Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển ứng dụng lbs với công nghệ thực tại tăng cường trên nền tảng điện toá...

Tài liệu Phát triển ứng dụng lbs với công nghệ thực tại tăng cường trên nền tảng điện toán đám mây

.PDF
2
288
66

Mô tả:

Phát triển ứng dụng LBS với công nghệ thực tại tăng cường trên nền tảng điện toán đám mây To develop a LBS application with augmented reality technology based on cloud computing NXB H. : ĐHCN, 2013 Số trang 46tr. + Vũ Trọng Sinh Trường Đại học Công nghệ Luận văn ThS ngành: Hệ thống thông tin; Mã số: 60 48 05 Người hướng dẫn: PGS. TS. Trương Ninh Thuận Năm bảo vệ: 2013 Keywords: Hệ thống thông tin; Điện toán đám mây; Công nghệ thực tại tăng cường Content Ngày nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, thị trường thiết bị di động thông minh đang phát triển rất mạnh. Người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng smartphone thay vì điện thoại di động cổ điển, hay sử dụng máy tính bảng thay vì sử dụng máy tính để bàn hay máy tính xách tay vì những tính năng mà nó mang lại cũng như giá thành ngày một giảm. Theo thống kê của Google, cho đến giữa năm 2013 số người dùng smartphone tại Việt Nam đã chiếm tới gần 20% dân số. Các nhà sản xuất thiết bị viễn thông càng ngày càng cho ra mắt những sản phẩm vượt trội hơn với những tính năng độc đáo. Thêm vào đó, với việc các dịch vụ mạng không dây như wifi, wimax, 3G đã được phủ sóng rộng khắp với chất lượng tương đối đảm bảo, thì các ứng dụng trên thiết bị di động thông minh cũng trở nên vô cùng phong phú. Một trong những loại ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trên các thiết bị này là loại ứng dụng dựa trên vị trí (LBS-Location Based Service)hoạt động nhờ vào dữ liệu bản đồ và tính năng định vị toàn cầu được tích hợp sẵn trên hầu hết các thiết bị.Loại ứng dụng này giúp người dùng có thể tìm đường, tìm các điểm tiện ích như cây xăng, bệnh viện, trường học, … xung quanh vị trí mình đang đứng. Ở Việt Nam, một số nhà phát triển cũng đã tiếp cận với loại ứng dụng này. Tuy nhiên mức độ thân thiện với người dùng là chưa cao, chưa cung cấp được đầy đủ, trực quan những nội dung mà người dùng mong muốn. Vậy với tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng của các thiết bị di động thông minh này, câu hỏi đặt ra là làm sao để thiết kế những ứng dụng LBS sinh động hơn, giúp người dùng dễ dàng tìm được những địa điểm phù hợp với nhu cầu của họ. Công nghệ thực tại tăng cường chính là một trong những giải pháp tối ưu nhất. Công nghệ thực tại tăng cường (Augmented Reality - AR) được hiểu là công nghệ cho phép con người quan sát, nhận biết các đối tượng trong thế giới thực thông qua một thiết bị thông minh nào đó với những thông tin chi tiết hơn. Thực tại tăng cườngtrên thiết bị di động sử dụng các thông tin từ hình ảnh thực tế được cung cấp thông qua camera và các cảm biến như GPS,la bàn số, gia tốc kế… sau khi đã qua xử lý, sẽ chuyển đến người dùng, đồng thời bổ sung những thông tin cụ thể liên quan đến hình ảnh đó.Thông tin bổ sung này phải được thể hiện một cách chân thực nhằm thuyết phục người dùng rằng đó cũng là một phần của thế giới thực. Ứng dụng công nghệ thực tại tăng cường trong phát triển các dịch vụ LBS sẽ giúp cho việc cung cấp các dịch vụ này trở nên thân thiện hơn với người dùng qua tương tác, đồng thời nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ. Trong luận văn này, tác giả sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu về công nghệ thực tại tăng cường và áp dụng cho dịch vụ LBS hỗ trợ người dùng khi tìm hiểu các vị trí xung quanh một cách trực quan bằng hình ảnh trên camera, đã bổ sung thêm lớp thông tin AR.Ứng dụng LBS được cài đặt thử nghiệm trên smartphone sử dụng hệ điều hành Android phiên bản 2.3 trở lên, với bộ dữ liệu địa điểm tự xây dựng và quản lý trên nền tảng điện toán đám mây Google App Engine. Đây cũng là một 1 phần trong đề tài của Viện Công Nghệ Thông Tin – Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam nghiên cứu về dịch vụ LBS mà tác giả được tham gia. Luận văn có bố cục như sau: Chương I:Tổng quan về dịch vụ dựa trên vị trí Chương này cung cấp những kiến thức cơ bản về dịch vụ dựa LBS ChươngII: Công nghệ thực tại tăng cường Chương này giới thiệu tổng quan về công nghệ thực tại tăng cường, đặc điểm của một hệ thống thực tại tăng cường và khả năng ứng dụng của công nghệ này với dịch vụ LBS Chương III: Công nghệ điện toán đám mây Google App Engine Chương này giới thiệu giải pháp công nghệ điện toán đám mây, đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống LBS nếu triển khai trên nền tảng điện toán đám mây Google App Engine ChươngIV: Phát triển ứng dụng LBS với công nghệ thực tại tăng cường trên nền tảng Google App Engine Chương này sẽ giới thiệu một phương pháp xây dựng ứng dụng LBS với công nghệ thực tại tăng cường đã trình bày, với dữ liệu địa điểm tự xây dựng được quản lý trên Google App Engine cùng với những hướng phát triển thêm trong tương lai. References Tiếng Việt [1]. Đặng Văn Đức (2001), Hệ thống thông tin địa lý, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. [2]. Đặng Văn Đức, Nguyễn Tiến Phương, Đỗ Tuấn Anh, Nguyễn Sơn, Trần MạnhTrường (2008), Một số kỹ thuật áp dụng trong việc phát triển mô hình dịch vụ trên cơ sở vị trí địa lý, Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học ICT.rda08, Hà Nội. Tiếng Anh [3]Stefan Steiniger, Moritz Neun and Alistair Edwardes (2006), “Lecture Notes on LBS”, Foundations of Location Based Services, V. 1.0. [4] Balqies Sadoun, Omar Al-Bayari (2007), “Location based services using geographical information systems” [5]Cloud Security Alliance (12/2009), “Security Guidance for Critical Areas of Focus in Cloud Computing V2.1”. [6] Ian Foster, Yong Zhao, Ioan Raicu, Shiyong Lu (2008), “Cloud Computing and Grid Computing 360-Degree Compared”, Grid Computing Environments Workshop. [7] J. I. Hong and J. A. Landay (2004), “An architecture for privacy-sensitive ubiquitous computing”. In MOBISYS. [8]Bin Jiang, Xiaobai Yao (2012), “Location-based Services and GIS perspective”. [9] Rajkumar Buyya, Chee Shin Yeo, and Srikumar Venugopal (2008), “Market-Oriented Cloud Computing: Vision, Hype, and Reality for Delivering IT Services as Computing Utilities”, International Conference on High Performance Computing. [10] Jinesh Varia, Architecting for the Cloud: Best Practices, Amazon, May 2010. Website [11] http://www.gartner.com/newsroom/id/1035013 [12] http://sandeepkejriwal.com/2012/04/01/what-is-cloud-computing/ 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan