Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển vốn từ cho học sinh thông qua các bài học luyện từ và câu của sách gi...

Tài liệu Phát triển vốn từ cho học sinh thông qua các bài học luyện từ và câu của sách giáo khoa tiếng việt 3

.PDF
60
332
67

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ------------------- NGUYỄN THỊ LINH PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC BÀI HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CỦA SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt HÀ NỘI – 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, các thầy cô khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Th.s Phan Thị Thạch, ngƣời đã hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Bƣớc đầu nghiên cứu khoa học, hơn nữa thời gian nghiên cứu còn hạn chế, cho nên tôi khó tránh khỏi có những thiếu sót.Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo, của các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Linh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của mình.Những số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực.Đề tài chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Linh KÍ HIỆU VIẾT TẮT SGK : sách giáo khoa NXB : nhà xuất bản HS: học sinh VB: văn bản GDTH : Giáo dục Tiểu học MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài:........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu: .................................................................................. 4 4. Mục đích nghiên cứu:.................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................... 5 6. Phạm vi nghiên cứu:...................................................................................... 5 7. Phƣơng pháp nghiên cứu:.............................................................................. 5 8. Cấu trúc đề tài: .............................................................................................. 6 NỘI DUNG ....................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................ 7 1.1. Cơ sở ngôn ngữ học ................................................................................... 7 1.1.1.1. Khái niệm: ............................................................................................ 7 1.1.1.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt................................................................... 7 1.1.1.3. Sự phân loại từ theo đặc điểm cấu tạo ................................................ 8 1.1.1.4. Sự phân loại từ theo đặc điểm ý nghĩa .............................................. 11 1.1.2. Vốn từ. ................................................................................................... 15 1.1.2.1. Khái niệm ........................................................................................... 15 1.1.2.2. Phát triển vốn từ cho HS tiểu học là một nội dung quan trọng trong dạy học tiếng Việt. .......................................................................................... 16 1.1.2.3. Nhiệm vụ của việc phát triển vốn từ cho HS tiểu học ....................... 17 1.2. Cơ sở tâm lí học ....................................................................................... 17 1.2.1. Khả năng tri giác của HS tiểu học......................................................... 18 1.2.2. Năng lực tƣ duy của HS tiểu học .......................................................... 18 1.2.3. Tình cảm, cảm xúc của HS Tiểu học .................................................... 19 1.2.4. Đặc điểm trí nhớ của HS tiểu học ......................................................... 19 1.2.5. Đặc điểm tƣởng tƣợng của HS tiểu học ................................................ 20 1.3. Cơ sở giáo dục học ................................................................................... 20 1.3.1. Mục tiêu dạy học Tiếng Việt cho HSTH. ............................................. 20 1.3.2. Những nguyên tắc dạy học tiếng Việt cho HS tiểu học ........................ 22 1.3.2.1. Khái niệm nguyên tắc dạy học Tiếng Việt: ....................................... 22 1.3.2.2. Các nguyên tắc dạy Tiếng Việt ở tiểu học ......................................... 22 1.4 Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................... 24 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG, BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN TỪ THUỘC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU CỦA SGK TIẾNG VIỆT 3. ............................ 25 2.1. Kết quả thống kê phân loại bài tập luyện từ thuộc phân môn Luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt 3............................................................................ 25 2.1.1. Vị trí, vai trò của phân môn Luyện từ và câu trong dạy học tiếng Việt cho học sinh lớp 3 tiểu học.............................................................................. 25 2.1.2. Kết quả thống kê các bài tập luyện từ thuộc phân môn Luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt 3. ................................................................................. 26 2.1.2.1. Căn cứ vào chức năng của bài tập, chúng tôi phân chia bài tập luyện từ thành 13 loại bài tập nhƣ sau: ..................................................................... 26 2.1.2.2. Căn cứ vào mục đích yêu cầu, tính chất của bài tập, 13 2.2. Nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho học sinh thông qua các bài tập luyện từ thuộc phân môn Luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt 3. ............. 27 2.2.1. Bài tập nhận diện các từ chỉ sự vật trong khổ thơ, đoạn văn cho trƣớc. ......................................................................................................................... 28 2.2.2. Bài tập nhận diện những sự vật đƣợc so sánh trong câu thơ, câu văn cho trƣớc. ............................................................................................................... 29 2.2.3. Bài tập nhận diện những sự vật đƣợc nhân hóa trong câu thơ, câu văn cho trƣớc.......................................................................................................... 30 2.2.4. Bài tập nhận diện các từ chỉ đặc điểm, hoạt động, trạng thái. .............. 32 2.2.5. Bài tập tìm từ ngữ theo chủ đề cho trƣớc.............................................. 33 2.2.6. Bài tập tìm từ cùng nghĩa với từ cho trƣớc. .......................................... 35 2.2.7. Bài tập tìm từ dựa vào từ gốc cho trƣớc. .............................................. 36 2.2.8. Bài tập giải ô chữ. ................................................................................. 38 2.2.9. Bài tập nối từ với nghĩa tƣơng ứng. ...................................................... 41 2.2.10. Bài tập xếp từ và nghĩa tƣơng ứng vào bảng. ..................................... 42 2.2.11. Bài tập xếp từ vào nhóm thích hợp. .................................................... 44 2.2.12. Bài tập thay thế từ ngữ. ....................................................................... 45 2.2.13. Bài tập điền từ vào chỗ trống. ............................................................. 47 2.3. Tiểu kết chƣơng 2..................................................................................... 49 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 52 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trong các loại đơn vị ngôn ngữ, từ là đơn vị cơ bản, đơn vị trung tâm. Đơn vị này đƣợc các nhà ngôn ngữ học xem nhƣ là một loại đặc biệt mà thiếu nó không thể nghiên cứu đƣợc các đơn vị ngôn ngữ nhỏ hơn nhƣ âm vị, âm tiết… và những đơn vị lớn hơn nhƣ cụm từ, câu… Chẳng vậy mà Nguyễn Kim Thản đã nhận định: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách khỏi những đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa”. (Nghiên cứu về ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Khoa học Hà Nội, 1997). Sống trong xã hội, con ngƣời luôn có nhu cầu giao tiếp với nhau để trao đổi thông tin hay truyền đạt tƣ tƣởng, tình cảm. Bởi vậy mà Lê – nin đã từng nói: “Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài ngƣời”. Muốn giao tiếp thành công thì một điều không thể thiếu đó là phải có vốn từ phong phú kết hợp với kĩ năng vận dụng từ phải linh hoạt, thành thạo. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của ngôn ngữ dân tộc đối với giao tiếp, tƣ duy của con ngƣời nói chung, của thế hệ mầm non đất nƣớc nói riêng, chƣơng trình Tiểu học xác định Tiếng Việt là một trong những môn học cơ bản với những mục tiêu cụ thể. Môn Tiếng Việt đƣợc chia làm nhiều phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu,Kể chuyện,Tập làm văn. Trong đó phân môn Luyện từ và câu là một trong những môn học cơ bản và ý nghĩa đối với việc hình thành và phát triển cho HS năng lực sử dụng từ và câu trong giao tiếp và học tập. Ở lớp 3, hình thành năng lực từ ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy từ ngữ.Muốn thực hiện mục tiêu này trƣớc hết phải phát triển, mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 3. Trong phân môn Luyện từ và câu, nội dung rèn luyện về từ chủ yếu thông qua các bài tập về từ, nhƣng thực 1 tế các bài tập này còn khá đơn giản, mở rộng và phát triển vốn từ còn ít, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu rèn luyện của GV và HS. Thực tế này đòi hỏi phải có biện pháp phát triển vốn từ cho học sinh. Nhận thức rõ ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của việc dạy tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Phát triển vốn từ cho học sinh thông qua các bài học Luyện từ và câu của SGK Tiếng Việt 3” với mong muốn sẽ giúp ích cho học sinh làm phong phú vốn từ của mình để nâng cao năng lực giao tiếp và tƣ duy. 2. Lịch sử vấn đề: 2.1. Từ tiếng Việt từ góc nhìn của các nhà từ vựng học. Từ trƣớc tới nay, việc tìm hiểu về từ vựng tiếng Việt đã đƣợc nhiều ngƣời tìm tòi, nghiên cứu.Có thể dẫn ra một số công trình tiêu biểu: - Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, NXB GD, 2002. Cuốn sách này gồm 4 phần.Phần một là dẫn luận, trình bày khái quát về lịch sử từ vựng tiếng Việt. Phần 2 trình bày về vấn đề nhận diện và phân loại các đơn vị từ vựng tiếng Việt. Phần 3 trình bày về cơ cấu ngữ nghĩa của từ vựng tiếng Việt, gồm hiện tƣợng đa nghĩa, hiện tƣợng đồng âm, hiện tƣợng đồng nghĩa, hiện tƣợng trái nghĩa và hiện tƣợng từ tƣơng tự.Ở phần 4, tác giả bàn về sự hình thành, tồn tại và phát triển của từ vựng tiếng Việt. - Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. Trong cuốn sách này, tác giả Đỗ Hữu Châu đã đề cập đến nhiều vấn đề xoay quanh từ tiếng Việt nhƣ: đặc điểm âm tiết, âm vị, chữ viết, chính âmchính tả tiếng Việt; khái niệm, đặc điểm, cấu tạo, phân loại từ tiếng Việt và ngữ cố định; phân biệt ý, nghĩa và các thành phần của từ; hiện tƣợng đồng 2 âm, hiện tƣợng nhiều nghĩa, trƣờng nghĩa, các quan hệ trong trƣờng nghĩa, các lớp từ trong tiếng Việt. Nhìn chung, đây là những tài liệu tham khảo đáng tin cậy về từ vựng tiếng Việt và chúng rất đáng quí đối với ngƣời nghiên cứu phát triển vốn từ. 2.2. Việc dạy học về phát triển vốn từ cho HSTH từ góc nhìn của các nhà khoa học sư phạm. Nghiên cứu về vốn từ cho học sinh tiểu học không thể không nhắc tới tiến sĩ Lê Phƣơng Nga với những công trình nghiên cứu tâm huyết của mình về từ vựng Tiếng Việt. Có thể kể đến một số công trình nhƣ: -Vài suy nghĩ về việc dạy từ ngữ ở lớp 2 CCGD, tập san cấp I số 2/1990 -Tìm hiểu vốn từ của học sinh tiểu học, Tạp chí NCGD, số 8/1994. -Bồi dƣỡng kiến thức, kĩ năng từ ngữ cho học sinh tiểu học: các dạng bài tập và những điều cần lƣu ý, Tạp chí GDTH, số 1/1998. 2.3. Việc tìm hiểu về từ, về việc phát triển vốn từ cho HSTH của sinh viên khoa GDTH Bên cạnh những công trình nghiên cứu của một số tác giả mà chúng tôi đã kể tên còn có một số đề tài khoa học của các sinh viên khóa trƣớc có tìm hiểu về vấn đề này nhƣ: -Mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh tiểu học dựa trên các kiểu cấu tạo và trường nghĩa của từ,Lƣu Thị Thu Hằng, 2011, khoa Giáo dục tiểu học. -Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3, Lƣơng Thị Lan Hƣơng,2011, khoa Giáo dục tiểu học. 3 -Tìm hiểu sự mở rộng và hiểu biết vốn từ ngữ miêu tả cho HSTH thông qua các dạng bài văn miêu tả lớp 4, lớp 5,Phan Kim Dung ,2012, khoa Giáo dục tiểu học. Đối tƣợng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu về từ của các sinh viên này đƣợc thể hiện rất rõ trong tên đề tài khóa luận mà họ đã lựa chọn. Trong những công trình nghiên cứu trên,chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về từ vựng và phát triển vốn từ không phải là nội dung mới, vì nó đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm, xem xét và tìm hiểu. Tuy nhiên, cũng từ các nguồn tƣ liệu đã thống kê, chúng tôi có thể khẳng định chƣa có một tài liệu nào trùng với tên đề tài khóa luận mà chúng tôi đã lựa chọn: “Phát triển vốn từ cho học sinh thông qua các bài học Luyện từ và câu của SGK Tiếng Việt 3”. 3. Đối tƣợng nghiên cứu: Trong khóa luận này, chúng tôi bƣớc đầu tìm hiểu nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho học sinh thông qua các bài học Luyện từ và câu của SGK Tiếng Việt 3. 4. Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài khóa luận này, chúng tôi nhằm: 4.1. Củng cố hiểu biết cho bản thân về từ trong Tiếng việt. 4.2. Giúp bản thân hiểu về nội dung, ý nghĩa của việc dạy học luyện từ trong phân môn Luyện từ và câu của SGK Tiếng việt 3, từ đó có định hƣớng lựa chọn phƣơng pháp, biện pháp dạy học Tiếng việt thích hợp khi đứng trên bục giảng. 4.3. Cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên khoa GDTH và những ai quan tâm đến nội dung phát triển vốn từ cho HSTH. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1. Xác định cơ sở lí luận cho đề tài khóa luận. 5.2. Khảo sát, thống kê, phân loại nội dung dạy học về luyện từ trong SGK Tiếng việt 3. 5.3. Xác định nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho HS lớp 3 dựa vào những nội dung dạy học. 6. Phạm vi nghiên cứu: 6.1. Giới hạn nội dung Đề tài này tập trung tìm hiểu các nội dung dạy học về từ thuộc phân môn Luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt 3 để giúp học sinh phát triển vốn từ. 6.2. Giới hạn phạm vi khảo sát, thống kê Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thống kê115 bài tập Luyện từ và câu. Hệ thống bài tập này đƣợc chia làm 2 nhóm:  Bài tập luyện từ: có 65/115 bài, chiếm 56,52%  Bài tập luyện câu: có 50/115 bài, chiếm 43,48% Các bài tập này đƣợc sắp xếp theo chủ điểm, phù hợp với sự tích lũy từ và khả năng nhận thức của học sinh. Do thời gian có hạn, nên khóa luận của chúng tôi tập trung nghiên cứu về các bài tập luyện từ trong SGK Tiếng Việt 3 tập một và tập hai do NXB Giáo dục xuất bản năm 2002. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để xử lí đề tài khóa luận, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp sau: 7.1. Phƣơng pháp thống kê – phân loại Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng để thống kê các bài tập luyện từ thuộc phân môn Luyện từ và câu của SGK tiếng Việt 3, từ đó phân loại các bài tập thành các nhóm nhỏ phù hợp. 5 7.2. Phƣơng pháp phân tích Trong khóa luận chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để phân tích các ngữ liệu đã thống kê nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu. 7.3. Phƣơng pháp tổng hợp Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng để tổng hợp những lí luận từ các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài, khái quát kết quả nghiên cứu nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết. 7.4. Ngoài những phƣơng pháp trên, chúng tôi còn kết hợp các phƣơng pháp khác nhƣ miêu tả, so sánh… 8. Cấu trúc đề tài: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của khóa luận gồm 2 chƣơng. Chƣơng 1: Cơ sở lí luận Chƣơng 2: Nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho học sinh thông qua các bài tập trong phân môn Luyện từ và câu của SGK Tiếng Việt 3. 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Cơ sở ngôn ngữ học 1.1.1.Những hiểu biết về từ tiếng Việt 1.1.1.1. Khái niệm: Có rất nhiều khái niệm khác nhau về từ tiếng Việt. Theo Đỗ Hữu Châu, định nghĩa về từ đƣợc hiểu một cách đơn giản nhƣ sau: ” Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” (Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr16) 1.1.1.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt a, Đặc điểm ngữ âm Trong tiế ng Viêt,̣ có một loại đơn vị đặc biệt gọi là "tiế ng" (âm tiết). Từ có thể do một, hoặc một số âm tiết (tiếng) tạo thành. Hình thức ngữ âm của từ về cơ bản là ổn định, bất biến. Đặc điểm này của từ giúp ta nhận diện từ một cách dễ dàng và nó góp phần tạo cho từ tiếng Việt có tính độc lập tƣơng đối trong câu và trong văn bản. b, Đặc điểm ngữ pháp Đặc điểm ngữ pháp của từ thể hiện trƣớc hết ở khả năng kết hợp các từ trong cụm từ, trong câu. Các từ khác nhau có thể có những đặc điểm ngữ pháp khác nhau, song tính chất chung nhất về đặc điểm ngữ pháp của từ là tính đồng loại. Nhờ tính đồng loại của các đặc điểm ngữ pháp mà từ vựng của một ngôn ngữ mới chia 7 ra đƣợc thành các từ loại nhƣ danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, quan hệ từ, phụ từ, thán từ, tình thái từ. Nhờ có đặc điểm ngữ pháp mà từ có thể đảm đƣơng những chức năng cụ thể trong cụm từ hoặc trong câu (làm thành tố chính hoặc thành tố phụ trong cụm từ, làm thành phần chính hoặc thành phần phụ trong câu). c, Đặc điểm về tính chất và chức năng - Về tính chất, từ là đơn vị có tính hiển nhiên, sẵn có, là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ. - Về chức năng, từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu. 1.1.1.3. Sự phân loại từ theo đặc điểm cấu tạo Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo có thể chia từ tiếng Việt thành 2 loại: Từ đơn và từ phức. a,Từ đơn Từ đơn trong tiếng Việt là từ chỉ gồm một bộ phận không chia nhỏ đƣợc, thƣờng đƣợc gọi bằng thuật ngữ ngữ âm là âm tiết. Nói khác đi, từ đơn là từ thƣờng chỉ có một thành tố, mỗi thành tố là một hình vị.( Từ tố - thuật ngữ Nguyễn Văn Tu) Căn cứ vào số lƣợng âm tiết tham gia cấu tạo từ chúng ta có thể chia từ đơn thành: * Từ đơn đơn âm tiết:Đó là những từ đƣợc cấu tạo bằng một hình vị. Do trong tiếng Việt mỗi âm tiết trùng với một hình vị, cho nên có thể định nghĩa từ đơn đơn âm tiết là những từ đƣợc cấu tạo bằng một âm tiết (một tiếng). Ví dụ: cây, hoa, chén, vàng, đen... * Từ đơn đa âm tiết:Đó là những từ đƣợc cấu tạo từ hai âm tiết trở lên. Các âm tiết đƣợc kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên. 8 Ví dụ 1: bồ kết, chuồn chuồn, châu chấu… Ví dụ 2: cà phê, ra-di-ô, ra đa, tivi, in-ter-net... b, Từ phức Từ phức là những từ đƣợc cấu tạo từ hai âm tiết (tƣơng đƣơng với hai hình vị) trở lêntheo một phƣơng thức cấu tạo nhất định (láy hoặc ghép). Các âm tiết đƣợc tổ chức theo một phƣơng thức cấu tạo để tạo ra một kiểu từ có tính hệ thống. Chẳng hạn: đất nƣớc, con tàu, bàn tay , tàu hỏa , nhanh nhảu, lanh lợi… Căn cứ vào phƣơng thức cấu tạo, từ phức đƣợc chia làm hai loại: từ láy và từ ghép. b1, Từ láy Từ láy là những từ đƣợc cấu tạo theo phƣơng thức láy, đó là phƣơng thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa. (Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999, tr40) Ví dụ: nhanh nhẹn, lém lỉnh, xinh xắn… Dựa vào số lƣợng âm tiết đƣợc lặp lại trong cấu tạo từ, ngƣời ta phân chia từ láy thành từ láy đôi, từ láy ba, từ láy tƣ. VD1: xinh xinh, đo đỏ, trăng trắng,… VD2: sạch sành sanh, tẹo tèo teo, sát sàn sạt,… VD3: ngớ nga ngớ ngẩn, tập tà tập tễnh, hớt hơ hớt hải,… Dựa vào hình thức ngữ âm của âm tiết cơ sở đƣợc láy lại trong cấu tạo từ, ngƣời ta phân chia từ láy thành từ láy toàn phần và từ láy bộ phận. 9 +Từ láy toàn phần: là từ láy trong đó tiếng gốc đƣợc lặp lại toàn bộ ở tiếng láy. Ví dụ nhƣ: xinh xinh, trăng trắng, đo đỏ… + Từ láy bộ phận: là những từ láy chỉ có điệp ở phần âm đầu, hoặc điệp ở phần vần. Căn cứ vào đó, có thể chia từ láy bộ phận thành từ láy âm và từ láy vần.  Từ láy âm: là từ láy có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy. Ví dụ nhƣ:bập bềnh, cò kè, ho he, thơ thẩn, đẹp đẽ, làm lụng, ngơ ngác, say sưa, xoắn xuýt, vồ vập, hấp háy... Từ láy vần: là từ láy có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệtở tiếng gốc và tiếng láy. Ví dụ nhƣ: bâng khuâng, bơ vơ, lừng chừng, lù đù, lã chã, càu nhàu, lỗ mỗ, thao láo, hấp tấp, tủn mủn, lụp xụp, lảng vảng, lan man, làng nhàng... b2, Từ ghép Từ ghép là từ đƣợc sản sinh do sự kết hợp hai hoặc một số hình vị (hay đơn vị cấu tạo) tách biệt, riêng rẽ, độc lập đối với nhau. (Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999, tr54) Ví dụ: nhà cửa, xe hơi, bàn ghế, trƣờng học, gia đình… *Căn cứ vào tính chất hình vị, từ ghép của tiếng Việt đƣợc chia thành: -Từ ghép hƣ: là những từ ghép do hai hình vị hƣ kết hợp với nhau theo phƣơng thức ghép. Ví dụ: bởi vì, cho nên, tại sao, mặc dù, tuy nhiên, để mà, để cho… -Từ ghép thực: là những từ ghép do hai hình vị thực kết hợp với nhau theo phƣơng thức ghép. 10 * Dựa theo kiểu ngữ nghĩa, từ ghép thực đƣợc chia thành: Từ ghép phân nghĩa: là những từ ghép đƣợc cấu tạo từ hai hình vị (hay đơn vị) theo quan hệ chính phụ, trong đó có một hình vị chỉ loại lớn (sự vật, hoạt động, tính chất) và một hình vị có tác dụng phân hóa loại lớn đó thành những loại nhỏ hơn cùng loại nhƣng độc lập đối với nhau, và độc lập với loại lớn. Các từ ghép phân nghĩa lập thành những hệ thống gồm một số từ thống nhất với nhau nhờ hình vị chỉ loại lớn. (Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999, tr56) Chẳng hạn: xe đạp, xe máy, xe mô tô, xe lửa, … Từ ghép hợp nghĩa: là những từ ghép do hai hình vị tạo nên, trong đó không có hình vị nào là hình vị chỉ loại lớn, không có hình vị nào là hình vị phân nghĩa. Các từ ghép này không biểu thị những loại (sự vật, hiện tƣợng, tính chất…) nhỏ hơn mà chúng biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, bao trùm hơn so với loại của từng hình vị tách riêng. (Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999, tr58-59) Chẳng hạn: đêm ngày, núi non, đi đứng, ăn uống, quần áo, đợi chờ, mong ngóng…. 1.1.1.4. Sự phân loại từ theo đặc điểm ý nghĩa a, Từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa a1, Từ một nghĩa Đó là những từ gắn với một hình thức biểu đạt là một ý nghĩa đƣợc biểu đạt. Ví dụ: những từ chỉ quan hệ thân thuộc của ngƣời Việt là những từ một nghĩa. 11 Chẳng hạn: từ “mẹ” chỉ ngƣời phụ nữ đã sinh ra mình. a2, Từ nhiều nghĩa Đó là những từ gắn với một hình thức biểu đạt là nhiều ý nghĩa đƣợc biểu đạt. Chẳng hạn: Từ “ăn” có 14 nghĩa tự cho vào cơ thể thức nuôi sống VD: Lanăncơm cùng gia đình vào mỗi dịp cuối tuần.  nhai trầu hoặc hút thuốc VD: Bà tôi rất thích ăn trầu.  ăn uống nhân dịp gì VD: Hoa chuẩn bị rất nhiều quà để đi ăncƣới cô bạn thân của mình.  (máy móc, phƣơng tiện vận tải) tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt động VD: Họ cho máy ăn dầu mỡ.  nhận lấy để hƣởng VD: Họ ăn hoa hồng theo thành tích của mỗi ngƣời.  (Khẩu ngữ) phải nhận lấy, chịu lấy (cái không hay; hàm ý mỉa mai) VD: Không no học cho đàng hoàng thì ăn no đòn đấy!  giành về mình phần hơn, phần thắng (trong cuộc thi đấu) VD: Ăn nhau ở cái tinh thần thôi mà!  hấp thu cho thấm vào, nhiễm vào VD: Cá không ăn muối là cá ƣơn.  gắn, dính chặt vào nhau, khớp với nhau VD: Phanh xe này rất ăn. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan