Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phat trien ung dung gis va webgis su dung pmmnm tnphong girs...

Tài liệu Phat trien ung dung gis va webgis su dung pmmnm tnphong girs

.PDF
10
365
147

Mô tả:

Phat trien ung dung gis va webgis su dung pmmnm
KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014 PHÁT TRIỂN CÁC ỨNG DỤNG GIS VÀ WEB-GIS SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ (DEVELOPING GIS AND WEBGIS APPLICATION USING OPEN SOURCE SOFTWARE) Trần Nam Phong, Đỗ Thành Long, Trần Thái Bình1 Trung tâm Viễn thám và Hệ thông tin Địa lý (GIRS)Viện Địa lý Tài Nguyên Tp.Hồ Chí Minh (VAST)Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Địa chỉ: 1 Mạc Đĩnh Chi, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM; Điện thoại:0976614585 Email: [email protected] Tóm tắt: Ngày nay việc sử dụng các dữ liệu địa lý trong hầu hết các ứng dụng ngày một phát triển và chính vì thế, hệ thống thông tin địa lý (GIS) là lĩnh vực nghiên cứu phát triển được quan tâm trong thời gian gần đây. Lĩnh vực phần mềm ứng dụng GIS đã phát triển một cách nhanh chóng trên thế giới trong vòng 10 năm qua. Bên cạnh các sản phẩm thương mại, ứng dụng mã nguồn mở GIS ngày một phổ biến hơn trong các học viện, lĩnh vực kinh doanh, và các đơn vị hành chính công. GIS khi được kết hợp với mạng lưới thông tin toàn cầu (www) sẽ cung cấp các thông tin cần thiết đến rất nhiều người trên thế giới. Các ứng dụng GIS dựa trên web (WebGIS) đã trở nên phổ biến vì sử dụng dễ dàng và đơn giản. Thông qua các trình duyệt,ứng dụng GIS dựa trên web có thể hiển thị bản đồ những tòa nhà , khu rừng , các con đường và hệ thống giao thông. GIS mã nguồn mở và công nghệ GIS trên nền web cung cấp các thư viện mở, các plugin chương trình mở và các hướng dẫn cho để chúng ta có thể truy cập và sửa đổi một cách tự do. Với tất cả ưu thế trên, trong tương lai việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở để phát triển các ứng dựng GIS và WebGIS trở thành một xu thế phổ biến. Bài viết này giới thiệu một số ứng dụng GIS và WEBGIS dạng phần mềm mã nguồn mở để cùng tìm hiểu, thảo luận và đưa ra các kết luận. Abstract: Today the usage of geographical data is increasing in most of applications and due to this, Geographic information systems (GIS) becomes interest area for research nowadays. GIS software sector has developed rapidly over the last ten years. Beside commercial products, open source GIS are more and more popular in academia, business, and public administration sections. GIS is combined with the World Wide Web (WWW) to provide information to a lot of people. Web-based GIS (WebGIS) applications have gained popularity because of their easy use and simplicity. Through browsers, Web GIS applications can display maps with features like buildings, forests, roads and even traffic. Open Source GIS and Web-GIS technology provided open libraries, open plugins, open source code and tutorials for us to be able to freely access and modify. So having all the above features, in future, using the open source softwares to develop GIS and Web-GIS is a popular trend. This paper presents some developed GIS and Web-GIS applications using open source softwares, following with discussions and conclusions. Keywords: GIS, Web-GIS, Opensource 1 KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các hệ thống GIS ngày càng phát triển về chức năng lẫn các nền tảng ứng dụng, trong đó các giải pháp GIS trên nền tảng Web ngày càng phổ biến bởi tính linh hoạt, dễ tiếp cận đối với người dùng, tính phổ biến, cập nhật và tiết kiệm khi triển khai. Đây là một hướng phát triển đột phá của GIS dựa trên sự kế thừa các thành tựu nhảy vọt của công nghệ thông tin nói chung và công nghệ Web nói riêng. Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng một giấy phép nguồn mở (GNU Public License). Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi. Ứng dụng các phần mềm GIS mã nguồn mở (Open Source GIS - OSG) vào việc xây dựng các hệ thống GIS giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí triển khai hệ thống nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả hoạt động, cung cấp các chức năng phong phú cho người dùng, lại vừa phù hợp với định hướng phát triển của nhà nước. Cùng với sự phát triển nhanh về mạng internet cũng như việc quản lí bản quyền ngày càng chặt chẽ thì ứng dụng phần mềm mã nguồn mở ngày càng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thám và GIS. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Ứng dụng GIS mã nguồn mở (OSG) 2.1.1. Khái quát chung Ứng dụng GIS mã nguồn mở là các ứng dụng được sử dụng trong lĩnh vực viễn thám và GIS mà thỏa mãn cả 2 đặc điểm: tự do và nguồn mở. Các ứng dụng đều có đặc điểm quan trọng là mã nguồn mở, tức là mã nguồn được công bố rộng rãi cho cộng đồng biết mà không vụ lợi và cung cấp cho người sử dụng 4 quyền tự do: quyền sử dụng (usage), sao chép (copy), nghiên cứu (study), sửa đổi (change). 2.1.2. Các lợi ích của OSG so với các phần mềm thương mại Tính kinh tế: Lợi ích của phần mềm nguồn mở thể hiện rõ nhất ở tính kinh tế, sử dụng OSG giúp tiết kiệm được nguồn tiền khổng lồ, nguồn tiền tiết kiệm trên sẽ giúp các nước đang phát triển hạn chế được hiện tượng chảy máu chất xám (Peeling & Satchell 2001). Tính ổn định và đáng tin cậy: Các OSG thường ổn định và đáng tin cậy và đó là kết luận từ những cuộc phân tích, đánh giá và so sánh với các phần mềm nguồn đóng. [10] Mức đầu tư thấp : Một trong những động cơ quan trọng khiến các quốc gia đang phát triển sử dụng OSG chính là chi phí khổng lồ của giấy phép sử dụng các phần mềm đóng. Vì hầu như toàn bộ phần mềm của các nước đang phát triển đều được nhập khẩu, tiền mua những phần mềm này sẽ làm tiêu hao quỹ dự trữ ngoại tệ hết sức quý báu mà lẽ ra có thể được sử dụng hiệu quả hơn cho những mục tiêu phát triển khác. Công trình phần mềm nguồn mở tự do: nghiên cứu và khảo sát còn cho thấy mô hình phần mềm nguồn mở này thiên nhiều hơn về dịch vụ công với chi phí thấp (phí hỗ trợ, nâng cấp, phí đào tạo ….) nhưng đều rẻ hơn phần mềm nguồn đóng rất nhiều, do đó chi phí cho chúng cũng là để phục vụ những hoạt động của cơ quan Chính phủ chứ không phải cho mục đích lợi nhuận của các công ty đa quốc gia. Tránh việc vi phạm bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ, và tính tuân thủ WTO: Nạn sao chép phần mềm bản quyền là vấn đề mà hầu như quốc gia nào trên thế giới cũng gặp phải. Ngay với các quốc gia phát triển, nơi mà trên lý thuyết giá phần mềm còn vừa túi tiền người dân, tỷ lệ sao chép phần mềm vẫn ở mức rất cao (24% ở Mỹ và 35% ở Châu Âu). Tại các quốc gia đang phát triển, nơi mà mức thu nhập thấp khiến cho phần mềm trở thành một thứ hàng xa xỉ, thì tỷ lệ sao chép có 2 KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014 thể đạt tới 90%. Nạn sao chép phần mềm và hệ thống luật pháp lỏng lẻo sẽ gây thiệt hại cho một quốc gia trên nhiều phương diện. Quốc gia nào yếu trong việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ kém hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Quyền gia nhập WTO và khả năng tiếp cận những lợi ích mà tổ chức này mang lại bị ảnh hưởng khá nhiều bởi mức độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà một quốc gia đạt được, việc sử dụng OSG đều mang tính chất tự do nên không bị ảnh hưởng bởi những quy định và tuân thủ này. Bản địa hóa: Bản địa hoá là một trong những lĩnh vực nơi OSG tỏ rõ ưu thế của mình. Người sử dụng chúng có thể tự do sửa đổi để phần mềm trở nên thích ứng với những nhu cầu riêng biệt của một khu vực văn hoá đặc thù, bất kể quy mô kinh tế của khu vực đó. Khả năng tùy biến và không lệ thuộc vào nhà cung cấp: Các doanh nghiệp có thể biến đổi một phần của OSG để biến chúng phù hợp với những nhu cầu của mình. Nhờ vào tính mở của các mã nguồn mà người sử dụng chỉ cần thay đổi mã nguồn để đạt được tính năng như ý muốn mà không phụ thuộc vào nhà cung cấp. Họ không thể làm được điều đó với các phần mềm có bản quyền. Triển khai dễ dàng và tạo sự phát triển năng lực ngành công nghiệp địa phương: Do các OSG đều đáp ứng được những đặc điểm trên nên việc triển khai các OSG đến các tổ chức, trường học đều dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra các OSG còn tạo điều kiện cho các sinh viên, nhà khoa học nghiên cứu trực tiếp dựa trên mã nguồn phần mềm và phát triển các ứng dụng phục vụ cho xã hội và cộng đồng, giúp tạo năng lực phát triển các ngành kinh tế của địa phương. 2.1.3. Một số điểm mạnh của OSG so với các phần mềm mã nguồn đóng Bảng 1. Bảng so sánh 1 số tính năng nổi bật của OSG và phần mềm mã nguồn đóng Phần mềm nguồn mở GIS (OSG) (Ví dụ: MapServer, GeoServer, Quantum GIS,... ) Bản quyền Mã nguồn mở OS hỗ trợ. [12] dịch vụ WFS: dung lượng file tải trung bình/ Thời gian đáp ứng. [7] Miễn phí Có Phần lớn HĐH (Windows, Linux, Mac OSX,...) Lớn/Nhanh Phần mềm mã nguồn đóng (Ví dụ: ArcGIS Server, ...) Có bản quyền Không Chỉ hỗ trợ Windows,Linux Nhỏ/Chậm 2.2. Các mô hình OSG hoạt động trên máy trạm (Client) 2.2.1. Khái quát chung Các phần mềm OSG chạy trên máy trạm là phương tiện để người sử dụng khai thác, xử lý và hiển thị thông tin. So với các phần mềm chạy trên máy chủ thì các phần mềm OSG chạy trên máy trạm đa dạng hơn rất nhiều cả về số lượng lẫn chức năng. Các phần mềm OSG phổ biến nhất hiện nay là : Grass, Quantum GIS (QGIS), uDIG, gvSIG, OpenJUMP, MapWindow,KOSMO, Ilwis.... Nhóm tác giả sẽ lựa chọn phần mềm QGIS để nghiên cứu nó có các lợi thế như sau: a) Giao diện đơn giản dễ sử dụng. b) Có hầu hết các chức năng của một OSG. c) Được phát triển trên nền bộ thư viện API (dùng C++) nguồn mở có kèm hướng dẫn chi tiết phục vụ việc lập trình. d) Tích hợp các plugin chức năng mã nguồn mở được phát triển bằng ngôn ngữ python và C++ nên hỗ trợ tốt cho việc nghiên cứu và phát triển trong việc tiếp cận các ứng 3 KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014 dụng OSG. Các plugin này được xây dựng và phát triển bởi các tổ chức và cá nhân phi lợi nhuận dưới dạng thư viện liên kết động DLL hoặc mã nguồn python . Plugin được quản lý bởi trình quản lý các plugin cho phép download về từ server (QGIS Official Plugin Repository) tại địa chỉ: http://plugins.qgis.org/plugins e) Có đội ngũ phát triển mạnh. Họ liên tục cải tiến giao diện và nâng cấp thư viện API giúp cho việc sử dụng và phát triển ứng dụng trên QGIS được thuận tiện hơn. 2.2.2. Cấu trúc API của QGIS Chương trình nguồn mở QGIS được phát triển bằng ngôn ngữ C++ nên thư viện các hàm API của nó tương thích tốt cho việc phát triển các ứng dụng và plugin bằng ngôn ngữ này. Ngoài ra còn có thể dùng ngôn ngữ Python để phát triển. Về cơ bản , phần mềm QGIS được cấu tạo từ các lớp thư viện cơ bản sau: • Thư viện QGIS Core: chứa tất cả thành phần xử lý cơ bản của GIS. • Thư viện QGIS Gui: chứa tất cả các thành phần giao diện cơ bản của QGIS. • Thư viện QGIS Analysis: Cung cấp các tool phân tích cho dữ liệu không gian dạng raster và vector của chương trình. Hình 1. Mô hình các lớp thư viện chức năng của QGIS (Nguồn: (QGIS.org 2006)) 2.2.3. Xây dựng 1 Plugin Để xây dựng 1 Plugin cho QGIS ta có thể áp dụng 2 cách: Cách 1: Sử dụng Plugin “Plugin Builder” có sẵn của QGIS để tạo plugin dạng Project Python. Cách 2: Viết 1 Plugin dạng project C++ cho QGIS sử dụng bộ cài QT (http://qtproject.org/downloads) hoặc dùng Microsoft Visual Studio 2010 với tài liệu tham khảo sau :” Quantum GIS – Coding and Compilation Guide”. 2.3. Các mô hình OSG hoạt động trên máy chủ (Server) 2.3.1. Khái niệm về Web-GIS Web-GIS là một ứng dụng GIS chạy trên nền Web (Web-based), nó kế thừa đầy đủ các đặc tính của cả 2 nền tảng như sự tiện lợi, khả năng truy cập mọi lúc mọi nơi, giá thành thấp, dễ dàng phân phối, chia sẻ, cập nhật sản phẩm, giao diện thân thuộc với người dùng của Web lẫn khả năng 4 KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014 tìm kiếm, phân tích, thể hiện bản đồ, trợ giúp đưa ra quyết định tốt của GIS. 2.3.2. Các phần mềm mã nguồn mở trong hệ thống Web-GIS 2.3.2.1. Khái quát chung Web–GIS được xem như là một hệ thống thông tin địa lý được phân bố qua môi trường mạng máy tính để tích hợp, phân phối và truyền tải thông tin địa lý trực tuyến trên Internet Các lợi ích của Web-GIS:  Có khả năng phân phối thông tin địa lý rộng rãi trên toàn cầu.  Người dùng Intenet có thể truy cập đến các ứng dụng GIS mà không phải mua phần mềm.  Đối với phần lớn người dùng không có kinh nghiệm về GIS thì việc sử dụng Web GIS sẽ đơn giản hơn việc sử dụng các ứng dụng GIS loại khác. Phương thức hoạt động của Web-GIS:  Server side: cho phép người dùng gửi yêu cầu lấy dữ liệu và phân tích trên máy chủ. Máy chủ sẽ thực hiện các yêu cầu và gửi trả dữ liệu hoặc kết quả cho người dùng.  Client side: cho phép người dùng thực hiện vài thao tác phân tích trên dữ liệu tại chính máy người dùng.  Server và client: kết hợp hai phương thức server side và client side để phục vụ nhu cầu của người dùng. 2.3.2.2. Phần mềm Web Server Hiện nay các phần mềm Web Server rất phổ biến, trong lĩnh vực này các phần mềm mã nguồn mở phát triển rất rộng rãi với các chức năng cao cấp không thua kém các sản phẩm thương mại, cho hiệu suất làm việc tương đương, có thể kể đến như Apache tomcat, Apache Http, Abyss Web Server,… đặc biệt Apache Http cho hiệu suất làm việc cao, ổn định. Từ tháng 4 năm 1996 Apache đã trở thành một phần mềm Web Server mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay. Apache Http có thể chạy trên cả 2 nền tảng hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là Window và Linux. 2.3.2.3. Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu Có rất nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau như: MySQL, Oracle, SQL Server, PostgreSQL…, trong đó PostgreSQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu không gian mã nguồn mở mạnh nhất hiện nay, cho phép lưu trữ các dữ liệu không gian và phi không gian. 2.3.2.4. Phần mềm MapServer Với các lợi ích mà Web-GIS mang lại, hiện nay có rất nhiều phần mềm cho giải pháp Map Server, bao gồm cả có phí và không có phí, có thể kể đến như phần mềm ArcGIS Server của Esri, Mapxtreme của Pitney Bowes, phần mềm MapServer, Geo Server,… Trong đó MapServer, một phần mềm mã nguồn mở đáp ứng được các yêu cầu của một phần mềm MapServer như khả năng chịu tải, hiệu suất làm việc cao, hiệu quả, hỗ trợ đầy đủ các chuẩn dịch vụ MapServer cơ bản như WMS, WFS, WCS, WMC,SLD, GML…(MapServer.org n.d.) Bảng 2. So sánh hiệu suất làm việc giữa ArcServer và MapServer 5 KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014 (Nguồn: (Geography n.d.)) 2.3.3. Mô hình hoạt động của hệ thống Web-GIS Các hệ thống Web-GIS đều hoạt động theo mô hình máy chủ - máy khách (Server - Client) Trong đó, yêu cầu từ người dùng ở phía máy khách sẽ được gửi đến máy chủ, tại đây, các phần mềm máy chủ khác nhau sẽ xử lý các yêu cầu này và trả kêt quả về cho máy khách để hiển thị lên trình duyệt web (browser). Hình 2. Mô hình hoạt động của một hệ thống Web-GIS Các phần mềm chính tại máy chủ của một hệ thống Web-GIS bao gồm: - Phần mềm WebServer: Làm nhiệm vụ xử lý các yêu cầu từ phía máy khách, sau đó cấp phát những trang Web tương ứng. - Các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu: Nơi quản trị dữ liệu cho một ứng dụng, hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa và tìm kiếm trong tin trong một cơ sở dữ liệu - Các phần mềm MapServer: Nơi xử lý yêu cầu từ client, trả về kết quả là các bản đồ hay dữ liệu địa lí. 2.4. Kết quả nghiên cứu 2.4.1. Ứng dụng Desktop Phần mềm quản lý điểm khảo cổ: Ứng dụng xây dựng trên nền QGIS mã nguồn mở giúp số hóa các thông tin địa điểm khảo cổ của khu vực tỉnh Bình Phước (VD : Các hình ảnh khảo cổ, hình ảnh hiện vật, hiện trường, video và các thông tin mô tả có liên quan,..) giúp cho việc truy xuất và cập nhật dữ liệu các vị trí khảo cổ dễ dàng và nhanh chóng. 6 KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014 Hình 3. Giao diện ứng dụng quản lý điểm khảo cổ tỉnh Bình Phước sử dụng Plugin của QGIS Phần mềm xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường: Ứng dụng cho phép thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường khu vực ven bờ các tỉnh Nam Bộ trên cơ sở tổng hợp các thông tin về môi trường – kinh tế – xã hội của khu vực có liên quan làm cơ sở cảnh báo tai biến môi trường, giúp người sử dụng quản lý tốt dữ liệu (cho phép cập nhật, chỉnh sữa) và có thể lựa chọn đưa ra phương án một cách nhanh chóng khi xảy ra sự cố tràn dầu và góp phần giảm nguy hại khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Hình 4. Giao diện ứng dụng xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường sử dụng Plugin của QGIS Phần mềm phân tích điều hòa, dự báo triều và mô phỏng thay đổi đường bờ: Xây dựng công cụ với các chức năng chính như phân tích, dự báo triều và mô phỏng đường bờ biển tướng ứng với mực nước triều ở khu vực bờ biển Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh.Nhằm hỗ trợ cho công tác phân tích và dự báo triều cho các nhà nghiên cứu, các kỹ sư và những người quan tâm trong các lĩnh vực liên quan. 7 KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014 Hình 5. Giao diện ứng dụng xây dựng phần mềm phân tích điều hòa, dự báo triều và mô phỏng thay đổi đường bờ vực bờ biển Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh sử dụng Plugin của QGIS 2.4.2. Ứng dụng Web-GIS Với lợi thế về của GIS là có thể thể hiện các đối tượng địa lý lên trên nền web một cách trực quan nhất, qua đó giúp người dùng dễ hình dung ra nội dung nhà cung cấp muốn truyền tải, phát huy các thế mạnh của nền tảng web là khả năng cập nhật thông tin tức thời cho toàn hệ thống, phổ biến chia sẻ thông tin đến mọi người dễ dàng. Web-GIS có thể được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau để cung cấp cho người dùng những thông tin về địa lý, tài nguyên cho đến văn hóa, xã hội… Với các lợi ích trên, nhóm tác giả đã xây dựng các sản phẩm Web-GIS nhằm cung cấp các thông tin khí tượng, thủy văn, ứng dụng triển khai cung cấp các thông tin khảo cổ dưới dạng WebGIS,... nhằm tăng khả năng tiếp cận, đa dạng hóa hình thức thể hiện mang đến sự tiện dụng cho người dùng. Việc kết hợp các thông tin về đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, video giúp cho việc cung cấp thông tin trở nên hấp dẫn, nội dung đầy đủ, đa dạng hơn cho người dùng. Nền tảng WebGIS mã nguồn mở đang trở thành một hướng phát triển mới, mạnh mẽ và hứa hẹn đầy tiềm năng ứng dụng với việc kết hợp các các sự kiện, sự việc, đối tượng với yếu tố không gian của chúng, đưa đến cho người dùng cái nhìn mới về các giải pháp GIS và Web nói riêng. 8 KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014 Hình 6. Một số sản phẩm Web-GIS được xây dựng theo mô hình bài báo nêu ra 3. Thảo luận Các phần mềm mã GIS nguồn mở đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng lập trình viên trênthế giới, các phần mềm loại này đã không ngừng mở rộng chức năng và phạm vi ứng dụng, trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các phần mềm thương mại. Công nghệ mã nguồn mở là các phần mềm, thư viện được cung cấp miễn phí, sẵn sàng để sử dụng, chỉnh sửa và tái phân phối tùy thuộc vào nhu cầu người dùng.Việc ứng dụng công nghệ mã nguồn mở trong GIS để xây dựng chương trình phần mềm quản lý thông tin, phần mềm giám sát môi trường và các phần mềm GIS khác đang ngày càng được đẩy mạnh và mở ra một hướng phát triển mới cho ngành GIS, bản đồ và viễn thám tại Việt Nam. Nhờ có sự hỗ trợ của các công cụ phát triển trên nền GIS mã nguồn mở này (VD: Ứng dụng bản đồ nhạy cảm, ứng dụng Website giám sát thời tiết… ) sẽ nâng cao năng lực công tác của các tổ chức , cá nhân trong lĩnh vực quản lý , giám sát và đưa ra các giải pháp để ứng phó kịp thời. Các phần mềm mã nguồn mở có đủ các chức năng để xây dựng một ứng dụng GIS hiện đại với chi phí đầu tư ban đầu thấp và khả năng tùy biến hệ thống cao. Tuy nhiên, chúng có ít công cụ tiện ích hỗ trợ việc xây dựng hệ thống hơn và thường có nhiều lỗi hơn so với các phần mềm thương mại. Bài báo đã khuyến cáo các cơ quan chức năng nên xây dựng ứng dụng GIS ở Việt Nam dưới dạng mã nguồn mở để có thể dễ dàng nâng cấp phát triển hệ thống bằng khả năng thu hút sự tham gia của cộng đồng lập trình viên trong nước và quốc tế. 9 KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014 Tài liệu tham khảo Book (sách) [1]. Peeling, N. & Satchell, J., 2001. Analysis of the impact of open source software. QinetiQ Ltd. QINETIQ/KI/SEB/CR010223. …, (October). Available at: http://www.math.unipd.it/~bellio/Analysis of the Impact of Open Source Software.pdf [Accessed October 30, 2014]. [2]. Trần Quốc Bình, 2012. Khả năng ứng dụng các phần mềm GIS mã nguồn mở trong xây dựng hệ thống thông tin đất đai, Bài báo khoa học, khoa Địa lý, trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội. [3]. Quantum GIS – Coding and Compilation Guide – Version 1.5.0. [4]. Trần Nhật Thắng, 2012. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở GIS trong cơ quan nhà nước, Chi nhánh cục CNTT tại TP.HCM. [5]. Peeling & Satchell, QinetiQ, 2001, "Analysis of the Impact of Open Source Software". Online Source (tài liệu trực tuyến) [6]. GBdirect, Benefits of Using Open Source Software. Available at: http://opensource.gbdirect.co.uk/migration/benefit.html. [7]. Geography, D., ArcGIS server vs. Open Source GIS solutions. Available at: http://www.digitalgeography.com/arcGIS-server-vs-open-source-GIS-solutions/. [8]. Mapserver.org, OGC Support and Configuration. Available at: http://www.mapserver.org/ogc/. [9]. QGIS.org, 2006. QGIS Application Developers Corner. Available at: http://hub.qGIS.org/projects/quantum-GIS/wiki/Developers_Corner. [10].Why Open Source Software / Free Software (OSS/FS, FLOSS, or FOSS) at: http://www.dwheeler.com/oss_fs_why.html . [11].Web Map Service. (n.d.). Retrieved May 23, 2013, from OpenGeoSpatial: http://www.opengeospatial.org/standards/wms [12].Comparison of Open Source GIS and Closed Source GIS at: https://docs.google.com/spreadsheet/ccc?key=0AnsdDPxgSPldHlkRGI2N3JsQmtjcS1FY0hoa1BDV3c&authkey=CPGQ26EG&authkey=CPGQ26E G#gid=0 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan