Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế vũng áng - tỉnh hà tĩnh...

Tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế vũng áng - tỉnh hà tĩnh

.PDF
101
190
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LÊ XUÂN TỪ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LÊ XUÂN TỪ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG, TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VŨ THẮNG Hà Nội - 2014 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. i DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO KHU KINH TẾ ........................................................................................ 7 1.1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế ............. 7 1.1.1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ................................ 7 1.1.2. Khu kinh tế và đặc điểm nguồn nhân lực khu kinh tế. .................. 11 1.2. Khái niệm, nội dung phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế. ........ 15 1.2.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế. ................. 15 1.2.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế. ................... 15 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế. ................................................................................................................. 24 1.3.1. Trình độ năng lực của nguồn lao động .......................................... 24 1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội. ............................................... 24 1.3.3. Các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô. .......................................... 25 1.3.4. Tốc độ gia tăng dân số. .................................................................. 25 1.3.5. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp. ............................ 25 1.3.6. Hệ thống quản lý phát triển nguồn nhân lực. ................................ 26 1.3.7. Toàn cầu hóa và phát triển Khoa học công nghệ. ......................... 26 1.4. Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế. ............. 27 1.4.1. Tiêu chí phản ánh về sự đáp ứng về nguồn nhân lực. ................... 28 1.4.2. Tiêu chí ðánh giá kết quả việc tuyển dụng nguồn nhân lực cho KKT ......................................................................................................... 29 1.5. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số quốc gia ............... 30 1.5.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số quốc gia ........ 30 1.5.2. Bài học rút ra cho phát triển nguồn nhân lực tại Khu kinh tế Vũng Áng........................................................................................................... 36 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG ................................................................................... 38 2.1. Khái quát chung về Khu kinh tế Vũng Áng ......................................... 38 2.1.1. Đặc điểm Khu kinh tế Vũng Áng .................................................. 38 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý .................................................................. 40 2.1.3. Tình hình thu hút doanh nghiệp của Khu kinh tế Vũng Áng và sự ảnh hưởng đến nhu cầu lao động ............................................................. 42 2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế Vũng Áng. ..... 44 2.2.1. Nguồn lao động tại chỗ của khu kinh tế Vũng Áng. ..................... 44 2.2.2. Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Khu kinh tế Vũng Áng . 49 2.2.3. Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khu kinh tế Vũng Áng ........ 52 2.3. Đánh giá phát triển nguồn nhân lực tại Khu kinh tế Vũng Áng ......... 56 2.3.1. Đánh giá công tác tạo về số lượng NNL cho KKT......................... 56 2.3.2. Đánh giá công tác tạo về chất lượng NNL cho KKT .................... 58 2.3.3. Đánh giá cõ chế, chính sách nhằm thu hút, tạo nguồn, tuyển chọn phát triển NNL cho KKT ......................................................................... 63 2.3.4. Đánh giá cõ chế, chính sách ýu ðãi ðể thu hút, sử dụng, đãi ngộ ðối với NNL cho KKT ................................................................................... 65 2.3.5. Một số hạn chế ............................................................................... 66 Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG ................................................................................... 71 3.1. Định hướng phát triển và nhu cầu nhân lực cho phát triển Khu kinh tế Vũng Áng .................................................................................................... 71 3.1.1. Định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng .............................. 71 3.1.2. Nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển Khu kinh tế Vũng Áng ... 72 3.2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng .. 73 3.2.1. Đổi mới phương pháp quản lý và thực hiện phát triển nguồn nhân lực tại khu kinh tế Vũng Áng .................................................................. 73 3.2.2. Hoàn thiện cơ chế và các chính sách về quản lý phát triển nguồn nhân lực tại Khu kinh tế Vũng Áng ........................................................ 76 3.2.3. Kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện phát triển NNL tại KKT Vũng Áng ......................................... 78 3.2.4. Đổi mới cơ chế chính sách thu hút, đãi ngộ và sử dụng NNL tại KKT Vũng Áng ................................................................................................. 79 3.2.5. Tăng cường vai trò chức năng của chính quyền địa phương trong quản lý lao động....................................................................................... 84 3.2.6. Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động tại KKT Vũng Áng........................................................................................................... 87 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 92 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CLC : Chất lượng cao CNTT : Công nghệ thông tin KCN : Khu công nghiệp KCNC : Khu công nghệ cao KKT : Khu kinh tế NNL : Nguồn nhân lực i DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số lượng lao động trong độ tuổi có thể đào tạo, tập huấn dài ngày (1 năm) ............................................................................................................ 46 Bảng 2.2. Cơ cấu lao động tại Khu kinh tế Vũng Áng ................................... 47 Bảng 2.3. Tình hình lao động của khu kinh tế Vũng Áng .............................. 50 Bảng 2.4. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp tại KKT Vũng Áng ........................................................................................................ 55 Bảng 2.5. Hoạt động đào tạo NNL của các doanh nghiệp tại KKT Vũng Áng ......................................................................................................................... 60 Bảng 3.1. Nhu cầu nhân lực KKT Vũng Áng ................................................. 73 ii MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng các Khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, nhất là từ giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì vị trí vai trò và tác dụng của các KCN, KKT ngày càng được khẳng định. Trong xu thế Quốc tế hóa và hội nhập vừa tuần tự, vừa đi tắt đón đầu với nhiều phương thức khác nhau thì phát triển các KCN, KKT được coi là một trong những phương thức hữu hiệu cho phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Theo số thống kê của Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển KCN, KKT, hiện cả nước có 289 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên trên 81.000 ha, 15 KKT ven biển với tổng diện tích 698.000 ha, 28 KKT cửa khẩu được thành lập tại 21/25 tỉnh biên giới đất liền. Trong 6 tháng đầu năm 2013, các KCN, KKT đã thu hút thêm 7,9 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm hơn 80% tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm của cả nước. Lũy kế đến hết tháng 6/2013, các KCN đã thu hút được 4.665 dự án FDI với tổng vốn 70 tỷ USD, các KKT ven biển thu hút 40 tỷ USD, KKT cửa khẩu được 700 triệu USD vốn FDI. Bên cạnh đó, các KCN, KKT đã thu hút hơn 14.992 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, nâng tổng vốn đầu tư lũy kế đến nay đạt hơn 900.000 tỷ đồng với trên 6.000 dự án. Tổng doanh số 6 tháng đầu năm đạt gần 38 tỷ USD, tăng 16%, kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp đạt 23 tỷ USD, xuất siêu 2,55 tỷ USD, đóng góp 45% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; Đóng góp ngân sách gần 30.000 tỷ đồng, tăng 26%. 1 Tổng số lao động lũy kế đến tháng 6/2013 là hơn 2,1 triệu lao động. Ngoài ra có hàng vạn lao động trong lĩnh vực xây dựng, cung ứng nguyên, vật liệu, cung cấp dịch vụ trong các cơ sở sản xuất bên ngoài KCN, KKT. Qua những số liệu trên cho thấy KCN, KKT đã góp phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là trong việc tạo ra việc làm cho hàng vạn lao động. Đối với Hà Tĩnh, KKT Vũng Áng được Thủ tướng Chính phủ thành lập năm 2006. Qua những năm đầu của quá trình hình thành phát triển, đến năm 2012 KKT Vũng Áng đã sử dụng trên 10.000 lao động, định hướng đến năm 2015 KKT cần có 23.000 lao động đến năm 2020 là 42.000 lao động. KKT Vũng Áng thuộc vùng nông nghiệp đặc biệt khó khăn và với yêu cầu phát triển công nghiệp dịch vụ tại KKT, vấn đề về đào tạo NNL cả về chất lượng và số lượng cho sự phát triển của KKT Vũng Áng là rất cấp thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” được chọn làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành Quản lý kinh tế( theo định hướng thực hành). Đề tài nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 1.Tình hình phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế Vũng áng-Hà Tĩnh thời gian qua như thế nào?Có những hạn chế,tồn tại nào cần khắc phục ? 2.Cần có giải pháp gì để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế Vũng áng-Hà Tĩnh? 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn Ở nước ta các nhà khoa học,các nhà hoạt đông thực tiễn đã có những nghiên cứu vấn đề NNL. Nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VIII, các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về vấn đề nguồn lực con người, NNL chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế đất nước. Nhiều bài viết, nhiều công trình khoa học đăng tải trên các sách báo, tạp chí, đó là những bài viết 2 về "Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" của GS,TS Nguyễn Trọng Chuẩn (Triết học số 2 - 1994); "Phát triển nguồn nhân lực của Thanh Hóa đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của TS Bùi Sĩ Lợi (Nhà xuất bản chính trị, quốc gia Hà Nội 2002); "Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và kinh nghiệm nước ta" (NXB chính trị quốc gia Hà Nội 1996); "Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực" (NXB Giáo dục - 2002).… Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về NNL và phát triển NNL tai Việt nam. Hầu hết các công trình đã tập trung nghiên cứu các phương diện khác nhau về NNL và đề xuất những giải pháp để phát triển NNL, từ giáo dục - đào tạo đến giải quyết việc làm, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm phát huy nhân tố con người, phát triển NNL ở nước ta. Tuy nhiên, nghiên cứu về phát triển NNL cho các khu kinh tế nói chung ở Việt nam, khu kinh tế của một địa phương cụ thể nào đó nói riêng hiện chưa có công trình nào đề cập một cách có hệ thống. Ở cấp tỉnh, các nghiên cứu Phát triển NNL đã được nhiều địa phương, đơn vị quan tâm nhưng các nghên cứu đó chỉ mới dừng lại ở kinh nghiệm của các bản báo cáo tình hình nguồn nhân lực ở các tỉnh, thành, ngành. Cũng có công trình nghiên cứu về vấn ðề nguồn nhân lực, tuy nhiên các nghiên cứu đó chỉ đi vào một lĩnh vực hoặc một khía cạnh của phát triển NNL. Nguyễn Văn Long (2010) đã đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Bắc Giang giai đoạn 2005-2010. Các giải pháp này chỉ dừng lại ở phạm vi chất lượng NNL và địa bàn tỉnh Bắc Giang, chưa thể áp dụng cho KKT có tính đặc thù. Tác giả Phạm Thị Thu (2008) đã thực hiện nghiên cứu về công tác đào tạo phát triển NNL tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex và từ đó đề xuất các giải pháp cho nhà nước để thu hút và khai thác NNL, đảm bảo cho sự phát triển của công ty. Tác giả Lại Thị Bích Phương (2010) đã hệ thống hóa các 3 nội dung về phát triển nguồn nhân lực và thực hiện phân tích các nội dung này khi gắn với thực tiễn của Công ty cổ phần chế tạo cầu và thiết bị phi tiêu chuẩn Ninh Bình giai đoạn 2008 đến 2010. Lê Thị Thành (2011) đi sâu vào nghiên cứu công tác tuyển dụng nhân sự. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đi vào trường hợp cụ thể của Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Trung Sơn và phân tích thực trạng tuyển dụng nhân sự của công ty giai đoạn 2008-2010 để đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự. Tác giả Cù Thị Thúy Hằng (2012) cũng khẳng định tầm quan trọng của công tác đào tạo NNL và việc hoàn thiện quy trình, nội dung của đào tạo nhân lực cần được đẩy mạnh hơn. Những phân tích trong nghiên cứu này gắn với thực trạng tại Công ty cổ phần Lilama 45.3. Như vậy, nội dung các nghiên cứu trên đã đưa ra được những đề xuất cho phát triển NNL nhưng chỉ mới dừng lại ở phạm vi đào tạo hoặc tuyển dụng. Đây là một khâu trong nội dung phát triển NNL. Mặt khác các nghiên cứu chỉ dừng lại ở một doanh nghiệp đơn lẻ, chưa thể áp dụng cho KKT với một cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực và có nhiều doanh nghiệp hoạt động.Đối với địa phương Hà Tĩnh cho đến thời điểm này, chưa có một nghiên cứu nào có tính chất hệ thống từ lý luận đến thực tiễn về phát triển NNL cho KKT Vũng Áng; Chưa có nghiên cứu nào làm rõ hiện trạng NNL KKT Vũng Áng, những vấn đề đặt ra cho phát triển NNL tại KKT Vũng Áng; Định hướng và các giải pháp phát triển NNL tại KKT Vũng Áng một cách đồng bộ và khả thi. Do đó, việc nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài nhằm bổ sung, hoàn thiện Luận văn về” Phát triển NNL cho KKT Vũng Áng, Tỉnh Hà Tĩnh”, 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: * Mục đích: Luận văn trình bày một số cơ sở lý luận về phát triển NNL và làm rõ thực trạng NNL ở KKT Vũng Áng, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL KKT Vũng Áng trong bối cảnh mới. 4 * Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về NNL, phát triển NNL cho KKT. - Làm rõ thực trạng phát triển NNL tại KKT Vũng Áng giai đoạn 2010 - 2012 - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển NNL cho KKT Vũng Áng giai đoạn 2014 – 2020 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: phát triển NNL cho KKT. * Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển NNL tại KKT Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh + Về thời gian: Luận văn nghiên cứu phát triển NNL cho KKT Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2010-2012. Giai đoạn này là giai đoạn phát triển tiếp theo sau 4 năm KKT Vũng Áng được thành lập, nhu cầu lao động tăng nhanh và vấn đề NNL cho KKT Vũng Áng bắt đầu được quan tâm, chú trọng. Luận văn hướng đến phân tích và tổng hợp từ những số liệu và thông tin đầy đủ của khoảng thời gian từ 2010 đến 2012, có sự thuận tiện về nguồn số liệu từ đó đảm bảo các nền tảng vững chắc để đánh giá thời gian trong giai đoạn hai năm này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích có chọn lọc kết hợp với phương pháp so sánh kết quả trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luận văn sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập từ Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng; Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Hà Tĩnh; Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh, giai đoạn 2010 - 2012 6. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn có 3 chương. Chương 1 của luận văn trình bày các nội dung liên quan đến những 5 khái niệm và nội dung cơ bản gắn với NNL, phát triển NNL trong KKT gắn với những nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá. Trên cơ sở các lý luận ban đầu của chương 1, các nội dung chương 2 được trình bày để làm rõ thực trạng NNL của KKT Vũng Áng. Từ đó, luận văn đưa ra những đánh giá, nhận xét về các kết quả cũng như hạn chế, tồn tại. Chương 3 của luận văn trình bày về xu hướng NNL cho KKT Vũng Áng trong thời gian tới. Kết hợp với những phân tích chương 2, các giải pháp về phát triển NNL cho KKT Vũng Áng được đề xuất một cách hệ thống. 6 Chƣơng 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO KHU KINH TẾ 1.1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế 1.1.1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 1.1.1.1 Nguồn nhân lực Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển linh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người. Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công cuộc hội nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thông yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp Quốc[12], nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước. Ngân hàng thế giới (2006) cho rằng: NNL là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở 7 đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Theo tổ chức lao động quốc tế, NNL của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động.Theo nghĩa rộng, NNL là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, NNL bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, NNL là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động. NNL được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động. Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị có thể hiểu: NNL là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (Đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề. Giữa chất lượng NNL và NNL CLC có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nói đến chất lượng NNL là muốn nói đến tổng thể NNL của một quốc gia, trong đó NNL CLC là bộ phận 8 cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh tuý nhất, có chất lượng nhất. Bởi vậy, khi bàn về NNL CLC không thể không đặt nó trong tổng thể vấn đề chất lượng NNL nói chung của một đất nước. NNL chất lượng cao là NNL phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường (yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc. Như vậy, NNL CLC cao phải là những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị- xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng. NNL CLC có thể không cần đông về số lượng, nhưng phải đi vào thực chất. Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, NNL đặc biệt là NNL CLC ngày càng thể hiện vai trò quyết định của nó. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng NNL. Trong đó động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực”. Bởi trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia có NNL CLC, có môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư, có môi trường chính trị- xã hội ổn định. 1.1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực. Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một ''tài nguyên đặc biệt'', một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển NNL trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống 9 phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. Frederick and Charles (1964) định nghĩa phát triển NNL là quá trình nâng cao kiến thức, các kỹ năng và năng lực của tất cả mọi người trong xã hội. Về mặt kinh tế, phát triển NNL có thể được mô tả như là sự tích tụ của nguồn nhân lực và sự đầu tư NNL hiệu quả cho phát triển nền kinh tế. Về chính trị, phát triển nguồn nhân lực chuẩn bị cho sự tham gia của trong quy trình chính trị, đặc biệt là những công dân trong một nền dân chủ. Từ quan điểmxã hội và văn hóa, sự phát triển của nguồn nhân lực giúp mọi người có cuộc sống đầy đủ hơn và phong phú hơn, ít bị ràng buộc bởi truyền thống. UNESCO (2006) quan niệm rằng phát triển NNL đó là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước. Phát triển NNL là quá trình trang bị cho các cá nhân những kiến thức, kỹ năng, tiếp cận thông tin và đào tạo để tăng khả năng làm việc một cách hiệu quả. ILO [12] lại cho rằng phát triển NNL bao hàm phạm vi rộng hơn. Không chỉ là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề hoặc đào tạo nói chung, mà còn là phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để có được việc làm hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hoàn thiện nhờ bổ sung, nâng cao kiến thức trong quá trình sống và làm việc. Liên hợp quốc nghiêng về sử dụng khái niệm phát triển NNL con người theo nghĩa rộng, bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cách hiểu này nhấn mạnh hơn về khía cạnh xã hội của NNL. Nó vừa là yếu tố của sản xuất, của tăng trưởng kinh tế (yếu tố đầu vào), vừa là mục tiêu 10 của phát triển và tăng trưởng kinh tế (yếu tố đầu ra). Như vậy phát triển nguồn lực là quá trình làm biến đổi số lượng, chất lượng, cơ cấu NNL ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. Phát triển NNL ở phạm vi một quốc gia bao gồm 3 khía cạnh về các mặt: thể lực, nâng cao phẩm chất chung của NNL và phát triển về trí lực. Trong đó, phát triển về thể lực và nâng cao phẩm chất chung liên quan đến nhiều chính sách như: y tế, dinh dưỡng, giáo dục, xây dựng văn hóa cộng đồng để nâng cao tinh thần đoàn kết, yêu nước của người dân.v.v.. Phát triển về trí lực bao gồm nhiều nội dung như: giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao chất lượng, tức năng lực của NNL. Trong một tổ chức, hoạt động chủ yếu nhất của phát triển NNL là đào tạo và bồi dưỡng. Đào tạo NNL trong chuỗi cung ứng toàn cầu là một trong những yêu cầu quan trọng của các KKT (N Viswanadham, 2005). Với nhận thức cơ bản trên đây, có thể xem xét, nhận xét về các thế mạnh và những hạn chế, bất lợi của NNL ở cấp vĩ mô (một vùng, lãnh thổ, hoặc quốc gia, …) hay ở cấp vi mô (ngành, đơn vị kinh tế, một tỉnh,…) làm cơ sở định hướng chính sách phát triển và sử dụng hiệu quả NNL trong tương lai, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập. 1.1.2. Khu kinh tế và đặc điểm nguồn nhân lực khu kinh tế. 1.1.2.1. Khu kinh tế. KKT là một khu vực địa lý có luật về kinh tế tự do hơn so với các khu vực còn lại trong một nước. Tương tự như vậy, UNDP (2013) cũng định nghĩa KKT là khu vực địa lý có luật kinh tế và các loại luật khác có định hướng thị trường tự do hơn so với luật dùng chung cho quốc gia. Thuật ngữ KKT được dùng để chỉ khu vực đầu tư tự do cung cấp những nhà sản xuất, người buôn bán một môi trường và những ưu đãi đặc biệt về thuế. Các khái niệm cơ bản của một khu kinh tế thể hiện một số đặc điểm cụ 11 thể: (a) là một khu vực địa lý giới hạn, có sự bảo vệ vật chất; (b) quản lý và hành chính độc lập; (c) cung cấp lợi ích dựa trên vị trí địa lý trong KKT; và (d) khu vực hải quan riêng biệt với các đặc quyền về thuế và thủ tục sắp xếp hợp lý (Ngân hàng Thế giới, 2009). Số lượng các KKT đang ngày càng tăng nhanh trên phạm vi toàn cầu. Các đặc KKT chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong dòng thương mại và thuê một số lượng lớn lao động tăng dần qua các năm. Trong nền kinh tế toàn cầu, xây dựng các KKT được coi là công cụ chính sách quan trọng thứ 2 để tăng sự tự do của nền kinh tế các nước, tạo việc làm và phát triển vùng. KKT cũng là công cụ để khẳng định và chấp nhận chính sách chuyển đổi theo nguyên tắc tự do của nền kinh tế thị trường, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, mở cửa nền kinh tế. Một trong những mục tiêu quan trọng của các chính phủ khi quyết định xây dựng các KKT là chuyển giao kỹ năng và chuyên môn cho nguồn nhân lực địa phương và thúc đẩy sự phát triển của nhân lực- một yếu tố quan trọng của nền kinh tế (N Viswanadham, 2005) Tại Việt Nam, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và KKT đã đưa ra các định nghĩa như sau: - Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định. - Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định. 12 - KKT là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định. KKT được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng KKT. - KKT cửa khẩu là KKT hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định. 1.1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực khu kinh tế. *. Nhu cầu nguồn nhân lực của khu kinh tế cao, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Các doanh nghiệp thuộc KKT cần một nguồn lao động mới. Vì sự sẵn có và chi phí thấp của lao động tại các nước đang phát triển nhìn chung thu hút đầu tư cho các ngành cần nhiều lao động và quy trình đơn giản. Các khu kinh tế hướng đến các hoạt động giá trị gia tăng nên nhu cầu về lao động có tay nghề và trình độ cao hơn. Khu kinh tế cũng tạo việc làm cho địa phương thông qua nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng. Năm 2008, có 3000 KKT trên 135 nước, thu hút 68 triệu việc làm trực tiếp và trên tỷ USD giá trị thương mại tăng thêm (WB, 2008). WB (2008) đã chỉ ra các lợi ích của khu kinh tế: trực tiếp tạo ra công việc và thu nhập; những công việc gián tiếp; phát triển môi trường làm việc. KKT với tính chất tập trung cao trong đó chứa đựng cả KCNC do vậy đòi hỏi lao động có trình độ kỹ thuật cao. Ngoài KCNC, KKT còn là nơi tập trung những doanh nghiệp lớn, cung cấp những mặt hàng chất lượng cao nên đòi 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng