Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển thương hiệu ohe thông qua truyền thông marketing tích hợp online-offl...

Tài liệu Phát triển thương hiệu ohe thông qua truyền thông marketing tích hợp online-offline với các phương tiện truyền thông xã hội

.PDF
25
272
77

Mô tả:

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- NGUYỄN THỊ HOA PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU OHE THÔNG QUA TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP ONLINE-OFFLINE VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2012 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phú Hưng Phản biện 1:……………………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………………….... Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm .............. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công ty TNHH Openasia thiết bị nặng Việt Nam (OHE) là một trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài thuộc tập đoàn Openasia group, chuyên nhập khẩu các sản phẩm máy móc như máy khoan đá, búa đá thủy lực SANDVIK và các loại xe tải trọng tải lớn Iveco và Volvo phục vụ cho hầu hết nhu cầu của các doanh nghiệp xây dựng và khai thác than đá ở Việt Nam. Công ty hiện gặp nhiều khó khăn trong việc đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ vì số lượng đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng lên trong khi công ty tham gia thị trường xe tải chưa được lâu, khách hàng còn chưa biết đến. Do đó, phát triển thương hiệu cho công ty có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Người tiêu dùng ngày nay khôn ngoan hơn, họ không còn chỉ nghe về thương hiệu của bạn mà còn có thể nói về thương hiệu của bạn. Chính vì thế, internet và các mạng xã hội là môi trường lý tưởng và quan trọng để các doanh nghiệp phát triển thương hiệu trực tuyến, trong đó không thể thiếu truyền thông marketing tích hợp online-offline. Chính vì các lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển thương hiệu OHE thông qua truyền thông marketing tích hợp online-offline với các phương tiện truyền thông xã hội” với mong muốn sẽ đưa ra một phương thức tiếp cận thị trường bổ sung cho OHE nhằm đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh. 2.Mục đích nghiên cứu  Đánh giá công tác xây dựng thương hiệu OHE.  Xác định những vấn đề cần giải quyết để phát triển thương hiệu OHE.  Đề xuất một số giải pháp phát triển thương hiệu thông qua truyền thông marketing tích hợp online-offline với các phương tiện truyền thông xã hội 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH Openasia thiết bị nặng Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu: Phát triển thương hiệu trên cơ sở xây dựng chiến lược truyền thông Marketing tích hợp online-offline với các phương tiện truyền thông xã hội. 2 4.Phương pháp nghiên cứu Về mặt lý luận: Tổng kết các lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước đây về lĩnh vực truyền thông marketing tích hợp online-offline với các phương tiện truyền thông xã hội và thương hiệu Về mặt phương pháp tiếp cận: Thu thập các dữ liệu cần thiết từ các nguồn có sẵn về marketing và các bài học thành công từ một số doanh nghiệp để tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động phát triển thương hiệu Công ty OHE. 5.Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:  Chương 1: Thực trạng việc phát triển thương hiệu của OHE  Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển thương hiệu và truyền thông Marketing  Chương 3: Một số giải pháp phát triển thương hiệu OHE thông qua truyền thông marketing tích hợp online-offline với các phương tiện xã hội 3 THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY 1.1 Giới thiệu về Công ty 1.1.1 Tổng quan về Công ty 1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của OHE CHƯƠNG 1. OHE viết tắt từ cụm từ tiếng anh “Openasia Heavy Equipment”, được dịch sang tiếng việt là công ty TNHH MTV Openasia thiết bị nặng Việt Nam. Công ty được thành lập tại Việt Nam từ năm 1999. Công ty là một trong những công ty con, liên doanh 100% vốn nước ngoài thuộc tập đoàn Openasia của Hồng Kông. 1.1.1.2 Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty OHE a. Chức năng nhiệm vụ  Cung cấp thiết bị bốc xúc, dụng cụ khoan đá, thiết bị khoan khai thác, thiết bị bốc xúc và vận chuyển, các thiết bị khai thác hầm lò do hãng Sanvik sản xuất;  Cung cấp các thiết bị đào phá đá và các công trình xây dựng, thiết bị nghiền sàng đá, thiết bị thi công hầm toàn tiết diện của Sanvik (Thụy Điển);  Cung cấp thiết bị bốc dỡ vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị nghiền đặc biệt cho ngành Xi măng và mỏ, các loại khớp nối thủy lực của Sanvik;  Cung cấp các loại xe tải trọng tải lớn như hãng Iveco(Italia), Volvo(Thụy điển); Cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo hành lưu động 24h/ngày. 4 b. Cơ cấu bộ máy tổ chức của OHE Tổng giám đốc công ty P. Bán hàng Giám đốc bán hàng P. Maketing Giám đốc Marketing P. Hành chính kế toán Giám đốc HC- kế toán P. Sau bán hàng Giám đốc sau bán hàng Chi nhánh Trung tâm Trụ sở Showroom tại Bình bảo hành chính tại xe tải Long Dương Volvo và Hà nội Sanvik biên-Hà nội Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty OHE (Nguồn : Tài liệu nhân sự của OHE năm 2010) 1.1.2 Kết quả kinh doanh của OHE trong giai đoạn 2010-2012 1.1.2.1 Doanh thu kinh doanh của OHE trong giai đoạn 2010-2012 5 Hình 1.2: Biểu đồ doanh thu hàng tháng của OHE năm 2010 và 2011 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của OHE năm 2010-2012) So sánh số liệu doanh thu kinh doanh quý 1 năm 2012 với quý 1 năm 2010 và 2011 của OHE ta có bảng 1.1: Bảng 1.1: Doanh thu quý I giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: Triệu VNĐ STT 1 2 3 4 Chỉ tiêu doanh thu Quý 1-2010 Quý 1-2011 Quý 1-2012 1 Tổng doanh thu 24,136 28,615 53,653 2 Doanh thu phụ tùng 18,429 26,372 22,672 3 Doanh thu thiết bị 5,707 2,243 30,981 9,353 18,687 4Mức tăng doanh thu của quý (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của OHE năm 2010-2012) 6 1.1.2.2 Lợi nhuận kinh doanh của OHE giai đoạn 2010-2012 Hình 1.4: Biểu đồ lợi nhuận hàng tháng năm 2010 và 2011 của OHE (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của OHE năm 2010-2012) Bảng 1.2: Lợi nhuận quý I giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: Triệu VNĐ STT 1 2 3 4 Chỉ tiêu lợi nhuận Tổng lợi nhuận Lợi nhuận phụ tùng Lợi nhuận thiết bị Mức tăng lợi nhuận của quý Quý 1-2010 8,105 5,848 2,257 Quý 1-2011 Quý 1-2012 4,429 3,914 515 9,391 5,516 3,875 (3,676) 4,962 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của OHE năm 2010-2012) 1.2 Những thách thức và cơ hội đặt ra cho OHE 1.2.1 Thị trường và nhu cầu khách hàng về sản phẩm thiết bị nặng, vận tải thay đổi  Nhu cầu mua sắm đầu tư trang thiết bị vận tải của các doanh nghiệp vận tải, xây dựng đang giảm sút.  Việc cấm xe tải nặng lưu hành vào các thành phố lớn trong giờ cao điểm, khiến khách hàng chuyển sang sử dụng xe tải hạng nhẹ nhiều hơn. 7  Ảnh hưởng của việc tăng giá của xăng dầu, các doanh nghiệp chuyển sang sử dụng các phương tiện vận chuyển cỡ nhỏ, do đó các sản phẩm xe tải lớn của công ty cũng gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận thị trường. 1.2.2 Công nghệ sản xuất của sản phẩm thay đổi nhanh  Mỗi doanh nghiệp đều chọn cho mình một loại sản phẩm nhất định ứng với một thị trường khách hàng mục tiêu nhất định.  Các doanh nghiệp xây dựng cho mình một hệ thống bảo hành, bảo dưỡng tương đối chuyện nghiệp, trải rộng trên mọi miền.  Doanh nghiệp trong nước chủ yếu chỉ lắp ráp các loại xe tải hạng nhẹ.  Thị trường xe tải nhập vẫn luôn rộng mở, vấn đề là phải có một chiến lược riêng trong lĩnh vực này.  Mấu chốt của việc bán được nhiều xe nhập lại phụ thuộc chính vào cải tiến. 1.2.3 Các trở ngại từ các thể chế trên thị trường  Nhà nước hạn chế việc nhập khẩu ô tô bị hạn chế rất nhiều.  Ngoài ra nhà nước cũng thực hiện đánh thuế cao với các các trang thiết bị nhập khẩu.  Ngân hàng nhà nước hạn chế không bán USD cho nhà nhập khẩu.  Các thủ tục hành chính, hải quan, thuế thanh toán chưa thuận tiện. 1.2.4 Cơ hội kinh doanh đặt ra cho OHE  Khách hàng vẫn ưu tiên những sản phẩm có chất lượng cao.  Công ty, tổng công ty lớn luôn mong muốn hợp tác và làm việc với các đối tác có dịch vụ bán hàng và sau bán hàng tốt.  Công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại của sản phẩm thiết bị nặng luôn là mối quan tâm của các doanh nghiệp  Cơ hội sử dụng thế mạnh của công nghệ Internet và các phương tiện truyền thông xã hội ngày càng cao. 8 1.3 Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu OHE 1.3.1 Nhận thức về vấn đề thương hiệu và thiết kế thương hiệu của OHE 1.3.1.1 Nhận thức về thương hiệu OHE Trước năm 2005, công tác truyền thông thương hiệu của OHE nói riêng và hoạt động truyền thông marketing nói chung chưa được lãnh đạo quan tâm đúng mức. Thương hiệu OHE mới chỉ được khách hàng hiện tại biết đến. Logo của OHE được nhiều người nhận diện là của Tập đoàn Openasia. Trang web của riêng công ty chưa có, vẫn chỉ có website của tập đoàn, nhưng cũng không được update thường xuyên, dường như bỏ không, không dùng tới. Chỉ có một số bài báo đăng tải trên trang web của ngành xây dựng. Ngoài ra, công ty cũng tham gia một số hoạt động triển lãm sản phẩm như triển lãm quốc tế về phương tiện giao thông và nhiên liệu. 1.3.1.2 Thiết kế thương hiệu OHE  Tên thương hiệu: Openasia Heavy Equipment- Tên tiếng anh  Logo Biểu tượng logo cũ của OHE Biểu tượng logo mới của OHE  Ý nghĩa của logo: Biểu tượng logo của công ty được nhấn mạnh ba chữ cái đầu O, H, E viết tắt tên tiếng anh của công ty. Openasia nghĩa là mở rộng ra châu Á, vì thế chữ cái O trong chữ Open được để mở,thể hiện xu hướng mở rộng ra bên ngoài. Các nguyên liệu marketing được thiết kế một cách chuyên nghiệp. 1.3.2 Quản lý và phát triển thương hiệu của OHE: Qua quá trình vận hành ngoài thực tế công trường, các doanh nghiệp đánh giá cao chất lượng của sản phẩm. OHE đã phối hợp với các chuyên gia hãng Sandvik tổ chức buổi Hội thảo với chuyên đề: “Các sản phẩm của Sandvik đối với ngành Xây dựng tại Việt Nam”. Mục tiêu phát triển trong thời gian tới, 9 OHE sẽ tập trung vào các dòng sản phẩm thế mạnh như thiết bị vận tải, sàng tuyển và thiết bị khoan với chất lượng tiêu chuẩn châu Âu để giành thị phần cao nhất. Hiện tại các khách hàng biết đến công ty mới chỉ tập trung ở các khách hàng thuộc lĩnh vực xây dựng và thị trường than mỏ Quảng Ninh. 1.3.3 Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty 1.3.3.1 Khâu truyền thông thương hiệu mảng thiết bị của công ty còn yếu Doanh thu của công ty chủ yếu từ mảng phụ tùng, cung cấp phụ tùng Sanvik, Volvo cho những khách hàng đang sử dụng thiết bị của công ty trước đó. Nguyên nhân là mảng truyền thông thương hiệu về thiết bị chưa được công ty quan tâm đúng đắn. 1.3.3.2 Quá trình truyền thông thương hiệu chưa mang tính hợp nhất Hoạt động truyền thông thương hiệu mang tính nhỏ lẻ, chưa mang tính tập trung và mở rộng quy mô lớn. Nguyên nhân là do công ty OHE chưa xây dựng định hướng, kế hoạch truyền thông cụ thể, đối với từng chương trình xúc tiến bán hàng, hay giai đoạn phát triển của sản phẩm. 1.3.3.3 Hoạt động marketing của công ty còn chưa được chuyên nghiệp Các hoạt động marketing còn chưa mang tính chuyên nghiệp,và chưa chú ý đến việc tăng cường hơn trên các phương tiện truyền thông xã hội, mới chỉ dừng lại ở những bài báo viết trên trang web của các công ty xây dựng và khoáng sản cũng như tạp chí trong ngành. Nguyên nhân là nguồn nhân lực bộ phận Marketing còn yếu kém, chưa bắt kịp theo xu thế Marketing hiện đại của thế giới. 10 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VÀ TRUYỀN THÔNG MARKETING 2.1 Các thành phần tạo nên thương hiệu và quy trình xây dựng thương hiệu 2.1.1 Khái niệm thương hiệu CHƯƠNG 2. Theo Philip Kotler: “Thương hiệu là một hình tượng về một doanh nghiệp, hoặc một loại, hay một nhóm hàng hóa, dịch vụ trong con mắt khách hàng; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác, hoặc để chính phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.” 2.1.2 Sức mạnh của thương hiệu 2.1.2.1 Lợi ích của thương hiệu đối với công ty  Tăng cường các chương trình thu hút khách hàng mới và lưu giữ khách hàng cũ.  Gia tăng lòng trung thành của khách hàng đối với công ty.  Đem lại giá trị thặng dư cao hơn thông qua việc đạt được mức giá cao hơn và ít nhờ cậy đến cổ động hơn.  Giảm chi phí truyền thông rất nhiều  Giá trị thương hiệu là đòn bẩy trong kênh phân phối.  Mang lại lợi thế cạnh tranh và cụ thể là sẽ tạo ra rào cản để hạn chế sự thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới. 2.1.2.2 Lợi ích của thương hiệu đối với khách hàng Theo Paul Smith and Ze Zook [11, tr. 34-35], thương hiệu có những lợi ích với khách hàng như sau: Thương hiệu giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian; Thương hiệu giúp khách hàng giảm rủi ro gặp phải; Thương hiệu thỏa mãn các nguyện vọng của khách hàng. 11 2.1.3 Các thành phần tạo nên thương hiệu 2.1.4 Xây dựng và quản lý thương hiệu 2.1.4.1 Một số điều kiện cơ bản xây dựng thương hiệu 2.1.4.2 Mô hình xây dựng thương hiệu 2.1.4.3 Những tiêu chuẩn để tạo ra thương hiệu mạnh 2.1.4.4 Quá trình quản lý thương hiệu Quá trình quản lý thương hiệu được tiến hành theo các bước cơ bản sau: Hình 2.1: Quá trình quản lý thương hiệu 2.2 Lý thuyết về truyền thông marketing 2.2.1 Khái niệm truyền thông marketing Theo Philip Kotler, Truyền thông marketing là các hoạt động truyền thông tin một cách gián tiếp, hay trực tiếp về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sản phẩm và mua sản phẩm của doanh nghiệp.[4] 2.2.2 Vai trò của truyền thông marketing  Thông tin cho khách hàng tiềm năng biết được những lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng.  Giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp.  Giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của công ty. 2.2.3 Các mô hình truyền thông marketing 2.2.3.1 Các công cụ truyền thông marketing Quảng cáo; Quan hệ công chúng; Tuyên truyền; Kích thích tiêu thụ; Bán hàng cá nhân; Marketing trực tiếp; Truyền miệng 12 2.2.3.2 Mô hình truyền thông marketing Hình 2.2: Mô hình truyền thông marketing (Nguồn:Bài giảng truyền thông marketing của TS. Nguyễn Thượng Thái) 2.2.4 Các công cụ marketing trên các phương tiện truyền thông xã hội  Mạng xã hội; Tin nhắn nhanh; Gieo mầm điện tử; Các trang truyền thông xã hội khác; Tin nhắn thương hiệu 2.2.5 Sức mạnh của truyền thông marketing tích hợp với các phương tiện truyền thông xã hội 2.2.5.1 Khái niệm về truyền thông marketing tích hợp IMC là việc phối hợp tất cả các hoạt động xúc tiến như quảng cáo, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng nhằm tạo ra một thông điệp xúc tiến nhất quán, rõ ràng hướng tới công chúng mục tiêu. Quá trình phát triển của IMC: Có bảy mức độ phát triển của IMC đã được nhận diện như sau: Nhận biết nhu cầu cần phải hợp nhất; Hợp nhất hình ảnh; Hợp nhất chức năng; Hợp nhất phối hợp; Hợp nhất dựa vào người tiêu dùng; Hợp nhất dựa vào người dự phần; Hợp nhất quản lý mối quan hệ 13 2.2.5.2 Vai trò của các phương tiện truyền thông xã hội trong marketing  Đưa ra một đặc tính đặc trưng để công chúng nhận ra công ty và các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp.  Tạo ra các mối quan hệ qua việc sử dụng truyền thông xã hội  Giúp công ty trở nên “thật và sống động” hơn trong mắt người tiêu dùng và khách hàng.  Truyền thông xã hội để kết nối các doanh nghiệp cùng ngành  Sử dụng truyền thông xã hội để giao tiếp và đưa ra sự tương tác với những khách hàng tiềm năng, mong đợi của công ty. 2.2.5.3 Ưu điểm của truyền thông marketing trực tuyến Chi phí hợp lý; Hiệu quả cao; Công nghệ tiên tiến; Tính tương tác cao; Dễ xác định phân khúc khách hàng mục tiêu 2.2.5.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông thương hiệu Quản lý và đánh giá các hoạt động truyền thông thương hiệu không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và nếu đánh giá thì cũng chỉ mang tính chất tương đối. Không có một tiêu chuẩn hoặc mô hình mẫu nào để đo lường chính xác mức độ thành công của các chương trình truyền thông thương hiệu. 2.3 Tổng hợp các nghiên cứu về truyền thông marketing tích hợp onlineoffline với các phương tiện truyền thông xã hội 2.3.1 Kinh nghiệm thiết kế và quản lý truyền thông marketing tích hợp online-offline của một số công ty trên thế giới 2.3.1.1 Kinh nghiệm quảng cáo online công ty T-Mobile Theo nghiên cứu của Smith và Zook [11, tr. 300-04] về mối quan hệ có hệ thống và sự tin tưởng giữa khách hàng với T-Mobile, một trong những công ty điện thoại hàng đầu của Anh. Công ty nghiên cứu và thấy rằng khách hàng ngày càng có văn hóa online, chia sẻ dữ liệu trực tiếp qua cuộc gọi, nhắn tin, gửi hình, và cập nhật Facebook. Thay bằng quảng cáo theo cách truyền thống, họ tập trung vào các sự kiện thực tế có sức thu hút để gây sự chú ý và tương tác 14 với đám đông, phóng viên truyền hình, phóng viên báo chí, những người viết blog, hộp thư truyền thanh và tặng quà online. Kết quả đạt được rất ấn tượng: Công ty đã có doanh số bán khách hàng trả trước tăng 61% từ tháng 9 đến 11 năm 2008. Công ty đạt kỷ lục về bán hàng và bóng đá, đưa doanh số quay lại mức của các Quý trước đó. 2.3.1.2 Chương trình xúc tiến bán hàng online của công ty Muzu.TV Theo nghiên cứu của Smith và Zook [11, tr. 374-76], Muzu.TV đã thực hiện hoạt động xúc tiến bán hàng online thành công. Muzu.TV là một công ty cung cấp dịch vụ video âm nhạc trực tuyến miễn phí rộng lớn mà được sản xuất rất nhiều bởi các nghệ sỹ, bằng sự lựa chọn ngẫu nhiên hay từ máy thu âm tự động. Thực tế cho thấy, thành công của Muzu.TV đến từ sự kết nối các yếu tố bao gồm các sự kiện có giá trị cao, hoạt động xúc tiến bán hàng bên cạnh những video và các cuộc thi đấu diễn ra. Muzu.TV đã và đang sử dụng thành công với chiến dịch đa đạng hóa các phương tiện truyền thông xã hội được xây dựng với nội dung xúc tiến bán. Chiến lược: tạo ra nội dung truyền thông xã hội từ người xem cho những bộ phim âm nhạc và video được tập hợp theo cách độc nhất vô nhị để gia tăng giá trị thêm nhiều lần cho tất cả khán giả của Muzu.TV và tạo ra một đoạn thu âm sống động cho bộ phim một cách chân thực. Kết quả: Muzu.TV đã gia tăng số lượng người truy cập vào trang web, có sự chia sẻ nhiều hơn trên My space, facebook, doanh số cung cấp các dịch vụ tăng lên rất nhiều. 2.3.1.3 Chiến dịch markeing tự động của Acronis Ví dụ điển hình về chiến dịch gửi thư marketing trực tiếp online của Smith và Zook [11, tr. 392-97]. Acronis là một công ty phần mềm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ quản lý back-up và phục hồi hoạt động hệ thống bị lỗi. Mục tiêu: Để nhắm khách hàng mới tại Anh với mức đạt được khoảng 65 người tham dự một hội thảo trên web. Chiến lược: CleverTouch tiếp thị triển khai một chiến lược nhằm thông báo cho những nhà quản lý tổ chức thông tin về thói quen gần đây trong lưu trữ, back-up và phục hồi trong khi đối tượng được xác nhận là bất kỳ một liên lạc nào hiện vẫn tồn tại và có liên quan. Acronis đã gửi email theo 05 bước gửi mail theo thứ tự, một cách tự động và 15 hiệu quả cho khách hàng. Kết quả: So với mục tiêu đạt được 65 người tham dự hội thảo dựa trên kinh nghiệm và quá khứ, và kết quả là hơn 140 người tham dự với hơn 10 cơ hội bán hàng. 2.3.2 Nghiên cứu thị trường khách hàng sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội: Thống kê của ComSore năm 2010 cho thấy, số người dùng phương tiện truyền thông hiện đại đang không ngừng tăng lên. Quyền lực của Google và những công cụ tìm kiếm khác không được coi nhẹ. Truyền thông trên mạng xã hội vẫn là một trong những ngành công nghiệp trực tuyến được mở rộng nhanh nhất và tiếp tục phát triển như là một nguồn quan trọng để tăng lượng truy cập cho các website bán lẻ. Một phối thức các kênh tiếp thị bao gồm online và offline là cách tốt nhất để đảm bảo cho sự thành công. 2.4 Bài học rút ra cho công ty OHE  Công ty OHE nên tận dụng thế mạnh của IMC online và offline.  OHE nên tạo lập các trung tâm kết nối với khách hàng trên các mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng, website để khách hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm và công ty.  OHE nên tận dụng các sự kiện nổi bật, các triển lãm, hội thảo, nơi tập trung đám đông, để xen vào việc trình diễn, giới thiệu sản phẩm gây ấn tượng thu hút khách hàng.  OHE nên kết hợp online-offline với các phương tiện truyền thông xã hội khác để tăng hiệu quả của công tác truyền thông marketing hơn. 16 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU OHE THÔNG QUA TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP ONLINE-OFFLINE VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 3.1 Hoạch định chiến lược Truyền thông marketing tích hợp online-offline với các phương tiện truyền thông xã hội 3.1.1 Thiết lập mục tiêu truyền thông IMC CHƯƠNG 3. - xác định công chúng mục tiêu - xác định mục tiêu truyền thông:  Đối với các sản phẩm xe tải Iveco Genlyon, mục tiêu đặt ra là mở rộng khả năng nhận thức của khách hàng về sản phẩm, tiếp đến những ưu điểm của loại xe so với những xe khác.  Đối với sản phẩm Volvo, mục tiêu là đề cao chất lượng xe dòng châu Âu, có khả năng chuyên chở lớn, tiết kiệm xăng, phù hợp với các doanh nghiệp vận tải, khai thác mỏ, xây dựng lớn, có nhu cầu hoạt động nhiều.  Đối với sản phẩm máy khoan, thiết bị khoan Sanvik, Tamrock, mục tiêu là đề cao chất lượng và tiêu chuẩn cao của một trong những hãng sản xuất có uy tín hàng đầu trên thế giới trong nhiều năm  Đối với mảng phụ tùng các thiết bị của Volvo; Sanvik; Iveco; Tamrock, mục tiêu là đề cao tính sẵn sang cung cấp, tư vấn sửa chữa, bảo hành lưu động 24/24, khuyến cáo thay thế và sử dụng phụ tùng chính hãng, thay thế bảo dưỡng kịp thời để các thiết bị được hoạt động hiệu quả, kéo dài thời gian hoạt động của thiết bị. - thiết kế thông điệp truyền thông tùy vào chương trình truyền thông khác nhau công ty có thể thiết kế nội dung thông điệp, cấu trúc thương hiệu phù hợp. 3.1.2 Xây dựng chiến lược IMC  OHE nên chuẩn bị nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp về Marketing.  OHE nên lựa chọn những công cụ truyền thông marketing tích hợp hiệu quả cao, chi phí thấp. 17  Xây dựng kế hoạch ngân sách cho chiến lược để có khả năng thực hiện hiệu quả, triệt để chiến lược.  Đánh giá thị trường và các tác động kinh tế, những yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến quá trình truyền thông marketing tích hợp. 3.2 Nhóm giải pháp phát triển thương hiệu trên các phương tiện truyền thông xã hội online 3.2.1 Nâng cấp website của công ty lên chuẩn website 2.0 Xây dựng website 2.0 là nhu cầu cần thiết đối với các công ty hiện nay. Điều cần thiết đối với công ty hiện nay là thiết kế trang web riêng của công ty, nâng cấp lên thành web 2.0, để khách hàng có thể chia sẻ thông tin về sản phẩm, cũng như dịch vụ của công ty đang cung cấp. Mặt khác, công ty nên thiết kế cho nhiều hình ảnh về sản phẩm của công ty như thiết bị vận tải Volvo, Iveco, các loại máy của Sanvik, mà công ty đang cung cấp. 3.2.2 Sử dụng Email Marketing 2.0 Email Marketing 2.0 có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và nhiều cách khác nhau. Nhưng để bắt đầu, công ty có thể thực hiện theo một số bước cơ bản sau: a. Thu thập địa chỉ Email Một số phương pháp thu thập thông tin khách hàng: Thu thập thông tin qua Website; mạng lưới quan hệ ; Một số nguồn khác; Cung cấp các bản báo cáo miễn phí, các tin tức hữu ích hoặc các phần mềm miễn phí; từ danh sách khách hàng hiện tại của công ty. b. Thiết kế và xây dựng nội dung Email  Nên chọn một kiểu định dạng như là thư tin tức, thiệp chúc mừng, thư ngỏ, chào hàng  Ngoài ra phải có phần hướng tới hành động cụ thể của khách hàng như: Click để xem bài viết trên website, hay một video, click để download tài 18 liệu miễn phí, click để chuyển tới một form đăng ký, bản survey, reply lại mail để nhận được một quà tặng lưu niệm nào đó v.v.  Công ty cũng nên tạo ra những email để duy trì mối quan hệ với khách hàng của bạn c. Gửi email và theo dõi kết quả chiến dịch 3.2.3 Thực hiện truyền thông trên các mạng xã hội Blog: Tạo blog “cá tính”: việc tạo “cá tính” hay còn gọi là đặc điểm riêng cho blog để trang blog không nghèo nàn, nhàm chán. Công ty cần nhấn mạnh những đặc điểm riêng và thế mạnh của công ty để khách hàng thấy sự khác biệt. Cập nhật thông tin: Công ty nên post bài ít nhất 3 lần một tuần, tốt hơn hết là post mỗi ngày một bài để blog của công ty trở thành một trong những nơi đầu tiên những người trong ngành nghĩ đến khi cần kiếm thông tin tin cậy. Tạo cách thức trao đổi thông tin hai chiều: Qua blog, khách hàng có thể đọc hoặc gửi yêu cầu tìm hiểu những thông tin mới về sản phẩm và dịch vụ hoặc có những lời nhận xét về dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp công ty ngay lập tức. Các mạng xã hội : Công ty OHE nên tạo một account dưới tên công ty Openasia thiết bị nặng Việt Nam trong mạng Facebook, Myspace, Twitter bắt đầu bằng một nhóm đối tượng khách hàng liên quan đến sản phẩm của công ty và công ty tiến hành update thông tin về sản phẩm cũng như giới thiệu về công ty. OHE cũng nên tích hợp những bảng câu hỏi điều tra nhu cầu và đánh giá của khách hàng về sản phẩm hay những nội dung liên quan đến sản phẩm, kết hợp một số hoạt động giải trí thu hút khách hàng vào xem hơn, đưa các đường link dẫn đến website của công ty hoặc những video, hình ảnh về sản phẩm và công ty nhiều hơn. 3.2.4 Triển khai chiến dịch mobile marketing OHE có thể áp dụng một số hình thức sau:  Tin nhắn: Khuyến khích khách hàng đăng ký vào danh sách nhận tin nhắn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan