Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện trường đại học xây dựng hà nội...

Tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện trường đại học xây dựng hà nội

.PDF
150
509
148

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- NGUYỄN THỊ THU HIỀN PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI Chuyên ngành: Khoa học Thƣ viện Mã số: 60 32 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Viết Nghĩa Hà Nội - 2014 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN: Luận văn của học viên: Nguyễn Thị Thu Hiền với đề tài “Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội” đã hoàn thành chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng chấm luận văn. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………….… …………………………………………………………………………………. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Trƣớc tiên, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các quý Thầy, Cô giáo giảng dạy tại Khoa Thông tin - Thƣ viện, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã dạy dỗ, chỉ bảo và tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại Trƣờng. Tác giả cũng trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ thƣ viện đang công tác tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây Dựng Hà Nội đã giúp đỡ tác giả nhiệt tình trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy hƣớng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Viết Nghĩa, ngƣời đã hƣớng dẫn và giúp đỡ tận tình để tác giả có thể thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Với sự cố gắng cao nhất và trong khả năng cho phép, tác giả đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, tuy nhiên, do trình độ và thời gian hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, tác giả kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày …/…/……… NGƢỜI VIẾT Nguyễn Thị Thu Hiền DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CSDL : Cơ sở dữ liệu ĐHXDHN : Đại học Xây dựng Hà Nội ĐTNCKH : Đề tài nghiên cứu khoa học HĐ KH&ĐT : Hội đồng Khoa học và Đào tạo NCT : Nhu cầu tin NDT : Ngƣời dùng tin Nxb : Nhà xuất bản NCKH : Nghiên cứu khoa học TT – TV : Thông tin - Thƣ viện XD : Xây dựng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU………………………………………………………………… 6 1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………….. 6 2. Tình hình nghiên cứu…………………………………………………. 9 3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………... 14 4. Giả thuyết nghiên cứu…………………………………………………. 15 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu…………………………………….. 15 6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu…………………………….. 16 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của Đề tài…………………………….. 16 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu…………………………………………… 16 9. Kết cấu của luận văn…………………………………………………... 17 NỘI DUNG………………………………………………………………. 18 CHƢƠNG 1: NGUỒN LỰC THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI………… 18 1.1 Cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin……………………………………………………………...…… 18 1.1.1 Khái niệm nguồn lực thông tin…………………………………………... 18 1.1.2 Phát triển nguồn lực thông tin…………………………......................... 21 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nguồn lực thông tin………… 23 1.2 Vai trò của nguồn lực thông tin đối với hoạt động giáo dục, đào tạo tại Trƣờng Đại học Xây Dựng Hà Nội…………………………………… 30 1.2.1 Giới thiệu về Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội…………………….. 30 1.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển……………………………………… 30 1.2.1.2 Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội ………………………………………………………. 33 1.2.2 Khái quát về Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây Dựng Hà Nội…………. 36 1.2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ…………………………………………... 36 1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức……………………………………………………. 37 1 1.2.2.3 Người dùng tin và nhu cầ u tin của người dùng tin ………………. 38 1.2.3 Nguồn lực thông tin hỗ trợ cho hoạt động giáo dục, học tập và góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo tại Trƣờng ĐHXDHN………………... 41 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI……………………………. 47 2.1 Thực trạng nguồn lực thông tin của Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội………………………………………………………… 47 2.1.1 Cơ cấu loại hình tài liệu…………………………………………………. 47 2.1.2 Thành phần tài liệu theo môn loại khoa học………………………….. 57 2.1.3 Thành phần tài liệu theo ngôn ngữ …………………………………..… 63 2.1.4 Nhận xét về nguồn lực thông tin của Thư viện Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội…………………………………………………………… 67 2.2 Công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây Dựng Hà Nội……………………………………………………….... 68 2.2.1 Chính sách bổ sung tài liệu……………………………………………… 68 2.2.2 Kinh phí bổ sung tài liệu………………………………………………… 71 2.2.2.1 Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước……………………….……… 72 2.2.2.2 Nguồn kinh phí khác……………………………………………………. 73 2.2.3 Quy trình bổ sung tài liệu vào Thư viện………………………….…….. 74 2.2.4 Các nguồn bổ sung tài liệu vào Thư viện…………………….………… 76 2.2.4.1 Nguồn mua………………………………………………….……………. 77 2.2.4.2 Nguồn biếu tặng…………………………………………….…………… 80 2.2.4.3 Nguồn lưu chiểu………………………………………….……………… 82 2.2.5 Thanh lọc tài liệu…………………………….……………..…………...… 84 2.2.6 Bảo quản nguồn lực thông tin………………………………...………… 86 2.2.7 Phối hợp bổ sung và chia sẻ nguồn lực thông tin……………………. 94 2.3 Nhận xét về công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội……………………………….….. 2 97 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI………….. 101 3.1 Định hƣớng công tác phát triển nguồn lực thông tin của Thƣ viện Đại học Xây dựng Hà Nội…………………………………………………….. 101 3.2 Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin…………………. 102 3.3 Đảm bảo kinh phí cho phát triển nguồn lực thông tin …………….….. 107 3.4 Tăng cƣờng bổ sung tài liệu ngoại văn và tài liệu điện tử……………. 119 3.5 Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin………………………....... 112 3.5.1 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin…………………………………..……... 112 3.5.2 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thông tin tại Thư viện................................. 114 3.6 Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật ………….……………….. 118 3.7 Phối hợp bổ sung và chia sẻ nguồn lực thông tin……………….…….. 120 3.8 Nâng cao trình độ của cán bộ thƣ viện và ngƣời dùng tin …………… 123 KẾT LUẬN…………………………………………………….………… 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….…............ 132 PHỤ LỤC………………...………………………………………….…... 137 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Cơ cấu loại hình tài liệu phân theo mục đích sử dụng……………......51 Bảng 2.2: Cơ cấu loại hình tài liệu xám……………………………………….....54 Bảng 2.3: Cơ cấu loại hình tài liệu phân chia theo thời gian xuất bản…………..56 Bảng 2.4: Môn loại của sách…………………………………………………......57 Bảng 2.5: Môn loại của báo - tạp chí………………………………………..…...59 Bảng 2.6: Chuyên ngành luận văn……………………………………..……........60 Bảng 2.7: Chuyên ngành luận án……………………………………....................61 Bảng 2.8: Môn loại của đề tài nghiên cứu khoa học…………………..……........62 Bảng 2.9: Ngôn ngữ của sách……………………………………………..…...…64 Bảng 2.10: Ngôn ngữ của báo - tạp chí………………………………….........….65 Bảng 2.11: Ngôn ngữ của luận văn và luận án…………………………...............66 Bảng 2.12: Kinh phí bổ sung tài liệu qua các năm……………………….….…...73 Bảng 2.13: Số lƣợng sách Thƣ viện mua qua các năm………………...................78 Bảng 2.14: Số lƣợng báo - tạp chí Thƣ viện mua qua các năm………..................79 Bảng 2.15: Số lƣợng sách ngoại văn nhập vào Thƣ viện qua hình thức biếu - tặng qua các năm……………………………………………………..…....81 Bảng 2.16: Số lƣợng tài liệu Thƣ viện nhận đƣợc qua hình thức lƣu chiểu qua các năm……………………………………………………...........83 4 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Cơ cấu loại hình tài liệu theo mục đích sử dụng……………….…...52 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu loại hình tài liệu xám …………………………….………....55 Biều đồ 2.3: Cơ cấu loại hình tài liệu phân chia theo thời gian xuất bản…..........56 Biểu đồ 2.4: Môn loại của sách ………………………………………………......58 Biểu đồ 2.5: Môn loại của báo - tạp chí…………………………………..……....60 Biểu đồ 2.6: Môn loại của đề tài nghiên cứu khoa học…..…………………........63 Biểu đồ 2.7: Ngôn ngữ của sách…………………………………………….........64 Biểu đồ 2.8: Ngôn ngữ của báo - tạp chí……………………………………..…..66 Biểu đồ 2.9: Kinh phí bổ sung tài liệu qua các năm………………………….…..74 Biểu đồ 2.10 : Số lƣợng sách Thƣ viện mua qua các năm………………………..79 Biểu đồ 2.11: Số lƣợng báo - tạp chí Thƣ viện mua qua các năm……………......80 Biểu đồ 2.12: Số lƣợng sách ngoại văn nhập vào Thƣ viện qua hình thức biếu - tặng qua các năm……………………………………………..……..……..82 Biểu đồ 2.13: Số lƣợng tài liệu Thƣ viện nhận đƣợc qua hình thức lƣu chiểu qua các năm…………………………………………………….………84 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nƣớc, thông tin đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị,...và thực sự trở thành tiềm lực và là động lực phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn thông tin trong xã hội là vấn đề mang tính chiến lƣợc trong giai đoạn hiện nay ở bất kỳ một quốc gia nào. Để tạo điều kiện thuận lợi và để định hƣớng cho nguồn tin trong xã hội phát triển, một số quốc gia đã xây dựng cho mình chính sách thông tin quốc gia. Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại biệt lập trong quá trình phát triển chung của nhân loại mà phải có sự hòa nhập, liên kết để cùng phát triển trong mục tiêu chung của toàn cầu. Muốn thực hiện đƣợc mục tiêu đó, việc đảm bảo nguồn thông tin và chia sẻ thông tin giữa các quốc gia có ý nghĩa mang tính quyết định. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Bƣớc sang thế kỷ XXI - thế kỷ thông tin và nền kinh tế tri thức với đặc trƣng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và toàn cầu hóa, chúng ta hết sức coi trọng công tác thông tin và đảm bảo nguồn thông tin trong xã hội. Đảng và Nhà nƣớc luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho công tác thông tin phát triển, thông qua những chính sách và chiến lƣợc thông tin khoa học công nghệ trong giai đoạn mới. Bởi lẽ, thông tin đƣợc xác định nhƣ là một yếu tố quyết định đến sự thành công của đất nƣớc trên con đƣờng phát triển đi lên, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định rõ: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cƣờng hoạt động đối ngoại; 6 bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại.”1 Thƣ viện đƣợc xem nhƣ là một thiết chế xã hội. Thƣ viện ngày càng khẳng định rõ vị trí, vai trò của mình trong đời sống của con ngƣời. Thƣ viện chính là cầu nối giữa ngƣời dùng tin với nguồn thông tin. Ngƣời đọc đến với thƣ viện để đƣợc thỏa mãn nhu cầu về thông tin cũng nhƣ gia tăng sự hiểu biết của mình để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập, lao động - sản xuất và giải trí. Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, ngày càng khẳng định rõ vai trò của mình đối với hoạt động giáo dục đào tạo của nhà trƣờng và sự nghiệp phát triển chung của đất nƣớc. Cán bộ Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết, đống góp công sức cho sự phát triển của nhà trƣờng . Trên cơ sở nhận thức rõ chức năng, nhiệm vụ của mình, Thƣ viện luôn đảm bảo và không ngừng phát triển nguồn thông tin để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của bạn đọc. Thƣ viện luôn xác định rõ đây chính là mục tiêu và là động lực phát triển của mình. Đặc biệt, hiện nay đƣợc sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc cùng với sự chỉ đạo sâu sát của Ban lãnh đạo Trƣờng và Thƣ viện, hoạt động của Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội ngày một khởi sắc, phát huy đƣợc vị thế của mình trong sự nghiệp đổi mới của nƣớc nhà. Trong đó, có công tác phát triển nguồn lực thông tin. Công tác này đã đạt đƣợc những hiệu quả đáng kể, góp phần phục vụ đắc lực cho hoạt động nghiên cứu, giáo dục - đào tạo tại nhà trƣờng. Hiện nay, Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội đang sở hữu một nguồn lực thông tin khá phong phú. Bên cạnh loại hình tài liệu truyền thống đƣợc xuất bản dƣới dạng in ấn, Thƣ viện còn có cả loại hình tài liệu hiện đại nhƣ tài liệu trên CD-Rom, các cơ sở dữ liệu (CSDL) trực tuyến. Môn loại và ngôn ngữ của tài liệu cũng đa dạng với nhiều lĩnh vực tri thức và nhiề u ngôn ngữ khác nhau nhƣ tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung,… 1 http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=443515. Ngày 16/11/2011. 7 Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, công tác xây dựng nguồn lực thông tin của Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thể là: Do chƣa có chính sách bổ sung tài liệu hoàn chỉnh đƣơ ̣c ban hành chin ́ h thƣ́c nên trong công tác phát triển nguồn lực thông tin vẫn xảy ra tình trạng bổ sung thiên lệch, không hoàn toàn cân đối với nhu cầu của ngƣời dùng tin . Tài liệu tại Thƣ viện chủ yếu là giáo trình, còn sách tham khảo chuyên ngành sâu phục vụ cho giảng viên, học viên và sinh viên tự nghiên cứu còn thiếu. Tài liệu tiếng Việt chiếm tỷ lệ lớn, trong khi đó, tài liệu tiếng nƣớc ngoài chiếm tỷ lệ quá nhỏ. Loại hình tài liệu hiện đại - tài liệu điện tử còn nghèo nàn. Vì vậy, mục tiêu hƣớng tới của Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội là xây dựng đƣợc nguồn lực thông tin đủ mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng để thỏa mãn tối đa nhu cầu tin cuả bạn đọc. Mặt khác, do tài liệu của Thƣ viện cũng chịu sự chi phối của các quy luật đặc trƣng của tài liệu (giá cả tài liệu tăng liên tục, lỗi thời của thông tin, tập trung và phân tán thông tin, số lƣợng tài liệu phát triển theo hàm số mũ) nên công tác phát triển nguồn lực thông tin của Thƣ viện bên cạnh những thuận lợi, cũng đứng trƣớc những khó khăn nhất định. Đặc biệt là trong tình trạng nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp cho hoạt động của Thƣ viện hàng năm còn khiêm tốn. Với số kinh phí đƣợc cấp, Thƣ viện khó đảm bảo đƣợc tốt việc thu thập và cung cấp tài liệu, nhất là tài liệu chuyên ngành sâu theo đề nghị của các khoa và bộ môn trong Trƣờng. Đây chính là vấn đề đang đƣơ ̣c đặt ra cho Thƣ viê ̣n Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội và cần phải đƣợc giải quyết kịp thời để Thƣ viện đá p ƣ́ng đƣơ ̣c nhu cầ u thông tin ngày càng cao của ngƣời dùng tin trong trƣờng . Chính vì nhƣ̃ng lý do trên mà tôi đã chọn đề tài Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Thƣ viện. Đề tài nghiên cứu “Phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng, trên cơ sở nhâ ̣n diê ̣n h oạt động xây dựng , phát triển nguồn lực thông tin của Thƣ viện , đề tài đƣa ra những biện pháp tích cực để khắc phục các tồn tại trong công tác xây dƣ̣ng 8 nguồ n lƣ̣c thông tin của Thƣ viê ̣n và góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Thƣ viện trong giai đoạn đổ i mới giáo du ̣c hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài Trong hoạt động thông tin - thƣ viện (TT - TV), chất lƣợng phục vụ ngƣời dùng tin chính là thƣớc đo để đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi trung tâm TT TV. Để thực hiện tốt đƣợc điều này, đòi hỏi mỗi cơ quan thông tin phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện về mọi mặt để ngày càng hoạt động hiệu quả hơn. Trong đó, công tác phát triển nguồn lực thông tin phải đƣợc xem là khâu đột phá, có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả hoạt động của thƣ viện . Do công tác phát triển nguồn lực thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của mỗi cơ quan TT - TV nên đã có khá nhiều bài viết, luận văn và hội thảo khoa học đề cập đến công tác này cũng nhƣ những vấn đề liên quan tới nguồ n lƣ̣c thong tin, cụ thể nhƣ: Về luận văn: Đã có một số đề tài luâ ̣n văn đề cập đến công tác phát triển nguồn lực thông tin ở các cơ quan TT - TV với những khía cạnh phản ánh khác nhau, mang tính đặc thù của từng cơ quan nhƣ: + Nghiên cứu về thực trạng nguồn lực thông tin và công tác xây dựng, phát triển nguồn lực thông tin nói chung tại các cơ quan TT - TV trong giai đoạn hiện nay có các đề tài: “Tăng cường công tác bổ sung vốn tư liệu khoa học tại Trung tâm Thông tin Tư liệu thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia” của tác giả Nguyễn Thị Nhƣ Tùng, (2000) [30]; “Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” của tác giả Trần Mỹ Dung, (2004) [7]; “Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội” của tác giả Hà Thị Huệ, (2005) [12]; “Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin tại Viện Xã hội học” của tác giả Vũ Thị Hồng Quyên, (2006)[26]; “Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm TT - TV thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước” của tác giả Nghiêm Thị Nhƣ Ngọc, (2010) [20]; “Xây dựng và phát triển nguồn học liệu phục vụ đào tạo theo phương thức tín chỉ tại 9 Trung tâm Thư viện - Học liệu Trường Cao Đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Tấn Đạt, (2011) [9]. + Về khía cạnh xây dựng, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin điện tử, thông tin số tại các cơ quan TT - TV hiện nay có các luâ ̣n văn sau : “Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại Thư viện Quân đội” của tác giả Mạc Thùy Dƣơng, (2003) [8]; “Tăng cường nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia” cuả tác giả Lê Thế Long, (2006) [17]; “Nghiên cứu xây dựng và quản lý nguồn tài nguyên số nội sinh tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia” của tác giả Phạm Văn Hùng, (2009)[15]; “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn học liệu số tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn đổi mới giáo dục ” của tác giả Vũ Văn Thƣờng, (2010) [36]; “Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin điện tử ở Học viện Hậu Cần” của tác giả Lê Anh Tiến, (2010)[31]; “Phát triển nguồn tài liệu số hóa toàn văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” của tác giả Lê Đức Thắng, (2010)[33]; “Phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai, (2012) [18]. Nhìn chung, các luâ ̣n văn kể trên đã nghiên cứu thực trạng nguồn lực thông tin và công tác phát triển nguồn lực thông tin tại mô ̣t trung tâm TT - TV cụ thể (Trung tâm Thông tin Tư liệu thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,… ). Mỗi tác giả lại có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau, phụ thuộc vào tính chất, đặc thù của từng cơ quan mà họ nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phát triển nguồn tin tại các cơ quan này. Bên cạnh các luận văn kể trên, còn có các bài viết đề cập đến vấn đề phát triển nguồn lực thông tin tại các cơ quan TT - TV hay những nội dung có liên quan đến hoạt động đó. Cụ thể nhƣ sau: + Đề cập đến quan điểm về chính sách phát triển nguồn tin có các bài: “ Một số quan niệm về chính sách về phát triển nguồn tư liệu” của tác giả Vũ Văn Sơn đƣợc đăng trên Tạp chí Thông tin và Tƣ liệu, (1994) [28, tr. 1- 4]. Bài viết đã nêu 10 lên một số quan niệm khác nhau về chính sách phát triển nguồn tƣ liệu và nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng chính sách này ở Việt Nam; “Chính sách chia sẻ nguồn lực trong thời kỳ áp dụng công nghệ thông tin mới” của tác giả Vũ Văn Sơn đƣợc đăng trên Tạp chí Thông tin và Tƣ liệu, (1995) [29, tr. 7 - 10]. Bài viết đã đề cập đến tầm quan trọng của hoạt động phối hợp bổ sung và chia sẻ nguồn lực thông tin tƣ liệu giữa các cơ quan TT - TV trong điều kiện áp dụng công nghệ thông tin mới, đồng thời nhấn mạnh những vấn đề cần giải quyết để hoạt động này đạt hiệu quả cao; “Phác thảo sơ bộ chính sách Quốc gia về nguồn lực thông tin” của tác giả Lê Văn Viết đƣợc đăng trong cuốn “Thƣ viện học - Những bài viết chọn lọc, (2006) [45, tr. 183 - 190]. Bài viết đã đi sâu phân tích các vấn đề cơ bản để phát triển nguồn lực thông tin Quốc gia nhƣ: xây dựng mạng lƣới thƣ viện thống nhất trong cả nƣớc, phối hợp giữa các cơ quan TT - TV trong việc thu thập và bảo quản thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân, tổ chức có thể khai thác và sử dụng nguồn tin một cách thuận lợi và dễ dang. Đồng thời bài viết cũng nêu lên một số khó khăn, trở ngại khi tiến hành thu thập và khai thác nguồn tin. + Đề cập tới vai trò của nguồn tin và hoạt động xây dựng, phát triển nguồn tin trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo, các cơ quan thông tin thƣ viện có các bài: “Phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh công nghệ thông tin mới” của tác giả Nguyễn Hữu Hùng đƣợc đăng trong cuốn “Thông tin: Từ lý luận đến thực tiễn”, (2005) [13, tr. 206-214]. Bài viết đã đề cập tới lợi ích khi áp dụng công nghệ thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan TT - TV trong việc xây dựng các cơ sở dữ liệu, tác giả cũng g iới thiệu một số cơ sở dữ liệu trong và ngoài nƣớc tại các cơ quan TT - TV ở trong nƣớc, đồng thời nêu lên kiến nghị trong việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cƣờng nguồn lực thông tin của các cơ quan TT - TV trong đó tập trung giải quyết các vấn đề thuộc về quan điểm và các biện pháp kỹ thuật; “Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hóa tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Hùng đƣợc đăng trên tạp chí Thông tin và Tƣ liệu, (2006) [14, tr 5 - 10]. Bài viết đã trình bày khái niệm và luận chứng vai trò trung tâm của tài nguyên thông tin số trong hệ thống thông tin Quốc gia. Giới thiệu ba kịch bản trong 11 tạo lập tài nguyên số: số hóa toàn phần, hồi cố và song song tồn tại tài nguyên số và tƣ liệu. Đƣa ra các điều kiện và yếu tố cần thiết để thực hiện chính sách tài nguyên số trên quy mô hệ thống; “Vai trò của nguồn học liệu tại các trường đại học/ học viện” của tác giả Thu Minh đƣợc đăng trên Tạp chí Thông tin và Tƣ liệu, (2007) [19, tr. 19 - 24]. Bài viết giới thiệu những xu thế phát triển nguồn học liệu tại trƣờng đại học/học viện, kinh nghiệm tạo lập và sử dụng chúng trong quá trình đào tạo và nghiên cứu tại một số trƣờng đại học ở nƣớc ngoài. Trình bày quan điểm, chính sách và các giải pháp nhằm phát triển nguồn học liệu tại các trƣờng đại học/học viện nhƣ: giải pháp về chính sách và cơ chế, giải pháp về công nghệ; “Phát triển nguồn học liệu tại các tổ chức nghiên cứu, đào tạo hiện nay” của tác giả Nguyễn Huy Chƣơng và Trần Mạnh Tuấn đƣợc đăng trên Tạp chí Thông tin và Tƣ liệu,(2008) [6, tr. 10 - 13]. Bài viết giới thiệu một số hệ thống quản lý giáo trình ở các nƣớc trong xu thế phát triển các trung tâm học liệu tại các cơ sở đào tạo. Mô tả một số sản phẩm công cụ trên mạng của một số cơ sở đại học của Hoa Kỳ và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn học liệu. Nêu lên nhu cầu phát triển nguồn học liệu tại các cơ sở giáo dục - đào tạo trong nƣớc; “Thư viện trường đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ đào tạo tín chỉ” của tác giả Nguyễn Văn Hành đƣợc đăng trên Tạp chí Thông tin và Tƣ liệu, (2008) [10, tr. 30 - 34]. Bài viết trình bày những nét chính về tín chỉ và các điều kiện về học liệu để đào tạo đaị học theo tín chỉ ở các trƣờng đại học Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển học liệu phục vụ đào tạo đại học theo tín chỉ nhƣ: chính sách phát triển học liệu, quản lý và phục vụ học liệu, áp dụng công nghệ thông tin vào xây dựng cơ sở dữ liệu môn học,… để thƣ viện trƣờng đại học trở thành trung tâm tích hợp nguồn tài liệu dạng số, tiến tới phục vụ “mọi lúc mọi nới” cho giảng viên và sinh viên. Nhƣ vậy, hiện nay có khá nhiều các bài viết đề cập đến vấn đề phát triển nguồn lực thông tin hay liên quan đến lĩnh vực này. Các bài viết của các tác giả, các chuyên gia đầu ngành đều mang tính khái quát và lý luận cao. Mỗi tác giả lại có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau. Vì vậy, khi ứng dụng vào thực tiễn 12 của từng cơ quan TT - TV cụ thể phải có sự nghiên cứu kỹ lƣỡng sao cho phù hợp với điều kiện, năng lực của mỗi cơ quan. Cùng với các đề tài nghiên cứu và các bài viết đã đƣợc đăng taỉ trên tạp chí chuyên ngành, còn có một số hội thảo, hội nghị khoa học liên quan đến công tác phát triển nguồn lƣ̣c thông tin đã đƣợc tổ chức nhƣ: Hội nghị chuyên đề: “Công tác bổ sung, luân chuyển tài liệu và đào tạo cán bộ của hệ thống thư viện công cộng” do Thƣ viện Quốc gia Việt Nam và Vụ Thƣ viện phối hợp tổ chức tại Hà Nội năm 2005. Các bản tham luận trình bày trong Hội nghị đã tập trung đề cập tới thực trạng công công tác bổ sung tài liệu tại các thƣ viện công cộng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. Hội thảo “Xây dựng và phát triển nguồn học liệu phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học” do Trung tâm TT - TV ĐHQGHN phối hợp với Liên hiệp Thƣ viện Đại học khu vực phía Bắc (ĐHKVPB) tổ chức, tại trƣờng Đại học Đà Lạt vào 2 ngày 8 - 9/8/2007. Tại hội thảo, 18 bài tham luận đã đƣợc trình bày, nội dung chủ yếu đề cập đến công tác xây dựng và phát triển nguồn học liệu tại tổ chức giáo dục đào tạo nhằm phục vụ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu; Hội thảo “Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội” diễn ra vào ngày 25/11/2011 tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam do Vụ Thƣ viện đã tổ chức. Hội thảo đã tập trung đề cập đến công tác số hóa vốn tài liệu địa chí của địa phƣơng. Trong Hội thảo này, những kinh nghiệm, cách thức và giải pháp nhằm đƣa công tác số hóa tài liệu phát triển đúng hƣớng, tránh lãng phí, manh mún...đã đƣợc trình bày trong các bản tham luận; Hội thảo “Giải pháp xây dựng và chia sẻ tài nguyên số” diễn ra vào ngày 10/3/2012 tại Trung tâm Thông tin - Tƣ liệu Đại học Cần Thơ. Hội thảo đã tập trung xoay quanh các vấn đề về xây dựng và chia sẻ nguồn tài nguyên số trên cơ sở phản ánh thực trạng của công tác này. Mặc dù đã có nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến công tác phát triển nguồn tin, song cho đến nay chƣa có một luận văn nào nghiên cứu về công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Trƣờng ĐHXDHN. 13 Nghiên cứu về hoạt động thông tin ở Trƣờng Đại học Xây dựng cũng có hai luận văn nghiên cứu về vấn đề ứng dụng phần mềm quản trị thƣ viện và tổ chức kho mở tại Thƣ viện đã đƣợc thực hiện. Cụ thể là đề tài “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm Libol 5.0 tại Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh, (2008). Đề tài này đã tập trung phản ánh thực trạng ứng dụng phần mềm Libol 5.0 tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2008 và đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm này tại Thƣ viện; Đề tài “Tổ chức và hoạt động kho mở phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội” của tác giả Trần Thị Hải, (2011). Đề tài này đã tập trung phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của kho mở tại Thƣ viện Trƣờng. Từ đó đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của kho mở. Về cơ bản hai đề taì này đã phản ánh những khía cạnh khác nhau trong hoạt động của Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội. Không có đề tài nào đi sâu phân tích, phản ánh thực trạng nguồn lực thông tin và công tác phát triển nguồn lực thông tin của Thƣ viện Trƣờng. Vì vậy, có thể nói đề tài “Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội” là đề tài hoàn toàn mới, không trùng lặp với các công trình đã công bố trƣớc đây. Với đề tài này, tác giả tập trung khảo sát thực tế nguồn lực thông tin và thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội trong thời gian tƣ̀ năm 2000 tới nay. Trên cơ sở nghiên cƣ́u của mình, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phát triển nguồn lƣ̣c thông tin tại Thƣ viện trƣờng Đa ̣i ho ̣c Xây dƣ̣ng Hà Nô ̣i , góp phần phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ nâng cao chấ t lƣơ ̣ng giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích: Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội, đề tài rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác phát triển và quản trị nguồn lực thông tin tại đây đồng thời xác định 14 phƣơng hƣớng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn lực thông tin, đáp ứng nhu cầu tin của ngƣời dùng tin, phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể nhƣ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin; - Nghiên cứu các nhóm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội; - Nghiên cứu công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội từ năm 2000 đến năm 2013; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội. 4. Giả thuyết nghiên cứu Khi thƣ viện trƣờng đại học có nguồn lực thông tin mạnh thì chắc chắn là hoạt động thông tin của thƣ viện sẽ đạt hiệu quả cao, đáp ứng tốt nhu cầu tin của bạn đọc, góp phần đắc lực trong việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác giáo dục, nghiên cứu khoa học tại nhà trƣờng. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây Dựng Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài đƣợc giới hạn: Về mặt không gian là: công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội; Về mặt thời gian là: công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (từ năm 2000 đến năm 2013). 15 6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên phƣơng pháp duy vật biện chứng, các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác sách, báo và hoạt động thông tin - thƣ viện. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; Phƣơng pháp quan sát; Phƣơng pháp phỏng vấn, điều tra bằng phiếu hỏi. Phƣơng pháp thống kê, so sánh. 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần làm rõ khái niệm nguồn lực thông tin; vai trò của nguồn lực thông tin đối với hoạt động giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội (Trƣờng ĐHXDHN); đề tài cũng khảo sát, phản ánh thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin và làm rõ nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Thƣ viện Trƣờng, khẳng định đƣợc tầm quan trọng và giá trị thiết thực của công tác phát triển nguồn tin trong thƣ viện nói chung và tại Thƣ viện Trƣờng ĐHXDHN nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn Từ các kiến nghị và giải pháp cụ thể đối với công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Trƣờng ĐHXDHN mà tác giả đƣa ra có thể ứng dụng vào thực tiễn nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế, nâng cao chất lƣợng hoạt động xây dựng, phát triển nguồn lực thông tin của Thƣ viện và làm thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại đây trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu - Đề tài p hản ánh thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội; 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan