Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển thị trường chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đến năm ...

Tài liệu Phát triển thị trường chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đến năm 2020

.PDF
90
62
124

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN BÁ TRUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Hà Nội - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN BÁ TRUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Quản trị Công nghệ và Phát triển doanh nghiệp Mã số: Chuyên ngành thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRỌNG HIỆU XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận văn này do chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Trọng Hiệu. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa hề đƣợc công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Học viên Nguyễn Bá Trung LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu – Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Quản trị kinh doanh, Chƣơng trình Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy giáo TS. Nguyễn Trọng Hiệu đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các đơn vị chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa… đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tƣ liệu khách quan… để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn đến các thầy, cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã giúp tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2018 Học viên Nguyễn Bá Trung MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................ i DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ .. 7 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 7 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng chuyển giao công nghệ ............ 10 1.2.1. Khái niệm về công nghệ ................................................................ 10 1.2.2. Khái niệm về chuyển giao công nghệ ........................................... 12 1.3 Thị trƣờng chuyển giao công nghệ ....................................................... 19 1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của thị trường chuyển giao công nghệ ... 19 1.3.2. Các thành tố cơ bản của thị trường chuyển giao công nghệ ........ 20 1.3.3. Các điều kiện phát triển thị trường chuyển giao công nghệ ........ 22 1.3.4. Nội dung phát triển thị trường chuyển giao công nghệ................ 23 1.4 Các nhân tố tác động đến thị trƣờng chuyển giao công nghệ ............... 24 1.4.1. Các nhân tố khách quan ............................................................... 24 1.4.2. Các nhân tố chủ quan ................................................................... 25 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 29 2.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 29 2.2 Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................ 30 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ......................................... 30 2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ........................................... 31 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 32 2.3.1 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng ................................. 32 2.3.2 Các công cụ được sử dụng ............................................................. 33 CHƢƠNG 3: THỊ TRƢỜNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC TỔ CHỨC TRUNG GIAN TẠI THANH HÓA................................................................ 35 3.1 Phân tích thị trƣờng chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Thanh Hóa................................................................................ 35 3.1.1 Các hàng hóa công nghệ phổ biến................................................. 36 3.1.2 Người bán hàng hóa công nghệ ..................................................... 37 3.1.3 Người mua hàng hóa công nghệ .................................................... 40 3.1.4 Các tổ chức trung gian................................................................... 41 3.2 Thực trạng hoạt động của các tổ chức trung gian tại tỉnh Thanh Hóa .. 45 3.2.1 Hệ thống tổ chức các tổ chức trung gian ....................................... 45 3.2.2 Kết quả hoạt động và đánh giá chung về tiềm lực của một số đơn vị trung gian tiêu biểu tại Thanh Hóa......................................................... 46 3.2.3 Đánh giá việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức trung gian .. 55 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI TỈNH THANH HÓA ...................................................... 58 4.1. Định hƣớng thị trƣờng chuyển giao công nghệ hƣớng tới 2020 ......... 58 4.2 Giải pháp phát triển thị trƣờng chuyển giao công nghệ thông qua phát triển các tổ chức trung gian ......................................................................... 60 4.2.1. Nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động của các tổ chức trung gian .... 60 4.2.2. Nâng cao năng lực của các tổ chức trung gian ............................ 66 4.3 Kiến nghị, đề xuất. ................................................................................ 68 4.3.1 Với Chính phủ, Bộ KH&CN ........................................................... 68 4.3.2. Với UBND tỉnh Thanh Hóa và các ngành có liên quan ............... 69 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 72 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CGCN Chuyển giao công nghệ 2 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ 3 KH&CN Khoa học và Công nghệ 4 KHCN Khoa học công nghệ 5 KT-XH Kinh tế - Xã hội 6 SHTT Sở hữu trí tuệ 7 TTCGCN Thị trƣờng chuyển giao công nghệ 8 TTCN Thị trƣờng công nghệ 9 UBND Ủy ban nhân dân i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng 1 Bảng 3.1 Nội dung Hệ thống tổ chức các tổ chức trung gian tại Thanh Hóa ii Trang 45 DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Mô tả khái niệm công nghệ 12 2 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 30 3 Hình 2.2 4 Hình 3.1 Các hình thức chuyển giao công nghệ 5 Hình 3.2 6 Hình 3.3 Rào cản đối với doanh nghiệp Cơ cấu các DNVVN đƣợc khảo sát phân theo lĩnh vực Phƣơng thức tiếp cận với các tổ chức cung cấp và chuyển giao công nghệ iii 32 36 42 43 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trƣờng chuyển giao công nghệ (TTCGCN) nói chung và TTCGCN cho doanh nghiệp nói riêng là một bộ phân cấu thành của thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, có vai trò then chốt trong việc tạo môi trƣờng thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ; nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Phát triển TTCGCN cũng là nhằm thực thi tốt và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia TTCGCN; tập trung phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, nguồn nhân lực và các thiết chế trung gian của thị trƣờng công nghệ (TTCN) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ; thúc đẩy quan hệ cung, cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ. Trong nền kinh tế thị trƣờng, lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về doanh nghiệp nào biết ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, đến nay việc chuyển giao công nghệ để nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) vẫn thực hiện chƣa có hiệu quả. Thực tế này đƣợc đã đƣợc nhận thấy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đỗ Đình Hiệu (2016) chỉ ra, tính đến tháng 6/2016 toàn tỉnh Thanh Hóa có gần 8400 doanh nghiệp đang hoạt động. Đa số doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong chuỗi cung ứng dịch vụ (gần 8.000 doanh nghiệp), rất ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và chỉ có khoảng 6% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. 97% số doanh nghiệp là các DNVVN, trong đó, 60% doanh nghiệp có vốn đăng ký dƣới 5 tỷ đồng. So với một số tỉnh Bắc Trung Bộ, số doanh nghiệp đang hoạt động của Thanh Hóa đứng thứ hai, sau Nghệ An và chiếm 1,58% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động cả nƣớc 1 (Nguyễn Thanh Tiêu, 2016). Dù Thanh Hóa hiện có số lƣợng doanh nghiệp không hề nhỏ nhƣng tiềm lực công nghệ và khả năng tiếp cận với dây chuyền công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp là vô cùng hạn chế. Theo số liệu của Cục Thống kê Thanh Hóa, hiện nay 62% số công nghệ của doanh nghiệp Thanh Hóa là trung bình, lạc hậu, 89,5% doanh nghiệp chƣa thực hiện việc đầu tƣ nâng cao năng lực KH&CN, chỉ có 7% tỷ lệ doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Đáng chú ý là, mặc dù trong thời gian qua, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nâng cao năng lực công nghệ nhƣng chƣa thu đƣợc kết quả nhƣ mong đợi. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 14 doanh nghiệp KH&CN, chỉ chiếm một phần nhỏ trong số các doanh nghiệp Thanh Hóa đang hoạt động (0.17%). Tính tới tháng 3/2017, tỉnh Thanh Hóa hiện có 51 tổ chức KH&CN, trong đó có 09 cơ sở giáo dục đại học, 14 tổ chức nghiên cứu và phát triển và 28 tổ chức dịch vụ KH&CN. Ngoài ra, Thanh Hóa còn là tỉnh có số lƣợng doanh nghiệp KH&CN đứng thứ 3 cả nƣớc. Nhƣ vậy có thể thấy, Thanh Hóa cũng là nơi có hệ thống thống tổ chức KH&CN đã đƣợc hình thành và phát triển không chỉ về số lƣợng mà cả về chất lƣợng. Tuy nhiên, vấn đề chuyển giao công nghệ tại các DNVVN hiện đang gặp nhiều trở ngại. Điều này đƣợc giải thích bởi nguyên nhân là tỷ lệ doanh nghiệp KH&CN trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn vô cùng thấp (0.17%). Bên cạnh đó, mặc dù có nhu cầu đổi mới công nghệ tƣơng đối cao nhƣng do tiềm lực về vốn và tài chính hạn chế và không tiếp cận đƣợc những nguồn thông tin về công nghệ và thị trƣờng công nghệ dẫn tới thực tế hiện nay các hoạt động chuyển giao công nghệ của DNVVN chƣa đƣợc sôi động. Bên cạnh đó, do kỹ năng còn yếu và thiếu nên nhiều doanh nghiệp không tránh khỏi những thất bại trong thƣơng trƣờng chuyển giao công nghệ. Thực tế này dẫn tới việc đầu tƣ của 2 doanh nghiệp cho phát triển công nghệ của các DNVVN trên địa bàn Thanh Hóa rất thấp, thậm chí nhiều doanh nghiệp mức đầu tƣ bằng không. Thực tế đã cho thấy, thị trƣờng chuyển giao công nghệ ở Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng hiện vẫn chƣa có các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin, lựa chọn công nghệ, đàm phán thƣơng thảo và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ… Bên cạnh đó, công nghệ là hàng hóa vô hình đƣợc mua bán trong TTCN nên vai trò, tác dụng của các tổ chức dịch vụ môi giới, tƣ vấn chuyển giao công nghệ cũng nhƣ các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật nhƣ định giá, đánh giá, giám định công nghệ thực sự cần thiết và không thể thiếu trong nền kinh tế thị trƣờng nhằm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN. Từ yêu cầu bức thiết trên, học viên lựa chọn Đề tài « Phát triển thị trƣờng chuyển giao công nghệ cho DNVVN trên địa bàn Thanh Hóa đến năm 2020» để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo: Chƣơng trình thạc sỹ Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp là chƣơng trình mới, lần đầu tiên đƣợc thiết kế và giảng dạy tại Việt Nam, có tính liên ngành, có sự hợp tác với các Trƣờng Đại học quốc tế và do ĐHQGHN cấp bằng theo nguyên tắc đảm bảo chất lƣợng và chuẩn đầu ra. Chƣơng trình thạc sỹ Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp tích hợp đƣợc các tri thức liên ngành từ quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp tới quản trị và phát triển doanh nghiệp theo một trục tri thức thống nhất, tập trung vào quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học có cơ hội đƣợc học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức mới, song cũng khuyến khích khả năng tự học và rèn luyện kỹ năng tổng hợp lý luận và vận dụng lý luận một cách sáng tạo vào thực tiễn công tác. Mục tiêu của chƣơng 3 trình là đào tạo đƣợc các nhà quản trị, điều hành công nghệ cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp. Tên đề tài "Phát triển thị trƣờng chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đến năm 2020" hàm ý giải quyết các vấn đề, các giải pháp thúc đẩy và phát triển thị trƣờng chuyển giao công nghệ đến năm 2020 thông qua nâng cao năng lực tổ chức hoạt động của các tổ chức trung gian. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và sản xuất kinh doanh cho DNVVN của Việt Nam, hƣớng tới phát triển thị trƣờng chuyển giao công nghệ (TTCGCN) tại Thanh Hóa. Câu hỏi đặt ra đối với vấn đề nghiên cứu: Với các nội dung trên, đề tài sẽ đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải pháp, những câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: Nội dung đề tài, về bản chất trả lời đƣợc ba câu hỏi lớn. Câu hỏi thứ nhất: Những đặc trƣng cơ bản của TTCGCN tại địa bàn Thanh Hóa, gắn liền với sự tham gia của các DNVVN và các tổ chức trung gian? Câu hỏi thứ hai: hệ thống tổ chức và kết quả hoạt động của các tổ chức trung gian tại Thanh Hóa. Câu hỏi thứ ba: Các giải pháp nào để thúc đẩy và phát triển thị trƣờng chuyển giao công nghệ cho DNVVN đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa? Trong đó, các giải pháp tập trung vào nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của các tổ chức trung gian tham gia vào TTCGCN. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của luận văn là đề xuất đƣợc một số giải pháp và khuyến nghị về thúc đẩy và phát triển TTCGCN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất kinh doanh của các DNVVN tại Thanh Hóa đến năm 2020. 4 b. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục đích đặt ra, luận văn có các nhiệm vụ cơ bản sau: - Nghiên cứu các công cụ lý thuyết và các mô hình để phục vụ việc thực hiện luận văn. - Phân tích đánh giá thực trạng thị trƣờng chuyển giao công nghệ cho DNVVN trên địa bàn Thành Hóa và làm rõ sự tham gia của các tổ chức trung gian. - Đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức trung gian. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của các tổ chức trung gian nhằm hƣớng tới phát triển TTCGCN của các DNVVN trên địa bàn Thanh Hóa trong giai đoạn tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu này coi Thanh Hóa là một trƣờng hợp để nghiên cứu. Chính vì vậy, TTCGCN cho DNVVN tại Thanh Hóa là đối tƣợng của nghiên cứu, trong đó tập trung vào 2 đối tƣợng nghiên cứu chính đó là các DNVVN, các tổ chức trung gian tại Thanh Hóa. Qua đó, tác giả hƣớng tới phân tích những đặc điểm chính của TTCGCN của DNVVN và thực trạng hiệu quả hoạt động của các tổ chức trung gian trên địa bàn tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian : trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa + Thời gian : giai đoạn 2010 – 2016, hƣớng đến năm 2020. 4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về các vấn đề: công nghệ, chuyển giao công nghệ, TTCGCN; các nhân tố tác động đến TTCGCN. Đƣa ra các dữ liệu, bằng chứng để phân tích, đánh giá những nét đặc trƣng của TTCGCN tại tỉnh Thanh Hóa thông qua phân tích về các thành phần của thị trƣờng trong giai đoạn 2010 – 2016. Bên cạnh đó, luận văn tập trung làm rõ hệ thống tổ chức, hoạt động của các tổ chức trung gian tại Thanh Hóa. 5 Đƣa ra những giải pháp để phát triển TTCGCN ở Thanh Hóa thông qua việc đƣa ra giải pháp nâng cao hoạt động và nâng cao năng lực của các tổ chức trung gian tham gia vào thị trƣờng. 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn gồm 4 chƣơng: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng chuyển giao công nghệ Chương 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chương 3. Thị trƣờng chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và sự tham gia các tổ chức trung gian tại Thanh Hóa Chương 4. Đề xuất các giải pháp phát triển thị trƣờng chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới coi công nghệ là một biến số làm tăng trƣởng phát triển kinh tế - xã hội (Trần Văn Bình và cộng sự, 2016). Chính vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu xung quanh đề tài phát triển thị trƣờng công nghệ. Thông qua việc tổng quan lại những nghiên cứu và lý thuyết về thị trƣờng công nghệ và những chính sách công liên quan, Barry Bozeman (2000) khẳng định chuyển giao công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển nền kinh tế thị trƣờng, nâng cao năng lực quốc gia, góp phần đem lại hiệu quả chính trị. So sánh với nó, nghiên cứu của David J. Teece (1981) lại tập trung làm rõ những bản chất của thị trƣờng và khái quát hóa vận động của thị trƣờng công nghệ. Tuy nhiên, nghiên cứu này và phần lớn các nghiên cứu khác trong đó có Anna Shaojie Cui và cộng sự (2006), Amy Jocelyn Glass và cộng sự (2002), và Edwin Mansfield và cộng sự (1980) đều hƣớng tới việc đề cao vai trò của các công ty xuyên quốc góp phần làm phát triển TTCGCN. Cụ thể hơn, David J. Teece (1976, 1981) đã đƣa ra những bằng chứng xác thực về việc chuyển giao công nghệ của các công ty xuyên quốc gia của Mỹ trong giai đoạn hiện thời và chỉ ra vai trò vô cùng quan trọng của những công ty xuyên quốc gia đó. Đáng chú ý, tác giả cũng đi sâu tìm hiểu những quy định trong xuất nhập khẩu công nghệ và đi tới kết luận rằng những chính sách, quy định này chƣa thực sự phát huy hiệu quả trong việc khuyến khích phát triển việc chuyển giao công nghệ. Tƣơng tự nhƣ vậy, Anna Shaojie Cui và cộng sự (2006) cũng nhấn mạnh chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn đa quốc gia 7 cho các chi nhánh tại địa phƣơng là rất cần thiết và quan trọng đối với năng suất và thành công của chi nhánh tại địa phƣơng. Điều khác biệt là các tác giả lại tiếp cận theo hƣớng phân tích tác động của thị trƣờng và các nhân tố văn hóa môi trƣờng tới quá trình chuyển giao công nghệ này và hiệu quả của nó thông qua việc khảo sát 131 nhà quản lý ở các chi nhánh tại địa phƣơng. Khác với nghiên cứu của Anna Shaojie Cui và cộng sự (2006), nghiên cứu của Edwin Mansfield và cộng sự (1980) còn chỉ ra đƣợc bản chất của công nghệ đƣợc chuyển giao từ các công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ và tác động của việc chuyển giao công nghệ này tới các đổi thủ cạnh tranh của công ty của Mỹ, tới các quốc gia khác (quốc gia nhận công nghệ). Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, các nhà nghiên cứu trên thế giới đang dành nhiều sự quan tâm tới việc phát triển thị trƣờng công nghệ nhƣng phạm vi nghiên cứu đã đƣợc thu hẹp về việc chuyển giao công nghệ của các công ty xuyên quốc gia. Chính vì vậy, không có nhiều tài liệu khoa học nghiên cứu về phát triển thị trƣờng CGCN ở quy mô quốc gia và ở địa phƣơng cụ thể. Ở Việt Nam, nhìn nhận mục tiêu phát triển thị trƣờng chuyển giao công nghệ gắn liền với nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNVVN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của phát triển kinh tế Việt Nam, đề tài này đã thu hút sự quan tâm của các ngành, học giả, nhà nghiên cứu cũng nhƣ doanh nghiệp. Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào các phƣơng pháp luận đánh giá trình độ công nghệ (Vũ Trƣờng Sơn và cộng sự, 2016); các hoạt động đánh giá hiện trạng trình độ công nghệ và trình độ công nghệ hiện nay của các doanh nghiệp của địa phƣơng (Phan Tuấn Anh, 2016; Nguyễn Đức Kiên, 2016). Hay trong nghiên cứu của Tạ Việt Dũng (2016) đánh giá trình độ công nghệ của một số ngành, lĩnh vực cụ thể thông qua việc xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ. Từ đó, các nghiên cứu đề ra một số giải pháp để nâng cao trình độ công nghệ. Trong nghiên cứu của 8 Nguyễn Mạnh An (2016), tác giả đã tìm ra những giải pháp để đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của tỉnh Thanh Hóa sau khi đánh giá trình độ công nghệ của ngành sản xuất trên địa bàn tỉnh. Tác giả cũng nhấn mạnh vào một số giải pháp, khuyến nghị đó là xác định rõ chiến lƣợc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng mối liên kết giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ; phát triển thị trƣờng KH&CN; chính sách, các chƣơng trình hỗ trợ đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ theo hƣớng vừa đầu tƣ cho nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ của tỉnh Thanh Hóa; ƣu tiên nguồn lực tài chính đáng kể tập trung xây dựng các tổ chức khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh. Tƣơng tự, nghiên cứu của Nguyễn Đức Kiên (2016) cũng đƣa ra những giải pháp góp phần nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang. Các giải pháp đó là: Hình thành các khu công nghiệp tập trung có định hƣớng chuyên môn hóa theo mức độ ƣu tiên của tỉnh; Chú trọng giải quyết bài toán nguồn nhân lực; Tạo môi trƣờng pháp lý thông thoáng, thuận lợi để mọi thành phần kinh tế, mọi ngƣời dân huy động vốn, cùng có trách nhiệm chung khi đầu tƣ vào lĩnh vực KH&CN phục vụ phát triển kinh tế địa phƣơng... Đặc biệt, trong nghiên cứu này tác giả đã đề cập tới giải pháp thành lập các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật có nhiệm vụ tƣ vấn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các công nghệ phù hợp; Phát triển và hoàn thiện các ý tƣởng về sản phẩm, dịch vụ và cải tiến dây chuyền công nghệ sản xuất; Phát triển sản phẩm mới; Kiểm định chất lƣợng sản phẩm... Đây là thể coi là những dịch vụ hỗ trợ đƣợc triển khai bởi tổ chức trung gian để hỗ trợ DNVVN trên địa bàn. Nhấn mạnh vào phát triển TTCGCN ở Thanh Hóa, Nguyễn Ngọc Túy (2016) tìm hiểu thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp KH&CN ở Thanh 9 Hóa. Từ đó, tác giả chỉ ra những nguyên nhân của bất cập trong việc phát triển các doanh nghiệp KH&CN, khó khăn để hình thành các doanh nghiệp KH&CN ở Thanh Hóa. Từ đó tác giả đƣa ra những khuyến nghị cho Sở, Bộ KH&CN cũng nhƣ UBND tỉnh trong việc thúc đẩy sự hình thành của các doanh nghiệp KH&CN ở địa phƣơng. Nhƣ vậy tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu năng lực trình độ của các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp ở các địa phƣơng hoặc trong một số ngành cụ thể. Theo một hƣớng khác, một số nghiên cứu lại chỉ đề cập tới các vấn đề chung của phát triển thị trƣờng khoa học công nghệ ở Việt Nam nhƣ nghiên cứu của Võ Hồng Vinh (2007). Chính vì vậy, các giải pháp đƣa ra trong các nghiên cứu này chỉ tập trung vào thúc đẩy hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN hoặc các giải pháp chung chung áp dụng cho việc phát triển TTCGCN tổng thế. Các nghiên cứu chƣa dành sự quan tâm tới vai trò và tầm quan trọng của những tổ chức trung gian trong phát triển TTCGCN. 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng chuyển giao công nghệ 1.2.1. Khái niệm về công nghệ Trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở Việt Nam, chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nhiều thuật ngữ kinh tế - kỹ thuật đã du nhập vào Việt Nam, trong số đó có thuật ngữ công nghệ. Có thể nói công nghệ xuất hiện đồng thời với sự hình thành xã hội loài ngƣời. Từ “Công nghệ” xuất phát từ chữ Hy Lạp (τεκηνε - Tekhne) có nghĩa là một công nghệ hay một kỹ năng và (λογοσ logos) có nghĩa là một khoa học, hay sự nghiên cứu. Nhƣ vậy thuật ngữ technology (Tiếng Anh) hay technologie (Tiếng Pháp) có nghĩa là khoa học về kỹ thuật hay sự nghiên cứu có hệ thống về kỹ thuật - thƣờng đƣợc gọi là công nghệ học. Ở Việt Nam, cho đến nay công nghệ thƣờng đƣợc hiểu là quá 10 trình tiến hành một công đoạn sản xuất là thiết bị để thực hiện một công việc (do đó công nghệ thƣờng là tính từ của cụm thuật ngữ nhƣ: qui trình công nghệ, thiết bị công nghệ, dây chuyển công nghệ). Cách hiểu này có xuất xứ từ định nghĩa trong từ điển kỹ thuật của Liên Xô trƣớc đây: “công nghệ là tập hợp các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên, vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh”. Theo những quan niệm này, công nghệ chỉ liên quan đến sản xuất vật chất. Hiện nay, thuật ngữ công nghệ phổ biến đến mức, mọi hành vi của con ngƣời đều đƣợc “công nghệ hóa”, kể cả những hành vi phi sản xuất nhƣ: Công nghệ chính trị, công nghệ giáo dục, công nghệ làm báo, công nghệ làm đẹp, v.v… Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 (Luật số 29/2013/QH13) định nghĩa: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Ủy ban kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dƣơng của Liên hợp quốc (ESCAP hay UNESCAP) định nghĩa: công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin (bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phƣơng pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo, dịch vụ, quản lý và thông tin). Đồng thời, ESCAP đã chỉ ra bốn thành phần cơ bản của công nghệ, gồm: • Kỹ thuật (Techno ware): bao gồm các máy móc thiết bị hay các công cụ và phƣơng tiện kỹ thuật. Đây là thành phần cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào, nhờ đó mà con ngƣời tăng đƣợc sức mạnh cơ bắp và trí tuệ trong hoạt động sản xuất. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan