Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin - thư viện trường đại học...

Tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin - thư viện trường đại học thương mại

.PDF
161
1441
82

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THU ĐIỆP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THƯ VIỆN Hà Nội - 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THU ĐIỆP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Chuyên ngành : Khoa học Thư viện Mã số :60 32 02 03 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THƯ VIỆN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Nghĩa 3 Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình học tập cao học và làm luận văn thạc sĩ tại trƣờng Đại học KHXH&NV, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả cũng đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và công tác. Nhân đây tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: - Thầy giáo hƣớng dẫn, TS. Nguyễn Viết Nghĩa - Ban chủ nhiệm khoa, các thầy, cô giáo và cán bộ quản lý Khoa Thông tin - Thƣ viện, Trƣờng Đại học KHXH&NV. - Các thầy, cô giáo và cán bộ quản lý Khoa Sau đại học - Trƣờng Đại học KHXH&NV. - Ban Giám đốc Trung tâm Thông tin –Thƣ viện trƣờng Đại học Thƣơng mại, các nhà khoa học, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã cung cấp tài liệu, tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn này. - Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thành nội dung nghiên cứu bằng tất cả năng lực và sự tận tâm của mình, tuy nhiên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô và các đồng nghiệp cho đề tài nghiên cứu của mình để bản luận văn đƣợc hoàn thiện hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn! 4 Hà Nội, ngày ……tháng 2 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Thu Điệp MỤC LỤC Trang Trang bìa Lời cảm ơn 1 Mục lục 2 Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt 5 Danh mục các bảng biểu, biểu đồ 6 MỞ ĐẦU 8 NỘI DUNG 10 Chƣơng 1. Nguồn lực thông tin với hoạt động của Trung tâm Thông 17 tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Thƣơng Mại 1.1. Nguồn lực thông tin 17 1.1.1. Khái niệm nguồn lực thông tin 17 1.1.2. Đặc trƣng của nguồn lực thông tin 21 1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của nguồn lực thông tin 25 1.1.4. Đánh giá nguồn lực thông tin 31 1.2. Khái quát về Trƣờng Đại học Thƣơng mại và Trung tâm Thông 37 tin - Thƣ viện 1.2.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Thƣơng mại 37 1.2.2. Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học 41 Thƣơng Mại 1.2.3. Ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin - Thƣ 48 5 viện trƣờng Đại học Thƣơng mại. 1.2.3.1. Đặc điểm ngƣời dùng tin 48 1.2.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin 53 1.3. Vai trò của nguồn lực thông tin trong hoạt động của Trung tâm 57 Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đa ̣i ho ̣c Thƣơng ma ̣i 1.3.1 Nguồ n lƣ̣c thông tin g óp phần nâng cao chấ t lƣơ ̣ng phu ̣c vu ̣ , 57 đáp ƣ́ng nhu cầ u của ngƣời dùng tin. 1.3.2. Nguồ n lƣ̣c thông tin hỗ trợ nâng cao chấ t lƣơ ̣ng giảng da ̣y và 59 hoc tâ ̣p, nghiên cƣ́u khoa ho ̣c Chƣơng 2. Thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại 61 Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Thƣơng mại 2.1. Công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - 61 Thƣ viện trƣờng Đại học Thƣơng mại 2.1.1. Chính sách bổ sung 62 2.1.2. Hình thức bổ sung tài liệu 65 2.1.3. Kinh phí bổ sung tài liệu 72 2.1.4. Quy trình bổ sung tài liệu 74 2.1.5. Công tác thanh lý tài liệu 77 2.1.6. Vấn đề phối hợp bổ sung và chia sẻ nguồn lực thông tin 79 2.2. Thực trạng nguồn lực thông tin tin tại Trung tâm Thông tin - Thƣ 85 viện trƣờng Đại học Thƣơng mại 2.2.1. Nguồn lực thông tin xét theo loại hình tài liệu 86 2.2.2. Nội dung tài liệu (theo chuyên ngành đào tạo) 96 2.2.3. Ngôn ngữ tài liệu 99 2.2.4. Thời gian xuất bản của tài liệu 101 2.3. Nhận xét, đánh giá về công tác phát triển nguồn lực thông tin và thực trạng nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện 104 6 trƣờng Đại học Thƣơng mại 2.3.1. Nhận xét về công tác phát triển nguồn lực thông tin 104 2.3.2. Đánh giá về thực trạng nguồn lực thông tin 106 Chƣơng 3. Các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại Trung 120 tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Thƣơng mại 3.1. Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn lực thông tin 120 3.2. Giải pháp tăng cƣờng nguồn lực thông tin 124 3.2.1.Tăng cƣờng kinh phí bổ sung tài liệu 124 3.2.2. Tăng cƣờng bổ sung tài liệu điện tử, tài liệu ngoại văn 126 3.2.3. Chú trọng bổ sung nguồn tin nội sinh 130 3.2.4. Tham gia phối hợp bổ sung và chia sẻ nguồn lực thông tin 133 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực thông tin 137 3.3.1. Đầu tƣ cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại 137 3.3.2.Tổ chƣ́c kho tài liê ̣u hơ ̣p lý 138 3.3.3. Đào tạo ngƣời dùng tin 140 3.3.4. Đào tạo, nâng cao trin ̀ h đô ̣ cán bô ̣ thƣ viê ̣n 142 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148 PHỤ LỤC 152 7 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin CSBS Chính sách bổ sung CSDL Cơ sở dữ liệu ĐHTM Đại học Thƣơng mại NCT Nhu cầu tin NCKH Nghiên cứu khoa học NDT Ngƣời dùng tin NLTT Nguồn lực thông tin TT-TV Thông tin -Thƣ viện KHCN Khoa học công nghệ 8 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1- Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trƣờng 38 Bảng 1.2: Số lƣợng tuyển sinh và số sinh viên tốt nghiệp đại học giai đoạn 40 1980-2010 Bảng 1.3. Loại hình tài liệu tại Thƣ viện ĐHTM 47 Bảng 1.4: Nhu cầu tin của các nhóm NDT về các lĩnh vực chuyên môn 54 Bảng 1.5: Nhu cầu tin của các nhóm NDT về loại hình tài liệu 55 Bảng 1.6. Nhu cầu tin của các nhóm NDT theo ngôn ngữ tài liệu 56 Bảng 2.1. Số lƣợng tài liệu bổ sung từ nguồn mua từ năm 2003 đến 6/2013 67 Bảng 2.2. Tài liệu lƣu chiểu tại thƣ viện từ năm 2003- 6/2013 70 Bảng 2.3. Số lƣợng tài liệu ngoại văn do Quỹ Châu Á tài trợ 72 Bảng 2.4. Tổng hợp kinh phí bổ sung từ năm 2003 đến tháng 6 năm 2013 73 Bảng 2.5. Nội dung tài liệu theo chuyên ngành 96 Bảng 2.6. Số lƣợng tài liệu theo năm xuất bản 102 Bảng 2.7. Số lƣợt phục vụ NDT từ năm học 2008-2009 đến năm học 2011- 109 2012. Bảng 2.8. Bảng thống kê vòng quay của tài liệu mƣợn theo năm học 110 Bảng 2.9. Số lƣợng tài liệu mới bổ sung từ năm 2008 đến năm 2012 112 Bảng 2.10 .Tỷ lệ số bản tài liệu mới bổ sung vào kho mỗi năm 112 9 Bảng 2.11. Mức độ đầy đủ tài liệu 115 Bảng 2.12. Tỷ lệ phần trăm tài liệu đƣợc tham khảo theo từng lĩnh vực nội 116 dung DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Thông tin- Thƣ viện trƣờng ĐH 44 Hình 1.2: Sơ đồ thành phần cơ cấu các nhóm NDT tai Thƣ viện trƣờng 52 ĐHTM Biểu đồ 2.1. Số lƣợng tài liệu mua bổ sung hàng năm 68 Biểu đồ 2.2. Kinh phí bổ sung từ năm 2003 đến tháng 6 năm 2013 73 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ cơ cấu loại hình tài liệu phân theo vật mang tin 87 Biểu đồ 2.4. Biểu đồ cơ cấu loại hình tài liệu theo phạm vi phổ biến thông tin 92 Biểu đồ 2.5.Cơ cấu loại hình tài liệu phân theo mục đích sử dụng 95 Biểu đồ 2.6. Cơ cấu số đầu tài liệu theo chuyên ngành đào tạo 97 Biểu đồ 2.7. Số lƣợng sách giáo trình 98 Biểu đồ 2.8.Cơ cấu tài liệu theo ngôn ngữ 101 Biểu đồ 2.9. Số lƣợng tài liệu theo năm xuất bản 102 Biểu đồ 2.10. Tổng hợp đánh giá vốn tài liệu của Trung tâm TT-TV 107 Biểu đồ 2.11. Vòng quay của tài liệu 110 Biểu đồ 2.12. Loại tài liệu NDT thƣờng sử dụng 117 Biểu đồ 2.13. Số đầu các loại tài liệu hiện có tại Trung tâm TT-TV 118 Biểu đồ 2.14. Loại hình tài liệu NDT thích sử dụng 119 10 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bƣớc vào thế kỷ 21, cùng với sự phát triển vƣợt bậc của khoa học công nghệ (KHCN) và truyền thông, là sự bùng nổ của các nguồn lực thông tin (NLTT) , là kỷ nguyên của thông tin và nền kinh tế tri thức. Trong thế kỷ này, hơn bao giờ hết thông tin nói chung, thông tin kinh tế nói riêng có ý nghĩa quan trọng và quyết định tới sự phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn tin đầy đủ, nhanh chóng, chất lƣợng cho mọi lĩnh vực và đời sống xã hội đang là vấn đề có tính cấp thiết. Đối với Việt Nam, trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc việc đảm bảo và phát triển nguồn tin cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, đặc biệt lĩnh vực kinh tế nói riêng còn có ý nghĩa lớn lao hơn bao giờ hết. Giống nhƣ các lĩnh vực hoạt động kinh tế và xã hội khác, ngành thông tin – thƣ viện (TT-TV) Việt Nam đang đứng trƣớc nhiều cơ hội và thách thức. Việc đƣa ra những giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động TT-TV đáp ứng nhu cầu xã hội và từng bƣớc hội nhập với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới để cùng chia sẻ, sử dụng kho tàng tri thức của nhân loại đang đƣợc ngành thƣ viện quan tâm; trong đó công tác phát triển nguồn lực thông tin (phát triển NLTT) là vấn đề then chốt hiện nay.[27] Mặt khác, thời đại thông tin bùng nổ vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho những ngƣời làm công tác TT-TV, đặc biệt là công tác phát triển nguồn tin. Đối với các thƣ viện đại học, việc nắm bắt nhu cầu ngƣời dùng tin (NDT), lựa chọn đƣợc những tài liệu phù hợp và có giá trị nhất, cân đối nguồn kinh phí để có thể vừa đảm bảo có đƣợc nguồn tài liệu phục vụ đội ngũ NDT đông đảo nhất là sinh viên, đồng thời với việc 11 phục vụ các yêu cầu đào tạo mũi nhọn của một số ngành và nhu cầu nghiên cứu khoa học, giảng dạy của giáo viên và cán bộ nghiên cứu là những thách thức lớn của công tác phát triển nguồn tin. Thách thức còn nằm ở sự đối lập giữa nguồn kinh phí còn rất hạn hẹp với nhu cầu tin (NCT) ngày càng lớn, sự phát triển đa dạng và cập nhật nhanh chóng của các nguồn tin. Đây là yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với công tác phát triển NLTT của các thƣ viện trƣờng đại học nói chung và Thƣ viện Trƣờng Đại học Thƣơng Mại(ĐHTM) nói riêng. Thực hiện nghị quyết IX của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, để góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với chức năng và nhiệm vụ đặc thù của Nhà trƣờng. Trƣờng ĐHTM nhiều năm qua đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) nhằm cung cấp cho đất nƣớc đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại có đầy đủ phẩm chất chính trị vững vàng và trình độ chuyên môn cao, sâu rộng đáp ứng nhiệm vụ mới của đất nƣớc trong giai đoạn đổi mới.[14] Cùng với hoạt động khác của Nhà trƣờng, hoạt động TT-TV không ngừng đƣợc chú trọng và đầu tƣ nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và sinh viên trong và ngoài trƣờng đặc biệt là việc đảm bảo NLTT kinh tế thƣơng mại. Bên cạnh những thành tích và kết quả mà Thƣ viện trƣờng ĐHTM đạt đƣợc, việc tổ chức, khai thác và phát triển NLTT vẫn còn nhiều bất cập, Thƣ viện chƣa xây dựng đƣợc chính sách bổ sung hoàn chỉnh nên công tác bổ sung vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến sự chênh lệch, không đồng đều giữa các môn ngành tri thức cũng nhƣ loại hình tài liệu. Hiện nay, NLTT của thƣ viện chủ yếu là các loại giáo trình và sách tham khảo bằng tiếng việt, nguồn tài liệu nội sinh đã đƣợc thƣ viện quan tâm thu thập, nhƣng thu thập một cách bị động nên vẫn còn hạn chế về số lƣợng. Chƣa thu thập đƣợc tài liệu bài giảng và sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ và giảng viên trong trƣờng. Đặc biệt các loại tài liệu điện tử còn quá ít, chƣa đƣợc quan tâm và chú trọng 12 phát triển. Bên cạnh đó công tác tổ chức và khai thác các NLTT tại Thƣ viện vẫn còn nhiều bất cập, các kho tài liệu chủ yếu vẫn phục vụ theo hình thức kho đóng. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin chƣa đa dạng, phong phú. Do đó đây là vấn đề đặt ra đối với Thƣ viện nhằm hƣớng tới mục tiêu xây dựng đƣợc một NLTT phong phú về nội dung (bám sát và phù hợp với các chuyên ngành đào tạo của Nhà trƣờng), đồng thời đa dạng hoá về các loại hình tài liệu nhằm đáp ứng tốt NCT ngày một lớn của các đối tƣợng ngƣời dùng tin tại Thƣ viện. Trong thời gian tới, số lƣợng NDT của Trung tâm TT-TV sẽ tăng nhanh do quy mô đào tạo của Nhà trƣờng ngày một mở rộng, số lƣợng cán bộ, giảng viên và sinh viên các hệ đào tạo cũng tăng lên hàng năm. Hơn nữa, Trƣờng ĐHTM đã chuyển sang hình thức đào tạo mới theo học chế tín chỉ do đó đòi hỏi cán bộ giảng dạy và sinh viên phải nghiên cứu tài liệu nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Trƣớc tình hình đó, đòi hỏi Trung tâm phải có biện pháp hữu hiệu để phát triển NLTT nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao (cả về số lƣợng và chất lƣợng) của NDT. Mặt khác, nguồn tài liệu tại thƣ viện còn chịu sự tác động của các quy luật đặc trƣng của tài liệu đến công tác phát triển NLTT. Hơn nữa kinh phí đƣợc cấp cho thƣ viện (đƣợc phân bổ từ nguồn ngân sách của Nhà nƣớc) có hạn mức và đã không tăng trong nhiều năm nay [32].Trong khi giá cả của tài liệu liên tục tăng, thƣ viện không thể mua đủ tài liệu theo danh mục của các bộ môn, khoa yêu cầu (chƣa kể việc kinh phí mua tài liệu điện tử và cơ sở dữ liệu đòi hỏi kinh phí khá lớn). Vậy làm thế nào để phát triển nguồn tin nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NDT trong khi nguồn kinh phí có hạn? Đây là bài toán khó cần đƣợc nghiên cứu để tìm ra lời giải hợp lý nhất cho công tác phát triển NLTT tại Trung tâm TT-TV Trƣờng ĐHTM trong giai đoạn hiện nay. Từ những phân tích trên cho thấy, công tác phát triển NLTT tại Trung tâm TTTV Trƣờng ĐHTM là một vấn đề bức thiết cần phải đƣợc nghiên cứu, phân tích hiện trạng để có những nhận xét, đánh giá khách quan, nghiêm túc; trên cơ sở đó đƣa ra các 13 giải pháp phù hợp, khả thi để nâng cao chất lƣợng nguồn lực thông tin và hiệu quả hoạt động của Thƣ viện. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện Trƣờng Đại học Thƣơng mại” làm đề tài luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện, với mong muốn vận dụng những kiến thức lý luận đã đƣợc học, kiến thức kinh nghiệm và kỹ năng nghiệp vụ thực tế, đồng thời kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu của các tác giả trƣớc để nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu NDT trong giai đoạn mới, từ đó nâng cao chất lƣợng đào tạo và NCKH, đồng thời đáp ứng sự đổi mới phƣơng thức đào tạo của Nhà trƣờng. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về nguồn lực thông tin là một trong những đề tài quen thuộc và đã đƣợc đề cập đến trong các cuốn sách tham khảo, các đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sỹ và nhiều bài báo của các tác giả trong những năm gần đây. Về tài liệu tham khảo đƣợc xuất bản: Trƣớc hết phải kể đến cuốn sách của PGS. TS. Nguyễn Hữu Hùng “Thông tin từ lý luận đến thực tiễn” (2005) trong đó tại phần 2- Tổ chức và quản lý thông tin có các bài viết nhƣ “Phát triển thông tin khoa học và công nghệ để trở thành nguồn lực”, “Tổ chức và quản lý hoạt động thông tin khoa học và công nghệ trước thềm thế kỷ XXI”, “Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hoá tại Việt Nam”…[9] Tác giả Lê Văn Viết, với cuốn “Cẩm nang nghề thư viện” do Nhà xuất bản Văn hóa -Thông tin ấn hành năm 2001 tại chƣơng 2 mục I có nêu về công tác bổ sung vốn tài liệu trong thƣ viện [35] , cuốn sách “Thư viện học - những bài viết chọn lọc” do Nhà xuất bản Văn hóa -Thông tin ấn hành năm 2006, gồm tập hợp các bài nghiên cứu chọn lọc về lĩnh vực TT-TV đã đƣợc tác giả công bố, trong đó có một số bài viết về nguồn lực thông tin nhƣ: “Thử bàn về chính sách quốc gia trong công tác thư viện Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI”[37,tr172-182] , “Phác thảo sơ bộ chính sách quốc gia về nguồn lực thông tin”[37, tr.083-190]. 14 Tác giả Phạm Văn Rính, Nguyễn Viết Nghĩa, với cuốn “Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông tin”, do Nxb Đại học Quốc gia ấn hành năm 2007.[28] Các bài viết nghiên cứu về phát triển NLTT có: Bài viết “Phương pháp luận xây dựng chính sách phát triển nguồn tin” (Tạp chí Thông tin tƣ liệu, số 1, 2001)[21], bài viết “Tài liệu điện tử và giá cả tài liệu điện tử” (Tạp chí Thông tin & tƣ liệu, số 1, 2003), bài viết “Một số vấn đề xung quanh việc thu thập tài liệu xám” (Tạp chí Thông tin tƣ liệu, số 4, 1999) của TS.Nguyễn Viết Nghĩa[20], Bài viết “Phác thảo sơ bộ chính sách về nguồn lực thông tin ” (Tập san Thƣ viện số 3, 2000) của TS. Lê Văn Viết[36], các tác giả khẳng định vị trí quan trọng trong chính sách PT NLTT đối với việc tạo nguồn, xây dựng hệ thống các kho tài liệu của các thƣ viện và cơ quan thông tin. Những nội dung chủ yếu cần đƣợc đề cập trong chính sách và cách thức trình bày kết cấu của chính sách và một số giải pháp xây dựng chính sách tạo nguồn thông tin,… Một số bài báo khác nhƣ: Bài viết “Nguồn tin nội sinh của trƣờng đại học- Thực trạng và giải pháp phát triển” của Ths.Trần Mạnh Tuấn (Tạp chí Thông tin tƣ liệu, số 3, năm 2005)[31], Bài viết “Vai trò của nguồn học liệu tại các trƣờng đại học, học viện” của tác giả Thu Minh (Tạp chí Thông tin tƣ liệu, số 3, năm 2007)[16], bài viết “Thƣ viện trƣờng đại học với công tác phát triển nguồn học liệu phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ” của Ths. Nguyễn Văn Hành[5], bài viết “Phát triển nguồn học liệu tại các tổ chức nghiên cứu, đào tạo hiện nay” của TS. Nguyễn Huy Chƣơng và Ths. Trần Mạnh Tuấn (Tạp chí Thông tin tƣ liệu, số 4, năm 2008)[2],… Về chủ đề chia sẻ nguồn lực thông tin: TS. Lê văn Viết trong bài: “Một số vấn đề thiết lập hình thức mƣợn, chia sẻ tài liệu, thông tin giữa các thƣ viện Việt Nam” (Kỷ yếu hội thảo thƣ viện Việt Nam: Hội nhập và phát triển - 2006) đề cập tới việc thiết lập các hình thức mƣợn, chia sẻ tài liệu, thông tin giữa các thƣ viện Việt Nam trong hội nhập và phát triển. Bài viết “Vấn đề chia sẻ và 15 phát triển nguồn lực thông tin số hóa tại Việt Nam” (Tạp chí Thông tin tƣ liệu, số 1, năm 2006) của PGS. TS. Nguyễn Hữu Hùng[10]. Ở cấp độ tổ chức nguồn lực thông tin trong các thƣ viện: Có một số luận văn thạc sỹ đề cập tới cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác phát triển NLTT; hiện trạng công tác tổ chức, khai thác và một số giải pháp phát triển NLTT nhƣ: “Phát triển nguồn lực thông tin phục vụ công tác đào tạo tín chỉ tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện trƣờng Đại học Lao động Xã hội” (2010) của tác giả Nguyễn Tiến Đức[3]; “Tăng cƣờng nguồn lực thông tin tại Thƣ viện trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội” của tác giả Hà Thị Huệ[7]; “ Phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Đại học Hoa Lƣ Ninh Bình”(2011), của tác giả Lê Thị Tuyết Nhung[26]; “Nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin Thƣ viện trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội”(2011), của tác giả Phạm Thanh Bình[1],… Nghiên cứu về Trung tâm TT-TV Trƣờng ĐHTM cũng đã có một số khóa luận tốt nghiệp đại học của sinh viên chuyên ngành Thông tin Thƣ viện nhƣ: “Tăng cƣờng nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện Trƣờng Đại học Thƣơng mại Hà Nội” (2003) của tác giả Nguyễn Tiến Đức[4]; “Tìm hiểu dự án hiện đại hoá Trung tâm Thông tin -Thƣ viện Trƣờng Đại học Thƣơng Mại Hà Nội” của tác giả Nguyễn Hồng Nhung,… Cũng có một luận văn thạc sỹ nghiên cứu về Trung tâm TT-TV Trƣờng nhƣ “Hiện đại hoá Trung tâm Thông tin –Thƣ viện Trƣờng Đại học Thƣơng Mại” (2000) của tác giả Phạm Thị Tâm. Tuy nhiên trên thực tế, cho đến nay chƣa có luận văn thạc sỹ nào nghiên cứu về nguồn lực thông tin tại Trung tâm TT-TV Trƣờng ĐHTM. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: 16 Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng NLTT và công tác phát triển NLTT tại Trung tâm TT-TV Trƣờng ĐHTM; nhận định những ƣu điểm, hạn chế; luận văn đƣa ra những giải pháp mang tính khả thi để nâng cao số lƣợng và chất lƣợng nguồn tin, nhằm đáp ứng tối đa NCT của ngƣời dùng tin, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu hệ thống lý luận về nguồn lực thông tin - Nghiên cứu đặc điểm NDT và nhu cầu tin tại Trung tâm TT-TV Trƣờng ĐHTM. - Khảo sát phân tích thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin và thƣ̣c tra ̣ng nguồ n lƣ̣c thông tin tại Trung tâm TT-TV Trƣờng ĐHTM. - Đƣa ra những nhận xét đánh giá về công tác phát triển NLTT và thực trạng nguồn lực thông tin tại Trung tâm TT-TV Trƣờng ĐHTM từ năm 2003 đến nay. - Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển NLTT tại Trung tâm TT-TV Trƣờng ĐHTM trong thời gian tới. 4. Giả thuyết nghiên cứu Hiện nay, công tác phát triển NLTT tại Trung tâm TT-TV Trƣờng ĐHTM vẫn còn nhiều bất cập, có sự mất cân đối giữa các nhóm ngành tri thức, mất cân đối về ngôn ngữ và loại hình tài liệu, giáo trình và sách tham khảo phục vụ một số chuyên ngành đào tạo của trƣờng vẫn còn thiếu,... Nếu công tác phát triển NLTT đƣợc chú trọng hơn, Trung tâm xây dựng đƣợc chính sách bổ sung hoàn chỉnh và đƣợc đầu tƣ thêm nguồn kinh phí để bổ sung nguồn tài liệu điện tử, tài liệu ngoại văn, công tác thu thập nguồn tài liệu xám đƣợc chú trọng,...thì nguồn lực thông tin sẽ nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng từ đó thoả mãn tối đa NCT của các đối tƣợng NDT, nhƣ vậy chắc 17 chắn chất lƣợng hiệu quả công tác đào tạo và NCKH của Nhà trƣờng sẽ đƣợc nâng lên một cách rõ rệt. 5. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn lấy công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm TT-TV Trƣờng ĐHTM làm đối tƣợng nghiên cứu. 6. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Thƣơng mại. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2003 (khi Trung tâm Thông tin - Thƣ viện đƣợc đầu tƣ từ dự án Giáo dục đại học) đến nay 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp luận: Luận văn dựa trên phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về về vấn đề giáo dụcvăn hoá - xã hội. - Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình thƣc hiện luận văn tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: + Thu thập, nghiên cứu và phân tích, tổng hợp tài liệu. + Điều tra bằng phiếu hỏi + Phỏng vấn trực tiếp + Phƣơng pháp thống kê + So sánh, đối chứng 8. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 18 - Ý nghĩa khoa học của đề tài là làm rõ khái niệm nguồn lực thông tin, vai trò của nguồn lực thông tin đối với công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học ở trƣờng đại học; khảo sát, đánh giá về hiện trạng công tác phát triển NLTT và nguồn lực thông tin tại thƣ viện của một cơ sở giáo dục - đào tạo; đánh giá đƣợc mức độ thoả mãn NCT của NDT tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Thƣơng mại. - Ý nghĩa ứng dụng của đề tài: các giải pháp phát triển NLTT Trƣờng ĐHTM mà luận văn đƣa ra có thể áp dụng vào thực tiễn tại Trung tâm TT-TV nhằm xây dựng nguồn lực thông tin có chất lƣợng, đa dạng và phong phú về loại hình, giúp thoả mãn NCT của NDT, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và NCKH đáp ứng yêu cầu đổi mới của Nhà trƣờng. 9. Dự kiến kết quả nghiên cứu - Khảo sát và đánh giá một cách khách quan thực trạng công tác phát triển NLTT; khả năng đáp ứng NCT của NDT với nguồn lực hiện có tại Trung tâm TT-TV Trƣờng ĐHTM giai đoạn từ năm 2003 đến nay. - Đƣa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển NLTT, giúp thoả mãn NCT của NDT tại Trung tâm TT-TV Trƣờng ĐHTM, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và NCKH của Nhà trƣờng trong những năm tới. 19 Chƣơng 1- NGUỒN LỰC THÔNG TIN VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI 1.1. Nguồn lực thông tin 1.1.1. Khái niệm nguồn lực thông tin Trong các cơ quan TT-TV, nguồn lực thông tin (NLTT) là yếu tố vô cùng quan trọng, là cơ sở hình thành mọi hoạt động của thƣ viện và là căn cứ để thƣ viện xây dựng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của NDT. Hiện nay, khái niệm NLTT không chỉ giới hạn ở nguồn thông tin đƣợc sở hữu bởi cơ quan thông tin, thƣ viện vì ngoài nguồn thông tin hiện có trong thƣ viện, còn có các nguồn thông tin cần thiết ở các nơi khác nhau không tùy thuộc vào nơi bảo quản, lƣu trữ. Khái niệm “nguồn lực thông tin” có thuật ngữ tƣơng đƣơng trong tiếng Anh là “Information Resources”. Trong tiếng Anh, thuật ngữ này cũng đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau. Trong Bách khoa toàn thƣ trên trang PC magazine (http://www.pcmag.com/encyclopedia/term/44956/information-resources), “Information Resources” đƣợc hiểu là tài nguyên thông tin, dữ liệu của tổ chức, đơn vị (The data and information assets of an organization, department or unit). Còn trên trang http://www.yourdictionary.com, “information resources” đƣợc định nghĩa là dữ liệu và thông tin đƣợc sử dụng bởi tổ chức (Information resources are defined as the data and information used by an organization). Bên cạnh quan điểm coi NLTT là thông tin, dữ liệu, cũng có một quan điểm khác coi tài nguyên thông tin không chỉ là thông tin, dữ liệu mà còn bao gồm cả nguồn nhân lực, thiết bị,… (information and related resources, such as personnel, equipment, and http://www.thefreedictionary.com/information+resources. information technology), 20 Trong tiếng Việt, nội hàm của thuật ngữ “nguồn lực thông tin” cũng chƣa đƣợc xác định một cách rõ ràng. Do đó có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này và hiện nay. Theo tiến sĩ Lê Văn Viết, nội hàm của thuật ngữ này vẫn chƣa đƣợc thống nhất, “có ngƣời cho rằng nó tƣơng đƣơng nhƣ vốn tài liệu trong cơ quan thông tin, thƣ viện. Ngƣời khác lại đƣa ra quan điểm NLTT không chỉ bao hàm các nguồn lực về tài liệu mà còn gồm các thành phần khác nhƣ tài liệu, thông tin, nhân lực thông tin,…[37,tr.163] Một quan điểm khác lại cho rằng NLTT là tổ hợp các thông tin và tài liệu phản ánh những kết quả lao động sáng tạo trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con ngƣời, đƣợc quản lý và chia sẻ trong các tổ chức xã hội. Nhƣ vậy, NLTT sẽ không chứa các yếu tố nhƣ nhân lực thông tin, trang thiết bị, kinh phí,… mà các yếu tố này đóng vai trò là “những bộ phận ngang nhau độc lập với nhau nhƣng liên hệ hữu cơ với nhau, ràng buộc lẫn nhau”. Khi xem xét việc phát triển và quản lý NLTT trong các tổ chức, các yếu tố đƣợc đề cập đến nhƣ nhân sự, trang thiết bị,…sẽ là các yếu tố hỗ trợ [38]. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay thì nhiều nhà quản lý, cán bộ TT-TV thƣờng quen sử dụng thuật ngữ “nguồn lực thông tin” để chỉ các dạng tài liệu khác nhau và đó cũng chính là “nguồn tin”. Ở đây NLTT là loại tài sản đặc biệt, càng đƣợc khai thác sử dụng thì càng giàu thêm. Trong đó việc đầu tƣ, bảo quản và tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sử dụng các NLTT nhƣ tổ chức kho, lƣu trữ, bảo quản, xây dựng các mục lục, các CSDL chính là làm tăng thêm giá trị sử dụng của vốn tài liệu đó [39]. Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 2005, “nguồn” đƣợc hiểu là nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra hay nơi có thể cung cấp cái gì đó. Từ đó, nhiều quan điểm cho rằng “nguồn lực thông tin” bao hàm cả tiềm lực thông tin và khả năng với tới các nguồn thông tin khác. Hiểu theo nghĩa này thì tất cả các nguồn thông tin có trong tay hoặc có thể với tới đều đƣợc gọi là NLTT.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan