Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phong cách tiểu thuyết Tô Hoài...

Tài liệu Phong cách tiểu thuyết Tô Hoài

.DOC
108
335
129

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ do chọn đề tài 1.1.Tô Hoài là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Xuất hiện và được chó ý từ tuổi hai mươi, Tô Hoài đã mau chóng trưởng thành và trở thành mét cây bót tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại. Viết sớm, viết nhiều, đều đặn, dẻo dai và bền bỉ ở mọi đề tài: miền nói, lịch sử, truyện đồng thoại...Tô Hoài là “Con dao pha”, “pha” hết mọi thứ truyện ngắn, truyện dài, truyện loài vật, hồi kí, bót kí, kịch, kịch bản phim v.v...và ở thể loại nào, “ngón nghề của ông cũng thật là thiện nghệ” [67,169]. Cho đến nay, Tô Hoài đã xuất bản được hơn 160 đầu sách các loại và trở thành một nhà văn có khối lượng tác phẩm vào loại đồ sộ nhất của nền văn học hiện đại. Vào nghề sớm lại kéo dài tuổi nghề, cho đến nay Tô Hoài đã có gần 70 năm cầm bót. Hành trình sáng tạo của Tô Hoài bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ trước, trải qua những mốc lịch sử quan trọng của đất nước và vẫn tiếp tục viết cho đến ngày hôm nay. Càng viết, ông càng tỏ ra có vốn sống phong phú và sức làm việc dẻo dai, bền bỉ, đáng khâm phục. Ở mỗi chặng đường, Tô Hoài đều có những thành tựu khác nhau và bao giê Tô Hoài cũng có tiếng nói riêng, cách nhìn riêng và tạo dựng được một phong cách riêng. Ngay từ những năm 40 của thế kỉ XX, Tô Hoài đã được bạn đọc yêu thÝch và đón nhận nồng nhiệt qua Dế mèn phiêu lưu kí. Sau cách mạng, những sáng tác về đề tài miền núi đã mang lại vinh quang cho Tô Hoài. Ở tuổi 72, Tô Hoài lại cho ra mắt độc giả Cát bụi chân ai và ông đã trở thành nhà văn “thượng thặng trong thể hồi kí” với “phần tư liệu vô giá”[67,168]. BÊt ngờ hơn nữa, khi ở tuổi 86, ông lại cho ra đời cuốn tiểu thuyết Ba người khác. Cuốn sách vừa được xuất bản đã thu hót được sự quan tâm chó ý của bạn đọc. Vì những cống hiến, đóng góp của ông cho văn học nước nhà nên Tô Hoài đã vinh dự được nhà nước ta trao giải thưởng cao quÝ: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ngay từ đợt đầu (1996). 1.2. Là một nhà văn có những tác phẩm đạt đến trình độ nghệ thuật xuất sắc, tác phẩm của Tô Hoài đã được chọn giảng trong nhà trường từ các cấp phổ thông cho đến đại học. Sức sáng tạo dẻo dai và bền bỉ của Tô Hoài và những sáng tạo mới mẻ trong nghệ thuật của nhà văn đã khiến cho sù “khám phá về ông cả về văn lẫn đời là một niềm say mê với chúng ta” [67,165]. Và đó cũng chính là lÝ do chúng tôi chọn Tô Hoài làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn của mình. 1.3. Sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài phong phó, đa dạng cả về đề tài, thể loại. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu mét thể loại trong sáng tác của nhà văn: đã là tiểu thuyết, qua đó tìm ra những nét phong cách trong tiểu thuyết của ông. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Là nhà văn lớn có những đóng góp quan trọng cho nền văn học nước nhà nên Tô Hoài đã được nhiều nhà phê bình trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Ở đây, chúng tôi chỉ xin điểm lại những công trình nghiên cứu về Tô Hoài và những tác phẩm của ông có liên quan đến đề tài này. 2.1. Những công trình nghiên cứu trên góc độ tổng quan Vũ Ngọc Phan - Ông chủ bót của Hà Nội tân văn đã cho in những truyện ngắn đầu tiên của của nhà văn trẻ này và cũng là người đầu tiên có những nhận xét, đánh giá về Tô Hoài và tiểu thuyết của ông: “Tiểu thuyết của Tô Hoài thuộc loại tả chân” nhưng Tô Hoài “có khuynh hướng về xã hội”. Vũ Ngọc Phan cũng khẳng định Tô Hoài “là một nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc” [67,53]. Sau cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã được nghiên cứu trên các chuyên luận của các nhà nghiên cứu: Phan Cự Đệ, Trần Hữu Tá, Hà Minh Đức,Vân Thanh, Đoàn Trọng Huy v.v...Các nhà nghiên cứu đều chỉ ra những đặc điểm nổi bật ở Tô Hoài và sáng tác của ông ở các phương diện: khiếu quan sát, khuynh hướng sáng tác, nhãn quan phong tục, kiểu nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ văn chương . Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh đều đánh giá cao Tô Hoài khiếu quan sát, sù thông minh, hãm hỉnh và tinh tế. Hà Minh Đức lại khẳng định Tô Hoài là “Mét cây bót văn xuôi sắc sảo đa dạng”, tác phẩm của ông bao giê cũng có “tiếng nói, cách nhìn, mét phong cách riêng độc đáo” [16,39]. Khám phá hiện thực đời sống qua những trang mô tả phong tục sinh động, đó là đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Tô Hoài. Các nhà nghiên cứu đều chỉ ra năng lực đặc biệt này của nhà văn. Trần Hữu Tá đã khẳng định: “Có thể nói Tô Hoài có một nhãn quan phong tôc đặc biệt nhạy bén và sắc sảo” [67,160]. Cùng quan điểm trên, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long còng đưa ra nhận xét: “Ở Tô Hoài, cảm quan hiện thực nghiêng về phía sinh hoạt và phong tục” [37,456]. Nh vậy, các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao Tô Hoài ở khiếu quan sát, nhãn quan phong tục. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm và có những nhận xét đánh giá khá tập trung và thống nhất. Phan Cự Đệ đã nhận xét: “Anh quen viết về những nhân vật, những cảnh đời hồn nhiên như hơi thở của sù sống, khoẻ mạnh, thuần phác, lạc quan như những câu chuyện trong cổ tích, trữ tình trong sáng, đẹp ý nhị như ca dao” [5,682]. Nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế trong cách xây dựng nhân vật của Tô Hoài “Anh chưa thật thành công khi thể hiện những bước ngoặt của tính cách”, “Anh Ýt khai thác nhân vật của mình ở góc độ trí tuệ, ở sù bõng tỉnh của trí tuệ” [5,699]. Đáng chó ý hơn cả là ý kiến của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết: Tô Hoài với quan niệm “Con người là con người”. Trong bài viết này, giáo sư đã phân tích làm rõ những nét riêng trong cách nhìn đời sống, cách xây dựng nhân vật của Tô Hoài. Ông khẳng định: “Tôi cho rằng Tô Hoài quan niệm con người là con người, chỉ là con người, thế thôi”. Viết về những con người bình thường trong cuộc sống nên nhân vật của Tô Hoài, (...) thường Ýt được lí tưởng hoá” [44,120] . Những phương diện khác làm nên diện mạo riêng của văn chương Tô Hoài là giọng điệu và ngôn ngữ cũng được quan tâm chú ý. Vũ Ngọc Phan đã chỉ ra giọng văn đặc biệt của Tô Hoài: “Một lối văn dí dám, tinh quái, đầy những phong vị và màu sắc thôn quê”, văn Tô Hoài có chất giọng “trào lộng và khinh bạc” [67,59-63]. Ngôn ngữ của Tô Hoài là một nét đặc sắc nổi trội, thể hiện rõ nhất sự tìm tòi, sáng tạo, lao động công phu của nhà văn. Một số sách, giáo trình văn học, những bài viết đăng tải trên Tạp chí văn học, các nhà nghiên cứu đều đề cập tới phương diện này. Trần Đình Nam khẳng định Tô Hoài là “Chuyên gia Tiếng Việt siêu hạng”, “Ông có cả một kho từ vựng phong phó, giàu có bậc nhất” [67,170]. Vân Thanh cũng đưa ra nhận xét “Ngôn ngữ Tô Hoài thường ngắn gọn và rất gần với khẩu ngữ của nhân dân lao động” [67,77]. Có thể thấy, mọi phương diện của phong cách văn chương Tô Hoài đều đã được đề cập tới. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những ý kiến rải rác trên các bài nghiên cứu. Năm 2005, Mai Thị Nhung đã cho công bố: Phong cách nghệ thuật Tô Hoài (luận án Tiến sĩ Ngữ Văn trường Đại học sư phạm Hà Nội). Trong luận án này, tác giả đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về cảm quan hiện thực đời thường – hạt nhân phong cách nghệ thuật Tô Hoài, những biểu hiện cụ thể của phong cách nghệ thuật nhà văn trên các phương diện: thế giới nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ. Đây là công trình nghiên cứu công phu và khá toàn diện về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Luận án này góp thêm một tiếng nói khẳng định vị trí vững vàng của Tô Hoài trong nền văn học hiện đại Việt Nam . 2.2. Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Tô Hoài 2.2.1. Tiểu thuyết Quê người Vũ Ngọc Phan đánh giá cao tiểu thuyết Quê người ở giá trị phong tục “Trong Quê người có rất nhiều thãi tục có thể là những tài liệu chân xác cho nhà xã hội học muốn khảo sát phong tục và sự tiến hoá của dân téc Việt Nam” [67,56]. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã chỉ ra giá trị hiện thực của cuốn tiểu thuyết Quê người. Ông cũng đánh giá cao “vốn hiểu biết phong phú về làng quê, một năng lực quan sát nhạy bén, tinh tế, một óc phân tích khách quan, chân thực và tấm lòng đôn hậu chân tình” [16,18] của Tô Hoài. Phong Lê còng nhấn mạnh đến “dấu Ên phong tục là nét nổi trội” trong tiểu thuyết Quê người, đằng sau bức tranh phong tục Êy là hiện thực của đời sống. Nhà nghiên cứu khẳng định: đó là giá trị, là “đặc điểm riêng trong bức tranh hiện thực của Tô Hoài, và cũng là dấu Ên riêng nơi chủ nghĩa hiện thực kiểu Tô Hoài trong văn xuôi Việt Nam trước cách mạng” [67, 29]. 2.2.2. Tiểu thuyết Mười năm Cuốn tiểu thuyết này khi mới ra đời đã từng có những ý kiến đánh giá, phê phán gay gắt. Các ý kiến phê bình đều tập trung phê phán về nội dung của tác phẩm, cách tiếp nhận và khám phá đời sống của nhà văn. Như Phong đã phê phán đây là một cuốn tiểu thuyết “chưa thành công” [67,288]. Tác giả bài viết đã kết luận: “Vấn đề của Mười năm chính là vấn đề của một chủ trương sáng tác sai lầm, mét khuynh hướng nghệ thuật lệch lạc” [67, 299]. Trần Hữu Tá, Vân Thanh cũng phê phán những “sai lầm” của tác giả Mười năm. Theo các nhà nghiên cứu, tác phẩm chưa nêu được những nét chủ yếu của hiện thực như: những mâu thuẫn cơ bản của thời đại, âm mưu và tội ác của bọn phong kiến thực dân, phong trào quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng ... Có thể thấy, Mười năm đã được tiếp nhận với những cách nhìn, cách đánh giá phê phán khá nặng nề và có phần khiên cưỡng, máy móc. Trong không khí đổi mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nhiều “vụ án” văn học, nhiều tác phẩm văn học đã được nhìn nhận đánh giá xem xét lại. Trong báo Người giáo viên nhân dân sè đặc biệt 7-1989, Hà Minh Đức đã nêu lên vấn đề: Cần xác định lại giá trị của Mười năm. Ông đã chỉ ra rằng Mười năm đã bị “phê phán quá mức”. Ông khẳng định: “Mười năm là một bước phát triển mới mẻ của phong cách Tô Hoài” [67, 307]. Nguyễn Đăng Điệp đã nhận xét đánh giá về Mười năm là tác phẩm “đáng chú ý về tư duy nghệ thuật. Trong khi nhiều cây bót hướng tới cảm hướng sử thi thì Tô Hoài vẫn chú ý đến cuộc sống thường nhật” [9,119]. 2.2.3. Tiểu thuyết Ba người khác Ngay từ khi mới ra mắt độc giả, cuốn tiểu thuyết này đã lập tức gây được sự chú ý của đông đảo độc giả. Sáng ngày 22-12 -2006 Hội nhà văn Hà Nội đã tổ chức hội thảo tại trụ sở Viện văn học về tiểu thuyết Ba người khác với sự tham gia đông đảo của nhiều nhà văn, nhiều nhà nghiên cứu như: Nguyên Ngọc, Nguyễn Xuân Khánh, Bằng Việt, Nguyên Ân, Lê Sơn, Văn Chinh, Hoàng Minh Tường, Phan Thị Thanh Nhàn, Thu Huệ, Nguyễn Trọng Tân... và Tô Hoài, tác giả của cuốn tiểu thuyết. Những bài tham luận và những ý kiến của những nhà văn, nhà nghiên cứu đã được đăng tải trên talaws. Các ý kiến của các nhà văn, nhà nghiên cứu, đều đánh giá cao giá trị phản ánh của tác phẩm. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đánh giá: “Ba người khác là cuốn sách hay nhất của Tô Hoài”. Dịch giả Lê Sơn cho rằng “Đây là một trong những đỉnh cao của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân nhìn nhận cuốn tiểu thuyết ở góc độ tâm lí xã hội: “Sự xuất hiện của những cuốn sách như thế này là một cách giải toả cho mét trong những chấn thương của xã hội”. Ông còng khẳng định nét mới trong nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết “cách chọn vị trí thể hiện – hoá thân và một nhân vật xưng “tôi” nào đó giúp nhà văn “trần tình” được nhiều hơn và cảm giác tin cậy của người đọc khi đọc ông cũng ngày một nhiều hơn là vì thế”. Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét về những đặc sắc trên phương diện nghệ thuật của tác phẩm: “cách viết hay, độc đáo về cải cách ruộng đất. Không viết về nông dân mà viết về ba anh đội. Hoá ra cái thảm kịch của đất nước, xã hội là do ba cái anh lăng nhăng. (...) Ba kẻ chẳng có kiến thức gì tự nhiên làm đảo lộn cả xã hội”. Trong lời giới thiệu tác phẩm, nhà xuất bản Đà Nẵng cũng đánh giá cao giá trị phản ánh hiện thực của tác phẩm: “Ba người khác sẽ lấp vào đầy thuyết phục một trong những chỗ khuyết hôt” của bức tranh toàn cảnh thời kì cải cách ruộng đất” [23, 8]. 3. Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài Trong luận văn này, chóng tôi tập trung vào khảo sát các tiểu thuyết Quê người, Mười năm, Ba người khác để tìm ra những đặc điểm phong cách của tiểu thuyết Tô Hoài trên các phương diện: cách tiếp cận đời sống, cốt truyện, kết cấu và hệ thống nhân vật, nghệ thuật trần thuật và những đặc sắc ngôn ngữ. Do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, và nhiều lÝ do khác, chóng tôi chỉ tập trung khảo sát các tiểu thuyết: Quê người, Mười năm, Ba người khác. Đây là những tiểu thuyết tiêu biểu cho những chặng đường sáng tác của Tô Hoài. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Chúng tôi tập trung vào tìm hiểu và phân tích những đặc điểm của tiểu thuyết của Tô Hoài, tổng hợp kết quả phân tích để chứng minh cho các đặc điểm Êy. 4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu đồng đại và lịch đại: Chóng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu tiểu thuyết Tô Hoài với tiểu thuyết của các nhà văn sáng tác trước Tô Hoài và các nhà văn cùng thời với Tô Hoài, để thấy những đặc điểm riêng trong các tiểu thuyết của Tô Hoài. 4.3. Phương pháp hệ thống: Chúng tôi đặt tiểu thuyết của Tô Hoài trong hệ thống tác phẩm ở thể loại khác của ông như truyện ngắn, hồi kí để thấy được những nét riêng biệt của thể loại tiểu thuyết và sự vận động trong tiểu thuyết của Tô Hoài. 4.4. Phương pháp thống kê: Chúng tôi tiến hành thống kê, so sánh, để tìm ra những đặc sắc về cách xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Tô Hoài. 5. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn được chia thành bốn chương. Chương 1: Quan niệm về đề tài và những tiền đề tạo nên phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Tô Hoài . Chương 2: Cách tiếp cận đời sống trong tiểu thuyÕt Tô Hoài. Chương 3: Cốt truyện , kết cấu và hệ thống nhân vật. Chương 4: Nghệ thuật trần thuật và đặc sắc ngôn ngữ. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 QUAN NIỆM VỀ ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ TẠO NÊN PHONG CÁCH TIỂU THUYẾT TÔ HOÀI 1.1. Quan niệm về đề tài 1.1.1. Khái niệm phong cách Phong cách tiếng Hy Lạp cổ là “stylos” nghĩa là một cái que vót nhọn để viết trên các tấm bảng cã phủ nến” [53,385]. Ban đầu, các nhà văn La Mã dùng từ trên theo lối hoán dô để chỉ ra các đặc điểm của lời văn viết của một tác giả nào đó. Sau này, khái niệm phong cách đã được dùng rộng rãi, phổ biến, không chỉ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật mà còn được dùng trong nhiều ngành khoa học và đời sống như kiến trúc, điện ảnh, thời trang... Đầu thế kỉ XX, thuật ngữ phong cách đã được quan tâm sâu sắc. Ở Liên xô (cò), viện sĩ M.B.Khráp chen cô đã dành khá nhiều công sức nghiên cứu vấn đÒ này. Trong cuốn: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, ông đã thống kê và đưa ra đến gần 20 cách hiểu khác nhau về phong cách. Hê Ghen trong cuốn Mĩ học tập 1 cũng chỉ ra rằng: “Phong cách nói chung bao hàm tính chất độc đáo của một chủ thể nhất định. Chủ thể này sẽ biểu lé trong phương thức biểu đạt, trong cách nói năng”. Ông khẳng định: “Hạt nhân của phong cách nghệ thuật là tính chất độc đáo của một chủ thể nhất định” [11,472]. Ở nước ta, mãi những năm 80 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu về phong cách mới được chú ý đến. Cuốn Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên (1984) đã đưa ra định nghĩa: phong cách “Là chỗ độc đáo mang phẩm chất thẩm mĩ cao được kết tinh trong sự sáng tạo của nhà văn. Không phải nhà văn nào cũng tất yếu có phong cách”. Phong cách “đòi hái sự bền vững, không chấp nhận sự chóng phai mê, nhưng phải lặp đi lặp lại một cách đổi mới” [30, 214]. Cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, Từ điển thuật ngữ văn học do tập thể các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) còng nêu lên khái niệm phong cách. Tác giả Phương Lựu khi viết cuốn Lí luận văn học còng đã khẳng định: “Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng nh nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ được thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tó. Nó đòi hỏi trước hết nhà văn phải đem lại tiếng nói mới cho văn học” [35, 482]. Nh vậy, dù diễn đạt dưới những hình thức khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng: Điểm cốt lõi, yếu tố quyết định tạo lên phong cách nghệ thuật của nhà văn là tính độc đáo thể hiện trong sáng tác. Phong cách bắt nguồn sâu xa từ hiện thực khách quan, bằng thực tiễn sống của nhà văn. Nhà văn muốn tạo cho mình phong cách riêng trước hết phải có cách cảm nhận thế giới độc đáo, có tư tưởng nghệ thuật độc đáo, và có phương thức thể hiện độc đáo phù hợp với nội dung của nó. Bởi vì “sự thống nhất của các phương tiện biểu hiện phù hợp với cách nhìn độc đáo đối với đời sống”sẽ tạo nên “diện mạo riêng biệt” trong sáng tác của nhà văn [32,169] và đó chính là phong cách của người nghệ sĩ. Nh vậy, căn cứ duy nhất để khẳng định phong cách tác giả là những yếu tố thể hiện sự độc đáo trong sáng tác của nhà văn, thể hiện tài năng của người nghệ sĩ. Phong cách có thể được biểu hiện ở nội dung tư tưởng, cách nhìn, cách khám phá hiện thực của nhà văn. Cách nhìn Êy sẽ chi phối đến thế giới nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ...tức là chi phối đến hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Nhà văn Pháp MácxenPruxt đã viết: “Đối với nhà văn (...) phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cách nhìn” [Dẫn theo 32,152]. Cái nhìn hay thế giới quan chính là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách người nghệ sĩ. Nhà văn Nguyễn Tuân đã nhấn mạnh: “Mỗi người viết có mét cái vision (nhãn quan) riêng, nó đẻ ra phong cách” [43,174]. Nói tóm lại: Phong cách chính là những biểu hiện độc đáo của tài năng sáng tạo nghệ thuật, có tính chất thống nhất và tương đối ổn định được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn, thể hiện cái nhìn và sự chiếm lĩnh nghệ thuật độc đáo của nhà văn đối với thế giới và con người. Phong cách nhà văn vừa thống nhất, ổn định vừa luôn vận động biến đổi qua mỗi giai đoạn, mỗi chặng đường sáng tác, nã chịu sự chi phối của các yếu tố khách quan: môi trường, xã hội, thời đại. Tuy vậy, yếu tè độc đáo mang tính chất thẩm mĩ - hạt nhân của phong cách nhà văn vẫn ổn định, bền vững và vẫn thường xuyên lặp lại. 1.1.2. Phân biệt phong cách tác giả và phong cách thể loại 1.1.2.1. Thể loại và phong cách thể loại Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ “qui luật loại hình của tác phẩm. Ứng với một nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể” [35, 339]. Thể loại tác phẩm văn học cho người đọc biết phương thức tái hiện đời sống và hệ thống các phương tiện, biện pháp thể hiện tương ứng. Trong thể loại tác phẩm văn học, bao giê cũng có sự thống nhất qui định lẫn nhau của đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn. Mỗi một thể loại tạo ra mét kênh giao tiếp với bạn đọc. Nói đến thể loại là nói đến một cách tổ chức tác phẩm, một kiểu tái hiện đời sống và một kiểu giao tiếp nghệ thuật. Thể loại tác phẩm văn học hình thành trong lịch sử văn học trên cơ sở lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm. Cuộc sống luôn vận động, biến đổi, đổi mới các kênh giao tiếp, bởi vậy thể loại tác phẩm văn học không chỉ đơn giản là sù lặp lại các yếu tè loại hình mà luôn vận động biến đổi cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của con người trong các thời kì, các giai đoạn cụ thể. Sự hình thành và phát triển của thể loại gắn liền với sự phát triển của văn học qua các giai đoạn, nã đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu văn hoá và trải qua sự trải nghiệm trong sáng tác của các nghệ sĩ để rồi cuối cùng hình thành nên những thể loại tương đối ổn định. Trong mỗi thể loại tác phẩm văn học, có các yếu tố ổn định, truyền thống lại có các yếu tố đổi mới do tiến trình văn học và tài năng của nhà văn đóng góp. Như vậy, thể loại văn học thể hiện các qui luật phản ánh đời sống và tổ chức tác phẩm tương đối bền vững, ổn định, đã được hình thành trong thực tiễn sáng tác. Nhưng mặt khác, thể loại cũng được tái sinh đổi mới để đáp ứng với nội dung hiện thực. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã chỉ ra rằng: “Thể loại có thể ra đời rất sớm nhưng phải đến mét giai đoạn lịch sử nhất định nó mới được định hình và trở thành một tiếng nói mới mẻ của nghệ thuật và tạo dựng được phong cách của nã” [48,396]. Phong cách thể loại chính là những đặc điểm riêng biệt độc đáo của mỗi thể loại. Mỗi một thể loại trong quá trình hình thành đều tạo nên những đặc điểm của thể loại mình, nhưng qua tài năng sáng tạo của những người nghệ sĩ, thì những đặc điểm của thể loại Êy lại có thêm những nét đặc sắc mới và in dấu Ên của sự sáng tạo riêng của những người nghệ sĩ tài hoa Êy. Cùng là thơ Đường luật nhưng thơ Đường luật của Hồ Xuân Hương khác với thơ Bà huyệnThanh Quan, là truyện thơ Nôm nhưng Truyện Kiều của Nguyễn Du đã vượt xa rất nhiều các truyện thơ Nôm khuyết danh cùng thời, cùng là truyện ngắn nhưng truyện ngắn Thạch Lam khác với truyện ngắn của Nam Cao hay truyện ngắn Nguyễn Công Hoan v.v...Những điểm khác nhau Êy tạo nên phong cách nghệ thuật cho mỗi thể loại, tạo sự đa dạng phong phó cho nền văn học dân téc. 1.1.2.2. Quan hệ giữa phong cách tác giả và phong cách thể loại Chóng ta biết rằng phong cách có nhiều cấp độ khác nhau: có phong cách tác phẩm, thể loại, trào lưu, thời đại v.v...nhưng thực tế qua các công trình nghiên cứu về phong cách, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu dường như mới chỉ tập trung nghiên cứu phong cách tác giả - phong cách cá nhân mà chưa có sự quan tâm thích đáng đến phong cách thể loại. Thực tế sáng tác của các nhà văn cho thấy, phong cách cá nhân là sự thể hiện độc đáo phong cách chung của thời đại. Ở mỗi nhà văn, tài năng văn học thường bộc lé, thể hiện rõ trên mét thÓ loại nào đó. Có người sáng tác văn xuôi thành công nhưng viết thơ lại không hay, có người thành công trong truyện ngắn nhưng lại thất bại trong tiểu thuyết v.v... Tất nhiên với những nghệ sĩ đa tài, họ có thể sáng tác thành công trên nhiều thể loại, song bao giê cũng có một thể loại kết tinh tài năng của họ. Khi đó người nghệ sĩ không chỉ đóng góp cho sự phát triển của văn học dân téc, làm phong phó, đa dạng cho nền văn học dân téc mà bằng những tác phẩm xuất sắc của mình, họ còn đóng góp cho sự phát triển của thể loại, đưa thể loại lên đến những đỉnh cao. Đó là Hồ Xuân Hương với thơ Nôm Đường luật, Nguyễn Du với truyện thơ Nôm, Nguyễn Đình Chiểu với thể loại Văn tế v.v... Với những nhà văn tài năng, giàu sức sáng tạo, họ không chỉ in đậm cá tính độc đáo của mình trên những trang viết mà còn đóng góp cho sự phát triển của thể loại, tạo cho những thể loại vốn đã định hình và phát triển từ trước có thêm những nét mới mẻ, tạo sự đa dạng, phong phó, cho những thể loại tưởng như đã xơ cứng đi vì những đặc điểm riêng biệt của nó. Phong cách thể loại cũng có mang những đặc điểm của phong cách nhà văn, nhưng những nét phong cách Êy sẽ thể hiện trên một thể loại và chịu sự quy định của đặc điểm của thể loại Êy. Tiểu thuyết của Tô Hoài mang những đặc điểm của thể loại tiểu thuyết truyền thống của Việt Nam nhưng đồng thời Tô Hoài cũng mang đến cho tiểu thuyết những nét riêng biệt. Qua tiểu thuyết của Tô Hoài, ta thấy được sự vận động và phát triển của thể loại tiểu thuyết, bởi tiểu thuyết là “Thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi” [27,331]. Tìm hiểu phong cách thể loại tiểu thuyết của Tô Hoài, chúng tôi sẽ tìm hiểu những nét độc đáo mang phẩm chất thẩm mĩ, lặp đi lặp lại trong tiểu thuyết của nhà văn, qua đó thấy được những đóng góp của Tô Hoài cho tiểu thuyết Việt Nam, thấy được cả khuynh hướng vận động của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. 1.2. Những tiền đề tạo nên phong cách tiểu thuyết Tô Hoài 1.2.1. Hoàn cảnh gia đình, quê hương, xã hội Tô Hoài sinh năm 1920, tên thật là Nguyễn Sen. Ngoài tên thật khi viết báo, ông còn dùng những bót danh khác nh: Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa... Quê nội của ông ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây nhưng nhà văn lại sinh ra, lớn lên và rất gắn bó với quê ngoại ở làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ (Nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội ). Bót danh Tô Hoài là sự ghép tên của hai địa danh thân thiết của quê hương nhà văn: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Làng Nghĩa Đô nghèo “Sự sống loanh quanh buộc vào mấy khung cửi mọt” [22,27]. Gia đình ông bà ngoại của Tô Hoài cũng nghèo túng như bao người dân làng Nghĩa Đô. Mẹ của Tô Hoài làm nghề giấy, “giấy phÌn đem bán rong cho người ta gói hàng” [22,29], người cha tiếng là làm việc ở ngoài Kẻ Chợ nhưng thực chất là “ngồi xe ngựa đi đưa bánh cho mét lò bánh mì trong thành phố” [22, 27]. Cuộc sống của gia đình nghèo Êy và làng quê chuyên sống về nghề dệt lĩnh - lĩnh Bưởi cũng như bao miền quê khác cứ bình lặng trôi qua với những lo toan về cuộc sống hàng ngày. Làng quê Êy đã có những ngày tháng bình yên. Nhưng rồi cuộc sống cứ mỗi ngày mét ngặt nghèo, khèn khó hơn. Chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, của chiến tranh, làng nghề cứ sa sót, lụn bại dần. “Hàng Õ, người ta nghỉ, mà người đi làm thuê nhiều ứ lên. Gạo lại kém nữa (...) Bây giê trong làng vắng tanh. Những khung cửi guồng tơ xếp cả lại. Nhiều nhà túng bán cả đi, không hòng sinh nhai gì về nghề nữa” [19,497]. Làng nghề sa sót, lụn bại, các gia đình li tán, mỗi người đi kiếm ăn một phương. Người cha của Tô Hoài vì sinh kế đã phải giã từ vợ con vào Sà Goòng xa xôi kiếm sống vì ông “đã đi tìm việc nhiều nơi ngoài Kẻ Chợ nhưng không đâu có việc” [22,67]. Thư từ, tin tức cứ thưa dần rồi chẳng thấy trở về. “Có người đồn thầy tôi đã lấy vợ bên Sà Goòng” [22,105]. Người mẹ ở nhà với hai đứa con tần tảo, nheo nhóc. Ám ảnh và day dứt trong trái tim thơ ngây và nhạy cảm của cậu bé Sen là hình ảnh người mẹ như “cái bóng lầm lũi, hoà với bóng tối (...) cái bóng mơ hồ bên cạnh những líp líp những ngậm ngùi, những thắc thỏm đợi chờ dài dặc trong ngấn nước mắt và tiếng thở dài” [22,28]. Vất vả, túng thiếu và những nỗi đau buồn đã khiến cho bà trở nên tàn tạ, phôi pha, nhanh chóng. “Tóc đường ngôi của u tôi lốm đốm rụng, chỉ còn lưa thưa (...) U tôi cười, nếp nhăn ở đuôi mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười còn hằn những vết rạn khía quanh xuống hai bên gò má. Hàm răng trên của u tôi khuyết hai chiếc đã mấy năm nay. U tôi già đi từ bao giê? Từ lúc nào?”. Hình ảnh người mẹ cặm côi trong những đêm khuya lắm rồi vẫn ngồi “lặng lẽ xắm giấy, bóng đổ chập chờn trên vách” [22, 28- 29] bao năm qua vẫn còn in đậm trong tâm trí nhà văn với nỗi cảm thương day dứt. Những kỉ niệm sâu đậm về gia đình, về quê hương nghèo khó của mình đã chi phối đến ngòi bót của Tô Hoài giúp chúng ta hiểu vì sao những trang viết đầu tiên của nhà văn trẻ khi mới bước chân vào nghề viết lại là viết về những con người lao động, những con người nhỏ bé, bình dị xung quanh mình, trên quê hương mình. Quê nội Tô Hoài cũng nghèo túng, khó khăn. Người cha cứ đi biền biệt rồi không thấy trở về. Quê nội chỉ cách quê ngoại khoảng hai, ba chục cây số mà giê đây trở nên xa lăng lắc. Sinh ra ở quê ngoại và lớn lên rồi dùa hẳn vào bên ngoại, cuộc đời Tô Hoài gắn bó với quê ngoại, với ông bà ngoại và các dì. Ngay từ nhỏ, cậu bé Sen đã phải chứng kiến những cảnh bất hoà, lục đục trong gia đình. Ông ngoại thương cháu nhưng cũng là người nóng tính. Buồn vì gia cảnh sa sót, buồn vì nỗi cậu con trai duy nhất ốm chết, ông trở nên nghiện rượu, những lóc say rượu, ông thường hay gọi tên bà ra mà réo chửi, rồi “đập tất cả những thứ gì vô phóc có ở quanh mình” và chỉ cần bà nói lại một câu là “ông tôi ra góc nhà, vớ cái rõi cửa, đuổi theo bà tôi. Bà tôi huỳnh huỵch trèn ra ngõ” [22, 21]. Những cảnh hãi hùng nh thế đã để lại trong tâm hồn, trí óc non nít, ngây thơ của cậu bé Sen những Ên tượng về một cuộc sống đan xen những vui buồn chua chát. Bà ngoại tuy lắm điều nhưng còng là người rất chiều cháu. Kí ức về những ngày đầu tiên đi học của Tô Hoài luôn gắn với hình ảnh người bà. Bà đưa cháu đến trường rồi cùng ngồi với cháu một ghế, “trống tan học bà tôi dắt tôi về (...) Cái lệ Êy kéo dài đến nửa tháng” [22, 48]. Lớn lên và phải chứng kiến cảnh sống sa sút của gia đình và quê hương, hiện thực bủa vây xung quanh Tô Hoài là cảnh sống khó khăn túng quẫn của gia đình, của làng xóm vì nghề dệt thủ công đang dần dần phá sản. Tô Hoài đã ghi lại cảnh sống khó khăn của gia đình ông trong Tự truyện. Những ngày chợ phiên Õ hàng thì không khí của gia đình càng trở nên nặng nề: “Nhà tôi, ngày chợ không sinh chuyện này thì chuyện khác. Hàng Ýt lại xấu, không đều, mặt hàng gùn gút lên, không ai mua. Thế là xảy ra những trận xô sát giữa bà ngoại tôi và các dì tôi. Ông ngoại tôi ngồi uống rượu. Cuối cùng, bao giê ông tôi cũng vác gậy đuổi đánh tất cả. Mọi người chạy toán loạn đêm mới về (...) Sáng hôm sau, lại vẫn cãi nhau, làm ầm cả xóm” [22,156]. Khèn khó đến mức ngôi nhà của ông bà ngoại vốn là nhà hương hoả giê đây cũng phải đem cầm cố. Cuộc sống túng quẫn khó khăn Êy đã chi phối đến cảm quan hiện thực của Tô Hoài, hình thành nên thế giới quan hiện thực của nhà văn. Thùc ra cảnh ngộ nghèo đói túng quẫn Êy đâu phải là cảnh ngộ riêng của gia đình Tô Hoài, của làng quê ông, mà đó là sự suy thoái của quê hương, của mọi miền trên đất nước. Chóng ta biết rằng, xã hội Việt Nam từ những năm 1930 đang có những biển chuyển gay gắt dữ dội bởi chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), rồi đại chiến thế giới thứ 2 (1939-1945) bùng nổ, Nhật vào Đông Dương cùng với thực dân Pháp ra sức đàn áp và bóc lột nhân dân ta. Bên cạnh những chính sách đàn áp về chính trị, Pháp và Nhật còn tăng cường bóc lột, vơ vét về kinh tế khiến cho nạn đói hoành hành khắp nơi, nhân dân chết đói đầy đường. “Giá cả sinh hoạt 1945 đắt gấp 25 lần năm 1939 (...) thế mà phát xít Nhật vẫn xuất cảng 50 vạn tấn gạo, và số thóc dự trữ của thực dân Pháp tới tháng 3 cũng lên đến 50 vạn. Số gạo này có thể nuôi 10 triệu dân trong 7 tháng” [6,16]. Lớn lên trong những năm tháng Êy, Tô Hoài đã phải chứng kiến những ngày tháng ảm đạm, tăm tối đến nghẹt thở của quê hương. Đói kém và thất nghiệp “Người trong làng bá đi làm đủ nghề. Những gã lên tỉnh gánh nước thuê và kéo xe. Có những người nhập vào đám phu mộ đi các đồn điền trồng cao su ở Nam Kì, lại có những nhà bồng bế nhau lên tỉnh ghi tên vào sở di dân lên mạn ngược” [22, 497]. Cuộc sống túng quẫn kéo theo mọi điều rắc rối, mọi tệ nạn phát triển: “Làng đã nghèo lại sinh ra lắm điều rắc rối. Người ta chơi chắn cạ, xóc đĩa suốt ngày đêm, sát phạt nhau từ một xu trở lên. Và cái sự mất trộm vặt thì thường xảy ra luôn. Con chã, con gà đi tha thẩn ngoài ngõ vô ý không ai trông mất ngoém ngay. Cái váy, cái quần phơi ngoài sân biến là thường. Thậm chí ngoài vườn có mấy quả đu đủ xanh cũng bị vặt trụi. Không hôm nào là không có người vác gậy, cầm mõ đi dong ra dong vào để chửi những đứa ăn cắp vặt. Những đám cãi nhau thì nổi lên thường ngày vang vang từ ngõ nọ trở qua ngõ kia” [22, 497- 498]. Kết cục bi thảm nhất là nạn đói 1945 tràn đến nhấn chìm quê hương Việt Nam trong những cái chết thê thảm, kinh hoàng. Những cảnh sống của quê hương, của gia đình với bao nỗi buồn vui như thế đã in đậm trong kí ức của Tô Hoài và trở thành những Ên tượng, những cảm nhận đầu tiên của nhà văn về cuộc sống và góp phần hình thành nên thế giới quan hiện thực của nhà văn. 1.2.2. Tiểu sử, tính cách con người Tô Hoài Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh xã hội thực dân phong kiến đang có những biến động sâu sắc, sù sa sút đói khổ ở quê hương, cảnh sống nghèo túng ở gia đình, Tô Hoài đã phải làm nhiều nghề để kiếm sống: dạy học tư, bán hàng, kế toán cho một hiệu buôn... Người thanh niên của vùng Nghĩa Đô Êy đã sống trong những ngày thất nghiệp tủi nhục, lang thang, vất vưởng kiếm sống. Có những ngày phải nương nhờ vợ chồng nhà người bạn, thậm chí phải nghe vợ bạn “quân sư” tìm, kết bạn với một cô gái nhảy nào đó mà cô ta có thể “bao”mình sống tạm qua ngày trong cảnh thất nghiệp. Thế rồi những ngày lang thang ăn mày cửa Phật, bước chân phiêu lưu kiếm sống đưa Tô Hoài hết vào chùa Trầm, chùa Hoả Tinh, lại đến chùa Trăm Gian ... Nhưng cửa Phật cũng không thể là nơi kiếm ăn mãi được, cuộc đời lại ném trả Tô Hoài về quê hương nghèo khó. Cảnh khèn khó của gia đình, sự tù túng của một người tiểu tư sản thất nghiệp, sù lay lắt kiếm sống của bản thân... hoàn cảnh Êy đã tác động sâu sắc đến Tô Hoài khiến ông đồng cảm và gắn bó thiết tha với cuộc sống của những con người lao động nghèo khổ của quê hương. Ngay từ những trang viết đầu tiên, Tô Hoài đã thuộc số những nhà văn tả chân. Sau này, những ảnh hưởng sâu sắc của phong trào Mặt trận Dân chủ đã hướng ngòi bót Tô Hoài vào con đường của chủ nghĩa hiện thực. Hoàn cảnh sống Êy đã thôi thúc Tô Hoài sớm tìm đến với cách mạng. Từ thời kì Mặt trận Dân chủ sôi nổi, Tô Hoài đã hăng hái tham gia Hội ái hữu thợ dệt, làm thư kí ban trị sự Hội ái hữu thợ dệt Hà Đông, rồi tham gia phong trào Thanh niên phản đế. Năm 1943, ông gia nhập tổ Văn hoá cứu quốc đầu tiên ở Hà Nội. Sau cách mạng, Tô Hoài đã tham gia phong trào Nam tiến, rồi sau đó lên Việt Bắc làm báo Cứu quèc, chủ nhiệm Cứu quốc Việt Bắc chủ bót Tạp chí cứu quốc. Sau ngày hoà bình lập lại, ông được bầu làm Phó Tổng thư kí Hội nhà văn rồi Tổng thư kí của Hội nhà văn Việt Nam, làm Chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội. Không chỉ thế, Tô Hoài còn tham gia nhiều công tác xã hội khác như đại biểu quốc hội khoá VII, Phó Chủ tịch uỷ ban đoàn kết Á- Phi, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Ên, uỷ viên ban chấp hành Hội hữu nghị Việt- Xô. Thậm chí, Tô Hoài còn tham gia làm tổ trưởng dân phố. Có lẽ tham gia hoạt động trên nhiều cương vị khác nhau đã giúp cho nhà văn có điều kiện gắn bó với cuộc sống của đông đảo tầng líp nhân nhân lao động. Sự từng trải, vốn sống thực tế Êy đã mang đến cho Tô Hoài những hiểu biết phong phú và trở thành nguồn tư liệu không bao giê vơi cạn cho những sáng tác của nhà văn. Cuộc sống đã đẩy Tô Hoài còng nh các nhà văn Vò Träng Phông, Nam Cao...đến với nghề viết. Tô Hoài đã từng làm nhiÒu nghề để kiếm sống, nhưng nghề nào cũng rẻ mạt, bấp bênh, chẳng nghề nào có thể giúp ông nuôi nổi bản thân và đỡ đần cho bà, cho mẹ. Người thanh niên có chút Ýt chữ nghĩa làm vốn liếng bèn thử sức trên lĩnh vực viết văn, viết báo và thật không ngờ: “Tôi không thể so sánh và tưởng tượng ra giá một bài báo với công xá những công việc đã làm bấy lâu nay để kiếm sống. Hãng giày BaTa mỗi tháng trả lương tôi sáu đồng. Bây giê một cái truyện ngắn tôi được mười đồng... Mà một tháng tôi có thể viết mấy cái truyện ngắn! Điếc không sợ súng, tôi cứ lia tràn. Tôi khoắng một đêm xong cái truyện ngắn, là thường [22, 321]. Anh thợ cửi thất nghiệp, anh bán hàng Ba Ta Tô Hoài bước vào nghề viết bất ngờ, giản dị tự nhiên nh thế. Vào nghề viết, Tô Hoài “viết nh chạy thi” [22, 236], ông đã tự bộc bạch “viết để kiếm miếng sống lúc Êy thì phải viết khoẻ nh vậy” [67, 20]. Và để sống được với nghề viết khi vốn văn hoá vừa mới chỉ hết líp bốn, Tô Hoài phải tự học hỏi rất nhiều. Lòng yêu văn học, tài năng bẩm sinh, cuộc đời ba chìm bảy nổi, và lòng ham thích sáng tác văn chương đã rèn đúc Tô Hoài thành một nhà văn tầm cỡ. Đi nhiều, lại chịu khó học hỏi, quan sát, thãi quen của người tự học “thượng vàng hạ cám” [67,529] cái gì cũng đọc, đọc và ghi chép...Tất cả đã tạo cho Tô Hoài một vốn sống, vốn hiểu biết cực kì phong phó. Vò Quần Phương đã phải thán phục coi Tô Hoài “nh mét cuốn từ điển sống về nhiều sự kiện văn học và xã hội” [67,163]. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Tô Hoài vừa hăng hái tham gia cách mạng vừa đều đặn viết. Hành trình dài theo cách mạng và kháng chiến đã thay đổi đề tài và cảm hứng viết của Tô Hoài. Nhà văn của vùng ngoại thành Hà Nội trong vai phãng viên báo Cứu quốc đã từng có mặt ở Vĩnh Yên, Việt Trì vào mặt trận phía Nam, đến Nha Trang, lên Tây Nguyên... rồi trở về Hà Nội và lên Việt Bắc. Lên Tây Bắc, Tô Hoài đã từng cùng “ăn thịt ngựa nhạt, rêu đá nướng, bọ hung xào như bà con, cùng vác củi, thổi sáo, bắt con dói và đêm trăng sáng theo thanh niên Hmông đi “cướp vợ” [33, 22]. Kết quả của những chuyến đi thực tế “hiếm có” Êy là những tác phẩm xuất sắc viết về đề tài miền núi đã ra đời và mang lại những vinh quang cho Tô Hoài. Có thể nói tài năng bẩm sinh, lòng đam mê sáng tác, ý thức trau dồi nghề nghiệp và sự nỗ lực tìm tòi, khám phá đã khiến cho Tô Hoài dù chỉ là tự học đã vươn lên trở thành một nhà văn đàn anh dạn dày kinh nghiệm, một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. 1.2.3. Quan niệm về sáng tác văn chương và quan niệm nghệ thuật về con người Một yếu tè quan trọng làm nên nét đặc sắc, diện mạo riêng của văn chương Tô Hoài đó chính là quan niệm nghệ thuật của ông về sáng tác văn chương, về con người. Có thể nói đây chính là yếu tố cốt lõi khiến văn chương của Tô Hoài dù được sáng tác ở thể loại nào, sáng tác trong giai đoạn nào vẫn có điểm riêng biệt không thể bị trộn lẫn. Không béc lé quan điểm nghệ thuật của mình một cách có hệ thống, toàn diện và sâu sắc như Nam Cao, cũng không trực tiếp tranh luận quan điểm nghệ thuật của mình một cách đanh thép, hùng hồn trên báo chí như Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài cứ lặng lẽ miệt mài sáng tác, cần mẫn như người làng Nghĩa Đô dệt lụa. Nhưng tìm hiểu các tác phẩm của Tô Hoài, chóng ta thấy rõ rằng, các tác phẩm của nhà văn đều được viết dưới ánh sáng của một tư tưởng, mét quan điểm nghệ thuật của riêng ông. Quan điểm nghệ thuật đó đã được thể hiện nhất quán trong sáng tác của Tô Hoài, từ những tác phẩm được sáng tác ở chặng đầu cho đến những tác phẩm được viết khi nhà văn đã qua tuổi bát tuần. Quan điểm nghệ thuật của Tô Hoài được thể hiện trên hai phương diện: quan niệm về sáng tác văn chương và quan niệm nghệ thuật về con người.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất