Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh ở huyện thường tín thành phố hà nội...

Tài liệu Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh ở huyện thường tín thành phố hà nội

.PDF
102
218
71

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ---------- ---------- NGUYỄN THỊ HOÀI THU PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN BÁN THÂM CANH Ở HUYỆN THƯỜNG TÍN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ---------- ---------- NGUYỄN THỊ HOÀI THU PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN BÁN THÂM CANH Ở HUYỆN THƯỜNG TÍN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ : 60.62.01.15 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. QUYỀN ĐÌNH HÀ HÀ NỘI, NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện để tài. Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Hoài Thu Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài trường. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Kinh tế và PTNT, bộ môn Phát triển nông thôn và các Thầy, Cô giáo đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận Văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Quyền Đình Hà, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND huyện Thường Tín, phòng Kinh tế, phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng thống kê... và những hộ dân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi cung cấp số liệu, tư liệu khách quan và nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Hoài Thu Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii MỤC LỤC Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục các từ viết tắt vii Danh mục bảng viii Danh mục sơ đồ ix Danh mục biểu đồ ix PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu: 2 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.1.1 Khái niệm về phát triển , phát triển nuôi trồng thủy sản 4 2.1.2 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản bán thâm canh 7 2.1.3 Khái niệm phát triển NTTS bán thâm canh 8 2.1.4 Sự cần thiết phải phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh 8 2.1.5 Đặc điểm phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh 9 2.1.6 Nội dung phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh 10 2.1.7 Những yếu tố ảnh hướng đến nuôi trồng thủy sản bán thâm canh 14 2.2 Cơ sở thực tiễn 22 2.2.1 Kinh nghiêm phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh và bán thâm canh của một số nước trên thế giới 2.2.2 22 Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh ở một số tỉnh trong nước Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 25 Page iv PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyên Thường Tín, Hà Nội 27 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 27 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 28 3.2 Phương pháp nghiên cứu 36 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 36 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 36 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 37 3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 37 3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 38 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 40 Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh (NTTS) trên địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội 4.1.1 40 Khái quát chung về phát triển NTTS trên địa bàn huyện Thường Tín, Hà 40 Nội 4.1.2 Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh trên địa bàn huyện Thường Tín 43 4.1.3 Phát triển quy hoạch vùng nuôi 45 4.1.4 Phát triển đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 48 4.1.5 Phát triển sản xuất và cung cấp giống, thức ăn, các yếu tố đầu vào khác cho NTTS bán thâm canh 4.1.6 49 Phát triển đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và áp dụng công nghệ NTTS bán thâm canh mới 52 4.1.7 Đổi mới quản lý môi trường NTTS bán thâm canh 53 4.1.8 Phát triển mạng lưới tiêu thụ 55 4.1.9 Đánh giá kết quả và hiệu quả của hình thức NTTS bán thâm canh trên địa bàn huyện Thường Tín 4.2 56 Các yếu tố ảnh hưởng đến NTTS bán thâm canh trên địa bàn huyện Thường Tín 65 4.2.1 Các yếu tố khách quan 65 4.2.2 Nhóm yếu tố chủ quan 69 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v 4.2.3 Phân tích SWOT về phát triển NTTS bán thâm canh trên địa bàn nghiên cứu 4.3 74 Phương hướng và Giải pháp phát triển NTTS bán thâm canh ở Huyện Thường Tín. 77 4.3.1 Phương hướng phát triển NTTS bán thâm canhở Huyện Thường Tín 77 4.3.2 Giải pháp phát triển NTTS bán thâm canh ở Huyện Thường Tín 78 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84 5.1 Kết luận 84 5.2 Kiến nghị 85 5.2.1 Với Nhà nước 85 5.2.2 Với chính quyền địa phương 85 5.2.3 Với các cơ sở NTTS 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 88 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AC : Ao chuồng AV : Ao vườn BQ : Bình quân CAR : Chuồng ao ruộng CC : Cơ cấu CNXD : Công nghiệp xây dựng DT : Diện tích GTGT : Giá trị gia tăng GTSX : Giá trị sản xuất KHKT : Khoa học kỹ thuật NN : Nông nghiệp NS : Năng suất NTTS : Nuôi trồng thủy sản TA : Thức ăn TMDV : Thương mại dịch vụ VAC : Vườn ao chuồng VACR : Vườn ao chuồng ruộng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii DANH MỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 2.1 Các hệ thống nuôi trồng thủy sản 3.1 Hiện trạng phân bổ đất đai của huyện từ 2012 – 2014 29 3.2 Nhân khẩu và lao động phân theo vùng của huyện 31 3.3 Giá trị sản xuất và giá trị gia tăng các ngành của huyện 32 4.1 Tình hình phát triển NTTS chung của huyện Thường Tín 41 4.2 Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh ở huyện 8 Thường Tín giai đoạn 2012 -2014 4.3 44 Quy mô NTTS bán thâm canh giai đoạn 2012 – 2014 huyện Thường Tín 4.4 47 Diện tích NTTS bán thâm canh bình quân của hộ NTTS giai đoạn 2012 – 2014 4.5 47 Các hạng mục cơ sở hạ tầng đầu tư phát triển NTTS bán thâm canh tại Huyện Thường Tín 4.6 48 Nguồn vốn đầu tư của các hộ NTTS bán thâm canh trên địa bàn huyện Thường Tín 50 4.7 Tình hình nuôi cá giống bán thâm canh trên địa bàn huyện Thường Tín 51 4.8 Nguồn cung cấp cá giống phục vụ cho NTTS bán thâm canh trên địa bàn huyện Thường Tín 52 4.9 Giá trị tài sản, trang thiết bị sản xuất phục vụ cho NTTS Bán Thâm canh 53 4.10 Ý kiến về môi trường nước NTTS bán thâm canh năm 2014 54 4.11 Tình hình đầu tư NTTS bán thâm canh tính trên 1ha trên địa bàn huyện Thường Tín 59 4.12 Hiệu quả NTTS bán thâm canh theo hướng nuôi (1ha) 61 4.13 Hiệu quả NTTS bán thâm canh theo mô hình nuôi kết hợp 64 4.14 Ảnh hưởng yếu tố học vấn đến thu nhập 70 4.15 Trình độ hiểu biết và áp dụng KHKT trong NTTS bán Thâm canh 4.16 trên địa bàn huyện Thường Tín 71 Phân tích SWOT 74 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang 4.1 Các kênh tiêu thụ thương phẩm chủ yếu của hộ NTTS bán thâm canh 55 4.2 Diện tích NTTS bình quân của hộ NTTS bán thâm canh trên địa bàn huyện Thường Tín 57 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số biểu đồ 4.1 Tên biểu đồ Quy mô NTTS của huyện Thường Tín giai đoạn 2012 – 2014 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Trang 46 Page ix PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hà Nội sau khi hợp nhất có diện tích tự nhiên là 3.328,9 km2 , Hà Nội có diện tích mặt nước là 30.840 ha là điều kiện quan trọng và tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản. Những năm gần đây thực hiện chủ trương của Chính phủ về chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nên Hà Nội đã chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, cụ thể có 1.424 ha chuyển đổi từ ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản, 2012). Đến năm 2012, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Hà Nội đạt 20.707 ha (tăng 15,8% so với năm 2009), sản lượng đạt 70.488 tấn (tăng 23,2% so với năm 2009) (Chi cục Thủy sản, 2012). Sản xuất thủy sản bước đầu đã hình thành được một số vùng nuôi thủy sản tập trung như: Đông Mỹ (Thanh Trì), Nghiêm xuyên ( Thường Tín), Thanh Văn (Thanh Oai), Tiên Phương (Chương Mỹ), Chuyên Mỹ (Phú Xuyên), Phương Tú (Ứng Hòa),.. với năng suất cao hơn hẳn các ao nuôi truyền thống. Hình thức nuôi bán thâm canh tăng mạnh trong những năm gần đây, tuy nhiên sự phát triển nuôi trồng thủy sản một cách tự phát, ồ ạt đã dẫn đến nhiều vấn đề bất cập nhất là ô nhiềm môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Các hộ nuôi trồng thủy sản tăng đầu tư nhưng không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật cũng dẫn đến ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Huyện Thường tín là một huyện nằm dọc Quốc lộ 1 A, cách trung tâm thành phố Hà Nội 19 km về phía Nam. Thường Tín là một huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn 993,17 ha (Niên giám thống kê, 2013), lượng lao động dồi dào, nguồn nước nuôi trồng thủy sản được lấy từ sông Hồng, sông nhuệ, người dân cần cù chịu khó đó cũng chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh. Nhưng thực tế thì việc nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh còn nhiều bất cập và khó khăn do trình độ hiểu biết và tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản của các hộ còn thấp và cũng do tác động của Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 yếu tố khách quan nên nuôi trồng thuỷ sản của các hộ nuôi trong huyện còn tồn tại khó khăn như bệnh dịch xuất hiện, thị trường cung cấp nguồn giống chưa đảm bảo và kịp thời, nguồn nước bị ô nhiễm, nguồn vốn thiếu, bị tư thương ép giá. Do đó, để đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh của các hộ nuôi trồng thủy sản trong huyện thì cần thiết phải làm rõ được thực trạng của việc nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi trồng thủy sản bán thâm canh nói riêng trong các hộ nuôi hiện nay để từ đó có cơ sở đưa ra các giải pháp phù hợp giải quyết các khó khăn tạo động lực cho ngành nuôi trồng thủy sản bán thâm canh trở thành một ngành mũi nhọn, hướng tới phát triển ổn định và lâu dài. Chính vì lý do trên tôi đã chọn để tài “Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh ở huyện Thường Tín Thành phố Hà Nội” làm đề tài của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng nuôi trồng thủy sản bán thâm canh Huyện Thường Tín trong những năm qua và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh tại Huyện Thường Tín. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh. + Đánh giá thực trạng nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh của Huyện Thường Tín. + Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh ở Huyện Thường tín thành phố Hà Nội. + Đưa một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh của Huyện Thường Tín trong những năm tới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: + Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh ở Huyện Thường Tín? + Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh ở Huyện thường Tín ? Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 + Kết quả đạt được, những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh ở Huyện Thường Tín ? + Giải pháp chủ yếu nào nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh ở Huyện Thường Tín những năm tới ? 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh tại một số xã nuôi thủy sản của huyện Thường Tín. Chủ thể nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản bán thâm canh và các tác nhân liên quan đến phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh của Huyện Thường Tín. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh ở huyện trong thời gian tới. - Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu ở Huyện Thường Tín thành phố Hà Nội. - Phạm vi về thời gian: Đề tài được tiến hành từ tháng 2/2014 đến tháng 2/2015. Số liệu điều tra bằng phiều điều tra một lần dự kiến vào tháng 1/2015 đề lấy số liệu năm 2012 – 2014 nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về phát triển , phát triển nuôi trồng thủy sản * Thủy sản: Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá. Một số loài là cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cá hồi, hàu và sò điệp có năng suất khai thác cao. Trong đó ngành thủy sản có liên quan đến việc đánh bắt cá tự nhiên hoặc cá nuôi thông qua việc nuôi cá. Nuôi trồng thủy sản đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lớn đến đời sống của hơn 500 triệu người ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Quang Linh, 2011). Ngành thủy sản là một bộ phận nhỏ của ngành nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Ngành thủy sản được coi là ngành sản xuất dựa trên những khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những dịch vụ không ngừng tăng lên của con người. Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, thủy sản, dịch vụ trong hoạt động thủy sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (Nguyễn Quang Linh, 2011). Sự phân lại các loài thủy sản được dựa theo đặc điểm cấu tạo loài tính ăn và môi trường sống và khí hậu: - Nhóm cá (fish): Là những động vật nuôi có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể là cá nước ngọt hay cá nước lợ. Ví dụ: cá tra, cá bống tượng, cá chình,… - Nhóm giáp xác (crustaceans): Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mười chân, trong đó tôm và cua là các đối tượng nuôi quan trọng. Ví dụ: Tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, cua biển. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 - Nhóm động vật thân mềm (molluscs): Gồm các loài có vỏ vôi, nhiều nhất là nhóm hai mảnh vỏ và đa số sống ở biển (nghêu, sò huyết, hàu, ốc hương,....) và một số ít sống ở nước ngọt (trai, trai ngọc). - Nhóm rong(Seaweeds): Là các loài thực vật bậc thấp, đơn bào, đa bào, có loài có kích thước nhỏ, nhưng cũng có loài có kích thước lớn như Chlorella, Spirulina, Chaetoceros,Sargassium (Alginate), Gracillaria… - Nhóm bò sát (Reptilies) và lưỡng cư (Amphibians): Bò sát là các động vật bốn chân có màng ối(ví dụ: cá sấu) Lưỡng cư là những loài có thể sống cả trên cạn lẫn dưới nước (ví dụ: ếch, rắn…) được nuôi để lấy thịt, lấy da dùng làm thực phẩm hoặc dùng trong mỹ nghệ như đồi mồi (lấy vây), ếch (lấy da và thịt), cá sấu (lấy da) (Nguyễn Thanh Phương, 2009). * Khái niệm về phát triển. Trong phép biện chứng người ta định nghĩa: Phát triển là những khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế lạc hậu. Quan điểm siêu hình chỉ ra rằng phát triển là sự tăng giảm thuần túy về lượng, nó là quá trình tiến lên liên tục không trải qua những bước quanh co phức tạp. Nguyên lý về sự phát triển: Như chúng ta đã biết phát triển là khuynh hướng của vận động, đi từ thấp đến coa từ đơn giản đến phức tạp. Còn vận động thì có cái sinh ra và có cái mất đi, có cái vận động đi lên, có cái vận động đi xuống. Phát triển gồm có phát triển trogn tự nhiên là thích nghi cơ thể với môi trường , trong xã hội là nâng cao năng lực của tự nhiên, trong tư duy là hoàn thiện khả năng hoàn thiện nhận thức của con người (Nguyễn Thanh Phương, 2009). * Nuôi trồng thủy sản : Có rất nhiều khái niệm khác nhau về nuôi trồng thủy sản : Theo FAO (2008) thì nuôi trồng thủy sản là (tiếng anh: aquaculture) là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất thuộc sở hữu các nhân hay tập thể. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 Tuy nhiên theo Pillay( 1990) thì :Nuôi trồng thủy sản là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức nuôi trồng động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt lợ mặn . Một số khái niệm nuôi thủy sản đơn giản hơn đó là nuôi hay canh tác động thực vật dưới nước do xuất xứ từ thuật ngữ aqua (nước)+culture (nuôi). Nuôi trồng thủy sản là một bộ phận của ngành thủy sản. Nuôi trồng thủy sản ra đời cũng bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống. Nuôi trồng thủy sản là một bộ phận sản xuất có tính nông nghiệp nhằm duy trì, bổ sung, cải tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng của dân cư và cung cấp nguyên liệu cho hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu. Đây là một lĩnh vực rất rộng và là một nghề ngành nghề đang phát triển rất mạnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long sau cây lúa. Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh , một ngành hoạt động kinh tế nằm trong tổng thể kinh tế –xã hội của loài người .Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại , không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân đặc biệt là ở vùng nông thôn và vùng ven biển. Nhu cầu thuỷ sản cho nhân loại ngày càng tăng trong khi nguồn lợi của các tài nguyên này lại có giới hạn và đã bị khai thác tới trần , vì vậy ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển để bù đắp vào những thiếu hụt đó. Nuôi trồng thuỷ sản có quy mô rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nước : từ quy mô nhỏ gia đình gắn liền với hệ thống canh tác tổng hợp đến những trang trại nuôi chuyên công nghiệp hoá có quy mô lớn . Nuôi trồng thủy sản để chỉ tất cả các hình thức nuôi trồng thủy động vật và thực vật trong các môi trường nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Nuôi trồng thủy sản được chia ra làm các loại sau: nuôi thủy sản siêu thâm canh, nuôi thủy sản thâm canh và nuôi thủy sản bán thâm canh, nuôi quảng canh… * Phát triển nuôi trồng thủy sản Phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung là việc phát triển tổng hợp các mặt nuôi trồng thủy sản: phát triển về quy hoạch vùng nuôi trong đó có mở rộng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 quy mô đồng thời nâng cao chất lượng thương phẩm, phát triển kỹ thuật nuôi thủy sản trong đó đẩy mạnh áp dụng công nghê nuôi mới đem lại hiệu quả cao như nuôi bán thâm canh, thâm canh, hướng nuôi kết hợp,.. ; phát triển nguồn nhân lực cho thủy sản,… nuôi thủy sản truyền thống không tốn công chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế không cao và khó kiểm soát dịch bệnh, khả năng cải thiện cuộc sống cho các hộ nuôi thấp, do đó việc phát triển nuôi trồng thủy sản rất quan trọng góp phần giải quyết việc làm, an sinh xã hội. 2.1.2. Khái niệm về nuôi trồng thủy sản bán thâm canh Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi có năng suất từ 2-20 tấn/ha/năm, đây là một hình thức nuôi tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, nguồn thức ăn tự chế và có kết hợp bổ sung thêm thức ăn công nghiệp. Đặc điểm: đây là hệ thống nuôi chủ yếu ở Việt Nam hiện nay, chủ yếu sử dụng giống nhân tạo và thức ăn chế biến với diện tích của các ao đầm nuôi không lớn (một vài hecta), nguồn nước cung cấp chủ động, có các trang thiết bị cho vận hành hệ thống nuôi do vậy hệ thống nuôi này ngày càng phát triển. Ưu điểm: phù hợp với hoàn cảnh kinh tế hiện nay của người dân ở góc độ đầu tư và kỹ thuật canh tác. Hệ thống nuôi này đã mang lại nhiều lợi nhuận hơn trên một đơn vị diện tích. Trong hệ thống nuôi này ao thường được xây dựng khá hoàn chỉnh, diện tích không lớn do đó dễ dàng vận hành quản lý. Nhược điểm: Năng suất tuy cao hơn nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến nhưng chưa đạt năng suất tối ưu trên một đơn vị diện tích mặt nước. Trong ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam có 4 hệ thống nuôi khác nhau, các hệ thống này có sự khác nhau về đầu tư con giống, thức ăn và mức độ trang thiết bị khoa học kỹ thuật, do đó có sự khác biệt về năng suất tương đối lớn. Dựa vào bẳng sau chúng ta sẽ nhận thấy điều đó: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7 Bảng 2.1 Các hệ thống nuôi trồng thủy sản Hệ thống nuôi M.độ Nguồn giống Nguồn TA trang bị Cá tôm Không <1 <0,5 It 1-3 0,5-2 3-15 2-4 >15 >4 KHKT Quảng canh Tự nhiên Tự nhiên Quảng canh Có bổ sung Có sử dụng cải tiến giống nhân tạo T.Ăn bổ sung Bán thâm Chủ yếu giống Chủ yếu dùng Trung canh nhân tạo T.Ăn chế biến bình Hoàn toàn nhân Thức ăn công tạo nghiệp Thâm canh NS (tấn/ha/vụ) Nhiều (Nguồn: Giáo trình Hệ thống và Quản lý nuôi trồng thủy sản) 2.1.3. Khái niệm phát triển NTTS bán thâm canh Phát triên nuôi trồng thủy sản bán thâm canh là chúng ta sử dụng phương thức nuôi trồng thủy sản đó nhưng từ những cái đã có chúng ta đưa nó đi lên phát triển hơn. Vẫn sử dụng những nhân tố đầu vào sẵn có như ao, hồ, đầm nuôi nhưng từ những nguồn nguyên liệu tự nhiên đó ta đầu tư thêm cả về con giống, thức ăn và khoa học công nghệ để thu lợi từ quá trình đó. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân vì mô hình này khắc phục đươc hậu quả của các mô hình khác, không gây ô nhiễm môi trường nặng nề như nuôi cao sản, nhưng sản lượng cũng không quá thấp như nuôi quảng canh hay quảng canh cải tiến. Mức đầu tư vừa phải,tận dụng những nguyên liệu vật chất sẵn có từ tự nhiên như thức ăn, nguồn nước, địa bàn (ao, hồ, đầm lầy...) rất phù hợp với người dân trong huyện. 2.1.4. Sự cần thiết phải phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh Phát triên nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ đối với ngành thủy sản trong huyện nói riêng mà có ý nghĩa đối với kinh tế toàn huyện. Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh giúp tạo việc làm cho bà con nông dân trong huyện, ngoài công việc đồng áng bà con vẫn có thể nuôi thủy sản tạo thêm thu nhập cho gia đình, trong huyện nhiều gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi đât trồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8 nông nghiệp sang làm đất nuôi trồng thủy sản, và nuôi thủy sản chở thành nghề chính mang lại thu nhập chính cho gia đình. Nhiều hộ nông dân đi lên làm giàu nhờ việc nuôi thủy sản, không chỉ giải quyết vấn đề việc làm tăng thu nhập mà nuôi trồng thủy sản còn có ý nghĩa quan trọng trong cải tạo môi trường, tạo cảnh quan thiên nhiên nông thôn, giữ gìn môi trường sinh thái, dảm bảo sự đa dạng thủy vực. Không chỉ vậy nuôi trồng thủy sản bán thâm canh là hình thức nuôi trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phát triển dựa trên những nguồn lực sẵn có, tận dụng được những lợi thế của đại bàn, chỉ đầu tư it vốn, phù hợp với tâm lý và điều kiện của bà con không quá mạo hiểm trong sản xuất kinh doanh điều này đã khiến mô hình nuôi trồng thủy sản bán thâm cnah ở Thường Tín phát triển và đang được chú trọng nhân rộng trên địa bàn.trong những năm gần đây từ 2009-2011 giá trị sản xuất cảu ngành thủy sản trong huyện tăng liên tục và tăng nhanh nhưng ổn định. Năm 2009 là 23.972 triệu đồng đến năm 2010 tăng lên 24.771 triệu tăng 5,51% so với cùng kì năm trước. Đến 2011 thì giá trị này tăng lên nhanh 38.961triệu đồng tăng 8,69% (Chi cục Thủy sản, 2011,2012,2013). Ngành thủy sản của huyện ngày càng có một vị trí quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu tại chỗ của người dân với chất lượng cao.đảm bảo an ninh lương thực của vùng. Thu hút hàng vạn lao động dư thừa nông nhàn ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân trong huyện, cải thiện bộ mặt nông thôn. Nuôi trồng thủy sản còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo định hướng mới, sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn. 2.1.5. Đặc điểm phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh 2.1.5.1 Thủy vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đối tượng của nuôi trồng thủy sản là các sinh vật gắn với môi trường nước, nếu chúng tách ra khỏi môi trường này thì nó không thể tồn tại được. Từ đặc điểm này cho chúng ta thấy được nuôi trồng thủy sản là một ngành tương đối phức tạp so với ngành khác. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9 Thủy vực còn là tư liệu nuôi trồng thủy sản đặc biệt bởi vì nó khác với tư liệu sản xuất khác, nếu biết sử dụng cải tạo, bảo vệ và bồi dưỡng thì thủy vực không những không bị hao mòn, chất lượng không giảm đi qua quá trình sử dụng mà còn tốt lên (Nguyễn Minh Tuệ, 2013). 2.1.5.2 Đối tượng nuôi trồng thủy sản là các sinh vật thủy sinh. Đối tượng của nuôi trồng thủy sản là các sinh vật sống. Chúng có thể phát triển theo quy luật sinh học nhất định, các cơ thể này rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh, chỉ một sự biến động nhỏ của môi trường sống cũng dễ gây ảnh hưởng đến bản thân vật nuôi này. Các ảnh hưởng cầu điều kiện bên ngoài như: gió, mưa, bão, lũ lụt, hạn hán…đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng (Nguyễn Thanh Phương, 2009). 2.1.5.3 Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh mnag tính thời vụ cao. Dựa trên quy luật sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sinh mà người ta tác động đến chúng thông qua quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên nuôi trồng thủy sản đặc biệt là hình thức nuôi bán thâm canh phụ thuộc rất nhiều vào tác động của tự nhiên do thời gian lao động và thời gian sản xuất không trùng khít nhau dẫn đến tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Quang Linh, 2011). 2.1.5.4 Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên. Với đặc điểm riêng của hình thức này có cũng mang lại sự bất lợi cho người nuôi đó là yếu tố tự nhiên quyết định nhiều, rủi ro tương đối cao. Với hình thức nuôi này thì chủ yếu là dùng giống nhân tạo nhưng vẫn có phần trăm nhỏ là giống tự nhiên, sử dụng thức ăn chủ yếu là thức ăn chế biến nhưng vẫn phải dựa vào nguồn thức ăn của môi trường thủy vực (Nguyễn Minh Tuệ, 2013). 2.1.6. Nội dung phát triển nuôi trồng thủy sản bán thâm canh - Quy hoạch vùng nuôi bán thâm canh Dựa vào kết quả kiểm kê, phân tích, đánh giá hiện trạng và một số dự báo trước đó về các hệ sinh thái và địa điểm nhạy cảm của môi trường (như các hệ sinh thái,các tác động môi trường tiềm ẩn, các điểm nóng ô nhiếm, các khu bảo tồn thiên nhiên hiện có…), cần bố trí khu nuôi trồng thủy sản và đối tượng nuôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan