Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển sản phẩm rượu vang của công ty cpsp thiên nhiên vinacom...

Tài liệu Phát triển sản phẩm rượu vang của công ty cpsp thiên nhiên vinacom

.PDF
57
177
146

Mô tả:

Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đõy Việt Nam nổi lên là một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (từ 7,5% đến trên 8%). Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đời sống nhõn dõn cũng được nõng lên. Người Việt Nam từ chỗ chỉ biết đến ăn no, mặc ấm đã hướng đến ăn ngon mặc đẹp. Theo đó cũng nảy sinh nhiều nhu cầu mới và hướng tiêu dùng mới. Rượu vang trước đõy được coi là mặt hàng xa xỉ và lạ lẫm đối với người tiêu dùng Việt Nam, nhưng gần đõy nó trở nên vô cùng quen thuộc trong các bữa tiệc hay trong gói quà ngày lễ tết bởi không những nó là loại thức uống có lợi cho sức khoẻ mà cũn là mún quà ý nghĩa và lịch sự. Thực tế đó mở ra cơ hội to lớn cho ngành sản xuất, kinh doanh rượu vang tại Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất rượu vang không ngừng nghiên cứu, thay đổi mẫu mã, đa dạng sản phẩm để rượu vang có thể phù hợp với mọi đối tượng khách hàng từ người có thu nhập cao đến người có thu nhập trung bình. Tuy nhiên để tạo ra được một sản phẩm rượu vang mới đã khó thì việc làm sao để sản phẩm đó có thể đứng vững và phát triển trên thị trường cũn khó hơn. Đó vẫn cũn là một bài toán nhức nhối khó tỡm lời giải. Xuất phát từ thực tế đó cùng với thời gian thực tập tại Công ty cổ phần sản phẩm thiên nhiên Vinacom, tôi đã nghiên cứu và quyết định chọn đề tài cho báo cáo tốt nghiệp của mình là: “Phỏt triển sản phẩm rượu vang của Công ty CPSP thiên nhiên Vinacom” Bài báo cáo sử dụng các phương pháp phõn tích, thống kê kết hợp với những nhận định, đánh giá theo hướng quy nạp và diễn dịch nhằm mục đích Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 2 đi sõu nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu vang và những giải pháp mà công ty đã thực hiện để phát triển sản phẩm này. Từ đó tôi cũng nên lên những nhận định và những kiến nghị của bản thõn để phát triển sản phẩm rượu vang của Công ty CPSP thiên nhiên Vinacom. Bố cục bài báo cáo gồm 3 chương: Chương I: Vị trí của sản phẩm rượu vang đối với hoạt động kinh doanh của công ty CPSP thiên nhiên Vinacom. Chương II: Thực trạng phát triển sản phẩm rượu vang ở Công ty CPSP thiờn nhiên Vinacom. Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển sản phẩm rượu vang của Công ty CPSP thiên nhiên Vinacom. Do thời gian thực tập không dài cùng với những hạn chế về kinh nghiệm, bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để bài báo cáo hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths. Đinh Lê Hải Hà cùng toàn thể cán bộ, nhõn viên trong công ty CPSPTN Vinacom đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Xin chõn thành cảm ơn! Sinh viên: Trần Đức Hoàn Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 3 CHƯƠNG I : VỊ TRÍ CỦA SẢN PHẨM RƯỢU VANG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPSP THIÊN NHIÊN VINACOM 1.1. Đặc điểm của sản phẩm rượu vang. 1.1.1. Rượu vang và tác dụng tới sức khoẻ con người. Rượu vang Rượu vang là một loại thức uống có cồn được lên men từ quả nho hoặc nước quả nho, ngoài ra rượu vang còn có thể được làm từ một số loại trái cây khác. Rượu vang đỏ được lên men từ nho (hoặc trái cây khác) nhưng rượu vang trắng lại lên men từ nước ép quả nho (hoặc nước ép trái cây khác). Một đặc điểm của rượu vang là lên men từ trái cây và không qua chưng cất. Nồng độ rượu dao động từ 8-18 độ. Nếu trên nồng độ này thì nhà sản xuất đã phải cho thêm rượu vào để làm giàu rượu. Tác dụng của rượu vang đối với sức khoẻ con người. Rượu vang từ bao nhiêu ngàn năm qua vẫn được coi là một mún quà quý giá mà Thượng đế ban tặng cho nhõn loại. Quý nhất là ở chỗ nó có thể thưởng thức được bằng tất cả năm giác quan bén nhạy của con người. Đó là một thứ đồ uống tuyệt hảo, thơm ngon, đậm đà mà lại nhẹ nhàng, bổ ích cho cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu nếu uống vừa phải rượu vang có tác dụng tốt tới sức khỏe con người. Một điều tra dịch tễ học cho thấy rượu vang có thể làm giảm quá trình xơ vữa động mạch, làm giảm sự tắc nghẽn tuần hoàn của mỏu và giảm các chứng bệnh về tim mạch… Sự hình thành mảng xơ vữa động mạch là do quá trình oxi hoá của lipoprotein trong thành động mạch. Rượu vang, đặc biệt là rượu vang đỏ, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 4 chứa những chất có tác dụng ngăn cản quả trình oxi hoá của lipoprotein. Rượu vang làm tăng hàm lượng HDL (chất làm thoái triển quá trình xơ vữa động mạch) lên khoảng 12%. Ngoài ra rượu vang cũn có tác dụng chống đông mỏu do làm giảm quá trình kết dớnh của tiểu cầu. Tác dụng này tương tự như Aspirin, một loại thuốc rất quan trọng trong điều trị bệnh mạch vành. Những người uống rượu vang đều đặn từ 1 đến 6 ly mỗi tuần giảm bớt được nguy cơ bị lên cơn đau tim đến 25% và giảm bớt nguy cơ đột quỵ đến 34% so với những người không uống rượu. Mặt khác các hợp chất trong rượu vang như phenolic compounds, flavonoids, tannin… là những chất anti-oxidants có khả năng chống lóo hoá. Các hoá chất khác trong rượu vang có thể đưa tới việc chữa trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt, làm chậm bớt sự chai cứng động mạch và giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường. Trong cuộc hội nghị quốc tế lần thứ II về mối liên hệ giữa rượu vang và sức khỏe của hệ thống tim mạch, với sự tham dự của gần 150 bác sỹ và chuyên gia nghiên cứu từ nhiều nước khác nhau trên thế giới, được diễn ra trong 4 ngày tại Nam California hồi tháng 2/2004, một thông điệp đã được đưa ra. Đó là: “Các y sỹ nên bắt đầu phổ biến cho công chúng biết rằng việc uống rượu vang vừa phải và đều đặn có thể đem lại những lợi ích lớn lao cho sức khỏe”. Họ nêu ra một loạt các công trình thử nghiệm trong vòng mấy chục năm qua, mà kết quả đã chứng tỏ là uống rượu vang một cách điều độ có thể giúp ngăn chặn được những nguy cơ đột quỵ, giảm bớt nguy cơ bị một số bệnh ung thư và nhiều chứng bệnh khác, đặc biệt là bệnh về tim mạch. 1.1.2. Đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm rượu vang. Trước những tác dụng tốt cho sức khoẻ của rượu vang, người dõn Việt Nam đang có khuynh hướng giảm bớt mức tiêu thụ rượu mạnh và chuyển sang thưởng thức rượu vang. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 5 Trước đõy tại thị trường Việt Nam chỉ có rượu vang “thế giới cũ” (Old World Wines) có xuất xứ lõu đời của vùng Địa Trung Hải như: Pháp, Ý, Tõy Ban Nha…, nay có thêm sản phẩm vang “Thế giới mới” (New World Wines) của vùng Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Úc, Nam Phi… Loại vang “bình dõn” bán đại trà ở các Shop, siêu thị… (thường là rẻ) và loại vang “sành điệu” chủ yếu phõn phối trong các nhà hàng khách sạn cao cấp với giá bán khá cao. Theo Hiệp hội Rượu bia và Nước giải khát Việt Nam, hiện trong nước có hơn 15 doanh nghiệp sản xuất và đóng chai rượu vang với sản lượng mỗi năm khoảng từ 12 đến 13 triệu lít. Ngoài rượu vang ngoại, các thương hiệu vang trong nước cũng đang ráo riết giành khách nhờ lợi thế giá rẻ hơn 2 đến 3 lần so với vang ngoại và chất lượng một số loại vang nội như vang Đà Lạt, vang Thăng Long, vang Eurovina…tiến bộ rừ rệt. Ở Việt Nam rượu vang chủ yếu được tiêu thụ trong các nhà hàng, khách sạn, quán bar… Đặc biệt trong những ngày lễ tết nhất là têt Nguyên đán thị trường rượu vang hết sức sôi động bởi nó đã trở thành một thứ không thể thiếu trong các gói quà tết của mỗi gia đình. Chớnh vì đặc điểm tiêu thụ như vậy nên có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rượu vang. Đó là việc các doanh nghiệp tăng sản lượng trong sản xuất và thúc đẩy các hoạt động xúc tiến bán hàng trong thời gian trước tết từ 1 đến 2 tháng. Do tớnh chất của rượu nói chung, rượu Vang nói riêng chịu tác động rất lớn trước những quy định của Nhà nước về việc sản xuất và tiêu thụ rượu, hoạt động kinh doanh Rượu Vang ở thị trường Việt Nam chưa thực sự phát triển. Rượu từ nhà sản xuất sau đó được các nhà Phõn phối đưa vào hệ thống quán bar, nhà hàng. Người tiêu dùng chủ yếu là các khách hàng có thu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 6 nhập cao. Ngày nay người dõn Việt Nam đã sử dụng rượu như là một mún quà tặng mỗi khi đến chơi nhà bạn bè, đồng nghiệp. Văn hoá rượu Vang cũn là một sự xa lạ đối với người dõn Việt Nam, do thu nhập của đại bộ phận người dõn Việt Nam cũn thấp, chất lượng rượu Vang trong nước cũn chưa đảm bảo. Tình trạng các hộ gia đình sản xuất rượu giả cũn phổ biến, đặc biệt ở Quận Hoàng Mai Hà Nội rất nhiều gia đình sống bằng nghề sản xuất rượu giả. Theo như ước tớnh của cục quản lý thị trường thì ở nước ta hiện nay có tới 85% là rượu giả trên thị trường. Đó là một con số đáng báo động đối với những nhà quản lý thị trường, ảnh hưởng đến tõm lý của người tiêu dùng. Tình trạng rượu vang giả và nhập lậu tràn lan trên thị trường đặt ra một thách thức lớn trong việc kinh doanh và sản xuất rượu vang chớnh hóng. Cùng với đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm rượu vang chủ yếu trong nhà hàng, khách sạn khiến cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh rượu vang chú ý nhiều đến việc tiếp thị và phân phối trờn kờnh này. Như vậy có thể nói sản phẩm rượu vang đang ngày trở nên quen thuộc với thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Điều này mở ra một tiềm năng lớn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu vang. Mặc dù còn một số tồn tại trên thị trường rượu vang như việc sản xuất rượu giả, kinh doanh rượu vang nhập lậu và vấn đề quản lý thị trường chưa tốt của các cơ quan chức năng nhưng vẫn phải khẳng định rằng thị trường rượu vang Việt Nam đang rất hấp dẫn và đầy tiềm năng cho cả người sản xuất và kinh doanh rươu vang. 1.2. Giới thiệu về công ty CPSP thiên nhiên VINACOM 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. Công ty CPSPTN Vinacom (VINACOM.,JSC.) được thành lập. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 7  Giấy phép kinh doanh số: 0103002599 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 21/07/2003.  Trụ sở tại số 7 phố Trần Thỏnh Tụng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.  Vốn điều lệ của Cty là: 3.600.000.000 đồng, các thành viên (cổ đông sáng lập ) góp vốn như sau: Bảng 1: Vốn điều lệ của công ty CPSPTN Vinacom (2003). TT Thành viên góp vốn Vốn góp (1000vnđ) Tỷ lệ % vốn góp 1 Nguyễn Kế Sếu 1.260.000 35% 2 Trần Văn Đăng 1.080.000 30% 3 Đỗ Đình Nhâm 540.000 15% 4 Trần Thị Thơ 360.000 10% 5 Nguyễn Minh Chương 360.000 10% 3.600.000 100% Tổng số Nguồn: Báo cáo nguồn vốn của Công ty CPSPTN Vinacom Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hạch toán, kinh doanh độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân và được sử dụng con dấu riêng. Công ty Cổ phần sản phẩm thiên nhiên VINACOM đã nỗ lực cố gắng trong đầu tư xây dựng cơ sở, đào tạo nghề, tổ chức đội ngũ nhân sự đủ mạnh đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất thuốc phục vụ phòng và chữa bệnh của nhân dân, sản xuất nhiều sản phẩm chức năng để phục vụ người bệnh, nhập và cung ứng nhiều loại hoá chất phục vụ cho công tác chữa bệnh và cho ngành sản xuất mỹ phẩm trong nước, sản xuất rượu vang từ hoa quả trong nước, nước uống tinh lọc phục vụ nhân dân và xuất khẩu sang các nước trong khu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 8 vực. Không những thế công ty còn nhập khẩu nhiều loại máy hiện đại mới phục vụ cho ngành y tế Việt Nam. Năm 2005, 2006 công ty đã thắng thầu nhiều đợt cung cấp hoá chất trong các bệnh viện Nội Tiết, Bạch Mai, Nhi TW và cung cấp nhiều loại trang thiết bị y tế cùng thuốc men cho các dự án phục vụ cho vựng sõu, vựng xa và hải đảo. Công ty còn tìm kiếm và khai thác nhiều vùng núi có cây thuốc quý như: Kim Sơn (Ninh Bình), Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Khoanh vùng và trồng cây thuốc ở Ba Vì (Hà Tõy)… Từ tháng 8 năm 2005 đến nay công ty đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại được nhập từ Hàn Quốc và Trung Quốc như: máy đóng vỉ, dàn sấy, máy đóng túi, máy đóng nang, máy xay, mỏy sỏt hạt, máy bao viên và nhiều trang thiết bị hiện đại của Đức phục vụ cho việc nghiên cứu và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Công ty cũng đầu tư 3 xe ô tô chuyên dụng để chở thuốc và các sản phẩm khác với tổng số tiền gần 3.000.000.000 VNĐ. Được Bộ Y tế và Cục quản lý Dược Việt nam công nhận là đơn vị đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc phục vụ cho nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân Ngoài cửa hàng của Công ty tại số 7 và số 9 Trần Thỏnh Tụng, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Công ty cũn cú Văn phòng giao dịch tại 130 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội và các Văn phòng đại diện cũng như Nhà Phân phối trên 20 tỉnh, thành: Hải Phòng, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Đà Nẵng, Quảng Bỡnh, Khỏnh Hoà, Ninh Thuận, Kiên Giang, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng. 1.2.2. Ngành nghề kinh doanh:  Sản xuất, buôn bán dược phẩm, dược liệu;  Sản xuất, buôn bán thực phẩm, rượu nhẹ dưới 30%, bia, nước giải khát, nước khoáng, nước tinh lọc; Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 9  Nghiên cứu, nuôi trồng, khai thác, chế biến dược liệu và cây ăn quả;  Sản xuất, buôn bán mỹ phẩm;  Buôn bán hoá chất, vật tư, thiết bị y tế;  Tư vấn, dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản phẩm thiên nhiên;  Liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dược. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. Do quy mô và loại hình công ty cổ phần vì vậy công ty Cổ phần sản phẩm thiên nhiên Vinacom có sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiêp như sau : Sơ đồ 1: Cơ cấu Tổ chức Bộ máy quản trị doanh nghiệp. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PGĐ QUẢN PGĐ ĐIỀU LÝ CHẤT HÀNH P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PGĐ TÀI CHÍNH KD LƯỢNG XƯỞNG P NGHIÊN P. KIỂM P. KẾ TOÁN P CUNG SẢN XUẤT CỨU NGHIỆM TÀI CHÍNH ỨNG KD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 10 1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận. a. Hội đồng quản trị: Chức năng:  Hội đồng quản trị Công ty thực hiện chức năng hoạch định kế hoạch phát triển và quản lý hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm về sự hoạt động và phát triển của Công ty theo nhiệm vụ được giao. Nhiệm vụ:  Hội đồng quản trị quản lý chỉ đạo các hoạt động của Công ty theo chế độ tập thể quyết định thông qua các Nghị Quýờt, Quyết Định được Nhà nước giao cho thay mặt đại diện chủ sở hữư và thực hiện các công việc về: nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do nhà nước giao; xem xét, phê duyệt phương án do Giám đốc đề nghị về việc phân giao vốn và các nguồn lực khác giữa các đơn vị thành viên; kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của Công ty… b. Chủ tịch Hội đồng quản trị : Chức năng:  Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý, lãnh đạo các hoạt động của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm cá nhân về hiệu quả hoạt động và phát triển của Công ty. Nhiệm vụ:  Lập kế hoạch công tác của Hội đồng quản trị hàng quý, năm căn cứ vào kế hoạch đã lập dự kiến phân cho các thành viên.  Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty theo quy định hiện hành. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 11  Trực tớờp chỉ đạo việc xây dựng các quy chế, cụ thể hoá điều lệ Công ty để trình Hội đồng quản trị ban hành.  Trực tiếp theo dõi các lĩnh vực: chiến lược phát triển, quy hoạch và kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn, ngắn hạn, công tác tổ chức và cán bộ của Công ty.  Triệu tập các cuộc họp của Hội đồng quản trị, trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng thì Chủ tịch uỷ nhiệm cho 1 thành viên Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì.  Quyết định các vấn đề quản lý khẩn cấp thuộc trách nhiệm của Hội đồng quản trị giữa 2 kỳ họp mà không tổ chức họp bất thường được, chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định này và phải báo cáo lại với Hội đồng quản trị tại kỳ họp gần nhất.  Triệu tập hội nghị bao gồm các Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng ban Công ty, kết hợp với hội nghị của Công ty do Giám đốc triệu tập( gồm các thành viên nói trên) để phổ biến truyền đạt nghị quyết quan trọng của Hội đồng quản trị.  Ký các văn bản trình Bộ trưởng Y Tế quyết định khen thưởng, kỷ luật ban Giám đốc và các thành viên Hội đồng quản trị của Công ty.  Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty theo đề nghị của Giám đốc.  Thông qua bằng văn bản để Giám đốc ký quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các chủ đơn vị thành viên. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 12  Ký ban hành các quyết định, điều lệ, quy chế, nội quy thuộc thẩm quyền Hội đồng quản trị theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị quy định tại điều 3 của quy chế này.  Quyết định cử đi công tác nước ngoài đụớ với các thành viên của Hội đồng quản trị và các chuyên viên chuyên giúp việc Hội đồng quản trị.  Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty thực hiện chức năng quản lý của công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động và phát triển của công ty theo nhiệm vụ được giao. c. Giám đốc: Chức năng:  Là đại diện hơp pháp của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty, Giám đốc là người điều hành cao nhất trong Công ty.  Giám đốc làm việc theo chế độ thủ trưởng. Nhiệm vụ:  Cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn và các nguồn lực khác được giao.  Xây dựng phương án giao nhận vốn và các nguồn lực khác phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp trình Hội đồng quản trị .  Ra quyết định điều động vốn thuộc sở hữu Nhà nước và các nguồn lực khác giữa các đơn vị thành viên theo nguyên tắc tăng, giảm được Hội đồng quản trị duyệt.  Xây dựng các dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu, hợp tác với nước ngoài, phương án liên doanh trong và ngoài nước, phương Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 13 án phối hợp kinh doanh của các đơn vị trình Hội đồng quản trị để xem xét quyết định.  Tổ chức thực hiện các dự án, các phương án đầu tư liên doanh , hợp đồng kinh tế được duyệt.  Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương, đơn giá định mức trong sản xuất, nhãn hiệu hàng hoá, giá thành sản phẩm và dịch vụ trong Công ty trên cơ sở quy định chung của ngành và nhà nước trình Hội đồng quản trị phê duyệt và ban hành.  Tổ chức hướng dẫn và thực hiện các định mức về tiêu chuẩn nói trên trong Công ty.  Trình Hội đồng quản trị phê chuẩn điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị thành viên và những nội dung sửa đổi điều lệ, quy chế này do chủ đơn vị thành viên xây dựng và đề nghị .  Xây dựng phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh của Công ty trình Hội đồng quản trị phê duyệt.  Duyệt phương án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc, đơn vị thành viên do chủ đơn vị thành viên trình và báo cáo Hội đồng quản trị. d. Phó Giám đốc. Chức năng:  Là người giúp cho Giám đốc trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, mỗi Phó Giám đốc phụ trách 1 lĩnh vực, quyết định của Giám đốc là quyết định cuối cùng.  Các Phó Giám đốc sẽ giúp đỡ hỗ trợ nhau khi cần thiết. Nhiệm vụ: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 14 Nhiệm vụ cụ thể của từng Phó Giám đốc sẽ được Giám đốc phân công theo từng thời kỳ phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, giúp cho Giám đốc chỉ đạo các mặt công tác bao gồm 1 số lĩnh vực sau:  Khoa học Công nghệ sản xuất (đại diện lãnh đạo đối với hệ thống chất lượng của Công ty).  Khoa học Công nghệ cơ khí, sản xuất công nghiệp, đầu tư mua sắm, nhập khẩu vật tư, thiết bị.  Công tác khoa học Công nghệ trong sản xuất sản phẩm.  Quản lý quá trình sản xuất sản phẩm. e. Phó Giám đốc điều hành. Chức năng: Quản lý tổ chức và điều hành sản xuất đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Phó Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất và trực tiếp đối với quá trình sản xuất sản phẩm nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả kinh tế. Nhiệm vụ:  Kiểm tra đôn đốc các xưởng, các tổ, sửa đổi tổ chức sản xuất;  Kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất trên cơ sở đó sắp xếp điều chỉnh giữa các tổ, nhóm, huy động thiết bị vật tư chủ yếu trong nội bộ công ty cho phù hợp với năng lực giữa các tổ đảm bảo chất lượng chung trên nguyên tắc hỗ trợ chung vì lợi ích của Công ty  Đôn đốc giữa các tổ trong công ty, tổ chức sản xuất mang tính hiệu quả và an toàn.  Định kỳ tổ chức họp, bàn giao giữa các tổ sản xuất, nắm tình hình sản xuất đẩy mạnh chất lượng sản phẩm. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 15  Có trách nhiệm đề nghị Hội đồng quản lý công ty đưa ra khỏi công ty những cá nhân, đơn vị đã nhiều lần vi phạm trong sản xuất.  Báo cáo với lãnh đạo Công ty để điều chỉnh nhiệm vụ giữa các tổ cho phù hợp với năng lực để đảm bảo chung và hỗ trợ lẫn nhau giữa các tổ vì lợi ích chung của Công ty và không làm phương hại đến quyền lợi của các tổ.  Phó Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm chung về các nội dung công việc sau:  Làm việc trước về tổ chức cán bộ với công ty, xây dựng cơ chế làm việc nội bộ của ban Giám đốc.  Tổ chức quản lý các mặt theo nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm pháp lý về các mặt quản lý đó theo pháp luật. Tổ chức hoạch toán và chứng từ kế toán đối với việc chung do Hội đồng quản lý giao theo chế độ, chính sách của Nhà nước.  Có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội khác.  Chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết mối quan hệ giữa các tổ với nhau.  Có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Hội đồng quản lý công ty vào ngày quy định hàng tháng mà công ty đề ra.  Chịu trách nhiệm chính trong việc nghiên cứu các luật lệ, thể chế, quy phạm để phổ biến cho các tổ chức thực hiện theo đúng pháp luật. f. Phòng Tổ chức hành chính: Sơ đồ2: Phòng Tổ chức Hành chính: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 16 TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG 1 Nhân Viên 1 PHÓ PHÒNG 1 Nhân Viên 2 Nhân Viên 3 Nhân Viên 4 Nhiệm vụ Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Giám đốc về xây dựng đề án chiến lược, quy hoạch tổ chức bộ máy, phát triển nhân lực của Công ty.  Xây dựng các kế hoạch trung hạn và dài hạn về công tác cán bộ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.  Tổ chức điều hành công việc của phòng để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.  Trực tiếp triển khai các bước theo quy trình bổ nhiệm cán bộ trình Hội đồng quản trị và Giám đốc.  Tham mưu cho lãnh đạo công ty về cơ chế sản xuất kinh doanh theo nghiệp vụ của công tác tổ chức.  Chủ trì biên soạn các tài liệu hướng dẫn tài liệu ở cấp Công ty đến các đơn vị thành viên.  Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý.  Chỉ đạo công tác xây dựng định mức lao động, công tác tiền lương và các chế độ chính sách. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn 17 Lớp Thương mại 46A  Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu tố, khiếu nại trong toàn Công ty, tham gia đề xuất công tác bảo vệ nội bộ, phũng chỏy chữa chay và an ninh quốc phòng.  Hướng dẫn tổ chức an toàn lao đồng và vệ sinh công nghiệp trong công ty. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 18 g. Phòng kế toán tài chính Sơ đồ3: Phòng kế toán tài chính KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN VẬT LIỆU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM KẾ TOÁN TIỀN MẶT VÀ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG . Nhiệm vụ của phòng kế toán tài chính.  Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty.  Tổ chức thực hiện công tác kế toán, tập hợp, xử lý và cung cấp kịp thời đầy đủ chính xác thông tin tài chính và kinh tế cho lãnh đạo.  Tham mưu cho lãnh đạo về quản lý tài chính, quản lý kinh tế cho các lĩnh vực.  Hướng dẫn và phổ biến về nghiệp vụ kế toán cho những người có liên quan.  Xây dựng các quy chế về quản lý tài chính và kế toán trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.  Tổng hợp phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh tế trên cơ sở báo cáo tài chính. Tham mưu cho lãnh đạo những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 19  Thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán trong việc chấp hành chế độ chính sách của nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính, quy chế phân cấp của Công ty.  Huy động vốn và các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đề xuất các phương án và đầu tư trong, ngoài nước.  Phối hợp với cỏc phũng, ban của Công ty để thực hiện công tác kế toán và quản lý tài chính, quản lý kinh tế có hiệu quả cao nhất.  Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn đào tạo bồi dưỡng cán bộ kế toán tài chính cả về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị.  Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn hệ thống thông tin kinh tế và thực hiện công tác kế toán phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của công nghệ thông tin. h. Phòng Kinh doanh. . Sơ đồ 4 : Phòng kinh doanh TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH PHÓ PHÒNG PHÓ PHÒNG TIÊU THỤ CUNG ỨNG SẢN PHẨM NHÓM CUNG ĐƯỜNG NHÓM CƠ QUAN TỔ CHỨC Chuyên đề thực tập tốt nghiệp NHÓM PHÂN PHỐI NHÓM QUẢN LÝ NHÓM NGOẠI GIAO NHÓM GIAO NHẬN Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM Trần Đức Hoàn Lớp Thương mại 46A 20 Nhiệm vụ của phòng kinh doanh.  Tổ chức bộ máy kinh doanh trong công ty  Đề ra các chiến lược thị trường ngắn và dài hạn trình lên ban Giám đốc có kế hoạch cụ thể.  Nghiên cứu thị trường tìm ra những phương hướng hữu ích trong kinh doanh.  Tham mưu cho lãnh đạo về phương hướng và mục đích kinh doanh.  Đào tạo và xây dựng đội ngũ kinh doanh trong và ngoài công ty, tham mưu cho các chi nhánh và nhà phân phối về các chiến lược kinh doanh theo định kỳ.  Xây dựng cỏc kờnh phân phối để mở rộng thị trường và tìm hướng xuất khẩu. Nhiệm vụ các vị trí Trưởng phòng kinh doanh.  Quản lý và điều hành mọi công việc của phòng  Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực kinh doanh,  Kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường để tiêu thụ sản phẩm.  Phối kết hợp với cỏc phũng ban liên quan, các đơn vị thành viên trong việc tiêu thụ sản phẩm và các chính sách quảng cáo khuyến mãi.  Nghiên cứu đề ra các chính sách phù hợp trong việc tiêu thụ sản phẩm trình lên cấp trên.  Tham gia tổ chức việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm, hội chợ trong và ngoài nước về sản phẩm của mình. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty CPSP thiên nhiên VINACOM
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan