Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển thị trường tiền tệ ở việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế...

Tài liệu Phát triển thị trường tiền tệ ở việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới

.PDF
235
137
91

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, số liệu, tư liệu trong luận án được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân bảo đảm tính khách quan và trung thực. Tác giả i MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ SAU KHI GIA NHẬP WTO .................................................................................. 19 1.1. Tổng quan về tiền tệ và thị trường tiền tệ ......................................................... 19 1.1.1. Lý luận chung về tiền tệ ............................................................................. 19 1.2. Nội dung phát triển thị trường tiền tệ sau khi gia nhập WTO ...................... 47 1.2.2. Các điều kiện để phát triển thị trường tiền tệ sau gia nhập WTO.............. 55 1.2.3.Sự cần thiết phải phát triển TTTT sau khi gia nhập WTO ......................... 59 1.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường tiền tệ của một số quốc gia sau khi gia nhập WTO và bài học cho Việt Nam ................................................................................ 61 1.3.1.Kinh nghiệm phát triển TTTT của một số quốc gia sau khi gia nhập WTO ... 61 1.3.2. Bài học kinh nghiệm vận dụng đối với Việt Nam ..................................... 74 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM .............................................................................................................. 78 2.1. Khái quát chung về sự phát triển của thị trường tiền tệ ở Việt Nam................. 78 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................. 78 2.1.2- Những cam kết về lĩnh vực tiền tệ khi gia nhập WTO .............................. 80 2.1.3. Hiện trạng của các thị trường bộ phận trong mô hình thị trường tiền tệ Việt Nam ...................................................................................................................... 81 2.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam theo tiêu chí cấu trúc thị trường giai đoạn sau khi gia nhập WTO ....................................... 123 2.2.1. Về hàng hóa (công cụ) tham gia vào thị trường....................................... 124 2.2.2. Về các chủ thể tham gia cung cầu trên thị trường.................................... 126 2.2.3. Về hệ thống thị trường. ............................................................................ 130 2.2.4. Về cơ chế hoạt động của thị trường. ........................................................ 135 2.2.5. Về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin ..................................................... 140 2.3. Đánh giá tổng quát về nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam. ........................................................................ 141 2.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu .......................................................... 142 ii 2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................. 143 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO ..................................... 148 3.1. Quan điểm và định hướng phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO .............................................................................................................. 148 3.1.1. Những căn cứ đề xuất quan điểm và định hướng phát triển TTTT ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO ............................................................................... 148 3.1.2.Quan điểm, định hướng và điều kiện phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO ............................................................................... 162 3.2. Giải pháp phát triển TTTT ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO ..................... 177 3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển và nâng cao chất lượng nguồn cung trên thị trường tiền tệ. ................................................................................ 177 3.2.2. Nhóm giải pháp thúc đẩy cầu trên thị trường tiền tệ................................ 188 3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến hoàn thiện cơ chế hoạt động của thị trường tiền tệ. ................................................................................................................. 193 3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của TTTT .............. 204 3.2.5. Tăng cường năng lực của hệ thống giám sát tài chính quốc gia .............. 205 3.3. Một số kiến nghị để phát triển TTTT ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO. .... 208 3.3.1. Đối với Chính phủ .................................................................................... 208 3.3.2. Đối với Bộ tài chính ................................................................................. 209 3.3.3. Đối với các thành viên thị trường, bao gồm cả các hiệp hội ................... 210 3.3.4. Kiến nghị với các Bộ, Ngành liên quan về hệ thống quản lý, giám sát thị trường. ................................................................................................................ 210 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 214 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC iii Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t trong luËn ¸n ASEAN BTC CFETS CNH DNNN DN DTBB GTCG GDP HKEx H§H HTX NHCSXH NHCT NH§T&PT NHNN NHNT NHN0&PTNT NHTM NHTƯ NHTƯNB NHNDTQ NVTTM LNH LS TTLNH TTTT TCTD TPCP TTGDCK SXKD UBND USD UBGSTCQG VND XHCN HiÖp héi c¸c n−íc §«ng Nam ¸ Bộ tài chính Trung tâm giao dịch ngoại hối Trung Quốc C«ng nghiÖp hãa Doanh nghiÖp Nhµ n−íc Doanh nghiệp Dự trữ bắt buộc Giấy tờ có giá Tæng s¶n phÈm trong n−íc Sở Giao dịch chứng khoán Hồng Kông HiÖn ®¹i hãa Hîp t¸c x1 Ng©n hµng ChÝnh s¸ch x1 héi Ng©n hµng TMCP C«ng th−¬ng Ng©n hµng §Çu t− vµ Ph¸t triÓn Ng©n hµng Nhµ n−íc Ng©n hµng TMCP Ngo¹i th−¬ng Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n Ngân hàng Thương mại Ngân hàng Trung ương Ngân hàng Trung ương Nhật bản Ngân hàng nhân dân Trung Quốc Nghiệp vụ thị trường mở Liên ngân hàng Lãi suất Thị trường liên ngân hàng Thị trường tiền tệ Tổ chức Tín dụng Trái phiếu Chính phủ Trung t©m giao dÞch chøng kho¸n S¶n xuÊt kinh doanh ñy ban nh©n d©n §ång ®« la Mü Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia §ång ViÖt Nam X1 héi chñ nghÜa. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Danh mục bảng: Bảng 2.1 -Doanh số giao dịch trên TTTT liên ngân hàng........................................ 84 Bảng 2.2- Dư nợ cho vay và gửi vốn tại các NHTM ............................................... 86 Bảng 2.3. Diễn biến doanh số cho vay, gửi tiền bằng VND ......................................... 86 từ 2007 đến tháng 9 năm 2012 .................................................................................... 86 Bảng 2.4- Diễn biến huy động vốn, đầu tư gửi tiền, cho vay ........................................ 93 trên TT liên ngân hàng đến tháng 9 năm 2012 ............................................................. 93 Bảng 2.5 - Giao dịch trên thị trường liên ngân hàng ............................................... 104 Bảng 2.6-Tình hình giao dịch TPCP và TPKB tại ................................................. 105 Sở giao dịch Chứng khoán và Sở giao dịch NHNN ............................................... 105 Bảng 2.7 -Kết quả đấu thầu tín phiếu kho bạc năm 2011 ...................................... 107 Và 09 tháng đầu năm 2012 ..................................................................................... 107 Bảng 2.8- Kết quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở .......................................... 109 Bảng 2.9- Khối lượng giao dịch nghiệp vụ Thị trường mở.................................... 112 từ năm 2007 đến tháng 9/2012 ............................................................................... 112 Bảng 2.10- Vốn huy động của các NHTM Nhà nước ............................................ 115 Bảng 2.11- Quy mô và thị phần vốn huy động của NHTM Nhà nước .................. 115 Bảng 2.12- Cho vay nền kinh tế của NHTM Nhà nước ......................................... 117 Bảng 2.13. Thị phần tín dụng của các NHTM (đơn vị %) ..................................... 118 Bảng 2.14 –Qui mô và thị phần cho vay của NHTM Nhà nước ............................ 118 Bảng 2.15- Tỷ trọng tổng tài sản của các NHTM so với toàn hệ thống (%).......... 119 Bảng 2.16- Thị phần tiền gửi khách hàng của các NHTM (%).............................. 119 Bảng 2.17- Đầu tư của các ngân hàng nước ngoài ở các NHTM Việt Nam .......... 123 Bảng 3.1 –Dự kiến các chỉ số cơ bản của Việt Nam 2012 - 2013.......................... 175 Danh mục biểu đồ: Biểu đồ 2.1- Lãi suất chỉ đạo của NHNN năm 2008 và 2009 .................................. 87 Nguồn: Các mức lãi suất chỉ đạo của NHNN VN .................................................... 87 Biểu đồ 2.2- Diễn biến các lãi suất chủ chốt từ đầu năm 2008 (%) ......................... 89 Biểu đồ 2.3- Diễn biến lãi suất VNĐ liên ngân hàng ............................................... 92 Biểu đồ 2.4- Doanh số giao dịch ngoại tệ bình quân tháng năm 2005 – 2012 ........ 97 Biểu đổ 2.5- Tỷ giá USD/VND ổn định, lãi suất sẽ giảm thêm ............................. 102 Biểu đồ 2.6-Diễn biến giá USD qua các tháng trong năm 2012 ............................ 103 v Biểu đồ 2.7:Tăng trưởng nguồn vốn huy động của NHTM Nhà nước với tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng .................................................................... 116 Biểu đồ 2.8: Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng .......................... 117 Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNN .................................................................. 117 Đồ thị 3.1- Tăng trưởng kinh tế (GDP) qua các năm .................................................. 157 Danh mục sơ đồ: Sơ đồ 1.1. Cấu trúc thị trường tài chính .................................................................. 31 Sơ đồ 1.2: Thị trường tiền tệ trong cấu trúc hệ thống của thị trường tài chính ........ 35 Sơ đồ 1.3. Luân chuyển vốn từ cung sang cầu ......................................................... 52 Sơ đồ 1.4: Thị trường tiền tệ của Nhật Bản.............................................................. 64 Sơ đồ 1.5: Thị trường tiền tệ Singapore ................................................................... 68 Sơ đồ 2.1: Mô hình thị trường tiền tệ Việt Nam ...................................................... 83 Sơ đồ 3.1 – Diễn biến chỉ số CPI giai đoạn 2004 -2011 ........................................ 156 Sơ đồ 3.2- Cơ chế điều hành lãi suất ...................................................................... 202 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, các giao dịch tài chính tiền tệ ngày càng tăng cả về qui mô cũng như tính đa dạng và phức tạp. Theo lộ trình hội nhập, một sân chơi bình đẳng hơn, có tính cạnh tranh hơn, với những luật chơi vận dụng theo thông lệ quốc tế sẽ được hình thành. Cơ cấu và qui mô các loại hình “trung gian tài chính” - với sự xuất hiện của các định chế tài chính có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động trên thị trường sẽ thay đổi. Hoạt động ngân hàng trở nên sôi động và phức tạp, theo đó, các loại rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực kinh doanh này sẽ khó được nhận diện. Đặc biệt, sau khi nước ta gia nhập WTO, nền kinh tế mở cửa dần theo định hướng thị trường và theo các cam kết quốc tế trong đó nổi bật là các cam kết trong Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và các cam kết gia nhập WTO. Quá trình mở cửa và hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng dần dần hình thành một hệ thống tài chính năng động và hoàn chỉnh hơn. Bên cạnh hệ thống ngân hàng truyền thống, Việt Nam cũng đã xây dựng và phát triển thị trường vốn, bước đầu hình thành thị trường tiền tệ và theo đó đã phát triển một số công cụ phái sinh. Các tổ chức tham gia thị trường cũng đa dạng hơn gồm cả ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng. Các NHTM cổ phần phát triển nhanh chóng và lớn mạnh, đồng thời có sự hoạt động ngày càng tích cực hơn của khối ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh. Trong điều kiện thị trường tài chính ngân hàng đã mang tính liên kết toàn cầu và có nhiều biến đổi khó lường, đòi hỏi Việt Nam nhanh chóng phát triển các thị trường, trong đó việc phát triển thị trường tiền tệ sau khi nước ta gia nhập WTO là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Thị trường tiền tệ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc huy động tiết kiệm, phân bổ các nguồn vốn một cách có hiệu quả, bảo đảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Trong quá trình đổi mới, thị trường tài chính đã từng bước được hình thành và phát triển. Quan điểm về phát triển thị trường tiền tệ đã được khẳng định tại nhiều văn kiện của Đảng. Khi đề ra đường hướng và chiến lược phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay, Đại hội 2 lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng và ngoại hối.Từng bước mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước và cam kết quốc tế; quản lý thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và góp phần tăng trưởng kinh tế…”.Hiện tại, Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng đề án về phát triển và hoàn thiện thị trường vốn và thị trường tiền tệ ở Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế và phù hợp với tình hình chủ động hội nhập kinh tế của nước ta. Thực vậy, về mặt lý luận, phát triển thị trường tiền tệ là bước tất yếu để hình thành nên cơ cấu và động lực cho sự vận hành của mọi nền kinh tế thị trường. Vì thế, thị trường tiền tệ luôn là mối quan tâm hàng đầu của chiến lược kinh tế ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Sự phát triển của thị trường tiền tệ đương nhiên trở thành công cụ lý tưởng cho các công ty hoặc các định chế tài chính cất trữ vốn dư thừa ngắn hạn để sử dụng khi cần đến. Đồng thời, thị trường tiền tệ lại cung cấp nguồn vốn có chi phí thấp cho Chính phủ, cho các công ty và các tổ chức trung gian khi họ cần huy động vốn ngắn hạn. Và có thể nói, hầu hết các quỹ đầu tư và các trung gian tài chính đều muốn nắm giữ một lượng chứng khoán nhất định trên thị trường tiền tệ, nhằm đáp ứng các nhu cầu đầu tư hoặc nhu cầu rút tiền của khách hàng. Đối với Việt Nam, vấn đề phát triển thị trường tiền tệ lại càng trở thành một nhu cầu bức xúc, đặc biệt giai đoạn sau khi nước ta gia nhập WTO. Có thể thấy rằng, trong quá trình đổi mới nền kinh tế ở nước ta, yêu cầu của sự tăng trưởng kinh tế cao đang ngày càng làm rõ vai trò quan trọng của một thị trường tiền tệ - bộ phận cấu thành hữu cơ của thị trường tài chính, một công cụ đắc lực nhất để các trạng thái cung và cầu về vốn gặp nhau. Nếu thị trường tiền tệ phát triển, nó sẽ tạo điều kiện để huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế toàn quốc theo tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, sự phát triển thị trường tiền tệ nước ta còn ở mức độ thấp và còn trong thời kỳ sơ khai. Trong khi đó, yêu cầu của cạnh tranh để hội nhập với khu vực và thế giới đòi hỏi đất nước phải có một thị trường tiền tệ đủ mạnh đồng bộ với một trình độ khoa học công nghệ cao, sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phú, với một đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý và kỹ năng nghiệp vụ điêu luyện. Tình hình 3 này đã đặt ra những vấn đề mới với nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải giải quyết. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp,kiến nghị cho sự phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề hết sức cần thiết. Xuất phát từ tính cấp bách nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới” làm Luận án tiến sĩ kinh tế của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cho đến nay, có thế thấy một số công trình khoa học, bài viết nghiên cứu dưới các góc độ tiếp cận và phạm vi khác nhau, trong đó đơn cử một số Công trình sau: 2.1 – Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước -Một số cuốn sách mang tính giáo khoa kinh điển như: “Tiền tệ, ngân hàng & thị trường tài chính” của Frederic S.Mishikin; và “Quản trị Ngân hàng Thương mại” của Peter S.Rose. Và một số sách khác như: “Quản trị các định chế trung gian tài chính” của Anthony Saunders và Hugh Thomas. Sách “Thị trường tài chính mới nổi – Emerging Financial Market” của David O.Bein và Charles W. Calomiris, Nhà xuất bản McGraw Hill Irwil năm 2001; “Thị trường tài chính và các định chế” của Anthony Saunders và Marcia Millon Cornett, Nhà xuất bản McGraw Hill Irwil năm 2007; Sách “Bước ngoặt trong chuyển đổi tài chính của Trung Quốc” của Charles W. Calomiris, Nhà xuất bản McGraw Hill Irwil; các ấn phẩm về thị trường tài chính của Word Bank và IMF… -Nghiên cứu phát triển Thị trường chứng khoán Luân Đôn của Green Chrisophes et.al. (2000). “ Regeelatory lessons for emerging Stock markets from a cetury of evidence on transaction costs and share price volatility in the London stock exchange” Journal of banking and finance, PP 577 – 601. Tác giả đã tập trung nghiên cứu sự biến động của thị trường chứng khoán tại Luân Đôn, đặc biệt là nghiên cứu sự tác động chi phí giao dịch đến sự biến động của giá cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn. Tác giả cho rằng chi phí giao dịch và thuế giao dịch có tác động cùng chiều với sự biến động của thị trường. Chi phí và thuế giao dịch tăng làm tăng biến động giá cổ phiếu. Từ kết quả nghiên cứu, Tác giả khuyến nghị đối với các nhà quản lý thị trường chứng khoán tại các thị trường mới nổi rằng, 4 việc giảm chi phí giao dịch hoặc các loại thuế giao dịch không phải là công cụ duy nhất tác động tới giá trị giao dịch và biến động của thị trường chứng khoán. Các nhà quản lý thị trường cần lưu tâm đến sự cân bằng cấu trúc của thị trường, các loại chi phí giao dịch và việc điều hành các nhà tạo lập thị trường chứng khoán. -Nghiên cứu thị trường chứng khoán Ấn Độ của Krishnamurti Chandrasekhar (Năm 2003) “ Stock exchange governance and market quality” Journanl of Banking and Finance; PP 1859 – 1878. Tác giả cùng các đồng sự nghiên cứu về thị trường chứng khoán Ấn Độ, trong đó tập trung nghiên cứu sự tác động của mô hình tổ chức trung tâm giao dịch chứng khoán tới chất lượng hoạt động của thị trường. Trên cơ sở nghiên cứu mô hình tổ chức của hai Sở giao dịch chứng khoán Bombay và Sở giao dịch Chứng khoán Quốc Gia, Tác giả thấy rằng Sở giao dịch Quốc gia hoạt động theo mô hình công ty, tạo điều kiện sử dụng công nghệ hiện đại hơn; hệ thống kiểm soát nội bộ minh bạch hơn; hệ thống kiểm soát rủi ro tốt hơn và các qui định bảo vệ nhà đầu tư được đảm bảo cao hơn… làm chi phí giao dịch thấp hơn, biến động giá chứng khoán nhỏ hơn, mức thanh khoản cao hơn, do đó Sở giao dịch chứng khoán Quốc gia hoạt động chất lượng cao hơn. -Nghiên cứu thị trường vốn của Daouk Hazemz (năm 2006), “Capital market governance: How do security laws affect market performance ? ” Journal of Banking and Finance, PP.560 – 593. Tác giả tập trung nghiên cứu tác động của công tác điều hành đến hoạt động của thị trường vốn trong nền kinh tế thị trường phát triển. Các yếu tố của công tác điều hành bao gồm: Việc áp dụng và thực hành các qui định nội gián; chỉ số tổng hợp về chất lượng thu thập công ty được công bố và chỉ số về các hạn chế bán khống. Dựa trên các yếu tố này, Tác giả đã xây dựng chỉ số quản lý thị trường tổng hợp (CMG – Capital Market Governance) để phản ánh chất lượng quản lý thị trường vốn. Tác giả kết luận: Chỉ số CMG tăng lên thì làm tăng giá trị giao dịch, tăng qui mô của thị trường và tăng số lượng các nhà đầu tư. Cho đến nay chưa có tác giả nước ngoài nào nghiên cứu sâu về thị trường tiền tệ Việt Nam. Có thể là những bài tham luận, bài viết tại thời điểm nhất định, về một khía cạnh nào đó của thị trường, chưa có đề tài nào nghiên cứu có tính hệ thống về thị trường tiền tệ Việt Nam. 5 2.2-Các công trình nghiên cứu ở trong nước -Một số sách giáo khoa, giáo trình như: “Tiền tệ ngân hàng, Thị trường tài chính” của Hoàng Kim, Nhà xuất bản tài chính năm 2001; Sách “Tiền tệ, ngân hàng thị trường tài chính” của GS.TS Lê Văn Tư, Nhà xuất bản tài chính năm 2006; giáo trình “Lý thuyết tài chính – tiền tệ” của Trường Đại học KTQD, năm 2009… -Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Mạnh Dũng về đề tài “Sự hình thành và phát triển thị trường vốn ở Việt Nam”. Luận án được bảo vệ tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 1998. Dưới góc độ của kinh tế chính trị học, Luận án đã nghiên cứu những vấn đề chung mang tính qui luật của sự hình thành và phát triển thị trường vốn, trong đó có bộ phận là thị trường vốn ngắn hạn là TTTT. Tuy nhiên, Luận án tập trung nghiên cứu những điều kiện tiền đề thiết lập thị trường vốn, định hướng và giải pháp thúc đẩy sự ra đời của thị trường vốn tại Việt Nam. Luận án không nghiên cứu sự phát triển của TTTT, đặc biệt giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO. -Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Phương Thảo về đề tài “Đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN dưới giác độ ngân hàng và áp dụng kinh nghiệm vào Việt Nam”. Luận án được bảo vệ tại Học Viện Ngân hàng năm 2000. Đối tượng nghiên cứu của Luận án là tình hình phát triển kinh tế và lĩnh vực ngân hàng của các nước ASEAN. Nghiên cứu về lý luận của các nước đang phát triển trong các giai đoạn tăng trưởng, khủng hoảng và khắc phục hậu quả khủng hoảng. Phân tích tình hình thực tiễn của 4 nước ASEAN điển hình để rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý kinh tế vĩ mô và lĩnh vực ngân hàng. Luận án đã nghiên cứu và đưa ra đề xuất tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, tuy nhiên không đề cập tới sự phát triển của thị trường tiền tệ Việt Nam. -Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Hiền về đề tài “Hội nhập kinh tế khu vực của một số nước ASEAN”. Luận án được bảo vệ tại Viện kinh tế Thế giới năm 2001. Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những nội dung lý luận cốt lõi nhất của Hội nhập kinh tế.Từ những kinh nghiệm có tính phổ quát về quá trình hội nhập của các nước Singapore, Thailand và Philippines, tác giả đã rút ra những bài học vận dụng cho Việt Nam. Luận án đã đưa ra những đề xuất về hội nhập kinh tế, tuy nhiên không nghiên cứu đến sự phát triển TTTT sau khi gia nhập WTO. 6 -Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đỗ Đức Quân về đề tài “Thị trường vốn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Luận án được bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2001. Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động của thị trường vốn ở Việt Nam. Những kết quả mà luận án đã nghiên cứu là: Vấn đề lý luận về thị trường vốn và thực tiễn ở một số nước; khảo sát thực trạng thị trường vốn ở Việt Nam; đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng và phát triển thị trường vốn Việt Nam trong quá trình CNH – HĐH. -Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đặng Ngọc Đức về đề tài: “Giải pháp đổi mới hoạt động ngân hàng thương mại nhằm góp phần phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam”. Luận án được bảo vệ tại Trường đại học Kinh tế Quốc dân năm 2002. Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa hoạt động của NHTM với thị trường chứng khoán. Những kết quả mà luận án đã nghiên cứu là: Vấn đề lý luận về hoạt động của NHTM với sự phát triển của thị trường chứng khoán; phân tích thực trạng hoạt động của NHTM với quá trình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam; đưa ra một số giải pháp đổi mới hoạt động của NHTM nhằm góp phần phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.Tuy nhiên, Luận án chưa đề cập tới sự phát triển của các thị trường bộ phận có liên quan như thị trường tiền tệ. -Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Vũ Thị Lợi về đề tài “Hoàn thiện cơ chế điều hoà vốn trong thị trường liên ngân hàng”. Luận án được bảo vệ tại Học viện hành chính năm 2003. Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm sáng tỏ lý luận về thị trường liên ngân hàng bao gồm thị trường ngoại tệ và nội tệ. Phân tích vai trò quan trọng của thị trường trong việc phân phối và điều chuyển vốn giữa các ngân hàng, đề xuất giải pháp phát triển thị trường và hoàn thiện cơ chế điều hoà vốn trong thị trường liên ngân hàng Việt Nam. Luận án đi sâu nghiên cứu thị trường liên ngân hàng nhưng chưa đề cập đến các thị trường bộ phận, có liên quan chặt chẽ và khăng khít với thị trường liên ngân hàng. Như vậy chưa có cái nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể của TTTT. -Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành về “Cơ chế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của Ngân hàng Trung ương: Định hướng và các giải pháp cho những năm trước mắt”, Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Hoàng Nga. Đề tài được bảo vệ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2004. Mục tiêu của Đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận của cơ chế điều hành lãi suất trên thị trường tiền tệ của nền kinh tế thị 7 trường, thực chất là lãi suất thị trường liên ngân hàng, từ đó phân tích thực tế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của Việt Nam và đề xuất cơ chế điều hành lãi suất có tính khả thi trong điều kiện hội nhập quốc tế ở Việt Nam. -Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành về “Vấn đề phát triển thị trường tài chính: Thị trường tiền tệ, tín dụng, tài sản và mối tương tác với chính sách tiền tệ ở Việt Nam thập kỷ 2001 – 2010”, Chủ nhiệm đề tài: TS.Nguyễn Đức Thảo. Đề tài được bảo vệ Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng, NHNN Việt Nam năm 2004. Đề tài nghiên cứu những lý luận cơ bản về phát triển tài chính và thị trường tài chính, các lý thuyết về hoạt động của NHTW trên thị trường tài chính để làm rõ mối tương tác của chính sách tiền tệ với sự phát triển của thị trường tài chính thông qua các cơ chế lan truyền tiền tệ. Định hướng và giải pháp phát triển thị trường tài chính gắn liền với việc đổi mới hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định tiền tệ và an toàn hệ thống ngân hàng. -Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Trần Văn Tần về đề tài “ Giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường tiền tệ Việt Nam”. Luận văn bảo vệ tại Học viện Ngân hàng năm 2005. Luận văn phân tích vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của NHTW trong các thời kỳ, từ đó xác định vai trò, vị trí của NHTW trong việc kiểm soát thị trường tiền tệ trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Và đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của NHTW trong việc kiểm soát thị trường tiền tệ hiện nay. Luận án có những phân tích, đánh giá về vai trò quản lý điều hành của Ngân hàng TW đối với TTTT, tuy nhiên chưa đưa ra nhìn nhận trên giác độ thị trường. -Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Lê Đức Thọ về đề tài “Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay”. Luận án bảo vệ tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2005. Luận án đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng của NHTM, từ đó làm rõ vai trò của nó trong nền kinh tế. Đánh giá một cách khách quan, toàn diện và khoa học về hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Nhà nước trong thời gian qua, tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Đề xuất giải pháp có tính đồng bộ nhằm đổi mới hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam. Luận án mới nghiên cứu thị trường tín dụng Nhà nước là chủ yếu, chưa có nghiên cứu các thị trường bộ phận có mối quan hệ mật thiết với thị trường tín dụng. 8 -Công trình nghiên cứu khoa học của tác giả PGS.TS Ngô Hướng là chủ nhiệm đề tài “Giải pháp tổ chức thanh toán trong giao dịch giấy tờ có giá trên thị trường tài chính Việt Nam”, được bảo vệ tại NHNN Việt Nam năm 2005. Mục đích nghiên cứu nhằm tổng kết lý luận và thực tiễn về lĩnh vực thanh toán trong các giao dịch GTCG ở Việt Nam, rút ra bài học kinh nghiệm nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thanh toán trong giao dịch GTCG ở Việt Nam. -Nghiên cứu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước: “Hệ thống giám sát các hoạt động trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội ” (năm 2006) – (Đề tài khoa học cấp ủy ban). Trong đề tài này đã tập hợp, phân tích khá kỹ về kinh nghiệm của nước ngoài về xây dựng hệ thống giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán trên các sàn giao dịch chứng khoán thông qua số liệu phong phú, đa dạng. Từ đó đã đề xuất được một mô hình hệ thống giám sát áp dụng cho các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Đề tài này thực chất là nghiên cứu về mô hình tổ chức giám sát thị trường chứng khoán áp dụng đối với Việt Nam. -Luận án tiến sỹ của tác giả Trần Thị Thanh Tú về đề tài “ Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam” (năm 2006); Công trình đã khái quát về cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới cơ cấu vốn của doanh nghiệp Nhà nước. Phân tích và đánh giá thực trạng cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam đến năm 2005; đánh giá rút ra những thành tựu, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó, đưa ra phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam đến năm 2010. Luận án đã khẳng định, để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả cần phải có một chiến lược sử dụng linh hoạt vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Đặc biệt tác giả nhấn mạnh việc huy động vốn theo phương thức mới là phát hành trái phiếu để phục vụ mục tiêu phát triển trung và dài hạn của các doanh nghiệp Nhà nước. -Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Phát triển các Nhà tạo lập thị trường trái phiếu ở Việt Nam” (năm 2007); Do tiến sỹ Trần Đăng Khâm làm chủ nhiệm. Tác giả đã phân tích khung lý thuyết về thị trường trái phiếu và các nhà tạo lập thị trường trái phiếu; phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động các nhà tạo lập trái phiếu ở Việt Nam. Tác giả khẳng định: Các nhà tạo lập thị trường là chủ thể hết sức 9 quan trọng trong quá trình phát triển thị trường trái phiếu. Hiện nay ở Việt Nam chưa có các Nhà tạo lập thị trường trái phiếu theo đúng nghĩa của nó. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một hệ thống các giải pháp khá đồng bộ nhằm phát triển các nhà tạo lập thị trường trái phiếu Việt Nam. -Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu phát triển thị trường tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm của Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam” (Năm 2008); Do PGS.TS. Nguyễn Thị Quy chủ nhiệm đề tài. Đề tài phân tích kỹ vai trò quan trọng của thị trường tài chính đối với tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội. Nhóm tác giả phân tích và đánh giá khá toàn diện thực trạng phát triển thị trường tài chính của Hàn Quốc đặc biệt từ sau cuộc khủng khoảng tài chính năm 1997. Từ đó rút ra vai trò quan trọng của Nhà nước trong phát triển thị trường tài chính. Nhóm tác giả phân tích và đánh giá thực trạng thị trường tài chính Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh phát triển thị trường tài chính Việt Nam. -Công trình nghiên cứu của tác giả Bùi Duy Phú: “Phân tích định lượng về tác động của chính sách tiền tệ tới một số nhân tố vĩ mô của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” (năm 2008); Trong đó tác giả đã phân tích cung tiền, vai trò của cung tiền đến một số nhân tố vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam như mối quan hệ giữa cung ứng tiền và thu nhập, giữa tiền tệ và giá cả, giữa tiền tệ và cán cân thanh toán. Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2006; đề xuất các giải pháp về chính sách tiền tệ Việt Nam và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực chính sách tiền tệ của Việt Nam trong những năm tới. -Nghiên cứu của Hà Quỳnh Hoa: “Cầu về tiền và hệ quả đối với chính sách tiền tệ ở Việt Nam” (năm 2008); Tác giả đã phân tích về cầu tiền, vai trò của cầu tiền đối với phát triển kinh tế; phân tích chính sách tiền tệ mục tiêu, công cụ…của chính sách tiền tệ, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách tiền tệ. Tác giả còn phân tích, đánh giá thực trạng về cầu tiền và chính sách tiền tệ của Việt Nam từ năm 1990 – 2008; đề xuất các giải pháp ứng dụng cầu tiền trong hoạch định chính sách tiền tệ ở Việt Nam. 10 -Luận án tiến sỹ của Đặng Anh Tuấn: “ Phát triển thị trường vốn ở Việt Nam” (năm 2010), Luận án đã hệ thống hóa được các khái niệm cơ bản liên quan đến thị trường vốn và phát triển thị trường vốn; phân biệt rõ khái niệm thị trường vốn; phân biệt thị trường vốn với thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng và phân tích vai trò của thị trường vốn đối với phát triển kinh tế. Luận án còn phân tích rõ khái niệm, tiêu chí phát triển thị trường vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường vốn trong nền kinh tế thị trường. Luận án phân tích và đánh giá được thực trạng phát triển thị trường vốn ở Việt Nam từ năm 2005 – 2009, từ đó đề xuất mục tiêu, phương hướng và các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường vốn ở Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. -Luận án tiến sỹ kinh tế của Đoàn Phương Thảo: “Đổi mới hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” (năm 2011); trong đó luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Trung ương; phân tích mối quan hệ hoạt động thị trường mở với các hoạt động khác của Ngân hàng Trung ương; phân tích vai trò quan trọng của hoạt động thị trường mở đối với hoạt động quản lý tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Luận án phân tích kinh nghiệm tổ chức, điều hành hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Trung ương ở một số quốc gia trên Thế giới và rút ra những bào học cho Việt Nam. Luận án phân tích những thực trạng hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Trung ương Việt Nam đến năm 2010; rút ra những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế cùng với nguyên nhân của nó. Từ đó, luận án phân tích dự báo xu hướng hoạt động hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lựa chọn mục tiêu và phân tích đề xuất những giải pháp, đồng thời có những kiến nghị cụ thể nhằm đổi mới hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. -Luận án tiến sỹ của Khuất Duy Tuấn: “Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam ” (Tháng 6 năm 2012); trong đó tác giả đã hệ thống hóa, phân tích và làm sáng tỏ hơn những vấn đề cơ bản về điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế; phân tích kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của một số nền kinh tế chuyển đổi và rút ra bài học cho Việt Nam. Luận án phân tích, 11 đánh giá thực trạng điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam trong những năm gần đây; rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó Luận án đưa ra quan điểm và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. -Luận án tiến sỹ của Phùng Thị Lan Hương: “Phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” (Tháng 9/2012), trong luận án, tác giả đã khái quát và mở rộng những lý luận cơ bản về phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của Ngân hàng Thương mại; phân tích kinh nghiệm phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các Ngân hàng Thương mại của một số quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.Tác giả còn phân tích rõ và đánh giá thực trạng kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong thời gian qua (đến năm 2011); rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất phương hướng cơ bản, phân tích các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong thời gian tới. -Luận văn thạc sỹ kinh tế của Đỗ Thị Minh Thu: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường liên ngân hàng Việt Nam” (năm 2012). Luận văn đã hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về TTLNH, phân tích rõ thực trạng hoạt động TT LNH Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của TT LNH Việt Nam. -Luận án tiến sỹ của Đỗ Văn Độ: “Phát triển bền vững thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, (năm 2012).Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường tiền tệ liên ngân hàng và sự phát triển bền vững của thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng; đánh giá kết quả đạt được, hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế. Qua đó đề xuất 12 giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo. Như vậy, trong thời gian qua, một số các Công trình nghiên cứu đã phân tích sự phát triển cũng như hiệu quả hoạt động của thị trường tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, có thể tóm tắt các kết quả nghiên cứu này theo một số nét chính như sau: -Các nghiên cứu đã chỉ ra các điều kiện cần thiết để phát triển ổn định thị trường tiền tệ Việt Nam bao gồm: Duy trì khuôn khổ pháp lý an toàn cho hoạt động của thị trường và khuyến khích các nhà đầu tư chủ động, tích cực quản lý rủi ro; các biện pháp can thiệp cần được chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp; thiết lập khuôn khổ giám sát, quản lý rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống; tăng cường hiệu quả sự phối hợp giữa Chính sách tiền tệ và Chính sách tài khóa. Trước hết về phương diện khuôn khổ pháp lý, các nghiên cứu đã cho thấy hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường tiền tệ đang được NHNN từng bước hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động của TTTT theo hướng phát triển và hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế.Trong thực tiễn hoạt động điều hành thị trường tiền tệ, NHNN đã thực hiện tương đối tốt vai trò điều hành của mình. Về cơ bản, thị trường tiền tệ Việt Nam trong thời gian qua đã có những thành tựu và tiến bộ nhất định: hình thành đồng bộ cấu phần thị trường với hệ thống công cụ tài chính tương đối đầy đủ, các thành viên của thị trường ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về loại hình, tính chuyên nghiệp được nâng cao. Quy mô thị trường ngày càng tăng, thể hiện qua sự tăng trưởng về doanh số hoạt động, đặc biệt trên thị trường cho vay và gửi tiền liên ngân hàng. Đồng thời, thị trường tiền tệ cũng đang tiến gần hơn với thông lệ quốc tế. Một thành tựu nữa được ghi nhận đó là thị trường tiền tệ ngày càng phát huy vai trò chức năng của mình đối với các TCTD cũng như hoạt động điều hành của NHNN. Cụ thể, thông qua thị trường tiền tệ, các TCTD có thể đáp ứng nguồn vốn, phục vụ nhu cầu thanh toán một cách nhanh chóng với mức lãi suất phù hợp, 13 nguồn vốn nhàn rỗi được tận dụng hiệu quả, mang lại lợi nhuận tốt cho các TCTD. Sự can thiệp của NHNN qua nghiệp vụ thị trường mở trên thị trường tiền tệ đã góp phần giảm áp lực đối với mặt bằng lãi suất thể hiện qua việc giúp các TCTD đảm bảo khả năng thanh khoản. Đồng thời, các nghiên cứu đã hệ thống được bốn xu hướng mới nổi trong duy trì ổn định thị trường tiền tệ bao gồm: lựa chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian, chủ động quản lý rủi ro thanh khoản, can thiệp tích cực của Ngân hàng Trung ương và sử dụng linh hoạt số dư tiền gửi của Chính phủ. Dựa trên thực tiễn điều hành thị trường tiền tệ của Mỹ, Trung Quốc, các quốc gia Châu Á, các nghiên cứu đưa ra một số bài học kinh nghiệm về ổn định thị trường tiền tệ Việt Nam, nổi bật như:việc xây dựng chính sách tiền tệ phải được dẫn dắt bởi các chỉ số kinh tế vĩ mô hơn là dựa vào một neo danh nghĩa trung gian đơn lẻ và Ngân hàng Trung ương cần tập trung vào điểm có kỳ hạn rất ngắn của đường cong lãi suất… Tuy nhiên, việc kiểm soát thị trường tiền tệ của các cơ quan quản lý còn tồn tại một số hạn chế. Khung pháp lý được hình thành còn chưa đồng bộ, gây nhiều bất cập trong quá trình thực hiện.Ví dụ như sự thiếu sót trong quy chế vay vốn mới giữa các TCTD, thiếu quy tắc ứng xử theo thông lệ chuẩn và chuẩn mực chung cho các giao dịch trên, quy chế môi giới tiền tệ chưa cho phép các công ty môi giới nước ngoài hoặc các loại hình khác hoạt động trong lĩnh vực này. Thêm vào đó, kiểm soát thị trường tiền tệ của Bộ Tài chính, NHNN còn chưa linh hoạt và đồng bộ.Các quyết định điều hành vẫn còn mang nặng tính hành chính, mệnh lệnh, không bám sát thị trường. Vấn đề thiếu minh bạch thông tin cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các thành viên trên thị trường tiền tệ. Nguyên nhân của những yếu kém này bao gồm: - Lựa chọn hệ thống mục tiêu CSTT còn chưa hợp lý, chưa thiết kế được cơ chế kiểm soát lãi suất theo đúng thông lệ quốc tế, lãi suất mục tiêu chưa gây được ảnh hưởng lớn đến lãi suất thị trường khiến NHNN thiếu linh hoạt, chủ động. 14 - Áp dụng trần lãi suất có thể tác động tới việc xác định lãi suất ở Việt Nam và cản trở việc xây dựng một đường cong lãi suất chuẩn, đáng tin cậy. - Thị trường tiền tệ chưa phát triển hoàn thiện về mặt liên kết giữa các cấu phần thị trường.Thiếu tổ chức trung gian dẫn đến các thành viên thị trường mất nhiều thời gian mới tìm được đối tác có nhu cầu phù hợp. Năng lực cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của nhiều TCTD còn yếu. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa tài chính, các nghiên cứu đã hệ thống được nhóm giải pháp cần thực hiện để tăng cường sự phát triển của thị trường tiền tệ liên quan đến công tác hoàn thiện hơn nữa các cấu phần của thị trường tiền tệ, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, đẩy mạnh công tác thanh tra giám sát và phối hợp đồng bộ giữa Chính sách tiền tệ và Chính sách tài khóa. Các nghiên cứu nước ngoài về thị trường tiền tệ Việt Nam nhìn chung còn tương đối hạn chế về số lượng, tuy nhiên cũng có một số các nghiên cứu đã được thực hiện về thị trường tiền tệ của các quốc gia trong khu vực cũng như các nền kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế thị trường (Transition economy) – các quốc gia vốn có đặc điểm về nền kinh tế nói chung và sự phát triển về thị trường tiền tệ nói riêng khá tương đồng với Việt Nam. Vì vậy những nghiên cứu này cũng góp phần cung cấp những vấn đề lý luận cũng như bài học phát triển thị trường tiền tệ quý báu cho Việt Nam. Ngay từ những năm 1970, vai trò của thị trường tiền tệ đã được nhấn mạnh, được coi là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các chính sách của ngân hàng Trung ương thông qua việc cung cấp những thông tin về định lượng thanh khoản và tăng trưởng tín dụng phục vụ cho công tác hoạch định chính sách (Sen et al, 1967), đồng thời đóng vai trò trung tâm trong quá trình phân phối vốn thặng dư cũng như phản ánh năng lực của các thành viên thị trường (Goedhuys, 1982). Gaspar, Quirós và Sicilia (2001) đã thực hiện nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ chung khi Liên minh Châu Âu hình thành tới sự phát triển của thị trường tiền tệ. Vào thời điểm cuối năm 1998, mỗi quốc gia trong Liên minh Châu Âu thực hiện chính sách tiền tệ riêng rẽ với
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng