Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh nghệ an đến năm 2020...

Tài liệu Phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh nghệ an đến năm 2020

.PDF
98
427
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ---------- HỒ VĂN THANH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2016 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ---------- HỒ VĂN THANH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 Quyết định giao đề tài: 615/QĐ-ĐHNT ngày 1/7/2014 Quyết định thành lập hội đồng: Ngày bảo vệ: Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ HUY TỰU KHÁNH HÒA - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An đến năm 2020” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Hồ Văn Thanh iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các Quý Thầy Cô công tác tại Khoa Kinh tế và Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nha Trang. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến TS Hồ Huy Tựu, Thầy đã có những gợi ý, hướng dẫn rất quý giá để hoàn thiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, các Sở ban ngành, các doanh nghiệp công nghiệp dệt may trên địa bàn Tỉnh đã tạo điều kiện, cung cấp nhiều thông tin và tài liệu tham khảo giúp tôi thực hiện đề tài. Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện và động viện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Xin trân trọng cám ơn quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ đã có những góp ý quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Trân trọng. Tác giả Hồ Văn Thanh iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY .......................................................................................................................5 1.1. Cơ sở lý thuyết chung về đầu tư phát triển ngành kinh tế.........................................5 1.1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển ...............................................................5 1.1.2. Ý nghĩa ..................................................................................................................6 1.1.3. Vai trò của đầu tư phát triển ..................................................................................8 1.1.4. Nguyên tắc đầu tư phát triển ngành kinh tế.........................................................10 1.2. Giới thiệu về ngành công nghiệp dệt may..............................................................11 1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của ngành công nghiệp dệt may...............................11 1.2.2 Khái niệm ngành công nghiệp dệt may ................................................................13 1.2.3. Đặc điểm của ngành công nghiệp dệt may..........................................................13 1.3. Phát triển ngành công nghiệp dệt may ...................................................................14 1.3.1 Khái niệm .............................................................................................................14 1.3.2. Nội dung và các chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp dệt may ........................15 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dệt may.......................................20 1.4.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................20 1.4.2. Văn hóa xã hội.....................................................................................................20 v 1.4.3. Tình hình kinh tế .................................................................................................22 1.4.4. Nhân tố chính trị và cơ chế chính sách ................................................................22 1.5. Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp dệt may của các nước trên thế giới........23 1.5.1. Trung Quốc..........................................................................................................23 1.5.2. Các nước Đông Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo)............................................24 1.5.3. Kinh nghiệm từ các địa phương khác..................................................................27 1.5.4. Bài học cho phát triển công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An ................................29 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY TỈNH NGHỆ AN...............................................................................................31 2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Nghệ An...........................................................................31 2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên............................................................................................31 2.1.2 Đặc điểm về dân số...............................................................................................31 2.1.3 Đặc điểm về kinh tế ..............................................................................................31 2.2 Thực trạng ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An từ năm 2010 đến năm 2014........34 2.2.1 Số lượng doanh nghiệp công nghiệp dệt may .......................................................34 2.2.2 Thực trạng phát triển các yếu tố đầu vào ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An ..................................................................................................................................38 2.2.3 Tổ chức sản xuất ngành công nghiệp dệt may .....................................................47 2.2.4 Phát triển sản phẩm và thị trường.........................................................................48 2.2.5 Kết quả và hiệu quả...............................................................................................52 2.3 Phân tích SWOT ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An..................................54 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................59 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020.............................................................................60 3.1 Cơ sở để đưa ra giải pháp phát triển ngành Công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An đến năm 2020........................................................................................................................60 vi 3.1.1 Quyết định số 3218/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ....................60 3.1.2 Quyết định 620/QĐ-Ttg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.........................................................................63 3.1.3 Nghị Quyết số 339 ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Nghệ An về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011-2015 đặt mục tiêu phát triển công nghiệp công nghiệp dệt may thành ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu. .....................68 3.1.4 Mô hình SWOT ....................................................................................................68 3.2 Các giải pháp phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An đến năm 2020....69 3.2.1 Giải pháp về vốn ...................................................................................................69 3.2.2 Giải pháp về đầu tư...............................................................................................69 3.2.3 Giải pháp về lao động............................................................................................70 3.2.4 Giải pháp về công nghệ .........................................................................................74 3.2.5 Giải pháp về tổ chức sản xuất ...............................................................................74 3.2.6 Giải pháp về thị trường.........................................................................................76 3.3 Giải pháp về quản lý, chính sách, quy hoạch ngành công nghiệp dệt may.............77 3.3.1 Nâng cao vai trò quản lý ngành công nghiệp dệt may .........................................77 3.3.2 Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ để phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An đến năm 2020 .................................................................................................79 3.4 Một số kiến nghị ......................................................................................................80 3.4.1 Kiến nghị đối với doanh nghiệp ...........................................................................80 3.4.2 Kiến nghị đối với Cấp trên ...................................................................................81 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................82 KẾT LUẬN ...................................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................84 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp HĐND : Hội đồng nhân dân GDP : Tổng sản phẩm quốc nội TP : Thành phố TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TPP (Trans-Pacific Partnership : Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương Agreement) CBCNV : Cán bộ công nhân viên CNV : Công nhân viên viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 GDP Nghệ An qua các năm 2010 – 2014.......................................................32 Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế Nghệ An 2010 -2014 ................................................................33 Bảng 2.3 Số lượng doanh nghiệp công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An từ năm 2010 – 2014..... 35 Bảng 2.4 Tỷ lệ tăng về số lượng doanh nghiệp công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An từ năm 2010 đến năm 2014................................................................................................35 Bảng 2.5 Số lượng cơ sở công nghiệp dệt may phân theo ngành.......................................37 Bảng 2.6 Tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp dệt may phân theo ngành thời kỳ 2010 2014 (%) ........................................................................................................................38 Bảng 2.7 Tỷ lệ doanhnghiệp công nghiệp dệt may phân theo nguồn vốn năm 2014 .......38 Bảng 2.8 Tổng nguồn vốn sản xuất của ngành công nghiệp dệt may 2010-2014.............39 Bảng 2.9 Tỷ lệ nguồn vốn sản xuất của ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An Năm 2010-2014 ......................................................................................................................39 Bảng 2.10 Số lượng công nhân phân theo ngành công nghiệp dệt may của Tỉnh Nghệ An...41 Bảng 2.11 Cơ cấu lao động phân theo ngành công nghiệp dệt may của tỉnh Nghệ An năm 2010 đến năm 2014................................................................................................41 Bảng 2.12 Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm công nghiệp dệt may phục vụ sản xuất (triệu USD) ....................................................................................................................46 Bảng 2.13 Số lượng sản phẩm ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An năm 2010 - 2014 ... 48 Bảng 2.14 Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Nghệ An 2010 – 2014 .......................................51 Bảng 2.15 Doanh thu, lợi nhuận của ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An 2010-2014.....52 ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Cơ cấu kinh tế Nghệ An 2010 -2014..............................................................33 Hình 2.2 Xí nghiệp may thêu xuất khẩu Khải Hoàn - Anh Sơn ...................................47 Hình 2.3 Công ty Cổ phần may Minh Anh - Kim Liên ................................................48 Hình 2.4 Tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An từ năm 2010 đến năm 2014................................................................................................36 Hình 2.5 Số lượng cơ sở công nghiệp dệt may phân theo ngành ..................................37 Hình 2.6 Cơ cấu nguồn vốn ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An năm 2010 – 2014.... 40 Hình 2.7 Cơ cấu lao động phân theo ngành công nghiệp dệt may của Tỉnh Nghệ An năm 2010 đến năm 2014................................................................................................41 Hình 2.8 Cơ cấu trình độ lao động ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An năm 2014...... 42 Hình 2.9 Quy trình sản xuất nguyên liệu của ngành may .............................................45 Hình 2.10 Kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An 2010-2014..... 51 Hình 2.11 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của tỉnh Nghệ An năm 2014...........................51 Hình 2.12 Tốc độ tăng doanh thu ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An 2010 – 2014 ...... 53 Hình 2.13 Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An 2010 - 2014.....53 Hình 4.1 Lợi ích và trách nhiệm của các bên trong liên kết bền vững..........................73 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam hiện đang đứng ở vị trí thứ 5 trong các nước xuất khẩu hàng công nghiệp dệt may trên thế giới và là ngành nhiều năm liền có giá trị kim ngạch xuất khẩu đứng đầu trong nước. Những thành tựu đạt được của ngành Công nghiệp dệt may của cả nước có sự đóng góp của ngành Công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An. Trong những năm qua, ngành công nghiệp dệt may Nghệ An đã có những bước phát triển đáng kể, tỷ trọng của ngành công nghiệp dệt may so với toàn ngành công nghiệp chiếm từ 3,65-6,62%, giá trị xuất khẩu hàng năm trên 3 triệu USD. Tại Nghệ An hiện có khoảng 2.800 cơ sở sản xuất và kinh doanh mặt hàng công nghiệp dệt may. Trong đó có các doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần công nghiệp dệt may Hoàng Thị Loan; Công ty TNHH Phú Vinh; Xưởng may X20 của Công ty may Lam Hồng… Ngành công nghiệp dệt may là một trong những thế mạnh của tỉnh Nghệ An, có nhiều đóng góp cho tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp. Hoạt động của ngành công nghiệp dệt may không chỉ góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu, mà còn giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động, nhất là các lao động nữ khu vực nông thôn. Chính vì vậy tỉnh Nghệ An đặt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp dệt may trở thành “một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm cho xã hội. Nhận thức được tiềm năng và tầm quan trọng ngày càng to lớn của ngành công nghiệp dệt may đối với Nghệ An, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Phát triển ngành Công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An đến năm 2020" làm đề tài nghiên cứu. Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phát triển ngành công nghiệp dệt may. Ngoài việc đưa ra các chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp dệt may, tác giả đã chia sẻ phát triển ngành công nghiệp dệt may của các nước trên thế giới. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công nghiệp dệt may các Tỉnh trong nước nói chung và ngành Công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An nói riêng. Chương 2: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An. Dựa vào các chỉ tiêu được trình bày ở phần cơ sở lý thuyết tác giả tiến hành phân tích thực trạng phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An. Ngoài ra tác giả đã áp dụng mô hình SWOT để phân tích và đưa ra được một số kết luận như sau: Ngành công nghiệp dệt may Nghệ An tăng trưởng bình quân 17,36% mỗi năm trong giai đoạn 2010-2014, cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn ngành công xi nghiệp Tỉnh (15,25%). Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp dệt may có xu hướng thay đổi, tăng dần tỷ lệ ngành may, giảm dần tỷ lệ ngành công nghiệp dệt. Số lượng cơ sở sản xuất ngành công nghiệp dệt may tính đến năm 2014 Tỉnh Nghệ An có 293 doanh nghiệp công nghiệp dệt may. Trong đó, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 272 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 92,8%/tổng số các doanh nghiệp. Doanh nghiệp may 274 chiếm tỷ lệ 93,5%/tổng số các doanh nghiệp; doanh nghiệp công nghiệp dệt 19 chiếm tỷ lệ 6,5%/tổng số các doanh nghiệp. Chủ yếu các doanh nghiệp này là doanh nghiệp vừa và nhỏ nguồn vốn của các doanh nghiệp dưới 5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 87%. Tổng nguồn vốn sản xuất ngành công nghiệp dệt may giai đoạn 2010-2014 tăng đáng kể, tỷ lệ tăng bình quân của ngành công nghiệp dệt là 3,4%; tỷ lệ tăng bình quân của ngành may là 12,78%. Về lao động, theo số liệu thống kê năm 2014 ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An có 20512 người, chiếm 22,14% lao động toàn ngành công nghiệp. Cơ cấu lao động ngành công nghiệp dệt may có xu hướng tăng dần Mức tăng bình quân về lao động ngành may là 25,25%/năm và giảm dần tỷ lệ lao động ngành công nghiệp dệt. Bên cạnh lực lượng lao động tay nghề càng ngày được cải thiện, ngành công nghiệp dệt may Tỉnh còn thiếu lực lượng lao động cán bộ quản lý, kỹ thuật giỏi, công nhân có tay nghề cao. Năng suất lao động ngành công nghiệp dệt may tăng dần, nếu năm 2003 giá trị sản xuất bình quân mỗi lao động tạo ra là 23,31 triệu đồng thì năm 2011 tăng lên 85,08 triệu đồng, gấp hơn 3,6 lần. Tốc độ tăng trung bình năng suất lao động ngành công nghiệp dệt may trong giai đoạn 2003-2014 là 9,69% mỗi năm. Số lượng lao động ngành công nghiệp dệt là 584 người trong đó số lao động nữ là 389 lao động chiếm 66,6%; số lượng lao động ngành may là 19.928 người trong đó số lao động nữ là 12.885 lao động chiếm 64,65%. Cơ cấu lao động năm 2014 ngành công nghiệp dệt là 2,85% và ngành may là 97,15%. Công nghệ công nghiệp dệt của Tỉnh Nghệ An đến nay ở trình độ trung bình tiên tiến, mức tự động khoảng 35%. Về công nghệ may các dây chuyền được bố trí vừa và nhỏ cỡ 25-26 máy, cơ động nhanh. Đến nay, tình hình cung cấp sản phẩm phụ trợ ngành công nghiệp dệt may Tỉnh Nghệ An còn rất hạn chế. Đa số các doanh nghiệp công nghiệp dệt may là nhỏ và vừa, thứ nữa là tập trung vào khâu may mặc là chủ yếu, sản xuất theo đơn đặt hàng, chưa thấy rõ được tầm quan trọng của thị trường sản phẩm phụ trợ, gần như là sử dụng sản phẩm phụ trợ nhập khẩu 67,44% nguyên phụ liệu công nghiệp dệt may phải nhập xii khẩu. Hiện tại, ngành công nghiệp dệt may của Tỉnh chỉ có thể đáp ứng 30% nhu cầu nguyên phụ liệu. Về cơ bản phụ liệu nội địa có thể đáp ứng đủ và nguyên liệu nội địa có thể đáp ứng đến 70% nhu cầu sản xuất. Bên cạnh đó ngành công nghiệp dệt may tỉnh đang còn tồn tại một số hạn chế như sau: Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp công nghiệp dệt may còn hạn chế về quy mô lao động và thành phần kinh tế, đa số các doanh nghiệp công nghiệp dệt may là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn hạn chế. Thứ hai, nguồn vốn sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp dệt may còn hạn chế, dễ khủng hoảng khi có biến động của thị trường tài chính. Thứ ba, lao động ngành công nghiệp dệt may Nghệ An khá trẻ và dồi dào, tuy nhiên trình độ lao động và chất lượng lao động còn khá thấp, thiếu lực lượng lao động tay nghề cao cho những vị trí quản lý. Thứ tư, công nghệ thiết bị sản xuất vẫn còn lạc hậu, chưa đồng bộ, mới chỉ sản xuất được những sản phẩm sợi, vải cấp thấp, mới bước đầu đầu tư sản xuất một số loại vải trung bình với quy mô đơn lẻ, chưa đáp ứng được cho ngành may xuất khẩu. Thứ năm, chưa có quy hoạch tổ chức sản xuất ngành công nghiệp dệt may theo hướng chuyên môn hóa, các doanh nghiệp công nghiệp dệt may chưa có sự liên kết, phối hợp trong các khâu sản xuất, tiêu thụ và chưa có một số các doanh nghiệp lớn làm đầu tàu cho các doanh nghiệp nhỏ làm vệ tinh. Thứ sáu, phát triển ngành công nghiệp dệt và may của Tỉnh chưa cân đối, thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ cho đầu ra, chính sách marketing chưa được đầu tư, chưa phát triển khâu thiết kế thời trang cho ngành công nghiệp dệt may. Dựa trên các kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, chương 3 tác giả đã tiến hành đưa ra hệ thống các giải pháp về vốn; về đầu tư; về lao động; về công nghệ; về tổ chức sản xuất; về thị trường. Ngoài ra tác giả cũng trình bày một số cơ chế, chính sách hỗ trợ để phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và đưa ra các ý kiến đề xuất với cơ quan cấp trên và doanh nghiệp. Hy vọng rằng với các giải pháp được trình bày trong nội dung chương 3 phần nào giúp ngành công nghiệp dệt may Nghệ An vượt qua thách thức, phát huy được thế mạnh của ngành, đóng góp phần lớn vào nền kinh tế của Tỉnh và cạnh tranh thắng lợi trong điều kiện hội nhập quốc tế. Và đây cũng chính là mong muốn của tác giả khi thực hiện đề tài này. xiii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay ở các nước có nền kinh tế phát triển nhu cầu tiêu dùng trang phục may sẵn rất lớn. Vì vậy ở các quốc gia thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp công nghiệp dệt và sản xuất trang phục đang được mở rộng để phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các sản phẩm về may mặc ngày càng hoàn thiện. Từ những chất liệu thô sơ, người ta đã sáng tạo ra nhiều chất liệu phức tạp với nhiều tính chất đặc biệt để phục vụ cho nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng, phong phú của con người. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với những phát minh khoa học trong lĩnh vực công nghiệp đã giúp cho ngành công nghiệp dệt may có sự phát triển vượt bậc. Quá trình phát triển của ngành công nghiệp công nghiệp dệt may trên thế giới gắn liền với sự phát triển của các nước công nghiệp. Do đó, hiện nay các quốc gia này vẫn luôn thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ ngành công nghiệp dệt may trong nước, đặc biệt là trước sự cạnh tranh ngành càng gay gắt của các quốc gia đang phát triển có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trong lĩnh vực công nghiệp dệt may. Công nghiệp dệt may cũng là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm khi Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong một vài năm gần đây, Công nghiệp Công nghiệp dệt may Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và trở thành ngành quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Với những đặc điểm về sử dụng nhiều lao động, vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi nhanh, Việt Nam có thể đẩy mạnh hơn nặa các hoạt động của ngành công nghiệp dệt may để nâng cao kim ngạch xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm cho phần lớn người lao động góp phần phát triển kinh tế đất nước. Trong những năm qua, ngành công nghiệp dệt may Nghệ An đã có những bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ trọng của ngành công nghiệp dệt may so với toàn ngành công nghiệp chiếm từ 3,65-6,62%, giá trị xuất khẩu hàng năm trên 3 triệu USD. Đây chưa phải là con số ấn tượng nhưng bước đầu ngành đã khẳng định được vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và giá trị xuất khẩu nói riêng của một tỉnh miền Trung còn gặp nhiều khó khăn như tỉnh Nghệ An. 1 Nghệ An hiện có khoảng 2.800 cơ sở sản xuất và kinh doanh mặt hàng công nghiệp dệt may. Có thể kể đến các doanh nghiệp lớn như Công ty TNHH Prex Vinh, Công ty cổ phần May Minh Anh Kim Liên, Công Ty TNHH Haivina Kim Liên Công ty cổ phần công nghiệp dệt may Hoàng Thị Loan; Công ty TNHH Phú Vinh; Xưởng may X20 của Công ty may Lam Hồng (Quân khu IV). Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,4 triệu USD, sau đó, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 đã tác động rất lớn đến thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp công nghiệp dệt may Nghệ An, vì vậy sản lượng và doanh thu trong những năm gần đây có suy giảm. Tuy nhiên, việc Hiệp định TPP được thông qua bước đầu đã tạo ra những cơ hội và thách thức mới, đặc biệt đối với ngành công nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Nhận thức được điều đó, những năm gần đây, tỉnh Nghệ An cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này. Có thể kể đến các dự án lớn như: Dự án Xí nghiệp may thêu xuất khẩu Khải Hoàn - Anh Sơn (mức đầu từ hơn 40 tỷ đồng); Dự án mở rộng Công ty may Minh Anh – Kim Liên (mức đầu tư mở rộng 40 tỷ đồng); Dự án Công ty TNHH Prex Vinh tại khu công (mức đầu tư lên đến 240 tỷ đồng); Dự án Công ty HAIVINA Kim Liên với mức đầu tư 110 tỷ đồng; Tổng dự án Cụm công nghiệp dệt may Nam Đàn Hanosimex (mức đầu tư 1.350 tỷ đồng). Tỉnh Nghệ An cũng đặt mục tiêu phát triển công nghiệp công nghiệp dệt may thành ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu. Đây là những áp lực lớn cho các doanh nghiệp công nghiệp dệt may VN nói chung, doanh nghiệp công nghiệp dệt may Nghệ An nói riêng trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay. Phát triển ngành công nghiệp dệt may trở thành “một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm cho xã hội. Nhận thức được tiềm năng và tầm quan trọng ngày càng to lớn của ngành công nghiệp dệt may đối với Nghệ An, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Phát triển ngành Công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An đến năm 2020" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xây dựng khung phân tích phù hợp để đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp dệt may. - Xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, những tồn tại và nguyên nhân của ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An hiện nay. 2 - Đề xuất những giải pháp phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 3. Câu hỏi nghiên cứu (1) Vai trò ngành công nghiệp dệt may quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của Tỉnh Nghệ An? (2) Thực trạng phát triển ngành công nghiệp dệt may Tỉnh Nghệ An, những thành tựu, hạn chế, cơ hội, thách thức? (3) Các giải pháp để phát triển ngành công nghiệp dệt may của Tỉnh Nghệ An đến năm 2020 là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Nghệ An. + Thời gian: Nghiên cứu thực trạng ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An được thực hiện từ 2010 đến 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập tài liệu: Các thông tin thu thập đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành, sách chuyên khảo, hội thảo chuyên đề phát triển ngành công nghiệp dệt may, để tạo lập cơ sở dẫn liệu khoa học cho đề tài nghiên cứu. - Nguồn dữ liệu: Để có được số liệu và thông tin một cách chính xác nhất về các nội dung liên quan đến tình hình đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may của tỉnh Nghệ An, các tài liệu, số liệu thống kê có liên quan đến tình hình đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2014. Bên cạnh đó, các dữ liệu về tình hình kinh tế xã hội, tổng quan về đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam cũng được tác giả tổng hợp, sử dụng làm cơ sở cho việc phân tích, nhận định, so sánh. - Phân tích dữ liệu: Luận văn sử dụng cách tiếp cận hệ thống bao gồm phân tích cả định tính và định lượng để phân tích dữ liệu. Luận văn sử dụng kỹ thuật thống kê, tổng hợp, phân tích, sơ đồ, biều đồ, đồ thị, bảng biểu để phân tích xử lý số liệu. Ngoài ra thông qua việc phân tích, xử lý thông tin, trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà 3 khoa học kinh tế, các nhà quản lý, đầu tư trong ngành công nghiệp dệt may và kiến thức của bản thân để thực hiện phân tích SWOT, nhằm đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may của tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Về mặt lý luận Nghiên cứu này góp phần bổ sung về mặt lý luận cho những nghiên cứu về phát triển ngành công nghiệp dệt may nói chung tại Việt Nam. 6.2. Về mặt thực tiễn - Đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An, từ đó chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp dệt may tại Nghệ An. - Đề xuất hệ thống các giải pháp và các kiến nghị nhằm phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và khuyến nghị đề tài bao gồm 3 chương với kết cấu và nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phát triển ngành công nghiệp dệt may. Trong nội dung chương này tác giả trình bày các lý thuyết cơ bản về đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển về ngành công nghiệp dệt may nói riêng bao gồm: sự ra đời, khái niệm, vai trò, đặc điểm của ngành, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành. Ngoài ra tác giả cũng trình bày một số kinh nghiệm về phát triển ngành công nghiệp dệt may của các nước trên thế giới và một số địa phương để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An. Chương 2: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp dệt may Tỉnh Nghệ An. Chương này tác giả phân tích trình bày về thực trạng ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An. Qua đó chỉ ra các điểm manh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp dệt may của tỉnh Nghệ An. Chương 3: Giải pháp phát triển ngành công nghiệp dệt may Tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Trên cơ sở phân tích về điểm manh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An ở nội dung chương 2. Tác giả sẽ đề xuất, kiến nghị một số biện pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp dệt may của tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY Chương này tác giả sẽ giới thiệu các lý thuyết cơ bản về đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển về ngành công nghiệp dệt may nói riêng bao gồm: sự ra đời, khái niệm, vai trò, đặc điểm của ngành, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành. Ngoài ra tác giả cũng trình bày một số kinh nghiệm về phát triển ngành công nghiệp dệt may của các nước trên thế giới và một số địa phương để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An. 1.1. Cơ sở lý thuyết chung về đầu tư phát triển ngành kinh tế 1.1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển Theo Nguyễn Bạch Nguyệt (1998), đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn bộ xã hội. Trong thực tế, có rất nhiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tư. Tùy từng góc độ tiếp cận với những tiêu thức khác nhau người ta cũng có thể có các cách phân chia hoạt động đầu tư khác nhau. Một trong những tiêu thức thường được sử dụng đó là tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu tư. Theo tiêu thức này, đầu tư được chia thành đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Chẳng hạn như nhà đầu tư thực hiện hành vi mua các cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường chứng khoán thứ cấp. Trong trường hợp này nhà đâu tư có thể được hưởng các lợi ích vật chất (như cổ tức, tiền lãi trái phiếu), lợi ích phi vật chất (quyền biểu quyết, quyền tiên mãi) nhưng không được tham gia trực tiếp quản lý trực tiếp tài sản mà mình bỏ vốn đầu tư. 5 Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp lại bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển. Trong đó, đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ vốn là nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản. Thực chất trong đầu tư dịch chuyển không có sự gia tăng với mức khống chế để có thể tham gia hội đồng quản trị một công ty, các trường hợp thôn tính, sáp nhập doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức đầu tư này đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia. Nguyễn Ngọc Mai (1999) cho rằng, đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội tạo việc làm và nâng cao đời sống của thành viên trong xã hội. 1.1.2. Ý nghĩa Hoạt động đầu tư trên phương diện vĩ mô một nền kinh tế bao gồm hoạt động đầu tư trong nước và hoạt động đầu tư nước ngoài. Trong đó, hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài có mối quan hệ hữu cơ với nhau, chúng có tác động lẫn nhau và thúc đẩy quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Đầu tư trong nước có hiệu quả sẽ xây dựng được một nền kinh tế ổn định có tốc độ tăng trưởng nhanh, có cơ sở hạ tầng hiện đại và cơ sở pháp lý lành mạnh, tạo ra tiền đề để tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư trong nước của các doanh nghiệp tự đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh có ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra khả năng tốt cho đầu tư nước ngoài. Vì hoạt động đầu tư nước ngoài hoạt động chủ yếu thông qua các công ty xuyên quốc gia, mà các công ty này rất cần tìm chọn đối tác đầu tư là các công ty tương xứng ở các nước nhận đầu tư. Chính vì 6 vậy mà trong những năm vừa qua chúng ta đã có nhiều biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư phát triển sản xuất, gần đây chính phủ đã thực hiện việc xắp xếp các doanh nghiệp nhà nước, một mặt cũng là để các doanh nghiệp này có khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh với nước ngoài. Nhờ có đầu tư trong nước để tạo ra một hệ thống công nghiệp phụ trợ thì hoạt động đầu tư nước ngoài mới được thực hiện với hiệu quả cao. Thông thường khi có một đồng vốn đầu tư nước ngoài thì cũng cần phải có hai ba đồng vốn “bên ngoài hàng rào”. Ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài với tăng trưởng kinh tế: xét về hiệu quả tài chính thì vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, qua việc nhận viện trợ, vay tín dụng và qua thu thuế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Qua đó bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, mặc dù vốn FDI thường chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng mức đầu tư của các nước chủ nhà nhưng đáng lưu ý là vốn FDI cho phép tạo ra các ngành mới hoàn toàn hoặc thúc đẩy sự phát triển của một số ngành quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá đất nước. Sự phát triển của các ngành này tạo điều kiện để phát triển cơ sở hạ tần, giảm nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu, tăng thu cho ngân sách nhà nước và góp phần cải thiện cán cân thanh toán của đất nước, nhờ đó đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Hoạt động đầu tư nước ngoài gắn liền với việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật, kỹ xảo chuyên môn, bí quyết và trình độ quản lý tiên tiến. Các liên doanh của Việt Nam với nước ngoài đã làm tăng tính cạnh tranh của thị trường Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp trong nước nỗ lực đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài, các nguồn lực trong nước như lao động, đất đai và tài nguyên thiên nhiên được huy động ở mức cao và sử dụng có hiệu quả, cung cấp cho thị trường trong nước nhiều sản phẩm, mặt hàng và dịch vụ có chất lượng cao, góp phần giảm áp lực tiêu dùng, ổn định giá cả. Đầu tư nước ngoài tạo thêm việc làm và góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và quản ký cho người lao động. FDI tạo thêm việc làm không chỉ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn gián tiếp tạo việc làm cho các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động FDI như các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào; doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ sản phẩm. FDI góp phần tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phù hợp với chiến lược công nghiệp hoá của nước chủ nhà. Ngoài ra, hoạt động FDI còn tạo ra một môi trường kinh 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng