Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh p...

Tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh phú yên hiện nay

.PDF
223
1
126

Mô tả:

ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KHOA HOÏC XAÕ HOÄI VAØ NHAÂN VAÊN ---o0o--- LÊ THỊ KIM HUỆ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY LUẬN ÁN N Ủ NG A DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NG A DUY VẬT LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018 ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KHOA HOÏC XAÕ HOÄI VAØ NHAÂN VAÊN ---o0o--- LÊ THỊ KIM HUỆ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY Ngành: CNDVBC & CNDVLS LUẬN ÁN N Ủ NG A DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NG A DUY VẬT LỊCH SỬ Ng PG , LƯƠNG N : Ừ PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP: Phản biệ độc lập 1 PG , ĐẶNG HỮU TOÀN Phản biệ độc lập PG , VŨ ĐỨC KHIỂN PHẢN BIỆN: Phản biện 1: PGS,TS. NGUYỄN QUANG Đ ỂN Phản biệ PG , VŨ ĐỨC KHIỂN Phản biện 3: PGS,TS. NGUYỄN THANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018 LỜ A ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lương Minh Cừ. Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng Tác giả Lê Thị Kim Huệ năm 2018 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 01 PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 21 C ơ 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .. 21 1.1. QUAN ĐIỂM VỀ NGUỒN NHÂN LỰC, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ....................... 21 1.1.1. Quan điểm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực....................... 21 1.1.2. Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa .............................................. 37 1.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .............................. 48 1.2.1. Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay................................................................................................. 48 1.2.2. Những yêu cầu đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay ...................................................... 58 Kết luận ơ 1 ............................................................................................... 70 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY ........................................................................................................... 72 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ YÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY ..72 2.1.1. Khái quát về điều kiện địa lý - tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống văn hóa ở tỉnh Phú Yên hiện nay ................................................................................. 72 2.1.2. Đặc điểm cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên hiện nay ......................................................................................................... 80 2.2. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ............................................ 93 2.2.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên hiện nay .................................................................... 93 2.2.2. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên hiện nay ..... 123 2.2.3. Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên hiện nay ...................................... 137 Kết luậ ơ ............................................................................................. 142 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY ..................................................... 145 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY ......................................................................................................... 145 3.1.1. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên hiện nay .................................................................. 145 3.1.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên hiện nay .......................................................................... 153 3.2. GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY.. 159 3.2.1. Tập trung đầu tư, phát triển nguồn nhân lực ở một số lĩnh vực chủ yếu theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên ..................................... 159 3.2.2. Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên ............................................................. 173 3.2.3. Huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Yên ............................. 177 3.2.4. Nâng cao chất lượng của giáo dục và đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của tỉnh Phú Yên ................................................................. 179 Kết luậ ơ ............................................................................................. 193 PHẦN K T LUẬN............................................................................................ 196 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 200 PHỤ LỤC........................................................................................................... 211 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌ ĐÃ ÔNG BỐ ................. 217 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết củ đề tài Mỗi quốc gia để phát triển bao giờ cũng phải tạo ra các nguồn lực cho sự phát triển. Trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào, mặc dù trình độ và tính chất phát triển khác nhau, nhưng các nguồn lực cho sự phát triển vẫn là tư liệu sản xuất (đất đai, tài nguyên, máy móc thiết bị, công nghệ, tài chính...) và sức lao động. Trong đó, sức lao động - nguồn nhân lực - con người là yếu tố động nhất, là nguồn gốc của mọi của cải vật chất và của cải tinh thần trong xã hội. Chính vì vậy, trong công cuộc đổi mới, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Ðảng và Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định đẩy mạnh quá trình phát triển. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta xác định đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một trong mười ba định hướng phát triển lớn để hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Phú Yên là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, với diện tích tự nhiên 5.060 km2, nằm giáp ranh với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cùng với nhiều lợi thế về điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên và truyền thống văn hóa, Phú Yên được đánh giá là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên sau hơn 25 năm kể từ ngày tái lập tỉnh, tỉnh Phú Yên vẫn là tỉnh nghèo, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp hơn so với các tỉnh, thành khác trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Cơ cấu kinh tế tuy đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nhưng sự chuyển dịch này còn diễn ra chậm chạp với số lượng việc làm không có trình độ tay nghề vẫn gia tăng. Đến năm 2015, lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm 51,5% tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế và còn đến 44,99% lực lượng lao động chưa được qua đào tạo [125, tr.31]. Điều đó đã đặt 2 ra yêu cầu cấp thiết là tỉnh Phú Yên cần được đầu tư, phát triển nhanh chóng và đúng hướng để cất cánh cùng với các tỉnh, thành khác trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ, trong đó đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quyết định. Trên cơ sở nhận thức một cách sâu sắc về vị trí, vai trò và ý nghĩa chiến lược của việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Phú Yên, Tỉnh ủy Phú Yên đã ban hành, chỉ đạo mạnh mẽ việc thực hiện các chương trình hành động về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên và đạt được những thành quả nhất định. Mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo tiếp tục được đầu tư phát triển. Chất lượng giáo dục ở các cấp học được nâng cao. Giáo dục đại học, cao đẳng có bước phát triển về quy mô và chất lượng đào tạo. Trình độ học vấn, chuyên môn của người lao động từng bước được cải thiện. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cơ cấu lao động của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là trên một số ngành, lĩnh vực quan trọng của tỉnh Phú Yên, vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, bất cập. Tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi còn ít. Ngành nghề đào tạo chưa thật sự gắn kết với nhu cầu thị trường lao động. Một bộ phận lực lượng lao động trẻ được đào tạo chính quy chưa có việc làm hoặc làm những việc trái với ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo. Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực ở một số ngành, lĩnh vực, tổ chức khá phổ biến. Một số chính sách, đề án phát triển nguồn nhân lực chậm được triển khai xây dựng. Các chính sách đào tạo, thu hút, đãi ngộ tuy được quan tâm thực hiện nhưng kết quả còn hạn chế, bất cập; một số ít đối tượng được thu hút, bố trí công tác trái ngành đào tạo; việc giải quyết cho hưởng chế độ, chính sách thu hút, đào tạo sau đại học trong một số trường hợp chưa phù hợp. Công tác đào tạo, bồi 3 dưỡng cán bộ nhất là đào tạo sau đại học chưa chú trọng đúng mức các lĩnh vực, ngành mà địa phương, đơn vị đang cần. Một bộ phận cán bộ, công chức học những chuyên ngành không phù hợp với vị trí việc làm, yêu cầu nhiệm vụ, có xu hướng chạy theo bằng cấp; tuy đạt chuẩn trình độ nhưng năng lực hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Một số cơ sở liên kết đào tạo sau đại học tại tỉnh chưa chú trọng đầu vào, chất lượng đào tạo thấp… Điều đó cho thấy, việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên đang là vấn đề vô cùng cần thiết, bởi vì nguồn nhân lực chính là trung tâm và chủ thể quyết định quá trình phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Phú Yên lại còn quá nhiều hạn chế, trong khi tỉnh Phú Yên lại là địa bàn chiến lược, có nhiều lợi thế so sánh để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học độc lập nào nghiên cứu một cách trực tiếp, có hệ thống về phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Phú Yên, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu sinh nhận thấy việc nghiên cứu về “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên hiện nay” là thực sự cần thiết và hữu ích, cả về mặt lý luận và thực tiễn, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận dưới góc độ triết học xã hội về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, đồng thời đề xuất những giải pháp có tính định hướng cho việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu củ đề tài Từ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên đã có nhiều ngành khoa học, nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và tiếp cận dưới nhiều góc độ, theo nhiều quan điểm khác nhau. Có thể khái quát những công trình đó theo các nhóm chủ đề như sau: 4 * đáp ứ ứ ất, yêu ầu ô ữ ô trì ệp ó , ê ệ đạ ứu về p át tr ể uồ â lự ó Liên quan đến chủ đề này, có thể kể đến công trình của tác giả Phạm Minh Hạc (chủ biên), Phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu và tỉ mỉ về vấn đề phát triển toàn diện con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công trình đã phân tích sâu hai mảng vấn đề lớn đó là: những cơ sở khoa học của chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những định hướng chiến lược để phát triển toàn diện con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên công trình chỉ nghiên cứu về phát triển con người chứ chưa đề cập đến vấn đề nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực với tư cách là động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có nhiều tác giả nghiên cứu về nguồn nhân lực, đánh giá vai trò, thực trạng và đề ra giải pháp để phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, tiêu biểu như: tác giả Nguyễn Thanh với công trình Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Công trình này đã nghiên cứu khá sâu sắc và có hệ thống về ba vấn đề chủ yếu. Một là, trình bày về quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực; phân tích và làm rõ vai trò quyết định của việc phát triển nguồn nhân lực đối với sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Hai là, chỉ rõ thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay và phân tích một số định hướng chủ yếu trong việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ba là, phân tích vai trò “quốc sách hàng đầu” của việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Tác giả Đoàn Văn Khái, Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005. Đây là công trình nghiên cứu khá sâu 5 về vấn đề phát triển nguồn lực con người để đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Tác giả đã khái lược về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới và nêu ra nội dung, bản chất và đặc điểm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Đặc biệt tác giả đã tìm hiểu rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn lực con người và nêu ra vai trò của nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Tác giả cũng đã đánh giá tổng quát về thực trạng nguồn lực con người ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó tác giả đã đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm khai thác và phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Một số tác giả tập trung nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở các nước, từ đó rút ra bài học vận dụng cho Việt Nam. Tiêu biểu như công trình của Vũ Bá Thể, Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa: kinh nghiệm quốc tế và lịch sử Việt Nam, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2005. Tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm một số nước trong việc phát huy nguồn lực con người để phát triển kinh tế, trong đó tác giả đã hệ thống hóa và khái quát lại một số vấn đề lý luận liên quan đến nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, vai trò và sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực cũng như phân loại nguồn nhân lực. Đặc biệt tác giả đã tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của những nước tiên tiến như: Mỹ, Nhật Bản và một số nước châu Á - Thái Bình Dương ở các khía cạnh như chính sách, chiến lược, mục tiêu… Tác giả cũng làm rõ thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta, trong đó tập trung phân tích những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của chúng. Từ đó, tác giả đề ra một số nhóm giải pháp để phát huy nguồn lực con người dựa trên cơ sở thực trạng và dự báo tình hình thế giới và trong nước khi bước vào thế kỷ XXI. Liên quan đến chủ đề phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả Đào Quang Vinh có công trình: Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Luận án tiến sĩ, Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội, 2006. Tác giả tập trung nghiên cứu về nguồn 6 nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể trong luận án tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; các chính sách và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; mối quan hệ biện chứng giữa thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển nguồn nhân lực; kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn dưới góc độ kinh tế, tập trung chủ yếu vào năng lực kinh tế của nguồn nhân lực. Tập trung nghiên cứu về sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, có thể kể đến công trình Các giải pháp cơ bản gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, do Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Văn Áng (chủ biên), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2007. Công trình là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện vào năm 2005. Trong đó, các tác giả đã phân tích một số vấn đề lý luận về sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chỉ ra vai trò, sự cần thiết, tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực; trình bày kinh nghiệm của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc trong việc gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực; đồng thời, các tác giả cũng phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp để gắn kết đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020. 7 Thêm vào đó, còn phải kể đến công trình của Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (đồng chủ biên), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012. Các tác giả đã tập hợp các bài viết của các nhà khoa học có uy tín ở trong nước về những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về phát triển nguồn nhân lực; những vấn đề lý luận chung như: cách tiếp cận nghiên cứu nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực; kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số ngành trong nước (như dầu khí, ngân hàng, du lịch…) và của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới; phân tích thực trạng, những bất cập, thách thức và đề xuất các giải pháp… của phát triển nguồn nhân lực nói chung của nước ta hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng trong các doanh nghiệp nhà nước; vấn đề đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng theo yêu cầu hiện đại hóa quan hệ lao động; chất lượng giáo dục đại học; đổi mới cơ chế tài chính và chuyên môn cho việc dạy và học ở bậc đại học; đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ở nước ngoài, các học giả cũng có các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực như: Asian Development Bank, Human resource policy and economic development: selected country studies, Manila, ADB, 1990. Công trình là tập hợp các bài viết của các học giả nước ngoài từ Ngân hàng phát triển châu Á, Viện nghiên cứu phát triển của Bangladesh, Indonesia, Philippines, Thái Lan, trường Đại học Seoul, Hàn Quốc về các vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trong mối liên hệ với phát triển kinh tế như: dân số, việc làm, giáo dục đào tạo, sức khỏe, dinh dưỡng, đào tạo nghề, sử dụng nguồn nhân lực….; Bên cạnh đó, không thể không đề cập đến công trình do Jim Stewart và Graham Beaver (đồng chủ biên), Human resource development in Small Organisations Research and practice – Phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức quy mô nhỏ - nghiên cứu và thực tiễn, Nxb. Routledge, British, 2004. Trong đó, công trình đề cập đến 3 nội dung cơ bản bao gồm: các nghiên cứu về đặc điểm của các tổ chức quy mô nhỏ và những gợi ý trong việc thiết kế và thực hiện nghiên cứu về phát 8 triển nguồn nhân lực; kết quả nghiên cứu về các cách tiếp cận để phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức quy mô nhỏ và đề cập đến các phương pháp phát triển nguồn nhân lực mà các tổ chức quy mô nhỏ thường áp dụng và thực hành. * Thứ hai, những công trình nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về chủ đề này, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu nổi bật như: công trình của Ngô Đình Giao (chủ biên), Suy nghĩ về công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. Có thể nói, với công trình này, tác giả đã cung cấp những luận cứ, những kiến giải chặt chẽ, những thông tin cũng như những đề xuất gợi mở về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Tác giả đã trình bày quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mục tiêu, nhiệm vụ, bước đi, điều kiện và biện pháp của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Sau đó tác giả đi sâu phân tích thực trạng và phương hướng phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; các biện pháp phát triển công nghệ; việc huy động, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trung đề cập các biện pháp nhằm phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong một số ngành cụ thể như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng ở nước ta. Tiếp cận ở góc độ triết học khi nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả Nguyễn Thế Nghĩa có công trình Triết học với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997. Trong công trình này, tác giả đã phân tích giá trị thế giới quan và phương pháp luận của triết học trong việc nhận thức và hoạch định chiến lược, chính sách và phương pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, tác giả phân tích khá sâu sắc vai trò của nguồn nhân lực đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đánh giá thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam và đề xuất các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 9 Nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nhiều nội dung phong phú, đặc biệt là nghiên cứu về vai trò và sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, có thể kể đến công trình của Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên), Công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Đây là công trình công phu với những nghiên cứu khá đa dạng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nội dung của công trình được chia thành sáu phần, bao gồm: những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay; công nghiệp hóa, hiện đại hóa với vấn đề phát triển con người, tạo nguồn nhân lực; công nghiệp hóa, hiện đại hóa với vấn đề xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển đời sống tinh thần; công nghiệp hóa, hiện đại hóa với vấn đề xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; vai trò của triết học đối với sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Tập trung phân tích và định hướng về con đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, tác giả Trần Đình Thiên đã chủ biên công trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - phác thảo lộ trình, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. Trong đó, trên cơ sở phân tích bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế, những nhân tố tác động bên trong và bên ngoài đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công trình đã nêu lên những quan điểm, mục tiêu, phương hướng và lộ trình cùng với những giải pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đến năm 2020. Các tác giả đã cố gắng đi sâu phân tích, đề cập các vấn đề, các mối quan hệ có liên quan đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từ đó phác thảo ra lộ trình thực hiện với những phương án, những giải pháp và các điều kiện tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Để làm rõ hơn những vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, năm 2002, tác giả Nguyễn Thanh làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học 10 cấp Bộ, Những quan niệm cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc điểm, nội dung của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó tác giả đã chỉ ra nhiều quan niệm khác nhau về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam giai đoạn 1960 - 1986 và giai đoạn 1986 đến nay. Đặc biệt tác giả đã chỉ rõ những bối cảnh, đặc điểm và nội dung của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Liên quan đến chủ đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không thể không kể đến là công trình của Đỗ Hoài Nam (chủ biên), Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004. Đây là công trình ra đời trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu từ năm 1996 đến năm 2003 của Viện Kinh tế học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia. Trong đó, các tác giả đã tập trung luận giải những bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm thế giới về các mô hình công nghiệp hóa, những xu thế phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới và tác động của nó đến các nước công nghiệp hóa muộn; phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa, coi việc hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là khâu đột phá để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Bước đầu làm rõ cơ sở khoa học của mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh do con người Việt Nam tạo ra, được thực hiện trong môi trường hội nhập và dựa vào phát huy tối đa nội lực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế. Cũng liên quan đến chủ đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả Lê Cao Đoàn có công trình: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2008. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu, thuộc chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX02: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa” do Hội đồng Lý luận Trung ương và Bộ Khoa học - Công nghệ chủ quản. Nhóm tác giả 11 của công trình này đã đề cập đến vấn đề cơ bản của kinh tế Việt Nam mang tính phức tạp và với một nội dung có tầm bao quát lớn gồm 8 chương, chia thành 03 phần lớn. Phần thứ nhất nghiên cứu những vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, trong đó đề cập đến vấn đề quan trọng là vấn đề rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và rút ngắn quá trình phát triển gồm tính quy luật, cơ sở, điều kiện, và bước đi để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn. Phần thứ hai, tác giả đề cập đến vấn đề công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở một số nước phát triển trên thế giới như: mô hình công nghiệp hóa và tiến trình phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc và “sự thần kỳ Đông Á”. Phần thứ ba, tác giả đề cập đến vấn đề phát triển, đổi mới và công nghiệp hóa ở Việt Nam. Điều nổi bật nhất rút ra từ công trình này là làm sáng tỏ quy luật phát triển mới trong điều kiện của thời đại phát triển hiện đại. Quy luật phát triển hiện đại của một nước đang phát triển là phát triển rút ngắn. Thêm vào đó, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa như: Nguyễn Văn Hường, Chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và cách mạng công nghệ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Đỗ Mười, Về công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997; Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại châu Á - Thái Bình Dương của Trần Văn Thọ, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1997; Lê Cao Đoàn, Triết lý phát triển quan hệ công nghiệp - nông nghiệp thành thị - nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001; Vũ Hy Chương (chủ biên), Vấn đề tạo nguồn lực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam của Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Những quan niệm khác nhau về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc điểm, nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam của Nguyễn Thanh, Nguyễn Văn Hà, Vũ Anh Tuấn, Nxb. Thống kê, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, 2004; Đỗ Hoài Nam (chủ biên), Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Con đường và 12 bước đi, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010; Phạm Ngọc Dũng, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011; Nguyễn Đắc Hưng, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vấn đề đặt ra với giáo dục Việt Nam, Nxb. Quân đội Nhân dân, 2017. Các công trình nói trên tiếp cận dưới góc độ triết học, các tác giả đã làm khá rõ những đặc điểm cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; mục tiêu, nội dung, con đường và phương pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được các tác giả phân tích khá kỹ. Tuy nhiên các công trình trên chưa đề cập đến đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở từng vùng nói chung và ở tỉnh Phú Yên nói riêng. * Thứ ba, những công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở cấp vùng hoặc các địa phương cụ thể. Liên quan đến chủ đề này, đã có khá nhiều tổ chức, cá nhân tiến hành nghiên cứu với rất nhiều công trình khoa học đã được công bố. Điểm chung của các công trình nghiên cứu là đều đi sâu phân tích đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn vùng hoặc các địa phương; làm rõ thực trạng và nguyên nhân phát triển nguồn nhân lực ở các vùng, địa phương; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các địa bàn trên. Cụ thể như: Công trình của Trương Thị Minh Sâm, Nguyễn Thế Nghĩa, Phương Ngọc Thạch, Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, trong đó các tác giả nghiên cứu đã chỉ ra khung lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực cho vùng kinh tế trọng điểm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; làm rõ thực trạng, tình hình sử dụng, quản lý và phát triển nguồn nhân lực ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; dự báo quan hệ cung cầu về nhân lực và định hướng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp 13 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực để phát triển nguồn nhân lực cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Công trình của Bùi Thị Thanh, Phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2005. Nội dung nghiên cứu của luận án chủ yếu được tập trung vào các vấn đề: giáo dục - đào tạo, dân số, chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện sống, giải quyết việc làm, thu hút, quản lý, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực. Trong đó, giáo dục - đào tạo được xác định là yếu tố tham gia trực tiếp và đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Do vậy, luận án đặt trọng tâm nghiên cứu vào khía cạnh giáo dục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Công trình của Lê Văn Thanh, Phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ triết học, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2007. Công trình đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và vùng Tây Nguyên; phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở vùng Tây Nguyên trong những năm qua để trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đạt được, tìm ra những vấn đề còn tồn tại và làm rõ nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết trong phát triển nguồn nhân lực ở địa bàn chiến lược này. Từ đó tác giả xác định quan điểm và đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng cho việc phát triển nguồn nhân lực vùng Tây Nguyên trong quá trình tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tây Nguyên. Công trình của Dương Anh Hoàng, Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ triết học, Viện Phát triển Bền vững Vùng Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2008. Tác giả đã phân tích và làm rõ lý luận phát triển nguồn nhân lực và những đặc điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵng; phân tích và đánh giá thực trạng 14 phát triển nguồn nhân lực ở Đà Nẵng, bao gồm cả những thành tựu và yếu kém, đồng thời vạch ra những nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng để góp phần thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Đà Nẵng đến năm 2020. Công trình của Lê Quang Hùng, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Chiến lược phát triển, Hà Nội, 2012. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu, trong đó tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu về nguồn nhân lực và phát triển nhân lực chất lượng cao, trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nhà kinh tế học trên thế giới, một số tổ chức quốc tế và một số học giả của Việt Nam, kết hợp đúc rút thực tiễn tác giả đã đề xuất quan niệm về nhân lực chất lượng cao. Từ cơ sở lý luận, tác giả đề xuất bộ tiêu chí xác định và đánh giá nhân lực chất lượng cao để vận dụng vào điều kiện Việt Nam và phát triển nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Luận án cũng đã trình bày tổng quan thực trạng phát triển nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thời kỳ 2005 - 2009 với những đặc trưng cơ bản là chất lượng nhân lực thấp, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với phát triển nhân lực chất lượng cao trong những năm tới của vùng cũng như chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu của nhân lực chất lượng thấp ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Xuất phát từ các đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, luận án đã đề xuất những định hướng, quan điểm cơ bản, các giải pháp chủ yếu để phát triển nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng. Các giải pháp này có giá trị tham khảo tốt trong xây dựng, hoạch định và triển khai các chính sách phát triển nhân lực chất lượng cao nói chung và của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng. Công trình của Nguyễn Long Giao, Phát triển nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ triết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất