Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN - Mở rộng tập hợp số thông qua bà...

Tài liệu PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN - Mở rộng tập hợp số thông qua bài làm quen với số nguyên âm

.DOC
18
11683
127

Mô tả:

Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội Phòng giáo dục và đào tạo Quận Long Biên Trường THCS Việt Hưng Địa chỉ: Tổ 4 Phường Việt Hưng-Long Biên-Hà Nội Điện thoại: 0438272193 email: [email protected] THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN 1. Đoàn Thu Huyền Ngày sinh: 09/02/1988 Môn: Toán Điện thoại: 0906283022 Email: [email protected] 2. Lê Thị Ngọc Anh Ngày sinh: 03/01/1985 Môn: Toán Điện thoại: 0988455819 Email: [email protected] 1 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Chủ đề : “ Mở rộng tập hợp số thông qua bài làm quen với số nguyên âm ” II. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Kiến thức: Học xong chủ đề này: - Học sinh nắm được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N. - Học sinh hiểu được số nguyên âm được dùng để chỉ nhiệt độ dưới 0 0C, chỉ số tiền nợ trong thực tế, chỉ thời gian trước công nguyên, biểu diễn độ cao thấp ở các địa điểm khác nhau trên Trái Đất. - Học sinh biết phân biệt nước sẽ đóng băng ở nhiệt độ nào, khi nào có tuyết rơi, phân biệt độ cao thấp của các địa điểm trên bản đồ địa lý, hiểu được các năm trước công nguyên trong lịch sử được viết ngắn gọn như thế nào. - Hs quan tâm đến dự báo thời tiết, biết cách lựa chọn trang phục phù hợp. - Tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề: + Tích hợp kiến thức môn địa lí lớp 9: Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. => Nắm được vị trí địa lí và một vài nét văn hóa đặc sắc cũng như thời tiết khí hậu của SaPa. + Tích hợp kiến thức môn Vật lí lớp 6: Bài 22: Nhiệt kế. Nhiệt giai – Vật lí 6 Bài 23: Thực hành Đo nhiệt độ - Vật lí 6 Bài 24-25: Sự nóng chảy và đông đặc – Vật lí 6 2 => Học sinh nhận biết được nhiệt kế, cách đo, cách đọc số chỉ trên nhiệt kế. Biết được nước sẽ đóng băng khi nhiệt độ gảm dưới 00C, băng sẽ tan chảy khi nhiệt độ tăng trên 00C. + Tích hợp kiến thức môn lịch sử lớp 6: Bài 12: Nước Văn lang => Biết được sự ra đời của Nhà nước Văn lang. + Tích hợp kiến thức môn công nghệ lớp 6 Bài 2: Lựa chọn trang phục => Học sinh biết cách lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh các kĩ năng: - Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn. - Viết các số nguyên âm. - Biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số. - Hoạt động nhóm và thuyết trình trước đám đông. - Phản biện trước các vấn đề được đưa ra. - Dùng số nguyên âm để biểu diễn các đại lượng trong thực tế. - Học sinh có năng lực vận dụng kiến thức liên môn đã học để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra. 3. Thái độ: - Yêu quý môn học, biết vận dụng các kiến thức liên môn vào môn học. - Tích cực chủ động tư duy lĩnh hội kiến thức. - Học sinh tham gia có hiệu quả và tích cực trong hoạt động nhóm. III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC - Học sinh lớp: 6A1 - Sĩ số: 35 - Đặc điểm: + Học sinh ngoan, yêu thích bộ môn Toán học. 3 + Có hứng thú với việc hoạt động nhóm, tìm tòi kiến thức các môn học thông qua sách giáo khoa, các công cụ tìm kiếm trên Internet. IV. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC - Thông qua bài học, học sinh nắm được sự cần thiết phải mở rộng tập hợp số, vai trò của số nguyên âm khi biểu diễn các đại lượng trong thực tế. - Sau tiết học, các em sẽ nhớ lại kiến thức của nhiều môn học có liên quan trong bài học như: kiến thức về địa lí, lịch sử, công nghệ, vật lí. Điều đó cũng giúp các em củng cố và hoàn thiện vốn kiến thức THCS của mình. - Học sinh thấy được sự hỗ trợ lẫn nhau của các kiến thức trong chương trình giáo dục THCS, các em sẽ có ý thức học tập nghiêm túc đối với tất cả các bộ môn. V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU: - Đồ dùng thiết bị dạy học: Chuẩn bị chung: - Máy chiếu - Bảng phụ - Tài liệu tham khảo: + Lịch sử Hà Nội + Bản đồ trung du và miền núi Bắc Bộ + Nhiệt kế có chia độ âm + Phương pháp đổi mới dạy và học môn Toán THCS. + Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá THCS. - Học liệu: + SGK, SBT môn Toán. + Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học Toán học THCS. + SGK lịch sử 6, vật lí 6, công nghệ 6, địa lí 9. + Tư liệu Toán học. 4 + Tư liệu hình ảnh về Sapa, dự báo thời tiết về Sapa. + Hình vẽ biểu diễn độ cao của đỉnh núi, thềm lục địa, mặt nước biển + Phiếu học tập. HỌC SINH - Đọc SGK Địa lý 9 GIÁO VIÊN - Bản đồ trung du và miền núi + Bài 18. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Bắc Bộ - Hình vẽ biểu diễn độ cao của đỉnh núi, thềm lục địa, mặt nước - Đọc SGK vật lí 6 biển. - Nhiệt kế có chia độ âm. + Bài 22. Nhiệt kế - Nhiệt giai - Nước đá. + Bài 23. Thực hành đo nhiệt độ + Bài 24 – 25: Sự nóng chảy và đông đặc. - Đọc SGK Lịch sử 6 - Hình ảnh nước Văn Lang + Bài 12. Nước Văn Lang - Sự ra đời của nhà nước Văn Lang. - Đọc SGK Công nghệ 6 - Hình ảnh về các Vua Hùng. - Các ví dụ và hình ảnh về lựa + Bài 2. Lựa chọn trang phục. chọn trang phục phù hợp với thời tiết. VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VI.1. HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Dạy tích hợp trong tiết học chính khóa. - Thời gian thực hiện: Tiết 40 theo PPCT môn Toán 6 - Dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh. - Phương pháp: Vận dụng linh hoạt kết hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.: 5 + Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. + Úng dụng CNTT và phương tiện dạy học hiện đại + Phương pháp day học hợp tác nhóm. + Phương pháp thuyết trình. + Phương pháp đồ dùng trực quan. + Phương pháp củng cố, luyện tập; kiểm tra, đánh giá. VI.2. MÔ TẢ CÁC HOẠT ĐỘNG: Các hoạt động cơ bản: A. Hoạt động khởi động - Giáo viên đặt vấn đề thông qua bài toán tìm số tự nhiện x, biết: x + 5 = 2 - Giáo viên dẫn vào bài mới. B. Hoạt động hình thành kiến thức mới 1. Hoạt động 1. Giới thiệu về số nguyên âm, tìm hiểu về cách sử dụng số nguyên âm trong thực tế. - Giáo viên giới thiệu bài học và nhiệm vụ của các nhóm. - Giáo viên đóng vai trò chỉ đạo, định hướng các nhóm trình bày sự chuẩn bị của mình, sửa sai và chốt kiến thức về số nguyên âm - Học sinh các trường hợp vận dụng số nguyên âm trong thực tế. * Chuẩn bị của học sinh ( ở nhà ) Lớp chia thành 4 nhóm. Nội dung chuẩn bị của các nhóm ở nhà: - Nhóm 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, các nét đặc sắc về văn hóa và khí hậu của Sapa. - Nhóm 2: Tìm hiểu về nhiệt kế, cách đo, cách đọc số chỉ của nhiệt kế. Tìm hiểu về 1 số danh lam thắng cảnh nổi tiếng và nhiệt độ ở đó. - Nhóm 3: Tìm hiểu cách biểu diễn số tiền có, số tiền nợ, các ví dụ về thời gian trước công nguyên. 6 - Nhóm 4: Tìm hiểu về cách biểu diễn độ cao thấp so với mực nước biển của một số địa điểm. * Trình bày kết quả: - Từng nhóm trình bày nội dung tìm hiểu của mình theo nhiệm vụ được phân công. - Các nhóm khác nhận xét và phản biện. - Giáo viên đánh giá phần chuẩn bị và trình bày của các nhóm. - Giáo viên kết luận chung và chốt kiến thức. - Học sinh nắm được: + Ngoài số tự nhiên còn có số nguyên âm + Cách viết, cách đọc số nguyên âm. + Biết được số nguyên âm dùng để chỉ nhiệt độ dưới 0, chỉ ra số tiền nợ, chỉ thời gian trước công nguyên; biểu diễn độ cao dưới mực nước biển của các địa điểm trên trái đất. + Vận dụng kiến thức địa lí 9 - Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ xác định được vị trí địa lí, thời tiết và khí hậu của tỉnh Lào Cai. Học sinh hiểu được một vài nét đặc sắc về văn hóa của Sapa. Học sinh nhận thức được vẻ đẹp của thiên nhiên, củng cố thêm tình yêu quê hương đất nước. + Vận dụng kiến thức vật lí 6 - Bài 22: Nhiệt kế. Nhiệt giai. Bài 23: Thực hành Đo nhiệt độ. Bài 24-25: Sự nóng chảy và đông đặc. Học sinh nhận biết được nhiệt kế, cách đo, cách đọc số chỉ trên nhiệt kế. Biết được nước sẽ đóng băng khi nhiệt độ gảm dưới 00C, băng sẽ tan chảy khi nhiệt độ tăng trên 00C. + Vận dụng kiến thức về lịch sử 6 - Bài 12: Nước Văn Lang, học sinh biết được sự ra đời của Nhà nước Văn lang – là nhà nước đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 7 + Vận dụng kiến thức môn công nghệ lớp 6 - Bài 2: Lựa chọn trang phục, học sinh biết cách lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết. Học sinh quan tâm tới thời tiết các vùng miền. - Giáo viên lồng ghép tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, và con người Việt Nam. Kết luận: 1. Số nguyên được dùng để: - Chỉ các nhiệt độ dưới 00C. - Chỉ số tiền nợ trong thực tế. - Chỉ thời gian trước công nguyên. - Chỉ độ cao dưới mực nước biển. 2. Số nguyên âm được viết bằng cách thêm dấu “-” và đằng trước các số tự nhiên. 3. Cách đọc các số nguyên âm: âm + số (hay trừ + số). 2. Hoạt động 2. Trục số (10’) - Giáo viên dựa trên hoạt động tái hiện, vẽ lại tia số biểu diễn số tự nhiên của học sinh để giới thiệu về trục số và cách biểu diễn các số nguyên âm trên trục số. - Học sinh biết cách vẽ trục số và biểu diễn các số nguyên âm trên trục số. - Giao viên giới thiệu để học sinh biết được trục số có thể vẽ nằm ngang và thẳng đứng. Kết luận: 1. Trục số có thể vẽ nằm ngang và thẳng đứng. 2. Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số + Chiều từ trái sang phải được gọi là chiều dương (thường được đánh dấu bằng mũi tên) + Chiều từ phải sang trái được gọi là chiều âm của trục số. 8 C. Hoạt động thực hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo nội dung phiếu học tập. * Hoạt động học tập: - Đọc đề bài, phân tích đề, tìm hiểu cách làm. - Lắng nghe thông tin bổ sung từ giáo viên - Làm bài hoàn chỉnh. * Giáo viên nhận xét, chữa bài viết của học sinh để củng cố lại kiến thức và rèn kĩ năng vẽ, đọc, viết số nguyên âm, trục số. Học sinh biết cách biểu diễn các số nguyên âm trên trục số, biết điểm 0 là điểm gốc, biết các điểm cách điểm 0 một khoảng cách là bao nhiêu, chiều từ trái sang phải được gọi là chiều dương (thường được đánh dấu bằng mũi tên). Chiều từ phải sang trái được gọi là chiều âm của trục số. - Liên hệ bản thân: Hiểu và đọc được các số nguyên âm trên nhiệt kế chia độ, so sánh độ cao của các nhiệt kế thông qua bài 3. * Lưu ý: Giáo viên lưu ý học sinh cách vẽ trục số và kí hiệu các số nguyên âm. * Hoạt động kiểm tra, đánh giá - Giáo viên yêu cầu HS: + Đọc và viết kí hiệu số nguyên âm. + Vẽ trục số, biểu diễn số nguyên âm trên trục số. + Nhận xét về bài làm của bạn - Giáo viên nhận xét, đánh giá bài làm của HS. D. Hoạt động ứng dụng - Học sinh vận dụng những hiểu biết về các năm trước công nguyên được viết thông qua số nguyên âm. VII. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 1. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh ở nhà. 9 - Sản phẩm sưu tầm của nhóm. - Liên hệ với bản thân để nâng ý thức bảo vệ môi trường, vận dụng các kiến thức đã học về số nguyên âm để có được những hiểu biết về các năm trước công nguyên trong lịch sử của Việt nam và thế giới, biết cách lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết, đọc nhiệt kế, xác định thời điểm nước đóng băng, độ cao thấp các địa điểm trên bản đồ so với mực nước biển. - Phiếu học tập.  Kết quả: + Học sinh hiểu bài, chất lượng sản phẩm nhóm sưu tầm đạt hiệu quả tốt. + Học sinh hiểu được số nguyên âm dùng để làm gì. + Vận dụng số nguyên ân vào các hoạt động thực tế như: chỉ số tiền nợ có, đọc các địa điểm điểm trên bản đồ và so sánh với mực nước biển, đọc nhiệt độ. + Học sinh biết cách lựa chọn trang phục cho phù hợp với thời tiết, chủ động xem dự báo thời tiết các địa điểm nơi mình sắp tới. + Học sinh có thái độ tích cực chủ động bảo vệ môi trường, âm hiểu về lich sử và các sự kiên lịch sử quan trọng trước công nguyên. - Kết quả học tập của HS thông qua phiếu học tập: + HS làm đúng bài 1: 33/35 HS chiếm 94% + HS làm đúng bài 2: 35/35 HS chiếm 100% + HS làm đúng bài 3: 35/35 HS chiếm 100%. - Liên hệ với bản thân: trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay đối với đất nước. 2. Đánh giá Giáo viên nhận xét, đánh giá: + Kiểm tra, củng cố kiến thức sau nội dung bài học. + Tập hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá kết quả thực hành. 10 + Nhận xét đánh giá các nhóm về: Tiến độ thực hiện, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, sự sáng tạo, hợp tác trong công việc… + Nhận xét đánh giá kết quả học sinh theo nhóm hoặc cá nhân. Khen ngợi, khuyến khích, đánh giá mức hoàn thành tốt đối với những nhóm, cá nhân có tinh thần học tập tốt, hăng hái, có ý tưởng sáng tạo. * Giáo viên lưu ý: - Đánh giá cần dựa trên năng lực của người học - Cần tạo điều kiện để học sinh tham gia đánh giá kết quả học tập của các học sinh khác trong nhóm, trong lớp và tự đánh giá bản thân. - Hoạt động học tập, sáng tạo nghệ thuật nhằm khơi dậy tiềm năng của học sinh, hướng học sinh bộc lộ sở trường cá nhân. Vì vậy cần thực hiện đánh giá trên tinh thần động viên, khích lệ là chính. - Giáo viên theo dõi quá trình tham gia học tập của học sinh để thực hiện đánh giá các năng lực ( năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực cảm thụ thẩm mĩ…) 3. Kết quả: - Học sinh hiểu bài, chất lượng sản phảm nhóm sưu tầm tốt. VIII. SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH: 1. Nhận thức: - Qua bài học, học sinh nắm được số nguyên âm dùng để làm gì và vận dụng cụ thể vào thực tế với các môn học như thế nào. Hiểu biết sâu hơn về địa lý, lịch sử việt nam, lịch sử của toán học, cách biểu diễn số tiền nợ - có, đọc nhiệt kế, biết khi nào thì nước sẽ đóng băng vận dụng vào môn vật lí. - Học sinh nhận thức được sự cần thiết về khí hậu và bảo vệ môi trường giúp trái đất của chúng ta không nóng lên, bảo vệ tầng ô zon, bầu khí quyển. 2. Vận dụng: - Các file powerpoint kèm theo. 11 - Phần thuyết trình của học sinh: * Nhóm 1 : + Tôi sẽ dẫn các bạn đi thăm quan một địa điểm du lịch rất hấp dẫn của đất nước chúng ta. “Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển.Sa Pa luôn để lại trong lòng mỗi du khách một cảm xúc riêng không chỉ bởi thiên nhiên đã ưu đãi cho Sa Pa một vùng đất với núi non kỳ vĩ của đỉnh Phanxipang, phong cảnh hữu tình nên thơ của núi Hàm Rồng, Vườn Lan, Vườn Hồng, của Thác Bạc suối Vàng… mà ở đó còn là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc anh em, sự đa dạng dân tộc đã làm nên sự phong phú về bản sắc văn hóa của SaPa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung. Bạn thử bước chân lên các bản làng vùng cao vào những dịp tết đến xuân về, chúng ta sẽ được hòa mình trong các lễ hội cổ truyền độc đáo các dân tộc. Ở đó, đời sống của cộng đồng các dân tộc được phản ánh sinh động thông qua các nghi lễ về tín ngưỡng, về tâm linh như cầu mong Trời yên, Đất lành; mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sức khỏe cho con người… và đặc biệt với phần Hội vô cùng phong phú. Chẳng thế mà khách du lịch phương Tây luôn thích thú đến với Sapa vào những dịp đầu xuân để được hòa đồng trong mùa lễ hội như: Tết Nhảy của đồng bào Dao Đỏ ở Tả Phìn, Tả Van (Sa Pa); hội Sải Sán của đồng bào Mông ở Cán Cấu (Si Ma Cai); hội xuống đồng của người Tày ở Bắc Hà… với những vũ điệu độc đáo và huyền bí; những làn điệu dân ca mê đắm lòng người cùng những trò chơi dân gian mang tính nhân văn. Độc đáo hơn đó là Chợ tình Sapa nét văn hóa hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Tại sao lại gọi là “ Chợ Tình” nói là chợ, nhưng chợ phải là nơi có mua, có bán, nhưng cái tình ở đây thì không ai bán cũng chẳng ai mua. Ở đây nó là nơi hò hẹn, trao gửi tâm tình, có những cử chỉ yêu đương diễn ra ở chợ theo 12 phong tục, tập quan của từng địa phương, cũng đơn giản gọi là chợ vì đây là điểm đầu mối, điểm thu hút hầu hết những sinh hoạt văn hóa vùng cao. Với nhiều nét đặc sắc về văn hóa và khí hậu, đây là một địa điểm du lịch thu hút một lượng lớn du khách từ khắp mọi nơi.Nằm ở miền bắc Việt Nam, Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới nhưng do nằm tại độ cao lớn nên không khí mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi. Thị trấn Sa Pa là một trong những địa điểm có tuyết rơi tại Việt Nam. Vậy tuyết rơi khi nào? + Đoạn lip của nhóm 1 (đính kèm) * Nhóm 2: Để đo được nhiệt độ, người ta còn dùng các nhiệt kế. Mời các bạn quan sát lên máy chiếu + Trên nhiệt kế có một thang chia độ gồm các nhiệt độ trên 0 độ C và dưới 0 độ C. + Ví dụ: Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0 0C (đọc là không độ C). Nhiệt độ của nước đang sôi là 1000C (đọc là một trăm độ C). Nhiệt độ dưới 0 0C được viết với dấu “-” đằng trước. Chẳng hạn: Nhiệt độ 10 độ dưới 00C được viết -100C, đọc là âm mười độ C hoặc trừ mười độ C. + Các bạn nhóm 1 đã dẫn chúng ta đi du lịch ở Sapa, còn nhóm tôi xin giới thiệu với các bạn một số địa điểm du lịch nổi tiếng khác. Trước khi đi, chúng ta cần xem dự báo thời tiết ở địa điểm mình đến để chuẩn bị trang phục phù hợp với thời tiết. Với cách đọc trên chúng ta cùng đọc nhiệt độ của các thành phố dưới đây (Hs trình bày theo slide trên powerpoint) 13 * Nhóm 3: Trong thực tế số nguyên âm còn dùng để chỉ số tiền nợ. Chẳng hạn, nếu Ông A có 10 000 đồng, ta nói: “Ông A có 10 000 đồng”. Còn nếu ông A nợ 10 000 đồng, ta có thể nói: “Ông A có âm 10 000 đồng”. Tương tự như vậy, ta có thể nói: Ông Bảy có âm 150 000 đồng; Bà Năm có 200 000 đồng; Cô Ba có âm 30 000 đồng. + Ngoài việc chỉ số tiền nợ thì số nguyên âm theo sự tìm hiểu của nhóm chúng tôi chúng còn dùng để chỉ thời gian của các năm trước công nguyên như: Nhà Toán học Pitago sinh năm -570 nghĩa là ông sinh năm 570 trước công nguyên. + Hay về sự ra đời của nhà nước đầu tiên của Việt Nam chúng ta là vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên, người Lạc Việt, một trong những nhóm tộc Việt ở phía nam mà ngày nay là miền bắc Việt Nam đã xây dựng nên nhà nước của mình, đó là nhà nước Văn Lang do các vua Hùng cai trị, đóng đô ở Phong Châu (thuộc Phú Thọ ngày nay). * Nhóm 4: Để đo độ cao thấp ở các địa điểm khác nhau trên Trái Đất, người ta lấy mực nước biển làm chuẩn. Nghĩa là qui ước độ cao mực nước biển là 0m. + Cao nguyên Đắc Lắc có độ cao trung bình cao hơn 600 m so với mực nước biển. Ta nói: Độ cao trung bình của cao nguyên Đắc Lắc là 600 m. + Thềm lục địa Việt Nam có độ cao trung bình thấp hơn mực nước biển là: 65 m. Khi đó ta nói: Độ cao trung bình của thềm lục địa Việt Nam là -65m. Tương tự như vậy, độ cao của đỉnh Phanxipang là -65m. Tương tự như vậy, độ cao của đỉnh Phanxipang là 3143m, Đỉnh núi Everest cao 8848 m, Biển Chết cao – 392 m,Đáy vịnh Cam Ranh cao – 30 m - 1 vài bài làm của HS. 14 15 16 17 Tài liệu tham khảo: - SGK Vật lí 6, NXB Giáo dục (4/2005). Tác giả Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh, Nguyễn Phương Hồng. - SGK Địa lí 9, NXB Giáo dục Việt Nam (1/2014). Tác giả Nguyễn Dược, Đỗ Thị Minh Đức, Vũ Như Vân, Phạm Thị Sen, Phí Công Việt. - SGK Lịch sử 6, NXB Giáo dục (3/2007). Tác giả Phan Ngọc Liên, Trương Hữu Quýnh, Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Sĩ Quế. - SGK Công nghệ 6, NXB Giáo dục (1/2005). Tác giả Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Thị Hạnh, Triệu Thị Chơi, Vũ Thùy Dương. - Tài liệu lịch sử Hà Nội, NXB Hà Nội (8/2014). Tác giả Ngô Thị Hiền Thúy, Đỗ Thị Nghĩa, Đặng Thúy Quỳnh. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan