Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nguồn lực thông tin phục vụ công tác đào tạo tín chỉ tại trung tâm th...

Tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin phục vụ công tác đào tạo tín chỉ tại trung tâm thông tin - thư viện trường đại học lao động xã hội

.PDF
85
400
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN TIẾN ĐỨC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI Chuyên ngành: Mã số: Thông tin – Thư viện 603 220 LUẬN VĂN THẠC SỸ THÔNG TIN – THƯ VIỆN Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG XUÂN CHẾ Hà Nội - 2010 MỤC LỤC Chương 1: NGUỒN LỰC THÔNG TIN VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - 10 XÃ HỘI 1.1 Khái quát Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học 10 Lao động – Xã hội 1.2 Những vấn đề chung về tín chỉ và đào tạo tín chỉ 16 1.3 Đặc điểm người dùng tin, nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin 19 - Thư viện Trường Đại học Lao động - Xã hội 1.4 Vai trò của nguồn lực thông tin trong nâng cao chất lượng đào tạo tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Lao động 26 – Xã hội Chương 2: THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG 34 – XÃ HỘI 2.1. Công tác tổ chức nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Lao động – Xã 37 hội 2.1.1. Tổ chức nguồn lực thông tin dạng truyền thống 38 2.1.2. Tổ chức nguồn lực thông tin dạng hiện đại 44 2.2. Khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư 46 viện Trường Đại học Lao động - Xã hội 2.2.1. Các kênh phân phối - chuyển giao nguồn lực thông tin 47 2.2.2. Các công cụ tra cứu thông tin 51 2.3. Đánh giá hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện 1 Trường Đại học Lao động - Xã hội trong công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin. 53 2.3.1. Đánh giá mức độ chính xác, đầy đủ và cập nhật của 55 nguồn lực thông tin 2.3.2. Đánh giá hiệu quả khai thác của nguồn lực thông tin 57 2.3.3. Đánh giá mức độ thoả mãn nhu cầu tin của Trung tâm đối với người dùng tin 61 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN 65 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 3.1. Xây dựng chính sách bổ sung khoa học 65 3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức, quản lý nguồn 67 lực thông tin 3.3. Đẩy mạnh hợp tác trong chia sẻ nguồn lực thông tin 70 KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC 80 2 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI rong tiến trình hội nhập ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ T của khoa học - công nghệ và sự biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội trên toàn thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lƣợng và chất lƣợng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục đại học trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nƣớc, do đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới mạnh mẽ giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta ý thức đƣợc rõ tầm quan trọng của phát triển giáo dục và khoa học - công nghệ, coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội IX đã khẳng định: "Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa – hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm. Con đƣờng công nghiệp hóa của Việt Nam cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nƣớc đi trƣớc ... gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học - công nghệ, từng bƣớc phát triển kinh tế tri thức. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của ngƣời Việt Nam, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục, khoa học - công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa". Trên thế giới, nền kinh tế tri thức đang đòi hỏi rất nhiều ở giáo dục đại học những năng lực mới. Tuyên ngôn của Hội nghị thế giới về Giáo dục đại học trong thế kỷ XXI đã nhấn mạnh xã hội "Ngày càng dựa vào 3 tri thức ... giáo dục đại học và nghiên cứu hiện nay hoạt động nhƣ là các thành tố quan trọng của sự phát triển bền vững văn hoá, kinh tế - xã hội và môi trƣờng đối với mọi ngƣời, mọi cộng đồng và mọi dân tộc". Nhiệm vụ trên đặt ra cho giáo dục những trách nhiệm nặng nề, trong đó có trách nhiệm xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa đào tạo đƣợc đội ngũ khoa học - kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, nắm vững và ứng dụng các tri thức trong thực tiễn, đổi mới và chuyển giao công nghệ thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội là trƣờng đầu ngành thuộc Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo ngành Công tác xã hội, ngành Quản lý lao động, ngành Bảo hiểm và một số ngành khác. Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nƣớc hiện nay, nhiệm vụ đặt ra cho ngành hết sức nặng nề, bao gồm nhiều lĩnh vực công tác trọng yếu có tác động sâu sắc đến sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế của đất nƣớc, đó là: phát triển nguồn nhân lực, lao động việc làm (tiền lƣơng - tiền công; bảo hiểm - xã hội; bảo hộ - lao động ...); các vấn đề xã hội (an sinh - xã hội; công tác - xã hội; chính sách - xã hội ...); các đối tƣợng có công với nƣớc (ƣu đãi xã hội; chỉnh hình phục hồi chức năng cho thƣơng – bệnh binh và ngƣời tàn tật...). Cán bộ công chức, viên chức, nhân viên lao động xã hội làm việc tại cơ quan lao động – thƣơng binh xã hội, bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong cả nƣớc, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc, vừa tổ chức triển khai chính sách và thực hiện các hoạt động sự nghiệp tại mỗi lĩnh vực, vị trí công tác đòi hỏi ngƣời cán bộ lao động - xã hội phải hiểu biết sâu sắc về lý luận, có tƣ duy tổng hợp, phân tích, 4 có phƣơng pháp nghiên cứu khoa học để tiếp cận vấn đề mới tham mƣu, đề xuất, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Với ngành giáo dục, chất lƣợng đào tạo đƣợc đặt lên hàng đầu, một trong những biện pháp cơ bản để nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng là việc xây dựng và thành lập Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, để nơi đây trở thành nơi cung cấp thông tin chủ yếu phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn trƣờng. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng khá cơ bản, đáp ứng phần lớn nhu cầu về thông tin trong các lĩnh vực đào tạo của trƣờng. Tuy nhiên, nguồn lực thông tin tại trung tâm còn hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng (có hơn 20.000 bản sách, 200 loại báo - tạp chí và gần 100 CD - ROM chuyên đề…); sách, tạp chí, cơ sở dữ liệu bằng tiếng nƣớc ngoài hầu nhƣ không có. Chính vì vậy, để đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà trƣờng trong quá trình nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học phục vụ công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nƣớc, đặc biệt là hình thức đào tạo theo tín chỉ, đòi hỏi trung tâm phải xây dựng nguồn lực thông tin chính xác, đầy đủ, cập nhật để đáp ứng yêu cầu của ngƣời dùng tin và nhiệm vụ của nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay. Với những lý do trên, tôi đã chọn cho mình đề tài: “Phát triển nguồn lực thông tin phục vụ công tác đào tạo tín chỉ tại trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Lao động – Xã hội” làm luận văn tốt nghiệp. 5 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Năm 2005, bản tham luận “Trung tâm Thông tin - Thư viện trường đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ đào tạo theo tín chỉ” – tác giả ThS. Nguyễn Văn Hành – Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội đã đƣa ra những giải pháp ban đầu trong việc phát triển học liệu phục vụ đào tạo theo tín chỉ. Năm 2007, khóa luận: “Tăng cường hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện giai đoạn 2005 - 2010” của Th.S Lê Cao Đại – Phó Giám đốc Trung tâm làm chủ nhiệm đã đƣợc hoàn thành và ứng dụng thử nghiệm vào thực tiễn. Mới đây nhất, năm 2009, đề tài “Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện phục vụ đào tạo học chế tín chỉ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền” do Th.S Đỗ Thúy Hằng – Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền làm chủ nhiệm đề tài đã nghiên cứu, nêu thực trạng và đề ra đƣợc các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tuy nhiên, các đề tài mới chỉ nêu lên đƣợc thực trạng tình hình hoạt động của các Trung tâm Thông tin – Thƣ viện các trƣờng, khảo sát sơ bộ nhu cầu của ngƣời dùng tin tại đó, đƣa ra đƣợc các giải pháp tổng thể, chƣa đƣa ra đƣợc các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện đƣợc các giải pháp đó, đặc biệt là các giải pháp để phát triển nguồn lực thông tin. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1 Mục đích nghiên cứu: - Nâng cao chất lƣợng đào tạo tại trƣờng Đại học Lao động – Xã hội đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới 6 - Tăng cƣờng khả năng đáp ứng ngƣời dùng tin, từ đó đƣa ra các giải pháp 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nhiệm vụ của Trung tâm với yêu cầu của nhà Trƣờng, yêu cầu của đổi mới giáo dục - Xác định nhu cầu tin của trƣờng Đại học Lao động – Xã hội - Tìm hiểu hiện trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin và đề xuất giải pháp để khắc phục các hạn chế 4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU - Vai trò của nguồn lực thông tin đối với công tác đào tạo trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà Trƣờng trong tình hình mới 5. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - Nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6.1 Không gian nghiên cứu: - Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội (trụ sở chính tại Hà Nội) 6.2 Thời gian nghiên cứu: - Từ 2005 – nay 7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1 Phương pháp chung:  Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử 7 7.2 Phương pháp riêng:  Điều tra bằng bảng hỏi  Phỏng vấn chuyên gia  Phân tích, tổng hợp tài liệu 7.3 Phương pháp chuyên ngành: - Điều tra ngƣời dùng tin 8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8.1. Ý nghĩa khoa học: - Khẳng định vị trí, vai trò của nguồn lực thông tin trong công tác đào tạo, nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà Trƣờng đáp ứng yêu cầu của ngành và đòi hỏi của đất nƣớc 8.2.Ý nghĩa thực tiễn: - Nâng cao chất lƣợng nguồn lực thông tin đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo của trƣờng Đại học Lao động – Xã hội 9. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Một luận văn khoảng hơn 70 trang A4, gồm các bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh minh họa … về vấn đề nguồn lực thông tin - Đƣa ra 03 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chất lƣợng nguồn lực thông tin phục vụ công tác đào tạo tín chỉ của nhà Trƣờng trong tình hình mới 10. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: - Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chƣơng nhƣ sau: 8 Chƣơng 1: NGUỒN LỰC THÔNG TIN VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chƣơng 2: THỰC TRẠNG LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỘNG – XÃ HỘI 9 LAO Chƣơng 1 NGUỒN LỰC THÔNG TIN VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI 1.1. Khái quát chung về Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Lao động – Xã hội *Quá trình thành lập Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội, tiền thân là trƣờng Trung học Tiền lƣơng thuộc Bộ Lao động, đƣợc thành lập từ năm 1961. Năm 1991, trƣờng hợp nhất với Trƣờng Quản lý Cán bộ Thƣơng binh - Xã hội lấy tên là Trƣờng Cán bộ Lao động – Xã hội. Năm 1997 trƣờng đƣợc nâng cấp lên thành Trƣờng Cao đẳng Lao động – Xã hội. Năm 2005, trƣờng đƣợc nâng cấp thành Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Trong 49 năm phấn đấu và trƣởng thành, trƣờng đã đào tạo đƣợc gần 70000 cán bộ lao động – xã hội, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực cần thiết, để góp phần cùng cả nƣớc xây dựng đất nƣớc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa vững mạnh, giàu đẹp và văn minh. Song song với sự hình thành và phát triển của trƣờng, do yêu cầu của việc lƣu giữ tài liệu, phục vụ nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viện và sinh viên trong trƣờng, tổ Thông tin - Thƣ viện cũng đƣợc hình thành. Đến tháng 3 năm 2005, Trung tâm Thông tin - Thƣ viện của trƣờng đƣợc thành lập trên cơ sở của tổ Thông tin - Thƣ viện. 10 Trong suốt 05 năm qua, Trung tâm đã thể hiện đƣợc vai trò quan trọng của mình trong việc phục vụ nhu cầu thông tin của ngƣời dùng tin (cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trƣờng) Trong thời gian tới, đƣợc sự phê duyệt của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Nhà trƣờng sẽ triển khai xây dựng và lắp đặt hệ thống thƣ viện điện tử với kinh phí 6,798 tỷ đồng cùng với hệ thống phần mềm, thiết bị hiện đại nhằm góp phần đắc lực cho công tác giáo dục đào tạo toàn diện của Nhà trƣờng. Hiện nay quy mô đào tạo của Trƣờng đã đƣợc mở rộng hơn, hiện tại Trƣờng có 02 cơ sở đào tạo mới ở Thành phố Sơn Tây và Thành phố Hồ Chí Minh. *Cơ cấu tổ chức Theo Quyết định số 334/QĐ - ĐHLĐ - XH ngày 11/05/2007 của Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội về việc thành lập tổ chuyên môn của Trung tâm và bổ nhiệm cán bộ. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm 12 cán bộ, trong đó có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và 2 tổ chuyên môn: Tổ xử lý nghiệp vụ và Tổ phục vụ ngƣời dùng tin. 11 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Lao động - Xã hội BAN GIÁM ĐỐC Tổ phục vụ người dùng tin Tổ xử lý nghiệp vụ Phòng xử lý nghiệp vụ Phòng thông tin Phòng đọc lớn Phòng mƣợn Nhà sách Giám đốc: là ngƣời phụ trách chung, chịu trách nhiệm trƣớc Hiệu trƣởng về toàn bộ công tác thông tin - thƣ viện, trực tiếp lãnh đạo một số công việc cụ thể. Xây dựng chủ trƣơng, kế hoạch công tác, tổ chức thực hiện, phân công kiểm tra, đánh giá cán bộ. Phó giám đốc: là ngƣời giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc khi đƣợc ủy quyền, đƣợc phân công đảm nhiệm một số công tác trong Trung tâm. Các cán bộ đƣợc bố trí vào các phòng ban của Trung tâm nhƣ sau: - Phòng xử lý nghiệp vụ - thông tin - Phòng cấp thẻ và photo tài liệu - Phòng đọc lớn (03 cán bộ) - Phòng mƣợn (02 cán bộ) 12 (03 cán bộ) - Nhà sách (02 cán bộ) Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ: - 05 cán bộ có trình độ thạc sỹ - 04 cán bộ có trình độ cử nhân - Số còn lại có trình độ Cao đẳng Hầu hết các cán bộ có trình độ tin học cơ bản, kỹ năng khai thác thông tin trên Internet, trình độ ngoại ngữ đạt tiêu chuẩn. *Chức năng Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Lao động – Xã hội là trung tâm thông tin, văn hóa, khoa học kỹ thuật có chức năng thu thập, lƣu trữ, xử lý, tổ chức, xây dựng và quản lý nguồn lực thông tin phục vụ công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của sinh viên, cán bộ và giảng viên trong toàn trƣờng. *Nhiệm vụ của Trung tâm trong tình hình mới - Nghiên cứu, đề xuất phƣơng hƣớng, chủ trƣơng kế hoạch phát triển nguồn lực thông tin phù hợp với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng, đồng thời chịu trách nhiệm bảo quản nguồn lực thông tin đó. - Tổ chức cho cán bộ - giáo viên và sinh viên của trƣờng khai thác, sử dụng thuận lợi và có hiệu quả các nguồn lực thông tin do Trung tâm Thông tin - Thƣ viện quản lý. - Xây dựng kế hoạch bổ sung sách, báo - tạp chí... trong và ngoài nƣớc thuộc các ngành chuyên môn và các ngành có liên quan của trƣờng. - Thông báo kịp thời những tài liệu mới đƣợc bổ sung bằng các hình thức nhƣ: giới thiệu sách, báo - tạp chí, cơ sở dữ liệu... biên soạn bản thông tin tóm tắt, giới thiệu thông tin thƣ mục. 13 - Thƣờng xuyên thu nhận những ấn phẩm do trƣờng xuất bản, cũng nhƣ các khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn cao học, luận án tiến sĩ... đƣợc bảo vệ tại trƣờng và các đơn vị có liên quan. - Có kế hoạch hiện đại hoá Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, từng bƣớc tăng cƣờng khả năng tổ chức, quản lý và tìm kiếm thông tin. - Tổ chức đào tạo và bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ - nhân viên trung tâm. - Trang bị kiến thức về các dịch vụ cung cấp tin, về phƣơng pháp tra cứu, tìm kiếm và sử dụng Trung tâm Thông tin - Thƣ viện cho cán bộ - giảng viên và sinh viên nhà trƣờng. - Không ngừng mở rộng quan hệ, hợp tác chia sẻ tài nguyên với các trung tâm trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt với các Trung tâm Thông tin Thƣ viện thuộc các trƣờng đại học có cùng chuyên ngành đào tạo; với liên hiệp Trung tâm Thông tin - Thƣ viện các trƣờng đại học, cao đẳng... - Tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, nguồn lực thông tin, cơ sở hạ tầng và các tài sản khác của trung tâm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của nhà trƣờng. *Lộ trình phát triển của Trung tâm Nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo của Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội trong giai đoạn mới đã đặt ra những yêu cầu lớn đối với Trung tâm Thông tin - Thƣ viện. Trƣớc hết, cần khẳng định rằng hƣớng phát triển của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội luôn gắn liền với hƣớng phát triển của Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội nói riêng và hệ thống các trƣờng đại học nói chung, gắn liền với xu 14 thế phát triển của hệ thống Thông tin - Thƣ viện trong nƣớc và trên thế giới, đó là: năng động, chia sẻ nguồn lực và tự động hoá Chính vì vậy, lộ trình phát triển của Trung tâm đƣợc đặt ra trong giai đoạn 2010 - 2015 là: - Quản lý thống nhất nguồn lực của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, nhằm tăng cƣờng có hiệu lực nguồn tài liệu hiện có để phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập của Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội. - Áp dụng trực tiếp các thành tựu của khoa học và công nghệ thông tin vào hoạt động Thông tin - Thƣ viện nhƣ: tin học hoá các hoạt động thông tin – thƣ viện để phục vụ cho công tác lƣu trữ, tìm kiếm, khai thác nhanh chóng các cơ sở dữ liệu, xây dựng các ngân hàng dữ liệu phục vụ đầy đủ, kịp thời cho công tác đào tạo các ngành học mới, công tác đào tạo sau đại học. *Để thực hiện thành công lộ trình đã đặt ra, Trung tâm cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng nguồn lực thông tin có chất lƣợng cao phù hợp với những ngành mũi nhọn có tính định hƣớng của Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội. - Xây dựng cơ sở dữ liệu mới để cập nhật lên hệ thống máy tính và phục vụ lâu dài, đó là ngân hàng tin phục vụ cho toàn trƣờng. Đồng thời Trung tâm Thông tin - Thƣ viện phải là chiếc cầu nối giữa ngƣời dùng tin và các cơ quan thông tin trong cả nƣớc. - Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn về nguồn lực thông tin và cơ sở vật chất cần phải có phƣơng thức phục vụ linh hoạt có chất lƣợng 15 cao, cán bộ trung tâm phải có trình độ tiếp cận gần với Trung tâm Thông tin - Thƣ viện hiện đại. - Về nhiệm vụ đào tạo cán bộ chuyên môn phải đảm bảo có chất lƣợng, đào tạo cán bộ mới, đào tạo lại cán bộ chuyên môn qua từng năm, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển Trung tâm Thông tin - Thƣ viện hiện đại với trang thiết bị tiên tiến. - Tạo ra ngân hàng tin, phục vụ đắc lực và kịp thời cho nhu cầu đào tạo trong toàn trƣờng. Xuất bản định kỳ các “thƣ mục thông báo sách mới” để ngƣời dùng tin có thêm công cụ tra cứu. - Mạng máy tính cần phải củng cố và xây dựng đƣợc các cơ sở dữ liệu để giúp ngƣời dùng tin có thể tìm tin trên máy một cách nhanh chóng và kịp thời theo yêu cầu. 1.2 Những vấn đề chung về tín chỉ và đào tạo tín chỉ 1.2.1 Tín chỉ Đổi mới giáo dục đại học là yêu cầu cấp thiết của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Một trong những biện pháp quan trọng là đổi mới cách dạy và học trong trƣờng đại học, theo hƣớng tạo cho sinh viên chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức, lấy tự học, tự nghiên cứu làm hoạt động quan trọng trong hoạt động học; giảng viên thay đổi cách dạy, cách chuẩn bị bài giảng,... Phƣơng pháp đào tạo theo tín chỉ đáp ứng đƣợc yêu cầu trên và trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các trƣờng đại học nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên để đào tạo theo tín chỉ, mọi hoạt động của trƣờng đại học phải có những thay đổi nhiều mặt, trong đó có hoạt động thông tin - thƣ viện (TT-TV). Trong báo cáo này chúng tôi đề cập đến khía 16 cạnh phát triển học liệu trong phục vụ đào tạo theo tín chỉ của thƣ viện trƣờng đại học. Tín chỉ (Credit) là đại lƣợng đo khối lƣợng lao động học tập trung bình của ngƣời học, tức là toàn bộ thời gian mà một ngƣời học bình thƣờng phải sử dụng để học 1 môn học, bao gồm: 1) thời gian học tập trên lớp; 2) thời gian học tập trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác đã đƣợc quy định ở đề cƣơng môn học; 3) thời gian dành cho việc tự học ngoài lớp nhƣ đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài... Tín chỉ còn đƣợc hiểu là khối lƣợng kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu của môn học mà ngƣời học cần phải tích luỹ đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định. Giờ tín chỉ (Credit hour) là một trong các giá trị: (a) 1 giờ học trên lớp và 2 giờ chuẩn bị bài / 1 tuần; (b) 2 giờ thực hành và 1 giờ chuẩn bị bài / 1 tuần; (c) 3 giờ tự học, tự nghiên cứu / 1 tuần [3]. Để đạt đƣợc bằng cử nhân, ở nƣớc ta, theo quy định của Bộ GD&ĐT sinh viên phải tích lũy số tín chỉ tối thiểu là 140. 1.2.2 Đào tạo tín chỉ Điều kiện để đào tạo theo tín chỉ, ngay trong QĐ số 31/2001 của Bộ GD&ĐT, đã nêu, ngoài những điều kiện về chƣơng trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, các cơ sở đào tạo phải có điều kiện về học liệu: “có đủ sách tham khảo, tài liệu học tập”. Các đơn vị đào tạo có nhiệm vụ cụ thể hóa điều kiện về học liệu trong các hƣớng dẫn về đào tạo theo tín chỉ của đơn vị mình. Để thực hiện tốt cho việc đào tạo tín chỉ cần kết hợp giữa nhà trƣờng, giảng viên và ngƣời học. Sự kết hợp này đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau: 17 *Đối với giảng viên: - Xác định các nội dung tự học và cách học cho sinh viên, các vấn đề, các câu hỏi, bài tập, các loại tài liệu phải đọc, phải tìm kiếm bổ sung để sinh viên chuẩn bị lên lớp. - Xây dựng, thu thập, phân loại, hƣớng dẫn sử dụng các học liệu/tài liệu phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. - Lựa chọn và giao nội dung, các vấn đề, yêu cầu, tài liệu tham khảo để từng nhóm hoặc từng sinh viên chuẩn bị và trình bày. Chỉ rõ các địa chỉ mà sinh viên có thể tìm đƣợc và hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. - Lựa chọn và giao nội dung, các vấn đề, công việc và các yêu cầu liên quan cho các nhóm sinh viên thực hiện, nguồn tài liệu tham khảo tối thiểu… - Chỉ đạo và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sinh viên thực hành. *Đối với sinh viên: - Lập kế hoạch chi tiết để thực hiện các nhiệm vụ đối với từng giờ học mà giảng viên giao: tìm, đọc, ghi chép những tài liệu liên quan… - Nhận nội dung, vấn đề nghiên cứu, mở rộng, đi sâu vào bản chất, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chuẩn bị bài trình bày theo sự phân công… - Nhóm trƣởng lên kế hoạch phân công đến từng thành viên với nhiệm vụ, thời gian hoàn thành, nguồn tham khảo… - Làm bài thực hành, thực tập; viết báo cáo thực hành, thực tập… 18 - Nhận và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu mà giảng viên giao. Nhƣ vậy, nguồn tài liệu hay học liệu là rất cần thiết cho phƣơng pháp đào tạo theo tín chỉ. Vấn đề là ở chỗ, các trung tâm thông tin - thƣ viện đại học cần phải làm gì để đảm bảo nguồn tài liệu/ học liệu trƣớc yêu cầu của phƣơng pháp đổi mới đào tạo đại học này. 1.3. Đặc điểm, người dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Lao động - Xã hội Nghiên cứu đặc điểm ngƣời dùng tin là một công việc rất quan trọng của bất kỳ một cơ quan Thông tin - Thƣ viện nào. Ngƣời dùng tin và nhu cầu thông tin của họ là cơ sở thiết yếu định hƣớng cho toàn bộ hoạt động của các cơ quan Thông tin - Thƣ viện nói chung và công tác phát triển nguồn lực thông tin nói riêng. Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội là Đại học đào tạo đa ngành, nên đội ngũ ngƣời dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng khá đa dạng, phong phú; bao gồm: - Cán bộ quản lý - Cán bộ giảng dạy - Học sinh – sinh viên Việc tìm hiểu đặc điểm ngƣời dùng tin của Trung tâm đã đƣợc nghiên cứu thông qua kết quả của quá trình điều tra, nghiên cứu nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Trung tâm. Để xác định nhu cầu tin, Trung tâm đã xây dựng mẫu phiếu điều tra. Kết quả điều tra với tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu, số phiếu thu về là 100 phiếu. Phân tích số liệu về thành phần đối tƣợng trình độ học vấn ngƣời dùng tin đƣợc trình bày tại bảng 1.1 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan