Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ dkt...

Tài liệu Phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ dkt

.DOC
48
135
136

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG TÓM LƯỢC Khi Việt Nam gia nhập WTO, hội nhập và phát triển cùng nền kinh tế thế giới, thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiêp ngày càng gay gắt, cùng sản phẩm, cùng nghành kinh doanh nhưng doanh nghiệp nào có uy tín, chiếm được cảm tình của khách hàng sẽ đứng vững trên thị trường. Do đó, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp đã đang sử dụng nhiều công cụ quảng bá khác nhau để cố gắng đưa thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp mình đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất. Chính vì thế em đã chọn đề tài “Phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu chính của để tài là đề xuất một số giải pháp phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT hướng đến năm 2015. Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Nó bao gồm tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài, xác lập và tuyên bố trong đề tài, các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, một số khái niệm về thương hiệu, phát triển quảng bá thương hiệu và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu. Chương II : Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu. Trong đó, nêu ra các phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề, đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu, kết quả phân tích các dữ liệu thu thập. Chương III: Các kết luận và đề xuất một số giải pháp phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT hướng tới năm 2015 Qua đề tài chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài việc nâng cao nhận thức, bổ sung thêm kiến thức cho bản thân, em hy vọng những nghiên cứu của mình còn có thể đóng góp giúp cho Công ty cổ phần công nghệ DKT nói riêng và các doanh nghiệp nói chung có thể sử dụng và khai thác tốt các hoạt động quảng bá thương hiệu của mình để có thể ngày càng phát triển, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường toàn cầu. i CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn là Cô Nguyễn Thu Hương cùng sự nhiệt tình giúp đỡ của ban giám đốc và toàn thể nhân viên công ty cổ phần công nghệ DKT. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn nhà trường, quý thầy cô đã tạo mọi điều kiện cho em tham gia học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức thực tế cuộc sống trong suốt 4 năm học. Và đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thu Hương - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám đốc và toàn thể nhân viên công ty cổ phần công nghệ DKT, đặc biệt là Anh Trần Trọng Tuyến giám đốc của công ty, anh Nguyễn Văn Nam nhân viên phòng chăm sóc khách hàng Bizweb đã tiếp nhận và tạo cho em môi trường làm việc chuyên nghiệp, giúp em có điều kiện nắm bắt tổng quát chung về tình hình hoạt động của công ty và hoàn thành được bài chuyên đề tốt nghiệp của mình. Đây là đề tài mới nổi, và khá phức tạp, với thời gian nghiên cứu hạn hẹp, trình độ và khả năng của bản thân còn hạn chế do đó luận văn chắc chắn sẽ gặp phải nhiều sai sót. Kính mong các thầy cô giáo trong bộ môn Quản trị thương hiệu, các anh chị trong công ty cổ phần công nghệ DKT góp ý, chỉ bảo để chuyên đề có giá trị hơn về mặt lý luận và thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn! ii CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG MỤC LỤC TÓM LƯỢC i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC ……………………………………………………………………...………………...……iii DANH MỤC BẢNG BIỂU iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1.2 Xác định và tuyên bố vấn đề nghiên cứu............................................................... 1.3 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 1.4 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu nghiên cứu ........................................................................................................................................ 1.5.1 Quan điểm về thương hiệu, phát triển quảng bá thương hiệu............................. 1.5.1.1 Quan điểm về thương hiệu........................................................................... 1.5.1.2 Vai trò chung của thương hiệu..................................................................... 1.5.1.3 Phát triển quảng bá thương hiệu................................................................... 1.6 Phân định nội dung nghiên cứu............................................................................. CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DKT 9 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề................................................................ 2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến việc phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT.................... 2.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần công nghệ DKT................................... 2.2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển.................................................................. 2.2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức............................................................................... 2.2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty............................................................... 2.2.1.4 Tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT của doanh nghiệp........................... 2.2.1.5 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2009 - 2010............................ 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển quảng bá thương hiệu của DKT............ 2.2.2.1 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài....................................... 2.2.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong....................................... 2.3 Thực trạng hoạt động quảng bá thương hiệu của công ty CPCN DKT............ iii CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG 2.3.1 Một số nét khái quát về hoạt động quáng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT................................................................................................. 2.3.2 Một số kết quả thu thập được............................................................................ CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DKT 25 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu việc phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT................................................................. 3.1.1 Những kết quả đạt được.................................................................................... 3.1.2 Những tồn tại, hạn chế của công tác quảng bá thương hiệu của DKT.............. 3.1.3 Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hạn chế của việc phát triển quảng bá thương hiệu của DKT........................................................................................... 3.2 Các giải pháp và kiến nghị về vấn đề phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT tới năm 2015.......................................................... 3.2.1 Xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu hiệu quả....................................... 3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động quảng bá thương hiệu của công ty................................................................................................................ 3.2.3 Sử dụng hợp lý các công cụ quảng bá thương hiệu........................................... 3.2.4 Tăng cường hoạt động giao tiếp nội bộ trong công ty....................................... KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 PHỤ LỤC A 34 PHỤ LỤC B 38 PHỤ LỤC C 40 iv CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên Nội dung Bảng 2.1 12 Tình hình phát triển internet ở nước ta từ tháng 1 năm 2007 tới tháng 1 năm 2011 Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2009, 2010 Chi phí đầu tư cho phát triển thương hiệu của công ty năm Bảng 2.3 2009, 2010 Trang 14 20 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Tên Nội dung Trang Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần công nghệ DKT 11 Hình 2.2 Thống kê từ khóa tìm kiếm về dkt.com.vn qua công cụ google 21 Hình 2.3 Hoạt động quảng bá qua trang web quangcaosanpham.com 21 Hình 2.4 Quảng cáo đăng tin tuyển dụng trên vnexpress.vn 21 Hình 2.5 Quảng cáo qua hình thức đặt banner 22 Hình 2.6 Trang chủ công ty cổ phần công nghệ DKT 22 Hình 2.7 Giao diện trung tâm hỗ trợ trực tuyến Bizweb 23 Hình 2.8 Sự kiện khuyến mãi, xúc tiến bán của DKT Đánh giá của nhân viên công ty về độ quan trọng của Biểu đồ 2.1 thương hiệu Đánh giá của khách hàng về tầm quan trọng của thương Biểu đố 2.2 hiệu v 23 18 19 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG Biểu đồ 2.3 Hiệu quả sử dụng kênh quảng bá 20 Biểu đồ 2.4 Kết quả sử dụng công cụ quảng bá trên internet 24 vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PGS.TS RSS SEO SMS CNTT Development Knowledge Technology (Phát triển công nghệ tri thức) Cổ phần công nghệ Thương mại điện tử Business to customers Public relations World interllectual property organization (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) Phó giáo sư – Tiến sĩ Really Simple Syndication Search Engine Optimization Short Message Services Công nghệ thông tin CPTM Cổ phần thương mại DKT CPCN TMĐT B2C PR WIPO vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của mạng Internet ngày càng lớn, nó gần như trở thành một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống của các cư dân thế kỷ 21. Sự bùng nổ của Internet đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi người, nó giúp thu hẹp khoảng cách cả về không gian và thời gian giữa mọi người trên thế giới. Do đó, thương mại điện tử ngày càng phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các doanh nghiệp Việt Nam đang dần dần ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng muốn phát triển thương hiệu của mình ra khắp thế giới, nhờ vậy mà nhu cầu về phát triển quảng bá hình ảnh thương hiệu của các doanh nghiệp cũng tăng cao. Cùng với dòng chảy của xã hội, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tiến hành quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp mình qua mạng. Trong đó có công ty cổ phần công nghệ DKT. Công ty cổ phần công nghệ DKT là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, thiết kế website, sản xuất, gia công phần mềm và cung cấp các giải pháp thương mại điện tử tối ưu nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sản phẩm của công ty rất đa dạng và không ngừng phát triển thêm nhiều mặt hàng mới. Với các sản phẩm về phần mềm bản quyền, dịch vụ chăm sóc chu đáo…Công ty hiện đang là đối tác tin cậy của rất nhiều đối tác như: Đài tiếng nói Việt Nam, Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, Công ty bưu chính Việt Nam, Công ty bất động sản Hòa Phát… Bên cạnh những thành công trong kinh doanh mà công ty đã đạt được thì công ty cũng còn gặp một số khó khăn đặc biệt là trong hoạt động quảng bá thương hiệu của mình như: việc xây dựng và quảng bá website của công ty còn gặp nhiều trở ngại do thiếu kinh phí và nhân lực về phát triển web. Website của công ty tuy đã thể hiện tính tương tác nhưng tính tích hợp bên ngoài và tính thương mại điện tử chưa cao, chưa có nhiều các tính năng trong thanh toán bán lẻ B2C. Qua thực tế khảo sát tại công ty về hoạt động quảng bá thương hiệu điện tử em thấy hoạt động quảng bá thương hiệu vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức, hoạt động chủ yếu chỉ là đăng bài giới thiệu sản phẩm lên các forum, quảng cáo tại một số trang cộng đồng và các trang mạng xã hội do DKT phát triển và một số trang web cho đăng quảng cáo miễn phí nên hiệu quả không cao. Các hoạt động PR cũng chưa thực sự được triển khai mạnh. vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG Tuy các hoạt động quảng bá còn chưa được hiệu quả nhưng theo điều tra thì hầu hết các cán bộ, nhân viên trong công ty đều có chung một mong muốn đó là phát triển hình ảnh thương hiệu điện tử của công ty ngày càng mạnh hơn. Qua khảo sát điều tra thì trên 80% số người tham gia trả lời phiếu điều tra đều nhận định là phát triển thương hiệu của công ty là rất cần thiết và công ty đang rất mong có được nhiều ý kiến để có thể thực hiện quảng bá hình ảnh thương hiệu của công ty đạt hiệu quả cao nhất, góp phần thúc đấy sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 1.2 Xác định và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Xuất phát từ thực tế và qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần công nghệ DKT, bản thân em nhận thấy hoạt động phát triển quảng bá thương hiệu, hoạt động truyền thông của công ty còn hạn chế. Vì vậy em đã chọn đề tài “Phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: “Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT tới năm 2015”. Từ mục tiêu trên, các nhiệm vụ cụ thể là: Thứ nhất, tóm lược và hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển quảng bá thương hiệu trong doanh nghiệp và các hoạt động truyền thông nhằm phát triển quảng bá thương hiệu. Thứ hai, thông qua các phương pháp nghiên cứu và các kết quả điều tra, tiến hành phân tích thực trạng hoạt động phát triển quảng bá thương hiệu của công ty thông qua các hoạt động truyền thông . Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT tới năm 2015 1.4 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về các hoạt động tác nghiệp quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT từ năm 2008 đến năm 2010 và định hướng đề xuất giải pháp đến năm 2015. 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu nghiên cứu 1.5.1 Quan điểm về thương hiệu, phát triển quảng bá thương hiệu 1.5.1.1 Quan điểm về thương hiệu Đã có rất nhiều tác giả đưa ra quan điểm khác nhau về thương hiệu như: vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG “Thương hiệu là hình ảnh, cảm xúc, thông điệp tức thời mà mọi người có khi mà họ nghĩ về một công ty hoặc một sản” Thương hiệu - theo định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức” Theo cuốn sách “Thương hiệu với nhà quản lý’’ của PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh và CN. Nguyễn Thành Trung thì thuật ngữ thương hiệu đã được giải quyết theo các quan điểm sau: Quan điểm thứ nhất cho rằng “thương hiệu chính là nhãn hiệu thương mại (trade mark), là cách nói khác của nhãn hiệu thương mại. Thương hiệu hoàn toàn không có gì khác biệt so với nhãn hiệu. Việc người ta gọi nhãn hiệu là thương hiệu chỉ là sự thích dùng chữ mà thôi và muốn gắn nhãn hiệu với yếu tố thị trường, muốn ám chỉ rằng, nó có thể mua bán như những hàng hóa khác. Nhưng thực tế, theo cách mà mọi người thường nói về thương hiệu thì thuật ngữ này bao hàm không chỉ các yếu tố có trong nhãn hiệu mà còn cả các yếu tố khác nữa như khẩu hiệu (slogan), hình dáng và sự cá biệt của bao bì, âm thanh…” Quan điểm thứ hai cho rằng “thương hiệu là thuật ngữ để chỉ chung cho các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ”. Quan điểm này hiện nay đang được nhiều người ủng hộ. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, một nhãn hiệu có thể bao gồm cả phần tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu có thể được xây dựng trên cơ sở phần phân biệt trong tên thương mại. Trong giới hạn đề tài này, thương hiệu được tiếp cận theo quan điểm là “Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp, là hình tượng về sản phẩm trong tâm trí công chúng”. Thương hiệu sẽ bao gồm cả dấu hiệu trực giác và dấu hiệu tri giác. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện màu sắc, âm thanh…hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó; dấu hiệu cũng có thể là sự cá biệt, đặc sắc của bao bì và cách đóng gói hàng hóa. Thương hiệu điện tử (E-Brand): Có nhiều khái niệm khác nhau về thương hiệu điện tử như: “E-brand là sự thể hiện của thương hiệu thông qua tên miền của doanh nghiệp”. Hay “E-brand là thương hiệu thể hiện, tồn tại trên mạng thông tin toàn cầu”. Trong đề tài này thương hiệu điện tử được tiếp cận là: “E-brand được hiểu là thương hiệu được xây dựng, tương tác và thể hiện thông qua Internet”. Với cách tiếp cận này thương hiệu điện tử được gắn liền với mạng Internet. E-brand được xây dựng và thể vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG hiện không chỉ thông qua tên miền mà còn giao diện, nội dung và khả năng tương tác của website, các liên kết trên mạng thông tin toàn cầu và các liên kết khác. Theo hướng này, E-brand được xem như là một hinh thái đặc thù của thương hiệu, hàm chứa các thành tố như thương hiệu theo cách hiểu thông thường và gắn bó rất mật thiết với thương hiệu thông thường 1.5.1.2 Vai trò chung của thương hiệu Thứ nhất, xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh. Thứ hai, với một thương hiệu mạnh, người tiêu dùng sẽ có niềm tin với sản phẩm của doanh nghiệp, sẽ yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trung thành với sản phẩm và vì vậy tính ổn định về lượng khách hàng hiện tại là rất cao. Hơn nữa, thương hiệu mạnh cũng có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương hiệu giúp các doanh nghiệp này giải được bài toán hóc búa về thâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Thứ ba, với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vững chắc trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản phẩm, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài... Một trong những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là vốn thì thương hiệu chính là một cứu cánh của họ trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ rất ít nhà đầu tư dám liều lĩnh và mạo hiểm với đồng vốn của mình khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp chưa có thương hiệu. Vì rõ ràng là việc đầu tư vào một doanh nghiệp chưa có tên tuổi, chỗ đứng trên thị trường sẽ có xác suất rủi ro rất cao. Thứ tư, một thương hiệu mạnh có thể làm tăng lợi nhuận và lãi cổ phần. Xem xét bất kỳ một nhãn hiệu nào trong số những thương hiệu hàng đầu thế giới như - Coca-Cola, BMW, American Express, Adidas, chúng ta có thể thấy họ đều rất coi trọng thương hiệu. Tất cả những công ty lớn này đều coi thương hiệu của họ có ý nghĩa nhiều hơn là một công cụ bán hàng. Họ coi đó là một công cụ quản lý có thể tạo ra giá trị trong kinh doanh. Thứ năm, thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản quốc gia, khi thâm nhập thị trường quốc tế thương hiệu hàng hóa thường gắn với hình ảnh quốc gia thông qua nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của sản phẩm. Một quốc gia vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG càng có nhiều thương hiệu nổi tiếng thì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế càng cao, vị thế quốc gia đó càng được củng cố trên trường quốc tế tạo điều kiện cho việc phát triển văn hoá-xã hội, hợp tác giao lưu quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới. Chẳng hạn, khi nói đến Sony, Toyota, Toshiba,… không ai không biết đây là những sản phẩm nổi tiếng của Nhật, mặc dù ngày nay nó được sản xuất thông qua rất nhiều quốc gia dưới hình thức phân công lao động quốc tế hoặc dưới hình thức liên doanh, liên kết thông qua đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ. 1.5.1.3 Phát triển quảng bá thương hiệu a. Quảng bá thương hiệu Trong đề tài này khái niệm quảng bá thương hiệu là: “Quảng bá thương hiệu là một hệ thống tác nghiệp, các tương tác giữa doanh nghiệp là chủ sở hữu với khách hàng và thị trường nhằm mục tiêu gia tăng khả năng biết đến của thương hiệu tới khách hàng” b. Phát triển quảng bá thương hiệu Phát triển quảng bá thương hiệu được hiểu là những điều chỉnh tổng hợp các hoạt động nhằm gia tăng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng thông qua việc tăng cường các hoạt động truyền thông và mở rộng thương hiệu doanh nghiệp. Phát triển quảng bá thương hiệu giúp doanh nghiệp định vị được hình ảnh thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng, giúp các doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn, sáng tạo hơn và phát triển nhanh hơn. Như vậy nói đến phát triển quảng bá thương hiệu mục tiêu chính là để: gia tăng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp tới khách hàng . c. Các cơ sở để đánh giá hiệu quả của một chương trình quảng bá Để đánh giá sự hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, có thể theo dõi tình hình bán hàng, các khách hàng mới, các yêu cầu cho biết thông tin, các cuộc hỏi hàng qua điện thoại, tình hình bán lẻ tại các cửa hàng, tình hình truy cập website giới thiệu và tình hình mua hàng hóa trực tuyến. Thứ nhất có thể dựa vào khách hàng, xem số người biết đến, ghé thăm công ty, thăm website của công ty có tăng lên hay không ? Có thể ghi nhân tình hình bán lẻ bằng cách đếm số người vào thăm website thông qua một số công cụ hỗ trợ đếm số người truy cập trực tiếp vào web, số nhấp chuột qua link. Thứ hai là để ý xem tình hình bán hàng có được cải thiện sau quảng bá không. Lượng đơn hàng nhận được có tăng lên hay không. Hãy so sánh tình hình doanh thu, lượng đơn hàng trước, sau quá trình quảng bá. vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG Thứ ba nữa là xem lượng khách hàng phản hồi trước, trong và sau quá trình quảng bá, tăng lên hoặc giảm đy. Dùng phiếu điều tra khảo xét mức độ nhận biết của khách hàng về công ty, sản phẩm kinh doanh của công ty. Họ biết đến công việc kinh doanh của công ty, thương hiệu của công ty từ nguồn tin nào. Các công cụ quảng bá, phát triển thương hiệu:  Quảng cáo Là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng. Quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin. Quảng cáo bao gồm các hình thức như:  Quảng cáo truyền thống: - Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như: tivi, radio, báo, tạp chí… nhằm đưa các thông tin về sản phẩm đến với khách hàng một cách chi tiết và nhanh chóng nhất. - Quảng cáo trực tiếp: Dùng thư tín qua bưu điện, điện thoại, tờ rơi, gửi cataloge, hàng hóa qua bưu điện… Hình thức này khá hiệu quả vì thông tin được truyền tải trực tiếp đến khách hàng mục tiêu, `đúng đối tượng và đúng nhu cầu. - Quảng cáo phân phối: Sử dụng băng rôn, pano, áp phíc, các phương tiện giao thông như xe bus, xe lam… , bảng đèn điện tử. Các phương tiện này cho phép khai thác tối đa các loại kích cỡ, hình dáng khác nhau dành cho quảng cáo. Nhưng sức thu hút với người nhận tin sẽ kém. - Quảng cáo tại điểm bán: Dùng người giao hàng tại các khu thương mại, tận dụng các lối đi, quầy kệ, bố trí âm thanh, tivi, video, hoặc phương tiện truyền thông ngay tại của hàng để tác động trực tiếp đối với người mua.  Quảng cáo trực tuyến Một số hình thức quảng cáo trực tuyến đang được sử dụng như khách hàng quảng cáo có thể chọn các cách trả phí cho các nhà cung cấp dịch vụ, thông thường là các trang tìm kiếm (search engine), các trang web có lượng người truy cập cao hoặc nhắm đến khách hàng truy cập đặc thù. Quảng cáo thông qua E-mail marketing, dịch vụ cung cấp thông tin RSS để phân phối thông tin tới người sử dụng. Đặt các logo hoặc banner trên trang web có đông người truy cập, đặt quảng cáo bằng chữ có đường dẫn đến địa chỉ trang web hoặc sản phẩm, dịch vụ (Text link). Quảng cáo với từ khóa, quảng cáo trả theo nhấp chuột của khách hàng, và quảng cáo theo hình thức Rich Media/video. vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG  Quan hệ công chúng (PR) Là một hệ thống các nguyên tắc và các hoạt động có liên hệ một cách hữu cơ, nhất quán nhằm tạo dựng một hình ảnh, một ấn tượng, một quan niệm nhận định hoặc một sự tin cậy nào đó. Các công cụ PR gồm:  PR trong môi trường truyền thống - Khai thác các sự kiện văn hóa, âm nhạc, thể thao, xã hội,…để phổ biến thương hiệu dưới dạng trực tiếp tham gia hoặc tài trợ cho đối tượng tham gia. - Các hoạt động cộng đồng như tham gia các cuộc quyên góp ủng hộ các nạn nhân bão lũ, người nghèo… - Tổ chức hội chợ triển lãm để cung cấp cho các đối tác cũng như khách hàng cơ hội tiếp cận sản phẩm thực của doanh nghiệp. Tham dự hội chợ triển lãm cũng là cơ hội để gặp gỡ các đối tác đến thăm quan hội chợ đang có nhu cầu tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, đồng thời có thể nhận biết các đối thủ cạnh tranh và học hỏi về thiết kế các sản phẩm mang đặc tính mới. Việc tổ chức triển lãm đòi hỏi cần phải chuẩn bị kỹ càng cho các hoạt động hậu cần trước khi trưng bày .  PR trong môi trường trực tuyến - Xây dựng website, nội dung website của doanh nghiệp: Website như là cuốn sách để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Cần xây dựng website tiện lợi, giao diện ưa nhìn, nhiều công cụ quản lý nội dung, quảng lý tìm kiếm, quản lý banner, Upload file…. - Xây dựng cộng đồng điện tử : Xây dựng thông qua chatroom, các nhóm thảo luận, các forum diễn đàn, blog… để quảng bá hình ảnh thương hiệu điện tử của công ty. - Tạo các sự kiện trực tuyến, các thông tin nổi bật về sản phẩm, công nghệ, các sự kiện giảm giá, khuyến mại…  Marketing trực tiếp Marketing trực tiếp để chuyển tải thông tin đến từng đối tượng khách hàng. Marketing trực tiếp được định nghĩa là tất cả các hoạt động truyền thông trực tiếp đến người nhận là khách hàng hoặc doanh nghiệp mà được sử dụng để nhận được những phản ứng đáp lại dưới hình thức đơn đặt hàng (đặt hàng trực tiếp), lời yêu cầu cung cấp thêm thông tin (cấp lãnh đạo), và/hoặc một cuộc đến thăm gian hàng hay những địa điểm khác của doanh nghiệp nhằm mục đích mua một hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ đặc thù của doanh nghiệp. vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG Mục tiêu của marketing điện tử trực tiếp: Tạo ra nhận thức về thương hiệu, gia tăng đối thoại thương hiệu, thuyết phục quyết định mua, mục tiêu hành động để duy trì lòng trung thành. Marketing điện tử bao gồm các kỹ thuật như: Email marketing lan truyền, SMS, các chương trình quảng cáo qua banner , liên kết banner.  Xúc tiến bán Xúc tiến bán là hình thức khuyến khích ngắn hạn dưới hoạt động tặng quà hoặc tặng tiền, giúp đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng; đồng thời giúp tăng nhanh tốc độ đưa hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Mục tiêu của xúc tiến bán điện tử: đó là nhanh chóng định vị hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng, khuyến khích người tiêu dùng tiêu dùng nhiều hàng hơn, mua với số lượng lớn hơn và mở ra những khách hàng mới. Công cụ xúc tiến bán điện tử: nhóm công cụ tạo nên lợi ích kinh tế trực tiếp thúc đẩy người tiêu dùng bao gồm: phát coupon, hạ giá, sản phẩm mẫu, các chương trình khuyến mại khác như thi đua có thưởng và giải thưởng (miễn phí hoặc với mức giá thấp). Trong số đó, phát coupon, mẫu hàng và thi đua có thưởng/phần thưởng được sử dụng rộng rãi trên internet. Xúc tiến bán là những nội dung trên các banner quảng cáo phổ biến và cũng rất có ích cho việc kéo người sử dụng đến với các trang web, giữ họ ở lại đó lâu hơn và thuyết phục họ quay trở lại trang web. 1.6 Phân định nội dung nghiên cứu Với đề tài “Phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT”, về nội dung nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về các vấn đề sau: Chương I : Tổng quan nghiên cứu đề tài. Trong đó, tóm lược và hệ thống hoá vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu, quảng bá thương hiệu, các công cụ quảng bá thương hiệu, phát triển quảng bá thương hiệu Chương II: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trang phát triển quảng bá thương hiệu của công ty CPCN DKT. Trong đó, thông qua các kết quả điều tra, phỏng vấn tiến hành phân tích thực trạng các hoạt động tác nghiệp cơ bản tới liên quan đến việc quảng bá thương hiệu của công ty, qua đó đánh giá mặt ưu và mặt tồn tại trong việc triển khai kế hoạch quảng bá thương hiệu của công ty . Chương III: Các kết luận nhằm phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT. Trong đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT tới năm 2015. vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DKT 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề Để nắm rõ thực trạng phát triển quảng bá thương hiệu tại công ty, em sử dụng các phương pháp sau trong quá trình nghiên cứu đề tài.  Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp được tiến hành thông qua hoạt động điều tra, phỏng vấn với hình thức trả lời phiếu trắc nghiệm. Số lượng phiếu được gửi đy là 25 phiếu, trong đó gửi tới lãnh đạo và nhân viên các phòng ban trong công ty là 10 phiếu, gửi tới khách hàng của công ty là 15 phiếu.  Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua mạng Internet, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bài giảng “Quản trị E-brand” của Bộ môn Quản trị thương hiệu, “Thương hiệu với nhà quản lý” của PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh và CN Nguyễn Thành Trung. Bài giảng “Quản trị E-Marketing” của Bộ môn Quản trị chiến lược. “Xây dựng và phát triển thương hiệu”, Vũ Chí Lộc, Lê Thị Thu Hà (2007), NXB Lao Động Xã Hội.  Phương pháp phân tích dữ liệu. Các dữ liệu thu thập được được tập hợp lại và được xử lý, phân tích bằng phần mềm Microsoft excel 2003. Kết quả phân tích thống kê từ phần mềm này sẽ được diễn giải nhằm giúp người đọc dễ hình dung hơn về số liệu mà nó đưa ra. 2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến việc phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT 2.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần công nghệ DKT 2.2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Tên giao dịch quốc tế: DKT tecknology joint stock company vi công nghệ DKT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG Tên viết tắt: DKT Technology., JSC Trụ sở chính: Phòng 707, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng hạ, Hà Nội Văn phòng giao dịch: Phòng 707, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 6655 8868 Fax: (84-4) 3786 8904 Email: [email protected] Website: http://www.dkt.com.vn/; http://www.bizweb.vn; http://megasoft.vn Công ty cổ phần công nghệ DKT được thành lập ngày 20/08/2008. Giám đốc Trần Trọng Tuyến, phó giám đốc Nguyễn Thị Minh Khuê cùng với một số trưởng phòng ban và đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động. Hiện nay số nhân viên trong công ty gồm 28 người với 8 người có trình độ trên đại học, chiếm 28,57%, Đại học chiếm 64,29% (chủ yếu được đào tạo từ các trường Ngoại thương, Bách khoa, Mỹ thuật, Thương mại), cao đẳng chiếm 7,14%. Chứng chỉ quốc tế OCP – 2 người, MCDBA – 2 người, MCSD.NET – 3 người. Trong 3 năm đi vào hoạt động công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể như: Không ngừng đầu tư nâng cấp trang thiết bị, hạ tầng cơ sở, ứng dụng công nghệ cao để thuận tiện cho việc thiết kế, cung cấp các sản phẩm dịch vụ, ứng dụng thương mại điện theo đơn đặt hàng của khách hàng. Sản phẩm của công ty ngày càng được nhiều khách hàng biết đến, công ty hiện đang là nhà cung cấp các sản phẩm ứng dụng thương mại điện tử như: Domain, hosting, các sản phẩm phần mềm bản quyền, các sản phẩm ứng dụng thương mại điện tử tại thị trường Hà Nội và các tỉnh thành toàn quốc. Cho tới nay, công ty đã có rất nhiều đối tác như: Đài tiếng nói Việt Nam, Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, Công ty bưu chính Việt Nam, Công ty bất động sản Hòa Phát… Công ty có một đội ngũ kỹ thuật có sức sáng tạo, có trình độ chuyên môn, được đào tạo từ Aptech và một số trường nổi tiếng như Bách Khoa...Đội ngũ nhân viên kinh doanh trẻ chung, năng động, giỏi về chuyên môn - vững về qui trình, có nhiều kinh nghiệm thực tế được đào tạo từ các trường đại học nổi tiếng, trong đó Đại học Thương mại có 3 người. vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG 2.2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DKT Trung tâm thương mại điện tử Văn phòng Ban đảm bảo chất lượng Trung tâm phần mềm& tích hợp Trung tâm dữ liệu trực tuyến Ban tài chính kế toán Trung tâm phân phối phần mềm bản quyền Ban nhân sự Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức  Chức năng của các bộ phận - Công ty CPCN DKT: Giữ vai trò bộ não trung tâm, tổng hợp của tất cả những yếu tố nhân lực, vật lực cũng như tri thức, quyết định nên sự thành công của công ty. - Ban nhân sự: Quản lý, đào tạo, tuyển dụng nhân sự. - Ban tài chính kế toán: Ghi chép, sao lưu và hạch toán các số liệu tài chính của công ty. - Bảo đảm chất lượng: Đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp, hỗ trợ khách hàng. - Trung tâm phân phối: Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng, đối tác. - Trung tâm dịch vụ trực tuyến: Tư vấn, hỗ trợ khách hàng, đối tác nhằm đưa ra những giải pháp kinh doanh hiệu quả. - Trung tâm thương mại điện tử: Phát triển các hoạt động kinh doanh trực tuyến, thanh toán trực tuyến,quảng bá thương hiệu… - Trung tâm phần mềm và tích hợp: Sản xuất và gia công phần mềm,… 2.2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty - Sản xuất và gia công phần mềm - Dịch vụ website - Dịch vụ giữ liệu trực tuyến - Thương mại điện tử - Tích hợp hệ thống - Truyền thông và quảng cáo vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG - Đào tạo và tư vấn công nghệ thông tin - Mobile & SMS 2.2.1.4 Tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT của doanh nghiệp Trang thiết bị phần cứng:  2 máy chủ  28 máy con  Các công cụ, phần mềm ứng dụng trong kinh doanh: - Phần mềm quản lý kinh doanh - Phần mềm quản lý nhân sự DKT HR 2009 - Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM  Các công cụ, phần mềm thiết kế website khác như: Các công cụ, phần mềm đang sử dụng : - Windows 95/98/NT/2000/2003/2008, Mac, Linux - Java, .Net, C, C++, Visual C++, Visual Basic, PL/SQL - HTML, XML, SGML, VRML, WebCGI,… - COM/DCOM, CORBAR, ActiveX, MFC,… - ODBC, JDBC, OLEDB, … - Sharepoint Sever, OsCommerce Server, Oracle Application Server, Oracle Database Server, My SQL Server, IBM Queue… 2.2.1.5 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2009 - 2010 Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2009, 2010 STT Tài sản Năm 2009 Năm 2010 2,559,360,772 2,954,574,621 12,853,218 10,466,878 2,196,896,105 2,721,356,878 987,246,548 1. Tổng tài sản 2 Tổng nợ phải trả 3 Vốn lưu động 4 Doanh thu 883,138,645 5 Lợi nhuận trước thuế 123,057,633 231,246,689 6 Lợi nhuận sau thuế 59,014,408 136,811,672 (Nguồn: Báo cáo từ phòng kế toán DKT ) vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển. Doanh thu và lợi nhuận tăng qua 2 năm. Điều này phần nào chứng tỏ, tuy mới bước chân vào hoạt động kinh doanh nhưng sản phẩm của doanh nghiệp đã thu hút được khách hàng tiêu dùng và ngày càng được mở rộng. 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển quảng bá thương hiệu của DKT 2.2.2.1 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài a. Môi trường ngành  Môi trường chính sách – Pháp luật Để tiến hành các hoạt động quảng bá thương hiệu, đặc biệt là trên môi trường trực tuyến thì cần thiết phải có khung pháp luật và chính sách pháp luật đầy đủ, cụ thể để các bên tham gia có thể thực hiện. Trong đó cần phải có Luật giao dịch điện tử và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện để quy định và cấp tên miền trên Internet, thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử, thừa nhận chữ ký điện tử, quy định quyền và nghĩa vụ của các nhà cung cấp dịch vụ mạng, thanh toán điện tử, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên mạng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ bí mật cá nhân, xử lý tội phạm trong giao dịch điện tử. Đầu năm 2006 luật giao dịch thương mại điện tử chính thức có hiệu lực, đầu quý II năm 2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin và Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Ngày 16/01/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2008/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại…Tất cả các nghị định đó đều tạo khung pháp lý chuẩn cho các doanh nghiệp đặt nền móng cho việc hoàn thiện tính năng quảng bá thương hiệu sản phẩm mà không gây ảnh hưởng tới khách hàng.  Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế được coi là yếu tố có tác động sâu rộng nhất đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ khi nước ta gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, thị trường trong nước trở nên hết sức sôi động, đem lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức mới, ngày càng khó khăn và đa chiều hơn. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh Thương mại điện tử như công ty cổ phần công nghệ DKT thì đây là một bước ngoặt lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng và phát triển về mọi mặt, để bắt kịp xu thế của nền kinh tế toàn cầu hoá. Sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia đều đòi hỏi khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có thêm nhiều cách thức hơn để tự khẳng định mình, trong đó đầu tư cho quảng bá thương hiệu là một công cụ đắc lực. vi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng