Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nông nghiệp bền vững ở việt nam...

Tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở việt nam

.PDF
266
1
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT .....….. LƯU TIẾN DŨNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh năm 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT .....….. LƯU TIẾN DŨNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế học Mã số chuyên ngành: 62.31.01.01 Phản biện 1: PGS. TS. NGUYỄN HỒNG NGA Phản biện 2: PGS. TS. NGUYỄN VĂN NGÃI Phản biện 3: TS. NGUYỄN TRỌNG UYÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS. ĐINH PHI HỔ 2. PGS. TS. ĐỖ PHÚ TRẦN TÌNH Phản biện độc lập 1: GS. TS. HOÀNG THỊ CHỈNH Phản biện độc lập 2: TS. ĐINH CÔNG TIẾN Tp. Hồ Chí Minh năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực. Các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận án có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tất cả những sự trợ giúp trong việc thực hiện luận án này đều đã được cảm ơn và các thông tin sử dụng trong luận án đã được trích dẫn đầy đủ. Tác giả luận án Lưu Tiến Dũng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài luận án ......................................................................... 1 2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 4 2.1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 4 2.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5 3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 5 3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 5 4. Phương pháp nghiên cứu chung của luận án................................................................ 6 5. Những đóng góp mới của luận án ................................................................................ 7 6. Bố cục của luận án ....................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG ..................................................................................................... 9 1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................... 9 1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................. 16 1.3 Đánh giá các công trình nghiên cứu trước, khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án ............................................................................................................................ 20 1.3.1 Đánh giá các công trình nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu ........... 20 1.3.2 Hướng nghiên cứu của luận án .......................................................................... 23 Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................ 23 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG ....................................................................................... 24 2.1 Lý thuyết kinh tế học phát triển nông nghiệp bền vững .......................................... 24 2.1.1 Khái niệm, nguyên tắc và đặc điểm của phát triển nông nghiệp bền vững ....... 24 2.1.1.1 Khái niệm .................................................................................................... 24 2.1.1.2 Nguyên tắc và đặc điểm của phát triển nông nghiệp bền vững .................. 27 2.1.2 Vấn đề và chỉ tiêu của phát triển nông nghiệp bền vững .................................. 29 2.1.3 Các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững .................................................... 33 2.1.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững ............................ 36 2.1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững được đề xuất và áp dụng bởi các nhà nghiên cứu và các tổ chức ........................................................... 36 2.1.4.2 Chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam ................ 38 2.2 Lý thuyết nghiên cứu hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ ........................................................................................ 46 2.2.1 Khái niệm các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững ................................ 46 2.2.2 Các lý thuyết nghiên cứu hành vi lựa chọn ứng dụng biện pháp công nghệ, giải pháp kĩ thuật sản xuất nông nghiệp bền vững ............................................................ 47 2.2.2.1 Nhóm lý thuyết kinh tế ................................................................................ 47 2.2.2.2 Nhóm lý thuyết tâm lý - xã hội ................................................................... 48 2.2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ .................................................................... 49 2.2.3.1 Vốn con người ............................................................................................. 49 2.2.3.2 Diện tích đất sản xuất .................................................................................. 50 2.2.3.3 Vốn vật chất................................................................................................. 50 2.2.3.4 Vốn xã hội ................................................................................................... 51 2.2.3.5 Hoạt động khuyến nông .............................................................................. 52 2.2.3.6 Cảm nhận về hữu dụng ứng dụng ............................................................... 52 2.2.3.7 Đặc điểm môi trường sinh thái nông nghiệp và quyền sử dụng ruộng đất . 53 2.2.3.8 Rào cản tiếp cận thị trường ......................................................................... 53 2.2.4 Mô hình nghiên cứu hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ ở Việt Nam ................................................................. 54 2.2.4.1 Biến phụ thuộc............................................................................................. 54 2.2.4.2 Các biến độc lập và giả thuyết nghiên cứu.................................................. 54 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................ 60 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 61 3.1 Quy trình nghiên cứu chung của luận án ................................................................. 61 3.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 62 3.2.1 Phương pháp tổng hợp, lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững ..................................................................................................................... 62 3.2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn các chỉ tiêu ................................................................. 62 3.2.1.2 Phương pháp lựa chọn, phát triển các chỉ tiêu ............................................ 63 3.2.1.3 Kiểm định giá trị khoa học và nội dung các chỉ tiêu đo lường ................... 65 3.2.1.4 Giá trị ngưỡng của các chỉ tiêu đo lường .................................................... 65 3.2.1.5 Đo lường các chỉ tiêu kinh tế, môi trường và xã hội trong phát triển nông nghiệp bền vững ...................................................................................................... 66 3.2.2 Phương pháp xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ.............................. 68 3.2.2.1 Xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ........................................ 68 3.2.2.2 Mô hình kinh tế lượng ................................................................................. 68 3.2.2.3 Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam .................................... 71 3.2.2.4 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................... 75 Tóm tắt chương 3 ........................................................................................................ 78 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2016 .................................................................................... 79 4.1 Phát triển nông nghiệp bền vững về trụ cột kinh tế ................................................. 79 4.1.1 Quy mô tăng trưởng giá trị sản xuất, GDP nông nghiệp ................................... 79 4.1.1.1 Tăng trưởng giá trị sản xuất ........................................................................ 79 4.1.1.2 Tăng trưởng GDP nông nghiệp. .................................................................. 81 4.1.2 Hiệu quả tăng trưởng nông nghiệp .................................................................... 83 4.1.2.1 Tăng trưởng năng suất lao động .................................................................. 83 4.1.2.2 Tăng trưởng năng suất vốn .......................................................................... 84 4.1.2.3 Tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp. ............................................. 85 4.1.2.4 Tăng trưởng năng suất đất sản xuất, nguồn nước ....................................... 88 4.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp........................................................... 90 4.1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành ............................................................... 90 4.1.3.2 Chuỗi sản xuất và thương mại ngành .......................................................... 91 4.1.3.3 Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ........................................................ 100 4.1.4 Đánh giá chung ................................................................................................ 102 4.2 Phát triển nông nghiệp bền vững về trụ cột môi trường ........................................ 103 4.2.1 Suy thoái tài nguyên trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ........................... 103 4.2.1.1 Suy giảm diện tích rừng ............................................................................ 103 4.2.1.2 Chất lượng môi trường đất nông nghiệp ................................................... 105 4.2.1.3 Chất lượng môi trường nước mặt và nước ngầm ...................................... 109 4.2.1.4 Chất lượng môi trường không khí ............................................................. 111 4.2.1.5 Đa dạng sinh học trong nông nghiệp. ........................................................ 112 4.2.2 Thực trạng phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu từ sản xuất nông nghiệp 114 4.2.2.1 Phát thải khí nhà kính từ hoạt động trồng trọt........................................... 115 4.2.2.2 Phát thải khí nhà kính từ hoạt động chăn nuôi .......................................... 117 4.2.3 Đánh giá chung ................................................................................................ 118 4.3 Phát triển nông nghiệp bền vững về trụ cột xã hội ................................................ 119 4.3.1 Lao động, việc làm và thu nhập ....................................................................... 119 4.3.1.1 Số lượng và chất lượng nguồn lao động.................................................... 119 4.3.1.2 Việc làm, thất nghiệp và thiếu việc làm. ................................................... 121 4.3.1.3 Thu nhập của người sản xuất..................................................................... 122 4.3.2 Nghèo đói và bất bình đẳng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ..................... 124 4.3.2.1 Nghèo đói .................................................................................................. 124 4.3.2.2 Bất bình đẳng về thu nhập, chi tiêu ........................................................... 125 4.3.3 Môi trường sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục của người dân ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ..................................................................................................... 128 4.3.3.1 Môi trường sức khỏe, dinh dưỡng ............................................................. 128 4.3.3.2 Môi trường giáo dục của người dân ở khu vực nông nghiệp, nông thôn .. 129 4.3.4 Đánh giá chung ................................................................................................ 130 4.4 Những thành tựu, tồn tại và nguyên nhân trong phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam ...................................................................................................................... 131 4.4.1 Những thành tựu chủ yếu................................................................................. 131 4.4.2 Những tồn tại chủ yếu và nguyên nhân của những tồn tại .............................. 132 Tóm tắt chương 4 ...................................................................................................... 135 CHƯƠNG 5: HÀNH VI LỰA CHỌN ỨNG DỤNG CÁC BIỆN PHÁP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CỦA NÔNG HỘ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................................................................ 137 5.1 Thống kê, mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................... 137 5.1.1 Ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững ............................... 137 5.1.2 Đặc điểm nông hộ, nguồn lực, thị trường trong sản xuất nông nghiệp ........... 137 5.2 Các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ ...................................................................................... 141 5.2.1 Kết quả phân tích mô hình Logit nhị thức ....................................................... 141 5.2.2 Thảo luận kết quả hồi quy ............................................................................... 144 5.2.2.1 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................................ 144 5.2.2.2 Mô hình kinh tế lượng ............................................................................... 153 5.2.3 Kết luận ............................................................................................................ 153 5.3 Dự báo hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ .................................................................................................................. 155 Tóm tắt chương 5 ...................................................................................................... 156 CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM............................................................................................................................. 158 6.1 Căn cứ đề xuất giải pháp ........................................................................................ 158 6.1.1 Hiện trạng phát triển và bối cảnh mới đối với phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam ................................................................................................................ 158 6.1.1.1 Hiện trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam ......................... 158 6.1.1.2 Bối cảnh mới đối với phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam ........ 160 6.1.2 Quan điểm và định hướng đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam ................................................................................................................... 162 6.1.2.1 Quan điểm đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững................ 162 6.1.2.2 Định hướng giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam ....... 163 6.1.3 Mục tiêu chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp bền vững .................................................................................................................................. 164 6.2 Các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam ................................. 164 6.2.1 Nâng cao vốn con người .................................................................................. 164 6.2.2 Hoàn thiện chính sách về đất đai trong phát triển nông nghiệp ...................... 165 6.2.3 Nâng cao vốn xã hội ........................................................................................ 167 6.2.4 Phát triển thị trường nông nghiệp .................................................................... 168 6.2.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông ..................................................... 169 6.2.6 Nâng cao hiệu quả tăng trưởng ........................................................................ 170 6.2.6.1 Nâng cao năng suất lao động..................................................................... 170 6.2.6.2 Nâng cao năng suất vốn............................................................................. 172 6.2.6.3 Nâng cao năng suất TFP ............................................................................ 172 6.2.6.4 Nâng cao năng suất đất, nước sản xuất nông nghiệp ................................ 173 6.2.7 Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp......................................................... 174 6.2.7.1 Thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ............................................... 174 6.2.7.2 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất .................................................... 175 6.2.7.3 Thúc đẩy phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao .......... 176 6.2.7.4 Hoàn thiện chuỗi cung ứng nông nghiệp và các hình thức liên kết .......... 177 6.2.7.5 Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, cải cách doanh nghiệp nhà nước .. 178 6.2.8 Duy trì giới hạn chịu đựng của môi trường sinh thái nông nghiệp ................. 179 6.2.8.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên ........................................ 179 6.2.8.2 Giảm phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp ............................................. 181 6.2.9 Duy trì và nâng cao phúc lợi cho người sản xuất ............................................ 182 6.2.9.1 Giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm và đảm bảo thu nhập cho người sản xuất ........................................................................................................................ 182 6.2.9.2 Giảm nghèo, bất bình đẳng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng tiếp cận đa chiều ......................................................................................... 183 6.2.9.3 Nâng cao chất lượng môi trường sức khỏe, dinh dưỡng và giáo dục người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn .................................................................... 184 Tóm tắt chương 6 ...................................................................................................... 185 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .. 186 KẾT LUẬN............................................................................................................... 186 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 188 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................................... 190 CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2016 PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG PHỤ LỤC 3: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG ĐƯỢC ĐỀ XUẤT BỞI CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC TỔ CHỨC PHỤ LỤC 4: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM PHỤ LỤC 5: ĐÓNG GÓP CỦA CÁC YẾU TỐ VỐN, LAO ĐỘNG VÀ TFP VÀO TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990-2016 PHỤ LỤC 6: SỐ LIỆU THỐNG KÊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 19902016 PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU MÔ HÌNH LOGIT BINARY BẰNG PHẦN MỀM SPSS DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Comprehensive and Progressive CPTPP Agreement for Trans-Pacific Partnership EU EVFTA FAO Nghĩa tiếng Việt Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương European Union Liên Minh châu Âu EU - Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do EU – Agreement Việt Nam Food and Agriculture Organization Tổ chức Lương thực và Nông of the United Nations nghiệp Liên Hiệp Quốc FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng Sản phẩm Quốc nội Organization for Economic Co- Tổ chức Hơ ̣p tác và Phát triể n operation and Development Kinh tế Public - Private Partnership Mô hình hợp tác công - tư OECD PPP DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Những vấn đề và chỉ tiêu của phát triển nông nghiệp bền vững ................... 30 Bảng 2.2: Chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam ................... 43 Bảng 3.1: Tiêu chí lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững .... 63 Bảng 3.2: Các phương pháp lựa chọn chỉ tiêu, phát triển chỉ tiêu ................................. 64 Bảng 3.3: Một số mô hình kinh tế lượng sử dụng trong các nghiên cứu hành vi ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững...................................................... 69 Bảng 3.4: Định nghĩa, đo lường, và cơ sở đề xuất các biến nghiên cứu ........................ 73 Bảng 3.5: Phân bổ mẫu nghiên cứu theo vùng khảo sát ................................................ 77 Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 - 2016, (%) ................................... 79 Bảng 4.2: Những thay đổi về thành phần giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1990 2016 (%) ......................................................................................................................... 94 Bảng 4.3: Hội nhập ngành nông nghiệp với thị trường quốc tế ................................... 100 Bảng 4.4: Quy mô vốn và lao động của các doanh nghiệp nông nghiệp giai đoạn 2005 2016 .............................................................................................................................. 102 Bảng 4.5: Diện tích rừng bị suy giảm ở Việt Nam ...................................................... 104 Bảng 4.6: Hiện trạng chất lượng đất nông nghiệp ở một số vùng của Việt Nam đến năm 2014 .............................................................................................................................. 107 Bảng 4.7: Khối lượng và hiệu suất sử dụng phân bón theo đơn vị quy ước N + P2O5 + K2O và năng suất một số cây trồng ở Việt Nam .......................................................... 108 Bảng 4.8: Lượng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp (nghìn tấn CO2 tương đương) ................................................................................................................ 114 Bảng 4.9: Dự báo nguồn phát thải khí nhà kính ở Việt Nam....................................... 115 Bảng 4.10: Tổng hợp lượng chất thải rắn phát sinh do sản xuất nông nghiệp............. 116 Bảng 4.11: Ước tính khối lượng chất thải rắn trong chăn nuôi của Việt Nam ............ 117 Bảng 4.12: Thực trạng một số biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi quy mô trang trại (TT) và hộ gia đình ở Việt Nam năm 2014 .................................................................. 118 Bảng 4.13: Thu nhập bình quân đầu người một tháng chia theo thành thị, nông thôn (nghìn đồng, giá hiện hành) ......................................................................................... 123 Bảng 4.14: Tỷ lệ nghèo phân theo khu vực nông thôn - thành thị (%) ........................ 125 Bảng 4.15: Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số GINI) .................... 125 Bảng 4.16: Mức chênh lệch giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất theo khu vực thành thị - nông thôn ................................................................................................................... 126 Bảng 4.17: Chi tiêu bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn (nghìn đồng) .......................................................................................... 127 Bảng 4.18: Tiếp cận các hàng hóa, dịch vụ cơ bản của khu vực nông nghiệp, nông thôn ...................................................................................................................................... 128 Bảng 4.19: Tỷ lệ biết đọc, biết viết dân số từ 15 tuổi trở lên của cả nước, thành thị và nông thôn (%) ............................................................................................................... 130 Bảng 5.1: Lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ .................................................................................................................................. 137 Bảng 5.2: Đặc điểm nông hộ được khảo sát (tất cả các nhóm) .................................... 139 Bảng 5.3: Kiểm định t đối với mẫu độc lập ................................................................. 140 Bảng 5.4: Kiểm định Chi bình phương ........................................................................ 141 Bảng 5.5: Kết quả phân tích mô hình Logit nhị thức ................................................... 142 Bảng 5.6: Mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi lựa chọn ứng dụng của nông hộ ...................................................................................................................................... 143 Bảng 5.7: Hệ số hồi quy ............................................................................................... 155 Bảng 5.8: Dự báo với kịch bản các yếu tố tác động .................................................... 156 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Địa bàn lấy mẫu tại Đồng bằng sông Cửu Long ............................................ 76 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Giá trị và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 1990 - 2016 .................................................................................................................... 80 Biểu đồ 4.2: Giá trị GDP so với Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 1990 2016 ................................................................................................................................ 81 Biểu đồ 4.3: Giá trị và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 1990 - 2016 ............ 82 Biểu đồ 4.4: Giá trị và tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1990 - 2016 .................................................................................................................... 83 Biểu đồ 4.5: Hệ số ICOR ngành nông nghiệp giai đoạn 1990 - 2016 ........................... 85 Biểu đồ 4.6: Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1990 - 2016 .................................................................................................................... 86 Biểu đồ 4.7: Giá trị và tốc tăng trưởng năng suất đất nông nghiệp giai đoạn 2004-2016 ........................................................................................................................................ 89 Biểu đồ 4.8: Cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1990 - 2016 (%) ............ 91 Biểu đồ 4.9: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản giai đoạn 1995-2016 ........................................................................................................................................ 99 Biểu đồ 4.10: Số lượng và tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2016 .................................................................................................................. 101 Biểu đồ 4.11: Hàm lượng Pb và Cu trong đất sản xuất nông nghiệp một số khu vực nông thôn tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đắk Nông năm 2014 ............................................ 106 Biểu đồ 4.12: Giá trị Coliform trong nước mặt tại một số xã khu vực nông thôn năm 2014 .............................................................................................................................. 109 Biểu đồ 4.13: Hàm lượng NH4+ trong nước dưới đất một số khu vực nông thôn năm 2014 .............................................................................................................................. 110 Biểu đồ 4.14: Hàm lượng Fe trong nước giếng khoan, giếng đào một số khu vực nông thôn năm 2014 .............................................................................................................. 111 Biểu đồ 4.15: Nồng độ TSP trong không khí xung quanh tại một số địa phương khu vực nông thôn năm 2014 .............................................................................................. 112 Biểu đồ 4.16: Ước tính lượng rơm rạ phát sinh ngoài đồng ruộng năm 2014 ............. 116 Biểu đồ 4.17: Lao động, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lực lượng lao động xã hội ................................................................................................................................. 120 Biểu đồ 4.18: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phân theo khu vực thành thị, nông nghiệp nông thôn và cả nước ................................................................................................... 121 Biểu đồ 4.19: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cả nước, thành thị và nông thôn.... 122 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài luận án Vai trò của ngành nông nghiệp đối với kinh tế của mỗi quốc gia trong quá trình tăng trưởng và phát triển là rất to lớn thông qua cung cấp nguồn lực, đầu vào cho các ngành kinh tế khác, có mối quan hệ phụ thuộc qua lại với ngành công nghiệp, hỗ trợ chủ đạo cho tiến trình công nghiệp hóa, và phát triển nông nghiệp bền vững trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các quốc gia (Kuznets, 1966; Timmer, 2002). Tăng trưởng và phát triển nông nghiệp ở Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới (1990-2016) đã chuyển từ một nền sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp sang một nền nông nghiệp có sức sản xuất lớn đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực, dinh dưỡng và một phần cho xuất khẩu với kim ngạch hơn 30 tỷ USD mỗi năm, tạo sinh kế cho hơn 42 triệu lao động, giúp gìn giữ giới hạn sinh thái, và tạo ra nền tảng vững chắc cho những giai đoạn phát triển tiếp theo. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng đang thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng suy giảm và dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ sản xuất và thị trường; hiệu quả tăng trưởng thấp và thực chất vẫn là nền sản xuất dựa trên quy mô hộ nhỏ lẻ với hơn chín triệu nông hộ, năng suất các yếu tố tổng hợp tăng trưởng chậm, thiếu ổn định; năng suất lao động, vốn, và tài nguyên thấp, đang dần tới hạn; cơ cấu ngành chậm được cải thiện; số lượng và chất lượng doanh nghiệp nông nghiệp yếu kém. Đời sống của người nông dân còn nhiều khó khăn, thu nhập, và việc làm chưa được đảm bảo. Trong khi thách thức từ biến đổi khí hậu và phương thức sản xuất thiếu bền vững của người nông dân đã và đang gây ra những tác động to lớn đối với môi trường sinh thái nông nghiệp, tình trạng suy thoái môi trường ngày càng trở nên rõ ràng, đe dọa suy giảm sản lượng, năng suất, và sức khỏe người dân. Hơn nữa, áp lực của bối cảnh mới hội nhập quốc tế với sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các cơ chế liên kết kinh tế thế hệ mới như CPTPP cùng với 16 cơ chế liên kết mà Việt Nam đã ký kết trong giai đoạn 1990-2016 sẽ tạo ra những cơ hội to lớn để nâng cao hiệu quả 2 tăng trưởng và phát triển bền vững nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn cho ngành nông nghiệp vốn xuất phát điểm thấp của Việt Nam. Do vậy, phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng hàng hóa lớn, nâng cao giá trị, thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập thành công, thúc đẩy kinh tế, an ninh sinh kế bền vững của nông dân là nhiệm vụ trọng tâm hướng đến trong nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của quốc gia. FAO (2017) dự báo nhu cầu lương thực, thực phẩm của thế giới sẽ tăng khoảng 60% nhằm đáp ứng cho 9,2 tỷ người vào năm 2050. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu trên sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản hiện hữu và các rào cản mới xuất hiện bao gồm sự hạn chế trong việc mở rộng quỹ đất sản xuất nông nghiệp; khan hiếm nguồn nước; suy giảm chất lượng môi trường; ảnh hưởng tiêu cực của biến đối khí hậu; thảm họa thiên nhiên và các bệnh không lây nhiễm do thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm; sự cạnh tranh giữa sản xuất lương thực và sản xuất năng lượng xanh đối với nguồn tài nguyên không tái tạo; gia tăng sử dụng các loại thực phẩm hạt cho chăn nuôi và chất đốt xanh; đô thị hóa gia tăng và giảm sút lực lượng lao động nông nghiệp. Trong bối cảnh đó, ước tính 91% sản lượng lương thực sản xuất tăng lên đến năm 2050 sẽ đến từ việc nâng cao năng suất diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện có trên cơ sở tăng cường nghiên cứu, chuyển giao kĩ thuật, công nghệ cho nông hộ; nửa tỷ nông hộ nhỏ hiện nay của thế giới sẽ sản xuất phần lớn sản lượng lương thực được tiêu thụ tại các quốc gia đang phát triển và đóng vai trò chủ yếu trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tuy nhiên lực lượng này đang phải đối mặt với nhiều rào cản trong việc tiếp cận kiến thức, kĩ năng và công nghệ mới, đầu vào mới, các chuỗi giá trị mới, thị trường, và nhiều cơ hội khác. Vượt qua các khó khăn trên nhằm theo đuổi mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững đòi hỏi trách nhiệm và nỗ lực tham gia của tất cả các bên bao gồm nhà nước, doanh nghiệp, người nông dân, nhà khoa học, hệ thống ngân hàng trong đó vai trò của nông hộ trong việc lựa chọn phương thức sản xuất bền vững là cực kỳ quan trọng. Hành vi 3 lựa chọn, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất bền vững của nông hộ sẽ trở thành cách tiếp cận nền tảng cho việc đảm bảo đạt được các mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, một hệ thống sản xuất chỉ đạt được sự bền vững nếu mỗi tác nhân/ nhóm tác nhân trong hệ thống bền vững. Tuy nhiên, tỷ lệ ứng dụng sản xuất nông nghiệp bền vững ở các quốc gia đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng là rất thấp (1035%) (FAO, 2011; Tey, 2013). Do vậy, việc nhận diện và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ứng dụng sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Về khoảng trống nghiên cứu, các nghiên cứu trước đã làm rõ được nhiều khía cạnh nội hàm phát triển nông nghiệp bền vững nhưng ở mỗi nghiên cứu tồn tại sự khác nhau dựa trên những bằng chứng hay bối cảnh nghiên cứu khác nhau làm cho khung lý luận chưa thống nhất và các hàm ý chính sách, giải pháp dựa trên các kết quả nghiên cứu từ đó cũng khó đạt được sự đồng thuận cao cho tất cả các trường hợp. Bên cạnh đó, ở Việt Nam những nghiên cứu mang tính hàn lâm về phát triển nông nghiệp bền vững còn hạn chế thể hiện qua số ít các công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí, hội thảo khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước bao hàm các nội dung về đánh giá một cách hệ thống phát triển nông nghiệp bền vững và nghiên cứu hành vi của nông hộ gồm hành vi lựa chọn ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, hành vi tham gia các mô hình kinh tế hợp tác, và hành vi sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường với cách tiếp cận từ nhu cầu. Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đặt trong bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam và trước những đòi hỏi về thực tiễn phát triển nông nghiệp bền vững, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam” thực hiện luận án tiến sĩ kinh tế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất