Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phòng ngừa vị thành niên phạm tội dựa vào cộng đồng (nghiên cứu trường hợp xã ng...

Tài liệu Phòng ngừa vị thành niên phạm tội dựa vào cộng đồng (nghiên cứu trường hợp xã nghi phú, thành phố vinh, nghệ an)

.PDF
127
583
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HOÀI AN PHÕNG NGỪA VỊ THÀNH NIÊN PHẠM TỘI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (Nghiên cứu trƣờng hợp xã Nghi Phú- Thành phố Vinh- Nghệ An) Chuyên ngành Công tác xã hội Mã số: 60900101 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Văn Tùng HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Phòng ngừa vị thành niên phạm tội dựa vào cộng đồng” (Nghiên cứu trƣờng hợp xã Nghi Phú- Thành Phố Vinh- Nghệ An) là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trịnh Văn Tùng và những kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoài An LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội với đề tài: “ Phòng ngừa vị thành niên phạm tội dựa vào cộng đồng” (Nghiên cứu trƣờng hợp xã Nghi Phú- Thành phố Vinh- Nghệ An), bên cạnh sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô cùng với sự quan tâm, động viên từ phía người thân, gia đình và bạn bè. Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Thầy giáo, PGS.TS Trịnh Văn Tùng đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình và tâm huyết của Thầy mà bản thân tôi đã từng bước làm tốt và hoàn thành được đề tài nghiên cứu, đồng thời ghi nhận lại kết quả cùng những cố gắng của bản thân qua luận văn này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Xã hội học nói chung và bộ môn Công tác xã hội nói riêng đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho học viên những hệ thống kiến thức bổ ích, chuyên sâu và nâng cao hơn, qua đó học viên có thể vận dụng được những kiến thức đó để hoàn thành tốt luận văn này. Hơn nữa, đi cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn là các cán bộ xã, thôn và các giáo viên, các vị chức sắc tôn giáo, đại diện các doanh nghiệp tại địa bàn nghiên cứu. Họ đã nhiệt tình cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến họ. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đây là nguồn động lực lớn đối với tôi, họ đã luôn bên cạnh, động viên, quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện luận văn này. Đối với tôi bản báo cáo là một thành quả đáng khích lệ cho sự cố gắng của bản thân sau thời gian học tập và nghiên cứu. Nhưng vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế cho nên bản báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn và những người quan tâm đến đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Tháng 12 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Hoài An MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 2 3. Ý nghĩa của nghiên cứu................................................................................. 6 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 6 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7 4.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 7 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 7 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................... 7 5.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 7 5.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................. 7 5.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 7 6. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 8 7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 8 8. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8 8.1. Phương pháp phân tích tài liệu................................................................... 8 8.2. Phương pháp quan sát ................................................................................ 9 8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ...................................................................... 9 8.4. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung ................................................... 10 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU .............12 1.1. Các khái niệm công cụ ............................................................................. 12 1.1.1. Phòng ngừa tội phạm ............................................................................ 12 1.1.2. Nguồn lực dựa vào cộng đồng .............................................................. 12 1.1.3. Phòng ngừa tội phạm dựa vào cộng đồng: Là một phương pháp cung cấp dịch vụ trong đó sử dụng “ cộng đồng” là phương tiện chính để cung cấp dịch vụ. ............................................................................................................ 13 1.1.4. Trẻ vị thành niên phạm tội .................................................................... 14 1.1.5. Trẻ vị thành niên có rủi ro phạm tội...................................................... 14 1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ...................................................... 15 1.2.1. Lý thuyết hệ thống ................................................................................ 15 1.2.2. Lý thuyết nhu cầu .................................................................................. 16 1.3. Các cách thức tiếp cận trong phát triển cộng đồng .................................. 18 1.4. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và hỗ trợ trẻ vị thành niên ........................................................................................................ 20 1.5. Định hướng phát triển dịch vụ phòng ngừa trẻ vị thành niên phạm tội ở quy mô quốc gia .............................................................................................. 22 1.6. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 24 Chƣơng 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TRẺ VỊ THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ DẪN ĐẾN TRẺ VỊ THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHI PHÖ ..........................................................................28 2.1. Đặc thù đời sống của trẻ vị thành niên trên địa bàn xã Nghi Phú ........... 28 2.1.1. Điều kiện sống của trẻ vị thành niên trên địa bàn xã Nghi Phú............ 28 2.1.2. Thực trạng trẻ vị thành niên phạm tội trên địa bàn xã Nghi Phú .......... 31 2.1.3. Những rủi ro phạm tội của trẻ trong độ tuổi vị thành niên trên địa bàn xã ........ 36 2.2. Đánh giá các hoạt động phòng ngừa đang được xã Nghi Phú sử dụng hiện nay.. 48 2.2.1. Ưu điểm ................................................................................................. 48 2.2.2. Tồn tại ................................................................................................... 54 Chƣơng 3. ỨNG DỤNG CÁCH TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG TRONG PHÕNG NGỪA VỊ THÀNH NIÊN PHẠM TỘI .................................................................60 3.1. Nhu cầu về một cộng đồng an toàn không có tội phạm tại xã Nghi Phú. 60 3.2. Đánh giá các hệ thống nguồn lực nhằm phòng ngừa vị thành niên phạm tội tại cộng đồng xã Nghi Phú ......................................................................... 63 3.2.1. Nguồn lực của các tiểu hệ thống ........................................................... 65 3.2.2. Một số trở ngại về nguồn lực tại cộng đồng xã Nghi Phú .................... 73 3.3. Đề xuất mô hình phòng ngừa hiện tượng vị thành niên phạm tội dựa vào cộng đồng ........................................................................................................ 74 3.3.1 Cách thức tiếp cận sử dụng trong nghiên cứu ........................................ 74 3.3.2 Hoạt động liên kết các hệ thống nguồn lực tại xã Nghi Phú.................. 75 3.3.3. Mô hình phòng ngừa vị thành niên phạm tội dựa vào cộng đồng ........ 79 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................97 1. Kết luận ....................................................................................................... 97 2. Khuyến nghị ................................................................................................ 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................101 PHỤ LỤC ...............................................................................................................104 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT VPPL Vi phạm pháp luật TVTN Trẻ vị thành niên HCĐB Hoàn cảnh đặc biệt ANTT An ninh trật tự UBND Ủy ban nhân dân QLHC VỀ TTATXH Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội CA Công an BGĐ Ban giám đốc NCTN Người chưa thành niên TTCC Trật tự công cộng DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG: Bảng 1.1: Cách thức tiếp cận trong phát triển cộng đồng .........................................18 Bảng 2.1: Địa điểm vui chơi cho trẻ em trên địa bàn xã Nghi Phú từ 2006- 2010 ...29 Bảng 2.2: Thống kê số trẻ vị thành niên phạm tội trên địa bàn xã Nghi Phú từ năm 2008- 2013 theo tội danh...........................................................................................32 Bảng 2.3: Số trẻ vị thành niên có các yếu tố rủi ro phạm pháp trên địa bàn xã........37 DANH MỤC BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1: Cơ cấu độ tuổi vị thành niên phạm tội .................................................35 DANH MỤC SƠ ĐỒ: Sơ đồ 3.1: Mô hình phòng ngừa liên hoàn 3 môi trường ..........................................89 Sơ đồ 3.2: Thể hiện vai trò nhân viên công tác xã hội trong các cấp độ ngăn ngừa vị thành niên phạm tội ...................................................................................................91 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi xã hội luôn tồn tại những vấn đề bức xúc đòi hỏi sự quan tâm, đóng góp của tòan thể cộng đồng để giải quyết vấn đề đó. Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam không chỉ phải đối đầu với những khó khăn về kinh tế, chính trị mà còn cả về văn hóa, xã hội. Bên cạnh các vấn nạn như đói nghèo, thất nghiệp, tham nhũng, bất bình đẳng… công tác phòng chống tội phạm hình sự đã được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm; song do nhiều nguyên nhân, tình hình hoạt động của tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, đặc biệt trong thời gian gần đây xuất hiện một số loại tội phạm mới. Trong đó đáng báo động là tình trạng đi xuống về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên, học sinh sinh viên ngày càng gia tăng, gây ra nhiều vụ án và tệ nạn xã hội rất nghiêm trọng. Xã Nghi Phú- Thành phố Vinh- Tỉnh Nghệ An nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Vinh. Xuất phát là một xã thuần nông, nhờ lợi thế có đường Quốc lộ 46 và đường cao tốc chạy qua cùng với thu hút đầu tư có hiệu quả nên trong những năm gần đây bộ mặt xã Nghi Phú đã có nhiều thay đổi, các dự án khu đô thị, trường học, bệnh viện, cơ quan lớn của Thành phố Vinh đều được di chuyển ra địa bàn xã; tốc độ phát triển kinh tế nhanh, mạnh. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã Nghi Phú cũng xảy ra nhiều vấn đề xã hội đáng lưu ý. Đây là địa bàn được coi là “ điểm nóng” có số vụ trẻ vị thành niên phạm tội gia tăng nhiều trong những năm gần đây. Các loại tội phạm chủ yếu như: Cướp giật, trộm cắp tài sản, buôn bán, tàng trữ chất ma túy, tàng trữ và sử dụng pháo nổ, vũ khí … Ngoài ra còn có những loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như: Giết người, hiếp dâm. Hiện nay, xã Nghi Phú có 673 số trẻ trong lứa tuổi vị thành niên và 50% số đó đang đứng trước những nguy cơ có hành vi vi phạm pháp luật như: Thiết chế gia đình không bền vững, thất học, lao động sớm, thời gian rỗi nhiều, lui tới đến các khu được cảnh báo, nhiều nhóm đối tượng đã có những hành vi phạm pháp…[24, tr. 7] Với nguyên lý: “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và nhận thấy công tác xã hội có thể ứng dụng phương pháp phát triển cộng đồng để hỗ trợ các hoạt động tại địa 1 phương để phòng ngừa vị thành niên vi phạm pháp luật. Cùng với việc sử dụng cách thức tiếp cận cộng đồng, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Phòng ngừa vi thành niên phạm tội dựa vào cộng đồng” (Nghiên cứu trƣờng hợp tại xã Nghi Phú- Thành phố Vinh- Nghệ An). 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Theo quan điểm của các nhà tội phạm học trên thế giới, việc nghiên cứu tội phạm học đã có từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người nhưng nghiên cứu tội phạm học với tư cách là một ngành khoa học độc lập thì có từ 150 năm trước đây, khi mà chủ nghĩa tư bản đến giai đoạn phát triển và tội phạm trở thành nỗi kinh hoàng của xã hội loài người. Ngay từ khi ra đời, việc nghiên cứu tội phạm cũng đã hình thành những hướng tiếp cận khác nhau. Trong xã hội hiện đại vấn đề tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên cũng vốn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Tội phạm học, tâm lý học, xã hội học... Dưới góc độ xã hội học, vấn đề tội phạm (lệch lạc) đã được nhiều nhà xã hội học quan tâm nghiên cứu và lý giải theo nhiều cách khác nhau như Emile Durkhiem, với tác phẩm Tự tử nổi tiếng, ông cho rằng: Sự lệch lạc là “ Một trạng thái bị mất sự điều chỉnh bình thường, do người nào đó không hội nhập được vào xã hội vì các nhu cầu của anh ta không khớp với các khả năng mà xã hội có thể cung cấp cho anh ta để thỏa mãn các nhu cầu đó”. Travis Hirschi, trong tác phẩm các nguyên nhân của tội phạm thì chỉ ra rằng: “ Sở dĩ người ta có ít hành vi sai lệch là do “ bị ràng buộc xã hội”. Tức là do người ta quá tin tưởng vào các giá trị xã hội hiện hành, do đó cố gắng bám theo các mục tiêu và lao vào các hoạt động được chấp nhận cho nên làm cho họ phải gắn bó với môi trường xung quanh ( cha mẹ, bạn bè, nhà trường…) và chính môi trường xung quanh đó đã ràng buộc họ tránh những hành vi sai lệch”. Những năm cuối thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các loại hình văn hóa đồi trụy, độc hại cũng phát triển tràn lan, nhiều nhà xã hội học Mỹ như: P.Sorokin, Taft, Taylor,… “ đã cố chứng minh rằng: Nạn ma túy, tự tử và tội phạm là kết quả tất yếu của sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học kỹ thuật. Mức độ công nghiệp hóa, tự do lợi nhuận đã phá vỡ quan hệ nhân đạo giữa người với người. …Nói chung việc nghiên cứu hiện tượng lệch chuẩn và tội phạm, là vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học đặc biệt là các nhà xã hội học, tội phạm học, tâm lý học… 2 Từ đầu những năm 70, nhiều chuyên khảo được xuất bản dưới tên gọi “ Tội phạm học” ở Nhật Bản và phương Tây. Các tác giả cho rằng Tội phạm học “ là khoa học về phát hiện, khám phá tội phạm và về công tác ngăn chặn chúng”. Quan điểm này chịu ảnh hưởng của Tội phạm học Mỹ cho rằng nghiên cứu nguyên nhân tội phạm và các biện pháp đấu tranh là thuộc về nội hàm của Tội phạm học. Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện chính sách cải cách, mở cửa ở các nước xã hội chủ nghĩa, các nhà nghiên cứu tội phạm học đã quan tâm nhiều hơn đến việc tham gia các chương trình nghiên cứu và hoạt động phòng ngừa tội phạm chung của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là tham gia các Hội nghị Liên Hợp Quốc về phòng ngừa tội phạm và giáo dục những kẻ vi phạm pháp luật (United Nations Congress on the Prevention of Crime and the treatment of Offenders). Ngoài ra còn nhiều chương trình nghiên cứu, điều tra chung về Tội phạm học giữa các nhà tội phạm học xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa về các vấn đề phòng chống tội phạm quốc tế, phòng chống tội phạm ở môi trường thành phố, phòng chống tội phạm thanh thiếu niên… Đồng thời, các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã xuất bản nhiều chuyên khảo có giá trị về Tội phạm học như: “ Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện đại” của Can Ueda, Tokyo, 1988; “ Tội phạm ở Mỹ”, Washington 1975 của cựu Bộ trưởng tư pháp Mỹ R.Clark; “ Những nguyên lý cơ bản của tội phạm học” của Sutherland và Cressey (Mỹ) xuất bản lần thứ 6; “ Tội phạm học” của Hans Jugren Kernes (CHLB Đức) năm 1992’ “Liên Hợp Quốc và phòng ngừa tội phạm” New York 1991; “Phòng ngừa tội phạm ở thành phố” năm 1991 do “ Chương trình phòng ngừa tội phạm Quốc gia” Pháp xuất bản’ “Phòng ngừa nạn nghiện ma túy ở Mỹ” năm 1991; “ Chiến lược phòng ngừa tội phạm trong thanh niên ở Anh” năm 1991; “ Tội phạm học hiện nay” của Frank Schmalleger (Mỹ) năm 1994… Dưới góc độ tội phạm học, bằng phương pháp phân tích số liệu thống kê tội phạm qua các năm, đã có nhiều công trình nghiên cứu vị thành niên phạm tội đã được công bố như: Năm 1981, trong luận án phó tiến sỹ luật học với đề tài “ Nghiên cứu và phòng ngừa tội phạm của những người chưa thành niên ở Việt Nam”, tác giả 3 Đào Trí Úc đã đánh giá tình hình tội phạm vị thành niên của Việt Nam, làm rõ cơ cấu về lứa tuổi, về giới, về địa lý tội phạm…Phân tích các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, nhân thân những người phạm tội và mối liên hệ giữa các yếu tố môi trường với quá trình hình thành nhân cách và hành vi, các biện pháp tổ chức phòng ngừa tội phạm. Sau đó đề tài: “ Phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội” của tập thể tác giả Viện kiểm soát nhân dân tối cao (1987). Năm 1994, Viện khoa học hình sự nay thuộc Bộ Nội Vụ công bố đề tài: “ Về luận cứ khoa học- thực tiễn cho việc phòng ngừa tội phạm trong thanh thiếu niên ở nước ta” và Tổng cục cảnh sát nhân dân ( Thuộc Bộ Nội Vụ, nay là Bộ công an) đã công bố đề tài: “KX.04.14 về tội phạm ở Việt Nam- Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”. Bằng phương pháp phân tích tài liệu thống kê, đề tài đã mô tả, phân tích thực trạng tội phạm, phân tích nguyên nhân xảy ra các loại tội phạm, trong đó có tội phạm VTN và đề xuất một số biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới. Trong Luận án tiến sỹ Luật học năm 2000 với đề tài “ Hoạt động của lực lượng công an nhân dân trong phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội trong tình hình hiện nay”, tác giả Đỗ Bá Cở cũng tiếp cận theo hướng tội phạm học, sử dụng phương pháp thống kê làm rõ khái niệm người chưa thành niên phạm tội và người chưa thành niên làm trái pháp luật; đưa ra lý luận về phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tội phạm nói riêng; làm rõ vai trò nòng cốt của lực lượng công an nhân dân trong việc phòng ngừa vị thành niên phạm tội. Ở một hướng tiếp cận khác, dưới góc độ xã hội học, trong những năm qua đã có một số tác giả và công trình nghiên cứu về tội phạm vị thành niên đã được nghiên cứu như luận án tiến sỹ xã hội học “ Nguồn gốc xã hội của tình trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên hiện nay ở Việt Nam”, tác giả Hồ Diệu Thúy đã đi sâu nghiên cứu những ảnh hưởng của xã hội tới những người chưa thành niên, nghiên cứu những hành vi phạm tội của họ dưới góc độ xã hội học. Bên cạnh đó, nhằm góp phần hiến kế cho Đảng và Nhà nước trong việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật trong việc phòng chống tội phạm nói chung và phòng chống tội phạm vị thành niên nói riêng, trong những năm qua 4 nhiều nhà khoa học đã có sự quan tâm đặc biệt trong việc nghiên cứu lĩnh vực này. Nhiều công trình nghiên cứu và các bài báo khoa học về tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên đã được công bố trên các tạp chí như: Xã hội học, tâm lý học, tội phạm học…Nhiều kiến nghị của các nhà khoa học về các chính sách, pháp luật và việc phòng chống tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên đã được quan tâm. Trong những năm qua, nhiều sinh viên các trường đại học, học viên cao học và nghiên cứu sinh các trường đại học và các viện nghiên cứu cũng đã chọn đối tượng vị thành niên phạm tội để làm đề tài nghiên cứu. Qua một số tài liệu tác giả thu thập được ở trên có thể thấy rằng từ trước đến nay có rất đề tài nghiên cứu về lĩnh vực tội phạm đặc biệt là tội phạm vị thành niên nhưng chủ yếu các đề tài nghiên cứu về tâm lý học, tội phạm học và xã hội học nhưng chưa có nhiều nghiên cứu tiếp cận theo hướng công tác xã hội về phòng ngừa trẻ vị thành niên phạm tội, nếu có thì có những nghiên cứu về cả phòng và chống vị thành niên phạm tội; các biện pháp can thiệp đa phần là can thiệp sau khi trẻ đã phạm tội, nặng về mặt trừng trị, đồng thời cũng chưa có nghiên cứu nào về phòng ngừa vị thành niên phạm tội dựa vào cộng đồng và cũng chưa có nghiên cứu nào tại một địa bàn cụ thể. Đề tài nghiên cứu: “ Phòng ngừa vị thành niên phạm tội dựa vào cộng đồng” (Nghiên cứu trường hợp tại xã Nghi Phú- Thành phố Vinh- Nghệ An), mặc dù không phải là một vấn đề nghiên cứu hoàn toàn mới nhưng có thể nhận thấy một số điểm khác biệt đối với các đề tài nghiên cứu về vị thành niên phạm tội trước đây như sau: Thứ nhất, là sự khác biệt về khách thể nghiên cứu, nghiên cứu được tiến hành với cộng đồng xã Nghi Phú. Thứ hai, là đối tượng nghiên cứu, đây là nghiên cứu tập trung đến việc phòng ngừa trẻ vị thành niên phạm tội cụ thể là loại trừ các yếu tố nguy cơ, tạo môi trường an toàn cho trẻ. Thứ ba, hoạt động trợ giúp cho nhóm đối tượng được xây dựng bằng cách khai thác, sử dụng chính những nguồn lực có sẵn trong cộng đồng. 5 3. Ý nghĩa của nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa khoa học Thứ nhất, nghiên cứu ứng dụng một số lý thuyết, chức năng trong công tác xã hội, tiếp cận dựa vào cộng đồng để miêu tả, lý giải về thực hành công tác xã hội đối với nhóm đối tượng đặc thù là trẻ vị thành niên. Thứ hai, nghiên cứu tích hợp một số luận điểm từ các ngành khoa học cơ bản như xã hội học tội phạm, tâm lý học tội phạm để làm cơ sở lý luận cho đề tài. Thứ ba, kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện tiếp cận dựa vào cộng đồng để phòng ngừa vị thành niên phạm tội thông qua các hoạt động thực hành nghề nghiệp chuyên biệt. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ● Đối với địa phương Cải thiện tình trạng vị thành niên phạm tội, Chính quyền xã thấy được những ưu điểm và hạn chế trong các phương án hành động, các hoạt động của dành cho trẻ vị thành niên, đồng thời có những bài học kinh nghiệm trong xây dựng các chiến lược can thiệp trong tương lai. ● Với trẻ vị thành niên: Các em được hỗ trợ nhằm cải thiện nhận thức, thấy rõ thực trạng vấn nạn của chính mình, những nguyên nhân và những hệ quả của nó sẽ có thể xảy ra nếu như các em vi phạm pháp luật, từ đó hình thành những hành vi tốt. ● Với gia đình có vị thành niên và cộng đồng: Qua nghiên cứu, gia đình và cộng đồng có được thay đổi tích cực trong cách đánh giá, nhìn nhận và hành động nhằm cải thiện, phòng ngừa tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội, giúp các gia đình thực hiện được vai trò giáo dục, bảo vệ, quan tâm và chăm sóc trẻ em, tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Nghiên cứu cũng giúp cộng đồng có nhận thức hơn về vấn đề phòng ngừa trẻ VTN phạm tội, giúp họ nhận thức được và có những hành động cụ thể để chung tay tạo nên một cộng đồng an toàn cho trẻ. 6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tìm ra cách thức để liên kết các hệ thống nguồn lực trong cộng đồng nhằm phòng ngừa trẻ vị thành niên phạm tội tại xã Nghi Phú- Thành phố Vinh- Nghệ An, giúp giảm thiểu các yếu tố rủi ro phạm tội và tạo ra môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu • Mô tả thực trạng tội phạm và phòng ngừa tội phạm tại xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An • Xác định yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ có hành vi phạm pháp • Đánh giá các hệ thống nguồn lực của cộng đồng tại xã Nghi Phú để xây dựng kế hoạch phòng ngừa rủi ro phạm tội. • Đề xuất hoạt động liên kết các hệ thống nguồn lực dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tội phạm trên địa bàn xã. 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu Phòng ngừa vị thành niên phạm tội dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu trường hợp xã Nghi Phú- Thành phố Vinh- Tỉnh Nghệ An) 5.2. Khách thể nghiên cứu  Trẻ vị thành niên sống trong điều kiện rủi ro phạm tội cao, có khả năng dẫn đến vị thành niên phạm tội.  Các trẻ VTN đã từng phạm tội  Gia đình 1 số trẻ vị thành niên có rủi ro cao, có khả năng phạm tội  Các hệ thống tại cộng đồng: Tổ chức xã hội, thiết chế tôn giáo, nhà trường, doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. 5.3. Phạm vi nghiên cứu ● Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào liên kết các nguồn lực tại cộng đồng để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ giúp trẻ vị thành niên không bước vào con đường phạm tội. 7 ● Phạm vi địa bàn nghiên cứu: • Phạm vi không gian: xã Nghi Phú- TP Vinh- Tỉnh Nghệ An • Phạm vi thời gian: khảo sát từ tháng 3/2014 – 8/2014 6. Câu hỏi nghiên cứu - Mức độ rủi ro phạm tội của vị thành niên tại xã Nghi Phú hiện nay như thế nào? - Những nhu cầu cơ bản nào cần được đáp ứng cho hoạt động phòng ngừa trẻ vị thành niên phạm tội? - Những hệ thống nguồn lực nào trong cộng đồng có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro vị thành niên phạm tội? - Làm thế nào để liên kết các nguồn lực trong cộng đồng nhằm phòng ngừa vị thành niên phạm tội? 7. Giả thuyết nghiên cứu - Trẻ vị thành niên trên địa bàn xã Nghi Phú đứng trước rủi ro phạm tội rất cao như: thiết chế gia đình không bền vững; thất học; lao động sớm; thời gian rỗi nhiều; lui tới đến các khu được cảnh báo, nhiều rủi ro; nhiều nhóm đối tượng từng có những hành vi phạm pháp đã bị xử lý nay quay trở lại địa phương nhưng chưa có dấu hiệu tiến bộ. - Trẻ vị thành niên trên địa bàn xã cần được đáp ứng nhu cầu giảm thiểu các yếu tố nguy cơ để có được môi trường an toàn, lành mạnh. - Cộng đồng nơi đây có nhiều nguồn lực để phòng ngừa vị thành niên phạm tội như: Chính quyền xã, Cán bộ xóm, nhà trường, các vị chức sắc tôn giáo, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu ◦ Các sách chuyên khảo và những nghiên cứu khoa học của các học giả về vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. ◦ Các nguồn tài liệu chính được sử dụng để phân tích: Các chương trình, quyết định, báo cáo về bảo vệ, chăm sóc trẻ em của Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, báo cáo về tình hình kết quả hoạt động trong công tác phòng chống tội phạm của 8 công an xã Nghi Phú; các báo cáo về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, báo cáo việc rà soát thực hiện chính sách đối với người khuyết tật của ủy ban xã Nghi Phú, các biên bản họp xóm; báo cáo của nhà trường… Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích nắm rõ được các số liệu về số trẻ vị thành niên trên địa bàn cụ thể: số trẻ đã có hành vi vi phạm pháp luật, số trẻ đứng trước rủi ro phạm tội cao; các hoạt động đang được thực hiện nhằm hỗ trợ nhóm trẻ có rủi ro phạm tội; đồng thời thông qua tài liệu của xã nắm được kết quả triển khai của các hoạt động, nắm được những ưu điểm và hạn chế từ đó đưa ra kế hoạch can thiệp. Sử dụng các chuyên khảo và các đề tài nghiên cứu có liên quan để có được cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu, đồng thời sử dụng để đưa ra những so sánh đối chứng với vấn đề trong luận văn. 8.2. Phƣơng pháp quan sát Môi trường quan sát: Trong nghiên cứu tác giả tiến hành quan sát tại 3 môi trường chính: quan sát tại các hộ gia đình, tại trường học và các địa điểm có rủi ro phạm tội như: quán game, quán bi-a, những địa điểm nhiều trẻ tụ tập thành nhóm. Mục đích của phương pháp quan sát: - Quan sát môi trường sống, sinh hoạt của nhóm trẻ và các hộ gia đình nhằm tìm hiểu thực trạng, điều kiện sống, hoàn cảnh, các mối quan hệ của trẻ. - Quan sát tại trường học nhằm tìm hiểu thực trạng học tập, sinh hoạt, mức độ hòa đồng của các em, mối quan hệ của nhóm học sinh với thầy cô và bạn bè. Đặc biệt là mối quan hệ giữa những trẻ ngoan với những trẻ đã có hành vi phạm tội. - Quan sát tại các địa điểm dễ dẫn đến những rủi ro phạm tội để tìm hiểu xem mức độ lui tới, thời gian số lần trẻ đến những tụ điểm này. Đồng thời tìm hiểu những hành động trẻ thực hiện tại đây. 8.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Số lượng phỏng vấn sâu được tiến hành: 28 phỏng vấn sâu 9 Cơ cấu mẫu phỏng vấn sâu: STT Đối tƣợng Số lƣợng Cơ cấu mẫu 1 Trẻ vị thành niên có rủi ro 5 - 03 học sinh THPT có rủi ro phạm tội cao phạm tội - 02 học sinh THCS có rủi ro phạm tội 2 Trẻ vị thành niên đã từng vi 5 - 5 học sinh THPT 4 - 2 gia đình có con đã phạm tội phạm pháp luật 3 Gia đình có trẻ vị thành niên - 2 gia đình có con có rủi ro phạm tội 4 Giáo viên 4 - 02 giáo viên THPT - 02 giáo viên THCS 5 Cán bộ (xã, thôn) 5 - 2 cán bộ xã - 2 xóm trưởng - 1 cán bộ phụ trách đoàn xóm 6 Doanh nghiệp 3 - 3 chủ doanh nghiệp 7 Chức sắc tôn giáo 2 - 02 cha đạo Mục đích của phương pháp phỏng vấn sâu: Thu thập thông tin về thực trạng đời sống của trẻ trên địa bàn xã, thực trạng rủi ro phạm tội của trẻ vị thành niên, nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc trẻ vi phạm pháp luật. Xác định được nhu cầu cần được đáp ứng nhằm hỗ trợ cho nhóm trẻ biện pháp phòng ngừa vị thành niên phạm tội đồng thời xác định được các nguồn lực có sẵn tại cộng đồng có tiềm năng và khả năng tham gia vào quá trình phòng ngừa vị thành niên phạm tội. 8.4. Phƣơng pháp thảo luận nhóm tập trung Số lượng nhóm: 04 nhóm (Từ 3 đến 6 người/nhóm) Bao gồm các nhóm sau: - Nhóm trẻ vị thành niên (Trẻ đã VPPL và trẻ có nguy cơ): 06 người/nhóm - Nhóm PHHS (Thảo luận với nhóm mẹ học sinh): 06 người/nhóm - Nhóm cán bộ (Xã, thôn): 06 người/nhóm - Nhóm giáo viên (Giáo viên trường THPT HHT): 04 người/nhóm 10 Mục đích của phương pháp thảo luận nhóm: Nhằm tìm hiểu thực trạng đời sống, những nguy cơ rủi ro phạm tội mà trẻ có thể mắc phải. Xác định được các nhu cầu cần hỗ trợ của nhóm trẻ vị thành niên và gia đình của trẻ; đặc biệt thông qua thảo luận nhóm xác định được thứ tự ưu tiên các nhu cầu cần hỗ trợ cho hoạt động phòng ngừa, qua đó lựa chọn được các nhu cầu ưu tiên cần giải quyết. Đồng thời, phương pháp này còn được sử dụng để đánh giá các nguồn lực hỗ trợ chính tại địa phương, xây dựng được kế hoạch trợ giúp cho trẻ. - Tham gia được 2 buổi sinh hoạt đoàn của xóm 11 NỘI DUNG CHÍNH Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm công cụ Để có cơ sở đánh giá, nhìn nhận vấn đề nghiên cứu, chúng ta cần dựa trên những khái niệm cơ bản sau: 1.1.1. Phòng ngừa tội phạm Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp hướng đến việc thủ tiêu những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm nhằm ngăn chặn, kiềm chế làm giảm và từng bước đẩy lùi tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. [3.tr 212] 1.1.2. Nguồn lực dựa vào cộng đồng Trước khi tìm hiểu khái niệm dựa vào cộng đồng, cần hiểu rõ khái niệm “nguồn lực” và “cộng đồng” thứ nhất, đối với khái niệm “nguồn lực”. Theo định nghĩa chung nhất, nguồn lực là một hệ thống các nhân tố mà mỗi nhân tố đó có vai trò riêng nhưng có mối quan hệ với nhau tạo nên sự phát triển của sự vật, hiện tượng nào đó. Tuy nhiên, có một số cách hiểu về nguồn lực như sau: Trước hết, tham khảo theo quan niệm của ngân hàng thế giới, nguồn lực của con người gồm có: - Nguồn lực tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất đai, rừng, nước, khí hậu...); vị trí địa lý (đường bộ, đường thủy, đường không) - Nguồn lực vốn: Nội lực (Ngân sách nhà nước, đóng góp của nhân dân); ngoại lực (đầu tư thông qua con đường hợp tác chính phủ) Hay theo quan điểm của các nhà khoa học Việt Nam thì nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thẻ chất, tinh thần, phẩm chất, đạo đức, trình độ tri thức, vị thế xã hội...tạo nên năng lực của con người của cộng đồng đó có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và trong các hoạt động khác. Khái niệm cộng đồng rất mở và phong phú, ít khi bị giới hạn bởi địa lý. Đây là một khái niệm rất quan trọng, cần được hiểu rõ trước khi sử dụng cách thức tiếp cận dựa vào cộng đồng để xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho nhóm đối tượng. Có một số định nghĩa khác nhau về cộng đồng như sau: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan