Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nguồn nhân lực thông tin tại viện thông tin khoa học xã hội, viện hàn...

Tài liệu Phát triển nguồn nhân lực thông tin tại viện thông tin khoa học xã hội, viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam

.PDF
131
105
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- TRẦN THỊ THANH TÂM PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- TRẦN THỊ THANH TÂM PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thƣ viện Mã số: 60 32 02 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Chu Ngọc Lâm HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình từ các giảng viên và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị và các bạn đồng nghiệp trong Viện Thông tin Khoa học xã hội đã giúp đỡ, cung cấp tư liệu và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Quý – Chủ nhiệm Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã giúp định hướng nghiên cứu khoa học rất quan trọng cho bản luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Chu Ngọc Lâm – nguyên Giám đốc Thư viện Hà Nội, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện, hoàn thiện bản luận văn này. Đề tài chắc chắn có nhiều hạn chế và khiếm khuyết, nhưng với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn lực thông tin của Viện Thông tin Khoa học xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù đã có nhiều cố gắng của tác giả trong quá trình thực hiện, luận văn chắc không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự xem xét, đánh giá, đóng góp ý kiến của Thầy Cô. Học viên: Trần Thị Thanh Tâm MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIÊU ĐỒ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 NỘI DUNG .............................................................................................................. 10 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI ......................... 10 1.1. Khái niệm nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin .......... 10 1.1.1. Khái niệm nguồn lực thông tin ................................................................ 10 1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn lực thông tin ............................................... 14 1.2. Vai trò phát triển nguồn lực thông tin ....................................................... 16 1.2.1. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội....................................................... 16 1.2.2. Đối với công tác giảng dạy, học tập........................................................ 17 1.2.3. Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ ........................... 18 1.3. C¸c yÕu tè ¶nh h-ëng ®Õn ph¸t triÓn nguån lùc th«ng tin ....................... 19 1.3.1. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin .............................................. 19 1.3.2. Các quy luật đặc trưng của tài liệu ......................................................... 19 1.3.3. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin ........................................... 24 1.3.4. Trình độ của cán bộ phát triển nguồn lực thông tin ............................... 25 1.3.5. Kinh phí phát triển nguồn lực thông tin .................................................. 26 1.3.6. Nhu cầu tin của người dùng tin ............................................................... 26 1.4. Các nguyên tắc phát triển nguồn lực thông tin ......................................... 27 1.4.1. Đảm bảo tính Đảng ................................................................................. 27 1.4.2. Đảm bảo tính khoa học và thực tiễn ........................................................ 28 1.4.3. Đảm bảo đầy đủ, kịp thời và chính xác ................................................... 29 1.5. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng nguồn lực thông tin .............................. 30 1.5.1. Tính kịp thời của thông tin ...................................................................... 30 1.5.2. Độ chính xác của thông tin ...................................................................... 30 1.5.3. Mức độ đầy đủ, chi tiết của thông tin ...................................................... 31 1.5.4. Tính độc quyền của thông tin .................................................................. 31 1.5.5. Chất lượng của thông tin ......................................................................... 32 1.6. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội ............................................................................................. 32 1.6.1. Khái quát lịch sử ra đời và phát triển của Viện ...................................... 32 1.6.2.Chức năng và nhiệm vụ của Viện ............................................................. 34 1.6.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ........................................................... 35 1.7. ĐÆc ®iÓm ng-êi dïng tin vµ vai trß cña ph¸t triÓn nguån lùc th«ng tin t¹i ViÖn ................................................................................................................. 37 1.7.1. Đặc điểm người dùng tin ......................................................................... 37 1.7.2. Vai trò của phát triển nguồn lực thông tin đối với Viện ......................... 40 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI ................................................. 42 2.1. Đặc điểm nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội ........ 42 2.1.1. Đặc điểm về hình thức của thông tin ....................................................... 42 2.1.2. Đặc điểm về nội dung của nguồn lực thông tin ....................................... 47 2.2. Hoạt động phát triển nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội..................................................................................................................... 48 2.2.1. Xây dựng chính sách chính sách phát triển nguồn lực thông tin ............ 48 2.2.2. Nguồn phát triển nguồn lực thông tin ..................................................... 50 2.2.3. Phương thức bổ sung ............................................................................... 53 2.2.4. Kinh phí phát triển nguồn lực thông tin .................................................. 56 2.2.5. Công tác thanh lý tài liệu ........................................................................ 56 2.3. Các yếu tố tác động đến công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội ........................................................................ 57 2.3.1. Nhận thức của lãnh đạo các cấp ............................................................. 57 2.3.2. Trình độ cán bộ phát triển nguồn lực thông tin ...................................... 58 2.3.3. Nhu cầu tin của người dùng tin ............................................................... 60 2.3.4. Mức độ ứng dụng công nghệ hiện đại ..................................................... 65 2.3.5. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ .......................................................... 66 2.4. Nhận xét, đánh giá về nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội..................................................................................................................... 73 2.4.1. Ưu điểm ................................................................................................... 76 2.4.2. Hạn chế. ................................................................................................... 77 2.5. Nhận xét chung về công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội ................................................................................. 78 2.5.1. Thuận lợi.................................................................................................. 78 2.5.2. Khó khăn .................................................................................................. 79 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI ................................................. 81 3.1. Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin bền vững .............. 81 3.1.1. Bổ sung nguồn lực thông tin phù hợp ..................................................... 82 3.1.2. Tăng cường nguồn tài liệu nội sinh ......................................................... 87 3.1.3. Tăng cường kinh phí bổ sung nguồn lực thông tin .................................. 88 3.1.4. Tăng cường chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện .................... 89 3.2. Hoàn thiện cơ cấu nguồn lực thông tin ...................................................... 93 3.2.1. Về nội dung tài liệu.................................................................................. 93 3.2.2. Về hình thức tài liệu ................................................................................ 95 3.2.3. Về ngôn ngữ tài liệu ............................................................................... 96 3.3. Phát huy yếu tố con ngƣời ........................................................................... 97 3.3.1. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp ............................................. 97 3.3.2. Nâng cao trình độ cán bộ thông tin – thư viện ........................................ 98 3.3.3. Chú trọng đào tạo người dùng tin ......................................................... 100 3.4. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin ............................................. 102 3.5. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị .................................... 104 3.6. Tăng cƣờng quảng bá nguồn lực thông tin, sản phẩm, dịch vụ thông tin ............................................................................................................................. 106 3.7. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhu cầu tin của ngƣời dùng tin ........... 109 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 114 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 114 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CD-ROM: Compact Disc Read Only Memory Bộ nhớ chỉ đọc dùng cho đĩa compact CNTT: Công nghệ thông tin CSDL: Cơ sở dữ liệu KHXH & NV: Khoa học xã hội và nhân văn NLTT: Nguồn lực thông tin NLTTĐT: Nguồn lực thông tin điện tử NCT: Nhu cầu tin NDT: Người dùng tin TLĐT: Tài liệu điện tử TLS: Tài liệu số TT – TV: Thông tin - Thư viện TVĐT: Thư viện điện tử TVS: Thư viện số Viện TTKHXH: Viện Thông tin Khoa học xã hội Viện Hàn lâm KHXHVN: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam DANH MỤC BẢNG, BIÊU ĐỒ Danh mục bảng Bảng số 1.1. Thành phần nhóm người dùng tin tại Viện ................................ 37 Bảng số 1.2. Trình độ học vấn của các nhóm người dùng tin đến Thư viện mỗi năm .......................................................................................................... 39 Bảng số 1.3. Số liệu thống kê thành phần NDT từ năm 2009 - 2013............. 40 Bảng số 2.1. Nội dung nhu cầu thông tin của người dùng tin quan tâm ........ 61 Bảng số 2.2. Tình hình ứng dụng CNTT của các Thư viện ........................... 68 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1.2: Mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin ..................... 74 Biểu đồ 2.2: Nhu cầu sử dụng các loại tài liệu của NDT ............................... 74 Bảng số 2.3. Lượng NDT đánh giá mức độ thuận tiện của các mục lục ........ 76 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI – Thế kỷ mà thế giới đã và đang thay đổi từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh thông tin và tri thức mà cơ sở của nó là sự chuyển dịch từ nền phát triển kinh tế công nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế thông tin tri thức. Bất kỳ một quốc gia nào dù ở trình độ phát triển cao hay thấp thì việc thu thập, tổ chức và sử dụng tốt các nguồn thông tin đều có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của quốc gia đó, vì thông tin ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của mỗi quốc gia. Khái niệm nền kinh tế tri thức gần đây mới xuất hiện khắp nơi trên thế giới, đó là một nền kinh tế được xây dựng trên nền tảng tri thức, sản xuất và truyền tải thông tin – tri thức trở nên quan trọng hơn so với sản xuất và phân phối hàng hóa công nghiệp. Tài nguyên quan trọng nhất không phải là tài nguyên vật thể mà là thông tin – tri thức, nó trở thành một nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của xã hội. Quốc gia nào nắm được nhiều thông tin – tri thức thì sẽ phát triển nếu không thì dẫn đến bị tụt hậu. Như vậy sự thành bại trong việc phát triển của mỗi quốc gia tùy thuộc một phần vào khả năng với tới các nguồn thông tin phù hợp, phản ánh đúng hiện trạng và xu thế phát triển kinh tế của đất nước, khu vực và toàn thế giới. Cơ sở chủ yếu khai thác các nguồn thông tin này chính là nguồn lực thông tin do các cơ quan thông tin và thư viện lựa chọn, bổ sung và lưu trữ trên các vật mang tin khác nhau. Nhận thức được vai trò vô cùng quan trọng của thông tin – tri thức, đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IX của nước ta đã thông qua Pháp lệnh Thư viện vào ngày 28/12/2000. Ngay tại điều 1 1, Pháp lệnh Thư viện đã nêu: “Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa phục vụ công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”. Nhằm thực hiện yêu cầu cơ bản trên của Đảng, nhiệm vụ cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho toàn xã hội trở thành công việc cực kỳ quan trọng và cấp bách của cơ quan thông tin – thư viện, trong đó có Viện Thông tin Khoa học Xã hội, một cơ quan thông tin chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn lớn nhất Việt Nam. Viện Thông tin Khoa học Xã hội trực thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội đã qua 35 năm xây dựng và trưởng thành, đã có những thành tích xuất sắc trong việc nghiên cứu, thông báo, cung cấp thông tin, tư liệu về khoa học xã hội góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhưng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu thông tin lại có những đổi mới. Viện Thông tin Khoa học Xã hội cũng còn gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động của mình, đặc biệt là hoạt động phát triển nguồn lực thông tin. Chính vì vậy, hiện nay Viện còn gặp bất cập chưa đáp ứng được kịp và đầy đủ thông tin/tài liệu nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin và đang bị tụt hậu so với các thư viện khác trong nước và quốc tế. Ngoài ra, Viện Thông tin Khoa học Xã hội chưa có được những giải pháp chính sách hiệu quả để phát triển nguồn lực thông tin của mình. Vốn tài liệu cổ, quí, hiếm mà Viện hiện đang có nhiệm vụ tàng trữ còn bị hạn chế đưa ra phục vụ và chia sẻ thông tin và phục vụ bạn đọc vì nhiều lý do, trong đó có lý do tình trạng tài liệu bị xuống cấp nghiêm trọng của tài liệu. Việc nghiên cứu nhu cầu tin và thực trạng nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin khoa học xã 2 hội nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp để tăng cường phát triển nguồn lực thông tin, đáp ứng nhu cầu tin trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước là một yêu cầu có tính thời sự và cấp bách, nhất là trong điều kiện hiện nay kinh phí Nhà nước cấp hằng năm cho Viện Thông tin khoa học xã hội còn ít ỏi thì việc tăng cường phát triển nguồn lực thông tin qua các nguồn biếu tặng, trao đổi trong nước và quốc tế là vô cùng cần thiết. Là cán bộ của Phòng Bổ sung – Trao đổi của Viện Thông tin Khoa học Xã hội, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực thông tin trong hoạt động thông tin, thư viện nói chung và của Viện Thông tin Khoa học Xã hội & Nhân văn nói riêng, tác giả đã chọn vấn đề: “Phát triển nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Khoa học thư viện của mình. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã và đang nghiên cứu về phát triển nguồn lực thông tin tại các cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, ở từng cơ quan hay từng trung tâm thông tin, thư viện lại có những nét đặc thù và mô hình khác nhau, gắn liền với sứ mạng, mục tiêu và nhiệm vụ, chức năng riêng của từng đơn vị. Ngoài ra, mỗi tác giả còn có một cách tiếp cận nghiên cứu và giải quyết vấn đề khác nhau nên đề tài “Chính sách phát triển nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ” là đề tài hoàn toàn mới, không trùng lặp với bất cứ đề tài nào trước đó. Theo hướng nghiên cứu của đề tài này đã có một số các công trình đã công bố như sau: Trước hết là các luận văn đã bảo vệ thành công tại Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội như “Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học An Ninh nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Công Trứ bảo vệ năm 2013; “Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành 3 phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ” của Trần Thị Thanh Thủy bảo vệ năm 2013; “Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình” của Lê Thị Tuyết Nhung, bảo vệ năm 2011; “Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” của Trần Thị Anh Đào bảo vệ năm 2013; “Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Đồng Nai” của Đinh Thị Nhàn, bảo vệ năm 2013..... Một số luận văn đã được bảo vệ tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội như: “Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam” của Phạm Mỹ Dung bảo vệ năm 2004; “Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm – Thông tin Thư viện Đại học Thái Nguyên” của Hà Thị Thu Hiếu bảo vệ năm 2002; “Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” của Hà Thị Huệ bảo vệ năm 2005. “Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam” của Phạm Mỹ Dung bảo vệ năm 2004; “Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm – Thông tin Thư viện Đại học Thái Nguyên” của Hà Thị Thu Hiếu bảo vệ năm 2002; “Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” của Hà Thị Huệ bảo vệ năm 2005. Ngoài các luận văn trên còn có rất nhiều bài báo đề cập đến vấn đề phát triển nguồn lực thông tin được công bố trên các tạp chí khoa học và các Hội thảo khoa học như các bài của PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng “Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hóa tại Việt Nam” đăng trong Tạp chí Thông tin & Tư liệu, số 2 năm 2005, tr.11-14; “Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh công nghệ thông tin mới” đăng trong Tạp chí Thông tin và Tư liệu , số 1 năm 2006, tr.5-10; Bài “Một số quan niệm về chính sách phát triển nguồn tư liệu” của tác giả Vũ Văn Sơn công bố trong Tạp chí Thông tin & Tư liệu số 3 năm 1994, tr.1- 4, Bài “Phác thảo sơ bộ chính sách về nguồn lực thông tin” của TS. Lê Văn Viết trong Tập san Thư viện, Thư 4 viện Quốc gia, Hà Nội, số 3 năm 2000, tr 6-9. ...Một chùm bài của PGS. TS. Trần Thị Qúy: “Phát triển nguồn tài liệu số - cơ sở quan trọng để xây dựng thư viện điện tử trong các trường đại học” công bố tại Kỷ yếu Hội thảo “Xây dựng Mục lục trực tuyến và thư viện điện tử” Tổ chức tại Đại học Sài Gòn tháng 8/2013.-Tr.75-84; “Chia sẻ nguồn lực thông tin – Yếu tố quan trọng để các cơ quan Thông tin – Thư viện đại học phát triển bền vững”, công bố tại Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức năm 2009, Tr.45-55; “Số hóa học liệu và quản trị nguồn học liệu số tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN” công bố tại Hội thảo Phát triển nguồn học liệu tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN vào 4/2014. “Số hóa tài liệu từ nhận thức đến triển khai đào tạo tại Khoa Thông tin-Thư viện Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN” Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế xã hội”, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức, tr 150-156. Một số bài của TS.Nguyễn Viết Nghĩa như “Một số vấn đề xung quanh việc thu thập khai tài liệu xám” của Nguyên Viết Nghĩa đăng trong Tạp chí thông tin và tư liệu Số 4/1999, tr.10-14; “ Phương pháp luận xây dựng chính sách phát triển nguồn tin” trong Tạp chí thông tin và tư liệu Số 1/2001, tr.12-17; Bài của tác giả Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh Tuấn “Phát triển nguồn học liệu tại các tổ chức nghiên cứu, đào tạo”, Tạp chí thông tin và tư liệu, Số 4/2008, tr.10-13. Bài “Nguồn nội sinh của Trường Đại học thực trạng và giải pháp phát triển” của Trần mạnh Tuấn trong Tạp chí Thông tin và tư liệu, Số 3/2005, tr.10-11; Bài của “Thư viện đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ đào tạo theo tín chỉ” của tác giả Nguyễn Văn Hành trong Tạp chí thông tin và tư liệu, Số 1/2008, tr.30-34…. Như vậy, nghiên cứu về phát triển nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chưa có một công trình nghiên cưú nào đề cập đến vấn này. 5 Đề tài “ Phát triển nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam” mà tác giả lựa chọn là đề tài hoàn toàn mới, chưa có đề tài nào nghiên cứu trước đó. Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực phát triển nguồn lực thông tin tại đơn vị, Chọn vấn đề này, tác giả có thể kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình đã công bố trước. Cùng với những kinh nghiệm từ thực tế công tác của bản than, hy vọng đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn lực tại Viện nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tin của người dùng tin của Viện. 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nguồn lực thông tin tại Viện TTKHXH, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. 4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 4.1. Mục đích: Trên cơ sở lý luận về phát triển nguồn lực thông tin cùng với việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn và thực trạng nguồn lực thông tin của Viện TTKHXH, có đánh giá ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường nguồn lực thông tin của Viện TTKHXH đáp ứng thông tin/tài liệu kịp thời, đầy đủ, phù hợp với nhu cầu tin của người dùng tin đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu, giảng dạy và học tập phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 4.2. Nhiệm vụ cụ thể: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển nguồn lực thông tin - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về Viện thông tin Khoa học Xã hội - Khảo sát và phân tích thực trạng của công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Viện TTKHXH. - Đề xuất kiến nghị và giải pháp để phát triển nguồn lực thông tin tại Viện TTKHXH. 6 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, Viện Thông tin Khoa học Xã hội đã đóng góp đáng kể trong việc phục vụ, đáp ứng nhu cầu thông tin/tài liệu cho các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cán bộ giảng dạy và người học ở trình độ cao phục vụ sự nghiệp cách mạng của đất nước trong các giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, qua thời gian và với những nguyên nhân chủ quan và khách qua khác nhau, đến nay, nguồn lực thông tin của Viện cũng như công tác phát triển nguồn lực thông tin còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của Viện trong giai đoạn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua quá trình trực tiếp làm công tác bổ sung tài liệu tại Viện, qua các cuộc trực tiếp trao đổi với người dùng tin, tôi nhận thấy nguồn lực thông tin tại Viện hiện nay mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của người dung tin. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do chưa chú ý đến công tác nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin; nguồn bổ sung, kinh phí dành cho bổ sung quá ít; chưa xây dựng được chính sách bổ sung khoa học; chất lượng bổ sung, công tác thanh lý chưa được chú trọng….. Vì vậy, đòi hỏi Viện cần phải tập trung mọi nguồn lực nhằm phát triển nguồn lực thông tin lớn mạnh cả về lượng và chất để đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dung tin một cách nhanh chóng, đầy đủ, cập nhật và phù hợp với nhu cầu. Vì vậy, nếu công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam được chú trọng, tăng cường giải quyết tốt các bất cập trên, chắc chắn sẽ phát triển cả về lượng và chất; Nâng cao hiệu quả phục vụ, đáp ứng được tốt hơn nhu cầu thông tin của người dùng tin. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6.1. Phạm vi không gian: Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 6.2. Phạm vi thời gian: Từ năm 2009 - 2013. 7 7. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ Các vấn đề của luận văn được giải quyết trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1.Phương pháp luận Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; dựa trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển thông tin, thư viện, phát triển khoa học & công nghệ; Phát triển giáo dục & đào tạo để lý giải tầm quan trọng về công tác phát triển nguồn lực thông tin. 7.2.Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để tiến hành triển khai đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu - Phương pháp Bảng hỏi, trao đổi mạn đàm - Phương pháp thống kê, so sánh, - Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế. 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Ý nghĩa lý luận: Góp phần hoàn thiện lý luận về phát triển nguồn lực thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện - Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra các cơ sở khoa học để đề xuất những giải pháp có tính khả thi cho lãnh đạo Viện TTKHXH, thuộc Viện Han lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nhằm phát triển nguồn lực thông tin góp phần nâng cao nguồn lực thông tin cả về lượng và chất nang cao hiệu quả hoạt động phụ vụ thông tin/tài liệu cho người dung tin trong và ngoài nước Ngoài ra Luận văn còn là tài liệu tham khảo tốt cho lãnh đạo các thư viện khác, các giảng viên, các nhà chuyên môn, sinh viên ...trong thực hiện nhiệm vụ học tập và nghiên cứu về lĩnh vực TT-TV. 8 9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề chung về phát triển nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội Chƣơng 2: Thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội Chƣơng 3: Các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội 9 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI 1.1. Khái niệm nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin 1.1.1. Khái niệm nguồn lực thông tin Thông tin là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thông tin được hiểu theo nhiều cách khác nhau do cơ sở tiếp cận khác nhau. Thông tin có thể hiểu là “tri thức” hay “tin tức”; Thông tin là điều mà người ta đã biết; Thông tin là yếu tố làm tăng sự hiểu biết của con người; Thông tin là sự chuyển giao tri thức... Cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển. Theo nhà khoa học Norbert Wiener: “Thông tin là thông tin, không phải năng lượng, không phải vật chất”. Theo nhà khoa học Mairlot “Thông tin không phải là vật chất, không phải là năng lượng, không phải là thông báo mà là bản thân quá trình biến đổi trạng thái của một cái nền thành một trạng thái khác, khác với trạng thái ban đầu. Sự biến đổi trạng thái đó có thể xảy ra được là nhờ tác động của truyền thông”. Theo cách hiểu thông thường: thông tin là nội dung của tất cả các loại giao tiếp, có thể bằng hình thức tiếp trực tiếp qua trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp qua các vật mang tin như: sách, báo, các CDL, tài liệu, tranh ảnh, qua các phương tiện khác như: hội thảo, hội nghị, radio,... Như vậy, có thể nói “Thông tin là nội dung phản ánh về một vật, một hiện tượng, một sự kiện, hay quá trình nào đó của thế giới tự nhiên, xã hội và con người thông qua khảo sát trực tiếp hoặc lý giải gián tiếp”. Theo quan điểm triết học “thông tin là sự phản ánh thế giới vật chất và xã hội bằng ngôn ngữ, ký hiệu, hình ảnh, ....hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người”. Theo quan điểm của lý thuyết thông tin, thông tin là sự gia tăng lượng tin tức về một sự vật, hiện tượng nào đó là giảm độ chưa biết hoặc độ bất định của nó; Là sự loại trừ tính bất định của hiện tượng ngẫu nhiên; Thông 10 tin chỉ phản ánh cái xác định, cái trật tự của sự vật, hiện tượng. Sự vật luôn vận động ở trạng thái bất định và chứa đựng tính ngẫu nhiên, vì vậy thuộc tính cơ bản của thông tin là tính trật tự đối lập với cái bất định và ngẫu nhiên. Như vậy, thông tin là lượng đo trật tự nhân tạo chống lại sự hỗn độn của tự nhiên. Theo quan điểm của đời sống thực tiễn, thông tin là một nhu cầu cơ bản của con người. Thông tin không ngừng gia tăng cùng với sự tăng lên của các mối quan hệ của con người trong xã hội. Thông tin được sử dụng sẽ lại tạo ra thông tin mới theo cấp số nhân. Các thông tin được truyền cho người khác qua truyền đạt mệnh lệnh, thảo luận, trao đổi thư từ, tài liệu hoặc các phương tiện truyền thông khác. Nói chung, thông tin là nhu cầu cơ bản gắn trực tiếp với hoạt động sản xuất và đời sống hoạt động thực tiễn của con người. Khái niệm Nguồn lực được hiểu là các lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nào đó. Nguồn lực được hiểu là có cả nguồn lực vật chất và nguồn lực tinh thần. Những vật chất và tinh thần được coi là nguồn lực một khi nó được sử dụng hoặc có khả năng được sử dụng trong thời gian dự kiến phát triển. Những thứ chưa được sử dụng hoặc chưa có khả năng được đưa vào sử dụng thì chưa được coi là nguồn lực. Nguồn lực vật chất gồm tài nguyên thiên nhiên và cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở đã được tạo dựng…. Nguồn lực tinh thần, chính là nguồn lực con người gắn với tài nguyên tri thức và thông tin. Con người là nguồn lực tạo ra trí tuệ/tri thức. Tri thức của con người có giá trị đặc biệt và không thể tự có được mà phải thông qua quá trình tự đào tạo và được đào tạo, tích lũy và phát triển tri thức. Muốn có tri thức, con người phải có sức khỏe và trình độ cùng môi trường phát triển thuận lợi. Nguồn lực tinh thần có thể chuyển thành sức mạnh nguồn lực vật chất khi nó được đầu tư đúng lúc và sử dụng đngs chỗ. Như vậy, muốn có nguồn lực tinh thần việc đào tạo, giáo dục cần được coi 11 trọng song hành với việc chăm sóc sức khỏe, bồi dưỡng sức dân. Muốn phát triển giáo dục & đào tạo cần có được nguồn lực thông tin chất lượng cao nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ cho người dân. Nhà nước phải tiến hành xây dựng hệ thống thông tin thống nhất từ trung ương tới các địa phương. Có như thế mới khắc phục được tình trạng thiếu thông tin trầm trọng hiện nay. Nguồn lực phát triển của một quốc gia được hiểu là khả năng cung cấp các yếu tố cần thiết cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặt khác, nguồn lực còn được hiểu là các nguồn lực vật chất cho phát triển. Đối với mỗi cơ quan thông tin - thư viện, nguồn lực thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin, là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, tạo nên chất lượng và hiệu quả trong hoạt động thông tin, thư viện. Đến nay khái niệm “nguồn lực thông tin” mà nội hàm của thuật ngữ này vẫn chưa được thống nhất. Với mỗi cách tiếp cận khác nhau lại có những quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nguồn lực thông tin không chỉ bao gồm vốn tài liệu mà còn gồm Cr các thành phần khác nhau như cơ sở vật chất, hệ thống sản phẩm & dịch vụ, nhân lực thông tin .... Có người lại cho rằng nguồn lực thông tin của cơ quan thông tin, thư viện chính là vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin, thư viện ấy. Theo PGS, TS Nguyễn Hữu Hùng: “Nguồn lực thông tin là một dạng sản phẩm trí óc, trí tuệ của con người, là phần tiềm lực thông tin có cấu trúc được kiểm soát và có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình sử dụng”. Theo TS. Lê Văn Viết : “Nguồn lực thông tin là tổ hợp các tài liệu phản ánh những kết quả nghiên cứu khoa học trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Theo đó, sự hình thành, nguyên tắc xây dựng, chức năng của vốn tài liệu và của nguồn lực thông tin nhìn chung là đồng nhất”. Theo TS. Nguyễn Viết Nghĩa trong tập bài giảng “ Phát triển và quản trị vốn tài liệu” dành cho học viên cao học ngành thư viện cho rằng: “Nguồn lực thông tin là tập hợp có tổ chức các loại 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan