Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển trung tâm giao dịch vàng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam...

Tài liệu Phát triển trung tâm giao dịch vàng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam

.PDF
99
139
79

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN NGỌC NHÂN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GIAO DỊCH VÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  NGUYỄN NGỌC NHÂN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GIAO DỊCH VÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. SỬ ĐÌNH THÀNH . TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009 3 LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đây luận văn này là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Sử Đình Thành. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong công trình này là trung thực, nội dung của luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. Tp. HCM, ngày 30 tháng 09 năm 2009 Nguyễn Ngọc Nhân 4 MỤC LỤC  Trang bìa trong Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu số liệu MỞ ĐẦU CHUƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÀNG .................................................................... 1 1.1 Đặc điểm và đơn vị đo lường của vàng ............................................................ 1 1.1.1 Đặc điểm của vàng ............................................................................... 1 1.1.2 Cách khai thác và trữ lượng vàng ......................................................... 2 1.1.3 Đơn vị đo lường – Công thức tính toán, quy đổi ................................... 3 1.2 Giá trị sử dụng, ứng dụng của vàng .................................................................. 4 1.2.1 Giá trị sử dụng của vàng ....................................................................... 4 1.2.2 Ứng dụng, vai trò của vàng ................................................................... 4 1.3 Giá trị và quá trình phát triển giá trị của vàng ................................................... 7 1.3.1 Giá trị của vàng .................................................................................... 7 1.3.2 Quá trình phát triển giá trị của vàng ...................................................... 7 1.4 Tình hình khai thác, tiêu thụ vàng trên thế giới và Việt Nam............................. 9 1.4.1 Tình hình khai thác vàng trên thế giới ................................................... 9 1.4.2 Tình hình tiêu thụ vàng trên thế giới.................................................... 10 1.4.3 Tình hình khai thác, nhập khẩu, tiêu thụ vàng tại VN ......................... 11 1.5 Thị trường vàng thế giới ................................................................................. 14 1.5.1 Thị trường vàng giao ngay .................................................................. 14 1.5.2 Thị trường vàng vật chất ..................................................................... 14 1.5.3 Thị trường vàng tương lai ................................................................... 15 1.5.4 Quỹ kinh doanh vàng - Gold exchange-traded funds............................ 15 1.6 Biến động giá vàng trên thị trường quốc tế ..................................................... 16 5 1.6.1 Giai đoạn trước năm 2001 .................................................................. 17 1.6.2 Giai đoạn từ năm 2001 đến 2005 ........................................................ 17 1.6.3 Giai đoạn từ năm 2006 đến 2008 ........................................................ 18 1.7 Các nhân tố tác động đến giá vàng trên thế giới ............................................. 21 1.8 Những đặc trưng khiến giá vàng tại Việt Nam không tương ứng với thế giới .. 24 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM GIAO DỊCH VÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2.1 Khung pháp lý và quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam................ 28 2.1.1 Khung pháp lý .................................................................................... 28 2.1.2 Quản lý của NHN................................................................................ 29 2.1.3 Hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam ........................................... 30 2.2 Giới thiệu chung Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam .................... 31 2.2.1 Lịch sử hình thành .............................................................................. 31 2.2.2 Các dịch vụ, sản phẩm của Eimbank.................................................... 31 2.2.3 Quá trình hoạt động và định hướng phát triển ..................................... 32 2.3 Các sản phẩm kinh doanh vàng tại NH TMCP XNK Việt Nam ....................... 34 2.3.1 Giao dịch mua bán vàng giao ngay (Spot) ........................................... 34 2.3.2 Giao dịch mua bán vàng kỳ hạn (Forward) .......................................... 35 2.3.3 Giao dịch vàng quyền chọn (Option) ................................................... 35 2.3.4 Tín dụng vàng ..................................................................................... 36 2.3.5 Sản phẩm đầu tư vàng ........................................................................ 39 2.4 Hoạt động đầu tư kinh doanh vàng tại Eximbank ........................................... 40 2.4.1 Phòng Kinh doanh vàng ..................................................................... 40 2.4.2 Trung tâm giao dịch vàng E-xim (TTGDV E-xim) .............................. 42 2.4.3 Đối tượng - Cách thức tham gia đầu tư vàng ....................................... 44 2.4.4 Cơ chế khớp lệnh tại sàn SJC – Eximbank........................................... 45 2.4.5 Phương thức đặt lệnh........................................................................... 45 2.4.6 Điều kiện ký quỹ................................................................................. 46 2.4.7 Hạn mức tín dụng – Lãi suất áp dụng ................................................. 47 6 2.4.8 Hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin ............................................... 48 2.4.9 Thủ tục - Cách thức rút/nộp vàng/VNĐ .............................................. 48 2.5 Các quy định chung về giao dịch .................................................................... 49 2.6 Quá trình hoạt động và phát triển ................................................................... 50 2.7 Kết quả đạt được trong quá trình hoạt động..................................................... 53 2.8 Những hạn chế, khó khăn và rủi ro ....................................................... 55 2.8.1 Về phía Ngân hàng ..................................................................... 55 2.8.2 Đối với khách hàng – nhà đầu tư ................................................ 57 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 58 CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GIAO DỊCH VÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XNK VIỆT NAM 3.1 Nhóm giải pháp - kiến nghị về phía Ngân hàng ........................................ 59 3.1.1 Về phía hệ thống, chương trình, phần mềm ................................ 59 3.1.2 Giải pháp về sản phẩm, dịch vụ của SGDV E-xim ...................... 61 3.1.3 Cơ sở hạ tầng, mặt bằng và mạng lưới giao dịch ........................ 62 3.1.4 Bộ phận quản lý điều hành nghiệp vụ kinh doanh vàng............... 63 3.1.5 Xây dựng chính sách Marketing, quảng cáo sản phẩm .................. 63 3.1.6 Công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự ..................................... 64 3.1.7 Nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng .............. 66 3.1.8 Mô hình phát triển trong tương lai............................................... 67 3.2 Kiến nghị và giải pháp về phía Nhà nước .............................................. 67 3.2.1 Ban hành hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của SGDV.... 67 3.2.2 Thành lập một sàn giao dịch vàng quốc gia................................. 69 Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 71 KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo PHẦN PHỤ LỤC ...................................................................................................... 72 7 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU  Hình 1.1 Vị trí của Vàng trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleep. Hình 1.2 Dự trữ vàng của các nước Hình 1.3 Nhu cầu về vàng của Việt Nam Hình 1.4: Giá vàng thế giới giai đoạn 1975 – 2009 Bảng 1.1 Đơn vị đo lường của vàng. Bảng 1.2 Số liệu 8 quốc gia khai thác vàng lớn nhất thế giới. Hình 2.1 Tổng tài sản và Vốn điều lệ Eximbank qua các năm Hình 2.2 Mạng lưới hoạt động của Eximbank qua các năm Hình 2.3 Cơ cấu dư nợ của Eximbank năm 2008 Hình 2.4 Doanh số - thu nhập từ kinh doanh, mua bán vàng, ngoại tệ Eximbank Hình 2.5 Thu nhập từ kinh doanh, mua bán vàng, ngoại tệ Eximbank Hình 2.6 Mô hình hoạt động của Trung tâm giao dịch vàng E-xim. Bảng 2.1 Những chỉ tiêu quan trọng của Eximbank (năm 2007-2008) Bảng 2.2 Doanh số trung bình tháng của tín dụng vàng Bảng 2.3 Lãi suất tiền gửi – cho vay Bảng 2.4 Biểu phí giao dịch ưu đãi Bảng 2.5 Khối lượng và giá trị giao dịch của Sàn giao dịch vàng E-xim 8 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT  NHTW : Ngân hàng trung ương NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NH TMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam NH TMCP XNK VN : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu QKDV : Quỹ kinh doanh vàng TTGDV : Trung tâm giao dịch vàng SGDV : Sàn giao dịch vàng NĐT : Nhà đầu tư KH : Khách hàng Option : Quyền chọn FED : Cục dự trữ liên bang Mỹ ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á IMF : Quỹ tiền tệ thế giới OPEC : Tổ chức các nước xuất khẩu dẩu mỏ NVNV : Nhân viên nghiệp vụ TCTD : Tổ chức tín dụng 9 MỞ ĐẦU  1. Sự cần thiết của đề tài : Đây là giai đoạn khó khăn với nhiều vấn đề cần giải quyết cho các Ngân hàng Việt Nam như sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước; chính sách thắt chặt tiền tệ, hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn, thị trường chúng khoán đi xuống, các khách hàng, doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả… ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. Trong tình hình đó, sự ra đời của trung tâm giao dịch vàng là một điểm sáng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam. Với thời gian hoạt động còn ngắn, nhưng sản phẩm đầu tư vàng đạt nhiều thành công và đem lại hiệu quả, lợi nhuận cao. Tuy nhiên, các sàn giao dịch vàng ra đời hàng loạt trong thời gian gần đây, sản phẩm đầu tư vàng cũng đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt. Do vậy, đòi hỏi Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam không ngừng nâng cấp, cải tiến hoạt động, cải thiện chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn . Với ý nghĩa đó, đề tài: “PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GIAO DỊCH VÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - EXIMBANK” sẽ giới thiệu cho các nhà đầu tư rõ hơn về hình thức đầu tư này, phương pháp tính toán, ưu nhược điểm so với các loại hình đầu tư khác; đồng thời đánh giá những kết quả, những hạn chế, nguyên nhân hạn chế và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện, để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của sản phẩm đầu tư vàng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. 10 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu đặc điểm, vai trò của vàng trong đời sống kinh tế-xã hội, giá trị và giá trị sử dụng của vàng cũng như những nhân tố ảnh hưởng và tác dộng đến giá vàng. Tìm hiểu các sản phẩm kinh doanh vàng truyền thống tại các NHTM Việt Nam, đi sâu vào phân tích quy trình, tính chất, phương thức hoạt động và thực trạng của sản phẩm mới : Sàn giao dịch vàng của trung tâm giao dịch vàng E-xim để thấy được những hạn chế, ưu khuyết điểm từ đó đề xuất những giải pháp và định hướng nhằm phát triển sản phẩm chiến lược tại ngân hàng TMCP XNK Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng : sản phẩm đầu tư vàng tại sàn giao dịch vàng E-xim Phạm vi nghiên cứu: thực hiện tại Trung tâm giao dịch vàng E-xim của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong luận văn chủ yếu là : phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê. Luận văn còn truy cập, tra cứu thông tin từ mạng internet, các báo chí, các văn bản pháp luật của nhà nước, các văn bản quy định, quy trình của NH TMCP XNK Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp :  Phương pháp tham khảo: Tham khảo ý kiến, đánh giá, nhận xét các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh vàng.  Phương pháp nghiên cứu tại sàn: Nguồn thông tin được thu thập và sử dụng từ các nguồn thống kê, tổng hợp của NH TMCP XNK Việt Nam. Quy trình nghiên cứu theo sơ đồ sau: 11 Phương pháp nghiên cứu Tiếp cận cơ sở lý luận, quy trình, nguyên tắc hoạt động của giao dịch vàng E-xim Phân tích, đánh giá thực trạng, hạn chế, kết quả đạt được trong hoạt động của Trung tâm giao dịch vàng E-xim Thu thập, tập hợp và xử lý tài liệu, số liệu Giải pháp phát triển Trung tâm giao dịch vàng Eximbank 5. Nội dung nghiên cứu và kết cấu luận văn  Phân tích các nghiệp vụ về vàng đã và đang triển khai tại Eximbank. Đánh giá cụ thể và chi tiết thực trạng hoạt động đầu tư vàng tại trung tâm giao dịch vàng E-xim. Góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động trung tâm giao dịch vàng E-xim. Từ đó, làm cơ sở để lãnh đạo Eximbank tham khảo trong quá trình hoạch định và xây dựng chiến lược, định hướng phát triển trung tâm giao dịch vàng trong tương lai.  Luận văn được nghiên cứu và trình bày thành 3 chương như sau: Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG. Chương 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM. Chương 3: PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GIAO DỊCH VÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM. 12 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG  1.1. Đặc điểm và đơn vị đo lường của vàng 1.1.1. Đặc điểm của vàng Vàng có tên Latinh là Aurum, ký hiệu hoá học là Au, là nguyên tố hoá học thuộc nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn của Mendeleep – thuộc nhóm kim loại quý cùng với bạc, đồng, platin…, số thứ tự nguyên tử là 79, nguyên tử lượng là 196,967. Trong các hợp chất hoá học, số oxi hoá của vàng là +1 và +3. Khối lượng riêng của vàng là d = 19,32g/ cm3. Nhiệt độ nóng chảy của vàng là 1.060oC, nhiệt độ sôi là 2.950oC. Hình 1.1 Vị trí của Vàng trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleep 79 Bạch Kim ← Vàng → Thủy Ngân Ag ↑ Au ↓ Rg Vàng có tính dẫn nhiệt và điện tốt, có tính bền hoá học rất cao, không bị ảnh hưởng về mặt hoá học bởi nhiệt, độ ẩm, oxy và hầu hết chất ăn mòn, vì vậy thích hợp tạo tiền kim loại và trang sức, không bị tác động bởi không khí và phần lớn hoá chất như oxy, nitơ, hydro, carbon,… kể cả các loại acid, chỉ trừ halogen đun nóng và hỗn hợp acid selentic (H2SeO4). Khi phủ lên bề mặt vật thể một lớp vàng mỏng, có thể phản xạ đến 90% phóng xạ hoặc bức xạ nhiệt. 13 Vàng khi ở dạng khối có màu vàng, cũng có thể có màu đen, hồng ngọc hay tía khi được cắt nhuyễn. Vàng là kim loại mềm, dễ uốn dát nhất (1 gam vàng khi kéo dài thành sợi có chiều dài tới 2.500 m hoặc dập thành miếng mỏng có diện tích đến 1 m²), vàng thường tạo hợp kim với kim loại khác để tăng độ cứng như: với đồng cho màu đỏ hơn, màu xanh lá với sắt, màu tía với nhôm, màu trắng với bạch kim. Đây là những đặc điểm vô cùng quan trọng và đã được con người sớm khai thác, sử dụng và tôn quý. 1.1.2. Khai thác và trữ lượng vàng Vàng được khai thác ở tầng đất thấp hơn những kim loại khác, mỗi tấn quặng khai thác chỉ có khoảng vài gram vàng. Để có một lượng vàng đủ làm một chiếc nhẫn (khoảng 30 gam), phải đào trung bình 30 tấn quặng. Quặng vàng được đem nghiền nhỏ, đãi để làm giàu quặng, xyanua hoá, hoà tan vàng thành phức chất NaAu (CN)2 rồi dùng Zn để giải phóng vàng kim loại. Quy trình sản xuất vàng có thể được phân thành 6 giai đoạn chính: Tìm mỏ có quặng; xâm nhập mỏ quặng; tách quặng ra bằng khai thác và đào mỏ; vận chuyển các chất liệu tách được từ bề mặt mỏ đên nhà máy chế biến, chế biến và tinh luyện. Ước tính đến cuối năm 2006, có khoảng 158,000 tấn vàng được khai thác trên toàn thế giới; trong đó, 66% là được khai thác kể từ năm 1950. Trong vài thập niên trở lại đây, sản lượng vàng khai thác trên thế giới không ngừng tăng cao. Từ năm 1990 đến nay, ước tính sản lượng trung bình hàng năm toàn thế giới vào khoảng 2.500 tấn. Theo tính toán của các nhà địa chất học, lòng đất còn chứa một lượng vàng rất lớn. Trong tự nhiên, vàng kim loại tồn tại dưới dạng vảy nhỏ lẫn trong đất, cát, tại các kẽ nứt trong lớp đá lòng sông, những nơi rẽ dòng, bên dưới những tảng đá ở chỗ trũng và những lớp bùn, sỏi đá bị rễ cây cản lại, hay phân tán trong các mỏ thạch anh. Hàm lượng vàng trong vỏ trái đất khoảng 4,3.10-7 %. Trong nước biển, vàng chiếm một hàm lượng trung bình khoảng 5.10-7 %. 14 1.1.3. Đơn vị đo lường – Công thức tính toán, quy đổi Trong giao dịch tiền tệ quốc tế, theo tiêu chuẩn ISO 4217, XAU là mã tiền tệ tiêu chuẩn của 1 Troy Ounce vàng. Như vậy, trên thế giới, vàng được đo lường theo hệ thống khối lượng troy ounce (oz). Troy là đơn vị đo có từ thời Trung cổ, có nguồn gốc từ một địa danh của nước Pháp (Troyes). Tại Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là cây (lượng hay lạng) hoặc chỉ. Một cây vàng bằng 10 chỉ vàng. Tuổi (hàm lượng) vàng được tính theo thang độ K (karat), một Karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất hay vàng 99,99% tương đương với 24K. Vàng dùng trong trang sức thông thường gọi là vàng tây, có tuổi khoảng 18K, xấp xỉ với hàm lượng vàng là 75%. Bảng 1.1 Đơn vị đo lường của vàng Thế giới Khối lượng Việt Nam 1 Troy ounce (oz) 1 Cây (lượng) = 31,1034 g = 37,5 g = 0,8294 cây = 1,20555 oz 24K 99,99% 18K 75% 14K 58,33% USD/ oz VND/ cây Hàm lượng Đơn vị yết giá Công thức quy đổi giá vàng từ đơn vị USD/oz sang đơn vị VND/cây : = (Giá vàng thế giới + Chi phí vận chuyển + Phí bảo hiểm) * (1+ Thuế nhập khẩu) * 1,20555 * Tỷ giá USD/VND + Phí gia công Như vậy, nếu giá vàng thế giới là 1.000 USD/oz và Chi phí vận chuyển ước tính : 0,75 USD/ oz Phí bảo hiểm ước tính : 0,25 USD/ oz Thuế nhập khẩu vàng : 1% 15 Tỷ giá USD/VNĐ : 17.780 VNĐ/USD Phí gia công vàng miếng : 30.000 VNĐ Giá vàng trong nước sẽ bằng : (1.000 + 0,75 + 0,25) * 1,01 * 17.780 * 1,20555 + 30.000 đ = 21.700.675 đ 1.2. Giá trị sử dụng, ứng dụng của vàng 1.2.1. Giá trị sử dụng của vàng Vàng có giá trị vô cùng to lớn trong cuộc sống của con người từ xưa tới nay, được coi là “Vua của các kim loại”, là kim loại quý được sử dụng từ rất lâu qua các thời đại trong lịch sử. Vàng có nhiều đặc tính tự nhiên quý hiếm nên trong suốt quá trình nhân loại phát triển, thông qua lao động đã làm cho vàng trở thành đồ trang sức có giá trị. Dần dần, với sự phát triển của ngành mỹ nghệ kim hoàn, vàng phục vụ cho các hoạt động tôn giáo và biểu thị quyền lực như đồ dùng bằng vàng, công trình mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc vàng trong đền thờ, cung điện, các đồ vật trang trí của vua chúa, hoàng tộc. Ngoài giá trị trang trí, trang sức, khi khoa học kỹ thuật phát triển vàng còn có những tính năng đặc biệt như sử dụng trong nha khoa để trám răng, bịt răng, làm răng giả… trong công nghiệp dùng làm các linh kiện, thiết bị… Như vậy, trước khi trở thành tiền tệ, vàng cũng chỉ là một hàng hoá thông thường. Vai trò của vàng chỉ thật sự tối quan trọng trong đời sống con người kể từ khi nó mang hình thái tiền tệ. Vì lúc đó, nó có thể trực tiếp được chuyển hoá thành bất kỳ hàng hoá nào. Đây mới chính là động lực thúc đẩy con người không ngừng tìm kiếm, khai thác, chế tác và tích trữ vàng nhằm sử dụng vàng trên khía cạnh giá trị nhiều hơn khía cạnh sử dụng 1.2.2. Ứng dụng, vai trò của vàng Trên thế giới, vàng được sử dụng chủ yếu vào mục đích trang sức, chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu nhu cầu vàng vật chất của toàn thế giới (chiếm khoảng 70%). Ngoài ra, vàng còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ 16 thuật như điện tử, hàng không, y tế,... trong đời sống xã hội như tiền tệ, nha khoa, huy chương,... Nhu cầu đối với vàng vật chất phục vụ cho ngành công nghiệp: Mỗi năm thế giới tiêu thụ khoảng 400 tấn vàng trong ngành công nghiệp (12%), vàng là kim loại được sử dụng đầu tiên trong tiến trình phát triển kỹ thuật do tính năng dễ chế tác, dễ nấu chảy, độ tinh khiết cao cùng với độ sáng bóng, không dễ bị bào mòn. Đối với Chính phủ, Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nước : Vàng cùng với các ngoại tệ mạnh khác được dùng để dự trữ ngoại hối. Đối với các nhà đầu tư (NĐT): Cấu trúc kinh tế, địa chính trị toàn cầu luôn tồn tại nhiều bất ổn, quan niệm đầu tư là trong danh mục đầu tư cần phải bao gồm những tài sản có giá trị thật như hàng hóa để bảo vệ giá trị của đồng tiền khi xảy ra các rủi ro đối với sự mất giá của các tài sản tài chính khác. Vàng cùng với các kim loại quý khác được xem là nơi ẩn náu an toàn của giá trị. Những tính năng đa dụng đến kinh ngạc của vàng trong cuộc sống :  Điện tử : Vàng dùng trong các công tắc, bộ chuyển mạch, rơle và các khớp nối; trong các thiết bị bán dẫn, các dây hoặc mảnh vàng dùng để kết nối các chi tiết như bóng bán dẫn với các vi mạch, liên kết các chip điện tử trong bảng mạch.  Y học : Đồng vị vàng Au – 198 được dùng điều trị ung thư. Điều trị chứng viêm khớp và các bệnh liên quan đến gan, tai và mắt. Vàng được sử dụng trong nhóm thuốc giúp giảm quá trình phát triển của bệnh viêm khớp, có tên là DMARD giúp chữa cơn đau và vết sưng trong các khớp xương.  Nha khoa : Vàng đã được ứng dụng trong nha khoa từ cách đây hơn 3.000 năm. Những người Etrusca sống vào thế kỷ thứ 7 sau công nguyên đã dùng các mẫu vàng để thay thế những chiếc răng bị hỏng. Thế kỷ 16, một cuốn sách khảo cứu nha khoa đã giới thiệu vàng lá như là 1 vật liệu để lấp các lỗ hỏng trong răng. 17 Ngày nay, vàng được dùng trong nha khoa phục hồi, đặc biệt trong phục hồi răng như thân răng và cầu răng giả.  Hàng không và du hành vũ trụ : Không có vàng, con người sẽ chẳng bao giờ đặt chân đến mặt trăng. Vàng được thiết kế thành bảng dày 0,15mm, do có khả năng phản xạ tốt nên sử dụng trong các chương trình vũ trụ như một tấm khiên chống lại bức xạ mặt trời. Vàng là được xem là một nhân tố trung tâm không thể thiếu trong các tiêu chuẩn an toàn bay vào không gian. Vàng được sử dụng trong quá trình chế tạo tàu vũ trụ, tập trung ở những bộ phận bằng hợp kim đồng thau, buồng nhiên liệu, hệ thống điện tử.  Bảo vệ môi trường - Công nghệ xanh : Công nghệ xanh là mô hình khoa học khuyến khích nghiên cứu chế tạo ra các hóa phẩm công nghiệp và quy trình sản xuất giúp giảm thiểu việc sử dụng và gia tăng hàm lượng các chất nguy hiểm. Vàng được sử dụng làm chất xúc tác đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển của công nghệ xanh. Chất xúc tác là một chất hoặc vật liệu có tác dụng thúc đẩy các phản ứng hóa học diễn ra nhanh hơn mà không tiêu tốn nhiều năng lượng, là thành phần hết sức cần thiết trong nhiều quy trình công nghiệp khác nhau, ngành sản xuất hoá phẩm, thực phẩm và các vật liệu mới. Vì vậy, vàng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển các công nghệ tương lai với mục đích giảm thiểu ô nhiễm và tiết kiệm năng lượng cụ thể như : thanh lọc nguồn nước, kiểm soát lượng khí thải rắn trong không khí… Ví dụ như bộ chuyển điện bằng chất xúc tác để kiểm soát và giảm bớt lượng khí thải trên các xe ôtô.  Công nghệ Nano : Không giống carbon, vàng không gắn kết với tất cả mọi thứ mà chỉ có tác dụng với một số đối tượng nhất định. Khi vàng chọn được nơi định vị, các kỹ thuật viên có thể tìm thấy những vị trí và gắn kết các vật liệu khác vào đó một cách dễ 18 dàng… Khám phá này cho phép các kỹ sư công nghệ nano sử dụng nhiều hơn các thao tác tinh vi trong việc tạo ra các chất mới hiệu quả và nhanh chóng hơn.  Trang trí, thiết kế : Vàng được sử dụng thiết kế cho nhiều đối tượng khác nhau, từ đồ trang sức, mặt đồng hồ, bút máy, gọng kính cho đến đồ nội thất trang trí phòng tắm… Xét trên thực tế, hình thức sử dụng phổ biến của vàng là vàng lá, được trưng dụng từ nhiều thế kỷ nay để trang trí mái vòm hoặc trần nhà trong công trình kiến trúc, do khả năng chống bào mòn của vàng đồng nghĩa với việc tuổi thọ của các tác phẩm bằng vàng sẽ lâu hơn rất nhiều so với thông thường. Khả năng phản xạ sức nóng mùa hè và cái lạnh mùa đông của vàng đã biến nó thành vật liệu chế tạo các tấm kính mạ vàng ở nhiều toà nhà hiện đại. Những tấm kính phản xạ này có thể giảm sức nóng và hơi lạnh xuống đến 40%. Thậm chí, hiện nay vàng còn được sử dụng trong mỹ phẩm như kem dưỡng da chứa hạt vàng, đắp vàng lá 24K để dưỡng da mặt. 1.3. Giá trị và quá trình phát triển giá trị của vàng 1.3.1. Giá trị của vàng Trong lịch sử tiền tệ thế giới, vàng được coi như là một đồng tiền đặc biệt, là loại tiền đầu tiên được lưu hành trong lịch sử phát triển loài người. Vàng giữ vai trò như một vật ngang giá chung ổn định bền vững, lâu đời nhất, hội tụ đầy đủ cả 5 chức năng của đồng tiền: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ và đồng tiền quốc tế. Do đó, khi có bất cứ yếu tố bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội xảy ra, đồng tiền mất giá nhưng vàng vẫn bảo tồn giá trị và được các NĐT nắm giữ nhiều nhất. 1.3.2. Quá trình phát triển giá trị của vàng 1.3.2.1. Thời kỳ trao đổi hiện vật Trong thời kỳ nguyên thuỷ, loài người sống thành bầy đàn trong những hang động. Lúc đầu là các hoạt động săn bắt hái lượm và sau đó nuôi trồng, sản xuất để đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng. Lúc này, trong xã hội loài người xuất hiện 19 những bộ lạc khác nhau, để có những vật phẩm cần thiết mà mình không có, con người đã trực tiếp trao đổi giữa những vật phẩm mình có với vật phẩm mình cần theo quan hệ tỉ lệ về số lượng và chất lượng. Lúc đó, vàng cũng tham gia vào trao đổi hiện vật với tư cách là một hàng hoá có những tính năng thoả mãn nhu cầu cụ thể trong đời sống sinh hoạt con người như bao loại hàng hoá khác. Vì vậy, vàng là sản phẩm của lao động có giá trị vì lao động trừ tượng của con người đã được vật chất hoá trong nó. Nhưng với quá trình tăng dân số, tăng năng suất lao động với sự phân công lao động ngày càng rõ ràng, hiệu quả nên sản xuất ra nhiều của cải vật chất hơn. Kéo theo nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, làm xuất hiện một số vật đóng vai trò trung gian trao đổi. Những vật này phải mang những tính chất như: phổ biến, thông dụng và được ưa chuộng. Do đó, chỉ có một vài hàng hoá đủ tiêu chuẩn gồm: kim loại, lương thực, gia súc … Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi hiện vật với trung gian là lương thực, súc vật đã gặp không ít khó khăn về khó vận chuyển, lưu giữ, chia nhỏ khi cần trao đổi nên dần dần chúng mất dần giá trị vật ngang giá chung. Và lúc này hàng hoá kim loại có nhiều ưu điểm đã chiếm phần lớn trong các giao dịch buôn bán. 1.3.2.2. Thời kỳ vàng có hình thái tiền tệ Từ suốt quá trình phát triển của nhân loại, vàng là một hàng hoá đặc biệt, được chọn làm vật trung gian trao đổi ngang giá, giao hoán và bảo tồn giá trị phổ biến nhất. Với ưu điểm vượt trội hơn những hàng hoá khác làm vật trung gian trao đổi phổ biến, đó là dễ đồng hóa nhất về mặt chất lượng, dễ chia thành những đơn vị nhỏ về mặt số lượng, dễ bảo quản, cất trữ, duy trì giá trị trao đổi trong một thời gian dài, nên vàng được chọn làm chức năng tiền tệ. Vàng là một loại hàng hoá không quá dồi dào, nhưng cũng không quá khan hiếm, nên các quốc gia, các dân tộc đều có thể chọn vàng làm tiền. 1.3.2.3. Thời kỳ vàng là một loại tiền tệ chính thống 20 Đây là thời kỳ gắn liền với việc phát triển tiền vàng và chỉ có nhà nước mới có quyền phát hành tiền vàng. Trong thời kỳ này, vàng thể hiện đầy đủ 5 chức năng tiền tệ của mình: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ và đồng tiền quốc tế. 1.3.2.4. Thời kỳ vàng đóng vai trò khả hoán : Vàng đảm bảo giá trị cho các tiền tệ khác ngoài tiền kim loại (tiền vàng, tiền bạc). Với vai trò này, vàng phải đảm bảo các điều kiện sau: - Điều kiện tiên quyết - khả hoán: số tiền giấy phát hành bất cứ lúc nào cũng có thể đổi lấy tiền thực (tiền vàng) tại ngân hàng phát hành. - Điều kiện dự trữ pháp định: để bảo đảm cho điều kiện khả hoán, ngân hàng phát hành phải luôn luôn tồn trữ một số vàng tương ứng với số tiền giấy đã phát hành. - Những người lãnh đạo ngân hàng được sự bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Nhà nước. - Ngân hàng phát hành phải trả một số thuế trên giá trị số tiền giấy phát hành thặng dư so với số vàng bảo đảm. - Mỗi khi Nhà nước cần tiền, ngân hàng phải phát hành cho vay không lấy lãi. 1.4. Tình hình sản xuất, khai thác và tiêu thụ vàng trên thế giới và Việt Nam : 1.4.1. Tình hình khai thác vàng trên thế giới : Quốc gia có nhiều mỏ vàng cũng như có trữ lượng vàng nhiều nhất thế giới là Nam Phi. Trong hơn 120 năm qua, Nam Phi luôn đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác vàng nhưng 10 năm qua đã giảm tốc độ nhiều, từ hơn 70% sản lượng thế giới (năm 1970) xuống còn 20% (năm 1997) và 11,8% (năm 2006). Trong tháng 8/2009, sản lượng vàng của Nam Phi đã giảm 2,9% so với tháng 7 và giảm 11% so với tháng 8/08. Trong 5 năm, sản lượng vàng của Trung Quốc đã tăng 34,84% và đã trở thành nước sản xuất vàng lớn nhất trên thế giới trong năm 2007, 2008.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng