Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh thái bình...

Tài liệu Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh thái bình

.PDF
123
193
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN ĐÌNH HIỆP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ TẠI TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN ĐÌNH HIỆP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ TẠI TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành: Quản trị Công nghệ và Phát triển doanh nghiệp Mã số: Chuyên ngành thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. BÙI XUÂN PHONG XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN GS. TS Bùi Xuân Phong PGS.TS Hoàng Văn Hải Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các thông tin và số liệu trong đề tài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu thu đƣợc từ đề tài nghiên cứu là của bản thân tác giả, không sao chép của bất kỳ ai. LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô đã giảng dạy trong chƣơng trình Thạc sĩ Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp, những ngƣời đã truyền đạt cho em những kiến thức hữu ích về Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp làm cơ sở cho em thực hiện tốt luận văn này và ứng dụng trong công việc, trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn GS.TS.NGƢT Bùi Xuân Phong đã tận tình hƣớng dẫn cho em trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình thực hiện luận văn có giai đoạn không đƣợc thuận lợi nhƣng những gì Thầy đã hƣớng dẫn, chỉ bảo đã cho em nhiều kinh nghiệm và tri thức trong thời gian thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy, các Cô trong ban Giám hiệu, trong các khoa, phòng ban, trong chƣơng trình Thạc sĩ Quản trị Công nghệ và Phát triển doanh nghiệp - Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, các chuyên gia tƣ vấn đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn em trong suốt quá trình em theo học tại trƣờng. Do thời gian và năng lực có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chƣa nhiều nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận đƣợc ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các chuyên gia. TÓM TẮT Tên luận văn: Phát triển Thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Đề xuất định hƣớng, mục tiêu và giải pháp phát triển thị trƣờng công nghệ ở tỉnh Thái Bình. Nhiệm vụ Một là, nghiên cứu, cập nhật và hệ thống hóa các tri thức về phát triển thị trƣờng công nghệ cũng nhƣ đặc thù của chúng. Hai là điều tra, tổng hợp các thông tin, dữ liệu có liên quan đến việc phát triển thị trƣờng công nghệ. Ba là phân tích, đánh giá thực trạng thị trƣờng công nghệ tỉnh Thái Bình Những đóng góp mới của luận văn Luận văn tổng hợp và củng cố thêm về mặt lý luận của vấn đề phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình. Luận văn cũng đƣa ra những đánh giá và phân tích về thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó đƣa ra quan điểm, mục tiêu và đặc biệt là đƣa ra các giải pháp thuyết phục để phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình. Từ đó, dƣới góc độ là cơ quan quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ, lãnh đạo Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Thái Bình làm cơ sở tham mƣu với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình hoặc trực tiếp đƣa ra quyết định góp phần phát triển thị trƣờng công nghệ tại Thái Bình hiệu quả và thành công. MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................................ i Danh mục bảng biểu ..............................................................................................................ii Danh mục các hình vẽ ...........................................................................................................iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ ...................................................................... 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................. 6 1.1.1. Khái quát các công trình nghiên cứu................................................................... 6 1.1.2. Kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu .............................................. 10 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng công nghệ...................................................... 10 1.2.1. Công nghệ .......................................................................................................... 10 1.2.2. Thị trường công nghệ......................................................................................... 18 1.3. Phát triển thị trƣờng công nghệ ................................................................................ 22 1.3.1. Các điều kiện phát triển thị trường công nghệ .................................................. 22 1.3.2. Nội dung phát triển thị trường công nghệ ......................................................... 23 1.3.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển thị trường công nghệ...................................... 23 1.4. Chuyển giao công nghệ............................................................................................. 24 1.4.1. Khái niệm chuyển giao công nghệ ..................................................................... 24 1.4.2. Đặc điểm của chuyển giao công nghệ ............................................................... 26 1.4.3. Hình thức chuyển giao công nghệ ..................................................................... 27 1.4.4. Hợp đồng chuyển giao công nghệ ..................................................................... 30 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 36 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................................. 36 2.1.1. Địa điểm ............................................................................................................. 36 2.1.2. Thời gian ............................................................................................................ 36 2.2. Nguồn dữ liệu ........................................................................................................... 37 2.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp........................................................................................ 37 2.2.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp ......................................................................................... 38 2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 38 2.3.1. Nghiên cứu lý thuyết .......................................................................................... 38 2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm: ................................................................................... 39 2.4. Điều tra, khảo sát ...................................................................................................... 39 2.4.1 .Chọn mẫu và phương pháp khảo sát ................................................................. 39 2.4.2. Nội dung bảng hỏi.............................................................................................. 40 2.4.3. Kết cấu các câu hỏi ............................................................................................ 41 2.5. Tổ chức quá trình khảo sát ........................................................................................ 41 2.6. Xử lý số liệu: ............................................................................................................. 42 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ TẠI TỈNH THÁI BÌNH ......................................................................................................................... 43 3.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình ....... 43 3.1.1. Sự phát triển của triển thị trường công nghệ Việt Nam..................................... 43 3.1.2. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình tác động đến sự phát triển thị trường công nghệ trên địa bàn tỉnh ....................................................... 53 3.1.3. Những chủ trương, chính sách của tỉnh Thái Bình về phát triển thị trường công nghệ. ................................................................................................................... 58 3.2. Phân tích thực trạng phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình .......................... 62 3.2.1. Các loại hàng hóa công nghệ ............................................................................ 62 3.2.2. Người mua hàng hóa công nghệ ........................................................................ 64 3.2.3. Người bán hàng hóa công nghệ ......................................................................... 65 3.2.4. Người hoạt động xúc tác thị trường công nghệ ................................................. 69 3.2.5. Các thể chế hỗ trợ thị trường công nghệ ........................................................... 72 3.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình. ....... 73 3.3.1. Những kế quả đã đạt được ................................................................................. 73 3.3.2. Những hạn chế tồn tại ........................................................................................ 76 3.3.3. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế tồn tại .............................................. 78 3.3.4. Sự cần thiết xây dựng và phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình. .. 80 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ TẠI TỈNH THÁI BÌNH ..................................................... 83 4.1. Quan điểm, định hƣớng, mục tiêu phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình ..... 83 4.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình ............... 83 4.1.2. Mục tiêu của thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình. ..................................... 84 4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình. ........................................................................................................................ 86 4.2.1. Các giải pháp về thể chế, biện pháp hỗ trợ thị trường công nghệ. ................... 86 4.2.2. Các giải pháp tạo lập và thúc đẩy nhu cầu về công nghệ ................................. 89 4.2.3. Các giải pháp thúc đẩy nguồn cung công nghệ cho thị trường. ........................ 90 4.2.4. Các giải pháp hình thành nguồn nhân lực - kết cấu hạ tầng phần mềm của thị trường công nghệ ......................................................................................................... 92 4.2.5. Các giải pháp về hợp tác liên tỉnh ..................................................................... 94 4.2.6. Các giải pháp xã hội hóa hoạt động KH&CN ................................................... 96 4.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng Chợ công nghệ và Thiết bị trực tuyến..... 96 KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 106 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu STT Nguyên nghĩa 1 CNH – HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 KH&CN Khoa học và công nghệ 3 KHKT Khoa học kỹ thuật 4 KT-XH Kinh tế xã hôi 5 NCKH Nghiên cứu khoa học 6 PTCN Phát triển công nghệ 7 R&D Nghiên cứu và phát triển 8 SHCN Sở hữu công nghiệp 9 SHTT Sở hữu trí tuệ 10 TTCN Thị trƣờng công nghệ i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung 1 Bảng 2.1 Kế hoạch thực hiện luận văn 36 2 Bảng 2.2 Kết cấu bảng hỏi 41 3 Bảng 3.1 4 Bảng 3.2 5 Bảng 3.3 6 Bảng 3.4 7 Bảng 3.5 Tổng hợp các đề tài, dự án KH&CN tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009 -2013 Số lƣợng bằng SHCN tỉnh Thái Bình đƣợc cấp giai đoạn 2009 - 2013 Số lƣợng các công nghệ đƣợc thẩm định từ năm 2009 đến năm 2013 Trang 63 63 64 Số lƣợng các đề tài chính sách từ năm 2009 đến năm 2013 Số lƣợng tổ chức hoạt động trong lĩnh vực KH&CN tỉnh Thái Bình năm 2014 64 66 Cở sở vật chất, kỹ thuật của các tổ chức 8 Bảng 3.6 KH&CN trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 67 2014 9 Bảng 3.7 Nguồn nhân lực KH&CN tỉnh Thái Bình (tính đến tháng 10 năm 2014) ii 68 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung 1 Hình 1.1 Phƣơng trình công nghệ 13 2 Hình 1.2 Tháp năng lực công nghệ của doanh nghiệp 16 iii Trang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cùng với nhân lực và tài chính, Công nghệ đã và đang trở thành một nguồn lực quan trọng không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nghị quyết số 20NQ/TW của ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã khẳng định: "Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần đƣợc ƣu tiên tập trung đầu tƣ trƣớc một bƣớc trong hoạt động của các ngành, các cấp…". Chính vì thế ngân sách Nhà nƣớc chi cho khoa học và công nghệ đã tăng lên theo từng năm, nhiều chƣơng trình, dự án khoa học công nghệ đƣợc đầu tƣ và triển khai thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động khoa học và công nghệ nói chung, chuyển giao công nghệ nói riêng nhìn chung còn trầm lắng, đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức phải vƣợt qua để thực sự trở thành lực lƣợng sản xuất của doanh nghiệp, của nền kinh tế và của toàn xã hội. Vì vậy việc nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp, cho quốc gia đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Một câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý là làm cách nào để cải thiện đƣợc hoạt động của mình, khắc phục đƣợc tình trạng các kết quả nghiên cứu chỉ nằm trong "ngăn kéo", các ứng dụng công nghệ chỉ dừng ở giai đoạn thử nghiệm, các nhà khoa học thiếu cơ chế, thiếu cơ hội và thiếu điều kiện để tiếp cận thực tế, nơi mà các doanh nghiệp rất cần công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển đất nƣớc. 1 Đối với tỉnh Thái Bình, lĩnh vực công nghiệp đã có sự phát triển nhất định, quy mô và số lƣợng các cơ sở sản xuất ngày càng tăng, tuy nhiên tốc độ đổi mới cũng nhƣ trình độ thiết bị, công nghệ ở các cơ sở này còn rất khiêm tốn: chỉ có một đơn vị đƣợc chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ, chƣa có doanh nghiệp thực sự chiếm lợi thế cạnh tranh bền vững, chƣa có sản phẩm công nghiệp chủ lực mang thƣơng hiệu Thái Bình. Về lĩnh vực nông nghiệp, sự nghiệp xây dựng nông thôn mới đang đòi hỏi có những đổi mới nhanh chóng về cách thức và phƣơng tiện sản xuất để giảm tối đa chi phí, thời gian và công sức cho ngƣời nông dân. Vì vậy, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều văn bản về phát triển khoa học và công nghệ, trong đó có chủ trƣơng thành lập các tổ chức trung gian chuyển giao công nghệ, tiến tới việc hình thành và phát triển thị trƣờng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng nhƣ: Chƣơng trình hành động số 25-CTr/TU ngày 21/01/2013 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Chƣơng trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với UBND tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 2015 định hƣớng đến năm 2020. Quyết định số 2055/QĐ – UBND ngày 14/10/2011 về việc phê duyệt đề án "Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 2015 và định hƣớng đến năm 2020" Trong thời gian đƣợc học Chƣơng trình Thạc sĩ Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp tại trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội, tôi nhận thấy có nhiều giải pháp, chính sách giúp các nhà quản lý nói chung và những ngƣời làm trong ngành khoa học và công nghệ nói riêng có thể cải thiện 2 và giải quyết đƣợc những vấn đề nêu trên. Kinh nghiệm từ các nƣớc có nền khoa học và công nghệ phát triển đã chỉ ra rằng việc hình thành và phát triển thị trƣờng công nghệ là con đƣờng đƣa các kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh và quản lý thành công nhất. Xuất phát từ những suy nghĩ trên đây, tôi đã nghiên cứu và đề xuất đề tài: “Phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh Thái Bình” làm đề tài luận văn của mình và đặt ra 02 câu hỏi: 1) Thực trạng thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình đã đạt đƣợc những kết quả nhƣ thế nào? còn những tồn tại, hạn chế gì? 2) Để đẩy mạnh phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình, Sở khoa học và công nghệ Thái Bình cần có những giải pháp gì về chính sách và hành động cụ thể nào? Trả lời cho các câu hỏi trên sẽ đƣợc trình bày trong báo cáo kết quả nghiên cứu của luận văn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu Một là, tìm hiểu, tập hợp các cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình, qua đó nâng cao kiến thức của bản thân về Quản trị công nghệ, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, hoàn thành các nhiệm vụ đang đảm nhận. Ha là, đề xuất quan điểm định hƣớng và đƣa ra các giải pháp cho việc phát triển thị trƣờng công nghệ ở tỉnh Thái Bình. Nhiệm vụ Một là, nghiên cứu, cập nhật và hệ thống hóa các tri thức về công nghệ, hàng hóa công nghệ, phát triển thị trƣờng công nghệ cũng nhƣ đặc thù của chúng. Hai là điều tra, tổng hợp các thông tin, dữ liệu có liên quan đến thực 3 trạng phát triển thị trƣờng công nghệ Ba là, vận dụng lý luận vào phân tích, đánh giá thực trạng về nguồn cung và nguồn cầu công nghệ, về hoạt động của thị trƣờng công nghệ ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các vấn đề phát triển thị trƣờng công nghệ nói chung và phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình nói chung. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian: Luận văn đƣợc thực hiện tại tỉnh Thái Bình. Phạm vi về thời gian: Luận văn đƣợc thực hiện từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014. Các dữ liệu đƣợc tập hợp trong phạm vi từ năm 2009 đến tháng 12 năm 2014. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn tổng hợp và củng cố thêm về mặt lý luận của vấn đề phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình. Qua đó đƣa ra các điều kiện phát triển thị trƣờng công nghệ và các thành tố cấu thành thị trƣờng công nghệ. Luận văn cũng sẽ đƣa ra những đánh giá và phân tích sâu sắc về thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó đƣa ra quan điểm mục tiêu và đặc biệt là đƣa ra các giải pháp thuyết phục để phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình. Từ đó, dƣới góc độ là cơ quan quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ, lãnh đạo Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Thái Bình làm cơ sở tham mƣu với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình hoặc trƣ̣c tiếp đƣa ra quyết định góp phần phát triển thị trƣờng công nghệ tại Thái Bình hiệu quả và thành công. 5. Kết cấu của luận văn 4 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn đƣợc kết cấu thành các chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng công nghệ Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình Chƣơng 4: Đề xuất đinh ̣ hƣớng, mục tiêu và giải pháp phát triển thị trƣờng công nghệ tại tỉnh Thái Bình 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề KH&CN nói chung và phát triển thị trƣờng công nghệ nói riêng đã đƣợc trình bày trong nhiều công trình nghiên cứu, dƣới nhiều góc độ khác nhau của các tác giả. 1.1.1. Khái quát các công trình nghiên cứu 1. Viện Nghiên cứu chiến lƣợc & chính sách KH&CN (2003), Nghiên cứu cơ chế và chính sách phát triển thị trƣờng công nghệ ở Việt Nam, Đề tài NCKH. Đề tài đã nghiên cứu khái quát những vấn đề lý luận về hàng hóa công nghệ trong thị trƣờng công nghệ, vận hành của thị trƣờng công nghệ, phân tích đánh giá hiện trạng thị trƣờng công nghệ ở Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã phân tích làm rõ các thể chế hỗ trợ thị trƣờng công nghệ ở Việt Nam là: Thể chế về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, chính sách công nghiệp và các thể chế tài chính. 2. Vũ Anh Tuấn (2006), Phát triển thị trƣờng khoa học - công nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thống kê. Tác giả đã trình bày khái quát cơ sở lý luận về KH&CN và thị trƣờng KH&CN; đánh giá thực trạng KH&CN và thị trƣờng KH&CN ở Thành phố Hồ Chí Minh và đƣa ra các phƣơng hƣớng phát triển và giải pháp đẩy mạnh phát triển KH&CN và thị trƣờng KH&CN ở thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tới. 3. Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trƣờng Quốc hội (2007), Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các chính sách và giải pháp xây dựng, phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa – Các cơ chế, chính sách kinh tế thúc đẩy phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp 6 nhà nƣớc. Đề tài đã xác lập cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về KH&CN, pháp luật về kinh tế và cơ chế quản lý để tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển thị trƣờng KH&CN, đề xuất các giải pháp pháp lý để tổ chức và quản lý thị trƣờng KH&CN ở Việt Nam. Các tác giả của Đề tài đã tập trung nghiên cứu những nội dung: - Những vấn đề cơ bản về thị trƣờng, cơ chế thị trƣờng; bản chất, đặc trƣng, điều kiện hình thành, phát triển, chức năng của thị trƣờng KH&CN. - Những vấn đề liên quan đến năng lực sáng tạo của các tổ chức KH&CN, các yếu tố quyết định tới nguồn cung sản phẩm KH&CN. - Nhu cầu và năng lực tiếp nhận công nghệ của khối doanh nghiệp, những nguyên nhân hạn chế việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ. - Nghiên cứu, phân tích các chính sách và cơ chế điều tiết hoạt động KH&CN hiện nay của Nhà nƣớc liên quan đến sự hình thành và hoạt động của thị trƣờng KH&CN. - Các chính sách và cơ chế kinh tế hiện nay liên quan đến sự hình thành và hoạt động của thị trƣờng KH&CN. - Kinh nghiệm tổ chức thị trƣờng KH&CN của một số nƣớc có thể học hỏi và áp dụng vào Việt Nam. - Nghiên cứu, tổng kết một số mô hình thị trƣờng KH&CN. - Đề xuất các giải pháp pháp lý để tổ chức và quản lý thị trƣờng KH&CN của Việt Nam. 4. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (2010), Chính sách thúc đẩy sự hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN: kinh nghiệm của Trung Quốc, Tổng luận khoa học. Tổng luận đã phân tích vai trò của chính phủ, thông qua việc thực hiện các công cụ chính sách để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đã khuyến khích thành lập các doanh nghiệp KH&CN tƣ nhân, tạo nên một hệ thống KH&CN phục vụ tốt hơn cho các mục tiêu phát triển KT – XH của đất nƣớc. Theo tổng 7 luận, từ năm 1978 đến nay, có nhiều động lực đã làm cho Trung Quốc trở thành mảnh đất màu mỡ cho tinh thần khởi nghiệp công nghệ. Thứ nhất, do nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu chuyển đổi theo hƣớng nền kinh tế tri thức, nhu cầu về công nghệ để nâng cao năng suất lao động đã tạo nên một thị trƣờng đầy hứa hẹn cho các sản phẩm và dịch vụ mang hàm lƣợng công nghệ cao. Thứ hai, trong sự tìm kiếm chất lƣợng cao và chi phí lao động thấp, các tập đoàn đa quốc gia đã mang các công nghệ, các quy trình chế tạo và kinh nghiệm quản lý tiên tiến đến Trung Quốc. Các doanh nhân địa phƣơng đã nhanh chóng nhận ra nhu cầu và tiềm năng lợi nhuận ở các hàng hóa và dịch vụ giá trị gia tăng cao hơn và bắt đầu đổ tiền vào các công nghệ tiên tiến. Thứ ba, tầm quan trọng của sự phát triển năng lực KH&CN đã đƣợc nhận thức rõ từ khi Trung Quốc mở cửa với thế giới phƣơng Tây. Mặc dù ngay từ thời kỳ dƣới sự lãnh đạo của Chủ tịch Mao Trạch Đông, hiện đại hóa KH&CN đã đƣợc coi là một trong bốn mục tiêu phát triển cơ bản của đất nƣớc, nhƣng chỉ sau khi thực hiện các chính sách mở cửa và cải cách, Trung Quốc mới đƣa thêm thƣơng mại hóa, đổi mới KH&CN vào trong chiến lƣợc phát triển dài hạn của mình. 5. PGS, TS Phạm Văn Dũng (2010), Phát triển thị trƣờng khoa học – công nghệ ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia. Cuốn sách trình bày cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trƣờng KH&CN. Theo tác giả, trong những năm qua, Nhà nƣớc Việt Nam đã rất quan tâm đến việc xây dựng, phát triển thị trƣờng KH&CN và tạo lập những điều kiện cần thiết cho sự hình thành, phát triển của thị trƣờng này. Nhờ đó, thị trƣờng KH&CN Việt Nam đã hình thành và từng bƣớc phát triển, đóng góp nhất định vào những thành tựu KT – XH của đất nƣớc. Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp, thị trƣờng KH&CN chƣa đƣợc phát huy, tận dụng; những khuyết tật của thị trƣờng KH&CN chƣa đƣợc hạn chế, khắc phục; ảnh hƣởng không tốt đến sản xuất và đời sống, đến nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập. 8 Phát triển nhanh thị trƣờng KH&CN là đòi hỏi bức xúc đối với Việt Nam hiện nay. Để thực hiện đƣợc điều đó, nhà nƣớc cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề, trong đó quan trọng nhất là phải đào tạo, phát triển đƣợc nguồn nhân lực khoa học, công nghê; chuyển các cơ quan nghiên cứu khoa học, công nghệ sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp; xây dựng, hoàn thiện các thể chế của thị trƣờng KH&CN; xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trƣờng; phát triển kinh tế tri thức, thực hiện công nghiệp hóa rút ngắn... 6. Trung tâm nghiên cứu và phát triển Vùng (2011). Đánh giá thực trạng phát triển thị trƣờng công nghệ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Đề tài NCKH. Đề tài đã khái quát những vấn đề lý luận và kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc về phát triển thị trƣờng công nghệ, đánh giá thực trạng phát triển thị trƣờng công nghệ ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ trong những năm qua. Theo đề tài, ở Vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ trong những năm qua đã tồn tại hoạt động mua bán hàng hóa KH&CN ở nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ tập trung chủ yếu vào đối tƣợng máy móc – thiết bị, mua bán các sáng chế dƣới dạng hợp đồng chuyển giao công nghệ và các dịch vụ môi giới công nghệ còn rất hạn chế. Thị trƣờng công nghệ theo nghĩa đầy đủ chƣa thực sự phát triển. Sở dĩ có tình trạng trên là do các yếu tố cấu thành của thị trƣờng công nghệ còn rất sơ khai: hàng hóa KH&CN quá ít ỏi, chủ thể tham gia thị trƣờng chƣa nhiều, hệ thống pháp luật chƣa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ và tổ chức thực thi chƣa hiệu quả; thiếu các dịch vụ môi giới, thẩm định – giám định – đánh giá công nghệ và dịch vụ tài chính hỗ trợ cho thị trƣờng công nghệ. Do vậy để tạo điều kiện đầy đủ cho thị trƣờng công nghệ phát triển, Đề tài đã đƣa ra phƣơng hƣớng và nhóm giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đang kìm hãm sự phát triển của thị trƣờng này ở trong vùng. Đó là những định hƣớng: phát triển thị trƣờng công nghệ phải làm cho KH&CN trở thành nền tảng, động lực 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất