Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường đại học khoa học xã hội và nh...

Tài liệu Phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường đại học khoa học xã hội và nhân văn – đại học quốc gia hà nội hiện nay

.DOCX
80
233
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN THỊ KHUYÊN PHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà Nội –2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN THỊ KHUYÊN PHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học Mã số: 60220301 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đình Bắc Hà Nội –2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Triết học với đề tài: “Phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn –Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay”là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Đình Bắc.Các trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính trung thực, chính xác. Những kết luận trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.Hà Nôi, ngày 15 tháng 4 năm 2017Tác giảNguyễn Thị Khuyên LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy cô giáo của trường Đại học Khoa học Xã hộivà Nhân văn, nhất là các Thầy cô trong khoa Triết học đã quan tâm, tận tình truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến T.S Nguyễn Đình Bắc, Thầy đã hết lòng hướng dẫn, tận tâm, chu đáo để tôi hoàn thành luận văn này.Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiết sót và hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nôi, ngày 15 tháng 4 năm 2017 Tác giảNguyễn Thị Khuyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài......................................3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................6 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu..............................................................6 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài........7 6. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................7 7. Kết cấu của đề tài....................................................................................7 CHƢƠNG 1. BẢN CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNPHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN-ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI....................................................................................................8 1.1. Quan niệm về ý thức chính trị và ý thức chính trị của sinh viên ở Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –Đại học Quốc gia Hà Nội......8 1.1.1. Quan niệm về ý thức chính trị...........................................................8 1.1.2. Quan niệm về ý thức chính trị của sinh viên ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội..................1 31.2. Quan niệm và vai trò của phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội20 1.2.1. Quan niệm về phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội....20 1.2.2.Vai trò phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội...........29 1.3. Những nhân tốtác động đến phát triển ý thức chính trị của sinh viên ởtrƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội34 1.3.1.Sự tác động của tình hình thế giới, khu vực và sự chống phá của các thế lực thù địch...................................................................................34 1.3.2.Sự tác động từ những biến đổi về kinh tế -xã hội của đất nước.37 1.3.3.Sự tác động từ công tác giáo dục chính trị tư tưởng của nhà trường..40 1.3.4.Sự tác độngtừ môi trường chính trị -xã hội của nhà trường......42 1.3.5.Sự tác động từ nhân tố chủ quan...................................................44 CHƢƠNG 2.THỰC TRẠNG, YÊU CẦU VÀ MỘT SỐGIẢI PHÁPCƠ BẢN PHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNH TRỊCỦA SINH VIÊN ỞTRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI HIỆN NAY................................................................48 2.1. Thực trạng và yêu cầu phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội hiệnnay...............................................................................................48 2.1.1. Thực trạng phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay........48 2.1.2. Yêu cầu phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nộihiện nay......................64 2.2. Một số giải pháp cơ bản phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay...............................................................................................70 2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên70 2.2.2. Xây dựng môi trường chính trị -xã hội ở nhà trường trong sạch, lành mạnh tạo thuận lợi để phát triển ý thức chính trị của sinh viên..79 2.2.3. Phát huy tính tích cực, chủ động và tự giác của sinh viên trong tự giáo dục, rèn luyện để phát triển ý thức chính trị.............................86 2.2.4. Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác quản lý, phát triển ý thức chính trị của sinh viên..................90 KẾT LUẬN....................................................................................................93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................95 PHỤ LỤC....................................................................................................101 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tàiÝ thức chính trị là phẩm chất quan trọng hàng đầu của người cán bộ nói chung, của thanh niên, sinh viên nước ta nói riêng;do đó, phát triển ý thức chính trị cho sinh viên là một trong nhữngnội dung quan trọng trong chương trình giáo dục, đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng ở nước ta. Đồng thời, đây cũng là yếu tố quan trọng nhất góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, lối sống cho sinh viên theo mục tiêu giáo dục: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật Giáo dục). Trên cơ sở nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa của công tác này, trong những năm qua, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm, coi trọng việc giáo dục, phát triển ý thức chính trị cho sinh viên và bước đầu đạt được những kết quả rất quan trọng. Qua đó, giúp cho sinh viên nâng cao nhận thức về thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng; giữ vững niềm tin đối với Đảng, đối với chế độ; xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí quyếttâm cao trong quá trình học tập, rèn luyện; tỉnh táo, nhạy bén trước các vấn đề chính trị -xã hội phức tạp,... Tuy nhiên, do tác động bởi những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan khác nhau nên trên thực tế vẫn còn một bộ phận sinh viên nhà trườngnhận thức về chính trị còn chưa đầy đủ, ít quan tâm đến tình hình của đất nước, thờ ơvới thời cuộc, ngại phấn đấu rèn luyện, lập trường tư tưởng không vững vàng, mờ nhạt về lý tưởng, có biểu hiện của lối sống buông thả, thực dụng, thậm chí còn một bộ phận nhỏ sinh viên rất dễ bị mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, v.v.. Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá diễn ra mạnh mẽ; sự mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế ngày càng gia tăng, sự tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, những tiêu cực xã hội tiếp tục ảnh hưởng đến nhận thức, tình cảm, niềm tin, ý chí của các tầng lớp xã hội, trong đó có sinh viên. Cùng với đó, tình hình thế giới, khu vực đang tiếp tục có những diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp và khólường; chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ra sức tiến hành chiến lược “diễn biến hoà bình” đối với Việt Nambằng những âm mưu và thủ đoạn hết sức xảo quyệt, chúng muốn làm cho những người nhẹ dạ, cả tin, bản lĩnh và ý thức chính trị không vững vàng,...đứng trước những khó khăn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới đất nước sẽ dẫn đến dao động về niềm tin, phai nhạt lý tưởng cáchmạng,...Trong số các đối tượng kẻ thùtập trung chống phá là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên được xem là một trọng điểm, với mục đích tạo ra một lớp người quay lưng lại với quákhứ, thờ ơ với chính trị, chạy theo lợi ích vật chất tầm thường, mất niềm tin, giảm sút ý chí, phủ nhận truyền thống và thành quả cách mạng. Tình hình trên đây đặt ra yêu cầu cơ bản và cấp thiết phải tiếp tục giáo dục, đào tạo các thế hệ sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng trở thành những người cán bộ, lực lượng tri thức trẻ tương lai của đất nước “vừa hồng, vừa chuyên”,không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn vững vàng về bản lĩnh, ý thức chính trị. Đây cũng chính là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển ý thức chính trị củasinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nộihiện nay”làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài* Nhóm các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về ý thức chính trịTác giả Vũ Ngọc Am trong công trình“Đổi mới công tác giáo dục chính trị -tư tưởngcho cán bộ, Đảng viên ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay”[1],đã đi vào làm rõ khái niệm giáo dục chính trị tư tưởng. Ngoài ra, tác giả còn khẳng định trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước ta đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ đòi hỏi công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên phải có bước đổi mới sao cho phù hợp với hiện thực, thực tế xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp căn bản nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục chính trị cho cán bộ, Đảng viên cấp cơ sở ở nước ta hiện nay.Trong công trình“Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay”[20], tác giả Trần Thị Anh Đàođã đivào giải quyết ba vấn đề lớn: Thứ nhất: phân tích những vấn đề chung nhất về giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam;Thứ hai: đánh giá thực trạng của công tác giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay;Thứ ba: tác giả đề xuất một số giảipháp nhằmnâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác giáo dục ý thức chính trịcho sinh viên.Tác giả Phan Thanh Khôi trong công trình“Ý thức chính trị của công nhân trong một số doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay” [33], đã nêu rõ khái niệm ý thức chính trị và chỉ ra rằng tùy theo đối tượng nghiên cứu mà các quan hệ thể hiện ý thức chính trị được cụ thể hóa và sắp xếp với những vị trí khác nhau để nhấn mạnh hay lưu ý.Trong công trình“Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay”[42]. Trên cơ sở nghiên cứu những truyền thống, giá trị tốt đẹp về tinh thần yêunước, lý tưởng cách mạng,...tác giả Phạm Đình Nghiệpđi vào khẳng định 4cần phải phát huy những giá trị cốt lõi đó, đồng thời cần phải giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong tình hình mới của đất nước hiện nay.Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như: “Kết hợp giáo dục lý luận với giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên hiện nay” của tác giả Nguyễn Ngọc Thu[51]; “Vấn đề giáo dụctư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên”của tác giả Nguyễn Phương Đông[23]; “Xây dựng bản lĩnh chính trị cho thanh niên ở nước ta hiện nay”của tác giả Trần Phi Hùng[30], v.v.* Nhóm các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về sinh viên ở Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn -Đại học Quốc gia Hà NộiTác giả Nguyễn Ngọc Ánh với công trình“Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên trường đại học Khoa họcxã hội và nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội trong điều kiện hiện nay”[3]. Trong đó, tác giả đã đi vào khẳng định vai trò của thị hiếu thẩm mỹ đối với nhận thức của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội. Đồng thời chỉ ra những thành tựu và hạn chế của công tác giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên trường.Trong công trình “Định hướng giá trị của sinh viên hiện nay”(Nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên)[21], tác giả Nguyễn Văn Đạt đã đi sâu vào việc xác định định hướng của sinh viên về nghề nghiệp, tình yêu, hôn nhân, gia đình cũng như trong văn hóa giao tiếp và ứng xử, hình thành nhân cách đạo đức trong sinh viên. Từ đó, tác giả tìm ra những điểm tích cực và điểm chưa hợp lý, đưa ra những giải pháp căn bản nhất nhằm phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế những điểm yếu kém.Tác giả Nguyễn Đức Đăngtrong công trình“Quản lý công tác giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên hệ chính quy tại trườngĐại học Khoa học xã hội và nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội”[22], đã tiến hành xây dựng những luận cứ khoa học về quản lý, quản lý giáo dục, giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viêntrường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Đánh giá đúng thực trạng của công tác quản lý và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng an ninh trong nhà trường.Trong công trình“Nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thực trạng, nguyên nhân,giải pháp”[29], tác giả Trần Xuân Hồng đã đi vào phân tích những quan niệm về nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn từ đó đưa ra những đáng giá về công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên. Đồng thời,chỉ ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục những hạn chế nhất định trong quá trình nghiên cứu khoa học.Tác giả Hoàng Thị Phương với công trình“Nghề của sinh viên sau khi tốtnghiệp định hướng và những con đường tiếp cận”(qua nghiên cứu tại trường đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn, đại học dân lập Phương Đông)[47]. Trong công trình này, tác giả đã đi vào tìmhiểu cơ sở lý luận về vấn đề nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Sau đó định hướng những nghề nghiệp, công việc, tìm hiểu về cách tiếp cậnviệc làm của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn và trường Đại học dân lập Phương Đông. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích tác giả đưa ra kết luận và một số kiến nghị về vấn đề nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp, v.v..Như vậy, cho đến nay, vấn đề giáo dục, phát triển ý thức chính trị cũng như nghiên cứu về sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nộiđã có nhiều tác giả với các công trình, đề tài tiếp cận và luận giải dưới các góc độ, nội dung khác nhau. Song, chưa có công trình nào nghiên cứu cơ bản, có hệ thống, nhất là dưới góc độ triết học vấn đề phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu* Mục đíchLuận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễnvềphát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở nhà trường hiện nay.*Nhiệm vụ:-Làm rõ bản chấtvà những nhân tố tác động đến phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội.-Đánh giá thực trạng, xác định yêu cầuphát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nộihiệnnay. -Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu* Đối tượng nghiên cứu: Phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội* Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên củatrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội, thời gian khảo sát từnăm 2013đến nay 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài* Cơ sởlý luận của đềtài:Dựa trên cơ sởlý luận của chủnghĩa Mác -Lênin,Tư tưởng HồChí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam vềxây dựng, phát triển toàn diện con người.* Cơ sở thực tiễn củađề tài:Đề tài dựa vào các Báo cáo, tổng kết của nhà trường và các cơ quan liên quan; kết quả điều tra, khảosát của tác giả về thực trạng phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 2013đến nay.* Phương pháp nghiên cứu:Đề tài vận dụng hệ thống phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp hệ thống -cấu trúc, điều tra xã hội học, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của đề tàiKết quả nghiên cứu của luận văn có thể cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay.Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên, cán bộ Đoàn, Hội sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội trong tiến hành công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. 7. Kết cấu của đề tàiLuận văn gồm phần mở đầu, 2 chương, 5tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. CHƢƠNG 1 BẢN CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNPHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN-ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1.1. Quan niệm về ý thức chính trị và ý thức chính trị của sinh viên ở Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –Đại học Quốc gia Hà Nội 1.1.1. Quan niệm về ý thức chính trị Ý thứclà sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần tuý mà là một hiện tượng xã hội bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử -xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội khách quan, “ý thức là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy, chừng nào con người còn tồn tại” [40, tr.43].Triết học Mác -Lênin chỉ rõ, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não con người một cách năng động sáng tạo, ý thức không phải là bản sao giản đơn, thụ động hiện thực. Bởi vì, ý thức là của con người, mà con người là một thực thể xã hội năng động sáng tạo, ý thức phản ánh thế giới khách quan trong quá trình con người tác động cải tạo thế giới. Ý thức có kết cấu phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố quan hệ với nhau như: trithức, tình cảm, niềm tin, ý chí. Trong đó, tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi, là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới, phản ánh thế giới. Tình cảm, niềm tin là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Tri thức biến thành tình cảm mãnh liệt thì tri thức mới đạt đến độ sâu sắc và phải thông qua tình cảm thì tri thức mới chuyển hóa thành hành động thực tế. Ý chí là điểm hội tụ của tri thức và tìnhcảm hướng vào hoạt động của con người; ý chí là mặt năng động của ý thức đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn mới đạt được mục đích đề ra. Chính trị, theo nguyên nghĩa tiếng Hy Lạp “Politica”-“là những công việc liên quan đến nhà nước, là nghệthuật cai trị đất nước, tức là phương pháp nhất định để thực hiện các mục đích của quốc gia theo quan điểm giai cấp” [55, tr.13]. Chính trị là hiện tượng xã hội thuộc một lĩnh vực của đời sống xã hội, xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp và được tổ chức thành nhà nước, nó được biểu hiện thông qua việc giải quyết các vấn đề xã hội gắn với lợi ích giai cấp và vấn đề quyền lực của nhà nước. Vì vậy, mục đích cao nhất của chính trị chính là quyền lực. “Vấn đề chính quyền nhà nước nhất định là vấn đề chủ yếu nhất của mọi cuộc cách mạng... chính đó là vấn đề cơ bản, quyết định tất cả mọi cái trong sự phát triển của cách mạng” [37, tr.268]. Khác với các hình thái ý thức xã hội khác, ý thức chính trị phản ánh trực tiếp cơ sở kinh tế. V.I.Lênin chỉ rõ: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế” [38, tr.349].Chính trị của một giai cấp là do địa vị kinh tế của nó quyết định và chi phối; giai cấp nào thống trị về kinh tế sẽ thống trị xã hội về mặt chính trị. Chính trị phản ánh sâu sắc lợi ích, địa vị kinh tế của giai cấp, đồng thời “Trong thời đại chuyên chính vô sản, chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế.” [38, tr.349]. Đến nay việc nhận thức về “chính trị” còn có nhiều ý kiến khác nhau. Ở luận văn này, tác giả tiếp cận chính trị với nghĩa phổ quát, thông dụng đã được các nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam xác định, đó là: “Toàn bộ những hoạt động liên quan đến các mối quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi là vấn đề giành, giữ, tổ chức điều hành bộ máy chính quyền và tham gia công việc nhà nước; sự biểu hiện tập trung nhất của kinh tế; chính trị là sự tham gia của quần chúng nhân dân vào công việc nhà nước”[59, tr.132].. Ý thức chính trị là một trong những hình thái ý thức xã hội, đồng thời là một trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp. Khi xã hội có sự phân chia giai cấp, có sự đối kháng về những lợi ích kinh tế và chính trị thì lúc này, ý thức chính trị của con người cũng đồng thời xuất hiện. Do vậy, ý thứcchính trị là sự phản ánh các quan hệ kinh tế -xã hội, những lợi ích căn bản, địa vị của các giai cấp và mối quan hệ lẫn nhau giữa các giai cấp đó trong việc quản lý và bảo vệ đất nước. Như V.I.Lênin đã từng khẳng định, ý thức chính trị bao gồm “Những mối quan hệ giữa tất cả các giai cấp, các tầng lớp với nhà nước và chính phủ, lĩnh vực những mối liên hệ giữa tất cả các giai cấp với nhau’’[35, tr.101]. Trong xã hội có giai cấp và nhà nước, ý thức chính trị được biểu hiện thông qua các tư tưởng và tháiđộ của giai cấp đối với các quyền lực trong nhà nước đó. Đồng thời, những tư tưởng thống trị trong một thời đại luôn thuộc về giai cấp thống trị nhà nước của thời đại đó. Giai cấp thống trị không thể thống trị được xã hội nếu như họ không đảm bảo được những lợi ích của họ cũng như lợi ích của toàn xã hội. Nói cách khác, ý thức chính trị của xã hội về thực chất là ý thức của giai cấp thống trị xã hội. C.Mác đã chỉ rõ:“Trong một thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là tinh thần thống trị trong xã hội. Giai cấp nào chi phối tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu tinh thần,... Bởi vậy, những tư tưởng của họ là những tư tưởng thống trị của thời đại”[40, tr. 66].So với các hình thái ý thức xã hội khác như đạo đức, tôn giáo, thẩm mỹ, triết học,... thì ý thức chính trịvà ý thức pháp quyền giữ vai trò chi phối mạnh mẽ nhất đối với tồn tại xã hội. Ý thức chính trị của xã hội không chỉ giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Sự biểu hiện những tư tưởng của giai cấp thống trị mang tính phổ biến có ý nghĩa lớn đối với việc định hướng chính trị, các chuẩn mựcchính trị cũng như giá trị đạo đức, pháp luật trong xã hội mà mọi người phải tuân theo. Như vậy,có thể hiểu ý thức chính trịlà một loại hình thái ý thức xã hội bao gồm hệ thống những quan điểm, lý luận của một giai cấp về địa vị, vai trò lịch sử, nhiệmvụ chính trị, chiến lược, sách lược của giai cấp, đảng phái trong xã hội, về tổ chức hoạt động của nhà nước,quan hệ giữa các nhà nước, các dân tộc và tình trạng tâm lý, tình cảm chính trị phản ánh cụ thể, trực tiếp đời sống hàng ngày, nhất là cơ sở kinh tế trong một giai đoạn nhất định của lịch sử xã hội.Dựa vào các tiêu chí, các lớp cấu trúc khác nhau, có thể phân loại ý thức chính trị theo các “lát cắt” khác nhau. Căn cứ vào chủ thể mang ý thức chính trị, có thể “chia” ý thức chính trị thành ý thức chính trị cộng đồng và ý thức chính trị cá nhân. Ý thức chính trị cộng đồng là ý thức chính trị nảy sinh từ nhu cầu, lợi ích chính trị của cả cộng đồng xã hội hoặc của nhóm xã hội, một giai cấp, một tầng lớp nào đó trong cộng đồng. Đó là những quan điểm, tư tưởng, thái độ chung về nhu cầu, lợi ích chính trị, động lực thúc đẩy các hoạt động chính trị của cộng đồng. Ý thức chính trị cá nhân là nhận thức, thái độ, ý chí và niềm tin của từng cá nhân về những vấn đề hiện thực của đời sống chính trị. Ý thức chính trị cá nhân rất đa dạng, phong phú. Một vấn đề hiện thực của đời sống chính trị có thể được nhìn nhận dưới những lăng kính khác nhau, có thái độ khác nhau và từ đó có thể có những hành động khác nhau giữa các cá nhân. Ý thức chính trị cộng đồng và ý thức chính trị cá nhân có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Ý thức chính trị cộng đồng cũng là ý thức chính trị của một xã hội, một nhóm người, một giai cấp. Vì vậy nó chỉ tồn tại, phát triển thông qua ý thức chính trị của mỗi cá nhân. Ngược lại, mỗi cá nhânlà một thực thể tạo thành cộng đồng xã hội, được hình thành và phát triển trong quan hệ xã hội, mỗi cá nhân đều là một thành viên của một giai cấp cụ thể nên ý thức chính trị của cá nhân đều mang nội dung, dấu ấn của ý thức chính trị cộng đồng và bị chi phối bởi ý thức chính trị cộng đồng. Nhìn nhận dưới góc độ phản ánh, ý thức chính trị được phân thành hai cấp độ khác nhau: cấp độ thấp và cấp độ cao. Cấp độ thấp của ý thức chính trị là tâm lý chính trị. Tâm lý chính trị hay còn gọi là ý thức chính trị thông thường được biểu hiện thông qua tâm lý, tình cảm, cảm xúc của con người về những quyền lợi, địa vị của giai cấp, về lợi ích kinh tế cơ bản của giai cấp,... Vì được hình thành một cách tự phát trong xã hội, phản ánh đời sống sinh hoạt thường ngày trong xãhội nên tâm lý chính trị thường xuyên biến động, thay đổi sao cho phù hợp với tồn tại xã hội. Nhưng xét đến cùng, tâm lý chính trị vẫn mang tính giai cấp và bị chi phối bởi địa vị chính trị cơ bản của giai cấp mà nó phản ánh. Cấp độ cao của ý thức chính trị là hệ tư tưởng chính trị. Hệ tư tưởng chính trị không hình thành một cách tự phát mà nó hình thành một cách tự giác thông qua quá trình đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội và chính do nhu cầu cải tạo xã hội. Hệ tư tưởng chính trịlà hệ thống những quan điểm, tư tưởng chính trị của một giai cấp nhất định, phản ánh trực tiếp, tập trung lợi ích của giai cấp đó, được diễn tả một cách có hệ thống thành các học thuyết chính trị xã hội. Hệ tư tưởng chính trị thường gắn với các tổ chức chính trị, được các nhà lý luận, tư tưởng tiên tiến xây dựng và truyền bá rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Hệ tư tưởng chính trị gắn liền với một giai cấp nhất định, chính vì vậy, giai cấp nào đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ thì hệ tư tưởng của nó sẽ có tác động tíchcực đến sự phát triển của xã hội. Ngược lại, giai cấp nào đại diện cho phương thức sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu thì hệ tư tưởng của giai cấp đó cũng có tác động tiêu cực,thậm chíkìm hãm sự phát triển của xã hội.Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hìnhthái ý thức xã hội, ý thức chính trị có vai trò rấtquan trọng. Ý thức chính trị của giai cấp cách mạng có tính định hướng sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức xã hội khác. Đối với cơsở kinh tế, thông qua tổ chức nhà nước, ý thức chính trị tác động to lớn, và trong những giới hạn nhất định nó có thể làm thay đổi cả cơ sở kinh tế. Ngoài ra, ý thức chính trị còn có quan hệ biện chứng, tác động qua lại đối với các hình thái ý thức xã hội khác như: ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức,ý thức tôn giáo, ý thức khoa học nghệ thuật, ... Ý thức chính trị thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội trên và có khả năng định hướng chính trị đối với các hình thái ý thức xã hội đó. Rõ ràng, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị xã hội có vaitrò to lớn đối với toàn bộ đời sống xã hội. Mọi lĩnh vực, mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi thành viên trong xã hội đều chịu sự tác động, chi phối của hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị xã hội. Đối với từng thành viên trong xã hội, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị chi phối đến sự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của họ thông qua sự định hướng về mô hình nhân cách và xác lập các hệ giá trị để giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng con người. 1.1.2. Quan niệm về ý thức chính trị của sinh viên ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một trường thành viên trực thuộc Đại học Quốc giaHà Nội. Tổ chức tiền thân của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là trường Đại học Văn khoa Hà Nội. Đại học Văn Khoa Hà Nội được thành lập theo sắc lệnh 45 của chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 10 năm 1945, tiếp đến là trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (05/06/1956). Đến năm 1993, Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức được thành lậpvới sứ mệnh: xây dựng một trường Đại học trọng điểm Quốcgia. Năm 1995, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ra đời trên trên cơ sở các ngành khoahọcxã hộivà nhân văncủa trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong suốt 70 năm truyền thống, 20 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn luôn là một trung tâm đào tào và nghiên cứu khoa học xã hội lớn nhất cả nước. Với phương châm “giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo là yêu cầu,danh dự và trách nhiệm của tập thể cac nhà giáo, nhà khoa học của trường”, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội luôn xác định nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao công tác nghiên cứu khoa học phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu, quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng. Với bề dày 70 năm truyền thống và 20 năm thành lập, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội đã vinh dự được Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng nhất (1981), Huân chương Độc lập hạng nhất (2001), Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2005), Huân chương Hồ Chí Minh (2010); Huân chương Độc lập hạng nhất lần thứ hai (Tháng 10/2015).Sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngoài đặc điểm chung của sinh viên cả nước, họ còn có những nét đặc thù, biểu hiện như:Về tâm -sinh lý, lứa tuổi: Sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănlà những người trong độ tuổi thanh niên, đa phần có tuổi đời từ 18 đến 25,... đãtốt nghiệp trung học phổ thông vàtrúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học hàng năm.Sau khi trúng tuyển, họ được vào học các ngành thuộc khối các ngành khoa học xã hội và nhân văn.Họ là những nam thanh nữ tú đang phát triển về cả thể lực và trí lực, có nhiều ước mơ và hoài bão lớn, luôn luôn khao khát sống và cống hiến hết mình, năng động và sáng tạo. Nhưng cũng ở lứa tuổi này, kinh nghiệm thực tiễn và vốn sống còn ít nên khi gặp khó khăn dễ tỏ ra bi quan, chán nản, trạng thái tâm lý dễ bị tổn thương, thậm chí còn có những suy nghĩ tiêu cực. Đồng thời, những phẩm chất xã hội như: ý thức chính trị, đạo đức, niềm tin và lý tưởng đang ở bước đầu phát triển chứ chưa thực sự vững chắc và chín muồi, nên họ cũng là đối tượng dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, kích động hoặc sa ngã vào các tệ nạn xã hội.Về mặt xã hội: sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănđến từ nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước: miền Bắc, miền Trung và miền Nam, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo,...Đây có thể được coi là một môi trường đa văn hóa, qua đósinh viên có thể giao lưu và học hỏi, tích hợp và lan tỏa các giá trị văn hóa từ những vùng văn hóa khác nhau.Song, nếu không có sự định hướng họ cũng dễ bị lệch lạc.Mặt khác, môi trường giáo dục ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có tính đặc thù riêng; trong đó, nội dung, chương trình đào tạo mang đặc trưng của các ngành khoa học xã hội. Đó là những điều kiện rất thuận lợi cho sinh viên thể hiện,phát triểnkhông chỉ tài năng, sự sáng tạo, mà cả phẩm chấtchính trị vànhân cách của mình. Ngoài ra, sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănđều được học tập, sinh sống tại các quận, huyện nội thành tấp nập, sầm uất của Thủ đô Hà Nội -trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học,... của cả nước. Do vậy, họ được thụ hưởng kết quả của quá trình phát triểnkinh tế -xã hộicủa đất nước và Thủ đô; họ được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin mới thông qua các hệ thống truyền thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế.Nhưng chính môi trường xã hội đóvới tác động củamặt trái nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng tiêu cực của quá trình mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế, cùng với đó, đây lại là nơi tập trung sự chống phá của các thế lực thù địch bằng chiến lược“diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam,... Vì thế, ở những khía cạnh nhất định vấn đề này đã, đang có ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng, ý thức chính trị, tâm -sinh lývà lối sống của một bộphận không nhỏ sinh viên trên địa bàn nói chung và sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănnói riêng. Mặt bằng đầu vào của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văntương đối cao, thuộc vào tốp đầu trong số các trường đại học trêncả nước. Hơn nữa, ngay từ khi còn nhỏ họ đã được gia đình giáo dục về tình cảm đối với gia đình, quê hương và đất nước. Khi lớn lên, họ được nhà trường và xã hội giáo dục bồi dưỡng các kiến thức về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, về tư tưởng HồChí Minh,... Đó chính là nền tảng thuận lợi để phát triển ý thức chính trị của họ trong quá trình học tập và công tác sau này. Từ quan niệm về ý thức chính trị và đặc điểm của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bước đầu có thể quan niệm: Ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội là tổng hòa các yếu tố về nhận thức chính trị, tình cảm, niềm tinvà ý chí quyết tâm chính trị,phản ánh trình độ giác ngộ, thái độ, trách nhiệm chínhtrị của họ trước Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước và nhân dân cùngcác vấn đề chính trị -xã hội đang diễn ra, được hình thành, phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường.Như vậy, nội dung ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bao gồm:Nhận thức chính trị của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thể hiện ở trình độ nhận thức về mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiệm vụ chính trị của đất nước; hiểu biết và tự giác thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nhận thức đầy đủ về đặc điểm, tình hình và xu hướng phát triển của thời đại ngày nay, về những thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức của cách mạng nước ta; hiểu biết lịch sử, truyền thống, bản sắc, giá trị văn hóa dân tộc; nhận thức được trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, về quyền lợi và nghĩa vụ chính trị của mình; hiểu biết về tình hình chính trị trong nước, quốc tế và nhận thức được những âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang chống phá cách mạng Việt Nam nói chungvà chống phá thế hệ thanh niên, sinh viên nói riêng, v.v.. Đây là những nội dung cơ bản nhất trong ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội. Nếu không hiểu và được giác ngộ một cách đúng đắn, sinh viên sẽ dễ bị các đối tượng xấu, các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo chống phá Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, nhận thức chính trị còn được biểu hiện thông qua khả năng vận dụng các kiến thức về chính trị vào việc giải quyết các vấn đề chính trị xã hội. Nhận thức chính trị bao gồm hai cấp độ: nhận thức chính trị mang tính thực tiễn và nhận thức chính trị mang tính lý luận. Nhận thức chính trị mang tính thực tiễn là những tri thức chính trị thông thường phản ánh trực tiếp những vấn đề chính trị xã hộidiễn ra hàng ngày. Qua quá trình học tập và sinh hoạt hàng ngày, sinh viên chứng kiến những vấn đề chính trị -xã hội từ đó hình thành nên những tri thức chính trị mang tính kinh nghiệm thực tiễn thông thường. Ở cấp độ cao hơn, nhận thức chính trị mang tính lý luận là sự phản ánh những vấn đề chính trị -xã hội đạt tới trình độ lý luận khoa học. Những tri thức chính trị mà sinh viên đạt được qua quá trình nhận thức chính trị là quá trình biện chứng từ thấp đến cao, từ chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn. Hai cấp độ củanhận thức chính trị không có ranh giới nhất định mà giữa chúng có sự tác động, tương tác qua lại, bổ sung cho nhau. Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên sẽ được học các môn học liên quan đến nhận thức chính trị của chính mình như: triết học Mác Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, Nhà nước và Pháp luật,... nhằm bổ sung các kiến thức về mặt lý luận. Nhưng nếu chỉ biết về mặt lý luận mà không áp dụng được vào thực tế thì những kiến thức đó chỉ mang tính lý luận suông. Nó chỉ thực sự bền vững khi sinh viên biết vận dụng những kiến thức, hiểu biết đó vào hoạt động thực tiễn, giải quyết các vấn đề chính trị -xã hội có liên quan đến bản thân mình.Tình cảm, niềm tin chính trịcủa sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trước hết được biểu hiện ở tình cảm chính trị đúng đắn. Tình cảm ấy phải được thể hiện một cách sâu sắc qua lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự hào, niềm tự tôn dân tộc, trân trọng những truyền thống vẻ vang mà cha ông ta để lại; là yêu Đảng, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa; lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Đảng, với Tổ quốc, nhân dân; căm thù kẻ xâm lược, chống phá và làm tổn hại đến lợi ích dân tộc, lợi ích đất nước và cuộc sống nhân dân; đoàn kết, yêu thương nhân dân, yêu thương con người; có tinh thần nhân đạo sâu sắc; dũng cảmđấu tranh với cái xấu, cái sai, cái ác để bảo vệ cái đúng, lẽ phải và bảo vệ chân lý; có tình cảm quốc tế trong sáng trong thế giới hội nhập. Tình cảm chính trị do tri thức chính trị chi phối, quyđịnh, song nó tác động mạnh mẽ trở lại,thúc đẩysự vận động, biến đổi của tri thức chính trị và hành vi chính trị. Khi đã hình thành tình cảm chính trị sâu sắc sẽ thôi thúc mạnh mẽ mỗi người nói chung, mỗi sinh viên nói riêng học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong những lĩnh vực mà họ tham gia.Cùng với tình cảm chính trị đúng đắn làniềm tin khoa học. Đó là tin tưởng tuyệt đối vàosự lãnh đạo của Đảng, vào khả năng điều hành và quản lý của Nhà nước; tin tưởng vào sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở nước ta cũng như trên phạm vi toàn thế giới; tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, của dân tộc và thời đại; tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Đồng thời, mỗi sinh viên phải tin tưởng vào khả năng, vào sức lực và trí tuệ của bản thân để vững vàng tiến thân vào con đường khoa học, sẵn sàng hội nhập.Niềm tin chính trị được hình thành và phát triển trên cơ sở không ngừng củng cố những tri thức chính trị, bồi dưỡng tình cảm chính trị trong quá trình học tập, công tác và rèn luyện. Khi đã có niềm tin chính trị sâu sắc, ngườicán bộ nói chung và sinh viên trườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng sẽ có sức đề kháng cao hơn, khả năng tự miễn dịch mạnh hơn, khó tự diễn biến hơn trước mọi âm mưu chống phá nham hiểm của kẻthù. Ý chí quyết tâm chính trịcủa sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là ý thức tự giác và quyết tâm cao, là suy nghĩ và hành động theo một khuynh hướng nào đó trước một sự kiện chính trị, vấn đề chính trị xảy ra trong xã hội, trong nhàtrường hoặc vấn đề chính trị liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của Tổ quốc, giai cấp, chế độ và bản thân. Ý chí quyết tâm chính trị được biểu hiện rõ nét ở thái độ, trách nhiệm, cố gắng và kiênquyết vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày; không ngại gian khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ của người thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, ý chí chính trị còn được thể hiện thông qua sự kiên định trong lập trường và tư tưởng của bản thân sinh viên, luôn vững vàng, không hoang mang dao động trước những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, cũng như trước sự chống phá quyết liệt của kẻ thù. Điều này giúp cho sinh viên tránh được sự lợi dụng, lôi kéo, kích động của các đối tượng xấu, phản động.Các yếutố cấu thành ý thức chính trị của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có mối quan hệ biện chứng với nhau,nhưng vị trí, vai trò của chúng không ngang bằng nhau; trong đó, nhận thức chính trị có vai trò nền tảng, quyết định đến sự hình thành và phát triển ý thức chính trị của họ. Tình cảm, niềm tin chính trị do nhận thức chính trị chi phối, quyết định, đồng thời tác động trở lại đối với nhận thức chính trị. Điều này được thể hiện ở chỗ: khi tình cảm chính trịđược hình thành một cách sâu sắc sẽ thôi thúc mạnh mẽ các bạn sinh viên học tập, nghiên cứu và sáng tạo trong lĩnh vực mà họ tham gia và yêu thích. Mặt khác, tình cảm chính trị còn góp phần củng cố ý chí quyết tâm chính trị ngày càng bền vững hơn, mạnh mẽhơn. 1.2. Quan niệm và vai trò của phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội 1.2.1. Quan niệm về phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà NộiÝ thức chính trị của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội không tự nhiên mà có, nó là sản phẩm của quá trình tác động qua lại giữa chủ thể trực tiếp là sinh viên với các chủ thể khác theonhững cơ chế, quy luật nhất định. Trong quá trình tương tác đó, ý thức chính trị của sinh viên dần dần hình thành và phát triển, nhất là các thành tố như nhận thức chính trị, tình cảm, niềm tin chính trị; ý chí quyết tâm phấn đấu học tập tốt, cố gắng vượtqua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Tuy nhiên, phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nộilà một dạng đặc thù của quá trình phát triển nhận thức và tư tưởng của con người -xã hội. Đó là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn ý thức chính trị của họ thông qua sự hình thành, phát triển của các yếu tố, các bộ phận cấu thành của nó. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nộivừa tuân theo quy luật nhận thức, vừa chịu sự chi phối của quy luật đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng -lý luận. Phát triển ý thức chính trị của đối tượng này là một quá trình mang đặc điểm của nhận thức chính trị, nó khác với quá trình nhận thức một số lĩnh vực khoa học cụ thể khác là không phải chỉ có tiếp thu, lĩnh hội tri thức mà còn là một quá trình đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức hệ để loại bỏ những tư tưởng lỗi thời, lạc hậu, phản động không còn phù hợp với ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa.Phát triển ý thức chính trị xã hội của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nộilà quá trình tuân theo những quy luật khách quan; biểu hiện tập trung ở trình độ của các chủ thể trong việc nắm bắt, vận dụng các quy luật khách quan ấy nhằm huy động tốt nhất những điều kiện, khả năng có thể để thúc đẩy sự phát triển ý thức chính trịcủa sinh viên. Đây là quá trình kế thừa biện chứng những yếu tố tiến bộ, tích cực đã được thực tiễn kiểm nghiệm; là quá trình tác động một cách tự giác, có mục đích của các chủ thể nhằm đạt tới sự thường xuyên tích luỹ về lượng tạo ra sự chuyển hoá về chấtý thức chính trịở mỗi chủ thể nhất định,đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định.Nói cách khác, đây là quá trình đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong nhận thức, tư tưởng,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan