Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền bắc (1954 ...

Tài liệu Phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền bắc (1954 – 1975) luận văn ths

.PDF
140
177
58

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐẶNG THỊ THU HƢỜNG PHONG TRµO QUÇN CHóNG THAM GIA B¶O VÖ, GI÷ G×N TRÞ AN ë MIÒN B¾C (1954 – 1975) LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐẶNG THỊ THU HƢỜNG PHONG TRµO QUÇN CHóNG THAM GIA B¶O VÖ, GI÷ G×N TRÞ AN ë MIÒN B¾C (1954 – 1975) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Lê Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, thông tin trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Đặng Thị Thu Hƣờng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các cán bộ, quý thầy cô tại khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi xin chân thành cảm ơn và trân trọng sự giúp đỡ quý báu đó, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi suốt quá trình nghiên cứu, học tập tại Khoa. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Đình Lê đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc sự quan tâm của lãnh đạo Cục Chính trị, hậu cần, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm cùng các anh chị, em đồng nghiệp nơi tôi công tác đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp của quý thầy cô và các bạn./. Hà Nội, tháng 4 năm 2014 Học viên Đặng Thị Thu Hường MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2 Chƣơng I. Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954-1964) .............................................................................................. 10 1.1. Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Bộ Công an. .. 10 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử và tình hình an ninh trật tự ...................................... 10 1.1.2. Đường lối, chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Bộ Công an............... 13 1.2. Nhân dân tham gia giữ gìn trật tự trị an ở miền Bắc (1954-1964).......... 23 1.2.1. Chống địch dụ dỗ, cưỡng ép di cư vào miền Nam ................................ 23 1.2.2. Chấp hành, thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý hành chính về trật tự xã hội ..................................................................................................... 25 1.2.3. Củng cố vùng xung yếu, khoanh vùng chống phản. ............................. 28 1.2.4. Chống gián điệp, biệt kích ..................................................................... 31 1.2.5. Giám sát, giúp đỡ các đối tượng cải tạo. ............................................... 33 1.2.6. Đấu tranh chống đối tượng“nhân văn giai phẩm”, tội phạm hình sự, thực hiện bảo mật, phòng gian......................................................................... 34 Tiểu kết chƣơng 1. ......................................................................................... 39 Chƣơng 2. Phong trào quần chúng tham gia giữ gìn, bảo vệ trị an ở miền Bắc (1965-1975) .............................................................................................. 43 2.1. Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Bộ Công an ... 43 2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử, tình hình an ninh trật tự .......................................... 43 2.1.2. Đường lối, chủ trương của Đảng và chỉ đạo của ngành Công an ......... 48 2.2. Nhân dân tham gia giữ gìn, bảo vệ trị an ở miền Bắc (1965 - 1975) ...... 55 2.2.1. Tham gia công tác phòng không nhân dân. ........................................... 55 2.2.2. Phòng, chống gián điệp, biệt kích và chiến tranh tâm lý. ..................... 61 2.2.3. Đấu tranh chống phản cách mạng ......................................................... 65 2.2.4. Giáo dục, cảm hóa đối tượng cải tạo tại chỗ, chấp hành nghiêm quy định hành chính về trật tự xã hội ..................................................................... 68 2.2.5. Thực hiện bảo mật phòng gian, bảo vệ tài sản, đấu tranh chống tội phạm hình sự.................................................................................................... 70 Tiểu kết chƣơng 2. ......................................................................................... 74 Chƣơng III. Nhận xét, đánh giá, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm ............... 77 3.1. Nhận xét, đánh giá về phong trào quần chúng tham gia giữ gìn, bảo vệ trị an (1954 – 1975).............................................................................................. 77 3.1.1. Phong trào đã từng bước phát triển và thực hiện có hiệu quả ............... 77 3.1.2. Phong trào đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia .......... 79 3.1.3. Nổi bật trong phong trào quần chúng là phòng, chống gián điệp, biệt kích................................................................................................................... 81 3.1.4. Một số tồn tại, hạn chế của phong trào .................................................. 84 3.2. Ý nghĩa của phong trào quần chúng tham gia giữ gìn, bảo vệ trật tự trị an ở miền Bắc (1954 – 1975) ............................................................................... 85 3.2.1. Góp phần quan trọng giúp lực lượng Công an hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân giao phó. ................................................................................ 85 3.2.2. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố hậu phương miền Bắc vững mạnh ....................................................................................... 87 3.2.3. Khẳng định quan điểm đúng đắn của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, sức mạnh to lớn của quần chúng ................... 91 3.2.4. Góp phần phát triển lý luận nghiệp vụ Công an trong công tác vận động quần chúng. ...................................................................................................... 94 3.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 97 3.3.1. Củng cố, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, tổ chức quần chúng giữ gìn, bảo vệ trị an về mọi mặt, thực hiện thường xuyên và lâu dài. ........................ 97 3.3.2. Nội dung, hình thức tổ chức quần chúng tham gia phù hợp với đặc điểm tình hình, đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị. ........................................... 100 3.3.3. Chú trọng xây dựng lực lượng cán bộ nòng cốt ở cơ sở ..................... 103 3.3.4. Kết hợp tính tích cực cách mạng của quần chúng với biện pháp nghiệp vụ công tác Công an. ..................................................................................... 106 3.3.5. Xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh, dựa vào dân, vì nhân dân phục vụ ........................................................................................... 108 3.3.6. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của mọi lực lượng xã hội ....................................................................... 111 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 113 KẾT LUẬN................................................................................................... 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 119 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 125 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANTT: An ninh trật tự CAND: Công an nhân dân CBCS: Cán bộ chiến sỹ CNXH: Chủ nghĩa xã hội CSND: Cảnh sát nhân dân NXB: Nhà xuất bản TTATXH: Trật tự an toàn xã hội XHCN: Xã hội chủ nghĩa TW: Trung ương 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về dân và vai trò của nhân dân là một cuộc cách mạng về thế giới quan, nhân sinh quan trong lĩnh vực đời sống xã hội. Trong đó nổi bật là quan điểm quần chúng có sức mạnh vô cùng to lớn, sức mạnh đó chỉ được phát huy khi họ được tập hợp, tổ chức lại, có sự đoàn kết, thống nhất, có sự lãnh đạo nếu không đó cũng chỉ là một tập hợp người không có sức mạnh. Tiếp nối quan điểm này, Lê nin- người học trò vĩ đại của Các Mác, Ph. Ăng ghen đã chỉ ra rằng “Đảng, Nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với quần chúng, sống trong lòng quần chúng, biết tâm trạng quần chúng, biết tất cả, hiểu quần chúng. Biết đến với quần chúng. Giành được lòng tin tuyệt đối của quần chúng. Những người lãnh đạo không được tách rời khỏi quần chúng bị lãnh đạo” [61, 608]. Những luận điểm khoa học, biện chứng trên là nền tảng để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, sức mạnh của quần chúng. Người khẳng định nhân dân chính là cái “gốc” làm nên sức mạnh của cách mạng, “Gốc có vững, cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [57, 410], bởi vậy, Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Phải nhớ rằng dân là chủ. Dân như nước, mình như cá, lực lượng bao nhiêu hết là nhờ ở dân”. Nhận thấy vị trí, vai trò vô cùng to lớn của nhân dân, Người đã tập trung chỉ đạo các cấp, các Ngành trong đó có lực lượng Công an phải: “vận động tất cả lực lượng của mỗi người dân không để sót một người nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho” [58, 698]. Tư tưởng chỉ đạo ấy đã trở thành nền tảng xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển của lực lượng CAND cho tới tận ngày hôm nay. Dấu ấn nhân dân in đậm trong mỗi chiến công, thành tích của Ngành. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sức mạnh cội nguồn ấy bao chùm lên mọi hoạt động của lực lượng Công an từ đấu tranh chống gián điệp, biệt kích, chống phản cách mạng, đến ngăn ngừa tội phạm hình sự, tham gia bảo vệ tài sản Nhà nước. Đội quân hùng hậu triệu mắt, triệu tay ấy đã sát cánh lực lượng 2 Công an giữ gìn trật tự trị an ở địa bàn cơ sở là nền tảng để miền Bắc đi lên XHCN, trở thành hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam. 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước là quãng thời gian đầy gian chuân, thử thách nhưng cũng rất đỗi vinh quang tự hào. Kết tinh nên chiến thắng vĩ đại ấy có rất nhiều những yếu tố nhưng quan trọng phải kể đến vai trò của hậu phương miền Bắc. Miền Bắc là chính là cái gốc, gốc có chắc, có vững thì trước phong ba, bão táp cây mới đứng vững, không thể gục ngã. Vượt qua những khó khăn, thử thách của điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, đời sống nhân dân còn nhiều lạc hậu, lại phải trực tiếp đương đầu với hai cuộc chiến tranh leo thang phá hoại của đế quốc Mỹ, song với tinh thần “tất cả vì tiền tuyến miền Nam”, miền Bắc đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt cùng miền Nam chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ. Để miền Bắc thực sự trở thành hậu phương vững mạnh thì một trong những nhân tố không thể không nhắc đó là bảo vệ, giữ gìn trị an. Trị an là sự ổn định và phát triển bền vững của thể chế chính trị. Trị an có vững, nội bộ có thống nhất, ổn định thì mới có cơ sở để phát triển kinh tế, văn hóa, chăm lo đời sống cho nhân dân. Trong những năm tháng kháng chiến đầy gian khổ ấy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc không chỉ là chiến công riêng của lực lượng Công an mà còn có đóng góp lớn lao của nhân dân. Không phải là lực lượng chính quy, không có được sự bài bản, sắc bén trong phát hiện, ngăn ngừa các hoạt động phản cách mạng của CBCS Công an nhưng nhân dân luôn nêu cao tinh thần cách mạng, phát huy năng lực, sáng tạo phát huy nguồn sức mạnh to lớn tích cực tham gia giúp đỡ lực lượng Công an hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Quần chúng giữ gìn, bảo vệ trật tự trị an được thể hiện thông qua việc làm cụ thể góp phần phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phá hoại như bọn gián điệp, biệt kích, tổ chức phỉ, các loại tội phạm xâm phạm tới quyền công dân, tài sản của Nhà nước, âm mưu, hoạt động lôi kéo, cưỡng bức đồng bào di cư vào Nam. Ngoài ra thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, giữ gìn, bảo vệ trị an còn bao gồm 3 giúp đỡ, giáo dục các đối tượng cải tạo, phòng, chống tội phạm hình sự các loại, đối tượng nhân văn giai phẩm,...Các hoạt động trên đã thu hút đông đảo của các tầng lớp nhân dân trên toàn miền Bắc tạo thành một phong trào quần chúng phát triển sôi nổi, rộng khắp ở mọi vùng miền, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ chính trị. Thông qua các thực tiễn đấu tranh, ý thức cách mạng của quần chúng được nâng cao, bản thân mỗi người thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc giữ gìn trật tự, trị an ở cơ sở. Phong trào quần chúng tham gia giữ gìn, bảo vệ trị an ở miền Bắc giai đoạn 1954 – 1975 có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Từ phong trào “ba không” đến phong trào bảo vệ trị an rộng khắp ngoài xã hội, phong trào bảo mật, phòng gian được đẩy mạnh trong các cơ quan, xí nghiệp, các nhà máy, quần chúng đã khẳng định được vị trí, vai trò trên mọi mặt trận giữ gìn ANTT, tạo nên thế trận “thiên la, địa võng” đối với quân thù. Lựa chọn đề tài luận văn “Phong trào quần chúng nhân dân tham gia giữ gìn trật tự trị an ở miền Bắc 1954 – 1975”, ngoài những lý do trên, bản thân tôi mong muốn rút ra một số những bài học kinh nghiệm từ lịch sử góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động quần chúng tham gia giữ gìn TTATXH trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Có thể nói, các sách, các công trình nghiên cứu, phản ánh về công tác giữ gìn trật tự, an ninh của lực lượng Công an có khá nhiều. Tuy nhiên, số lượng các sách chuyên khảo nghiên cứu, phản ánh trực tiếp về vị trí, vai trò, các hoạt động, phong trào của quần chúng trong thực hiện giữ gìn ANTT còn hạn chế. Một số công trình tiêu biểu phải kể đến như: - Tổng cục Xây dựng lực lượng (2006), Biên niên phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc 1945 - 1954, Biên niên phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc 1954 – 1975…Trong đó có đề cập tới những sự kiện, nội dung, những đóng góp nổi bật của quần chúng trong thực hiện nhiệm vụ, công tác cụ thể ở các địa phương qua từng năm cũng như đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an trong 4 việc phát huy sức mạnh, vai trò của quần chúng phục vụ giữ gìn, bảo vệ trật tự trị an thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. + Công trình Tổng kết lịch sử vận động quần chúng bảo vệ ANTT 1945 – 2000 do Bộ Công an tiến hành nghiên cứu và xuất bản năm 2003. Cuốn sách đã khái quát quá trình vận động và phát triển của phong trào quần chúng qua các giai đoạn lịch sử từ 1945 đến 2000, trên cơ sở đó chỉ rõ những bài học kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn phong trào xuyên suốt 55 năm qua. + Trong các chuyên đề tổng kết lịch sử CAND trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Bộ Công an tiến hành (2014) như: công tác phòng, chống tội phạm hình sự và các loại tội phạm khác, công tác quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, công tác quản lý và cải tạo phạm nhân và các đối tượng tập trung cải tạo, công tác chống gián điệp biệt kích,…đều khẳng định dựa vào dân là một trong những bài học quý được đúc rút từ thực tiễn đấu tranh thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó của các lực lượng trong Ngành Công an. + TS. Nguyễn Đình Tập (2002), Một số vấn đề về phát huy vai trò nhân dân bảo vệ ANTT ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, đã nêu lên những lý luận và kinh nghiệm từ việc vận động nhân dân trong quá trình đấu tranh từ 1945 đến 2000. Đồng thời trên cơ sở khái quát những yêu cầu thực tế công tác đấu tranh hiện nay, tác giả nêu lên một số những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò to lớn của nhân dân. + Năm 2009, Cục phong trào quần chúng, Bộ Công an (V28) có nghiên cứu, tổng kết đề tài Biện pháp vận động quần chúng trong công tác Công annhững vấn đề lý luận và thực tiễn. Thông qua việc nghiên cứu lý luận kết hợp cùng với thực tiễn biện pháp vận động quần chúng phục vụ các mặt Công an, đề tài đã khẳng định vị trí, vai trò và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của biện pháp này trong nhiệm vụ công tác của Ngành Công an. - Các nghiên cứu sinh, thạc sỹ cũng đã lựa chọn vận động quần chúng trong thực hiện các nhiệm vụ công tác cụ thể để làm vấn đề nghiên cứu của 5 mình. Điển hình như: Lê Quốc Trân với Luận án Sử dụng biện pháp vận động quần chúng tham gia điều tra vụ án hình sự của lực lượng CSND trong giai đoạn điều tra các vụ án trộm cắp tài sản (năm 2010), Nguyễn Cảnh Tài, Luận văn thạc sỹ: Vận động quần chúng tham gia hoạt động điều tra vụ án hình sự của lực lượng CSND, Công an thành phố Hồ Chí Minh (năm 2008); Vũ Ngọc Hoan, Luận văn thạc sỹ, Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường sắt (năm 2002)… - Trên các báo, nhất là tạp chí CAND cũng có nhiều bài nghiên cứu về vai trò, vị trí, biện pháp phát động quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm như: Bùi Minh Trung (2000), Nâng cao hiệu quả của biện pháp phát động quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, Nguyễn Văn On (2004), Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ ANTT; Hà Việt Dũng (2004), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia,… Nhìn chung, các sách báo, công trình khoa học đã có những nghiên cứu, đề cập tới nhiều khía cạnh liên quan tới vấn đề “dân” trong công tác công an như: tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân trong đấu tranh bảo vệ ANTT; vai trò nhân dân; việc thực hiện công tác vận động quần chúng nhân dân bảo vệ ANTT nói chung và trong từng lĩnh vực cụ thể,…Thời gian nghiên cứu chủ yếu tập trung trong giai đoạn hiện nay. Có thể khẳng định rằng, cho tới hiện nay, chưa có bất kỳ công trình đi sâu nghiên cứu về thực tế phong trào quần chúng tham gia giữ gìn, bảo vệ trật tự trị an trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở miền Bắc nước ta một cách sâu sắc, toàn diện. 3. Mục đích và nhiệm vụ - Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích phong trào quần chúng trên các mặt công tác cụ thể, của từng thời kỳ lịch sử, luận văn làm sáng tỏ những đóng góp của phong trào đối với thực hiện công tác giữ gìn trật tự trị 6 an. Đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức vận động nhân dân tham gia giữ gìn trật tự xã hội trong giai đoạn hiện nay. - Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn xác định nhiệm vụ chủ yếu sau: + Trình bày, phân tích quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và trực tiếp của Ngành Công an về vận động nhân dân tham gia giữ gìn trật tự trị an ở miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975). + Trình bày nội dung và đánh giá những đóng góp của phong trào quần chúng tham gia giữ gìn trật tự trị an. + Rút ra một số những bài học kinh nghiệm phục vụ công tác vận động nhân dân bảo vệ ANTT trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: phong trào quần chúng trong sự nghiệp bảo vệ ANTT của đất nước. Để quần chúng phát huy vai trò tích cực, chủ động của mình trong thực hiện nhiệm vụ trên, phải có sự tham mưu, hướng dẫn của lực lượng Công an. Do vậy, luận văn đồng thời đề cập đến sự chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức thực hiện của Ngành trong việc thúc đẩy phong trào phát triển. - Phạm vi nghiên cứu + Không gian: ở miền Bắc Việt Nam (tính từ vĩ tuyến 17 trở ra) + Thời gian: trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc (1954 – 1975). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả đồng thời sử dụng các phương pháp khác như: logic, phân tích, tổng hợp, thống kê,…để thực hiện luận văn. Trong đó phương pháp lịch sử, phương pháp logic là chủ đạo. - Phương pháp lịch sử: là phương pháp nghiên cứu các sự kiện lịch sử trong một bối cảnh lịch sử nhất định; nghiên cứu các sự kiện theo trình tự thời gian phát sinh, phát triển và kết thúc của nó; nghiên cứu những nét khác biệt 7 của các sự kiện, phân biệt sự kiện này với sự kiện khác. Trong chương 1 và chương 2 luận văn lấy phương pháp lịch sử làm chủ đạo. - Phương pháp logic: là phương pháp nghiên cứu các sự kiện lịch sử qua bản chất của nó, không phải bằng diễn biến bên ngoài; nghiên cứu tính tất yếu của sự kiện; kết hợp chặt chẽ giữ phương pháp logic và phương pháp lịch sử là nguyên tắc cần vận dụng sáng tạo, linh hoạt. Phần bài học kinh nghiệm lấy phương pháp logic làm chủ đạo để rút ra vấn đề có tính quy luật. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa và nêu lên nội dung về đường lối chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Ngành Công an về công tác vận động nhân dân tham gia giữ gìn, bảo vệ ANTT trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. - Làm rõ những hoạt động của phong trào quần chúng để thực hiện giữ gìn, bảo vệ. - Đúc rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị và cần thiết nhằm thúc đẩy phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận + Làm rõ thêm những nhận thức về công tác vận động nhân dân bảo vệ ANTT trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của Đảng, Nhà nước mà trực tiếp nhất là Bộ Công an. + Khẳng định sự đúng đắn trong quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, sức mạnh quần chúng trong lĩnh vực giữ gìn, bảo đảm trật tự trị an. Đồng thời góp phần xây dựng, bổ sung lý luận về biện pháp nghiệp vụ quần chúng- một trong những biện pháp quan trọng phục vụ nhiệm vụ công tác Công an. - Ý nghĩa thực tiễn Từ những bài học kinh nghiệm, các đơn vị CAND và các tổ chức chính trị, đoàn thể có thể tham khảo, áp dụng nhằm thực hiện tốt hơn công tác vận động nhân dân bảo vệ ANTT trong giai đoạn hiện nay. 8 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương và 7 tiết. Chương 1. Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954 -1964) Chương 2. Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1965 -1975) Chương 3. Nhận xét, đánh giá, bài học kinh nghiệm về phong trào quần chúng tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954-1975). 9 Chƣơng I. Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954-1964) 1.1. Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Bộ Công an. 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử và tình hình an ninh trật tự Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế xã hội. Ở miền Nam, Mỹ hất cẳng Pháp, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ, âm mưu tiến hành chia cắt nước ta lâu dài. Những hoạt động chống đối, phá hoại của các thế lực thù địch đã khiến cho tình hình ANTT sau giải phóng ở miền Bắc thêm phức tạp. Mặc dù buộc phải rút quân, thực dân Pháp vẫn tiếp tục các hoạt động phá hoại, vi phạm các điều khoản đã ký kết, trì hoãn tập kết quân. Trong khi đó, Mỹ và Ngô Đình Diệm kích động, dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào miền Bắc (nhất là đồng bào Thiên chúa giáo) di cư vào Nam; bí mật cài cắm gián điệp, thả biệt kích, kích động xưng vua, nổi phỉ. Một số tổ chức đảng phái phản động cũ, bọn tàn quân ngụy lén lút hoạt động khủng bố, cướp bóc,… Tình hình địch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam diễn ra ngày một phức tạp và nghiêm trọng cả ở vùng mới giải phóng và vùng kháng chiến cũ. Từ chỗ tổ chức từng đoàn nhỏ đi lẻ tẻ, chúng kích động bà con giáo dân tập trung hàng vạn người mít tinh, biểu tình đòi di cư. Không dừng ở đó, chúng còn gây ra bạo loạn chống lại chính quyền cách mạng. Nhiều nơi, bọn phản động tổ chức thanh niên theo đạo Thiên chúa, vũ trang rèn giáo mác, tự động canh gác làng, lập đội “Thanh niên quyết tử” chống đối chính quyền địa phương, gây ra nhiều vụ đánh cán bộ, bộ đội, có nơi biến thành những vụ bạo loạn như: ở Phát Diệm (Ninh Bình), Ba Làng (Thanh Hóa), Trù Sơn (Nghệ An)… Ngày 28/1/1961, Tổng thống Mỹ Kennơđi chính thức thông qua chiến lược chiến tranh đặc biệt chọn miền Nam làm nơi thí nghiệm, lấy việc lập ấp 10 chiến lược làm trọng tâm hòng dập tắt phong trào nổi dậy của nhân dân nơi đây, đồng thời ráo riết tiến hành phá hoại miền Bắc thông qua các hoạt động gián điệp. Chúng coi đó là một nội dung quan trọng cần triển khai nhanh chóng, có hiệu quả nhằm gây bất ổn về chính trị, suy yếu về kinh tế và quốc phòng, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, từng bước mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ra cả nước. Đế quốc Mỹ và tay sai thường xuyên tiến hành các hoạt động gián điệp hòng thu thập tình báo trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa phục vụ cho âm mưu phá hoại và gây chiến của chúng. Chúng sử dụng nhiều phương thức thâm nhập vào miền Bắc như: thông qua đường giới tuyến Vĩnh Linh, đường biên giới Việt – Lào, đường hồi hương Việt Kiều, đường biển với nhiều hình thức khác nhau khi thì lợi dụng hình thức công khai hợp pháp, khi thì bí mật thâm nhập bất hợp pháp. Gián điệp ẩn nấp miền Bắc ngoài một số tên là người Việt Nam còn có những phần tử trong Hoa kiều và ngoại kiều các nước tư bản. Mục đích của hoạt động tung gián điệp, biệt kích này là nhằm liên lạc với các phần tử phản cách mạng ở miền Bắc, tăng cường hoạt động điều tra, phá hoại, ám sát cán bộ, gây những khu vực phỉ quấy rối, lợi dụng tình hình miền Bắc còn một số khó khăn để kích động quần chúng lạc hậu chống lại Chính phủ. Những tác động bên ngoài cùng với những âm mưu chống phá chính quyền của các thế lực thù địch bên trong đã khiến cho tình hình ANTT ở miền Bắc càng trở nên phức tạp hơn. Đầu năm 1957, lợi dụng những khó khăn của Đảng, Nhà nước khi đang tập trung sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất, các phần tử phản động ngóc đầu dậy, tập hợp lực lượng, tiến hành chống phá chính quyền cách mạng. Ở miền núi, bọn biệt kích, bọn trùm phỉ gây ra các vụ xưng vua, bạo loạn ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Nghĩa Lộ, Nghệ An,…Ở vùng tập trung đồng bào theo Công giáo, bọn phản động kích động phá hoại, có nơi đã gây ra các vụ đánh giết cán bộ, rào làng, gây rối,…Ở Hà Nội và các tỉnh lân cận một số văn nghệ sỹ bất mãn lập nhóm “Nhân văn giai 11 phẩm” chống phá cách mạng gây không ít những khó khăn cho công tác giữ gìn, bảo vệ trị an. Không chỉ có vậy, trước khi rút khỏi miền Bắc thực dân Pháp đã thả hết số lưu manh, tội phạm hình sự ở các trại do chúng bắt, giam giữ (chỉ riêng ở Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An chúng đã thả 326 tên lưu manh). Bọn lưu manh được thả nhanh chóng cấu kết với bọn lưu manh ngoài xã hội gây ra nhiều vụ phạm pháp như: giết người, cướp của, giả danh bộ đội để tống tiền, giả mạo cán bộ để lừa đảo,…gây rối trật tự trị an. Cùng với đó là những hậu quả của chiến tranh và chế độ thực dân phong kiến cũ để lại mà nhiều tệ nạn xã hội phát triển, lan rộng nhất là tình trạng buôn bán thuốc phiện, cờ bạc, nấu rượu lậu...Bọn tội phạm hình sự lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý để hoạt động tham ô, buôn lậu, trộm cắp gây thiệt hại tài sản Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân. Chỉ tính riêng năm 1964 tại Vĩnh Phú qua kiểm tra 111 hợp tác xã đã phát hiện 3220 vụ tham ô. Trong 10 năm 1955 – 1964 đã phát hiện 4372 vụ tham ô gây thiệt hại xấp xỉ 45 triệu đồng (tiền ngân hàng năm 1958), với 5297 cán bộ nhân viên phạm tội [21, 26]. Nhiều vụ tham ô với thủ đoạn táo bạo, trắng trợn như: tham ô rồi đốt nhà, đốt kho để phi tang, làm giả giấy tờ gây không ít những khó khăn cho công tác điều tra của lực lượng Công an. Có thể nói, cùng với những âm mưu, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt nhằm phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, những thay đổi về kinh tế, xã hội từ thời chiến chuyển sang thời bình đã đặt ra yêu cầu cấp thiết của nhiệm vụ giữ gìn ANTT ở miền Bắc. Lực lượng Công an đứng trước nhiều khó khăn thử thách, gánh vác những trọng trách lớn lao: bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân, giữ vững thế trận an ninh vững chắc để miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam. Trong hoàn cảnh đó, những thắng lợi cơ bản trong cải cách ruộng đất, cải tạo XHCN, khôi phục kinh tế góp phần cải thiện đời sống nhân dân, củng 12 cố thế trận an ninh quốc phòng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960) đã họp và xác định nhiệm vụ cách mạng cho từng miền. Để miền Bắc trở thành hậu phương của cách mạng cả nước, Đảng nhấn mạnh yêu cầu cần phải đẩy mạnh công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội để mau chóng tạo ra một cuộc sống mới cho nhân dân, làm cho miền Bắc phát huy được đầy đủ tính hơn hẳn của nó so với miền Nam, trở thành cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, miền Bắc tiến hành kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) và đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần củng cố an ninh chính trị, TTATXH, đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ chi viện cho chiến trường, cổ vũ nhân dân miền Nam đứng lên, đánh bại chiến lược chiến tranh kiểu mới của đế quốc Mỹ. Những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội miền Bắc từ thời chiến sang thời bình tác động không nhỏ tới công tác bảo vệ, giữ gìn ANTT của lực lượng Công an. Trong khi đó thế lực thù địch, phản cách mạng, các loại tội phạm hình sự, kinh tế,…luôn tìm cách móc ngoặc liên kết với nhau nhằm phá hoại, gây bất ổn về chính trị, kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội. Nhiệm vụ của lực lượng Công an lúc này là phải bóc gỡ hết mạng lưới hậu chiến của địch cài lại, thiết lập trật tự cách mạng trên toàn miền Bắc, đảm bảo an ninh toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Để thực hiện được điều đó, Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo Bộ Công an nhanh chóng, kịp thời thực hiện các nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài, đấu tranh để giữ vững sự ổn định về ANTT trong đó nhấn mạnh tới việc phát huy hơn nữa vai trò phát động quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh chống phản cách mạng và các loại tội phạm khác. 1.1.2. Đường lối, chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Bộ Công an Đầu tháng 9/1954, Bộ Chính trị, TW Đảng đã họp, ra Nghị quyết xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Nghị quyết đã nêu bật 2 đặc điểm lớn lúc này là: “Từ chiến tranh chuyển sang hòa bình và đất nước tạm chia làm 2 miền”. Từ đó đề ra nhiệm vụ chung là: 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan