Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn t...

Tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố hà nội

.PDF
219
155
138

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TRỌNG ĐẶNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TRỌNG ĐẶNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 62 34 04 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Đỗ Hoài Nam 2. PGS.TS. Vũ Phán HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án theo tôi cho đến thời điểm này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án NGUYỄN TRỌNG ĐẶNG i MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... i MỤC LỤC ..............................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. iv DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ vi DANH MỤC PHỤ LỤC ......................................................................................vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................................. 13 1.1. Tổng quan nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực giảng viên trên thế giới ...................................................................... 13 1.2. Tổng quan nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực giảng viên ở Việt Nam ...................................................................... 18 1.3. Các kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án ...................................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP ...................................................................................................................... 27 2.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................ 27 2.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của trường đại học ngoài công lập ......... 38 2.3. Nội dung và các tiêu chí phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập .......................................................................... 45 2.4. Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập .......................................................................... 60 2.5. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực giảng viên và một số vấn đề rút ra cho các trường đại học ngoài công lập Việt Nam tham khảo ..... 64 ii CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................................................. 73 3.1. Tổng quan về các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................................................................................................. 73 3.2. Đánh giá thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội .................. 77 3.3. Đánh giá công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................. 113 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................................... 121 4.1. Định hướng và căn cứ đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ..................................................... 121 4.2. Những giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................... 129 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................... 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 153 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 164 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐHCL Đại học công lập ĐHDL Đại học dân lập ĐHNCL Đại học ngoài công lập ĐHKCN Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ĐHDLPĐ Đại học dân lập Phương Đông ĐHĐN Đại học Đại Nam ĐHTĐ Đại học Thành Đô ĐHTL Đại học Thăng Long ĐHTT Trường đại học tư thục GDĐH Giáo dục đại học GV Giảng viên NCKH Nghiên cứu khoa học NNLGV Nguồn nhân lực giảng viên SV Sinh viên iv DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Một số định nghĩa về phát triển nguồn nhân lực của nước ngoài ....... 32 Bảng 3.1: Số lượng giảng viên và sinh viên các trường ĐHNCL trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2014-2015 ................................................................ 75 Bảng 3.2: Quy mô sinh viên đại học giai đoạn 2010-2015 .................................. 78 Bảng 3.3: Số lượng giảng viên cơ hữu giai đoạn 2010-2015 .............................. 79 Bảng 3.4: Trình độ đào tạo của NNLGV các trường ĐHNCL (2010-2015) ....... 81 Bảng 3.5: Đánh giá về trình độ chuyên môn của NNLGV .................................. 86 Bảng 3.6: Đánh giá về năng lực giảng dạy của NNLGV ..................................... 87 Bảng 3.7. Sinh viên đánh giá về năng lực giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của NNLGV............................................................................................. 89 Bảng 3.8: Thống kê về công tác nghiên cứu khoa học của NNLGV các trường giai đoạn 2013-2015 ............................................................................................. 90 Bảng 3.9: Đánh giá về năng lực nghiên cứu khoa học của NNLGV ................... 91 Bảng 3.11: Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của GV ....... 92 Bảng 3.13: Chức danh NNLGV các trường ĐHNCL năm 2015 ......................... 95 Bảng 3.14: Cơ cấu Nguồn nhân lực giảng viên theo chức danh, trình độ của một số trường đại học Việt Nam ................................................................................. 96 Bảng 3.15: Cơ cấu NNLGV theo giới tính các trường năm 2015 ....................... 97 Bảng 3.17: Cơ cấu Nguồn nhân lực giảng viên phân theo nhóm ngành đào tạo năm học 2014-2015 ............................................................................................ 101 Bảng 3.18: Đánh giá về công tác quy hoạch phát triển NNLGV ...................... 103 Bảng 3.20: Đánh giá về công tác tuyển chọn và sử dụng NNLGV ................... 106 Bảng 3.21: Đánh giá về công tác đào tạo và bồi dưỡng NNLGV ..................... 108 Bảng 3.22: Đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của NNLGV ...................... 110 Bảng 3.23: Đánh giá thực hiện chính sách đãi ngộ NNLGV ............................. 112 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Trình độ Ngoại ngữ của NNLGV .................................................... 84 Biểu đồ 3.2: Trình độ Tin học của NNLGV ........................................................ 85 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu theo trình độ của NNLGV các trường ĐHNCL giai đoạn 2010-2015............................................................................................................. 94 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu theo độ tuổi của NNLGV các trường ĐHNCL năm học 2014-2015............................................................................................................. 99 vi DANH MỤC PHỤ LỤC Trang Phụ lục 1: Phiếu khảo sát ý kiến về thực trạng phát triển nguồn nhân lực giảng viên (Mẫu 1. Phiếu dành cho các nhà quản trị) ................................................ 164 Phụ lục 2: Phiếu khảo sát ý kiến về thực trạng phát triển nguồn nhân lực giảng viên (Mẫu 2. Phiếu dành cho giảng viên).......................................................... 171 Phụ lục 3: Phiếu khảo sát ý kiến về thực trạng phát triển nguồn nhân lực giảng viên (Mẫu 3. Phiếu dành cho sinh viên) ............................................................ 178 Phụ lục 4. Mô tả hoạt động điều tra khảo sát và phương pháp xử lý số liệu điều tra thu được tại các trường ................................................................................. 180 Phụ lục 5: Nội dung phỏng vấn sâu về phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố hà nội ............ 184 Phụ lục 6: Kết quả điều tra khảo sát về trình độ chuyên môn ........................... 186 Phụ lục 7: Kết quả điều tra khảo sát về Năng lực giảng dạy ............................. 187 Phụ lục 8: Kết quả khảo sát do sinh viên đánh giá về năng lực giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của NNLGV .......................................................... 188 Phụ lục 9: Kết quả điều tra khảo sát về Năng lực NCKH .................................. 192 Phụ lục 10: Bảng 3.10. Sinh viên đánh giá về năng lực hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học của giảng viên .................................................................. 193 Phụ lục 11: Kết quả điều tra khảo sát về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của NNLGV ........................................................................................... 194 Phụ lục 12: Bảng 3.12: Cơ cấu theo trình độ của NNLGV các trường ĐHNCL giai đoạn 2010-2015 ........................................................................................... 195 Phụ lục 13: Bảng 3.16: Cơ cấu theo độ tuổi của NNLGV các trường năm học 2014-2015........................................................................................................... 196 Phụ lục 14: Kết quả điều tra khảo sát về công tác quy hoạch phát triển Nguồn nhân lực giảng viên ............................................................................................ 197 vii Phụ lục 15: Bảng 3.19. Đánh giá công tác quy hoạch phát triển NNLGV (phân theo trình độ người đánh giá) ............................................................................ 202 Phụ lục 16: Kết quả điều tra khảo sát về công tác tuyển chọn và sử dụng NNLGV .............................................................................................................. 203 Phụ lục 17: Kết quả điều tra khảo sát về đào tạo và bồi dưỡng NNLGV .......... 204 Phụ lục 18: Kết quả điều tra khảo sát về công tác đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của NNLGV ....................................................................................... 206 Phụ lục 19: Kết quả điều tra khảo sát về công tác thực hiện chính sách đãi ngộ NNLGV .............................................................................................................. 207 Phụ lục 20: Bảng 3.24. Nhà quản trị đánh giá về nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNLGV .............................................................................................................. 208 Phụ lục 21: Bảng 3.25. Giảng viên đánh giá về nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNLGV .............................................................................................................. 209 viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại kinh tế tri thức, năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc vào trình độ, chất lượng của nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chất lượng cao, năng động và sáng tạo dựa trên tri thức khoa học và công nghệ hiện đại ngày càng nổi lên như một loại nguồn lực hàng đầu, dẫn dắt, chi phối các nguồn lực khác, quyết định lợi thế cạnh tranh của một quốc gia hay một tổ chức. Trong điều kiện đó, sự phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo, đặc biệt là hệ thống giáo dục đại học đã được xác định là một công cụ quan trọng hàng đầu để phát triển nhanh nguồn nhân lực đồng bộ về cơ cấu, số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của một nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, toàn cầu hóa và hội nhập. Nguồn nhân lực trong các trường đại học, trước hết là nguồn nhân lực giảng viên lại là yếu tố then chốt, quyết định chất lượng đào tạo của các trường đại học, đồng thời hoàn thành sứ mạng nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Để thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã xác định nhân tố quyết định là nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam [24]. Vai trò của quan trọng của con người và nguồn nhân lực tiếp tục được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX: “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [26]. Ðại hội Ðảng lần thứ XI đã xác định ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011 - 2020, trong đó có đột phá về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là 1 nguồn nhân lực chất lượng cao,... gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ" [28]. Để làm được điều đó, vai trò của giáo dục, đào tạo mà trong đó nòng cốt là vai trò của đội ngũ nhà giáo, trong đó có có đội ngũ giảng viên đại học đã được Đảng và Nhà nước nhìn nhận và khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khẳng định: “Chỉ có xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo mới tạo ra bước đột phá về giáo dục. Do vậy, đội ngũ nhà giáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước” [25]. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX cũng khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam" [28]. Vai trò của giáo dục đào tạo một lần nữa được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Ðảng lần thứ XII “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [29]. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về “Đổi mới cơ bản và toàn diện hệ thống giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020” ban hành ngày 02 tháng 11 năm 2005 đã đặt ra nhiệm vụ cho các trường đại học “… xây dựng đội ngũ giảng viên (nguồn nhân lực giảng viên) đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến,... đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và 35% đạt trình độ tiến sỹ” [13]. Nghị quyết số 10/NQ-CP, ngày 24/4/2012 của Chính phủ xác định: “đổi mới quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [14]. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong gần 30 năm đổi mới và phát triển, hiện nay nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực giảng viên - một bộ 2 phận chủ chốt của nguồn nhân lực trong các trường đại học ngoài công lập đang bộc lộ rất nhiều khó khăn, yếu kém: giảng viên cơ hữu thiếu về số lượng; cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, cơ cấu độ tuổi,... còn nhiều bất cập; chất lượng đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập. Nguồn nhân lực giảng viên thỉnh giảng trong các trường đại học ngoài công lập chiếm tỷ trọng rất lớn - hầu hết chiếm trên 50% đội ngũ giảng viên của các trường, “nhiều trường đại học ngoài công lập chưa thực hiện đúng cam kết khi thành lập trường về việc tuyển dụng giảng viên cơ hữu bảo đảm giảng dạy 70% chương trình theo quy định,... nhiều trường số lượng giảng viên cơ hữu thường thấp hơn số giảng viên thỉnh giảng” [35]. Trước thực trạng đó, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có cơ cấu hợp lý đáp ứng các yêu cầu trong thời kỳ mới là nhiệm vụ vô cùng cần thiết đặt ra cho hệ thống trường đại học ngoài công lập, trong đó có các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực nhưng phần lớn lại tập trung vào công tác phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp; công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học công lập. Theo hiểu biết của tác giả thì chưa có đề tài hoặc công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và trực diện đến công tác phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống các trường đại học ngoài công lập cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Xuất phát từ lý do trên, đề tài nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội”, nhằm góp phần tìm ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực giảng viên - một bộ phận chủ chốt của nguồn nhân lực trong các trường đại học ngoài công lập đảm bảo: đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, phù hợp về cơ cấu đáp ứng các 3 yêu cầu trong thời kỳ mới, góp phần phát triển bền vững hệ thống trường đại học ngoài công lập theo đúng chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước. Lý do chọn Hà Nội làm địa bàn khảo sát, nghiên cứu vì tác giả đang công tác tại một trường đại học ngoài công lập ở Hà Nội, am hiểu về các trường đại học ngoài công lập ở Hà Nội hơn là ở các địa phương khác. Việc mở rộng địa bàn nghiên cứu ra cả nước đòi hỏi thời gian và kinh phí mà nghiên cứu sinh không có điều kiện thực hiện. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu - Mục đích chung: Trên cơ sở tập hợp có hệ thống những vấn đề lý luận có liên quan và phân tích toàn diện, sâu sắc thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên (cơ hữu) của các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất một hệ thống đồng bộ các giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Mục đích cụ thể: Để thực hiện mục đích chung nêu trên luận án tập trung trả lời 4 câu hỏi nghiên cứu chính được đặt ra là: (1) Nội dung phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập đã được nghiên cứu như thế nào ở trong nước và ngoài nước? (2) Các tiếp cận và khung lý thuyết cho phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập như thế nào? Kinh ngiệm quốc tế ra sao? (3) Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào? Nguồn nhân lực giảng viên đã đáp ứng yêu cầu hay chưa? 4 (4) Cần có các giải pháp chủ yếu nào để phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội? 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan và kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập để xây dựng khung lý thuyết phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập. - Sử dụng các phương pháp để phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó phát hiện những hạn chế, yếu kém và phân tích nguyên nhân. - Đề xuất một hệ thống đồng bộ các giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nguồn nhân lực trong các trường đại học nói chung và đại học ngoài công lập nói riêng được hiểu là những người tham gia vào quá trình đào tạo và phục vụ đào tạo, bao gồm: giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ cho quá trình đào tạo. Với đặc thù của trường đại học là tổ chức tiến hành các hoạt động đào tạo chuyên môn bậc cao, đáp ứng nhu cầu của những người học muốn được học tập nâng cao trình độ, giảng viên là lực 5 lượng quan trọng trong nguồn nhân lực của các trường đại học. Nguồn nhân lực giảng viên đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên uy tín, hình ảnh của các trường đại học. Chất lượng đào tạo của một trường đại học trước hết phụ thuộc vào nguồn nhân lực giảng viên - “cỗ máy cái”, nguồn nhân lực chủ chốt của nhà trường. Chính vì vậy, dù đề cập đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học ngoài công lập, nhưng luận án chỉ tập trung phân tích sâu thực trạng phát triển nguồn nhân lực giảng viên (giảng viên cơ hữu) - lực lượng chủ chốt của nguồn nhân lực trong các trường đại học, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của các trường đại học ngoài công lập một cách bền vững. Các nguồn nhân lực khác trong trường đại học ngoài công lập như: đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ những người phục vụ cho quá trình đào tạo trong nhà trường cũng là một bộ phận khăng khít với nguồn nhân lực giảng viên và là một bộ phận không thể thiếu của nguồn nhân lực trong trường đại học, tuy nhiên với những đặc thù riêng, đối tượng nghiên cứu này thích hợp với các đề tài nghiên cứu ở góc độ tiếp cận khác. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực giảng viên của các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội, bao gồm có 11 trường. Khảo sát đại diện 05 trường đại học ngoài công lập: Đại học dân lập Phương Đông, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Thăng Long, Đại học Đại Nam, Đại học Thành Đô để từ đó rút ra điểm chung trong công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên của các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phạm vi thời gian: các số liệu về công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên được tập trung khảo sát từ năm học 2010-2011 đến năm học 20142015. Tuy nhiên, để đảm bảo có thêm những cơ sở thực tiễn cần thiết, luận án cũng xem xét đến các nhân tố tác động đến công tác phát triển nguồn nhân lực 6 giảng viên của các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội trước và sau giai đoạn trên ở một mức độ phù hợp với quy mô luận án. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Cách tiếp cận của luận án là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nhìn nhận, đánh giá nguồn nhân lực giảng viên, bộ phận nguồn nhân lực quan trọng nhất hiện nay trong các trường đại học ngoài công lập trong bối cảnh phát triển mới của đất nước, trên cơ sở một khung phân tích lý thuyết và thực tiễn có căn cứ khoa học. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án - Phương pháp nghiên cứu của luận án: phương pháp thống kê, tổng hợp, phương pháp so sánh, phân tích số liệu, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia,… để làm rõ thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên của các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó tìm ra hạn chế để đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp. - Để phục vụ cho việc nghiên cứu được hiệu quả, tác giả luận án đã tiến hành thu thập và phân tích các số liệu thứ cấp và sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp: sử dụng những số liệu đã được công bố. Dữ liệu sơ cấp: được thu thập dựa trên việc khảo sát ý kiến của nhà quản trị, giảng viên và sinh viên các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dữ liệu sơ cấp bổ sung cho dữ liệu thứ cấp; cùng với đó, kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp làm rõ hơn về công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên của các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, làm cơ sở đáng tin cậy cho việc đề xuất xây dựng giải pháp. - Điều tra khảo sát thực tế: tác giả luận án lựa chọn điều tra khảo sát thực tế để thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp tại 05 trường đại học ngoài công lập 7 trên địa bàn thành phố Hà Nội, là: Đại học dân lập Phương Đông, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Thăng Long, Đại học Đại Nam, Đại học Thành Đô để từ đó rút ra điểm chung trong công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên của các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối tượng điều tra, phỏng vấn phục vụ cho việc thu thập số liệu sơ cấp là các giảng viên, các nhà quản trị (cán bộ quản lý) và sinh viên tại 5 trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội về phát triển nguồn nhân lực giảng viên. Lý do lựa chọn 5 trường trên làm đại diện điều tra khảo sát, vì: Thứ nhất, 5 trường này đại diện cho các trường đại học ngoài công lập hiện nay đang tồn tại trên địa bàn thành phố Hà Nội về cả loại hình trường đại học ngoài công lập, cả về thời gian tồn tại và phát triển. Cụ thể: + Trường đại học ngoài công lập đã thành lập được hơn 20 năm hiện đang hoạt động theo mô hình Đại học Dân lập, như: Đại học dân lập Phương Đông, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Theo quy định của Luật Giáo dục, loại hình trường này sẽ không còn tồn tại mà phải chuyển chuyển đổi hết sang loại hình trường đại học tư thục, tuy nhiên hiện nay công tác chuyển đổi còn đang gặp rất nhiều khó khăn, do đó từ năm 2006 đến thời điểm nghiên cứu của luận án mới chỉ có 10 trường chuyển đổi thành công và hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội còn 3/4 trường chưa chuyển đổi được. + Trường đại học ngoài công lập đã thành lập được hơn 20 năm hiện đã chuyển đổi sang thành công và hoạt động theo mô hình đại học tư thục: Đại học Thăng Long. + Các trường đại học ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo mô hình đại học tư thục ngay từ đầu: Đại học Đại Nam, Đại học Thành Đô. Thứ hai, các trường chọn điều tra khảo sát là các trường đại học ngoài công lập đào tạo đa ngành: các ngành thuộc khối ngành kinh tế, khối ngành kỹ thuật, khối ngành xây dựng - kiến trúc, khối ngành ngoại ngữ, khối ngành 8 công nghệ và khối ngành y - dược. Có 4/5 trường điều tra khảo sát đang đào tạo trình độ Thạc sĩ các ngành kinh tế và xây dựng; trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội hiện đang đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Thứ ba, các trường chọn điều tra khảo sát có những trường thành công trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và được xã hội đánh giá cao như trường đại học Thăng Long, đại học dân lập Phương Đông; trường có số lượng giảng viên và sinh viên rất đông là trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; trường thành công trong việc xây dựng cơ sở vật chất nhưng hiện nay khó khăn trong công tác tuyển sinh, là trường Đại học Thành Đô. (*) Phương pháp thu thập và phân tích số liệu thứ cấp - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp là các số liệu thống kê đã được xuất bản, các báo cáo tổng hợp từ các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan, như: số liệu của Tổng cục thống kê, số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; số liệu báo cáo của các trường đại học ngoài công lập. Kết quả các nghiên cứu trước đây được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế; số liệu báo cáo thu thập qua sách, báo, tài liệu hội thảo,… - Phân tích các dữ liệu thu thập được: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích và đánh giá. (*) Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp - Phương pháp điều tra xã hội học: công cụ khảo sát là các phiếu điều tra. Tác giả đã xây dựng 3 mẫu phiếu dành cho 3 đối tượng khảo sát: các nhà quản trị (phụ lục 1), giảng viên (phụ lục 2) và sinh viên (phụ lục 3). Quy trình thiết kế phiếu điều tra, thang đo sử dụng, nội dung phiếu điều tra, số lượng phiếu điều tra tại mỗi trường khảo sát được tác giả trình bày tại Phụ lục 4. - Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn: tác giả tiến hành phỏng vấn 40 nhà quản trị cấp cao, cấp trung và giảng viên có kinh nghiệm của 05 trường đại học ngoài công lập về hiểu biết và sự quan tâm của họ về công tác phát 9 triển nguồn nhân lực giảng viên trong trường đại học của mình. Nội dung phỏng vấn được tác giả chuyển đến các đối tượng phỏng vấn trước (phụ lục 5), sau đó tiến hành gặp gỡ và trao đổi trực tiếp. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: từ kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực giảng viên của một số nước trên thế giới, số liệu phân tích thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên tại 5 trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội, làm cơ sở đề xuất một hệ thống đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực giảng viên (cơ hữu) trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Nghiên cứu báo cáo, văn bản quy định của các trường đại học ngoài công lập về công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên. - Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp: Phiếu điều tra, khảo sát: sử dụng phần mềm Microsof Excel để tổng hợp và phân tích dữ liệu thu thập được. Thông tin thu thập được sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực nói chung, phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong trường đại học nói riêng, trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nhà kinh tế học, một số học giả trên thế giới và một số học giả của Việt Nam, kết hợp đúc rút thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế, tác giả đã đi xây dựng khung lý thuyết phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập. - Thứ hai, trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp, luận án đã phân tích thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên của các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội, phát hiện những hạn 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan