Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phong cách nghệ thuật nguyễn tuân trong truyện ngắn trước 1945...

Tài liệu Phong cách nghệ thuật nguyễn tuân trong truyện ngắn trước 1945

.PDF
64
1742
125

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Thị Ngọc Quyền Mssv: 6106425 Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong truyện ngắn trước 1945 Gvhd: Nguyễn Thị Kiều Oanh Cần thơ, năm 2014 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Cuộc đời của Nguyễn Tuân 1.1.1. Tiểu sử 1.1.2. Con người 1.2. Sự nghiệp sáng tác và các đề tài chính 1.3. Quan niệm nghệ thuật nhà văn 1.4 .Vấn đề phong cách nghệ thuật nhà văn CHƯƠNG 2: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN TUÂN BIỂU HIỆN Ở MẶT NỘI DUNG 2.1. Cái tôi tự do phóng túng 2.2. Cái tôi tài hoa, tài tử 2.2.1. Cái tôi tài hoa 2.2.2. Cái tôi tài tử 2.3. Cái tôi nâng niu ca ngợi cái đẹp 2.4. Con người không quay lưng với cuộc đời CHƯƠNG 3: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN TUÂN BIỂU HIỆN Ở MẶT NGHỆ THUẬT 3.1. Thời gian và không gian nghệ thuật 3.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện 3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ 3.4. Giọng điệu nghệ thuật 2 C. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Tuân là một trong những tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trang viết của ông luôn thể hiện một cái tôi tài năng độc đáo. Là một nhà văn khá lớn, Nguyễn Tuân đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với những trang viết tài hoa. Nguyễn Tuân hoạt động trên nhiều lĩnh vực và ở bất kì đề tài nào, ông cũng hết sức tâm huyết. Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nguyễn Tuân luôn xem nghệ thuật là một quá trình lao động thật sự nghiêm túc. Ông viết văn với cả một niềm đam mê tận sâu trong trái tim của một người nghệ sĩ. Tài năng ấy của Nguyễn Tuân được thể hiện qua nhiều lĩnh vực kiến thức phong phú khác nhau như: âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, điện ảnh, lịch sử, địa lí,…, Nguyễn Tuân sáng tác ở nhiều thể loại văn học khác nhau nhưng thành công nhất là tùy bút và truyện ngắn. Nghiên cứu Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong truyện ngắn trước 1945, người viết sẽ được tìm hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác cũng như những nét đặc trưng của phong cách nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Tuân. Đồng thời, nghiên cứu đề tài này, người viết rất hào hứng vì tìm hiểu một nhà văn lớn trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại và cũng là tìm hiểu về cái xưa cũ và sự say mê yêu mến cái đẹp trong truyện ngắn của ông giai đoạn trước năm 1945. Nguyễn Tuân là nhà văn luôn nặng về ý thức cá nhân. Ông sáng tác văn chương bằng cả tấm lòng. Trong hầu hết trang viết của Nguyễn Tuân bao giờ cũng toát lên một nét nghệ thuật tài hoa không lẫn với bất kì nhà văn khác, một phong cách riêng, một dấu ấn riêng, cả cách suy nghĩ và diễn đạt cũng riêng. Từ những lí do trên chúng tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong truyện ngắn trước 1945 với mong muốn góp thêm công sức nhỏ của mình hòa vào những công trình lớn, khám phá giá trị văn chương Nguyễn Tuân và đặc biệt là phong cách nghệ thuật độc đáo của ông. Hơn thế nữa, việc tìm hiểu vấn đề này có ý nghĩa rất thiết thực đối với quá trình học tập của người viết, cũng như trau dồi thêm kiến thức cho bản thân. 4 2.Lịch sử vấn đề Nguyễn Tuân một cây bút tài hoa và uyên bác. Những sáng tác của ông trước cách mạng tháng Tám đã được đánh giá và phê bình qua nhiều công trình của những nhà nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau như: phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong một số truyện ngắn, cuộc đời và sự nghiệp văn chương,... Hoài Anh đã từng nhận xét về cái đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Tuân như sau: “Cái đẹp của Nguyễn Tuân không phải là cái đẹp mơ mộng, nhàn nhạt, phẳng lặng, mà là cái đẹp tạo hình, có góc cạnh, nhiều khi dữ dội”, hay “Nguyễn Tuân người nghệ sĩ ngôn từ đưa cái đẹp đến thăng hoa đến một độ cao hiếm thấy trong văn học Việt Nam”, [2; tr. 356]. Thật vậy, lời nhận xét ấy thật đúng với nét tài hoa độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Một tác phẩm văn chương đạt đến độ hoàn mĩ không chỉ cân đo sâu sắc về nội dung mà câu từ cũng là nhân tố khá quan trọng, nó đóng vai trò trong việc tạo nên sự trôi chảy về văn phong và sự sinh động trong một tác phẩm. Hơn thế nữa, Nguyễn Tuân là một người luôn yêu say mê tiếng mẹ đẻ, ông đã dành nhiều tâm huyết của mình trong tìm tòi và làm phong phú thêm về ngôn từ tiếng Việt ta. Và trong bài viết Người săn tìm cái đẹp, Nguyễn Thành cũng đã nhận xét rằng: “Nguyễn Tuân đã tự mình luôn trau dồi tìm tòi sáng tạo ngôn ngữ văn chương và phải thừa nhận ông có đóng góp lớn vào việc làm giàu tiếng Việt, ngay cả trong vốn từ Hán – Việt mà ông sử dụng khá nhiều. Nguyễn Tuân xứng đáng được mệnh danh là “Người thợ kim hoàn của chữ” (ý của nhà thơ Tố Hữu phát biểu trong dịp các nhà văn nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh)”, [2; tr. 235]. Thật vậy, trong cuộc đời cầm bút Nguyễn Tuân luôn tìm tòi phát huy ngôn ngữ dân tộc để ngày càng phong phú hơn. Ông tạo ra hàng loạt từ mới cũng như cách sử dụng chúng vào các tác phẩm, với mong muốn người đọc qua đó biết thêm nhiều từ ngữ vừa được ông xây dựng nên, cũng như góp phần phong phú cho ngôn từ tiếng Việt trở nên giàu đẹp hơn. Mặc dù không phải là người đầu tiên nhưng trong số những nhà nghiên cứu tâm huyết về Nguyễn Tuân, có lẽ Nguyễn Đăng Mạnh là người tìm hiểu toàn diện và sâu sắc nhất về ông. Bàn về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, ông nhận xét: “Hạt nhân 5 của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói trọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà và trực tiếp là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn, vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lí nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lí siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng thuyết hiện sinh…[15; tr. 2]”. Đây chính là sự chống lại mọi lề thói, quy cũ của xã hội phong kiến bằng sự kiêu ngạo ở một cái “ngông” vô cùng táo bạo trong phong cách nghệ thuật của ông. Nguyễn Tuân đã nâng mọi thứ lên một tầm cao mới cũng như quan niệm riêng về con người lẫn nghệ thuật. Tất cả đã hình thành nên những chủ nghĩa mới trong ông: chủ nghĩa xê dịch, hưởng lạc,… Không những thế trong bài viết Nguyễn Tuân – cây bút tài hoa và độc đáo, Nguyễn Đăng Mạnh còn xem Nguyễn Tuân là: “Nhà văn của chủ nghĩa duy mỹ, chỉ trọng cái đẹp hình thức không cần nội dung, chủ trương viết văn không khuynh hướng, đặc nghệ thuật lên trên mọi thứ thiện ác ở đời”, [5; tr. 46]. Nguyễn Tuân luôn đặt hình thức lên trên mọi thứ, xem đó là ngõ nguồn của mọi sự bắt đầu, Nguyễn Tuân luôn cân đo đong đếm giá trị văn chương của mình từ việc đặt cái đẹp lên trên cái cao cả, ông loại bỏ tất cả những cái xấu xa, đê hèn khi đưa trang văn lên một tầm cao mới trong cái đẹp nghệ thuật. Những đóng góp của Nguyễn Đăng Mạnh đã phần nào cung cấp cho người đọc hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông đặc biệt là về phong cách nghệ thuật. Trong bài viết: Nguyễn Tuân (Biệt hiệu Nhất Lang), Vũ Ngọc Phan đã chỉ ra nét riêng của Nguyễn Tuân như sau: “Ông là một nhà văn đứng hẳn ra một phái riêng, cả về lối văn lẫn về tư tưởng” hay “Văn giới Việt Nam phải chú ý đến lối hành văn đặc biệt của ông và những ý kiến cùng những lối tư tưởng phô diễn bằng những giọng tài hoa, sâu cay và khinh bạc, lúc thì đầy nghệ thuật, lúc thì bừa bãi, lôi thôi, như một bức phác họa, nhưng bao giờ nó cũng cho người ta thấy một trạng thái của tâm hồn”, [8; tr. 5]. Ý kiến trên cho ta thấy rằng, Nguyễn Tuân không chỉ là một cây bút tài hoa mà tài năng văn chương của ông luôn được giới văn sĩ biết đến như một hiện tượng mới lạ và đầy nét độc đáo. Và nét riêng đó, chính là việc ông vận dụng khéo léo trong cách dùng từ đặt câu, từ cách viết đến việc hệ thống xây dựng hình ảnh của nhân vật trong truyện, tạo nên sự thu hút và chú ý của người đọc. 6 Tôn Thảo Miên trong Nguyễn Tuân - Tài hoa văn chương, đã viết về Nguyễn Tuân như sau: “Ông có một vốn từ vựng cực kì phong phú, một lối hành văn độc đáo, tinh tế và rất có duyên. Câu văn của ông dường như chứa đựng mọi âm thanh, sắc màu của cuộc sống, hay nói cách khác là sự hòa quyện của thõ ca, nhạc, họa, Nguyễn Tuân xứng ðáng là một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ, một nhà vãn ðộc ðáo vô song mà mỗi dòng chữ tuôn ra đầu ngọn bút”, [6; tr. 43]. Ở Nguyễn Tuân có sự kết hợp ăn ý giữa ngôn ngữ và kiến thức ở các lĩnh vực như: hội họa, kiến trúc, địa lí,…, và sử dụng một cách khéo léo. Ông vận dụng và phối hợp lồng ghép giữa từ mới và từ cũ biến tấu thành những lời hay ý đẹp, nhịp nhàng và sâu lắng trong câu từ, tạo nên một điểm nhấn mới trong trang văn của mình. Qua đó ta thấy được tinh thần say mê cái đẹp luôn tràn ngập trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân, khẳng định được cái đẹp trong hình thức của nghệ thuật. Trên đây là một số nhận định về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Những ý kiến trên đã đi sâu vào tìm hiểu về phong cách nghệ thuật của ông trên phương diện đặc sắc về đề tài, ngôn từ nghệ thuật,…. Lịch sử vấn đề cho thấy, tuy có nhiều công trình, bài nghiên cứu, bài viết khác nhau đánh về phong cách nghệ thuật của ông. Tuy nhiên công trình tập trung đi sâu vào tìm hiểu toàn diện về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong truyện ngắn trước cách mạng vẫn còn rất ít. Người viết chọn Phong cách nghệ thuật nguyễn Tuân trong truyện ngắn trước 1945, với mong muốn đóng góp ít công sức nhỏ của mình hòa vào việc nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của tác gia Nguyễn Tuân. Bên cạnh đó, tìm hiểu và viết đề tài này còn giúp người viết trau dồi thêm nhiều kiến thức trong hành trang học tập của mình. Những bài viết, bài nghiên cứu trên là một trong những tư liệu vô cùng quý giúp chúng tôi rất nhiều trong việc hoàn thành luận văn này. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong truyện ngắn trước 1945, chúng tôi hi vọng luận văn sẽ góp một phần nhỏ đóng góp hiểu biết của mình về Nguyễn Tuân, hiểu hơn về thể loại truyện ngắn trong nền văn học của dân tộc. Cụ thể với đề tài này, người viết sẽ làm sáng tỏ những đặc trưng trong “phong cách nghệ thuật” ở truyện ngắn trước 1945 của Nguyễn Tuân. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, người viết tập trung khảo sát về đặc điểm phong cách nghệ thuật dựa trên một số tập truyện ngắn của Nguyễn Tuân trước 1945:  Một vụ bắt rượu lậu  Vườn xuân lan tạ chủ  Vang bóng một thời o Bữu rượu máu (Chém treo ngành) o Những chiếc ấm đất o Thả thơ o Đánh thơ o Ngôi mã cũ o Hương cuội o Chữ người tử tù o Một đám bất đắc chí (Ném bút chì) o Chén trà sương o Đèn đêm thu o Trên đỉnh non Tản o Khoa thi cuối cùng (Báo oán)  Thiếu quê hương  Chiếc lư đồng mắt cua  Yêu ngôn o Loạn âm o Đới roi o Tâm sự của Nước độc  Xác ngọc lam o Cô dó  Tóc chị Hoài Bên cạnh đó, chúng tôi còn tham khảo từ những nguồn tài liệu sách vở, sách nghiên cứu về Nguyễn Tuân, nguồn từ Internet, để vấn đề nghiên cứu được khách quan hơn. 8 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp lịch sử: Một trong những phương pháp cần thiết trong việc tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, tình hình lịch sử, xã hội giai đoạn Nguyễn Tuân tồn tại và để hiểu rõ hơn các vấn đề trong tác phẩm Nguyễn Tuân trước 1945. Phương pháp tiểu sử: Được vận dụng trong nghiên cứu về cuộc đời và thân thế sự nghiệp của tác giả cũng như xuất xứ của các tác phẩm, từ đó hiểu biết thêm về tác giả, tác phẩm của Nguyễn Tuân. Phương pháp hệ thống và phương pháp loại hình: Hai phương pháp được dùng trong tất cả các chương của luận văn, với điều này vấn đề nghiên cứu được trình bày một cách hệ thống và lôgic hơn. Qua đó, người đọc có thể rút ra những nhận xét bao quanh vấn đề đặt ra. Phương pháp đối chiếu so sánh: Được sử dụng để nêu bật lên vấn đề trong nghiên cứu, so sánh các tác phẩm với nhau. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong các chương, triển khai nêu rõ vấn đề hoặc tổng hợp rút ra kết luận. Ngoài những phương pháp trên người viết còn kết hợp các thao tác khác như: chứng minh, giải thích, bình luận,…, để làm sáng rõ yêu cầu của luận văn. 9 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1.Cuộc đời của Nguyễn Tuân 1.1. 1. Tiểu sử Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại phố Hàng Bạc. Quê ông ở ngoại thành, làng Mọc, thôn Thượng Đình nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nho học, nhưng nho học lúc này đã thất thời và phải nhường chỗ cho cả một xã hội Tây học. Cả một thế hệ vốn gắn bó với cửa Khổng sân Trình trở nên lỗi thời, sống giữa thời buổi Tây – Tàu nhố nhăng nên nảy sinh tư tưởng bất đắc chí sinh bất phùng thời, trong đó có cả thân sinh ông là cụ Nguyễn An Lan tức cụ tú Hải Văn, người đậu khoa thi Hán học cuối cùng. Bối cảnh xã hội cùng hoàn cảnh gia đình như vậy đã tác động sâu sắc đến nét tài hoa văn chương của ông, một dấu ấn riêng đậm chất cá tính sáng tạo, tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật nhà văn Nguyễn Tuân. Thời niên thiếu Nguyễn Tuân theo gia đình làm ăn sinh sống ở nhiều nơi các tỉnh miền Trung như: Khánh Hòa, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh và lâu nhất là ở Thanh Hóa. Nguyễn Tuân học hết bậc thành chung ở thành phố Nam Định, ông tham gia bãi khóa chống lại việc giáo viên người Pháp xúc phạm người Việt nên bị đuổi học (năm 1929) và cấm làm việc trên toàn cõi Đông Dương trong vòng 5 năm. Do bất mãn với thời cuộc đất nước, ông đã phản đối lại chế độ thuộc địa và 2 lần bị bắt, bị tù. Một lần tại Bangkok – Thái Lan do cùng một nhóm bạn vượt biên sang Lào – Thái, ông bị đưa vào nhà giam Thanh Hóa (năm 1930). Sau đó ít lâu lại bị tù, vì Nguyễn Tuân có ý định “xê dịch” trái phép vào Sài Gòn, khi đến Vinh thì lại bị bắt đưa về Thanh Hóa một lần nữa. Ra tù, Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và viết báo. Năm 1938, Nguyễn Tuân tham gia vào đoàn làm phim Cánh đồng ma quay tại Hồng Kông. Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương từ những năm 30 thế kỉ XX nhưng chỉ thực sự khẳng định được mình từ năm 1938 này, với một số tác phẩm có giá trị và mang đậm dấu ấn phong cách như: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương,… 10 Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam lần hai do có giao du với những người hoạt động chính trị. Từ 1942 đến 1945 ông rơi vào bế tắc và thậm chí muốn tự sát. Cách mạng tháng Tám kịp đến, cuộc đời Nguyễn Tuân như được lật sang trang mới, căng đầy nhựa sống với một niềm tin bừng sáng. Nguyễn Tuân hân hoan tham gia cách mạng và tự lột xác chính mình. Ông chân thành đứng vào hàng ngũ cách mạng. Năm 1950, Nguyễn Tuân được kết nạp vào đảng cộng sản Đông Dương. Từ năm 1948 đến năm 1958, ông là tổng thư kí hội Nhà văn Việt Nam. Trong suốt hai cuộc kháng chiến, Nguyễn Tuân luôn hăng hái chiến đấu lao vào những trận tuyến ác liệt, dùng văn chương ca ngợi đất nước, ca ngợi những người lính anh hùng và cùng nhân dân đánh giặc. Nguyễn Tuân mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội. Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật vào năm 1996. 1.1.2. Con người Nguyễn Tuân là một trí thức yêu nước, giàu tinh thần dân tộc. Ông luôn thể hiện lòng yêu nước của mình theo nét riêng, đó là việc: gắn bó mật thiết với các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Nguyễn Tuân yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ, những kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Tú Xương, Tản Đà,… Ông yêu những giọng điệu nam ai nam bình xứ Huế hay những giọng thiết tha, dân dã của hò Quảng Trị,…; những cảnh sắc và phong vị của thiên nhiên đất nước, những thú chơi tao nhã như: Uống trà và thưởng nguyệt, chơi hoa, chơi chữ, đánh thơ, thả thơ…; yêu những tinh hoa ẩm thực thể hiện sự tinh tế của ý thức Việt… Nguyễn Tuân là người có ý thức cá nhân phát triển cao, trước hết ông viết văn chỉ để khẳng định cá tính độc đáo của mình. Văn của ông phải mang màu sắc riêng, đậm dấu ấn cá nhân. Và Nguyễn Tuân cũng luôn tâm niệm rằng viết văn thì phải bằng cả trái tim của người nghệ sĩ, để khi truyền tải đến người đọc nó thật sự là một tác phẩm mang giá trị cao. Nguyễn Tuân luôn trân trọng và nêu cao nghề nghiệp của mình. Với ông, nghề văn là một nghề cao quý, nó là cả một quá trình lao động nghiêm túc và thực sự khổ hạnh. Khẳng định điều đó, ông đã dùng cả cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỉ của mình để minh chứng. Nguyễn Tuân là một con người yêu thích sự tự do phóng khoáng. Ông mắc một thứ bệnh, đó là bệnh thèm đi hay còn được gọi “chủ nghĩa xê dịch”, một trong những 11 thứ triết lí nổi loạn của phương tây xâm nhập vào nước ta để đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trí thức. Chính lối sống tự do phóng túng ấy, khiến ông không thể hòa nhập với chế độ thuộc địa và phải hai lần bị tù vì có ý định xê dịch. Nguyễn Tuân còn là một người nghệ sĩ tài hoa, uyên bác. Ngoài viết văn ông còn am tường nhiều ngành văn hóa khác nhau, những môn nghệ thuật khác nhau như hội họa, âm nhạc, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh…. Nguyễn Tuân từng là một trong những diễn viên kịch nói tài năng, tài tử xi - nê đầu tiên ở điện ảnh nước ta. Con người tài tử này còn tài hoa trong lĩnh vực văn học. Đó là khi ông dùng sự quan sát, tiếp thu nhìn đời một cách tinh tế, kết hợp cùng với tài năng vốn có vào trong sáng tác của mình. Thật vậy, trang văn Nguyễn Tuân khi đến với người đọc luôn là những kiến thức của nhiều ngành văn hóa khác nhau, điều này chứng tỏ ông là một người am tường nhiều lĩnh vực khác nhau và có một tầm hiểu biết sâu rộng. Tóm lại, Nguyễn Tuân không chỉ là một người nghệ sĩ tài hoa, tài tử. Bên cạnh ấy, người trí thức giàu lòng yêu nước này, còn đem những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc vào sáng tác văn chương với thái độ trân trọng và nâng niu. Khi thời cuộc hãy còn nhiều biến động, ông đã biết cách giữ gìn cho mình tấm lòng ấy, một nhân cách thanh cao và trong sáng. Minh chứng cho điều đó là trên trang viết của Nguyễn Tuân bao giờ cũng vậy, những vẻ đẹp xưa luôn sống dậy như một nỗi niềm thành kính, những con người tài hoa, những thú vui thanh tao đến vẻ đẹp cao khiết bình sinh trong nhân thế. Và rồi, Nguyễn Tuân từ sau cách mạng tháng Tám đã bày tỏ tâm sự yêu nước rất tha khiết, không còn e dè và kín đáo mà thay vào đó là lời ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi con người trong thời đại mới, công cuộc xây dựng đất nước thời kì mới. Nếu trước đây chủ nghĩa cá nhân vươn cao, tư tưởng hưởng lạc và kiêu ngạo lôi kéo ông xa rời công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thì giờ đây, cách mạng đã đưa ông trở lại với lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Mở ra cho Nguyễn Tuân một niềm tin mới để bước tiếp trên con đường nghệ thuật của mình. 12 1.2. Sự nghiệp sáng tác và các đề tài chính Sáng tác của Nguyễn Tuân trải qua hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Tác phẩm Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh ba đề tài chính: chủ nghĩa xê dịch, vang bóng một thời và đời sống trụy lạc. Nguyễn Tuân đến với chủ nghĩa xê dịch trong tâm trạng bất mãn, sâu sắc trước thời cuộc. Ông mang trong mình cái khuynh hướng đi không mục đích, điều đó như một cách phản ứng cực đoan để ông thấy đời không bị nhàm chán. Nhưng với tập du kí (Một chuyến đi) Nguyễn Tuân đã có dịp thể hiện tấm lòng gắn bó tha thiết của mình với cảnh sắc quê hương đất nước. Tại đây Nguyễn Tuân có dịp hòa mình vào thiên nhiên và cảm nhận nó thật tinh tế trong sáng tác với tất cả những nơi ông đi qua. Với Nguyễn Tuân đó không chỉ là kết quả của chuyến đi thực tế mà còn là cảnh sắc và phong vị ở mỗi miền quê trong đất nước mình. Mất niềm tin ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân thả mình vào quá khứ, tìm chút dư âm còn sót lại của vẻ đẹp một thời còn vang bóng. Với tập truyện ngắn Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân tái hiện lại những giá trị xưa cùng những thuần phong mỹ tục trong văn hóa tinh thần dân tộc. Những thú chơi hưởng lạc, thanh tao được ông thể hiện qua nhiều lớp người thuộc nhiều thứ bậc khác nhau trong xã hội như nhà nho, tài tử, những đám người bất đắc chí. Mặc dù thất bại nhưng họ vẫn không lùi bước trước thời cuộc. Đó là Huấn Cao trong Chữ người tử tù, con người tài hoa khí phách hiên ngang, đám nghĩa quân bãi Sậy trong Bữu rượu máu, họ đại diện cho tinh thần yêu nước của dân tộc không khuất phục trước quân thù trong mọi hoàn cảnh. Ở đề tài Đời sống trụy lạc, Nguyễn Tuân viết về một nhân vật “tôi” hoang mang và bế tắc, bế tắc trước thời cuộc, bế tắc chẳng thể tìm ra lối thoát. Nguyễn Tuân chỉ có thể để nhân vật của mình chìm vào hư ảo của cõi hoang lạc để quên đi cái thực tại xô bồ. Nhưng trong tình trạng ấy lại lóe lên một niềm tin mới từ cái thanh cao, tinh khiết. Từ đó, ông tìm thấy cho mình một hướng đi mới hơn trong cái tuyệt vọng của thời cuộc (Chiếc lư đồng mắt cua). Sau cách mạng, Nguyễn Tuân hòa mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Ông dùng ngòi bút của mình phục vụ chiến đấu trên cương vị của một nhà văn, đem đến cho nền văn học Việt Nam cái không khí mới về nội dung và nghệ thuật. 13 Những trang viết của Nguyễn Tuân trước cách mạng luôn được độc giả đón nhận một cách nồng nhiệt. Bởi lẽ, những sáng tác của ông không chỉ về nghệ thuật mà còn cho thấy cái tôi cá nhân tiêu biểu cho khuynh hướng chủ nghĩa lãng mạn đang thống trị đời sống văn học lúc bấy giờ. Nếu trước đây, tình yêu nước thương dân chỉ được ông bộc lộ như lời tâm sự giấu kín. Thì giờ đây, con người tài hoa uyên bác ấy đã có thể tự do cất cao tiếng hát yêu quê hương đất nước của mình. Ông bắt đầu từ Chùa Đàn, rồi sau đó khẳng định mình là nhà văn có sự chuyển biến rõ rệt về tư tưởng từ: Đường vui, Tình chiến dịch, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi… Nguyễn Tuân đã lột xác và thay đổi hoàn toàn trở thành con người mới, khẳng định được mình là nhà văn “nghệ thuật vị nhân sinh”, biết đau với nỗi đau mất nước. Ông vứt bỏ hết những gì của con người ngày hôm qua lãng mạn, luôn trong tư thế thoát ly hưởng lạc. Nguyễn Tuân đã vui, đã buồn với nhân dân, với dân tộc và đất nước. Các sáng tác từ Lột xác đến Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi là sự bày tỏ tình yêu với quê hương đất nước. Các tác phẩm tiêu biểu gồm: Trước 1945:  Một chuyến đi (1938)  Ngọn đèn dầu lạc (1939)  Thiếu quê hương (1940)  Vang bóng một thời ( 1940)  Tàn đèn dầu lạc (1941)  Chiếc lư đồng mắt cua (1941)  Tùy bút I (1941)  Tùy bút II 1943  Tóc chị Hoài (1943)  Nguyễn (1945). Sau 1945:  Chùa Đàn (1946)  Đường vui (1949)  Tình chiến dịch (1950) 14  Thắng càn (1963)  Tùy bút kháng chiến và hòa bình ( tập I năm 1955, tập II năm 1956)  Sông Đà (tùy bút,1960)  Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (tùy bút, 1972)  Kí (1976)  Hương vị và cảnh sắc đất nước (1978)  Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982). 1.3. Quan niệm nghệ thuật của nhà văn Quan điểm nghệ thuật luôn là cái cốt yếu chi phối trong toàn bộ sáng tác của nhà văn. Bởi lẽ, nó không chỉ là vấn đề thể hiện ở tác phẩm mà còn là cái tâm của người sáng tác.Với nhà văn, một tác phẩm hay thực sự không phải chỉ có đặc sắc về nội dung là đủ mà bên cạnh đó, hình thức nghệ thuật còn đóng một vai trò vô cùng quan trọng là tiêu chí nâng cao giá trị của một tác phẩm, nó cũng là một trong những yếu tố có thể làm rung động được tâm hồn người đọc. Nguyễn Tuân cũng vậy, ông luôn đặt nghệ thuật lên trên mọi thứ ở đời. Có thể tìm thấy ở ông cái định nghĩa về người nghệ sĩ trọn vẹn nhất, đó là khi Nguyễn Tuân xem việc viết văn như là một nghề lao động chân chính và thật sự khổ hạnh. Ông viết nghiêm túc và chân thành cả khi ở đỉnh cao nghệ thuật. Mỗi khi cầm bút, Nguyễn Tuân luôn đặt ra yêu cầu phải chứng tỏ được cái tài năng tài hoa uyên bác của mình, phải luôn nhìn nhận sự vật ở mặt “mĩ thuật” của nó để tìm ra nét đặc sắc trong mỗi trang văn. Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình qua miêu tả những con người và vẻ đẹp tài hoa trong sự thống nhất. Từ nhân vật đến đề tài, Nguyễn Tuân luôn mang hết bất ngờ này đến những thú vị khác. Đó là Huấn Cao một người tử tù ngông nghênh không sợ trời đất, thế nhưng ông lại sở hữu một bàn tay tài hoa viết chữ rất đẹp, đẹp từ nét chữ vuông vắn đến dáng người tài hoa khi cho chữ, hoặc Bát Lê một tên đao phủ chém đầu người phút chốc hóa thành nghệ sĩ ở kĩ nghệ “chém rất ngọt”, hay khi miêu tả về Lí Văn, tay ném bút chì tài ba, chỉ trong gang tấc giết chết con gà rất gọn gàng,…. Những nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân luôn là những con người tài hoa mang đầy nét đẹp nghệ thuật. 15 Nguyễn Tuân, nhà văn của chủ nghĩa duy mĩ. Ông quan niệm cuộc đời là một hành trình đi tìm cái đẹp. Thật vậy, với Chữ người tử tù, người đọc không thể nhìn nhận ở phương diện cái ác mà nghiêng về sự tài hoa yêu chuộng cái đẹp nghệ thuật. Là cụ Kép trong Hương Cội, người đại diện cho những giá trị cao đẹp và thanh tao trong văn hóa dân tộc. Cụ Kép thường nói với lớp người bạn cũ của mình “có một vườn hoa là một việc dễ dàng, nhưng đủ thời gian chăm sóc hoa mới là việc khó” [4; tr. 89]. Phải chăng ông cụ muốn nói rằng có được cái đẹp là một việc dễ nhưng để giữ gìn và phát huy cái đẹp mới là khó, đó là sự công phu tạo nên sự thành tâm đối với cái đẹp. Cũng như trong văn chương Nguyễn Tuân cho rằng, có được một tác phẩm là chuyện dễ nhưng để có thể trở thành một án văn hay thì cũng cần lắm sự công phu và khéo léo của người viết về cả nội dung lẫn hình thức, hay nói cách khác tác phẩm chỉ trọn vẹn về nội dung không thiên về hình thức thì nó khó có thể trở thành một hình tượng nghệ thuật. Theo Nguyễn Tuân, nghệ thuật phải có sự phối hợp kiến thức ở nhiều lĩnh vực văn hóa khác nhau. Ông đã vận dụng khéo léo điều này vào trong các sáng tác của mình, cụ thể là qua hệ thống nhân vật đầy tài hoa. Có thể tìm thấy ở cụ Ấm trong Chén trà sương, với thú uống trà như một nét đẹp nghệ thuật công phu mang nhiều cá tính dân tộc, ta cảm tưởng như ở một nước non xa lạ nhưng rất gần gũi. Là cụ Hồ Viễn trong Ngôi mã cũ, một tướng cờ đen oai phong lẫm liệt một thời giờ là thầy địa lí tài ba,… Hay đến ông Hai Cử trong Đèn đêm thu, với cái thú vui đốt đèn đêm thu, cách làm lồng đèn đẹp, cách ứng xử của ông với con cháu mang một nét phản phất trong nếp sống văn hóa người Việt Nam,... Tất cả đều thể hiện vẻ đẹp trong tâm thức văn hóa dân tộc. Nguyễn Tuân luôn là người am tường nhiều ngành nghệ thuật, ông quan sát nhìn nhận sự vật ở nhiều phương diện khác nhau. Ở Chữ người tử tù, về mặt xã hội Huấn Cao là người tử tù đợi án chém, về nghệ thuật ông lại đóng vai trò sáng tạo nên cái đẹp, ở mặt chính trị Huấn Cao lại là một vị tướng giỏi, bẻ khóa vượt ngục vô cùng tài ba. Với truyện ngắn Đánh Thơ, khung cảnh thiên nhiên hiện lên mang nhiều sắc màu truyền thống, Nguyễn Tuân miêu tả cái tài nghệ vừa đánh thơ và chơi đàn của vợ chồng Phó Sứ thật chi tiết trong mắt người đọc của người tài tử đích thực,… Những áng văn hay ấy là cả một quá trình quan sát có tiếp thu những kiến thức từ văn hóa đến 16 đời sống xã hội một cách có khoa học, Nguyễn Tuân đã tập trung đi sâu vào khai thác vấn đề sáng tác dựa vào việc vận dụng nhiều ngành văn hóa ấy. Bởi ông quan niệm, nghệ thuật luôn đa dạng và phong phú rất cần cho việc tìm tòi và trau dồi kiến thức cho bản thân. Nguyễn Tuân cũng cho rằng sự đơn giản và tẻ nhạt luôn là con đường dẫn đến sự chấm hết của nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật của ông được hình thành do cái “ngông” vô cùng độc đáo, đó là lối sáng tác bất chấp nội dung. Với Nguyễn Tuân, đã ngông thì phải có tài và phải khác người, đã quyết làm một việc nào đó thì phải cho đến cùng, đã yêu thì phải mê đắm, đã ghét thì phải căm thù, nếu đã tìm hiểu thì phải tìm cho đến ngọn nguồn gốc rễ. Đây chính là nét cá tính không gì thay đổi được trong con người ông. Quan niệm nghệ thuật ấy của Nguyễn Tuân còn mang tính phức tạp và đầy mâu thuẫn. Đó là khi nhà văn chỉ trọng cái đẹp hình thức nhưng mọi tiêu chí trong sáng tác lại không xuất phát từ cái hình thức. Khi ông viết về Huấn cao trong Chữ người tử tù, một hình ảnh đẹp về người anh hùng nhưng đây không phải là duy nhất, nó còn là vẻ đẹp của thiên lương trong sáng, nhân cách hiên ngang của người tử tù tỏa sáng trong đêm tối tù ngục, luôn giữ vững lập trường của bản thân không chấp nhận những điều phi nghĩa và nếu khi cần thì tâm hồn người tử tù ấy lại xao động trước những tấm lòng đáng quý thanh cao của người cai ngục. Ở Bữa rượu máu cũng vậy, nó không chỉ miêu tả cái đẹp nghệ thuật chém đầu người, tác phẩm còn cho chúng ta thấy lời phê phán kín đáo về tội ác man rợ của thực dân Pháp cùng bọn tay sai. Nguyễn Tuân rất tự nhiên khi miêu tả về chúng, từ quan công sứ Tây đến tên Tổng đốc vui mừng chúc cho nhau từng tuần rượu trước khi chém đầu nghĩa quân Bãi Sậy. Chính vì thế mà một cơn lốc dữ dội đã kéo đến đánh bay mũ của tên quan công sứ dưới bãi cỏ pháp trường như điềm báo trước cho tội ác của chúng. Trong suốt cuộc đời cầm bút, với Nguyễn Tuân viết văn nhiều khi chỉ để khẳng định mình. Nguyễn Tuân không quan tâm mình đang làm những gì mà chỉ muốn khẳng định giá trị ngòi bút của ông có độc đáo hay không nhưng rồi cái quan điểm ấy khiến nhiều tác phẩm đôi khi bị hạ thấp về giá trị, cái tôi kiêu ngạo trở nên không còn mạnh mẽ như trước. Sau cách mạng quan niệm của ông có phần thay đổi so với giai đoạn 17 trước, nhà văn thay đổi nhận thức trong sáng tác, đó là quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh. Nguyễn Tuân viết về cuộc sống lao động và cổ vũ tinh thần chiến đấu. Con người ở giai đoạn này không hiếm nhưng phẩm chất của họ rất đáng quý, họ đại diện cho những lớp người đang cống hiến mình góp phần xây dựng đất nước. Sự giằng co giữa chủ nghĩa cá nhân và lòng yêu nước trong Nguyễn Tuân nay đã không còn nữa, mà thay vào đó là tiếng gọi của con tim đi theo con đường cách mạng sáng ngời. Từ đó sự nghiệp văn chương luôn song hành và tiến bước cùng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, cuộc đời Nguyễn Tuân lại mở sang trang mới không còn trong tư thế đối nghịch. Từ đây Nguyễn Tuân có điều kiện thuận lợi vượt lên trở thành cây bút tài hoa mang tư tưởng cao đẹp của thời đại mới. 1.4. Vấn đề phong cách nghệ thuật Phong cách nghệ thuật là một vấn đề khá phức tạp. Nó là nét riêng có tính hệ thống trong cá tính sáng tạo của một nhà văn. Phong cách chính là những điểm, những nét khác biệt trong mỗi nhà văn thiên về hình thức nghệ thuật, có sự thống nhất trong sáng tác. Và nó còn là dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ in đậm lên tác phẩm từ cách tổ chức đến xử lí đề tài, xây dựng nhân vật, cách tạo tình huống đến giọng điệu, ngôn từ. Mỗi nhà văn đều tạo cho mình một phong cách, đó là sự nỗ lực trong sáng tác và khẳng định cái tôi nghệ thuật độc đáo của mình qua tác phẩm. Đồng thời phong cách nghệ thuật cũng là một trong những điều kiện khá quan trọng đánh giá vị trí và tài năng nhà văn. Và phong cách nghệ thuật luôn được nhiều nhà phê bình quan tâm khi nghiên cứu tác phẩm của một nhà văn. Với Buffon: “Phong cách là sự biểu hiện hoàn mỹ vào tác phẩm cái nhân cách, tư tưởng, tình cảm của chủ thể sáng tạo”, [11; tr.84]. Đó là khi nhà văn ấn tượng hay có một cảm xúc đặc biệt nào đó với vấn đề mà họ đang hướng đến thì sẽ dồn hết mọi tâm tư của mình vào trong ấy và cố diễn đạt bằng tất cả con người mình, để tạo ra một sản phẩm văn học mang một dấu ấn riêng và đậm phong cách riêng của người sáng tác Nhưng với Goeothe ông cho rằng: “Phong cách là sự thống nhất chủ quan và chủ quan trong sáng tác, khi nhà văn vừa vượt lên trên sự mô phỏng giản đơn đối với tự nhiên, vừa vượt lên trên cái tác phong, kiểu cách chủ quan của nhà văn”, [11; tr.84]. Mỗi một nhà văn khi tạo cho mình một nét riêng thì nghệ thuật luôn là điều mà 18 họ rất chú trọng và xem đó như điều cần thiết để trở thành phong cách riêng độc đáo. Cho nên, phong cách nghệ thuật, nó luôn đòi hỏi một sự thống nhất từ những yếu tố cấu thành nên tác phẩm đến việc thống nhất trong nội dung và hình thức của nhà văn, chứ không phải chỉ là sự giản đơn ở bề mặt tác phẩm. Phong cách nghệ thuật, nó còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi và mang tính thời sự. Và ở Việt Nam, vấn đề ấy cũng được các nhà phê bình nghiên cứu và tìm hiểu. Phan Ngọc cũng đã khẳng định: “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ tất cả các lựa chọn tiêu biểu nhất, hình thành một cách lịch sử và một giá trị lịch sử, có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả. Nó chứa đựng một cái nhìn đối với hiện thực, [11; tr. 83]. Bên cạnh việc thể hiện nét cá tính riêng trong sáng tác ông cho rằng, mỗi nhà văn khi thể hiện phong cách nghệ thuật của mình thì luôn cần nhấn mạnh nội dung đang được nói tới, bởi nó là một vấn đề cụ thể mang đặc trưng riêng nhất định có thể và mô tả được trong một tác phẩm. Khi đến với người đọc, họ có thể hiểu được nhà văn đang hướng đến một vấn đề nhất định, ở tại một giai đoạn lịch sử cụ thể. Ví dụ với phong cách nghệ thuật của Kim Lân, ta có thể nhận thấy những sáng tác của ông là nói về người nông dân ở thời điểm trước 1945. Đó là những con người cơ cực, luôn bị áp bức mọi điều dưới chế độ xã hội thực dân. Cảm thông được những bất hạnh cùng cực ấy mà có lẽ phong cách nghệ thuật của Kim Lân luôn nghiêng về người nông dân nghèo khổ cùng vẻ đẹp về tâm hồn của họ trước cách mạng, những con người sống cực nhọc, vất vả nhưng vẫn yêu đời. Cụ thể là ở Vợ nhặt, một truyện ngắn thấm đẫm tinh thần nhân đạo, đó là một bức tranh cuộc sống nghèo khổ cơ cực đồng thời cũng là cái khát vọng về hạnh phúc gia đình của người nông dân Việt Nam trong thời Pháp thuộc. Qua đó, Kim Lân đã khái quát được tiếng nói chung của người nông dân trong thời chiến và những ước mong giản dị của họ. Nguyễn Đăng Mạnh trong Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung và phong cách có viết: “Tôi hiểu phong cách nghệ thuật là một khái niệm thuộc phạm trù thẩm mỹ. Có nghĩa là, nhà văn phải thật sự có tài năng, phải thật sự sáng tạo ra được những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao mới được xem là nhà văn có phong cách”, [3; tr. 8]. Ở đây, phải chăng ông muốn nói rằng mỗi nhà văn để tạo cho mình một dấu ấn phong cách riêng và để khẳng định cá tính trong sáng tác, thì họ cần có một sự biến tấu linh 19 hoạt đầy sáng tạo, đổi mới về phương thức viết, đưa người đọc đến nhiều bất ngờ mới để không có sự nhàm chán nhưng phải luôn có sự thống nhất và kết hợp chặt chẽ cả nội dung lẫn hình thức. Nhận xét ấy thật đúng, mỗi nhà văn để tạo được phong cách trong sáng tác thì họ luôn phải nỗ lực hết mình, xây dựng nên cá tính riêng, một tài năng riêng để có thể tạo ra những sản phẩm nghệ thuật cao mang đậm dấu ấn cá nhân của họ. Phong cách là một dấu hiệu độc đáo, không lặp lại và đánh dấu phẩm chất thẩm mỹ riêng biệt. Đó là khi nhà văn biết khai thác và vận dụng tốt các đặc tính thẩm mĩ vào sáng tác, đem đến sự thật mới mẻ cho trang văn của mình, phản ánh chân thực những tình tiết trong truyện cùng tính cách nhân vật qua bức tranh cuộc sống mang một nét riêng có sức thu hút mạnh mẽ, không để lẫn mình với một nhà văn nào khác. Nguyễn Tuân là mẫu nhà văn tiêu biểu cho điều này, ông là một người có cá tính độc đáo, kèm theo sự tài hoa uyên bác, có cảm quan sắc nhọn phong phú, giàu có về ngôn từ, nét cá tính sáng tác không hề lặp lại ở bất kì một nhà văn nào khác. Thật vậy, mỗi tác phẩm của Nguyễn Tuân đến với người đọc luôn là sự mới lạ và đậm chất phong cách nghệ thuật, từ cách dùng từ, đặt câu đến sự liên tưởng và vận dụng nhiều ngành kiến thức văn hóa khác nhau, sự lồng ghép giữa cổ kính và hiện đại… Phong cách là phẩm chất của một chỉnh thể, nó đòi hỏi sự thống nhất trong một tác phẩm, đó là việc thống nhất trong hình thức và nội dung. Hình thức ở đây bao gồm kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ và giọng điệu còn nội dung chính là vấn đề nhà văn đang hướng tới và khai thác. Cả hình thức lẫn nội dung phải được thể hiện rõ ràng, chặt chẽ và trọn vẹn, biến tác phẩm thành một thể thống nhất. Liên kết giữa các yếu tố trong các bộ phận của tác phẩm như mọi hoàn cảnh sống, tự nhiên, gia đình, xã hội... Phong cách là phẩm chất tương đối ổn định trong sáng tác, các đặc điểm của nó được lặp đi lặp lại thường xuyên và ít khi thay đổi. Như ở phong cách Tố Hữu, nó mang tính chất thơ trữ tình chính trị sâu sắc, đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn, giọng thơ của Tố Hữu luôn chan hòa và tha thiết, đậm đà tính dân tộc. Cụ thể, ta thấy qua hơn năm tập thơ kể từ tập thơ đầu tay “Từ ấy”, cảm hứng và giọng điệu trang thơ Tố Hữu vẫn giữ một màu sắc chính trị đầm ấm, thiết tha. Thậm chí, đến cả hai thập thơ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng