Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phê bình nữ quyền và văn xuôi nữ giới việt nam, trung quốc đương đại nghiên cứu...

Tài liệu Phê bình nữ quyền và văn xuôi nữ giới việt nam, trung quốc đương đại nghiên cứu trường hợp dạ ngân và thiết ngưng

.PDF
424
1
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HỒ KHÁNH VÂN PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN VÀ VĂN XUÔI NỮ GIỚI VIỆT NAM, TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP DẠ NGÂN VÀ THIẾT NGƯNG) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HỒ KHÁNH VÂN PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN VÀ VĂN XUÔI NỮ GIỚI VIỆT NAM, TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP DẠ NGÂN VÀ THIẾT NGƯNG) Chuyên ngành Lý luận văn học Mã số: 62220120 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP: 1. PGS. TS. Đỗ Thu Hà 2. PGS. TS. Trần Hoài Anh PHẢN BIỆN: 1. PGS.TS. Trần Thị Phương Phương 2. PGS. TS. Trần Hoài Anh 3. PGS.TS. Đinh Phan Cẩm Vân Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án tiến sĩ Phê bình nữ quyền và văn xuôi nữ giới Việt Nam, Trung Quốc đương đại (Nghiên cứu trường hợp Dạ Ngân và Thiết Ngưng) là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Toàn văn công trình chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào khác. Mọi trích dẫn và nội dung tham khảo trong luận án đều trung thực và được ghi chú xuất xứ rõ ràng theo Quy định về trích dẫn và chống đạo văn của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-XHNV-TTPC-SHTT ngày 19/01/2018. TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 3 năm 2020 Tác giả luận án Hồ Khánh Vân LỜI CÁM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Xuân, người đã dẫn dắt và đi theo tôi suốt hành trình nghiên cứu phê bình nữ quyền. Sự hướng dẫn tận tình, kỹ lưỡng của cô không chỉ mang lại cho tôi nguồn tri thức quý giá mà còn truyền cho tôi niềm đam mê, lòng nhiệt thành với nghiên cứu khoa học. Nếu 14 năm qua, tôi đang nỗ lực trồng một nhánh cây cho mình giữa cánh đồng khoa học mênh mông, thì cô đã cho tôi nguồn đất đai màu mỡ và dưỡng khí trong lành để tôi có thể tràn đầy hào hứng tắm tưới cho nhánh cây của mình lớn dần. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, giảng viên, chuyên viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp đang công tác tại Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến nhà văn Dạ Ngân. Những lần gặp gỡ, trao đổi với cô là dịp may quý giá giúp tôi hiểu thêm tác giả, tác phẩm mình đang nghiên cứu. Và cuối cùng, công trình nhỏ bé này sẽ không bao giờ hoàn thành nếu không có sự hiện diện của mỗi người tôi có may mắn được quen biết và gặp gỡ trong đời. Tác giả luận án Hồ Khánh Vân MỤC LỤC Số trang DẪN NHẬP ..............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ..........8 1.1. Tổng quan về phê bình nữ quyền phương Tây ..................................................................8 1.1.1. Sự hình thành của nền phê bình nữ quyền phương Tây ..................................................8 1.1.2. Khái niệm, mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của lý thuyết phê bình nữ quyền phương Tây ..................................................................................................................................................... 12 1.1.2.1. Khái niệm phê bình nữ quyền phương Tây .................................................................12 1.1.2.2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của phê bình nữ quyền phương Tây.....................13 1.1.2.3. Phương pháp nghiên cứu của phê bình nữ quyền phương Tây ...................................17 1.1.3. Những khuynh hướng tiêu biểu của phê bình nữ quyền phương Tây và tiêu điểm nghiên cứu của luận án .........................................................................................................................19 1.1.3.1. Phê bình nữ quyền Marxist (Marxist Feminist Criticism) và phê bình nữ quyền xã hội (Social Feminist Criticism).......................................................................................................19 1.1.3.2. Phê bình nữ quyền văn hóa (Cultural Feminist Criticism) .........................................20 1.1.3.3. Phê bình nữ quyền phân tâm học (Psychoanalytic Feminist Criticism) .....................21 1.1.3.4. Khuynh hướng thi pháp nữ quyền (Feminist Poetics) ................................................22 1.2. Lịch sử nghiên cứu văn xuôi nữ Việt Nam và Trung Quốc đương đại từ góc nhìn phê bình nữ quyền………….. ................................................................................................................................................. 45 1.2.1. Lịch sử nghiên cứu văn xuôi nữ đương đại Việt Nam ...................................................45 1.2.2. Lịch sử nghiên cứu văn xuôi nữ đương đại Trung Quốc ...............................................51 CHƯƠNG 2 PHONG TRÀO NỮ QUYỀN VÀ VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM, TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI .....................................61 2.1. Vấn đề nữ quyền ở Trung Quốc và Việt Nam giai đoạn hiện đại ............................................. 62 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của phong trào nữ quyền ở Trung Quốc và Việt Nam giai đoạn hiện đại ....................................................................................................................................................... 62 2.1.1.1.Sự trỗi dậy của ý thức nữ quyền trên phương diện văn hóa trong quá trình tiếp xúc với phương Tây ………………………………………………………………………………….63 2.1.1.2.Những biến đổi về thiết chế chính trị - xã hội và các bước phát triển của ý thức nữ quyền .......................................................................................................................................66 2.1.2. Những đặc điểm chính của ý thức nữ quyền ở Trung Quốc và Việt Nam giai đoạn hiện đại .............................................................................................................................................71 2.1.2.1. Gắn liền với các ý thức hệ và mang màu sắc chính trị hóa .........................................71 2.1.2.2. Tính nam hóa ...............................................................................................................73 2.1.2.3. Tính đứt gãy.................................................................................................................74 2.1.2.4. Tính phi lập thuyết.......................................................................................................77 2.1.3. Sự tương đồng về khuynh hướng và sự khác biệt về mức độ trong phong trào nữ quyền của Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn hiện đại .....................................................................80 2.2. Tổng quan về văn xuôi nữ Việt Nam và Trung Quốc đương đại .............................................. 81 2.2.1. Khái niệm văn xuôi nữ Việt Nam và Trung Quốc đương đại ........................................81 2.2.2. Sự hồi sinh và những chuyển động của lực lượng văn xuôi nữ Việt Nam, Trung Quốc đương đại ..................................................................................................................................85 2.2.3. Những đặc trưng của văn xuôi nữ Việt Nam và Trung Quốc đương đại .......................93 2.3. Dạ Ngân và Thiết Ngưng: Tinh thần nhập cuộc và tinh thần sáng tạo của người nữ ........97 2.3.1.Trải nghiệm biến động chính trị - xã hội trong đời sống cá nhân và nhận thức về hiện thực trên trang viết………………………………….................................................................................................... 97 2.3.2.Trải nghiệm đời sống giới tính đặc biệt và thực hành ý thức nữ quyền ................................. 98 2.3.3.Trải nghiệm sáng tạo và thực hành diễn ngôn nữ quyền............................................... 101 CHƯƠNG 3 VĂN XUÔI DẠ NGÂN VÀ THIẾT NGƯNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN Ý THỨC NỮ QUYỀN (FEMINIST CONSCIOUSNESS) ........................................................................ 111 3.1. Ý thức về vị thế “giới hạng hai” (the second sex) của nữ giới..................................................... 111 3.2.Ý thức về những cơ chế xác lập vị thế “giới hạng hai” của nữ giới................................. 118 3.2.1.Cơ chế thực tại xã hội .................................................................................................... 118 3.2.2. Cơ chế tâm thức văn hoá .............................................................................................. 122 3.2.2.1. Tâm thức tuân thủ các chuẩn mực đạo đức Nho giáo ............................................... 123 3.2.2.2. Tâm thức đề cao vai trò nội tướng ............................................................................ 124 3.2.2.3. Tâm thức tôn thờ chức năng loài ............................................................................... 127 3.2.2.4. Tâm thức chấp nhận thân phận nữ giới như một định mệnh ..................................... 129 3.2.3. Cơ chế tập nhiễm nam quyền ....................................................................................... 134 3.3. Ý thức phủ định và kháng cự chế độ nam quyền ............................................................................... 137 3.3.1. Ý thức phủ định địa vị thượng đẳng của nam giới ....................................................... 137 3.3.2. Ý thức kháng cự thể chế nam quyền ............................................................................ 142 CHƯƠNG 4 VĂN XUÔI DẠ NGÂN VÀ THIẾT NGƯNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN THI PHÁP NỮ QUYỀN (FEMINIST POETICS) ..............147 4.1. Thi pháp tự thuật trong văn xuôi Dạ Ngân và Thiết Ngưng ......................................................... 147 4.1.1. Sự kiến tạo lịch sử nữ giới: sự thực về cái tôi của tác giả qua các cấp độ tự thuật ...... 148 4.1.2. Tiếng nói nữ quyền lưỡng bội và sự thu hẹp không gian sáng tạo của lối viết tự thuật ................................................................................................................................................ 154 4.2. Thi pháp tư duy hồi mẫu trong văn xuôi Dạ Ngân và Thiết Ngưng ............................... 158 4.2.1. Người con gái trong phả hệ mẫu tính (maternal genealogy): ý thức và cái nhìn của cá nhân người nữ trước cộng đồng nữ giới ................................................................................. 158 4.2.2. Người mẹ nguyên mẫu (phallic mother) và người mẹ bị thiến hoạn (castrated mother) trong các kiểu thức quan hệ: giải thiêng mẫu thời (motherhood) .......................................... 160 4.3. Thi pháp viết về cái thường nhật trong văn xuôi Dạ Ngân và Thiết Ngưng ................... 167 4.3.1. Sự kiến tạo giá trị cho vùng hiện thực ngoại vi ............................................................ 167 4.3.2. Chủ thể nữ trong vai trò trung tâm giữa hiện thực của cái thường nhật ...................... 170 4.4. Thi pháp thân thể trong văn xuôi Dạ Ngân và Thiết Ngưng ........................................... 173 4.4.1. Sự tái kiến tạo (reconstruct) hiện thực thân thể nữ giới: cái đa và cái khác ................ 173 4.4.2. Sự tái kiến tạo giá trị thân thể nữ giới .......................................................................... 179 4.5. Thi pháp giễu nhại trong văn xuôi Dạ Ngân và Thiết Ngưng ......................................... 184 4.5.1. Sự dự phần của nữ giới vào hiện thực chính trị- xã hội bằng tiếng cười ..................... 184 4.5.2. Sự phản kháng của nữ giới trước các thể chế quyền lực .............................................. 190 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 194 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 201 1 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Đến nay, tư tưởng nữ quyền và phê bình nữ quyền ở các nước trên thế giới đã trải qua các bước phát triển quan trọng, mạnh mẽ, tạo ra những thời kỳ mang tính chuyển hướng rõ rệt, sâu sắc, đánh dấu sự thay đổi lớn lao cho hệ ý thức này. Theo đó, hoạt động nghiên cứu nữ quyền cũng vươn rộng cành nhánh ra nhiều lĩnh vực, đi sâu vào các vấn đề khác nhau của nữ giới và của cả nhân loại, mang lại nhiều công trình có giá trị. Ở Việt Nam, nếu khoảng hơn mười năm trở về trước, việc nghiên cứu và phê bình nữ quyền chỉ mới manh nha xuất hiện với những bước đi ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ thì đến nay đã dần để lại những thành tựu nhất định. Đội ngũ những người làm công tác phê bình, nghiên cứu nữ quyền đã dần đông đảo, góp phần mang đến những tiếng nói, những cái nhìn, những sự phát hiện mới mẻ, có tính khoa học. Bản thân chúng tôi cũng đã tham gia vào hướng nghiên cứu này từ năm 2005, khi thực hiện luận văn thạc sĩ: Từ lý thuyết phê bình nữ quyền (feminist criticism) nghiên cứu một số tác phẩm văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ năm 1990 đến nay. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này vẫn còn nhiều khoảng trống cả trên phương diện lý thuyết lẫn phương diện ứng dụng vào thực tiễn sáng tác. Vì vậy, dựa trên nhu cầu khoa học, việc tiến hành luận án Phê bình nữ quyền và văn xuôi nữ giới Việt Nam, Trung Quốc đương đại (nghiên cứu trường hợp Dạ Ngân và Thiết Ngưng) là một bước khảo cứu tiếp theo để chúng tôi có cơ hội tìm tòi sâu và kỹ lưỡng hơn, thấu đáo và có tính hệ thống hơn, nâng cao hiểu biết của mình về lý thuyết phê bình nữ quyền và văn xuôi nữ với mong muốn đóng góp phần công sức nhỏ nhoi vào việc hình thành xu hướng nghiên cứu này ở Việt Nam. Về phương diện nghiên cứu văn hóa- văn học, hai nền văn hóa Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ gần gũi, ảnh hưởng lẫn nhau xuyên suốt tiến trình lịch sử. Vì vậy, chúng tôi chọn văn xuôi nữ Việt Nam và Trung Quốc với hai trường hợp nghiên cứu mẫu (case study) là Dạ Ngân và Thiết Ngưng trong tương quan so sánh nhằm hiểu sâu hơn về từng đối tượng và đồng thời, thấy được những điểm tương đồng, khác biệt trong vấn đề người nữ ở hai nền văn học, văn hóa. Chúng tôi sẽ dành phần giải thích lý do chọn mẫu nghiên cứu là sáng tác văn xuôi của Dạ Ngân và Thiết Ngưng ở mục 2.3. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc nghiên cứu theo hướng so sánh là một nhu cầu thiết yếu để vừa nhận diện bản sắc văn hóa, văn học của dân tộc, vừa thấy được mối tương quan giữa các quốc gia trong khu vực và bối cảnh, xu hướng vận động của vấn đề nữ quyền trên thế giới. 2 Về phương diện lý thuyết, phê bình nữ quyền có tính ứng dụng và tính thực hành xã hội cao, vì hệ lý thuyết này gắn liền với yếu tố giới tính là yếu tố hiện diện thường xuyên và chi phối hầu hết các phương diện đời sống của con người. Với mục đích đưa văn học đi gần với thực tiễn đời sống, tác động đến nhận thức và hành vi của con người, chúng tôi chọn thực hiện luận án này và hy vọng những khám phá về thực tại văn bản sẽ mang lại những tương tác có ích với thực tại xã hội. Trong tư cách là một người nữ, người nghiên cứu mong muốn có những nhận thức sâu sắc hơn về bản thân, về cộng đồng nữ giới gần gũi với mình và người phụ nữ Việt Nam nói chung, đặt trong tương quan với phụ nữ khu vực Đông Á cũng như trên thế giới. Từ đó, bằng hiểu biết và ý thức hành động của mình, trong khả năng có thể, chúng tôi sẽ tham gia vào các dự án ứng dụng văn học vào việc phát triển nhận thức về nữ quyền, nhất là trong tình trạng xã hội vẫn còn chứa đựng nhiều biểu hiện bất bình đẳng giới cũng như những vấn đề giới phức tạp hiện nay. Đồng thời, phê bình nữ quyền là một trong những trường phái lý thuyết quan trọng của thế kỷ XX, nằm trong mạch tiến trình vận động của lý luận, phê bình văn học thế giới. Nghiên cứu lý thuyết này sẽ góp phần bổ sung tri thức về tiến trình văn học và các trường phái phê bình văn học, vốn là những học phần trọng tâm trong chương trình đại học và sau đại học. Thêm vào đó, việc phân tích các tác phẩm thuộc thể loại văn xuôi sẽ cung cấp thêm kiến thức cho môn Tác phẩm và thể loại mà bản thân chúng tôi đang phụ trách giảng dạy. Ngoài ra, nhận thức về nữ quyền còn giúp người viết nhìn nhận lại các tác phẩm trong chương trình phổ thông và đại học trên phương diện giới tính, mang thêm một hướng tiếp cận và giúp người học suy nghĩ, phản ứng trước các vấn đề giới trên văn bản cũng như trong thực tiễn. Nhờ vậy, đề tài luận án của chúng tôi có thể góp một phần nhỏ vào sự phát triển môn Văn học ứng dụng vốn là một môn học mới mẻ, hữu ích, thiết thực, đang thu hút sự quan tâm của các nhà giáo dục ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay. Cuối cùng, công trình này là một bước trang bị thêm kiến thức nền tảng để người viết hướng đến những nghiên cứu trong tương lai, đào sâu và mở rộng hơn việc tìm hiểu văn học nữ Việt Nam trong tương quan với các nước phương Đông và phương Tây từ góc nhìn của phê bình nữ quyền. Những lý do chính yếu, xuất phát từ nhu cầu khoa học của cá nhân đến nhu cầu của nghiên cứu văn học trong nước này là động lực thôi thúc chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Phê bình nữ quyền và văn xuôi nữ giới Việt Nam, Trung Quốc đương đại (nghiên cứu trường hợp Dạ Ngân và Thiết Ngưng). 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 Luận án xác định ba đối tượng nghiên cứu chính: Phê bình nữ quyền phương Tây, văn xuôi nữ giới Việt Nam, Trung Quốc thời kỳ đương đại và sáng tác văn xuôi của Dạ Ngân, Thiết Ngưng. Ba đối tượng này được khảo sát trong mối quan hệ tương tác với nhau: sáng tác của Dạ Ngân và Thiết Ngưng trong bối cảnh văn học nữ được tiếp cận từ góc nhìn của phê bình nữ quyền. Có thể thấy, cả ba đối tượng khoa học này đều hàm chứa nhiều vấn đề. Do vậy, trong khả năng hạn hẹp, luận án chỉ có thể đi vào những phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau: - Đối với phê bình nữ quyền phương Tây, chúng tôi tìm hiểu sự hình thành, phát triển, các khái niệm, quan niệm, mục tiêu, đối tượng và phương pháp phê bình. Ở đây, người viết cũng chỉ dừng lại giới thuyết các phương pháp trọng tâm và có khả năng áp dụng vào đối tượng sáng tác cụ thể mà luận án hướng đến, bao gồm phương pháp nữ quyền Marxist, nữ quyền xã hội, phương pháp nữ quyền văn hóa, phương pháp nữ quyền phân tâm học, phương pháp thi pháp nữ quyền. - Đối với văn xuôi nữ giới Việt Nam, Trung Quốc đương đại, trước hết, chúng tôi đặt sự phát triển của mảng sáng tác này trong bối cảnh nữ quyền của hai quốc gia, sau đó, nối với nguồn mạch truyền thống sáng tác văn học nữ của hai nước. Tuy nhiên, trong giới hạn nhất định, công trình chỉ có thể giới thuyết sơ lược về vấn đề nữ quyền cũng như sáng tác nữ giới ở giai đoạn tiền hiện đại và chủ yếu tập trung vào trình bày tình hình, đặc trưng, xu hướng của hoạt động nữ quyền cũng như sáng tác văn xuôi nữ trong giai đoạn hiện đại rồi tiến đến tâm điểm là thời kỳ đương đại. - Đối với sáng tác văn xuôi của Dạ Ngân và Thiết Ngưng, chúng tôi chủ yếu khảo sát thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn; đồng thời, chỉ tập trung vào những yếu tố có liên quan đến vấn đề nữ quyền từ phương diện nội dung cho đến phương diện hình thức nghệ thuật. 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận án xác định các mục tiêu nghiên cứu cần đạt được như sau: - Hiểu biết một cách đầy đủ, sâu sắc hơn về lý thuyết nữ quyền và phê bình nữ quyền phương Tây. - Có cái nhìn khái quát về vấn đề nữ quyền ở Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn hiện đại trong mối quan hệ so sánh. - Có cái nhìn khái quát về sáng tác văn xuôi nữ giới ở Việt Nam và Trung Quốc thời kỳ đương đại trong mối quan hệ so sánh. 4 - Phân tích sáng tác văn xuôi của Dạ Ngân và Thiết Ngưng để làm sáng tỏ ý thức nữ quyền và đặc trưng thi pháp nữ quyền trong mối quan hệ so sánh và trong tương quan với bối cảnh sáng tác của văn xuôi nữ giới Việt Nam, Trung Quốc đương đại. Qua đó, luận án thể hiện đặc trưng phản ánh hiện thực và tư duy sáng tạo của nữ giới. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu phổ thông: 4.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Trước hết, chúng tôi dùng phương pháp phân tích để tiếp nhận sáng tác của những tác giả nữ trên các phương diện nội dung, nghệ thuật. Sau đó, bằng sự sắp xếp, xâu chuỗi và khái quát hoá các luận chứng, luận điểm thành những luận đề lớn, chúng tôi tổng hợp những suy nghĩ, phát hiện của mình theo một hệ thống logic và khoa học. 4.2. Phương pháp so sánh: Đặt đối tượng nghiên cứu vào mối quan hệ đa chiều, đa dạng để làm bật lên những điểm tương đồng và khác biệt với các đối tượng khác. Trong đề tài này, chúng tôi thực hiện 3 hoạt động so sánh chủ yếu sau: + So sánh phê bình nữ quyền với các trường phái phê bình văn học khác, đặc biệt là phê bình giới. Đồng thời, so sánh các khuynh hướng phê bình khác nhau thuộc phê bình nữ quyền. + So sánh đặc trưng, khuynh hướng của hoạt động nữ quyền cũng như sáng tác văn xuôi nữ của Việt Nam và Trung Quốc theo cái nhìn lịch đại và đồng đại. Bên cạnh đó, so sánh các giai đoạn phát triển khác nhau của bộ phận văn học nữ Việt Nam, Trung Quốc. Và ở cấp độ nhỏ hơn, so sánh sáng tác giữa các cây bút nữ được xuất bản trong thời kỳ đương đại. + So sánh đặc trưng sáng tác của Dạ Ngân và Thiết Ngưng: Trong khi các hoạt động so sánh trên phối hợp giữa so sánh loại hình và so sánh ảnh hưởng (do sự ảnh hưởng lẫn nhau của hoạt động nữ quyền và hoạt động sáng tác văn xuôi nữ giữa hai quốc gia trong tiến trình lịch sử) thì việc so sánh sáng tác của Dạ Ngân với sáng tác của Thiết Ngưng lại chủ yếu dựa trên so sánh loại hình bởi hai tác giả gần như không có sự tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình sáng tạo. Sự gặp gỡ trong tác phẩm của họ cho thấy những đặc trưng chung của người nữ viết văn và sự khác biệt thể hiện cá tính sáng tạo của từng tác giả. Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành 4.3. Phương pháp phê bình nữ quyền: sau khi tìm tòi, nghiên cứu bằng nguồn tư liệu hiện có và xác lập được một hệ thống lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về phê bình nữ quyền, chúng tôi sẽ ứng dụng những quan điểm, phương pháp nghiên cứu của lý thuyết này vào việc 5 tiếp cận sáng tác văn xuôi của các tác giả nữ. Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể, chi tiết hơn ở chương 1, khi trình bày về phương pháp phê bình nữ quyền. 4.4. Phương pháp phê bình thi pháp học: luận án khảo sát, phân tích những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng lặp đi lặp lại, tạo nên nét tư duy đặc thù của Dạ Ngân, Thiết Ngưng và rộng hơn, của các tác giả văn xuôi nữ Việt Nam, Trung Quốc đương đại, từ đó, xác định phong cách sáng tác đặc thù của nhà văn nữ. 4.5. Phương pháp phê bình tiểu sử học: luận án sử dụng những dữ kiện đời tư của nhà văn để phân tích văn bản, tìm kiếm dấu vết tiểu sử của tác giả trong thế giới nghệ thuật nhằm làm rõ mối liên hệ giữa con người cá nhân của các nhà văn nữ với các nhân vật và các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm, lý giải các vấn đề nữ quyền trong văn bản từ những vấn đề trong đời sống cá nhân của nhà văn. 4.6. Phương pháp phê bình hiện sinh: luận án áp dụng lý thuyết và phương pháp phê bình hiện sinh để nghiên cứu sự dự phần của nữ giới vào hiện thực đời sống, quan niệm và sự biểu đạt và về cái tôi, về tha nhân, tồn tại và phi tồn tại, khẳng định sự hiện hữu của nữ giới nói riêng cũng như con người nói chung với toàn bộ trạng thái sinh tồn sinh động, đa dạng của từng cá thể, tra vấn quan niệm về bản chất giới tính cũng như các định kiến giới phi lý. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: 4.6. Phương pháp lịch sử - xã hội: Nhìn phê bình nữ quyền và sáng tác của các tác giả nữ trong bối cảnh lịch sử - văn hoá - xã hội cụ thể. Từ đó, phân tích các yếu tố tác động đến sự hình thành những đặc trưng của hai đối tượng này và thấy được những đóng góp mà các nhà nghiên cứu, các tác giả đã mang lại so với các thời kỳ trước cũng như những hạn chế trong khung thời đại của chính họ. 5. Đóng góp của luận án Với luận án này, chúng tôi hy vọng góp phần công sức ít ỏi trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình nữ quyền. 5.1. Về phương diện nghiên cứu lý thuyết: + Góp phần giới thuyết về lý thuyết phê bình nữ quyền, một khuynh hướng phê bình hiện đại đã, đang được ứng dụng và phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia từ năm 1970: chúng tôi nỗ lực tìm hiểu các văn bản gốc, các tác phẩm nữ quyền và phê bình nữ quyền kinh điển của phương Tây để nắm vững bản chất cũng như quá trình vận động của hệ tư tưởng và phương pháp phê bình văn học này. 6 + Từ đó, người viết mong muốn được cùng với những người tham gia vào việc nghiên cứu phê bình nữ quyền ở Việt Nam bổ sung những kiến thức đúng đắn, nền tảng, có tính hệ thống, có giá trị khoa học và giá trị lịch sử về vấn đề nữ quyền, đồng thời, cung cấp thông tin về một số nhà nữ quyền, phê bình nữ quyền đã có đóng góp lớn cho sự phát triển của lý thuyết nữ quyền trên thế giới những vẫn còn chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam. + Ngoài ra, luận án đặt phê bình nữ quyền vào bối cảnh chung: bối cảnh hình thành và phát triển lý thuyết nữ quyền cũng như bối cảnh nghiên cứu, phê bình văn học với mong muốn mang lại những hiểu biết có tính liên ngành, nhận diện phê bình nữ quyền trong mối quan hệ với các xu hướng phê bình văn học và các lĩnh vực khoa học khác. 5.2. Về phương diện ứng dụng phê bình nữ quyền vào thực tiễn văn xuôi nữ Việt Nam và Trung Quốc đương đại + Luận án cung cấp bức tranh khái quát về tình hình phát triển của hoạt động sáng tác văn xuôi nữ ở hai nước Việt Nam và Trung Quốc đương đại- bộ phận văn học chỉ mới được chú ý trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây; đồng thời, nỗ lực đi vào khảo sát một cách kỹ lưỡng, cụ thể hai tác giả tiêu biểu của bộ phận văn học này ở Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn đương đại là Dạ Ngân và Thiết Ngưng. + Luận án nỗ lực áp dụng các khái niệm công cụ và phương pháp cụ thể của phê bình nữ quyền vào tác phẩm của Dạ Ngân và Thiết Ngưng để làm bật lên tinh thần nữ quyền trong sáng tác của hai nữ tác giả, tránh hướng tiếp cận theo hướng tự sự học khái quát mà đa phần những người làm công tác nghiên cứu, phê bình văn học theo hệ lý thuyết này thường sử dụng, gây nên tình trạng nhập nhằng giữa phương pháp phê bình nữ quyền và phương pháp phê bình thi pháp học, tự sự học. + Bên cạnh đó, chúng tôi cố gắng đưa ra nhận định và đi vào phân tích cụ thể những biểu hiện nữ quyền của hai tác giả không chỉ trên phương diện ý thức mà còn trên phương diện lối viết. Tiếp cận lối viết của các tác giả nữ theo lý thuyết phê bình nữ quyền Pháp vẫn còn là một phương thức khá mới mẻ, chưa được ứng dụng nhiều ở Việt Nam. Từ đó, chúng tôi hy vọng góp phần công sức nhỏ bé vào việc giới thiệu và thực hành khuynh hướng lý thuyết này, làm bật lên những yếu tố tự sự nữ quyền mang tính thi pháp phổ quát của sáng tác nữ giới, đồng thời, phát hiện ra những nét đặc trưng riêng biệt trong tư duy nghệ thuật của Dạ Ngân, Thiết Ngưng như là những sáng tạo cá nhân. + Hơn nữa, luận án tiến hành so sánh văn xuôi của Dạ Ngân và Thiết Ngưng để xác định và phân tích những điểm tương đồng cũng như khác biệt về ý thức nữ quyền và lối viết. Đồng 7 thời, chúng tôi cũng cố gắng lý giải những điểm tương đồng và khác biệt đó dựa trên các yếu tố: bối cảnh xã hội, bối cảnh văn học, đặc trưng giới tính, trải nghiệm cá nhân… 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Dẫn nhập (7 trang), Kết luận (7 trang), Tài liệu tham khảo (22 trang), Phụ lục (223 trang), luận án được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan về cơ sở lý thuyết và lịch sử nghiên cứu vấn đề (53 trang) 1.1. Tổng quan về phê bình nữ quyền phương Tây 1.2. Lịch sử nghiên cứu văn xuôi nữ Việt Nam và Trung Quốc đương đại từ lý thuyết phê bình nữ quyền Chương 2: Phong trào nữ quyền và văn xuôi nữ Việt Nam, Trung Quốc đương đại (50 trang) 2.1. Tổng quan về vấn đề nữ quyền ở Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn hiện đại 2.2. Tổng quan về văn xuôi nữ Việt Nam và Trung Quốc đương đại 2.3. Dạ Ngân và Thiết Ngưng: Tinh thần nhập cuộc và tinh thần sáng tạo của người nữ Chương 3: Văn xuôi Dạ Ngân và Thiết Ngưng từ phương diện ý thức nữ quyền (feminist consciousness) (36 trang) 3.1. Ý thức về vị thế “giới hạng hai” (the second sex) của nữ giới 3.2. Ý thức về những cơ chế xác lập vị thế “giới hạng hai” của nữ giới 3.3. Ý thức phủ định và kháng cự chế độ nam quyền Chương 4: Văn xuôi Dạ Ngân và Thiết Ngưng từ phương diện thi pháp nữ quyền (feminist poetics) (47 trang) 4.1. Thi pháp tự thuật trong văn xuôi Dạ Ngân và Thiết Ngưng 4.2. Thi pháp tư duy hồi mẫu trong văn xuôi Dạ Ngân và Thiết Ngưng 4.3. Thi pháp viết về cái thường nhật trong văn xuôi Dạ Ngân và Thiết Ngưng 4.4. Thi pháp thân thể trong văn xuôi Dạ Ngân và Thiết Ngưng 4.5. Thi pháp giễu nhại trong văn xuôi Dạ Ngân và Thiết Ngưng 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Trong chương này, ở phần thứ nhất, luận án tập trung làm rõ sự hình thành của phê bình nữ quyền dựa trên nền tảng tư tưởng nữ quyền phương Tây- nơi giữ vai trò của cái nôi sinh thành, phát triển lý thuyết nữ quyền của cả thế giới. Trong tiến trình vận động lịch sử đó, chúng tôi cố gắng nghiên cứu kỹ lưỡng sự xác lập quan niệm, bản chất tư tưởng của phê bình nữ quyền, sự hình thành và phát triển của hệ thuật ngữ trọng tâm, các khuynh hướng phát triển, sự xác định đối tượng, mục tiêu và phương pháp phê bình, nghiên cứu văn bản… Về khuynh hướng phê bình, chúng tôi lựa chọn để giới thuyết các khuynh hướng có ảnh hưởng đến cách thức tiếp cận văn bản và phù hợp với đối tượng nghiên cứu của luận án: khuynh hướng phê bình nữ quyền Marxist, phê bình nữ quyền xã hội, phê bình nữ quyền văn hóa, phê bình nữ quyền phân tâm học và thi pháp nữ quyền. Từ đó, đến phần thứ hai, chúng tôi sẽ giới thuyết về lịch sử nghiên cứu vấn đề với cái nhìn tổng quan về các công trình, bài viết của những nhà nghiên cứu, những người làm công tác văn học về phê bình nữ quyền và văn xuôi nữ giới Việt Nam, Trung Quốc, bao gồm cả trường hợp sáng tác của Dạ Ngân và Thiết Ngưng. 1.1. Tổng quan về phê bình nữ quyền phương Tây 1.1.1. Sự hình thành của nền phê bình nữ quyền phương Tây Từ cuối thập niên 60 đến đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, văn học nữ quyền bắt đầu thịnh hành sau sự mở đường của Virginia Woolf1 và Simone de Beauvoir2. Mặc dù không đề cập đến vấn đề văn chương, quyển Bí ẩn nữ tính (The Feminine Mystique) của Betty Friedan3 công bố năm 1963 đã truyền cảm hứng lớn lao cho nữ giới và những người hoạt động trong lĩnh vực nữ quyền, đánh thức họ nhìn thẳng vào thực tế bị giam hãm đến “khủng hoảng bản sắc nữ” (Friedan, B., 2015, tr.100) trong vầng hào quang đầy tính ngụy biện sinh ra từ các huyền thoại và sự xưng tụng phụ nữ. Hai tác phẩm khởi nguồn cho phê bình nữ quyền là Trí tưởng tượng nữ giới: Một khảo cứu văn học và tâm lý về sáng tác văn học nữ (The Female 1 Virginia Woolf (1882 - 1941): Một nhà văn, nhà tư tưởng nữ quyền nổi tiếng người Anh. Bà đã viết gần 20 cuốn tiểu thuyết và tiểu luận về vấn đề phụ nữ và nữ quyền. 2 Simone de Beauvoir (1908 - 1986): Một nhà triết học hiện sinh, nhà nữ quyền tiêu biểu người Pháp của thế kỷ XX. Betty Friedan (1921 - 2006): Một nhà văn, nhà hoạt động nữ quyền nổi tiếng, là người sáng lập và giữ vai trò chủ tịch đầu tiên của Tổ chức Quốc gia vì phụ nữ của Mỹ. 3 9 Imagination: A Literary and Psychological Investigation of Women's Writing) của Patricia Meyer Spacks ra mắt năm 1975 và Nữ nhà văn- Những tác giả vĩ đại (Literary Women- The Great Writers) của Ellen Moers xuất bản năm 1976. Với 11 bài viết được chia thành hai phần, Ellen Moers đã tái hiện lịch sử văn chương nữ phương Tây (Anh, Pháp và Mỹ) từ thế kỷ XVIII cho đến thập niên 1970 qua sáng tác của 30 nhà văn nữ nổi bật, khẳng định sự hiện diện và năng lực sáng tạo của chủ thể nữ cùng với những thành tựu của họ, phân tích những yếu tố hiện thực cản trở việc sáng tác của nữ giới (sự hạn chế về công việc, tình trạng bị lệ thuộc về tài chính và định kiến về “người nữ bé nhỏ” (“little women”) trong xã hội). Cũng trong thời gian này, Hélène Cixous4 đã khai sinh ra lý thuyết nữ quyền hậu cấu trúc (Poststructural feminist theory), khẳng định rằng thân thể và tính dục của phụ nữ không có mối quan hệ với sinh thực khí của nam giới, mà trước hết, khoái cảm nhục thể cũng như thân xác người phụ nữ tồn tại bằng chính nó, là cái tự nó, là cái “tôi” chủ thể của giới nữ. Từ lập luận khởi điểm đó, Hélène Cixous diễn giải quan điểm của mình về sự hình thành và đặc trưng của lối viết nữ (l’écriture feminine). Bằng thủ pháp biểu đạt đặc thù, người phụ nữ viết văn sẽ phá vỡ cấu trúc và trật tự những biểu tượng được xác lập và cố định trong diễn ngôn nam giới. Bốn năm sau (1979), Elaine Showalter5 đã nghiên cứu lịch sử văn học nữ của nước Anh từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX với các tiểu thuyết gia tiêu biểu từ Charlotte Brontë cho đến Doris Lessing trong quyển Một nền văn chương của chính họ (A Literature of Their Own) (1979). So với hai công trình của Patricia Meyer Spacks và Ellen Moers, những trang viết của Elaine Showalter thể hiện phương pháp phê bình nữ quyền rõ ràng hơn, đi từ khát vọng viết văn của người nữ cho đến sự hình thành nền mỹ học nữ giới qua quá trình sáng tạo. Cũng trong năm 1979, Người đàn bà điên loạn trên gác mái (The Madwoman in the Attic), công trình nghiên cứu bất hủ của Sandra Gilbert và Susan Gubar, được hoàn thành. Tác phẩm này khảo sát hoàn cảnh sáng tác của các tác giả nữ như Jane Austen, Mary Shelley, George Eliot, Emily Dickinson, chị em nhà Brontës…giữa sự vây bọc bởi đường biên giới của nền văn hóa nam quyền và những dấu ấn huyền thoại nam tính trong văn bản của họ. Phủ nhận việc tái hiện người nữ chỉ với hai kiểu hình tượng: thiên thần hoặc ác quỷ của nền văn học nam giới truyền thống, Sandra Gilbert và Susan Gubar đã hướng tới khát vọng tháo dỡ những rào chắn kìm hãm người nữ, giải phóng họ khỏi cái vòng kim cô của nam giới trong đời sống xã 4 Hélène Cixous (1937-): Một giảng sư đại học danh tiếng, vừa là một nhà nữ quyền cấp tiến, đồng thời là nhà thơ, nhà triết học, nhà nghiên cứu phê bình văn học, nhà soạn kịch, nhà tu từ học… của nước Pháp thế kỷ XX. 5 Elaine Showalter (1941-): Nhà phê bình nữ quyền nổi tiếng của nước Mỹ, chuyên gia nghiên cứu về văn học nữ Anh, Mỹ thế kỷ XX. 10 hội lẫn trong lĩnh vực sáng tác và mang đến sự tự do cho phụ nữ với nền thi học của chính mình. Tiếp sau hai tác giả này, những nhận thức về mỹ học và văn hoá nữ giới ở Mỹ được phát triển dưới ngòi bút và điểm nhìn của các nhà nữ quyền như Toril Moi, Annett Kolodny, Adrienne Rich, Marge Piercy, Judy Chicago, Susan Griffin, Alice Walker… Năm 1985, công trình nghiên cứu nữ quyền kinh điển Chính trị giới tính/ văn bản (Sexual/ Textual Politics) của Toril Moi6, đã trình bày một cách sống động về lịch sử phê bình nữ quyền, qua các khuôn mặt: Virginia Woolf, Kate Millet, Mary Ellman, Annette Kolody, Elaine Showalter, Myra Jehlan, Simone de Beauvoir, Hélène Cixous, Luce Irigaray, Julia Kristéva. Đóng góp nổi trội của tập sách nằm ở chỗ, trong khi diễn giải những luận điểm chính của từng nhà nữ quyền, nêu bật đặc trưng, thẩm định giá trị, của các luận điểm đó, tác giả đưa ra cái nhìn của những nhà nghiên cứu, nhà phê bình khác về các luận điểm ấy, tạo ra mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng qua lại và sự đối thoại giữa các luận điểm, giữa các nhà tư tưởng nữ quyền7. Như vậy, cùng với sự tái lập lộ trình tư tưởng, Toril Moi còn tạo dựng lại một xã hội tư tưởng với sự tiếp nối, tương tác, va chạm, phủ định và vượt qua giữa các quan niệm nữ quyền khác nhau. Phê bình nữ quyền đã có những tác động tích cực đến đời sống sáng tác văn học nữ. Năm 1970, tại Mỹ, cuốn Chính trị giới tính (Sexual Politics) của Kate Millett ra mắt công chúng với những phân tích về mối quan hệ giữa phong trào đấu tranh chính trị giải phóng phụ nữ với hoạt động sáng tác. Nghiên cứu văn chương của nữ giới đã tạo ra cơn bùng nổ của chủ đề thức tỉnh. Từ đó, các nhà phê bình tái phát hiện quyển tiểu thuyết mang tên Bừng tỉnh (The Awakening) viết về người phụ nữ khát khao đi tìm cái tôi của mình qua những đam mê của Kate Chopin (1851 – 1904), vốn được hoàn thành từ năm 1899 nhưng bị lãng quên suốt sáu thập kỷ dài, và soi sáng giá trị của tác phẩm này qua lăng kính nữ quyền. Sau đó, tác phẩm Giấy dán tường màu vàng (The Yellow Wallpaper) của Charlotte Perkins Gilman (1860 – 1945), cũng có số phận giống Bừng tỉnh, ra đời từ năm 1892 và được phát hiện lại vào thập niên 1960. Tác phẩm này xây dựng hình tượng một người phụ nữ bị giam cầm đã ghi lại cuộc đời tù Toril Moi (1953-): Nhà phê bình nữ quyền gốc Na Uy, giáo sư văn học, nghệ thuật sân khấu và triết học của Đại học Duke, Bắc Carolina, Hoa Kỳ. Bà là tác giả của công trình nổi tiếng Chính trị học giới tính/ văn bản (Sexual/ Textual Politics). 7 Chẳng hạn như quan điểm phản biện của Showalter về ý niệm “phẩm chất lưỡng tính” (androgyny) của Virginia Woolf như một sự thỏa hiệp nước đôi trước các vấn đề nữ quyền nan giải; sự cự tuyệt và ly khai của thế hệ phê bình nữ quyền Pháp theo quan điểm của Lacan và phân tâm học với tư tưởng nữ quyền hiện sinh của Simone de Beauvoir; mối quan hệ phản biện, kế thừa và chọn lọc để tạo ra sự thay đổi, phát triển giữa Simund Freud, Henry Miler, Norman Mailer, György Lukács, Jacques Lacan, Jacques Derrida, Karl Marx, Roland Barthes… với các nhà nữ quyền. 6 11 túng của mình lên các mảnh giấy dán tường. Tương tự như vậy, ở Anh và ở Pháp, hai tác phẩm Cuốn sổ tay vàng (The Golden Notebook, 1962) của Doris Lessing và Những nữ du kích (Les Guérillères, 1969) của Monique Wittig đã được thay đổi số mệnh và thoát khỏi bóng tối im lặng nhờ ánh sáng nữ quyền. Những sự kiện này đã mở ra cuộc khai phá lịch sử văn học nữ trong nền văn học các nước và tìm kiếm lại những đứa con tinh thần của các cây bút nữ bấy lâu phải câm lặng vì bị lãng quên và chối bỏ. Từ đó, đời sống sáng tác của văn chương phương Tây cũng xôn xao bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều các gương mặt nữ. Nếu như từ năm 590 trước công nguyên cho đến thế kỷ thứ XVIII, văn chương nữ giới chỉ có một số gương mặt tiêu biểu, khởi đầu là Sappho (Hy Lạp, thế kỷ thứ VI TCN.), Marie de France (Anh, thế kỷ XII), Christine de Pisan (Pháp, thế kỷ XIV), Hélisenne de Crenne (Pháp, thế kỷ XVI), Anne Bradstreet (Mỹ, thế kỷ XVII), Aphra Behn (Anh, thế kỷ XVII), Anne Finch (Anh, thế kỷ XVIII), Lady Mary Walker (Scotland, thế kỷ XVIII), Mary Wollstonecraft (Anh, thế kỷ XVIII), Susanna Rowson (Mỹ, thế kỷ XVIII), Mary Robinson (Anh, thế kỷ XVIII)… thì chỉ trong thế kỷ XIX, số lượng tác giả và tác phẩm đã nhiều hơn mười tám thế kỷ trước cộng lại. Đầu thế kỷ XIX, nhiều tác giả nữ muốn được tự do khi đến với công chúng và được bình đẳng với những nhà văn nam, đã phải lấy bút danh nam tính như Fernan Caballero (Tên thật là Cecelia Bohl, 1796, Tây Ban Nha), George Sand (Tên thật là Aurore Dupin, 1804, Pháp), George Eliot (Tên thật là Mary Anne Evans, 1819, Anh), A.M. Barnard (Tên thật là Louisa May Alcott, 1832, Mỹ), Ernst Ahlgren (Tên thật là Victoria Benedictson, 1850, Thụy Điển), chị em nhà Brontë ở Anh cũng từng lần lượt lấy bút danh Currer, Ellis và Acton Bell khi sáng tác. Để được hiện diện trên văn đàn, họ phải che đậy sự thật giới tính nhằm vượt qua những thiên kiến của xã hội. Thế nhưng, dần dần, người phụ nữ đã trỗi dậy mạnh mẽ và tạo nên buổi bình minh rực rỡ cho nền văn chương nữ giới với một loạt các tên tuổi: nước Anh có Jane Austen (1775), Caroline Lamb (1785), Felicia Hemans (1793), Mary Shelley (1797), Charlotte Brontë (1816), Emily Brontë (1818), Ann Brontë (1820); nước Mỹ có Harriet Martineau (1802), Ellen Wood (1814), Lydia Child (1802), Agelina Grimké (1805), Margaret Fuller (1810), Harriet Beecher Stowe (1811), Emily Dickinson (1830), Kate Chopin (1850); Ireland có Maria Edgeworth (1768)… Sang đến thế kỷ XX, người nữ viết văn trở thành một lực lượng đông đảo với những ngòi bút giàu trí tuệ và cá tính sáng tạo như Etel Lilian Voinich (1864), Virginia Woolf (1882), Agatha Christie (1890), Rebecca West (1892), Enid Blyton (1897), Doris Lessing (1919)… của nước Anh; Marguerite Yourcenar (1903), Simone de Beauvoir (1908), Marguérite Duras (1914), Annie Ernaux (1940)… của nước Pháp; 12 Edith Wharton (1862), Harper Lee (1926), Adrienne Rich (1929), Toni Morrison (1931), Alice Walker (1944), Velma Wallis (1960), Naomi Woolf (1962)… của nước Mỹ; Margaret Atwood (1939) của Cannada, Margaret Bennett (1946) của Scotland… Không còn là những cái tên chỉ được đếm trên đầu ngón tay hay phải ẩn danh nữa, người phụ nữ viết văn phương Tây lộ diện và nở rộ bằng tất cả sức sống mãnh liệt của sự sáng tạo. Có thể gọi đây là thời kỳ khai sáng của người phụ nữ và họ trở thành chủ thể của các hoạt động, từ lĩnh vực sáng tác đến địa hạt lý luận phê bình. Trong môi trường ấy, phê bình nữ quyền, sau gần 10 năm manh nha với một “sản lượng dồi dào các tác phẩm phê bình của phụ nữ được hình thành trên nền tảng những vấn đề nữ quyền” (Collier, P. và Geyer-Ryan, H.,1990, tr. 179), như chạm vào nguồn mạch của chính mình, đã trỗi dậy, tràn trề sức sống từ thập niên 1970. 1.1.2. Khái niệm, mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của lý thuyết phê bình nữ quyền phương Tây Phê bình nữ quyền không chỉ đánh dấu sự ra đời của một khuynh hướng nghiên cứu, phê bình mới mà còn tạo ra bước ngoặt trong quan niệm văn học. Có thể thấy rằng, trong cách nhìn truyền thống, phê bình văn học được tiến hành theo nhãn quan, luận lý nam quyền (masculine logic, phallocentric). Cái nhìn nam giới trung tâm được phóng chiếu thành nhãn quan của toàn thể nhân loại. Các nhà nữ quyền gọi đây là lối phê bình phi giới tính (sexless), nghĩa là chưa chú ý đến cái nhìn của nữ giới (và các giới khác) trong việc tiếp cận văn bản, thậm chí, lý giải văn bản theo cái nhìn mang tính nam trị phổ biến, mặc định. Theo đó, lịch sử phê bình văn chương đã để lại một khoảng trống lớn và muốn mang tính toàn diện, hoạt động phê bình phải bổ sung nhãn quan và kinh nghiệm nữ giới vào trường nhìn của mình, từ đó, thiết lập lại hệ thống giá trị văn học dựa trên sự đa nguyên về giới. Như vậy, phê bình nữ quyền “ủng hộ mạnh mẽ một kiểu đọc phản kháng”, xóa bỏ những định kiến nam quyền và “nuôi dưỡng cách đọc thực sự từ góc độ của người nữ” (Bài Ngụy, 2007, Lời nói đầu, trang 1). 1.1.2.1. Khái niệm phê bình nữ quyền phương Tây Về tên gọi, phê bình nữ quyền (feminist cricticism) hoặc phê bình văn học nữ quyền (feminist literary criticism) là hai khái niệm được dùng khá phổ biến. Đặc biệt, Luce Irigaray8 trong bài tiểu luận “Giới tính này không phải là một giới” (“This Sex Which is not One”) đề 8 Luce Irigaray (1932-): Nhà nữ quyền, triết học, phân tâm học, xã hội học, ngôn ngữ học người Bỉ. 13 nghị đổi khái niệm phê bình văn học nữ quyền (Feminist Literary Criticism) thành lý thuyết nữ quyền phê bình văn học (Literary Critic Feminism) để nhấn mạnh cái nhìn nữ quyền. Toril Moi cho rằng “Phê bình nữ quyền là một dạng thức đặc thù của diễn ngôn chính trị: một kiểu thực hành phê bình gắn liền với cuộc đấu tranh chống lại chế độ nam quyền và phân biệt giới tính” (Belsey, C. and Moore, J., 1989, tr. 117). Về đối tượng, Marry Ellen Snodgrass (2006) khẳng định: “Phê bình nữ quyền phục hồi lại truyền thống và lịch sử văn chương nữ giới (…), đánh giá lại các nhân vật và hệ tác phẩm với cái nhìn hướng đến sự công bằng cho người nữ” (tr. 196). Nhìn chung, các nhà nghiên cứu khá thống nhất khi cùng quan niệm rằng phê bình văn học nữ quyền là một khuynh hướng vận dụng tư tưởng nữ quyền để tiếp cận tác phẩm văn học; lấy người phụ nữ làm đối tượng nghiên cứu trung tâm (women centered) (Donovan, 2000, tr.61); mô tả, phân tích và lý giải những thiết chế xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế, tôn giáo, giáo dục… mang tính nam trị đã áp bức người phụ nữ trong các tác phẩm văn học, đồng thời, kiến tạo thế giới nghệ thuật của người nữ (từ phương diện hiện thực được phản ánh đến phương diện tu từ nghệ thuật, từ thế giới phản ánh đến thế giới được phản ánh) bằng cái nhìn và sự trải nghiệm của nữ giới. Từ đó, tác phẩm giữ vai trò của diễn ngôn giới tính, bộc lộ sự phản kháng của nữ giới với thiết chế nam quyền và khát vọng tạo lập vị trí của phụ nữ trong tư thế bình đẳng giới. 1.1.2.2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của phê bình nữ quyền phương Tây Phê bình nữ quyền là một khuynh hướng tiếp nhận văn học in đậm tính trải nghiệm. Về đối tượng, phê bình nữ quyền tập trung nghiên cứu những biểu hiện bất bình đẳng về giới trong đời sống văn học, từ nhà văn, người đọc đến văn bản trong áp lực của các loại văn cảnh khác nhau. Trong suốt quá trình nghiên cứu, phê bình nữ quyền luôn đặt người phụ nữ ở vị trí trung tâm trong thế đối sánh với nam giới. Nội dung cụ thể mà phê bình nữ quyền tiến hành là: (1) Khám phá lại sáng tác của các tác giả nữ trong lịch sử văn học, đặc biệt, những tác phẩm từng bị lãng quên, bị chối bỏ trong quá khứ. (2) Xem xét lại hình ảnh người phụ nữ trong nền văn chương của nhân loại, đánh giá lại cái nhìn của các tác giả nam về người phụ nữ. (3) Xây dựng diễn ngôn nữ giới, mỹ học nữ giới, văn hoá nữ giới. Những mục tiêu nghiên cứu từ đó hình thành và trọng tâm của nó thay đổi theo từng giai đoạn, gắn liền với phong trào và lý thuyết nữ quyền, cũng như phát xuất từ thực tiễn văn học và những ý hướng chuyên môn của từng cá nhân.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất