Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Phong trào cách mạng ở các nước châu á từ năm 1918 đến năm 1939...

Tài liệu Phong trào cách mạng ở các nước châu á từ năm 1918 đến năm 1939

.DOC
15
3804
105

Mô tả:

Chuyên đề: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1939 (3 tiết) A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I. Hoàn cảnh lịch sử - Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô Viết ra đời. Thắng lợi đó đã mở ra con đường giải phóng cho giai cấp công nhân và các dân tộc thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi làm cho phong trào cách mạng ở phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cao trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, ở các nước tư bản nhiều Đảng Cộng sản đã được thành lập, trong bối cảnh đó tháng 3/1919, Quốc tế cộng sản ra đời đã lên tiếng ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức trên thế giới và trở thành tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới. - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc tăng cường khai thác, bóc lột các nước thuộc địa để bù đắp những thiệt hại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước châu Á có những chuyển biến sâu sắc. Về kinh tế, yếu tố kinh tế tư bản tiếp tục được du nhập, tuy nhiên bức tranh kinh tế của các nước vẫn vô cùng ảm đạm, kinh tế các nước vẫn là nền nông nghiệp lạc hậu, phát triển què quặt và là thị trường tiêu thụ hàng hoá, nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước chính quốc. Đời sống của các tầng lớp nhân dân vẫn trong tình cảnh bần cùng. Về chính trị, toàn bộ quyền hành đều tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thuộc địa hay chịu ảnh hưởng của các nước tư bản, thực dân. Về xã hội, sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc, giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh dần cùng với sự phát triển của kinh tế tư bản. Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành về số lượng và ý thức cách mạng. Vì vậy, mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với đế quốc ngày càng sâu sắc và trở thành mâu thuẫn cơ bản trong xã hội các nước châu Á thời kì này… Tình hình thế giới và sự chuyển biến của khu vực đã tạo ra những nhân tố mới cho phong trào cách mạng châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất. II. Phong trào đấu tranh tiêu biểu: 1. Phong trào Ngũ tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc a. Phong trào Ngũ tứ * Nguyên nhân: - Do âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc... - Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến Trung Quốc... * Diễn biến: - Ngày 4-5-1919, 3000 học sinh, sinh viên Bắc Kinh biểu tình nhằm phản đối âm mưu xâu xé, nô dịch Trung Quốc của các nước đế quốc... - Phong trào lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố, lôi kéo đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân... * Ý nghĩa: Mở đầu cho cao trào chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc. - Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập và dần lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - Đánh dấu bước phát triển của cách mạng Trung Quốc từ CMDCTS kiểu cũ CMDCTS kiểu mới. b. Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc - Sau phong trào Ngũ tứ, chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc. - Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập đánh dấu bước ngoặt quan trọng… 2. Phong trào độc lập ở Ấn Độ - 1918-1922, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ, tập hợp đông đảo công nhân, nông dân và thị dân tham gia. - Lãnh đạo phong trào là Đảng Quốc Đại, đứng đầu là M.Gan-đi. - Hình thức đấu tranh chủ yếu bằng các biện pháp hòa bình, chủ trương bất bạo động, bất hợp tác. - Sự phát triển của phong trào dẫn đến Đảng Cộng sản Ấn Độ thành lập 12-1925. 3. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á a. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh khắp các nước Đông Nam Á…với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản và sự trưởng thành của giai cấp vô sản. - Giai cấp tư sản dân tộc đề ra mục tiêu đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. Một số chính đảng tư sản đã được thành lập ở Inđônêxia, Miến Điện, Mã Lai... - Giai cấp vô sản ở ĐNA bắt đầu trưởng thành: Thành lập ĐCS Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Philippin (1930). Nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang, nổi dậy diễn ra một số nước. b. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách tăng cường áp bức, bóc lột của thực dân Pháp làm bùng nổ phong trào đấu tranh ở các nước Đông Dương. - Lào: Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam kéo dài hơn 30 năm. khởi nghĩa của người Mèo do Chậu Pa-chay lãnh đạo (1918-1922) ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam. - Campuchia, phong trào chống thuế, chống bắt phu bùng lên ở nhiều tỉnh, (Công-pông Chơnăng), thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, hơn 400 người bị tra tấn đến chết. - 1930, ĐCS Đông Dương ra đời, mở ra thời kỳ mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương. Những cơ sở cách mạng bí mật đầu tiêu được gây dựng ở Lào, Campuchia. - 1936 - 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương diễn ra sôi nổi ở Việt Nam, cổ vũ cuộc vận động dân chủ ở Lào và Campuchia. III. Đặc điểm và ý nghĩa của phong trào Phong trào có bước phát triển mới: Cùng với sự phát triển của khuynh hướng CMDCTS thì khuynh hướng CMVS xuất hiện và từng bước chiếm ưu thế. Phương pháp đấu tranh phong phú: biểu tình, bãi công, bất hợp tác, đấu tranh vũ trang. Lực lượng cách mạng đông đảo… Điều đó mở ra triển vọng mới cho thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á trong giai đoạn sau. B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ I. Mục tiêu Sau khi học xong chuyên đề, học sinh (HS) cần: 1. Kiến thức - Hiểu được hoàn cảnh lịch sử mới tác động tới phong trào cách mạng ở các nước châu Á (1918-1939) - Trình bày được những nét cơ bản về phong trào đấu tranh và các nhân vật lịch sử tiêu biểu ở các nước châu Á (1918-1939). - Phân tích được những điểm nổi bật của phong trào cách mạng ở các nước châu Á (19181939). 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng khai thác tranh, ảnh, tư liệu lịch sử để nhận thức, đánh giá lịch sử. - Phát triển các kĩ năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử. 3. Thái độ - Lên án chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân. - Biết trân trọng, cảm phục tinh thần đấu tranh của nhân dân châu Á. - Nhận thức được vai trò của những nhân vật lịch sử tiêu biểu. - Bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc . 4. Định hướng các năng lực hình thành - Năng lực chung: + Năng lực tự học. + Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề. + Năng lực giao tiếp. + Năng lực hợp tác. + Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tái hiện hiện tượng, sự kiện lịch sử về phong trào cách mạng của các nước châu Á (1918-1939). + Năng lực thực hành bộ môn. + Năng lực giải quyết mối quan hệ về ảnh hưởng, tác động của phong trào cách mạng đến giai đoạn sau. + Biết thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên - Giáo án. - Tranh ảnh, tư liệu lịch sử. - Phiếu hoc tập. - Máy chiếu. - Bảng phụ. 2. Học sinh - Nghiên cứu nội dung chuyên đề. - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến chuyên đề. III. Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đê 1. Giáo viên giới thiệu Năm 1918, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Tình hình thế giới có sự thay đổi. Cùng với sự chuyển biến của các nước tư bản, phong trào giải phóng dân tộc ở các khu vực cũng phát triển. Ở châu Á, phong trào cách mạng diễn ra trong những điều kiện lịch sử mới…. 2. Tổ chức hoạt động học tập Mục I. Hoàn cảnh lịch sử Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử tác động đến phong trào cách mạng ở các nước châu Á. Hình thức dạy học: Làm việc nhóm cặp đôi. GV cung cấp tư liệu : Tư liệu 1: “Cách mạng tháng Mười Nga đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở nước Nga. Một kỉ nguyên mới đã mở ra …: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc trong đế quốc được giải phóng, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười đã là thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới” (SGK lớp 11, NXB Giáo dục, trang 52) Tư liệu 2: “Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc tăng cường khai thác, bóc lột ở các nước thuộc địa để bù đắp những thiệt hại trong chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho tình hình kinh tế, chính trị, xã hội có những chuyển biến sâu sắc. Về kinh tế, yếu tố kinh tế tư bản tiếp tục được du nhập, tuy nhiên bức tranh kinh tế của các nước vẫn vô cùng ảm đạm, kinh tế các nước vẫn là nền nông nghiệp lạc hậu, phát triển què quặt và là thị trường tiêu thụ hàng hoá, nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước chính quốc. Đời sống của các tầng lớp nhân dân vẫn trong tình cảnh bần cùng. Về chính trị, toàn bộ quyền hành đều tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thuộc địa hay chịu ảnh hưởng của các nước tư bản, thực dân. Về xã hội, sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc, giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh dần cùng với sự phát triển của kinh tế tư bản. Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành về số lượng và ý thức cách mạng. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với đế quốc ngày càng sâu sắc và trở thành mâu thuẫn cơ bản trong xã hội các nước châu Á thời kì này”. (SGK lịch sử lớp 11-trang 84) Tư liệu 3: “Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) đã ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đánh dấu thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với chủ nghĩa cơ hội, xét lại; góp phần đẩy nhanh sự hình thành các Đảng Cộng sản ở nhiều nước; Quốc tế Cộng sản đã có công lao to lớn trong việc tổ chức và lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân trên thế giới, là trung tâm đoàn kết các đảng cách mạng chân chính trên thế giới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng nhân loại khỏi áp bức của chủ nghĩa đế quốc”. (Bài viết của Nguyễn Ái Quốc về Quốc tế Cộng sản, Website Bảo tàng Hồ CHí Minh ) GV đặt câu hỏi: - Trình bày những sự kiện có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng thế giới nói chung và các nước châu Á nói riêng. - Những chuyển biến của châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Tình hình thế giới và những chuyển biến của châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào tới phong trào cách mạng ở đây? HS nghiên cứu, báo cáo kết quả làm việc. GV hướng dẫn HS chốt kiến thức: - Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô Viết ra đời. Thắng lợi đó đã mở ra con đường giải phóng cho giai cấp công nhân và các dân tộc thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi làm cho phong trào cách mạng ở phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. - Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản ra đời đã lên tiếng ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức trên thế giới và trở thành tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới. - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc tăng cường khai thác, bóc lột ở các nước thuộc địa để bù đắp những thiệt hại trong chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho tình hình kinh tế, chính trị, xã hội có những chuyển biến sâu sắc. Về kinh tế, yếu tố kinh tế tư bản tiếp tục được du nhập, tuy nhiên kinh tế của các nước vẫn lạc hậu, phát triển què quặt và phụ thuộc chính quốc. Đời sống của các tầng lớp nhân dân vẫn trong tình cảnh bần cùng. Về chính trị, toàn bộ quyền hành đều tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thuộc địa hay chịu ảnh hưởng của các nước tư bản, thực dân. Về xã hội, sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc, giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh dần cùng với sự phát triển của kinh tế tư bản. Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành về số lượng và ý thức cách mạng. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với đế quốc ngày càng sâu sắc. Vì vậy, mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với đế quốc ngày càng sâu sắc và trở thành mâu thuẫn cơ bản trong xã hội các nước châu Á thời kì này… Ttình hình thế giới và sự chuyển biến của khu vực đã tạo ra những nhân tố mới cho phong trào cách mạng châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Mục II. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu Hoạt động 1: Tìm hiểu những phong trào đấu tranh tiêu biểu ở Trung Quốc và Ấn Độ Hình thức tổ chức: Cá nhân- Nhóm. HS đọc đoạn thông tin để tìn hiểu về phong trào đấu tranh tiêu biểu ở Trung Quốc và Ấn Độ để hoàn thành phiếu học tập: Tư liệu 1: Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4-5-1919, nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Mở đầu là cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên Bắc Kinh biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn đòi trừng trị những phần tử bán nước trong Chính phủ. Phong trào lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố, lôi kéo đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân. Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc. Lần dầu tiên giai câp công nhân Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ DCTS kiểu cũ sang cách mạng DCTS kiểu mới. Từ sau phong trào Ngũ tứ, chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc…Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. Tư liệu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, việc chính quyền thực dân tăng cường bóc lột thuộc địa, ban hành những đạo luật phản động nhằm củng cố bộ máy thống trị, làm cho những mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Một làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ trong những năm 1918-1922. Phong trào đấu tranh diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, tập hợp đông đảo công nhân, nông dân và thị dân tham gia. Giữ vai trò lãnh đạo phong trào là Đảng Quốc Đại, đứng đầu là M.Gan-đi. Ông kêu gọi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực (như biểu tình hòa bình, bãi công, bãi khoá, tẩy chay hành hoá Anh…). Phong trào bất bạo động, bất hợp tác do Gan – đi và Đảng Quốc Đại lãnh đạo được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng Sự phát triển của phong trào dẫn đến Đảng Cộng sản Ấn độ thành lập 12-1925. Sự kiện này góp phần thúc đẩy làn sóng đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh. HS trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu sau: Nội dung Phong trào Ngũ tứ (Trung Quốc) Thời gian Lãnh đạo Lực lượng tham gia Mục tiêu đấu tranh Hình thức đấu tranh Phạm vi đấu tranh Ý nghĩa HS nghiên cứu, báo cáo kết quả làm việc. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung, góp ý, giúp HS hoàn thành các nội dung chính vào phiếu học tập. Nội dung Phong trào Ngũ tứ (Trung Quốc) Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ Thời gian 4-5-1919 1918-1922 Lãnh đạo Công nhân Tư sản (Đảng Quốc đại) Lực lượng tham gia Trí thức, tiểu tư sản, công nhân Mục tiêu đấu tranh Công nhân, nông dân, thị dân Chống đế quốc và chống phong Chống thực dân Anh kiến Hình thức đấu tranh Biểu tình, bãi công Phạm vi đấu tranh Lan rộng 22 tỉnh, 120 thành phố Ý nghĩa Bất hợp tác, bất bạo động Lan rộng khắp Ấn Độ đánh dấu bước chuyển của cách Thể hiện tinh thần dân tộc của nhân mạng Trung Quốc từ DCTS kiểu dân Ấn Độ cũ sang cách mạng DCTS kiểu Thúc đẩy sự phát triển của phong mới. tào công nhân, dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhân vật lịch sử M.Gan – đi Hình thức tổ chức: Cá nhân-Nhóm. HS quan sát bức tranh và trình bày hiểu biết về M. Ganđi (1869-1948). M. Ganđi (1869-1948) GV hướng dẫn HS nắm bắt kiến thức về nhân vật M.Gan-đi: M. Ganđi (1869-1948), là nhà triết học, nhà hoạt động phong trào giải phóng dân tộc ỏ Ấn Độ từ 1893 đến 1914. Là nhà yêu nước có lối sống khổ hạnh, đã đi khắp nước để tuyên truyền tổ chức nhiệm vụ đấu tranh bằng sách lược bất bạo động. Ông được dân chúng tôn xưng là Ma hát Ma – Tâm hồn vĩ đại. Năm 1948 bị tín đồ Ấn Độ giáo sát hại… Hoạt động 3: Tìm hiểu nét khái quát phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á Hình thức tổ chức:Cá nhân-Cả lớp. Tư liệu : Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh khắp các nước Đông Nam Á. So với những năm đâu thế kỉ XX, phong trào dân chủ tư sản có những bước tiến rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.Một số chính đảng tư sản đã được thành lập ở Inđônêxia, Miến Điện, Mã Lai... Đồng thời, từ thập niên 20, giai cấp vô sản trẻ tuổi ở Đông Nam Á bắt đầu trưởng thành. Thành lập một số ĐCS Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Philippin (1930). Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phong trào độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi quyết liệt. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở In-đô-nê-xi-a, ở Việt Nam… HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi: - Hãy cho biết những nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa 2 cuộc chiến tranh. HS nghiên cứu, báo cáo kết quả làm việc. GV hướng dẫn HS nắm bắt kiến thức : - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh khắp các nước Đông Nam Á…với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản và sự trưởng thành của giai cấp vô sản. - Một số chính đảng tư sản đã được thành lập ở Inđônêxia, Miến Điện, Mã Lai... - Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á bắt đầu trưởng thành: Thành lập Đảng Cộng sản Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Philippin (1930). Nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang, nổi dậy. Hoạt động 4: Tìm hiểu những phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Camphuchia Hình thức tổ chức: Cá nhân-Cả lớp. HS đọc đoạn thông tin, quan sát ảnh để tìm hiểu về phong trào đấu tranh ở Lào và Camphuchia Tư liệu 1: Ở Lào, cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam nổ ra từ 1901, tiếp diễn trong hơn30 năm đầu thế kỉ XX. Cuộc khởi rnghĩa của người Mèo do Chậu Pa Chay lãnh đạo kéo dài trong những năm 1918 – 1922 ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam. Ở Campuchia, phong trào chống thuế, chống bắt phu bùng lên mạnh mẽ trong những năm 1925 – 1926 ở các tỉnh Prây –Veng, Côngpông Chàm…Chính quyền thực dân đàn áp đẫm máu, hơn 400 người bị tra tấn đến chết. Tư liệu 2: Ảnh: Hội nghị thành lập Đảng cộng sản ở Đông Dương (1930) Tư liệu 3: “Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân Phản đế được phổ biến qua tài liệu chung quanh vấn đề chính sách mới ngày 30/10/1936 khắc phục những sai lầm trong nhận thức và hành động trong quá trình thực hiện liên minh thời kỳ trước. Việc tập hợp lực lượng trong Mặt trận được công khai qua bức thư ngỏ của Đảng Cộng sản Đông Dương gửi cho Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp bày tỏ sự đồng minh với nhân dân Pháp, kêu gọi ban hành một số quyền tự do dân chủ cơ bản cho nhân dân Đông Dương và hô hào "tất cả các đảng phái chính trị, tất cả các tầng lớp nhân dân Đông Dương tham gia Mặt trận nhân dân Đông Dương". Câu hỏi: - Hãy nêu nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia trong những năm đầu thế kỉ XX. - Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước được thể hiện ở những sự kiện nào? - Đảng Cộng sản Đông Dương va Mặt trận dân chủ Đông Dương có vai trò như thế nào đối với phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Camphuchia? HS nghiên cứu, báo cáo kết quả làm việc. GV hướng dẫn HS chốt kiến thức: - Phong trào đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia trong những năm đầu thế kỉ XX diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ song đều thất bại (do tổ chức và thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn). - 1930, ĐCS Đông Dương ra đời, mở ra thời kỳ mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương. Những cơ sở cách mạng bí mật đầu tiêu được gây dựng ở Lào, Campuchia. - 1936 - 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh, nhiều cơ sở cách mạng được xây dựng, cổ vũ và đoàn kết cuộc vận động dân chủ ở Lào và Campuchia. Mục III. Đặc điểm và ý nghĩa của phong trào cách mạng ở các nước châu Á (1918-1939) Hoạt động 1: Rút ra những đặc điểm và ý nghĩa Hình thức tổ chức: Cá nhân-Nhóm. Qua kiến thức của chuyên đề, hãy rút ra nhận xét về phong trào cách mạng ở châu Á trong những năm 1918-1939 (Khuynh hướng cách mạng, lực lượng cách mạng, kết quả, ý nghĩa). HS nghiên cứu, báo cáo kết quả làm việc GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý. GV kết luận, cho điểm HS. 3. Củng cố, dặn dò: Học sinh học bài và làm bài tập trong SGK và 1 số câu hỏi do gv đưa ra. B. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ VÀ BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI CỦA CHUYÊN ĐỀ 1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề Nội dung Nhận biết Thông hiểu 1.Hoàn cảnh lịch sử Vận dụng thấp Vận dụng cao So sánh được điểm Đánh giá ảnh Trình bày được những tác động của tình hình thế giới và khu vực đến phong trào cách mạng châu Á. khác nhau về hoàn hưởng, tác động cảnh lịch sử của của Cách mạng phong trào cách tháng Mười mạng châu Á ở 2 Nga đến Việt giai đoạn: giai đoạn Nam.. 1918-1939 với giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 2.Phong trào đấu tranh tiêu Trình bày được diễn biến, kết quả, biểu ý nghĩa của phong - Phong trào Ngũ Tứ và sự trào Ngũ thành lập Đảng Hiểu được đặc Phân tích được ảnh Tứ và sự Cộng sản Trung điểm của phong hưởng to lớn của sự Quốc. thành lập trào Ngũ Tứ. kiện Đảng Cộng sản đảng cộng Trung Quốc ra đời sản Trung Nêu được những nét chính của Quốc phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ. - Phong trào độc - Thống kê được Phân tích được vai phong trào đấu trò của Gan-đi đối lập ở Ấn tranh của nhân dân với sự phát triển của Độ Trung Quốc, Ấn phong trào đấu Độ: Mục tiêu, lực tranh của nhân dân lượng, hình thức, Ấn Độ. kết quả. Nêu được những - Phong nét chính về phong Lí giải được sự lớn trào dân trào dân tộc ở mạnh và khả năng Đông Nam Á, ở tộc ở Lào và Campuchia cách mạng, hoạt Đông động của những Nam Á Liên hệ mối quan Đánh giá mối hệ giữa phong trào quan hệ giữa 3 dân tộc ở Lào, nước Campuchia với Việt Dương giai cấp cơ bản Nam trong Đông trong giai thời kì kháng trong xã hội Đông đoạn này chiến chống Nam Á thời kì đó. Pháp, chống Mĩ Đặc và hiện nay. So sánh điểm giống Nhận xét được điểm và ý và khác nhau của điểm mới trong nghĩa của phong phong mạng châu Á ở 2 mạng ở châu Á III. trào cách phong trào cách trào giai đoạn: giai đoạn thời kì này: về từ 1918-1939 với khuynh hướng giai đoạn cuối thế kỉ cách mạng, lực XIX đến đầu thế kỉ lượng lãnh đạo XX. và hình thức đấu tranh. 2. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả 2.1. Câu hỏi mức độ nhận biết Câu 1. Nêu những tác động của tình hình thế giới và khu vực đến phong trào cách mạng ở châu Á. Câu 2. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc. Câu 3. Nêu những nét chính về phong trào dân tộc ở Ấn Độ (1918-1939). Câu 4. Nêu những nét chính của phong trào độc lập ở Đông Nam Á (1918-1939). Câu 5. Trình bày những nét cơ bản về phong trào dân tộc ở Lào và Campuchia (19181939). 2.2. Câu hỏi mức độ hiểu Câu 1. Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1918-1939). Câu 2. Nhận xét về phong trào cách mạng của các nước châu Á (1918-1939). Câu 3. Điểm chung của phong trào cách mạng 3 nước Đông Dương (1918-1939) là gì?. 2.3. Câu hỏi mức độ vận dụng Câu 1. So sánh điểm khác nhau về bối cảnh lịch sử của phong trào cách mạng ở châu Á giai đoạn 1918-1939 và giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Câu 2. So sánh điểm giống và khác nhau của phong trào cách mạng ở châu Á ở 2 giai đoạn 1918-1939 và giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Vì sao có sự khác nhau đó? Câu 3. Phân tích những điểm mới trong phong trào cách mạng ở châu Á (1918-1939). 2.4. Câu hỏi vận dụng cao Câu 1. Đánh giá tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với phong trào cách mạng ở châu Á giai đoạn 1918-1939. Tác động đó đã dẫn đến hệ quả gì? Câu 2. Đánh giá vai trò của Gan-đi đối với phong trào dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 3. Qua tìm hiểu về phong trào dân tộc ở Lào và Campuchia (1918-1939), hãy đánh giá mối quan hệ giữa cách mạng ba nước Đông Dương trong thời gian này. Mối quan hệ đó được thể hiện như thế nào ở các giai đoạn cách mạng tiếp theo?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan