Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện phú lương, tỉ...

Tài liệu Phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

.PDF
88
1
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HẰNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, NĂM 2022 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HẰNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã ngành: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH NGỌC LAN THÁI NGUYÊN, NĂM 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” là đề tài độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài này là trung thực, các tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hằng ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của nhiều tổ chức, cá nhân, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Phòng Đào tạo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học và làm luận văn. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Đinh Ngọc Lan Người hướng dẫn đề tài đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Phú Lương, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương, cán bộ chuyên môn và các hộ dân tại các xã có thực hiện điều tra, khảo sát đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu đề tài. Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hằng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.................................................................................... viiiii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4 4. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 4 4.1. Ý nghĩa về mặt lý luận ......................................................................................... 4 4.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ...................................................................................... 4 4.3. Đóng góp mới của luận văn ................................................................................. 5 Chương 1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 6 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................... 6 1.1.2. Yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP .............................................................. 7 1.1.3. Ý nghĩa của việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP .................................... 8 1.1.4. Nội dung phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ........................ 10 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP . 18 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 20 1.2.1.Tình hình phát triển sản xuất chè VietGAP ở Việt Nam..........................20 1.2.2.Kinh nghiệm sản xuất chè ở một số địa phương......................................20 1.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cho huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ............................................ .....23 1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ........................................... 23 iv Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 26 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................. 26 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Phú Lương ......................................... 26 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................ 27 2.1.3. Những thuận lợi khó khăn về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội để phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap tại huyện Phú Lương ......................... 31 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 31 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 32 2.3.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................. 32 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ......................................................... 33 2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 34 2.3.4. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................... 34 2.3.5. Phương pháp phân tích thông tin ............................................................. 35 2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích ................................................................................ 36 2.4.1. Những chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè ....... 36 2.4.2. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè ..................... 38 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 40 3.1. Thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Phú Lương ................................ 40 3.1.1. Diện tích trồng chè tại huyện Phú Lương ................................................. 40 3.1.2. Năng suất, sản lượng chè tại huyện Phú Lương ......................................... 41 3.1.3. Cơ cấu diện tích chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Phú Lương .......... 42 3.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè theo hướng VietGAP của các hộ điều tra ... 44 3.2.1. Thông tin chung về các hộ được điều tra .................................................. 44 3.2.2. Cơ cấu giống chè ................................................................................... 45 3.2.3. Chi phí sản xuất ..................................................................................... 46 3.2.4. Kết quả sản xuất .................................................................................... 48 3.2.5. Hiệu quả sản xuất................................................................................... 50 3.2.6. Kênh tiêu thụ của các sản phẩm chè theo tiêu chuẩn VietGAP ................... 51 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ... 53 3.3.1. Nhóm yếu tố về kỹ thuật trong sản xuất chè ............................................. 53 v 3.3.2. Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế và tổ chức sản xuất................................ 55 3.3.3. Nhóm yếu tố về thị trường và giá ............................................................ 57 3.4.Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất chè tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................ 58 3.4.1. Quan điểm về phát triển sản xuất chè tại huyện Phú Lương ....................... 58 3.4.2. Định hướng và mục tiêu ......................................................................... 58 3.5. Giải pháp phát triển sản xuất chè theo theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên................................................................................. 59 3.5.1.Thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn ................................................. 59 3.5.2. Xây dựng và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi an toàn, chất lượng theo VietGAP........................................................................................ 59 3.5.3. Giải pháp về chính sách hỗ trợ ................................................................ 59 3.5.4. Tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị chế biến ............................................. 61 3.5.5. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng chè .............................. 62 3.5.6. Đẩy mạnh tiêu thụ chè, xây dựng thương hiệu .......................................... 62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 65 1. Kết luận ................................................................................................................. 65 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 69 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1 VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam 2 UBND Ủy ban nhân dân 3 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 4 KTXH Kinh tế xã hội 6 NLN Nông lâm nghiệp 5 TS Thủy sản 7 XD Xây dựng 8 CN Công nghiệp 9 HTX Hợp tác xã 10 ĐVT Đơn vị tính 11 DN Doanh nghiệp 12 SX Sản xuất vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phú Lương ...................................... 27 Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động huyện Phú lương ......................................... 28 Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phú Lương theo khu vực kinh tế ........ 29 Bảng 2.4: Mức ý nghĩa sự tham gia của người dân .................................................... 35 Bảng 3.1. Diện tích chè Phú Lương giai đoạn 2019 – 2021 ....................................... 40 Bảng 3.2: Năng suất, sản lượng chè tại huyện Phú Lương ......................................... 41 Bảng 3.3. Cơ cấu diện tích chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Phú Lương ....... 43 Bảng 3.4. Đặc điểm chung của các hộ điều tra ........................................................... 44 Bảng 3.5. Cơ cấu giống chè bình quân của hộ điều tra .............................................. 45 Bảng 3.6: Chi phí sản xuất giữa sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP................................................................... 47 Bảng 3.7. Kết quả sản xuất giữa sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP................................................................... 49 Bảng 3.8. Hiệu quả sản xuất giữa sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP................................................................... 50 Bảng 3.9. Đánh giá của các hộ về ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật đến sản xuất chè VietGAP ...................................................................................................................... 54 Bảng 3.10. Đánh giá của các hộ trồng chè về ảnh hưởng của điều kiện kinh tế và tổ chức sản xuất đến SX chè theo tiêu chuẩn VietGAP ......................................... 56 Bảng 3.11. Đánh giá của các hộ về ảnh hưởng của thị trường đến tiêu thụ sản phẩm chè theo tiêu chuẩn VietGAP...................................................................................... 57 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Tên tác giả: Nguyễn Thị Hằng 2. Tên luận văn: Phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 4. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Ngọc Lan 4. Cơ sở đào tạo: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Mục đích nghiên cứu: Trong những năm qua, cây chè được huyện Phú Lương coi là cây trồng chủ lực, mũi nhọn của huyện trong phát triển nông nghiệp, là cây giúp các hộ sản xuất chè tiến tới làm giàu. Diện tích trồng chè toàn huyện năm 2022 là 4.024 ha, tuy nhiên diện tích chè trồng theo tiêu chuẩn VietGAP chỉ có 510 ha (chiếm 12,6%) diện tích chè toàn huyện. (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, năm 2021). Sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu cần thực hiện nghiêm ngặt theo các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn chặt chẽ, đòi hỏi các yếu tố về chi phí, con người và kỹ thuật, người sản xuất phải thay đổi từ nhận thức đến hành động để từ đó tạo ra các sản phẩm chè an toàn, chất lượng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Trước thực tế trên, đòi hỏi cần có sự phân tích, đánh giá đúng thực trạng sản xuất chè VietGAP trên địa bàn huyện Phú Lương hiện nay, để từ đó đề ra giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh, hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững ngành chè huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất chè VietGAP trên địa bàn huyện Phú Lương dựa trên mục tiêu cụ thể của luận văn bao gồm: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. (2) Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất chè theo VietGAP và hộ sản xuất ix không theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. (3) Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong nghiên cứu này tôi sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo, văn bản liên quan đến tình hình sản xuất chè trong giai đoạm 2019-2021 trên địa huyện Phú Lương. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng thông tin tình hình sản xuất chè của 175 hộ theo tiêu chuẩn VietGAP và 175 hộ không theo tiêu chuẩn VietGAP các hộ được điều tra trong năm 2021, các giải pháp và chính sách được nghiên cứu và đề xuất cho giai đoạn 2022-2025 định hướng đến năm 2030. Kết quả nghiên cứu: Sau khi nghiên cứu hai nhóm hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP có sự chênh lệch rõ nét về cả kết quả và hiệu quả kinh tế, cụ thể nhóm hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP có mức độ đầu tư hợp lý hơn cho sản xuất so với nhóm còn lại bình quân tổng giá trị sản xuất cây chè trên 1 ha của chè không sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 400.000 nghìn đồng, chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 580.645,16 nghìn đồng. Giá trị gia tăng trên 1 ha của chè không sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 335.566,37 nghìn đồng, chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 548.976,96 nghìn đồng. Ngoài ra, do được sản xuất với quy trình an toàn nghiêm ngặt nên đã thuyết phục được những khách hàng chú trọng tới nguồn gốc sản phẩm và bán được với giá cao hơn chè thông thường khác từ 10% tới 15%. Kết luận: Với đề tài “Phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” đã tập trung vào đánh giá thực trạng việc phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Phú Lương qua các năm 2019 đến 2021, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát x triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Phú Lương. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc thì cây chè có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu cây trồng. Cây chè giúp chống xói mòn, phủ xanh đất chống đồi trọc, tạo công ăn việc làm cho người nông dân trồng chè. Cây chè được xếp là cây dài ngày và đem lại nguồn thu nhập tương đối ổn định cho người trồng chè vì mỗi năm cây chè cho thu hoạch từ 8 – 9 lứa do vậy với điều kiện thổ nhưỡng phù hợp phát triển cây chè là biện pháp đúng đắn đối với các tỉnh miền núi phía Bắc để giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới của các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ, một thời gian dài người sản xuất chè đã và đang sử dụng thái quá phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe cho người trồng và người sử dụng do đó đã làm giảm giá trị sản xuất chè. Trước thực trạng sản xuất chè thiếu an toàn như vậy. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ra Quyết định 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về Ban hành quy trình thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp an toàn hay còn gọi là VietGAP. Thực hành sản xuất chè an toàn theo VietGAP yêu cầu người sản xuất phải tuân thủ, đáp ứng các yêu cầu đề ra như thường xuyên cập nhật sổ sách, ghi chép theo dõi tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng nguồn đầu vào như đất, nước, thuốc trừ sâu, áp dụng những tiến bộ trong sản xuất vào thực tế, nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy gây mất an toàn đối với sản phẩm, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè, môi trường và sức khỏe con người giúp các nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra nguồn sản phẩm có chất lượng cao mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu 2 dùng và cơ quan quản lý.... Đồng thời sản xuất theo VietGAP khắc phục những hạn chế trong quá trình sản xuất chè như: Tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân bón chuyên dụng, đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu; hạn chế tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu hóa học ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí và tiết kiệm chi phí đầu tư, nhân công lao động do vậy gia tăng giá trị kinh tế cho người sản xuất. Trải qua thời gian áp dụng thực tế trong sản xuất, việc áp dụng VietGAP đã thể hiện sự ưu việt so với sản xuất thông thường, đảm bảo truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời đây là một trong những giải pháp khắc phục những tồn tại của sản xuất truyền thống hướng đến phát triển các vùng chè sản xuất an toàn, tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt. Vì vậy Quy trình VietGAP được nâng lên mức độ cao hơn và khuyến khích áp dụng rộng rãi trong sản xuất chè nói riêng và toàn bộ các sản phẩm trồng trọt nói chung. Vì lí do đó, tiêu chuẩn VietGAP mới theo TCVN 11892-1:2017 phần 1 trồng trọt theo Quyết định số 2802/QĐ-BKHCN ngày 17/10/2017 của Bộ Khoa học và công nghệ thay thế quy trình thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp an toàn theo Quyết định 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Thái Nguyên là một trong những vùng sản xuất chè lớn của cả nước, toàn tỉnh hiện có 22,4 nghìn ha chè đang cho thu hoạch, bình quân mỗi ha cho doanh thu chè búp tươi đạt 274 triệu đồng/năm.. Từ nhiều năm qua, Thái Nguyên luôn dẫn đầu cả nước về diện tích, cũng như doanh thu kinh tế từ cây chè. Chè là cây trồng chủ lực giúp người nông dân ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế tuy nhiên diện tích chè trồng theo tiêu chuẩn VietGAP chỉ có gần 2.800 ha (chiếm 12,5%) diện tích chè toàn tỉnh, là con số khá khiêm tốn. Đối với tỉnh Thái Nguyên nói chung, huyện Phú Lương nói riêng, sản phẩm chè là một sản phẩm đặc trưng, chiếm tỉ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp và đóng góp rất lớn trong sự phát triển kinh tế. 3 Hiện nay an toàn thực phẩm hiện nay đang là một vấn đề hết sức quan trọng trong thực tế cuộc sống, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sức khỏe và các vấn đề khác trong đời sống con người. Để tăng sức cạnh tranh và vị thế của sản phẩm chè Việt Nam trên thị trường chè thế giới thì đòi hỏi chúng ta đi theo hướng sản xuất chè an toàn. Việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi của Việt Nam (VietGAP) đối với ngành chè đã được triển khai từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn đạt tỷ lệ rất thấp, dưới 30%. Sản xuất chè theo hướng an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đang là một yêu cầu cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm chè, phát triển sản xuất chè bền vững, đảm bảo cung cấp nguồn sản phẩm chè sạch, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Trước thực tế trên, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh, hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững ngành chè huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, do đó vấn đề “Phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” đã được tôi lựa chọn để nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất chè theo VietGAP và hộ sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. 4 Đối tượng khảo sát: Là các hộ trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP và các hộ sản xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP; thực trạng phát triển sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế các hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và các hộ không theo tiêu chuẩn VietGAP; các giải pháp nhằm đưa ra để phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2019 – 2021. Số liệu sơ cấp được điều tra năm 2021. 4. Ý nghĩa khoa học 4.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và cơ cở thực tiễn về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP do vậy luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho giảng viên và sinh viên ngành Kinh tế nông nghiệp trong nghiên cứu và học tập về sản xuất chè theo hướng bền vững. 4.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Là tài liệu để các cấp, các ngành của huyện Phú Lương tham khảo, đưa ra các chính sách, giải pháp thực hiện thúc đẩy sản xuất chè theo hướng VietGAP. Góp phần khái quát thực tiễn về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và những vấn đề đặt ra về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trong hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta. Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị xem xét điều chỉnh các cơ chế chính sách phù hợp với chuyển dịch diện tích chè theo hướng sản xuất sạch, an toàn tại địa phương. 5 Kết quả nghiên cứu của Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị trong việc thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của người dân nhằm mang lại năng suất, chất lượng, giá trị cao hơn cho các sản phẩm chè; Chuyển từ sản xuất theo cách truyền thống sang thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, an toàn; nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, kỹ thuật và phát triển sản phẩm chè của huyện Phú Lương. Đồng thời cũng là minh chứng có tính thuyết phục sử dụng trong công tác định hướng sản xuất chè an toàn, bền vững cho ngành nông nghiệp huyện Phú Lương nói riêng và toàn tỉnh Thái Nguyên nói chung. 4.3. Đóng góp mới của luận văn Tổng hợp, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Làm rõ sự khác biệt về hiệu quả kinh tế chè theo tiêu chuẩn VietGAP so với chè không theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Phú Lương và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Các giải pháp gợi ý nếu được thực thi đồng bộ và hiệu quả sẽ góp phần tích cực trong quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất chè truyền thống sang phương thức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có thể định hướng sang hữu cơ, mang lại sức cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm chè Phú Lương, góp phần phát triển ngành chè bền vững đem lại giá trị cao hơn tại huyện Phú Lương trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 6 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Phát triển: phát triển là một phạm trù triết học khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Nguồn gốc của sự phát triển là quá trình giải quyết mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Cách thức của sự phát triển là quá trình tích lũy về lượng, thay đổi về chất trong sự vật. Khuynh hướng của sự phát triển là quá trình phủ định của phủ định, cái mới ra đời thay thế cái cũ. Sản xuất: Sản xuất là hoạt động kết hợp các đầu vào nhân tố như lao động, tư bản , đất đai (đầu vào cơ bản) và/hoặc nguyên liệu (đầu vào trung gian) để tạo ra hàng hóa và dịch vụ (sản phẩm,sản lượng, đầu ra). Hoạt động này chủ yếu được khu vực doanh nghiệp thực hiện và người quản lý doanh nghiệp - tức người có quyền lựa chọn phương pháp thích hợp để kết hợp các đầu vào nhân tố - được coi là doanh nhân hay nắm giữ năng lực kinh doanh. GAP: GAP là viết tắt của các từ tiếng Anh “Good Agriculture Practises”dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Thực hành nông nghiệp tốt”. Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, năm 1997 Tổ chức các nhà bán lẻ châu Âu (Euro-Retailer Produce Working Group, viết tắt là EUREP) đề ra các tiêu chuẩn trong sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp an toàn, trước hết là rau và quả, gọi là thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Các tiêu chuẩn GAP do EUREP đưa ra gọi là EUREPGAP. Sau khi các tiêu chuẩn chất lượng do EUREP công bố đã nhanh chóng được nhiều tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia chấp nhận, được coi là tiêu chuẩn chung áp dụng cho toàn thế giới. Sau đó, để thích hợp với các điều kiện tự nhiên và xã hội, thuận lợi cho việc áp dụng, một số vùng và quốc gia đã xây dựng các tiêu chuẩn GAP riêng. Tuy vậy, các tiêu chuẩn GAP này đều dựa vào các tiêu chuẩn của 7 EUREPGAP, bởi EUREPGAP đã khá đầy đủ và chặt chẽ, phản ánh được nhu cầu và khả năng của các quốc gia trong điều kiện hội nhập toàn cầu. Các tiêu chuẩn và nội dung thực hiện GAP có thể áp dụng với tất cả các sản phẩm nông nghiệp, trước hết với rau quả tươi và các sản phẩm được tiêu thụ nhiều và dễ bị mất an toàn. Gần đây, các tiêu chuẩn của GAP còn được mở rộng áp dụng cho các sản phẩm chăn nuôi và thuỷ sản. VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Tiêu chuẩn này được phát triển và ban hành bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; áp dụng cho mọi tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. VietGAP là một tiêu chuẩn tự nguyện nhằm hướng dẫn nhà sản xuất nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trên cơ sở kiểm soát các mối nguy. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở 4 nhóm tiêu chí: 1. Tiêu chí về kỹ thuật sản xuất; 2. Tiêu chí về an toàn thực phẩm 3. Tiêu chí về môi trường làm việc 4. Tiêu chí về truy nguyên nguồn gốc sản phẩm 1.1.2. Yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP Tiêu chuẩn VietGAP chú trọng vào những yêu cầu để đảm bảo: - An toàn thực phẩm - An toàn với Môi trường - An toàn cho con người - An tâm truy xuất nguồn gốc thực phẩm 8 Các yêu cầu chung tiêu chuẩn VietGAP theo TCVN 11892-1:2017 (Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt) 1. Đào tạo và tập huấn 2. Cơ sở vật chất 3. Quy trình sản xuất 4. Ghi chép và lưu trữ hồ sơ 5. Quản lý sản phẩm và truy xuất nguồn gốc 6. Điều kiện làm việc và vệ sinh cá nhân 7. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 8. Kiểm tra nội bộ 9. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên hoặc nhiều địa điểm sản xuất 10. Yêu cầu riêng đối với cơ sở canh tác rau, quả tươi 11. Yêu cầu riêng đối với với cơ sở sản xuất chè búp tươi Yêu cầu đối với quá trình sản xuất 1. Đánh giá lựa chọn khu vực sản xuất 2. Quản lý đất, giá thể, nước và vật tư đầu vào 3. Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm 4. Quản lý rác thải, chất thải 5. Người lao động 1.1.3. Ý nghĩa của việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có ý nghĩa rất lớn đối với nền nông nghiệp của Việt Nam. Ý nghĩa đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định thương hiệu của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của nông nghiệp Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất truyền thống từ lâu đời của người dân hiện nay,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất