Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nông nghiệp việt nam theo hướng kinh tế xanh...

Tài liệu Phát triển nông nghiệp việt nam theo hướng kinh tế xanh

.PDF
183
325
132

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG NHUNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THEO HƢỚNG KINH TẾ XANH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Lê Anh Vũ 2. TS. Phan Văn Hùng HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Lê Anh Vũ và TS. Phan Văn Hùng. Các số liệu, trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nêu trong luận án là trung thực. Tác giả của luận án Nguyễn Hồng Nhung i MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................................ 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................... 8 1.2. Những khoảng trống nghiên cứu........................................................................ 20 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG KINH TẾ XANH ................................. 22 2.1. Tổng quan về kinh tế xanh ................................................................................. 22 2.2. Phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh ............................................... 27 2.3. Kinh nghiệm các nước về phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh ..... 53 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THEO HƢỚNG KINH TẾ XANH ............................................................................... 62 3.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh tại Việt Nam ....... 62 3.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh ........................................................................................................... 92 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh giai đoạn 2005-2015 và những vấn đề đặt ra. ..................................................... 107 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THEO HƢỚNG KINH TẾ XANH........................................................................................... 115 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh ............................................................................. 115 4.2. Quan điểm và định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh. .................................................................................................................... 120 4.3. Giải pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh giai đoạn 2016 - 2025 ......................................................................................................... 125 4.4. Lộ trình triển khai thực hiện các giải pháp ...................................................... 147 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng việt Tiếng anh ADB Ngân hàng Phát triển châu Á The Asian Development Bank ASC Hội đồng Quản lý nuôi trồng Aquaculture Stewardship Counci thủy sản ASEM ASEAN ATIGA Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu The Asia-Europe Meeting Hiệp hội các quốc gia Đông Association of Southeast Asian Nam Á Nations Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN BVTV Bảo vệ thực vật CDM Cơ chế phát triển sạch CIEM CU ESCAP EU FAO FTA GAP GAHP ASEAN Trade in Goods Agreement Clean Development Mechanism Viện Nghiên cứu Quản lý kinh Central Institute for Economic tế trung ương Management Liên minh Hải quan Custom Union Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực châu Á Thái Bình Dương Liên minh châu Âu European Union Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc Hiệp định thương mại tự do Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Food and Agriculture Organization Free Trade Agreement Good Agricultural Practices Quy trình thực hành chăn nuôi tốt GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product GHG Hiệu ứng nhà kính Greenhouse Gas GLOBALGAP Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu iii Global Good Agricultural Practice Chữ viết tắt GMC GSO IDH IFA Tiếng việt Tiếng anh Kỹ thuật cây trồng chuyển gien Tổng cục Thống kê Genetically modified culture General Statistics Office Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững Quỹ nông nghiệp quốc tế International Fund for Agricultural Viện Chính sách và Chiến IPSARD lược Phát triển nông nghiệp nông thôn IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Inter-government Panel on Climate BĐKH Change KHCN Khoa học công nghệ KSH Khí sinh học KTX Kinh tế xanh LIFSAP Dự án Cạnh tranh ngành Chăn Livestock Competitiveness and nuôi và An toàn thực phẩm Food Safety Project MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường NLTS Nông lâm thủy sản NN và PTNT ODA OECD PPD PPP RCEP Ministry of Natural Resources and Environment Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hỗ trợ phát triển chính thức Official Development Assistance Tổ chức Hợp tác và Phát triển Organisation for Economic Co- Kinh tế operation and Development Cục Bảo vệ thực vật Plan Protection Department Quan hệ đối tác nhà nước-tư nhân Public Private Partnerships Hiệp định Đối tác Kinh tế Regional Comprehensive Economic Toàn diện Khu vực Partnership iv Chữ viết tắt Tiếng việt Tiếng anh TBKT Tiến bộ kỹ thuật TN và MT Tài nguyên và môi trường TPP TFP SRI UNEP Hiệp định Đối tác thương mại Trans-Pacific Strategic Economic xuyên Thái Bình Dương Partnership Agreement Năng suất nhân tố đầu vào tổng hợp Thâm canh lúa cải tiến Total factor productivity System of Rice Intensification Chương trình Môi trường Liên United Nations Environment Hiệp Quốc Program Uỷ ban Kinh tế xã hội khu vực UNESCAP châu Á Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học UNESCO và Văn hoá của Liên hiệp quốc The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Cơ quan Phát triển Quốc tế United States Agency for của Hoa Kỳ International Development WB Ngân hàng Thế giới World Bank WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization VAC Vườn ao chuồng VIETGAP Thực hành sản xuất nông Vietnamese Good Agricultural USAID nghiệp tốt ở Việt Nam Practices v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bộ chỉ số và chỉ tiêu đo lường, đánh giá tăng trưởng xanh ngành nông nghiệp của tổ chức OECD ................................................................................................. 41 Bảng 2.2: Chỉ số đánh giá xu hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh ................................................................................................................................. 44 Bảng 3.1: Diện tích canh tác lúa ba giảm ba tăng năm 2011........................................... 65 Bảng 3.2: Diện tích áp dụng SRI năm 2014 ..................................................................... 65 Bảng 3.3: So sánh kết quả thực hiện với mục tiêu của dự án LIFSAP ........................... 67 Bảng 3.4: So sánh sử dụng đầu vào nhóm hộ không tham gia và tham gia chứng chỉ cà phê bền vững tại Đắk Lắk .................................................................................................. 71 Bảng 3.5: Diện tích đất được chứng nhận nhãn xanh cho một số cây trồng năm 2012 .................................................................................................................................... 72 Bảng 3.6: Năng suất một số loại cây trồng chính của Việt Nam và một số nước .......... 73 Bảng 3.7: Các điểm nóng về nông nghiệp – môi trường Việt Nam................................ 76 Bảng 3.8: Phát thải khí nhà kính trong ngành nông nghiệp Việt Nam năm 2010.......... 78 Bảng 3.9: Tổng hợp lượng chất thải rắn nông nghiệp phát sinh năm 2008, 2010 ......... 81 Bảng 3.10: Kết quả hỗ trợ xây dựng công trình biogas và hố ủ phân hữu cơ của dự án LIFSAP ............................................................................................................................... 84 Bảng 3.11: Thành phẩm thuốc BVTV nhập khẩu 2007 - 2010....................................... 86 Bảng 3.12: Phân phối đất dốc và đất bị suy thoái và chưa sử dụng theo vùng .............. 86 Bảng 3.13: Cơ cấu lao động ngành NLTS phân theo độ tuổi .......................................... 98 Bảng 3.14: Vốn đầu tư phát triển toàn nền kinh tế và ngành nông nghiệp2005-2014 (giá thực tế)............................................................................................................................... 100 Bảng 3.15: Cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực do Bộ NN và PTNT quản lýgiai đoạn 2006-2010 và 2011-2014 ................................................................................................. 101 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP theo giá so sánh 1994 (%) ................................62 Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng GDP theo tiểu ngành giai đoạn 2005-2015(%) .........63 Hình 3.3: Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam (%) ..........................70 Hình 3.4: Phát thải khí nhà kính từ đất nông nghiệp (tấn/ha) ...................................77 Hình 3.5: Phát thải KNK trong nông nghiệp Việt Nam năm 2010 ...........................78 Hình 3.6: Năng suất phát thải khí CO2 trong nông nghiệp, 2005-2012 ....................79 Hình 3.7: Năng suất phát thải CH4 trong nông nghiệp (Năm 2005=100%) .............80 Hình 3.8. Năng suất phát thải khí N2O trong nông nghiệp (Năm 2005=100%) .......80 Hình 3.9: Sử dụng phân bón trên ha trồng lúa, 2006-2011 .......................................85 Hình 3.10: Biến động diện tích các loại đất nông nghiệp Việt Nam (2005-2013) ...88 Hình 3.11: Cơ cấu hộ theo qui mô đất nông nghiệp, 2011 (%) ................................94 Hình 3.12: Cơ cấu lao động nông nghiệp chia theo trình độ chuyên môn................97 DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 3.1: Hiệu quả sản xuất chăn nuôi lợn năm 2015 ...............................................69 vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm gần đây, trước những thách thức toàn cầu liên quan đến tình trạng suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội thì kinh tế xanh mở ra một hướng tiếp cận mới cho các quốc gia nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Đây là mô hình phát triển mới giúp giảm phát thải khí nhà kính, góp phần giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống của con người. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay thì tái cấu trúc nền kinh tế đang được đặt ra như một nhiệm vụ cấp bách.Việt Nam đã và đang phải trả giá rất đắt cho những tác hại mà suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường do nền kinh tế nâu gây ra. Điều này cho thấy việc lựa chọn nền kinh tế xanh là phương án tối ưu cho sự phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế trọng yếu của nền kinh tế Việt Nam. Đến nay, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến khá dài, đạt được rất nhiều thành tựu như: giá trị sản lượng tăng bình quân 3,68% cả giai đoạn 20112015, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 30 tỉ USD (năm 2014) và Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới với 10 loại nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 1 tỉ USD/năm (gồm gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản) [52], chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, đa dạng hóa sản phẩm, nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh cao, chiếm vị thế quan trọng trên thị trường quốc tế (ví dụ như Việt Nam hiện đang đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều; đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, cà phê; cao su đứng thứ 4; thủy sản đứng thứ 5; chè đứng thứ 7...) [53], tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nông nghiệp Việt Nam đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống của người dân và ổn định kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn vừa qua thực chất là “nâu” vì nông nghiệp Việt Nam vẫn chú trọng tăng về lượng,chất lượng tăng trưởng không cao; khai thác quá nhiều tài nguyên; năng suất lao động trong nông nghiệp 1 thấp, việc làm thiếu ổn định; lạm dụng hóa chất, phân bón hóa học trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đã và đang gây ra những tác động xấu làm ô nhiễm tới môi trường, làm suy thoái các nguồn tài nguyên, suy thoái các hệ sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học, nhiều sản phẩm không bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế, dẫn tới một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có giá trị và khả năng cạnh tranh thấp, mất dần thị trường cả trong và ngoài nước, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng, ảnh hưởng không tốt đến thế hệ mai sau và đến phát triển nền nông nghiệp sau này. Trong khi nhu cầu của con người hiện nay ngày càng hướng tới việc tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tốt cho sức khỏe đồng thời bảo vệ môi trường. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là phải nghiên cứu và phát triển đổi mới mô hình tăng trưởng phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh nhằm không những hạn chế những tác động xấu của biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính mà còn thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo an toàn sức khỏe con người. Đứng trước bối cảnh như vậy, việc đổi mới mô hình tăng trưởng hiện nay từ mô hình tăng trưởng phát triển theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào vốn, khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ, sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chủ yếu tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững là hoàn toàn cần thiết.Vậy thì tại sao chúng ta lại không xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh nhằm hướng tới sự phát triển bền vững? Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “Phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, với hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ đóng góp về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Luận ánlàm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông 2 nghiệp theo hướng kinh tế xanh. Luận án làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh giai đoạn 2005-2015. Từ đó, đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Luận án đề xuất một số giải pháp để phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh giai đoạn 2016-2025. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vikhông gian: Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển một số ngành sản xuất trong nông nghiệp cụ thể chủ yếu là ngành trồng trọt, chăn nuôi từ góc độ kinh tế xanh trên phạm vi cả nước, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. Phạm vi thời gian: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005-2015, đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp Việt Namtheo hướng kinh tế xanh giai đoạn năm 2016 đến năm 2025. Phạm vi nội dung: Luận án tập trung vào những nội dung của phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh, cụ thể là 5 nội dung; 1) Đảm bảo tốc độ tăng trưởng nông nghiệp xanh; 2) Ứng dụng khoa học công nghệ cao để xây dựng các mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp; 3) Thay đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh; 4) Đảm bảo khả năng tái sử dụng, tái chế phụ phẩm, phế thải nông nghiệp, nâng cao chất lượng môi trường đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người; 5) Phát triển nông nghiệp trên cơ sở sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, duy trì đa dạng sinh học. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp Việt Namtheo hướng kinh tế xanh giai đoạn năm 2016 đến năm 2025. 4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết - Dựa trên những lý thuyết của kinh tế học phát triển: Lý thuyết về mô hình 3 tăng trưởng, về các nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế;tiếp cận các lý thuyết mới về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng thị trường và phát triển chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa nông nghiệp; phát triển nông nghiệp công nghệ cao… để phân tích trên cơ sở sự khan hiếm của các nguồn lực thì trong quá trình sản xuất nông nghiệp sẽ phải sử dụng các yếu tố đầu vào như thế nào để vừa tiết kiệm, vừa có hiệu quả kinh tế và luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh. - Dựa trên những lý thuyết của kinh tế học xanh: Lý thuyết này tập trung trực tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu của cả con người và môi trường, vì sự phát triển bền vững. Vận dụng lý thuyết này để thấy rằng mô hình kinh tế thị trường có xu hướng thay đổi theo thời gian từ mô hình kinh tế truyền thống dựa vào quan điểm tăng trưởng bắt nguồn từ lợi ích cá nhân sang mô hình kinh tế hiện đại theo quan điểm tăng trưởng và phát triển bền vững từ lợi ích xã hội. Theo đó phát triển kinh tế phải tính đến lợi ích xã hội và môi trường. - Dựa trên lý thuyết phát triển bền vững: Lý thuyết phát triển bền vững cho rằng phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn nhu cầu của họ. Lý thuyết phát triển bền vững nhấn mạnh đến sự phát triển cân bằng, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường; bên cạnh giá trị kinh tế đề cao những giá trị môi trường và nhân văn, nhấn mạnh sự công bằng giữa các thế hệ và trong cùng thế hệ. 4.2. Phương pháp nghiên cứu  Đề tài tiếp cận nghiên cứu theo hướng sau: - Về mặt lý luận: Tác giả sẽ hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kinh tế xanh và phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh, đi từ lý luận đến thực tiễn, dùng lý luận để kiểm nghiệm thực tiễn. - Về mặt thực tế: tiếp cận mang tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, xem xét sự phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác, các vùng, các địa phương với nhau trong điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế.  Các phương pháp nghiên cứu cụ thể và kỹ thuật xử lý số liệu chính: 4 - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Luận án sẽ tiến hành thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. Đồng thời kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó,nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của luận án. - Phương pháp thống kê: Số liệu thống kê thứ cấp sử dụng trong luận án được thu thập từ các bộ số liệu có liên quan của Tổng cục Thống kê, Cục Bảo vệ thực vật, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện Khoa học và Công nghệ môi trường,…có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để làm sáng tỏ những nội hàm trong lý luận về kinh tế xanh, phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh, dựa vào đó để tìm ra những „khoảng trống” của những nghiên cứu trước để phân tích, bổ sung và làm rõ hơn. - Phương pháp so sánh:Phương pháp này sẽ được kết hợp với phương pháp phân tích định tính, định lượng… để so sánh một số nội dung trong việc phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh như việc sử dụng đất nông nghiệp để xác định tình trạng manh mún đất nông nghiệp giữa các vùng đã gây ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh như thế nào. - Phương pháp chuyên gia: Tác giả tiến hành thảo luận với cán bộ quản lý các cấp của các ngành ở trung ương như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn,… để nhằm hoàn thiện các vấn đề nghiên cứu của luận án. - Phương pháp thực nghiệm: sẽ đánh giá xu hướng của từng cặp chỉ tiêu mang tính so sánh, từ đó xác định mức độ tiến bộ xanh trong từng giai đoạn tăng trưởng. Ví dụ như đánh giá năng suất tài nguyên và môi trường, xu hướng mối tương quan giữa các biến tài nguyên-môi trường và kinh tế sẽ được đánh giá nhằm tìm ra liệu nền kinh tế có đang sử dụng các nguồn lực tài nguyên và môi trường có hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế hay không. Để tiện cho việc so sánh, tốc độ gia tăng của các biến sẽ được tính toán thành chỉ số với năm cơ sở có giá trị 100. Việc so sánh xu hướng tương quan giữa 2 biến dựa trên khái niệm “tách riêng” có 3 xu 5 hướng: không tách riêng, tách riêng tương đối và tách riêng tuyệt đối. Biến tài nguyên - môi trường sẽ hướng tới tăng trưởng xanh nếu có xu hướng tách riêng tương đối hay tách riêng tuyệt đối với biến kinh tế. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng sử dụng tài nguyên hay phát thải chất gây ô nhiễm môi trường ít hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và sản lượng. Ngược lại, khi biến kinh tế và biến môi trường cùng có xu hướng về tốc độ hoặc tốc độ tăng của các biến môi trường nhanh hơn tốc độ tăng biến kinh tế thì đó là một xu hướng không bền vững, báo động cho tăng trưởng xanh và điều này được đánh giá là không tách riêng. - Các công cụ kỹ thuật: Xử lý trên phần mềm vi tính Excel. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn dựa trên các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế mới này. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu -Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh ở Việt Nam? - Việt Nam có đủ điều kiện để phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh hay không? Nếu Việt Nam đang phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh thì những mặt được là gì? Đâu là những hạn chế, khó khăn?Nguyên nhân hạn chế? - Cần có những giải pháp quan trọng nào thúc đẩy phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh giai đoạn 2016-2025? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết 1: Phải chăng thời gian gần đây nông nghiệp Việt Nam đã bắt đầu phát triển theo hướng kinh tế xanh nhưng về cơ bản thì vẫn chưa xanh. - Giả thuyết 2: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, hội nhập kinh tế quốc tế thì phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh sẽ khắc phục những tác hại do nền kinh tế “nâu” gây ra cho thiên nhiên và cho con người.Vì vậy, phát triển nông nghiệp theohướng kinh tế xanhlà tất yếu khách quan đểhướng tới phát triển bền vững. 6. Những đóng góp mới của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần: 6 (i) Làm rõ một số vấn đề lý luận về chuyển đổi nền nông nghiệp “nâu” sang nền nông nghiệp “xanh”,xây dựng các nội dung chủ yếu của phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất một số chỉ số đánh giá xu hướng phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh ở Việt Nam. (ii)Cung cấp những bằng chứng và phân tích về sự bất cập, thách thức và nguyên nhântrong quá trình phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh. (iii) Gợi mở những giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh giai đoạn 2016-2025. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành bốn chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh. Chương 3. Thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh. Chương 4. Giải pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh. 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Đứng trước tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái môi trường đang đe dọa sự sống của con người trên khắp hành tinh thì việc phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh là yêu cầu cần thiết của toàn thế giới giúp bảo vệ môi trường sinh thái và vì sức khỏe con người. Cho đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu này đã được vận dụng để phát triển các mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng các chiến lược, các chính sách phát triển nông nghiệp ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới nhưng chưa mang tính hiệu quả toàn diện. Do vậy, trong khuôn khổ tổng quan nghiên cứu tài liệu, tác giả sẽ tập hợp, liệt kê và phân tích các thông tin, ý tưởng được nêu trong các tài liệu sẵn có về các nội dung liên quan đến đề tài để từ đó đưa ra những nhận xét bình luận và phác thảo ra những dự định đóng góp của luận án đối với phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 1.1.1. Những nghiên cứu về lý luận chung của đề tài Các nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh Từ chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững (Bosetti và cộng sự, 2009 [109]; Burniaux, J.và cộng sự, 2008 [110]; Burniaux, J và cộng sự, 2009 [111]; Steenblik, R.and J.Kim, 2009 [122]; UNEP, 2008 [126]). Chương trình này tạo cơ sở nền tảng, đòi hỏi các nước trên thế giới cũng như Việt Nam phải xây dựng cho mình chiến lược, kế hoạch quốc gia, những chính sách, giải pháp phát triển kinh tế đất nước theo hướng kinh tế xanh nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. Việt Nam cũng đã xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững [81]. Chiến lược chuyển dịch dần theo hướng xanh hóa nền kinh tế được nhiều tổ 8 chức quốc tế và khu vực như Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), UNESCAP, OECD, một số quốc gia phát triển và đang phát triển đang nghiên cứu và xây dựng. Với các tiêu chí lấy việc giảm nhẹ và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển không chất thải, phục hồi và đầu tư vào vốn tự nhiên, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ carbon thấp...làm động lực phát triển. Thông qua bản dịch Báo cáo tổng hợp với tiêu đề: “Hướng tới Nền kinh tế xanh - Lộ trình cho Phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo”của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (2011) [105], hay Sổ tay “Hành trang kinh tế xanh” của Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường - Tổng cục Môi trường (2012) [96], bài viết “Lựa chọn và giải pháp nào cho nền kinh tế xanh Việt Nam”của nhóm tác giả Đặng Văn Phan và cộng sự(2014) [72], đã cung cấp những thông tin cơ bản về kinh tế xanh như khái niệm nền kinh tế xanh là gì, giới thiệu các công cụ đo lường chuyển đổi sang nền kinh tế xanh như thế nào, làm rõ được mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường, vai trò của kinh tế xanh trong phát triển bền vững để phục vụ cho các nhà hoạch định chính sách, để thấy tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam đang là đòi hỏi cấp thiết và phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh là lựa chọn đúng đắn. Nghiên cứu “Tăng trưởng xanh và một số định hướng ưu tiên cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Huy (2012) [46] cho thấy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đã và đang được nhiều tổ chức quốc tế, các định chế kinh tế toàn cầu và nhiều chính phủ ưu tiên thực hiện. Tác giả cho rằng tăng trưởng xanh không chỉ là động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu, mà còn là mô hình công cụ thực hiện phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo: phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường. Các công trình nghiên cứu: “Hướng tới nền kinh tế xanh vì mục tiêu phát triển bền vững”của tác giả Nguyễn Song Tùng (2011) [99]; “Kinh tế xanh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” củatác giả Hà Huy Ngọc (2012) [68]; “Kinh tế xanh trong đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tới” của nhóm tác giả Nguyễn Quang Thuấn - Nguyễn Xuân Trung (2012) [91]; “Tiến tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam: Xanh hóa sản xuất” của nhóm tác giả Vũ Tuấn 9 Anh và cộng sự (2015) [3]; “Kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Thị Hướng (2015) [41], đã chỉ ra một số cách tiếp cận nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh của các tổ chức kinh tếnhư UNEP, OECD, UNESCAP. Theo các nghiên cứu này, nền kinh tế hiện tại còn cách nền kinh tế xanh khá xa. Mặc dù tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong vòng 30 năm qua đã đem lại nhiều lợi ích cho hàng trăm triệu người nhưng nó cũng làm cho hệ sinh thái của thế giới bị xuống cấp và bị sử dụng thiếu bền vững. Tăng trưởng của một số quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam từ trước cho đến nay chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không chú ý tới khả năng tự tái tạo, khiến hệ sinh thái ngày càng xuống cấp và mất mát nghiêm trọng. Vì thế, với Việt Nam, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế đòi hỏi phải hướng đến nền kinh tế xanh và phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh không đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà phải có sự kết hợp giữa các yếu tố môi trường, lợi nhuận và xã hội. Hay nghiên cứu: “Nông nghiệp xanh: Cơ hội và thách thức. Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam” của nhóm tác giả Cao Thị Thanh Nga và cộng sự (2013) [63] cũng đã đề cập đến một số khái niệm cơ bản như nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thân thiện với môi trường, nông nghiệp bền vững, nông nghiệp xanh của các nhà nghiên cứu trên thế giới như Elisa Morgera, Hans R.Herren. Đây là những khái niệm mang tính chất khá tổng quát, khá phổ biến và được nhiều nước sử dụng. Các nghiên cứu về hệ thống lý thuyết phát triển nông nghiệp liên quan đến phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh: “Nông nghiệp trong phát triển nền kinh tế quốc dân” của tác giả Trần Mạnh Tuyến (2014) [102] đã phân tích các lý thuyết tăng trưởng và phát triển nông nghiệp thông qua mô hình Todaro (1990) và mô hình Park S.S (1992) để thấy quá trình phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn. Với mô hình Todaro, phát triển nông nghiệp từ giai đoạn nền nông nghiệp tự cung tự cấp, đến giai đoạn chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa và đến giai đoạn nông nghiệp hiện đại. Với mô hình Park S.S, quá trình phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn: sơ khai, đang phát triển và phát triển. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ mới hệ thống lại lý thuyết chứ chưa phân tích và vận dụng trong phát triển nông nghiệp Việt Nam như thế nào. 10 “Kinh tế phát triển”, nhóm tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh và cộng sự, giáo trình của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2010) [1] hay bài giảng “Lý thuyết phát triển bền vững” của tác giả Lê Anh Vũ [106]. Nhóm tác giả đã dẫn ra các lý thuyết về phát triển bền vững qua các trường phái kinh tế như trường phái kinh tế học cổ điển (Adam Smith, David Ricardo) để phân tích tăng trưởng kinh tế là kết quả sử dụng các yếu tố đầu vào và sự giới hạn trong việc sử dụng các nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế; trường phái tân cổ điển chủ yếu dựa vào hàm sản xuất đã chỉ ra các khía cạnh liên quan đến phát triển bền vững trong đó có tác động của thay đổi công nghệ đối với việc vượt qua những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên; trường phái kinh tế học hiện đại (London School, Alesina, Alberto, G.Tyler Miller) với quan điểm thiên về giữ gìn tài nguyên trong tiến trình phát triển, chưa phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa phát triển, bảo tồn các giá trị tài nguyên với phát triển xã hội. Trên cơ sở các lý thuyết này, tác giả sẽ vận dụng phân tích trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp như thế nào để phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh cho có hiệu quả vì nguồn lực tài nguyên luôn khan hiếm. Đề tài nghiên cứu:“Các yếu tố làm giảm tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp và đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp trong thời gian tới” của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2014) [104]. Các nhà khoa học của Viện đã chỉ ra các nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua từ việc sử dụng hàm sản xuất CobbDouglas (trường phái tân cổ điển) để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào (như đất đai, lao động, máy móc thiết bị, phân bón, thuốc trừ sâu…) đến tăng trưởng nông nghiệp. Các nghiên cứu đều đã đạt được những thành công nhất định khi đưa ra được bằng chứng về ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới tăng trưởng nông nghiệp. Đây là những cơ sở lý luận cũng như kinh nghiệm phân tích cần thiết để tác giả tham khảo, vận dụng trong nghiên cứu này. “Kinh tế học xanh – Xu hướng phát triển của lý thuyết kinh tế hiện đại” của tác giả Nguyễn Hoàng Oanh [70] và “Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh: Tiếp cận hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Đồng bằng sông 11 Cửu Long” của tác giả Nguyễn Trọng Hoài (2014) [40], đề cập đến lý thuyết kinh tế mới xuất hiện gần đây là “kinh tế học xanh”. Lý thuyết này tập trung trực tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu của cả con người và môi trường, phát triển kinh tế phải tính đến lợi ích xã hội và môi trường bền vững. Quan điểm mới của lý thuyết này được tác giả Nguyễn Trọng Hoài vận dụng để xây dựng khung lý thuyết tăng trưởng xanh cho nông nghiệp với mục đích để các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp từ đầu vào đến đầu ra đều phải đặt trong việc cân nhắc các tương tác với xã hội, đặc biệt là các chủ thể liên quan trực tiếp hoạt động trong nông nghiệp. Các công trình nghiên cứu lý thuyết trên đây đã phần nào phản ánh được những vấn đề cốt lõi mà nền kinh tế xanh phải hướng tới và các nội dung cơ bản của nông nghiệp xanh. Qua các tài liệu, các công trình nghiên cứu đó sẽ giúp cho tác giả tổng hợp và làm căn cứ để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, chưa có nhà nghiên cứu nào đề cập đến khái niệm phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh và tính hệ thống hóa của các tài liệu trên cũng như việc áp dụng thực tế để phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh cần phải có thêm sự bổ sung kiến thức trong đề tài luận án. 1.1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài Những nghiên cứu về quá trình phát triển nông nghiệp Việt Nam từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp thương mại hóa để định hướng xây dựng nền nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh: “Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011- 2020” của tác giả Đoàn Tranh (2012) [93] đã nghiên cứu quá trình phát triển tiếp cận theo lý thuyết biện chứng về sự phát triển và cho rằng phát triển nông nghiệp là quá trình vận động để nền nông nghiệp đi từ thủ công đến hiện đại, đi từ tự cung tự cấp đến sản xuất hàng hóa và cao hơn là nền nông nghiệp thương mại hóa. Nghiên cứu này mới chỉ dừng ở phạm vi nghiên cứu một tỉnh của Việt Nam. Quá trình phát triển nông nghiệp luôn làm chuyển dịch cơ cấu các ngành, các bộ phận, các nguồn lực để tạo ra một cơ cấu hợp lý hiện đại hơn, đó chính là một cơ cấu có khả năng khai thác được lợi thế so sánh, lấy thị trường, thị phần quốc tế làm căn cứ, từ đó gợi mở cho tác giả có những định hướng cho phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan