mắt người đọc một đời sống tinh thần phong phú và đa dạng của người dân Nam Kì xưa và nay. Các tác giả đều mong muốn góp phần lưu giữ và quảng bá những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Nhà văn Sơn Nam trong quyển Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam có viết: “Với truyền thống hàng ngàn năn văn hiến, văn hóa dân gian vẫn trường tồn cùng lịch sử dựng nước và giữ nước, là vũ khí đấu tranh độc đáo, chống lại sự đồng hóa của các thế lực xâm lược, 5 luôn phát huy và giữ được nét bản sắc riêng” [7, tr. 11]. Bên cạnh đó, trong quyển Văn hóa dân gian Nam Bộ - những phác thảo nhà nghiên cứu Nguyễn Phương Thảo cũng có viết: “Từ lâu, nói đến Nam Bộ trái tim mỗi người dân Việt Nam lại ngân lên những tiếng yêu thương, tự hào. Bởi, đó là vùng đất đặc biệt về nhiều phương diện của Tổ Quốc. Trên giải đất luôn nhoài ra biển Đông trong ồn ã sóng gió, lịch sử đi qua với bao nỗi thăng trầm. Là nơi đi trước về sau, Nam Bộ, với vị thế địa – văn hóa, địa – chính trị của mình trở thành nơi hội tụ nhiều nền văn minh, đón nhận, giao lưu nhiều nền văn hóa, đến từ nhiều chân trời khác nhau. Trải qua hơn ba chục thập kỉ khai phá xây dựng, tộc người Việt cũng như các tộc người an hem đã tạo dựng cho vùng đất một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, giàu sắc thái phương Nam.”[15, tr. 5]. Dẫu đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề Phong tục tập quán trong tác phẩm Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca. Hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu vấn đề này. 3. Mục đích, yêu cầu Khi nghiên cứu đề tài này, người viết mong muốn sẽ tích lũy được một lượng kiến thức cơ bản nhất về những phong tục tập quán của người Nam kỳ xưa. Từ đó có thể so sánh các phong tục còn tồn tại đến hôm nay co gì giống và khác với các phong tục của ông cha ta thời đó. Từ việc nghiên cứu này người viết có điều kiện để hiểu sâu, hiểu kĩ những nét đẹp văn hóa ấy và sẽ cố gắng góp phần gìn giữ, phát huy những phong tục truyền thống ấy. 4. Phạm vi đề tài Do giới hạn đề tài nghiên cứu nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu sâu vào một mảng đề tài đó là Phong tục trong tác phẩm Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca còn vấn đề con người thì người viết xin không đề cập đến. Tuy nhiên, người viết cũng chỉ đề cập sâu đến những phong tục – tập quán phổ biến, có giá trị văn hóa cao và được nhiều người biết đến chứ không nghiên cứu toàn bộ phong tục trong tác phẩm. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài này người viết đã thực hiện một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành: vận dụng kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác như: sử học, văn hóa học,…để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu tác phẩm một cách chính xác và khoa học nhất phù hợp với gian đoạn lịch sử mà tác phẩm ra đời cũng như đánh giá đúng hơn những giá trị văn hóa mà tác phẩm mang lại cho người đọc. - Phương pháp tổng hợp: để thực hiện bài nghiên cứu này người viết có tìm đọc một số tư liệu có liên quan đến đề tài và cuối cùng tổng hợp lại thành một hệ thống và khái quát về phong tục trong Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca. - Phương pháp đối chiếu: đối chiếu với những tài liệu cùng thời để có thể thể có được kết quả nghiên cứu chính xác và khách quan nhất. 7 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1.1.1 Tác giả Nguyễn Liên Phong Nguyễn Liên Phong (1821 - ?) người làng Thịnh Lạc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Con trai ông Nguyễn Du (1754 - ?, không phải đại thi hào Nguyễn Du), em ruột của Hoàng giáp Nguyễn Thái (1819 - ?). Nguyễn Liên Phong đỗ cử nhân năm 1867, ông làm quan triều Nguyễn đến chức Tuần phủ nên tục gia gọi là Tuần phủ Phong. Tương truyền khi Pháp xâm lược nước ta, ông hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, tham gia phong trào kháng Pháp, bị thực dân Pháp bắt đày đi biệt xứ vào Sài Gòn. Tại đây, ông ngao du khắp Nam Kỳ lục tỉnh, làm thơ ngâm vịnh đây đó với những người đồng cảnh, trong đó có người đồng hương là Đinh Thái Sơn – chủ nhà in Phát Toán – nơi từng in, xuất bản các sách có giá trị văn học buổi đầu chữ Quốc ngữ còn phôi thai ở Nam Kỳ. Vì vậy có người từng làm thơ mỉa mai Nguyễn Liên Phong: Hỡi quan Tuần phủ Nguyễn Liên Phong! Nợ nước ơn vua chẳng hết lòng. Giam cấm đã đành thân bị nhuốc Công danh chi nữa dạ còn mong! chứ không phải tay sai đắc lực của giặc Pháp như Giáo sư Ca Văn Thỉnh (1902 – 1987) viết trong sách Hào khí Đồng Nai. Nguyễn Liên Phong là tác giả hầu hết các tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ đầu thế kỉ XX xuất bản ở Sài Gòn như: - Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca (Đinh Thái Sơn xuất bản, 1909, Sài Gòn) - Án Túy Kiều (Phát Toán, 1910, Sài Gòn) - Từ Dũ Hoàng Thái hậu (F.M. Schneider, 1913, Sài Gòn) - Điếu cổ hạ kim thi tập (F.M. Schneider, 1913, Sài Gòn) 8 1.1.2 Sơ lược về tác phẩm “Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca” Tác phẩm Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca được in lần đầu năm 1909 tại nhà in Phát Toán do bạn thân của Nguyễn Liên Phong là Đinh Thái Sơn làm chủ. Tác phẩm được tái xuất bản vào quí II năm 2012 do Nguyễn Quang Thắng chú dịch và giới thiệu lại. Có thể nói Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca là tác phẩm nổi bật nhất của Nguyễn Liên Phong. Tác phẩm được trình bày như sau: Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca Par Nguyễn Liên Phong Đinh Thái Sơn dit Phát Toán Phát Toán – Libraire imprimeur 1909 Tác phẩm có thể được chia thành hai phần: phần đầu là lời tựa giới thiệu tổng quát về tác phẩm và phần sau là phần miêu tả phong cảnh, đất nước, con người cùng với phong tục tập quán cũng như đời sống sinh hoạt của người dân khắp 22 tỉnh thành Nam Kỳ lúc bấy giờ. Nội dung toàn tập thơ nói lên đặc điểm, tính cách nổi bật của con người Nam Bộ cũng như tác giả đã ghi nhận lại được những phong tục tập quán có giá trị văn hóa của đất Nam Kỳ lục tỉnh mà tiền nhân đã dùng cả mồ hôi và nước mắt để tạo dựng nên vùng đất này. Đây là tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ theo thể lục bát đầu tiên về Nam Kỳ (về các địa danh, phong tục, con người) của một phần đất nước, nơi đã cưu mang ông. Có thể xem đây là một cuốn dư địa chí văn hóa Nam Kỳ được hình thành vào đầu thế kỉ XX, giúp độc giả hiểu rõ hơn về con người ở vùng đất Nam Kỳ. Nhất là phần phong tục tập quán, sinh hoạt của người dân Lục tỉnh Nam Kỳ xưa đã được tác giả đề cập một cách khá đầy đủ và chi tiết. Về phần địa lí, tác giả đẫ trình bày khá chi tiết về đất Nam Kỳ bằng thơ ca giàu tính văn chương truyền thống với hơn 7000 câu thơ lục bát, xuyên suốt 22 tỉnh thành. Có thể nói đó là một công trình nghiên cứu lớn có giá trị trong nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX và cả những năm sau đó. Về nghệ thuật thi ca (thể thơ lục bát) có lẽ vì tác giả bám sát các chủ đề: địa lí, nhân vật, phong tục; nhất là địa lí, thổ sản,…nên cách gieo vần, phong cách thơ đôi 9 lúc hơi gượng gạo. Chúng ta không nên nhìn vào những điều ấy mà đánh giá về tác phẩm. Hãy đón nhận tác phẩm với những giá trị to lớn mà nó mang lại cho người đọc. 1.1.3 Vấn đề phong tục trong tác phẩm văn học Từ lâu phong tục tập quán Việt Nam đã là đề tài nghiên cứu của rất nhiều tên tuổi như Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục hay Sơn Nam với các công trình như: Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Danh thắng miền Nam, Đình miếu & lễ hội dân gian miền Nam,…Bên cạnh các công trình nghiên cứu thì phong tục tập quán của người dân việt Nam cũng đã trở thành nội dung được văn học đề cập đến cả trong văn học dân gian lẫn văn học viết. Bộ phận văn học dân gian là những sang tác nghệ thuật của tầng lớp nhân dân, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kì lịch sử cho đến ngày nay. Văn học dân gian gắn liền với mọi mặt sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần của người dân trong toàn bộ lịch sử. Và đây là tiếng nói trực tiếp của họ vì vậy co thể nói rằng văn học dân gian là nơi đã kết tinh nên những tri thức, tài năng nghệ thuật, tư tưởng, tình cảm của nhân dân. Khi nghiên cứu văn học dân gian chúng ta phần nào sẽ tìm hiểu được những phong tục tập quán của dân tộc ta có từ lâu đời. Có thể kể tên các thể loại như: cổ tích, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ,…Ví dụ như qua Sự tích trầu cau ta có thể giải thích tục ăn trầu của nhân dân ta. Qua các câu ca dao tục ngữ ta có thể hiểu được một số phong tục tập quán cũng như nếp sống văn hóa vật chất và tinh thần của nhân dân ta một cách rõ nét. Với những câu ca dao tục ngữ sau đây đã phần nào thể hiện nếp ăn, cách ở, cách tổ chức sinh hoạt, cách làm nhà, cưới hỏi, tang ma,… “Cưới vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam.” “Lấy vợ thì lấy liền tay, Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha.” “Cúng giỗ quanh năm không bằng rằm tháng giêng.” 10 “Một thương tóc bỏ đuôi gà, Hai thương ăn nói mặn mà có duyên. Ba thương má lúm đồng tiền, Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua. Năm thương cổ yếm đeo bùa, Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng. Bảy thương nết ở khôn ngoan, Tám thương ăn nói dịu dàng thêm xinh. Chín thương em ở một mình, Mười thương con mắt có tình với ai.” (Ca dao) Bên cạnh bộ phận văn học dân gian thì văn học viết cũng là nơi lưu giữ được nhiều phong tục tập quán của ông cha ta. Dù rằng cũng có không ít hủ tục nhưng dù sao đó vẫn là những phong tục đã tồn tại lâu đời. Có thể lấy một vài điển hình về phong tục tập quán trong tác phẩm văn học như: Tục bới tóc, ăn trầu trong đoạn trích Đất nước nằm trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó…” Câu thơ “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” gợi nhớ về câu truyện cổ tích “Sự tích trầu cau” được xem là xưa nhất trong những câu truyện cổ. Tục ăn trầu cũng từ câu truyện này mà nên. Như vậy là thẩm thấu vào trong miếng 11 trầu dung dị ấy là 4000 năm phong tục, 4000 năm dân ta gìn giữ phong tục ăn trầu. Miếng trầu là biểu tượng của tình yêu, vật chứng cho lứa đôi cũng là biểu tượng tâm linh của người Việt. Từ phong tục ăn trầu tục nhuộm răng đen cũng ra đời: “…Những cô hàng xén răng đen, Cười như mùa thu tỏa nắng…” (Bên kia sông Đuống, Hoàng Cầm) Ca dao dân ca cũng có câu nói về tục này: “Răng đen ai nhuộm cho mình Cho duyên mình đẹp, cho tình anh say?” “Năm quan mua lấy miệng cười Mười quan chẳng tiếc, miệng người răng đen.” Tục ngữ Việt có câu "cái răng cái tóc là góc con người" nên hàm răng đen ngày trước là tối quan trọng, không kém gì mái tóc. Tục nhuộm răng cũng đánh dấu ngưỡng cửa bước vào cuộc đời trưởng thành của mỗi người. Người nào không nhuộm răng thì dư luận cho là người không đứng đắn. Trong một xã hội cổ truyền vốn coi trọng sự suy xét của cộng đồng nói chung thì câu "răng trắng như răng chó" là có ý chê trách. Răng đen cũng là một đặc điểm khác biệt giữa người Việt và người Tàu nên còn có câu: "răng trắng như răng Ngô" Trong bài hịch của vua Quang Trung khi kéo quân ra Bắc đánh giặc nhà Thanh vào năm 1789 có câu liên quan đến tục nhuộm răng vì đây là một tập tục quan trọng trong văn hóa người Việt. “Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn...” Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có một phong tục như tảo mộ vào tiết thanh minh và hội đạp thanh: “Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.” 12 Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh Minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Trong ngày Thanh Minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương. Còn đạp thanh là ngày du xuân, đi chơi của các đôi nam nữ. Còn trong tác phẩm Lục Vân Tiên thì Nguyễn Đình Chiểu nhắc đến tục chịu tang của người Việt. Khi Vân Tiên đi thi hay tin mẹ mất chàng vội vàng quay về để chịu tang mẹ: “Khai phong mới tỏ sự cơ, Mình gieo xuống đất dật dờ hồn hoa. Hai hàng lụy ngọc nhỏ sa, Trời Nam, đất Bắc xót xa đoạn trường. Anh em ai nấy đều thương, Trời ơi! Há nỡ lấp đường công danh. Những năm công toại danh thành, Nào hay từ mẫu u minh sớm dời.” Thời xưa, dẫu làm quan đến chức gì, theo phép nước, hễ cha mẹ mất đều phải về cư tang 3 năm trừ trường hợp đang bận việc quân nơi biên ải hay đi sứ nước ngoài. Lệ này không quy định đối với binh lính và nha lại. Nếu ai vì tham quyền cố vị, giấu diếm không tâu báo để về cư tang, bị đàn hặc vì tội bất hiếu, sẽ bị triều đình 13 sử phạt biếm truất. Trong thời gian cư tang, lệnh vua không đến cửa.Ba năm cư tang là ba năm chịu đựng gian khổ, nhẫn nhục, không dự mọi cuộc vui, không dự lễ cưới, lễ mừng, không uống rượu (ngoài chén rượu cúng cha mẹ), không nghe nhạc vui, không ngủ với vợ hoặc nàng hầu, trừ trường hợp chưa có con trai để nối dõi tông đường, ngoài ra ai sinh con trong thời kỳ này cũng bị coi là bất hiếu. Không được mặc gấm vóc, nhung lụa, không đội mũ đi hia, thường đi chân không, cùng lắm chỉ đi guốc mộc hoặc giày cỏ.Dầu làm đến tể tướng trong triều, khi khách đến viếng cha mẹ mình, bất kể sang hay hèn cũng phải cung kính chào mời và lạy tạ (hai lạy hay ba vái dài). Tóm lại qua một số điều vừa phân tích ta thấy rằng phong tục tập quán tuy không là nội dung chính của nhiều tác phẩm văn học nhưng nó là một thành phần không thể thiếu trong một tác phẩm văn học. Nó làm nên giá trị truyền thống, giá trị văn hóa cho tác phẩm. 14 CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ PHONG TỤC NGHI LỄ TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI NAM BỘ 2.1 Khái quát về phong tục Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người, được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống hằng ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất. Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội thậm chí một dòng họ gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chia thành nhiều loại. Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người như phong tục về sinh đẻ, phong tục cưới hỏi, tang ma,…Hệ thống phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm, hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của con người, hệ thống phong tục liên quan đến đời sống tâm linh,…Theo nhà văn Toan Ánh thì: “Phong tục là lối sống, thói quen đã thành nề nếp, được mọi người công nhận, làm theo. Phong tục có thứ trở thành luật tục ăn sâu bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta, có nhiều thuần phong mĩ tục cần cho đạo lý làm người, kỉ cương xã hội.”[2, tr. 5]. Những phong tục lễ nghi chứa đựng trong đó biết bao điều tốt đẹp, cao quí, những nét văn hóa sang ngời của dân tộc. Nó giúp con người thánh thiện hơn, sống có đạo lý hơn. Có thể nói phong tục nghi lễ là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt. Một số phong tục lễ nghi tiêu biểu như cúng chùa, cúng đình, đi lễ nhà thờ,… 2.1.1Cúng chùa, thờ Phật Trong xã hội Việt Nam cổ truyền, ngôi chùa giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Cùng với bước chân của Phật giáo vào Việt Nam, ngôi chùa đã đi vào thế giới tâm linh của con người, đó là nơi rất trang nghiêm và linh thiêng. Ngôi chùa chẳng những là nơi các tín đồ Phật giáo tới làm lễ mà còn là nơi hội tụ tín ngưỡng và sinh hoạt tinh thần ở làng quê. “Với người nông dân, chùa làng thành nơi cứu 15 hộ, an ủi người hoạn nạn, di dưỡng tinh thần của người hiện diện trên cõi đời. Kẻ thức giả khi gặp ngang trái trên đường đời, trắc trở trên đường sự nghiệp, tìm đến ngôi chùa sự hư tịch vắng lặng, cách biệt với chốn huyên náo thị thành, chốn mờ mịt bụi trần của đường hoạn lộ, khoa cử.” [15, tr. 248]. Chức năng đa dạng nhiều mặt ấy khiến ngôi chùa Việt có mặt trên hầu khắp các miền, cả Bắc, Trung , Nam. Ngôi chùa đi qua mỗi miền, mỗi thời kì lại có dáng vẻ riêng, làm đẹp, làm phong phú diện mạo chùa Việt. Nhưng nhìn chung thì chùa làng Việt Nam vẫn có một số điểm đồng nhất với nhau. Về mặt kiến trúc thì gian giữa tầng trên nhất thờ ba vị Thế Tôn, đầu tóc xoăn như ốc bám nên thường được gọi là Bụt Ốc. Kế đến là bà Mụ Thiện mười hai tay rồi đến phật Di Lặc. Kế đến là tượng Quan Âm có Kim Đồng, Ngọc Nữ đứng hầu hai bên, một bên cưỡi con Bạch tượng, một bên cưỡi con Thanh sư. Rồi đến tượng Ngọc Hoàng, một bên là Nam Tào, một bên là Bắc Đẩu. Ngoài cùng là tượng Cửu Long bằng đồng có Phật Thích Ca đứng giữa. Hai bên, ở phía trong, một bên thờ ông Tu Sương, một bên thờ bà Thị Kính tay bế đứa con, cạnh mình có con vẹt đứng. phía ngoài, mỗi bên có năm ông Bụt gọi là Thập điện La Hán. Hai gian cạnh gần gian giữa, mỗi bên thờ tượng Long Thần, mặt đỏ, mắt sắc, gọi là Đức Ông hoặc Đức Chúa, tức là ông Thổ Thần. Một bên thờ Thầy Đường Tăng có Đại Thánh, Bát Giới đứng hầu. hai gian ngoài cùng thờ hai tượng Hộ Pháp, một tượng mặt mũi hiền lành cầm quả ấn, một tượng mặt mũi dữ tợn vác thanh gươm, mỗi tượng cưỡi một con nghê. Đôi bên vách tường đắp một động, nào là thiên phủ có quần tiên gãy đàn, thổi sáo, nào là địa phủ có Diêm Vương hành tội những người chết. Ngoài cửa chùa có cửa tam quan làm gác chuông, mỗi chiều thỉnh ba hồi chuông rồi mới tụng Kinh, niệm Phật. Sau chùa có tĩnh thờ chư vị và có nhà thờ Tổ. Nhà thờ Tổ là nơi những tăng ni tu hành ở đó, về sau mất đi nhà chùa tô tượng để thờ. Nhà chùa có nhà hậu để thờ những người mua hậu chùa, cứ đến ngày giỗ thì nhà chùa phải giỗ. Ngoài ra, còn có phòng riêng làm chỗ cho nhà sư ở gọi là nơi trụ trì, chỗ để khách khứa ngồi chơi gọi là nhà phương trượng. Phía sau chùa là nơi mộ tháp của tăng ni. Chùa ở nhiều nơi là danh lam thắng tích, trang nhã và rộng rãi, phong cảnh thanh tú vô cùng. Nhưng cũng có nhiều nơi chùa ở giữa quãng đồng không, hoặc ở 16 bên sười núi xa thẳm, chỉ có vài ba gian tiều tụy, lơ xơ, quanh năm ít người thăm viếng. Chùa thì phải có nhà sư ở, sư nam gọi là tăng, sư nữ gọi là ni. Chùa nào không có tăng ni thì có một thầy tu gọi là thầy già lam, để coi việc nhang đèn, cúng kiến. Dân làng thường viếng chùa vào những ngày rằm, ngày tết hay những ngày lễ lớn. Khi đi viếng chùa dân làng thường mang theo nhang đèn, bánh trái hoặc tiền cúng vườn để làm lễ vật. Thông thường, từ ngày mùng một Tết đến rằm tháng Giêng, nhiều người thích đi chùa để cầu bình an, cầu phúc, cầu tài,…cho năm mới. Mỗi năm vào ba ngày rằm lớn là rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy và rằm tháng Mười âm lịch (gọi là tam ngươn: Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên) thì người dân rất thường đi lễ chùa. Trong đó, rằm tháng Bảy được nhiều người chú ý vì nó mang tính nhân bản khá cao. Tương truyền đó là ngày xá tội vong nhân. Trong ngày đó, các cửa ngục đều được mở ra, những linh hồn bị giam giữ tha hồ rong chơi, tìm tự do. Hết ngày thì các linh hồn ấy phải trở vào ngục. Vào dịp ấy người ta thường bày cúng rất đơn giản gồm: trái cây, bánh ngọt, gạo, muối,…Những người chết oan ức, vất vưởng không được những người cai quản cõi Âm lưu ý dịp ấy cũng được ăn. Đó được xem như ngày tưởng nhớ những người bất hạnh, chết ở “đầu bãi cuối gành, hùm tha sấu bắt”. Nam Bộ là vùng đất mới khẩn hoang, nhiều người còn chẳng biết mồ mả của ông bà, người thân ở đâu nên cũng nhân ngày này mà cúng bái xem như tưởng nhớ ông bà, người thân. Theo ý nghĩa có từ xa xưa thì ngày rằm tháng Bảy còn là ngày Vu Lan báo hiếu, với sự tích đức Mục Liên nhờ các sư cùng tụng niệm để cho me được nhẹ tội. Ngày nay, ngày này rất được mọi người quan tâm, coi đó là ngày báo hiếu cho ông bà, cha mẹ. Vào ngày này người dân thường lên chùa tụng Kinh, niệm Phật. Có thể khẳng định rằng Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất Việt Nam. Dù rằng không phải là tôn giáo nội sinh nhưng Phật giáo vẫn phát triển rất mạnh mẽ ở Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng. 17 2.1.2 Cúng đền, đình, miếu, thờ Thần Tâm thức người Việt bao đời cho rằng “Đất có Thổ công, sông có Hà bá, cảnh thổ nào thì có Thành hoàng ấy” nên từ lâu họ đã biết lập các đình miếu để thờ phụng các vị thần thánh, để cầu mong bình an, hạnh phúc và no ấm. Trước tiên xin nói về một số khái niệm cơ bản sau: - Theo ý nghĩa đầu tiên thì đình chỉ là nơi để dân làng hội họp mà thôi, là nơi để treo những sắc lệnh và huấn dụ của nhà vua. - Miếu: nhiều làng có miếu thờ thần Thành hoàng, theo lệ vào ngày “sóc” (mùng 1) và ngày “vọng” (ngày rằm) dân làng đến miếu để làm lễ Vấn (theo nghĩa là Viếng). Miếu này còn được gọi là nghè, nơi giữ sắc thần. Ngày tế lễ, dân làng rước sắc thần từ miếu đến đình để cử hành tế lễ, sau đó đưa về miếu hoặc ngược lại, rước sắc thần từ đình đến miếu rồi trả sắc về đình. - Miễu: do từ miếu đọc trại ra.Nhà thờ riêng của dân (nhà thờ họ) gọi là gia miếu. Nhà thờ dòng họ của triều đình gọi là thế miếu. - Điện: là nhà của các bậc vương hầu hoặc đền vua ngự (điện Thái Hòa,…) về sau gọi rộng ra cho đền thờ thánh (điện đức Thánh Trần,…) - Thành hoàng: ông thần ở đình làng, cai quản các khu vực trong làng. Chức vụ Bổn cảnh Thành hoàng được nhà vua trao cho một vị quan khuất mặt (thần). Bổn cảnh có ý nghĩa là khu vực này. Ở làng xã Việt Nam trước đây, tục thờ cúng Thành hoàng làng có một vị trí quan trọng trong đời sống tín ngưỡng và tâm linh của người dân, nhất là người dân Nam Bộ. Vì đây là vùng đất mới, đời sống của người dân còn nhiều bất trắc và nguy hiểm. Ca dao xưa có câu: “Cà Mau khỉ khọt trên bưng Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.” Hay “Chèo ghe sợ sấu cắn chưn Xuống sông sợ đĩa, lên rừng sợ ma.” 18 Từ đó mà giá trị của đời sống tâm linh càng tăng lên gấp bội. Nhu cầu cầu an, cầu tài, cấu hạnh phúc tăng nên số lượng đình, miếu được xây dựng cũng tăng lên đáng kể để đáp ứng nhu cầu ấy. Đình là cơ ngơi riêng biệt, gắn liền với chính quyền làng xã, thờ Thành hoang được chính quyền thừa nhận. Mỗi làng đặt cơ quan hành chính ở đình làng, khi ngự giá tuần du qua làng, nhà vua thường ghé vào đình để tìm hiểu dân tình địa phương. Nam Bộ ít khi được vua ngự giá nên gần như chức năng này là không có, cho nên cơ quan chính quyền làng xã và đình thờ thần Thành hoàng được tách riêng ra. Mỗi năm, chính quyền làng xã và người dân đều tổ chứa lễ tế Thành hoàng để cầu quốc thái dân an, ca ngợi nhà vua. Chi phí tổ chức tế lễ xuất từ ngân quỹ làng xã, địa tô và sự đóng góp của người dân trong làng. Trong đình thần, trước ngai chưng cái giá, đựng ba ngọn gươm, cán dài gọi là gươm vía hoặc gươm cẩn. Nếu thần là quan võ, hai bên chưng bày hai con ngựa có thể di chuyển được để rước sắc, chân ngựa mang sẵn hai bánh xe nhỏ. Nhiều tàn, lọng, đặc biệt là lỗ bộ để gợi sự trang nghiêm. Mỗi đời vua bày một nghi thức riêng về lỗ bộ. Đời Lê Thái Tôn qui định: qua (giáo), phủ (rìu), việt (búa), trang, phan, tinh, kì, mao, tiết (6 lá cờ khác loại), quạt, lọng; quân hầu thì theo sau. Ở đền Ngọc Sơn (Hà Nội), lỗ bộ chưng bày thanh đao trường, bàn tay nắm cầm bút, búa, quạt, kích, cờ tinh. Về các đời sau, đình làng thường bày lỗ bộ với hai thanh mác trường, hai ngọn cờ mao và tiết, hai cái dùi đồng (chùy), hai cái phủ việt (búa và rìu), một cái biển khắc chữ “tĩnh túc” (yên lặng, cung kính), một cái biển khắc chữ “hồi tỵ” (tránh xa). Ngày xưa, khi quan đi hành quân thì người có tang, người mang tật nguyền phải tránh xa. Lỗ bộ tùy nơi có thể là hai cái biển tĩnh túc và hồi tỵ, hai cái búa và rìu, bốn thanh gươm trường, một tay văn (cầm bút lông), một tay võ (nắm lại). Hoặc hai cờ mao và tiết, hai long đao, một bán nguyệt, một xà mâu, một tứ nhĩ (kiểu dao lưỡi ngắn, bốn góc nhọn), một dao ngạc ba (đinh ba). Trong đình còn cờ vía và cái biển đề chức tước vị Thành hoàng. Nơi giàu sang thì có thêm cờ đại, một hay hai lá để treo trước sân vào ngày lễ hội hoặc cờ ngũ sắc có thêu rồng,…Trước đình có tấm bình phong vẽ con cọp và cây tùng, ngụ ý đuổi ma quỷ. Những ngày không cúng kiếng, trong đình chỉ thắp nhang, không khí vắng lạnh, ma quỷ sẽ thừa cơ vào trú ngụ. Vì vậy, tấm bình phong với hình con cọp sẽ ngăn chặn ma quỷ. [11, tr. 62] 19 Đình làng có một số chức năng cơ bản sau: - Là nhà hát của làng, thời xưa cũng như thời nay nói đến lễ cầu an ở đình là nói đến hát bội (ở Nam Bộ không có hát bội mà thay vào đó là những tiết mục văn nghệ của dân làng). Trước đình làng thường dành một mặt bằng để xây cái “võ ca”, võ tức là vũ, theo nghĩa miếu vũ (kiểu nhà không có vách). Võ ca nhìn thẳng vào bàn thờ Thần ở chánh điện, vì hát bội là để “cúng” Thần cũng giống như khi cúng con heo, nhang đèn, hoa quả để cúng Trời Đất. - Là một kiểu “sân vận động”, ngày Kỳ Yên (cầu an) thường tổ chức đánh võ, kéo dây,…để biểu dương sức mạnh của thanh niên, ngày càng dồi dào khi vào vận hội mới. - Là nơi thờ các vị tổ sư các ngành nghề thủ công. - Là nơi thờ các vị thần quen thuộc, có liên quan đến sinh kế địa phương (ông Quan Công, bà Chúa Xứ, Cá Ông, ông Thần Tài,…) nhất là nơi có dân chài lưới và người Hoa sinh sống. - Thờ các vị tiền hiền, hậu hiền có công khai phá, xin hợp thức hóa làng xóm với chính quyền. - Nội dung lớn và bao quát đó là thờ Tổ quốc, thần Thành hoàng là đại diện của nhà vua, vua là con của trời, là giang sơn, là xã tắc. [240;1] Nói về phong tục cúng đình, Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục có nhận xét: “Như hiến lễ tế vật, ngoài Bắc Bộ ta chỉ hiến rượu, chứ không hiến các món đồ ăn, vì ta hay để toàn sinh mới là thành kính. Ở về Nam Bộ thì món ăn gì cũng có thể hiến. Trong khi hiến rượu, người ta (ở Bắc) đi một cách khoan thai và nghiêm trang. Ở Nam Kỳ, khi hiến rượu, hiến đồ ăn, thường có hai người đóng tuồng, mặc đồ nhung trang cầm nến đi trước, kế đến mỗi bên ba bốn con hát, áo mũ rực rỡ, mỗi ả cầm vài nén hương, vừa đi vừa đọc câu chúc hổ, rồi mới đến các người hiến rượu, hiến đồ ăn đi sau. Mà cách đi thì rất ngộ; người nào mắt cũng nhưng nhưng nháo nháo, nghiêng đầu, nghiêng cổ, chân bên nọ đá chân bên kia, làm cho ai lạ mắt cũng phải phì cười mà họ cho thế mới là đi kiểu.”[22, tr. 258] Có lẽ, nhận định trên của Phan Kế Bính có phần hơi sai lệch vì mỗi một địa phương, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng