Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không trong tiếng việt và tiếng an...

Tài liệu Phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không trong tiếng việt và tiếng anh

.PDF
27
336
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Nguyễn Kim Loan PHÉP LỊCH SỰ VÀ HIỆU QUẢ TRONG GIAO TIẾP HÀNG KHÔNG (TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 62 22 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành Phố Hồ Chí Minh - năm 2014 Công trình được hoàn thành tại: TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học PGS. TS Đinh Lê Thư Phản biện 1:……………………………………………… Phản biện 2:……………………………………………… Phản biện 3:……………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại……………………………………… vào hồi…...giờ…….ngày……tháng……..năm………. Phản biện độc lập1:……………………………………….. Phản biện độc lập 2:………………………………………. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện…………………………... ………………………………………………………………… 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp là một trong những vấn đề thiết yếu được đề cập đến trên bình diện ngữ dụng. Hơn thế nữa, nguyên tắc lịch sự trong lời nói không chỉ đơn thuần là một vấn đề của ngôn ngữ học, mà còn là vấn đề của văn hóa. Lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp xét theo khía cạnh tương tác của hai nền văn hóa Việt và Anh là vấn đề được quan tâm trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách lưu loát đối với một nhân viên hàng không là vô cùng quan trọng. Sự thông dụng của tiếng Anh trong thực tiễn giao tiếp cũng không thể nào phủ nhận được. Hơn nữa, trong giao tiếp xã hội, không riêng gì giao tiếp trong ngành hàng không, yếu tố lịch sự luôn được coi trọng. Trong tình huống bình thường thì yếu tố lịch sự được chú trọng để làm hài lòng khách hàng. Tuy nhiên, trong tình huống khẩn nguy và trong kiểm soát không lưu thì chiến lược lịch sự có khi phản tác dụng, thay vào đó là chiến lược hiệu quả. Trong giao tiếp hàng không bằng tiếng Anh, tính lịch sự được thể hiện phần lớn qua câu nghi vấn, và tính hiệu quả được thể hiện qua việc sử dụng cấu trúc câu đặc biệt, câu tỉnh lược, và các thuật ngữ chuyên ngành. Ngành hàng không của nước ta nói riêng và của thế giới nói chung rất coi trọng yếu tố an toàn, lịch sự và hiệu quả. Vì các lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài Phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không (trong tiếng Việt và tiếng Anh) làm đề tài của luận án. Ngành hàng không của nước ta còn non trẻ so với ngành hàng không của các nước khác nên rất cần nhiều nghiên cứu để hoàn thiện và phát triển. Từ trước đến nay có nhiều đề tài nghiên cứu về ngành hàng không chủ yếu là về kỹ thuật và kinh tế, ít có đề tài nghiên cứu về ngôn ngữ giao tiếp trong ngành hàng không (trừ dự án nghiên cứu về vấn đề giao tiếp ngôn ngữ trong ngành công nghiệp hàng không: “Việc kém tiếng Anh - ngôn ngữ của hàng không toàn cầu – trong giao tiếp giữa một số phi công và kiểm soát không lưu làm tăng nguy cơ mất an toàn” đang được Cơ quan Hàng không dân dụng Anh nghiên cứu). 2 Cho nên, đây có lẽ là lần đầu tiên đề tài Phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không (trong tiếng Việt và tiếng Anh) được trở thành một đối tượng nghiên cứu riêng cho một luận án khoa học tại Việt Nam. Đề tài này có tính cấp thiết cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và sử dụng tiếng Anh chuyên ngành hàng không cho các đối tượng là nhân viên hàng không đang làm việc trong chuyên ngành phục vụ hành khách và kiểm soát không lưu. Phạm vi giới hạn của đề tài Vì đề tài nghiên cứu được đặt trong phạm vi giới hạn về giao tiếp hàng không (chủ yếu qua kênh giao tiếp nghe – nói, cho nên luận án không nghiên cứu về giao tiếp phi ngôn ngữ, mà tập trung nghiên cứu về giao tiếp ngôn ngữ). Hơn nữa, giao tiếp hàng không là giao tiếp trong môi trường liên văn hóa trong đó yếu tố lịch sự được đặt lên hàng đầu, nên luận án chú trọng khảo sát về phép lịch sự qua các tình huống giao tiếp hàng không được thể hiện qua các hành động ngôn từ như: mời, yêu cầu và đề nghị dưới hình thức câu nghi vấn là chủ yếu (vì trong tiếng Anh, tính lịch sự được diễn đạt phần lớn ở dạng câu nghi vấn). Bên cạnh đó, ngành hàng không rất chú trọng đến tính hiệu quả trong giao tiếp, cho nên luận án cũng đồng thời, nghiên cứu về chiến lược hiệu quả trong liên lạc hàng không qua việc sử dụng câu đặc biệt, câu tỉnh lược, và các thuật ngữ chuyên ngành. Đối tượng nghiên cứu của luận án là cách thức thể hiện phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không thông qua việc sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh của các nhân viên đang làm việc trong ngành hàng không và học viên tại Học viện Hàng không Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Luận án đã xác định được một số khái niệm cơ bản và những vấn đề khác có liên quan đến câu nghi vấn và câu đặc biệt trên bình diện ngữ dụng làm cơ sở lý thuyết. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa và phát huy những thành tựu từ các nhà ngôn ngữ học trên lĩnh vực ngữ dụng học như: Diệp Quang Ban (2009) quan niệm về chức năng của ngôn ngữ dùng trong việc diễn đạt các quan hệ xã hội và các thái độ của các cá nhân có tên gọi là chức năng liên nhân, hay chức năng tương tác; Nguyễn Thiện Giáp (2006) quan niệm rằng phạm trù xưng hô hay phạm trù ngôi bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ đó người nói tự quy chiếu, tức tự đưa mình và đưa người đang giao tiếp 3 với mình vào diễn ngôn; Nguyễn Đức Dân (1998) đã tổng kết sơ bộ những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài có liên quan đến ngữ dụng học; Nguyễn Thiện Giáp (2008) cũng đồng quan điểm với các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo về khái niệm hành động giữ thể diện và hành động đe dọa thể diện, Đỗ Hữu Châu (2003b); Nguyễn Văn Khang (1999) cho rằng cách xưng gọi là một trong những yếu tố quyết định thái độ giao tiếp của một người, với các thang độ lịch sự như trang trọng/ khách sáo hay thân mật/ suồng sã; H.P. Grice (1975) đã khởi xướng ra nguyên lý cộng tác (hội thoại) và bốn phương châm: Phương châm lượng, Phương châm chất, Phương châm quan yếu, Phương châm cách thức; Leech (1983) cũng đề cập về nguyên tắc hợp tác gồm bốn phương châm như trên và nguyên tắc lịch sự gồm các phương châm: khéo léo, hào hiệp, tán đồng, khiêm tốn, thiện cảm, và âm điệu của giọng nói nhằm tối thiểu hóa những cách thể hiện bất lịch sự và tối đa hóa những cách thể hiện lịch sự; Brown & Levinson (1987) đã phát triển và trình bày những phương diện căn bản của “thể diện” và “giữ thể diện”. Các tác giả nghiên cứu về câu hỏi chính danh và không chính danh trong cả hai ngôn ngữ trên bình diện ngữ nghĩa-ngữ dụng trong những năm gần đây có liên quan đến luận án phải kể đến: Lê Đông (1996) nghiên cứu về ngữ nghĩa-ngữ dụng của câu hỏi chính danh (trên ngữ liệu tiếng Việt); Cao Xuân Hạo (2005) đã phân ra hai loại: câu nghi vấn chính danh và câu nghi vấn không chính danh; Nguyễn Thúy Oanh (2002) đã có những đóng góp tổng kết các dạng thức của câu hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt; Nguyễn Thị Thìn (2002) đã nghiên cứu và khảo sát một số biểu thức của các dạng câu nghi vấn không thường dùng để hỏi trong tiếng Việt; Nguyễn Đăng Sửu (2002, 2010) đã có những đóng góp về mặt phân loại các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn; Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Minh Thuyết (2004) đã đưa ra các quan niệm thuyết phục về các vấn đề cơ bản của thành phần câu tiếng Việt như định nghĩa thành phần câu, danh sách thành phần câu và tiêu chí xác định. Các tác giả khác nghiên cứu chuyên sâu về hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp có thể kể đến: Nguyễn Thị Lương (2010) đã có những nghiên cứu liên quan đến câu đặc biệt qua “Câu tiếng Việt”; Dương Thị Thu Nhung (2007) đã cho thấy sự đa dạng phong phú về cách thể hiện lời mời bằng các biểu 4 thức mời trong tiếng Việt, Tạ Thị Thanh Tâm (2005,2006) đã có những công trình nghiên cứu về vai giao tiếp và phép lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt. Luận án là bước tiếp nối những thành tựu ngôn ngữ học của tác giả trên, thực hiện nhiệm vụ khảo sát chuyên sâu hơn về so sánh phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Luận án đã đặt ra vấn đề nghiên cứu về phép lịch sự và hiệu quả một cách có hệ thống trên một phạm vi của một ngành nghề và sử dụng bối cảnh giao tiếp của ngành nghề làm cơ sở để có thể tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giao tiếp ngôn ngữ và giảng dạy tiếng Anh giao tiếp trong ngành hàng không nói riêng và cho người Việt học tiếng Anh nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu các chiến lược lịch sự và hiệu quả trong môi trường giao tiếp hàng không thông qua so sánh tiếng Việt và tiếng Anh trên bình diện ngữ nghĩa - ngữ dụng; tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của các hình thức thể hiện tính lịch sự và hiệu quả trong câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh; nêu lên những điểm nổi bật của câu đặc biệt, câu tỉnh lược và thuật ngữ chuyên ngành trong giao tiếp hàng không; đề xuất một số ý kiến nâng cao chất lượng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp một cách lịch sự và hiệu quả cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam chuyên ngành hàng không. Để đạt được mục đích đã nêu, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: khái quát tính lịch sự và các chiến lược lịch sự trong giao tiếp thông thường và trong các tình huống giao tiếp hàng không qua các hành động ngôn từ mời, yêu cầu, và đề nghị trong cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, khái quát tính hiệu quả và các chiến lược hiệu quả trong giao tiếp thông thường và trong giao tiếp hàng không qua các tình huống khẩn nguy; khảo sát và phân tích các lỗi thường gặp trong giao tiếp hàng không; nêu lên biện pháp khắc phục, và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh giao tiếp trong ngành hàng không nói riêng và cho người Việt học tiếng Anh nói chung. Để vào tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu kể trên, luận án được thực hiện nhằm trả lời 5 câu hỏi như sau: 5 1. Các hình thức diễn đạt tính lịch sự trong tiếng Việt và tiếng Anh có những tương đồng và khác biệt nào? 2. Sự khác biệt của những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ lịch sự trong giao tiếp sẽ làm cho sinh viên chuyên ngành hàng không học tiếng Anh gặp khó khăn như thế nào? 3. Các hình thức đặc biệt diễn đạt tính hiệu quả trong tiếng Việt và tiếng Anh có những đặc điểm gì? 4. Tình huống giao tiếp hàng không nào mà trong đó các vai giao tiếp không thể áp dụng chiến lược lịch sự? 5. Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, các đề xuất nào sẽ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong giao tiếp hàng không cho sinh viên chuyên ngành hàng không nói riêng và cho người Việt học tiếng Anh nói chung? 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích ngữ nghĩa-ngữ dụng: Luận án sử dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa-ngữ dụng để khái quát các chiến lược lịch sự trong giao tiếp. Phương pháp đối chiếu: Bằng phương pháp so sánh đối chiếu, luận án này sẽ giải thích và chứng minh cho những điểm tương đồng và khác biệt của các hình thức thể hiện tính lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không trong tiếng Anh và tiếng Việt. Phương pháp thống kê: Dữ liệu khảo sát được phân tích và tổng hợp bằng chương trình Excel và hệ thống hóa bằng các bảng thống kê và phân loại. 4.2. Nguồn tư liệu ngôn ngữ Nguồn tư liệu ngôn ngữ phục vụ cho nghiên cứu trong luận án này gồm: a. Tài liệu giảng dạy Các câu nghi vấn trong sách: 1. Thank you for flying with us: English for In – flight Cabin Attendants được viết bởi tác giả John G. Beech vào năm 1990, được sinh viên dùng trong lớp học và bản dịch các câu nghi vấn này được giảng dạy trên lớp học. 2. English for Aviation: For Pilot and Air Traffic Controller được viết bởi tác giả Sue Ellis & Terence Gerighty năm 2012. 6 3. Aviation English For ICAO compliance được viết bởi tác giả Henry Emery& Andy Robert & Terence Gerighty năm 2012. 4. English for Careers: Air Passengers Services được viết bởi Bộ môn Ngoại ngữ Học viện Hàng không Việt Nam năm 2013. b. Các phiếu khảo sát thu được từ các lớp học tiếng Anh của Học viện Hàng không được ghi mã số và các thông tin dưới dạng văn bản thu thập được qua phiếu khảo sát từ các tham nghiệm viên được xử lý bằng chương trình Excel. c. Các đoạn ghi âm từ các mẫu đối thoại trong giao tiếp hàng không được đánh dấu và phân tích. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn - Ý nghĩa khoa học Luận án đã tổng kết: 1. những đặc điểm của phép lịch sự trong giao tiếp thông thường nói chung và giao tiếp hàng không nói riêng qua các hành động ngôn từ mời, yêu cầu, đề nghị trong việc sử dụng câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh. 2. những đặc điểm về chiến lược hiệu quả trong giao tiếp hàng không khi sử dụng các câu đặc biệt, câu tỉnh lược và thuật ngữ chuyên ngành. 3. đề cập đến hướng tiếp cận giao tiếp liên văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. - Khả năng ứng dụng trong thực tiễn và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. - Ý nghĩa thực tiễn Luận án đã: 1. tìm ra các lỗi và các nguyên nhân gây lỗi khiến cho sinh viên người Việt nói chung và sinh viên Học viện Hàng không nói riêng gặp khó khăn khi sử dụng câu nghi vấn tiếng Anh trong việc thể hiện tính lịch sự qua giao tiếp. 2. tìm ra các lỗi và các nguyên nhân gây lỗi khiến cho sinh viên người Việt nói chung và sinh viên Học viện Hàng không nói riêng gặp khó khăn khi sử dụng câu đặc biệt và câu tỉnh lược tiếng Anh trong việc thể hiện tính hiệu quả qua giao tiếp hàng không. 3. đề xuất các biện pháp khắc phục những khó khăn cho sinh viên Học viện Hàng không khi thể hiện phép lịch sự và hiệu quả bằng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp. 7 4. đóng góp thêm nguồn tư liệu tham khảo về cách sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh một cách lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không. 5. đề cập đến các phương pháp giảng dạy tiếng Anh và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh. Hy vọng rằng những vấn đề còn bỏ ngỏ về những yếu tố lịch sự và hiệu quả trong lĩnh vực giao tiếp của những ngành nghề khác trong xã hội sẽ được tiếp tục nghiên cứu. 6. Bố cục của luận án Không thuộc phần chính văn của luận án là Mục lục, Quy ước trình bày, Bảng danh sách các chữ viết tắt, Tóm tắt, Tài liệu tham khảo và Nguồn ngữ liệu minh họa, Danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố, và Phụ lục. Phần chính văn gồm bốn chương sau đây: Mở đầu, Chương 1, Chương 2, Chương 3, Chương 4, và Kết luận. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT Chương 1 giới thiệu tổng quan về giao tiếp nói chung với các khái niệm như: Vai giao tiếp và quan hệ giao tiếp, Nhân tố giao tiếp, Hoàn cảnh giao tiếp, và Chiến lược giao tiếp. Chương 1 cũng đề cập đến phép lịch sự trên bình diện ngữ dụng làm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu chiến lược lịch sự trong giao tiếp hàng không. Đó là các công trình nghiên cứu của các tác giả: - G. Leech và phép lịch sự (Politeness) - E. Goffman, P. Brown và S.Levinson, Kerbrat- Orecchioni và các vấn đề về Thể diện và Giữ thể diện (Face saving) và các hành vi làm phương hại (Face Threatening Act – Hành vi đe dọa). - George Yule (1996) và quan niệm về lịch sự như là một khái niệm cố định, như trong khái niệm hành vi xã hội lịch sự hay nghi thức xã giao bên trong một nền văn hóa. Bên cạnh đó, Chương 1 còn giới thiệu các chiến lược hiệu quả trong giao tiếp làm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu chiến lược hiệu quả trong giao tiếp hàng không: - Grice và việc đề xướng ra nguyên lý cộng tác (Cooperative principles) - Horn và hai nguyên lý: Số lượng (Quantity- Q) và Quan hệ (Relation-R) - Sperber & Wilson và Lí thuyết quan yếu (Relevance theory) 8 Ngoài ra, Chương 1 còn giới thiệu các lĩnh vực có liên quan đến luận án như lý thuyết về dịch thuật (phiên dịch), các thủ pháp phân tích lỗi để làm cơ sở cho các khảo sát của luận án trong chương 4. Tóm lại, với các nội dung đã nêu trên, Chương 1 là sự chuẩn bị về lý thuyết nhằm làm nền tảng cho việc tiến hành các nghiên cứu trong Chương 2, 3, và 4. CHƯƠNG 2: PHÉP LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP HÀNG KHÔNG (TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG CÂU NGHI VẤN ) Chương 2 nêu lên đặc điểm giao tiếp hàng không xét về mặt chủ thể giao tiếp, mục đích giao tiếp và tính chất giao tiếp, đồng thời Chương 2 cũng nêu lên các quy trình phục vụ trong ngành hàng không. Trong những quy trình ấy, thì giao tiếp giữa nhân viên phục vụ mặt đất và nhân viên phục vụ trên không với hành khách chiếm số lượng nhiều nhất, và giao tiếp giữa nhân viên phục vụ mặt đất với hành khách quốc tế là loại giao tiếp phức tạp nhất vì khi phục vụ khách quốc tế đòi hỏi có nhiều quy trình hơn so với khách quốc nội. Chương 2 tiến hành so sánh câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh thể hiện tính lịch sự trên bình diện ngữ dụng. Theo các tác giả Diệp Quang Ban (2005), Cao Xuân Hạo (2005), Nguyễn Kim Thản (1997), nhìn chung câu nghi vấn trong tiếng Việt có thể được hệ thống hóa thành các loại chính như sau: 1. Câu hỏi chuyên biệt: Trong câu hỏi này, từ để hỏi trong câu nghi vấn có những vị trí trong câu rất khác nhau: Đối tượng Ví dụ về người Ai đang hút thuốc trong khoang hành khách C đang …? vậy? về vật Cái gì đang xảy ra dưới thân máy bay vậy? C đang….? về nguyên nhân Tại sao cánh máy bay bị cụp lại vậy? Tại sao C…..vậy? về vị trí Tôi nên để cây gậy này ở đâu? C…. V ở đâu? về thời gian Khi nào máy bay hạ cánh? Khi nào C…? về cách thức Cô tiếp viên đó phục vụ như thế nào? C …như thế nào? về số lượng Một hành khách được phép mua mấy chai 9 C…V bao nhiêu? nước hoa miễn thuế trên máy bay? 2. Câu hỏi tổng quát: Các dạng thức phổ biến của câu hỏi tổng quát thường gặp trong tiếng Việt với một trật tự từ khá ổn định sau đây: Đối tượng Ví dụ về người Bạn có biết tiếp viên hàng không này C có V không? không? về người Anh có phải là tiếp viên hàng không C có phải V không? không? về việc Hôm qua cô bay (có) phải không? C-V (có) phải không? về khoảng thời gian Bạn đã làm việc cho hãng hàng không này C đã…V…chưa? lâu chưa? Ngoài ra, còn có những những tổ hợp từ đứng đầu câu nghi vấn trong tiếng Việt như: Chẳng lẽ…/Hay là…/Phải chăng…/ Nên chăng…? Xét các phương tiện diễn đạt câu nghi vấn trong tiếng Anh qua cách phân bố các thành phần câu theo một trật tự từ làm nên thức nghi vấn qua các ví dụ sau: 1. Câu hỏi tổng quát: hay còn gọi Câu hỏi đóng (Close questions) vì người trả lời dựa trên phương thức lựa chọn 2. Câu hỏi chuyên biệt (Wh-Questions): là câu hỏi có từ để hỏi (Wh-Question words). Có hai trường hợp: Từ để hỏi (What/ When/ Who(m)) đứng đầu câu nhưng không làm chủ từ trong câu hỏi và từ để hỏi (Who/ What/ Which) đứng đầu câu làm chủ từ trong câu hỏi: 3. Câu hỏi đuôi (Tag- questions): Loại câu hỏi này gồm có câu trần thuật đứng trước và phần đuôi phía sau để hỏi. 4. Câu hỏi lựa chọn (Alternative questions) với tác tử nghi vấn kèm theo là or (hoặc/hay là) để chọn lựa. Câu trả lời cho câu hỏi này không thể dùng Yes/ No để trả lời mà phải chọn đáp án là một chọn lựa được đề cập trong câu hỏi. Nhìn chung, câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh có điểm chung là nhiều kiểu câu nghi vấn với cấu trúc khác nhau nhưng diễn đạt cùng một giá trị ngôn trung, và nhiều kiểu câu nghi vấn mặc dù cùng một hình thức nhưng có nhiều giá trị ngôn trung khác nhau trong bối cảnh giao tiếp khác nhau. Chương 2 cũng nêu lên chiến lược lịch sự trong giao tiếp hàng không qua hành động ngôn từ mời, yêu cầu, đề nghị được thể hiện trong câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh. 10 1. Hành động mời ( Inviting ) Sắc thái lịch sự, trang trọng của lời mời miệng trong tiếng Anh, thường được giới thiệu bằng các cấu trúc như: Will you…., Would you (like to)…., Could you…+ nội dung mệnh đề hoặc trong những bối cảnh mang sắc thái trang trọng, đặc biệt, các phát vấn được biểu hiện bằng các cấu trúc có chứa động từ ngữ vi như: May I invite you to / for ….., I’d like to invite you to ……, hoặc trong các bối cảnh mang sắc thái trung hòa, các cấu trúc của lời mời là: I’d like you to…., Would you care to / for…, How about…, What about…, I wonder if. ., What do you say to…, Shall we…, Let’s.… + nội dung mệnh đề Đặc điểm chung nhất của lời mời trong tiếng Anh và tiếng Việt là việc sử dụng động từ ngữ vi “to invite”, “mời”. Nhưng đối với tiếng Việt thì trong nghi thức lời nói của hành vi mời, các phát vấn chứa đựng động từ ngữ vi “mời” có tần số xuất hiện cao hơn. Điều này có thể thấy được qua phân tích lời mời dùng cơm, trong tiếng Anh chỉ sử dụng động từ “invite” trong 2 cấu trúc “I’d like to invite you…” và “May I invite you….?” , trong khi trong tiếng Việt, động từ “mời” được dùng kèm với các từ Xin, Kính, Thân…để tạo thành nhiều kiểu lời mời khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ giao tiếp. 2. Hành động yêu cầu (Requesting) Theo ngữ pháp truyền thống, lời yêu cầu trong tiếng Anh thường mang dạng thức của những phát ngôn mệnh lệnh và không chứa đựng động từ ngữ vi “ to request” hoặc “to ask”. Các dạng thức thông thường của nó là: Please + infinitive without to …, Do + infinitive without to … Trên bề mặt của các phát ngôn, lời yêu cầu lịch sự trong tiếng Anh được biểu thị bằng các cấu trúc thông dụng như: Will you…, (please)?, Would you…,(please)….?, Would you……,Would you be so kind enough to………?, Would you be so kind as to ……?,Would you kindly……….?,Would you mind (+ gerund)…….?.... Tương đương trong tiếng Việt có các cấu trúc sau: Tôi muốn anh giúp tôi ….. , Anh làm ơn giúp/hộ tôi……. 11 Phiền anh giúp cho tôi …, Xin anh…….giúp cho tôi., Nhờ anh…….giúp cho tôi. 3. Hành động đề nghị (Suggesting) Trong giao tiếp bằng tiếng Anh, các phát ngôn sau thường dùng để hiện thực hóa hành động đề nghị: May I suggest that you….?, Why don’t you try….?,Why not + (infinitive without to).How about + (noun/gerund) ? ,What about + (noun/gerund) ?,Would you care to try … (noun ) ? What do you feel about ….(noun phrase) ?Can’t we…..?Do you need…? Tương tự trong tiếng Việt, lời đề nghị cũng được diễn đạt qua các dạng thức như: Đề nghị anh….., Anh vui lòng….., Nếu tôi là anh thì…,Nếu vào tay tôi thì….,Nếu là tôi thì…, Tôi khuyên anh điều này nhé…. Trên cơ sở so sánh đối chiếu câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh trên bình diện ngữ dụng, chương 2 nêu lên những điểm tương đồng và khác biệt của các loại câu này. CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ TRONG GIAO TIẾP HÀNG KHÔNG (TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG CÂU ĐẶC BIỆT) Chương 3 nêu lên khái niệm “hiệu quả” trong giao tiếp nói chung được dựa trên nguyên lý cộng tác của H.P.Grice, hai nguyên lý: Số lượng (Quantity- Q) và Quan hệ (Relation-R) của Horn và Lí thuyết quan yếu (Relevance theory) của Sperber & Wilson. Chương 3 đồng thời cũng nêu lên khái niệm “hiệu quả” trong giao tiếp hàng không nói riêng với đặc thù là bên cạnh giao tiếp thông thường trong những tình huống bình thường, còn có giao tiếp đặc biệt trong các tình huống bất thường. Đó chính là các cuộc giao tiếp xảy ra trong kiểm soát không lưu và trong tình huống khẩn nguy, với chiến lược hiệu quả được thể hiện qua việc sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành, các câu đặc biệt, các câu tỉnh lược. Chương 3 còn trình bày một số khái niệm về câu đặc biệt (của các nhà ngôn ngữ và của tác giả luận án), một số thuật ngữ chuyên ngành và các tình huống sử dụng các thuật ngữ ấy. Theo tác giả luận án, trong giao tiếp hàng không thường xuất hiện dạng câu đặc biệt, đó là các câu có dạng như: 1. chỉ có một hoặc hai từ, không phân biệt chủ - vị, ví dụ như: Passport? Hộ chiếu? 2. chỉ có nội dung là các mệnh lệnh, ví dụ như: 12 Single file. Hàng một. 3.mở đầu bằng danh xưng người nghe, ví dụ như: Ground: Fexdex 36, No special documents needed. Mặt đất: Fexdex 36, Không cần các chứng từ đặc biệt đâu. 4.kết thúc bằng danh xưng người nghe, ví dụ như: Ground: Maintain FL 140, SAUDI. Mặt đất: Giữ mực bay 140, SAUDI. 5.mở đầu bằng danh xưng người nói, ví dụ như: BAW: Speedbird 305. Radio check box 1 on 119.4. BAW: Speedbird 305 đây. Kiểm tra thiết bị nhận sóng số 1 qua tần số 119.0. 6.kết thúc bằng danh xưng người nói, ví dụ như: FDX: Are you sure? Won’t I need documents in Kuala Lumpur? Fexdex 36. FDX:Anh chắc không?Tôi sẽ không cần chứng từ đặc biệt nào ở Kuala Lumpur à? Fexdex 36. 7.khác nhau về hình thức diễn đạt (sử dụng dạng viết tắt) information = info (thông tin) 8. không có động từ Fume in the cockpit. Khói trong buồng lái Trong số các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành gồm có Bảng chữ cái và số đếm, thuật ngữ chuẩn theo quy định của Tổ chức Hàng Không Dân dụng quốc tế. Nhưng đôi khi trong tình huống bình thường, khi có một trong hai đối tượng không hiểu được thuật ngữ, thì đối tượng còn lại bắt buộc phải dùng tiếng Anh thông thường để trao đổi. Trong tình huống khẩn nguy, những cấu trúc lịch sự thể hiện hành vi đề nghị, yêu cầu, hướng dẫn đều phải nhường cho cấu trúc mệnh lệnh ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Chương 4: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÉP LỊCH SỰ VÀ HIỆU QUẢ TRONG GIAO TIẾP HÀNG KHÔNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG Nhằm nâng cao chất lượng giao tiếp ngôn ngữ và giảng dạy tiếng Anh trong ngành hàng không, chương 4 thực hiện các bước sau: khảo sát (trực tiếp và gián tiếp) về kỹ năng sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh một cách lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không, 13 về kỹ năng dịch Anh - Việt, và Việt – Anh. Luận án tiến hành khảo sát gián tiếp (qua phiếu khảo sát) và trực tiếp (qua ghi âm 12 mẫu đối thoại diễn ra giữa nhân viên và hành khách trong quy trình phục vụ hành khách) các tình huống giao tiếp thể hiện chiến lược lịch sự trong giao tiếp hàng không. Phần khảo sát trực tiếp qua ghi âm đã thể hiện sự tương quan giữa mức độ lịch sự, bình thường và không lịch sự trong tiếng Anh và tiếng Việt trong giao tiếp hàng không, và được cụ thể hóa qua bảng so sánh sau đây: Mức độ Số lần xuất hiện Phần trăm (tổng số 16 lần ) (100%) Lịch sự 7 43.75 Bình thường 5 31.25 Bất lịch sự 4 25.00 Bảng so sánh sự tương quan giữa mức độ lịch sự, bình thường và không lịch sự trong tiếng Anh - Sau khi tiến hành ghi âm các cuộc giao tiếp diễn ra giữa nhân viên và hành khách trong quy trình phục vụ hành khách tại sân bay và trên máy bay, chúng tôi có những nhận xét sau đây: 1.Thể hiện hành động ngôn từ mời, trong tiếng Việt, có các từ “mời” hay “xin mời” đứng đầu câu và các tiểu từ tình thái cuối câu trong lời mời như: nha, nhen, nghen, nhỉ, nhé, ha, đi, đã, ạ, được không ạ, được chứ ạ,… 2.Nhưng trong tiếng Anh, động từ “invite” hay danh từ “invitation” không có vị trí đứng đầu câu khi biểu đạt một hành vi mời, và thế cho các tiểu từ tình thái cuối câu, nhưng lại có những từ ngữ, cách nói đặc trưng cho phong cách giao tiếp trang trọng (formal) hay không trang trọng (informal) trong lời mời. Nhưng một số trường hợp, người nói lại dùng động từ ngữ vi “invite” thay cho các cấu trúc nghi vấn thể hiện lời mời, việc này không thể hiện được tính lịch sự như trong lời mời: Invite you a cup of tea (thay vào đó phải dùng thêm May: May I invite you a cup of tea?, nhưng cấu trúc này lại ít sử dụng). 3.Kết quả khảo sát hành vi mời trong tiếng Anh cho thấy cách mời bằng: Would you like …? mở đầu cho câu nghi vấn trong hành vi mời được chọn dùng nhiều nhất với tần số xuất hiện cao nhất so với các biểu thức mời khác. 14 4.Lối nói tỉnh lược: Tea or coffee? Trà hay cà phê? thường dùng trong lời mời thân mật, không theo nghi thức, không khách sáo trên thang độ lịch sự, nên không phù hợp trong phục vụ hành khách vì đa số hành khách và tiếp viên thường gặp nhau lần đầu nên thái độ phục vụ của tiếp viên phải trang trọng và lịch sự. 5.Để có cái nhìn cụ thể hơn về tính lịch sự qua hành vi mời, cần phân biệt cách dùng động từ want / like và would like. 6. Tương tự như trong tiếng Anh không dùng từ please, trong tiếng Việt, việc không dùng từ làm ơn, vui lòng, cảm phiền… sau câu mệnh lệnh thể hiện hành động ngôn từ yêu cầu đã làm mất đi tính lịch sự trong giao tiếp như trong câu: Open it for me. Mở nó cho tôi xem. Chương 4, trên cơ sở phân tích lỗi dịch Anh – Việt, Việt – Anh và khả năng áp dụng thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành trong kiểm soát không lưu, và tổng kết các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ được sử dụng trong Học viện Hàng không, đã đề xuất hướng tiếp cận giao tiếp liên văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh trong giao tiếp nói chung và trong giao tiếp hàng không nói riêng theo các nguyên tắc và cách thức sau: *Về nguyên tắc: phù hợp, kết hợp, đa dạng hóa, so sánh, đối chiếu, khách quan. *Về cách thức: chọn lựa đề tài thiết thực, sử dụng nhiều hình thức diễn ngôn (discourse form) khác nhau, sử dụng nhiều hình thức giảng dạy khác nhau, sử dụng nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giải thích ý nghĩa văn hóa, xác định hướng tiếp cận trong giảng dạy. KẾT LUẬN Luận án “Phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không (trong tiếng Việt và tiếng Anh) ” sau khi tiến hành đã khẳng định tính lịch sự có vị trí đặc biệt trong giao tiếp hàng không, và tính lịch sự trong giao tiếp hàng không được thể hiện chủ yếu qua các cấu trúc câu nghi vấn, và được nghiên cứu qua ba hành động ngôn từ mời, yêu cầu, và đề nghị, đồng thời cũng nêu lên những trường hợp giao tiếp hàng không trong đó tính lịch sự không được chú trọng. Bên cạnh đó, việc sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt hiệu quả trong giao tiếp hàng không cũng được nghiên cứu qua các tình huống khẩn nguy với các cấu trúc câu đặc biệt và tỉnh lược. Kết quả nghiên cứu trên hai lĩnh vực lý thuyết và thực tế đã cung cấp cho luận án các cứ 15 liệu khảo sát đáng tin cậy và chính xác để từ đó luận án có cơ sở đưa ra các nhận xét và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng giao tiếp ngôn ngữ một cách lịch sự và hiệu quả và nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong ngành hàng không nói riêng và việc dạy ngoại ngữ nói chung. Với đối tượng và mục đích đã được xác định rõ, luận án đã được thực hiện theo trình tự như sau: - Giới thiệu tổng quan về các quan niệm về phép lịch sự trên bình diện ngữ dụng làm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu chiến lược lịch sự trong giao tiếp hàng không. - Trình bày đặc điểm của giao tiếp hàng không, các tình huống giao tiếp hàng không và phân tích các kỹ năng sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt trong giao tiếp hàng không một cách lịch sự trong các tình huống giao tiếp hàng không qua các hành động ngôn từ mời, yêu cầu, đề nghị được thể hiện qua câu nghi vấn. - Trình bày đặc điểm các tình huống giao tiếp hàng không trong đó không đề cao tính lịch sự mà chỉ chú trọng đến tính hiệu quả qua việc sử dụng các cấu trúc câu đặc biệt và tỉnh lược. - Khảo sát trực tiếp và gián tiếp về kỹ năng sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt một cách lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không, khả năng dịch Anh – Việt, Việt – Anh, phân tích các lỗi thường gặp trong các tình huống giao tiếp hàng không. - Tổng kết và khái quát những kết quả nghiên cứu, và đề xuất những ứng dụng khả thi trong phạm vi lý thuyết và ứng dụng của ngôn ngữ học theo cách tiếp cận giao tiếp liên văn hóa nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không (trong tiếng Việt và tiếng Anh) cho học viên ngành hàng không nói riêng và học viên người Việt học tiếng Anh nói chung. Sau khi thực hiện các nhiệm vụ theo trình tự nêu trên, luận án đã đạt một số kết quả như sau: 1. Luận án đã xác định được một số khái niệm cơ bản có liên quan đến phép lịch sự và cấu trúc thể hiện phép lịch sự trong câu nghi vấn trên bình diện ngữ dụng làm cơ sở lý thuyết. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa và phát huy những thành tựu từ các nhà ngôn ngữ học trên lĩnh vực ngữ dụng học, luận án đã đặt ra vấn đề đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trên phương diện lịch sự qua ba hành động ngôn từ mời, yêu cầu, đề nghị một cách có hệ thống và sử dụng 16 bối cảnh giao tiếp hàng không làm cơ sở để có thể ứng dụng trong việc dạy và học tiếng Anh trong ngành hàng không. 2. Luận án đã khái quát tính lịch sự trong giao tiếp và các phương châm, chiến lược lịch sự trong giao tiếp. 3. Luận án đã nêu lên điểm tương đồng và khác biệt của câu nghi vấn trong hai ngôn ngữ đang xét làm cơ sở cho việc nghiên cứu kiểu câu này trên bình diện ngữ dụng. 4. Luận án đã làm sáng tỏ một số chức năng hoạt động của cấu trúc câu nghi vấn thể hiện tính lịch sự qua ba hành động ngôn từ mời, yêu cầu, đề nghị. 5. Luận án đã khảo sát thực trạng dạy và sử dụng câu nghi vấn trong tiếng Anh qua ba hành động ngôn từ mời, yêu cầu, đề nghị trong giao tiếp hàng không và đã chỉ ra những yếu kém, nêu rõ nguyên nhân và biện pháp cải tiến chất lượng giảng dạy và đề xuất những ứng dụng thiết thực nhằm vận dụng vào nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt trong giao tiếp hàng không. 6. Luận án đã tổng kết lại các cấu trúc lịch sự thường dùng trong câu nghi vấn tiếng Anh và tiếng Việt. 7. Luận án đã khái quát các đặc điểm của giao tiếp hàng không (trong các quy trình bình thường và trong các quy trình bất thường). 8. Luận án đồng thời cũng giới thiệu những tình huống đặc biệt trong giao tiếp hàng không mà trong đó tính lịch sự không thể nào được phép sử dụng thay vào đó là tính hiệu quả với các cấu trúc câu đặc biệt, các thuật ngữ chuyên ngành (trong lĩnh vực kiểm soát không lưu và trong tình huống khẩn nguy). 9. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho đối tượng học viên là sinh viên thuộc các lớp tiếng Anh chuyên ngành Hàng không tại Học viên Hàng không nhằm giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nghe và nói hai ngôn ngữ tốt hơn. 10. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được áp dụng vào việc cải tiến việc dạy và học tiếng Anh như một ngoại ngữ, đặc biệt là phục vụ cho việc biên soạn giáo trình giảng dạy tiếng Anh giao tiếp cho sinh viên ngành hàng không. Tóm lại, kĩ năng sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt trong giao tiếp hàng không qua ba hành động ngôn từ mời, yêu cầu, đề nghị một cách lịch sự trong giao tiếp là một việc vô cùng quan trọng vì việc thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp là một nhu cầu cấp thiết trong 17 ngành hàng không, và cũng đồng thời là một trong những vấn đề mà ngữ dụng học quan tâm nghiên cứu. Xét cho cùng, phép lịch sự là sự nhận thức của con người về cách ứng xử của mình trong mối quan hệ xã hội. Miêu tả và đối chiếu những phương tiện khác nhau của hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh trên phương diện lịch sự vừa góp phần làm sáng tỏ nét đặc thù của các hành động ngôn từ mời, yêu cầu, đề nghị trong hai ngôn ngữ đang xét, vừa đóng góp vào việc hình thành năng lực giao tiếp trong ngôn ngữ mà người học cần phải nhận thức kỹ lưỡng cách thức mà ngôn ngữ đó hành chức. Bên cạnh đó, tính hiệu quả có một vai trò vô cùng quan trọng trong giao tiếp thông thường nói chung và giao tiếp hàng không nói riêng. Trong giao tiếp thông thường, nhằm đạt được hiệu quả trong giao tiếp, các vai giao tiếp dù ít hay nhiều cũng đều áp dụng các phương châm, chiến lược lịch sự. Nhưng trong giao tiếp hàng không, trong các tình huống khẩn nguy, các phương châm, chiến lược lịch sự không thể phát huy tác dụng, mà ngược lại còn cản trở cuộc giao tiếp đi đến đích cần đạt được. Nhìn chung, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhu cầu giao lưu giữa các quốc gia về các lĩnh vực khác nhau như: hàng không, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, v.v…ngày càng cao. Trong quá trình giao lưu đó, tiếng Anh đóng vai trò chủ yếu làm phương tiện để cho con người giao tiếp với nhau. Điều này làm cho việc giảng dạy tiếng Anh đang trở thành mối quan tâm lớn của ngành Giáo dục nước ta, đặt ra những thách thức mới về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập. Chính vì vậy, mục đích của giảng dạy tiếng Anh đã được mở rộng – từ việc học tiếng Anh như một môn học đến học tiếng Anh như một phương tiện giao tiếp. Theo mục đích này, khi học tiếng Anh, học viên có khả năng: - giao tiếp bằng tiếng Anh . - hiểu biết về nền văn hóa Anh. - tham gia vào các cộng đồng đa ngữ trên phạm vi toàn cầu. Để đạt được mục đích này đòi hỏi phải có một phương pháp đào tạo toàn diện. Vì vậy, chúng tôi trình bày khái niệm “giao tiếp liên văn hóa” nhằm nhấn mạnh mối quan tâm của mình vào sự tương tác giữa các hệ thống ngôn ngữ văn hóa. Để trở thành một người có năng lực 18 tốt về giao tiếp ngôn ngữ, thì học viên phải nắm chắc kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, và liên văn hóa. Bên cạnh các đóng góp vừa nêu trên, luận án vẫn còn hạn chế nhất định vì chỉ mới phần nào tìm ra được một số đặc thù của việc sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh một cách lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không qua việc sử dụng câu nghi vấn, câu đặc biệt trong tiếng Anh và tiếng Việt trong sự hành chức của nó xét về mặt ngữ dụng. Mặt khác, ngành Hàng không tuy là một ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta nhưng so với bức tranh tổng thể về ngành nghề trong xã hội thì chỉ là một phần nhỏ mà thôi. Cho nên, luận án chỉ đơn thuần là một nghiên cứu đầu tiên về tính lịch sự trong giao tiếp hàng không qua các cấu trúc thể hiện hành động ngôn từ mời, yêu cầu, đề nghị trong câu nghi vấn, và về tính hiệu quả trong giao tiếp hàng không qua các cấu trúc câu đặc biệt, câu tỉnh lược và các thuật ngữ chuyên ngành. Luận án chỉ là một nghiên cứu còn non trẻ, có phạm vi nhỏ trong một ngành nghề nhất định của xã hội. Do đó, cần phải có những nghiên cứu kế tiếp khai thác sâu hơn nữa về tính lịch sự và hiệu quả trong các loại câu khác trong các tình huống giao tiếp của các ngành nghề khác trong xã hội để có thể giúp học viên hiểu sâu sắc hơn về cách sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt trong giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà hội nhập quốc tế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất