Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở học viện khoa học qu...

Tài liệu Phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở học viện khoa học quân sự hiện nay

.DOC
97
336
133

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động của con người luôn gắn với đặc trưng sáng tạo vì luôn có chỉ đạo của tư duy, ý thức. Phát triển năng lực tư duy là quá trình hoàn thiện bản chất người, khẳng định vị trí, vai trò, sức sáng tạo to lớn của nó trong cải tạo tự nhiên, xã hội và trong cải tạo chính bản thân con người. Chính hoạt động xã hội phức tạp, đa dạng, phong phú càng đòi hỏi và tạo ra những điều kiện thúc đẩy năng lực tư duy con người phát triển ngày càng cao. Hoạt động quân sự nói chung, hoạt động đối ngoại quân sự nói riêng là lĩnh vực cần có những con người có năng lực tư duy đáp ứng yêu cầu ra quyết định chính xác, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ ngày càng cao. Từ thực tiễn đổi mới đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục thực hiện tốt chủ trương “Mở rộng hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước” [12, tr.46]. Hoạt động đối ngoại quân sự ngày càng mở rộng nhằm thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng, tạo lập môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để đáp ứng yêu cầu cao của nhiệm vụ, cùng với yêu cầu cao về trình độ ngoại ngữ, năng lực tư duy của người sĩ quan ngoại ngữ phải nhạy bén, sắc sảo, sáng tạo, chủ động, ứng xử hợp lý với từng loại đối tác, đối tượng trong thực hiện nhiệm vụ. Học viện Khoa học Quân sự là trung tâm đào tạo cán bộ quân đội với nhiều bậc học và nhiều chuyên ngành khác nhau; trong đó, đào tạo sĩ quan ngoại ngữ làm nhiệm vụ phiên dịch, biên dịch, giảng dạy ngoại ngữ trong và ngoài quân đội, hoạt động đối ngoại quân sự, nắm địch, v.v, là nhiệm vụ rất nặng nề. Chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đào tạo của Học viện có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị cơ sở trong Tổng cục II, trong toàn quân và các cơ quan, cơ sở ngoài quân đội. Trong quá trình đào tạo, nhất là giai đoạn hiện nay, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy của học viên nói chung, học viên ngoại ngữ quân sự nói riêng luôn được cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Học viện quan tâm. Thực tiễn qua nhiều khoá học cho thấy, phần lớn học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự khi ra trường đã hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, những năm gần đây, do nhiều biến động phức tạp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, đặc biệt, trước những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, việc bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy của thanh niên Việt Nam, trong đó có học viên ngoại ngữ quân sự đang đặt ra những bất cập cần giải quyết. Đa số học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự có năng lực tư duy phát triển tốt, một bộ phận nhỏ học viên này năng lực tư duy còn hạn chế, chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, tư duy chủ quan, máy móc, thụ động; thiếu tính linh hoạt, quyết đoán và sáng tạo, khả năng phân tích và tổng hợp, trừu tượng hoá và khái quát hoá, khả năng liên hệ vận dụng kiến thức được trang bị vào thực tiễn còn yếu. Nghiên cứu làm rõ quá trình đào tạo, phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường là vấn đề thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu làm sáng tỏ từ nhiều góc độ khác nhau. Do đó, nghiên cứu “Phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự hiện nay” đang là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA HỌC VIÊN NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ Ở HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN 10 1.1. SỰ Thực chất phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại 10 1.2. ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự Một số vấn đề có tính quy luật phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Chương 2 Khoa học Quân sự THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN 30 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA HỌC VIÊN NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ Ở HỌC VIỆN 46 2.1. KHOA HỌC QUÂN SỰ HIỆN NAY Thực trạng phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại 46 2.2. ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự hiện nay Một số giải pháp cơ bản phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự hiện nay 63 78 79 85 KẾT LUÂÂN DANH MôC TµI LIÖU THAM KH¶O PHỤ LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động của con người luôn gắn với đặc trưng sáng tạo vì luôn có chỉ đạo của tư duy, ý thức. Phát triển năng lực tư duy là quá trình hoàn thiện bản chất người, khẳng định vị trí, vai trò, sức sáng tạo to lớn của nó trong cải tạo tự nhiên, xã hội và trong cải tạo chính bản thân con người. Chính hoạt động xã hội phức tạp, đa dạng, phong phú càng đòi hỏi và tạo ra những điều kiện thúc đẩy năng lực tư duy con người phát triển ngày càng cao. Hoạt động quân sự nói chung, hoạt động đối ngoại quân sự nói riêng là lĩnh vực cần có những con người có năng lực tư duy đáp ứng yêu cầu ra quyết định chính xác, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ ngày càng cao. Từ thực tiễn đổi mới đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục thực hiện tốt chủ trương “Mở rộng hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước” [12, tr.46]. Hoạt động đối ngoại quân sự ngày càng mở rộng nhằm thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng, tạo lập môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để đáp ứng yêu cầu cao của nhiệm vụ, cùng với yêu cầu cao về trình độ ngoại ngữ, năng lực tư duy của người sĩ quan ngoại ngữ phải nhạy bén, sắc sảo, sáng tạo, chủ động, ứng xử hợp lý với từng loại đối tác, đối tượng trong thực hiện nhiệm vụ. Học viện Khoa học Quân sự là trung tâm đào tạo cán bộ quân đội với nhiều bậc học và nhiều chuyên ngành khác nhau; trong đó, đào tạo sĩ quan ngoại ngữ làm nhiệm vụ phiên dịch, biên dịch, giảng dạy ngoại ngữ trong và ngoài quân đội, hoạt động đối ngoại quân sự, nắm địch, v.v, là nhiệm vụ rất nặng nề. Chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đào tạo của Học viện có ảnh 4 hưởng không nhỏ đến chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị cơ sở trong Tổng cục II, trong toàn quân và các cơ quan, cơ sở ngoài quân đội. Trong quá trình đào tạo, nhất là giai đoạn hiện nay, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy của học viên nói chung, học viên ngoại ngữ quân sự nói riêng luôn được cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Học viện quan tâm. Thực tiễn qua nhiều khoá học cho thấy, phần lớn học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự khi ra trường đã hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, những năm gần đây, do nhiều biến động phức tạp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, đặc biệt, trước những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, việc bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy của thanh niên Việt Nam, trong đó có học viên ngoại ngữ quân sự đang đặt ra những bất cập cần giải quyết. Đa số học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự có năng lực tư duy phát triển tốt, một bộ phận nhỏ học viên này năng lực tư duy còn hạn chế, chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, tư duy chủ quan, máy móc, thụ động; thiếu tính linh hoạt, quyết đoán và sáng tạo, khả năng phân tích và tổng hợp, trừu tượng hoá và khái quát hoá, khả năng liên hệ vận dụng kiến thức được trang bị vào thực tiễn còn yếu. Nghiên cứu làm rõ quá trình đào tạo, phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường là vấn đề thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu làm sáng tỏ từ nhiều góc độ khác nhau. Do đó, nghiên cứu “Phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự hiện nay” đang là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vấn đề năng lực và phát triển năng lực của con người, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các góc cạnh khác nhau. 5 Đề cập đến năng lực tư duy có: “Yêu cầu mới về năng lực tư duy của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay” của Phạm Ngọc Quang, Tạp chí Triết học số 2 năm 1994. “Nâng cao năng lực trí tuệ phẩm chất tư duy quân sự của người cán bộ chính trị trong dạy chiến thuật” của giáo sư Lê Xuân Lựu. Cũng bàn đến năng lực tư duy, có Luận án tiến sĩ triết học “Phát triển năng lực trí tuệ của sĩ quan trẻ trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của Lê Quý Trịnh. Luận văn thạc sĩ triết học “Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội Tên lửa phòng không hiện nay” của Nguyễn Đình Thuỷ. Các bài viết và các luận án trên đều đề cập đến năng lực tư duy, năng lực trí tuệ ở nhiều cấp độ, mức độ khác nhau và cho rằng năng lực là toàn bộ khả năng của con người, giúp cho con người đạt hiệu quả cao trong nhận thức và hành động ở từng lĩnh vực cụ thể. Tiến sĩ Lê Quý Trịnh quan niệm năng lực trí tuệ là “khả năng hoạt động của trí tuệ trong việc tìm kiếm, khám phá, tích luỹ tri thức và vận dụng tri thức vào giải quyết những nhiệm vụ do cuộc sống đặt ra, đảm bảo cho hoạt động của con người đạt chất lượng và hiệu quả cao” [59, tr.17]. Đồng thời, tác giả còn chỉ ra cấu trúc cơ bản của năng lực trí tuệ gồm các yếu tố: tri thức, phương pháp tư duy và khả năng sáng tạo của con người. Về vấn đề tư duy, tư duy biện chứng, tư duy lý luận, tư duy sáng tạo, tu duy quân sự và tư duy khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu trên các khía cạnh khác nhau. Các công trình này đã được công bố trên các sách, tạp chí các cuộc hội thảo khoa học, các luận văn, luận án về đổi mới tư duy, phát triển tư duy lý luận, tư duy quân sự... Nghiên cứu về tư duy biện chứng có công trình: “Đặc điểm quá trình phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam trong nhận thức nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Nguyễn Bá Dương, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2000. Luận án đã đưa ra năm đặc điểm của tư duy biện chứng duy vật: là loại 6 hình tư duy phát triển cao nhất của loài người so với các loại hình tư duy khác có trong lịch sử triết học; là sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng, nó luôn hàm chứa nội dung hiện thực trong phản ánh thế giới khách quan; phản ánh đúng đắn sự vận động, phát triển và chuyển hoá không ngừng của thế giới khách quan; có tính khách quan; là tư duy khoa học, cách mạng, có tính phê phán và chiến đấu cao, luôn tạo ra sản phẩm kép. Tư duy biện chứng duy vật giúp người sĩ quan phân đội không những nhận thức đúng tình hình, nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu mà còn tìm ra những giải pháp phù hợp để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Nghiên cứu về tư duy sáng tạo có công trình: “Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Đào Văn Tiến, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 1998. Luận án đã làm rõ khái niệm, cấu trúc, và sự biểu hiện của năng lực tư duy sáng tạo ở đội ngũ sĩ quan cấp phân đội; chỉ ra bản chất, đặc điểm vai trò của năng lực tư duy sáng tạo đối với hoạt động thực tiễn của người sĩ quan trẻ quân đội ta; chỉ ra vấn đề có tính quy luật nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội đó là: tăng cường rèn luyện, trải nghiệm trong hoạt động thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy phân đội; phát triển trong sự tác động biện chứng với các yếu tố khác trong nhân cách của họ; phát triển phụ thuộc sự tác động biện chứng của các yếu tố chủ quan - điều kiện cho sự phát triển của năng lực đó; phụ thuộc vào sự tác động biện chứng giữa các yếu tố của hệ thống tri thức với hạt nhân là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu về tư duy lý luận có các công trình: “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Nguyễn Đình Trãi, Hà Nội, 2001. Công trình đã làm rõ khái niệm năng lực tư duy lý luận, năng lực tư duy lý luận được đặc trưng bởi sự tích lũy về phương pháp tư duy. Năng lực tư duy là khả năng lựa 7 chọn sắp xếp các thao tác tư duy theo một lôgíc nhất định nhằm đạt tới kết quả cụ thể; và khả năng xác định mục đích, các bước tiến hành các khâu chủ yếu trong quá trình phản ánh để lựa chọn các thao tác chính xác trong t ư duy. Năng lực tư duy lý luận là khả năng tích luỹ tri thức và nghệ thuật sử dụng tri thức, xử lý thông tin một cách khoa học, hiệu quả; là “nghệ thuật vận dụng các khái niệm”. Năng lực tư duy lý luận giữ vai trò quan trọng trong hoạt động nghiên cứu và giảng dạy của người cán bộ. “Phát triển tư duy lý luận của học viên đào tạo cán bộ hậu cần cấp trung, sư đoàn ở Học viện Hậu cần hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Phạm Thanh Tùng, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2007. Luận văn đã làm rõ phát triển tư duy lý luận của học viên đào tạo cán bộ hậu cần cấp trung, sư đoàn ở Học viện Hậu cần là quá trình hoàn thiện khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá, nâng cao trình độ nắm bắt và vận dụng các quy luật trong quá trình đào tạo. Quá trình phát triển tư duy lý luận là quá trình tích lũy dần về lượng đến sự chuyển hoá về chất; là quá trình không ngừng phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình nhận thức; đồng thời là quá trình phủ định biện chứng những tri thức kinh nghiệm của họ. Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm phát triển tư duy lý luận của người học viên cán bộ hậu cần cấp trung, sư đoàn. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên cho thấy: vấn đề năng lực, năng lực tư duy và phát triển năng lực tư duy đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên từ các góc độ tiếp cận khác nhau. Trong các công trình trên, nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn đã được các tác giả luận giải một cách sâu sắc và có giá trị khoa học, thiết thực. Tuy nhiên, do mục đích và phạm vi nghiên cứu, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về việc phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự. 8 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài * Mục đích: Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực tư duy của đội ngũ học viên này. * Nhiệm vụ: Làm rõ thực chất và những vấn đề có tính quy luật phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự. Đánh giá thực trạng tình hình phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự hiện nay. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về bản chất, những vấn đề có tính quy luật phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự. * Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu được giới hạn ở việc phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự cấp phân đội trong thời gian đào tạo ở Học viện Khoa học Quân sự; số liệu khảo sát nghiên cứu từ năm 2005 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Đảng uỷ Tổng cục II về công tác giáo dục đào tạo để xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng, cán bộ trong quân đội nói chung và cán bộ trong Tổng cục II nói riêng; các Nghị quyết của Đảng ủy 9 Học viện Khoa học Quân sự về công tác giáo dục đào tạo. Luận văn có kế thừa kết quả của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn công tác giáo dục đào tạo của quân đội nói chung và Học viện Khoa học Quân sự nói riêng; phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự cấp phân đội ở Học viện Khoa học Quân sự hiện nay và một số đơn vị trong Quân đội ta. Luận văn còn dựa vào các báo cáo tổng kết về công tác giáo dục đào tạo của Học viện Khoa học Quân sự. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp hệ thống - cấu trúc, điều tra xã hội học, phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, khái quát hoá và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm một số cơ sở khoa học cho phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự hiện nay. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và vận dụng vào quá trình giáo dục đào tạo ở Học viện Khoa học Quân sự và các nhà trường trong Quân đội ta hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn gồm có: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 10 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA HỌC VIÊN NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ Ở HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ 1.1. Thực chất phát triển năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự 1.1.1. Năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự Quan niệm về năng lực tư duy Có nhiều khoa học nghiên cứu tư duy dưới những góc độ khác nhau như triết học, lôgic học, tâm lý học... Trong lịch sử phát triển của triết học đã có nhiều quan niệm khác nhau về tư duy, ý thức của con người. Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, khắc phục triệt để những hạn chế, sai lầm của chủ nghĩa duy vật trước đó, triết học Mác - Lênin đã phát triển một bước quan trọng nhận thức về tư duy - ý thức của con người. Quá trình nhận thức không dừng lại ở sự mô tả hình thức bên ngoài mà đòi hỏi phải hiểu rõ bản chất, quy luật, mối quan hệ nội tại bên trong sự vật, cũng như mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Để đạt được điều đó, con người phải qua quá trình tư duy hết sức phức tạp. Trước hết tư duy là sản phẩm của một dạng vật chất hữu cơ đặc biệt có tổ chức cao là óc người, phản ánh thế giới khách quan trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Nếu người ta đặt câu hỏi rằng tư duy và ý thức là gì, chúng từ đâu đến, thì người ta sẽ thấy rằng chúng là sản vật của bộ óc con người và bản thân con người, là sản vật của giới tự nhiên, một sản vật đã phát triển trong một môi trường nhất định và cùng với môi trường đó" [2, tr.55]. Tuy là sản phẩm của bộ óc người, nhưng tư duy không thể tách rời hoạt động thực tiễn của con người, trái lại giữa chúng có mối quan hệ biện chứng 11 với nhau. Muốn có tư duy thì phải có hoạt động thực tiễn, ngược lại, muốn có hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả cao thì phải có tư duy định hướng chỉ đạo. Ph.Ăngghen đã khẳng định: "Từ trước đến nay, khoa học tự nhiên cũng như triết học đã hoàn toàn coi thường ảnh hưởng của hoạt động con người đối với tư duy của họ. Hai môn ấy một mặt chỉ biết có tự nhiên, mặt khác chỉ biết có tư tưởng. Nhưng chính việc người ta biến đổi tự nhiên, chứ không phải chỉ một mình giới tự nhiên, với tính cách giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên" [1, tr.720]. Tư duy có vai trò rất quan trọng trong việc nhận thức thế giới, tư duy đem lại cho chúng ta sự hiểu biết về những mối liên hệ phong phú, đa dạng, phức tạp, về những sự vận động và biến đổi, về sự phát sinh và tiêu vong của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Kết quả tư duy được ghi lại bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, thiếu ngôn ngữ, tư duy không thể tồn tại và phát triển, tư duy con người có mối liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. Ngôn ngữ tham gia vào các quá trình tư duy, với tư cách là cái chứa đựng các nghĩa biểu đạt cho sự vật mà thoạt đầu có hình thái vật chất bên ngoài với chức năng phát âm thông báo, về sau chức năng này giảm dần và chuyển thành lời nói bên trong, có chức năng chuyên chở các ý nghĩ. Ngôn ngữ không chỉ là công cụ để con người giao tiếp, trao đổi với nhau mà còn là phương tiện lưu trữ thông tin, phản ánh khái quát các sự vật, hiện tượng, tổng kết các hoạt động thực tiễn của con người, truyền đạt kinh nghiệm giữa các thế hệ nối tiếp nhau trong lịch sử. Thông qua tư duy, con người khái quát sự hiểu biết của mình về các sự vật hiện tượng, nhưng để khái quát hóa được điều đó phải có ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ. Do vậy, ngôn ngữ càng phát triển, vốn từ vựng càng phong phú thì tư duy gắn liền với nó càng linh hoạt, mềm dẻo, phản ánh càng sâu sắc, chính xác và đầy đủ các mối liên hệ đa dạng, phức tạp của thế giới. 12 Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, có mục đích, là hoạt động khác về chất so với hoạt động bản năng của con vật, trước khi làm việc gì thì con người đã định hình những công việc ấy trong đầu óc. Vì thế, đặc trưng lao động của con người là hoạt động có tính chất tái tạo và sáng tạo. Con người phản ánh những thuộc tính của tự nhiên, xã hội và của chính bản thân con người; từng bước tìm ra và vận dụng quy luật vận động của tự nhiên, xã hội để tiến hành lao động phục vụ cuộc sống của mình. Những hiểu biết của con người về thế giới đều dựa vào nhận thức, là kết quả của nhận thức. Nhận thức là một quá trình từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, giai đoạn này còn được gọi là tư duy trừu tượng. Quá trình tư duy vạch ra cái bản chất, cái quy luật trong sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng được thực hiện bằng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Nếu kết quả của tư duy đúng đắn, con người sẽ tìm ra chân lý, soi sáng hành động của mình. V.I.Lênin đã chỉ rõ "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, của nhận thức thực tại khách quan" [31, tr.179]. Tư duy có nhiều trình độ khác nhau. Có tư duy lý luận và tư duy kinh nghiệm. Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động thực tiễn, tư duy của con người không dừng lại ở việc phản ánh bên ngoài (tư duy kinh nghiệm) mà ngày càng đi sâu phản ánh bản chất, quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng (tư duy lý luận). Tư duy lý luận là loại hình tư duy phát triển ở trình độ cao nhất của con người. Nếu tư duy kinh nghiệm gắn liền với việc giải quyết một cách trực tiếp những nhiệm vụ cụ thể thì tư duy lý luận lại hướng tìm ra tri thức mới. Trình độ tư duy của mỗi con người đạt được là hoàn toàn khác nhau mặc dù tư duy có thuộc tính chung đó là phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, sáng tạo vì nó hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của mỗi người và phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể. 13 Như vậy, có thể quan niệm: Tư duy là trình độ cao của quá trình nhận thức, là sự phản ánh khái quát, gián tiếp, tích cực và sáng tạo về thế giới, đem lại cho con người những hiểu biết về bản chất, quy luật vận động phát triển của hiện thực khách quan. Năng lực là khái niệm dùng để chỉ một thuộc tính của con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Tùy thuộc vào các khoa học khác nhau, cách tiếp cận khác nhau mà quan niệm về năng lực được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Dưới góc độ tâm lý học, một số tác giả cho rằng: "Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định" [64, tr.160]. Từ đó, các tác giả chỉ ra mọi hoạt động của con người phải có sự kết hợp những thuộc tính tâm lý, sinh lý nhất định, người có năng lực phải đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động và bảo đảm cho hoạt động đạt kết quả cao. Ngoài ra, có quan niệm cho rằng: "Năng lực là một tổ hợp hoặc tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và bảo đảm cho hoạt động đạt kết quả cao" [5, tr.90]; "năng lực chính là một tổ hợp đặc điểm tâm lý của con người, tổ hợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy" [19, tr.145]. Từ quan niệm trên, các tác giả đã chỉ ra năng lực gắn liền với hoạt động và với một hoạt động nhất định của con người cụ thể, năng lực được thể hiện bằng hoạt động và trong hoạt động. Như vậy, quan niệm về năng lực các tác giả trên đều có điểm chung cho rằng năng lực là tổng hợp những phẩm chất tâm lý và sinh lý của cá nhân đáp ứng với yêu cầu của hoạt động nào đó, diễn ra thành thạo, nhanh chóng, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả cao. Dưới góc độ xã hội học, năng lực được hiểu là khả năng của con người; khả năng này kết hợp với phẩm chất đạo đức tạo nên nhân cách của 14 con người, để thực hiện có hiệu quả một hoạt động nào đó. Con người chịu sự tác động bởi yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội; yếu tố tự nhiên là mặt sinh học, tư chất, tố chất; yếu tố xã hội là môi trường xã hội, quan hệ xã hội, điều kiện sống và hoạt động của con người. Sự hình thành và phát triển năng lực trên cơ sở hoạt động giáo dục và học tập; tự giáo dục, tự rèn luyện, tự tu dưỡng của từng cá nhân, hoạt động lao động, giao tiếp của con người trong môi trường gia đình và môi trường xã hội. Năng lực bao hàm cả khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để tiến hành hoạt động có hiệu quả, điều đó chỉ ra người có năng lực nhất định phải có kiến thức, kinh nghiệm và khả năng vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn mang lại hiệu quả cao. Dưới góc độ triết học, năng lực được hiểu: "Theo nghĩa rộng là những đặc tính tâm lý của cá thể điều tiết hành vi của cá thể và là điều kiện cho hoạt động sống của cá thể. Năng lực chung nhất của cá thể là tính nhạy cảm được hoàn thiện trong suốt quá trình phát triển về mặt phát sinh loài và về mặt phát triển cá thể. Hiểu theo nghĩa đặc biệt thì năng lực là toàn bộ những đặc tính tâm lý con người khiến cho nó thích hợp với một hình thức hoạt động nghề nghiệp nhất định đã hình thành trong lịch sử" [67, tr.753]. Như vậy, năng lực hiểu theo quan điểm triết học không những không mâu thuẫn với các quan điểm trên, mà còn được hiểu sâu sắc hơn, rõ nét hơn và có tính khái quát cao hơn. Năng lực của con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Sự hình thành năng lực đòi hỏi cá thể phải nắm bắt được các hình thức hoạt động mà loài người đã tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử xã hội. Vì vậy, năng lực của con người vừa do hoạt động bộ não của nó quyết định, vừa là trình độ phát triển lịch sử mà loài người đã đạt được. Theo ý nghĩa đó, năng lực của con người luôn gắn liền với tổ chức lao động xã hội và với hệ thống giáo dục thích ứng với tổ chức đó. 15 Cũng dưới góc độ triết học, có quan niệm cho rằng năng lực là tổng hòa các yếu tố vật chất và tinh thần tạo cho con người khả năng nhận thức và hành động trong cải biến hoàn cảnh sống của mình. Còn có quan niệm khác cho rằng năng lực hiểu theo nghĩa chung nhất là tổng hợp các yếu tố chủ quan của chủ thể đáp ứng yêu cầu hoạt động nào đó, bảo đảm cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao... Như vậy, các quan niệm về năng lực trên đây cho thấy, mỗi quan niệm có cách tiếp cận và cách diễn đạt khác nhau. Song, tựu chung lại đều thống nhất ở nội dung cơ bản: Năng lực là tổng hòa các yếu tố chủ quan của chủ thể đáp ứng một yêu cầu nào đó, bảo đảm cho con người hoạt động một nghề nghiệp nào đó đạt kết quả cao. Từ đó, cho thấy, các yếu tố vật chất và tinh thần của con người - yếu tố chủ quan của chủ thể là tổng hợp các yếu tố tồn tại trong một thể thống nhất biện chứng như: yếu tố tư chất, yếu tố tri thức, yếu tố phẩm chất nhân cách. Mỗi yếu tố có một vị trí, vai trò riêng, nếu thiếu một trong các yếu tố ấy đều ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến năng lực của con người. Đồng thời, tùy thuộc vào yêu cầu đòi hỏi của từng lĩnh vực hoạt động cụ thể mà vai trò của các yếu tố đó không ngang bằng nhau. Nhưng cho dù ở lĩnh vực nào, yếu tố tri thức cũng luôn giữ vai trò quyết định nhất đến sự hình thành và phát triển của năng lực. Mặt khác, năng lực của con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội, năng lực của con người không ngừng phụ thuộc vào hoạt động của bộ não mà còn do trình độ phát triển lịch sử loài người quy định. Mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau đòi hỏi con người với tư cách là chủ thể hoạt động phải có khả năng tương ứng, phù hợp với yêu cầu khách quan của hoàn cảnh, điều kiện xã hội lịch sử. Năng lực vừa có yếu tố thuộc về cái vốn có, bẩm sinh, tiềm ẩn bên trong chủ thể, vừa là sản phẩm của quá trình nghiên cứu học tập, rèn luyện tích cực, phấn đấu không mệt mỏi trong quá trình hoạt động thực tiễn của từng chủ thể, 16 giúp cho chủ thể đạt kết quả cao ở từng lĩnh vực nhất định. Cái vốn có, bẩm sinh về năng lực (tố chất) của con người có thể do sự đột biến gen mà thành. Nhưng dù cái vốn có, cái bẩm sinh phát triển tốt đến đâu chăng nữa cũng chỉ là cơ sở, là điều kiện thuận lợi để năng lực phát triển tốt hơn. Nếu các chủ thể không được tiếp tục trau dồi về trình độ, rèn luyện về phẩm chất, không tích cực tham gia vào hoạt động thực tiễn thì không thể phát triển năng lực được. Bởi chính quá trình hoạt động thực tiễn không những chỉ cải tạo tự nhiên, xã hội phục vụ nhu cầu đời sống con người mà còn cải tạo chính bản thân con người, làm cho con người phát triển hoàn thiện hơn. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, mà một phần lớn do công tác, do tập luyện mà có" [40, tr.280]. Từ những phân tích trên đây về tư duy, về năng lực của con người, có thể quan niệm: Năng lực tư duy là tổng hợp các mặt, các yếu tố tạo ra khả năng tư duy và khả năng đó biến thành hiện thực trong quá trình hoạt động thực tiễn của chủ thể. Năng lực tư duy của con người chính là khả năng vận dụng tổng thể các tri thức đã có để tạo ra được những tri thức mới; tạo ra được những giải pháp đúng đắn và thích hợp cho việc giải quyết những vấn đề đang được đặt ra trong thực tiễn. Để tư duy, con người buộc phải sử dụng bộ máy các khái niệm, phạm trù, các tri thức nằm trong bộ máy khái niệm, phạm trù đó. Năng lực tư duy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng quan trọng và quyết định nhất vẫn là hệ thống các tri thức. Năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự Học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự là những thanh niên, học sinh, quân nhân đã trúng tuyển qua kỳ thi tuyển sinh quân sự được đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ quân sự, sau khi tốt nghiệp được 17 phong quân hàm sĩ quan, đảm nhiệm chức vụ biên dịch, phiên dịch, giảng dạy ngoại ngữ ở các nhà trường, đơn vị trong và ngoài quân đội theo sự phân công của tổ chức. Học viên ngoại ngữ quân sự được tuyển chọn chặt chẽ cả về tiêu chuẩn chính trị và trình độ học vấn qua kỳ tuyển sinh đại học (khối D). Có tuổi đời từ 19 đến 25, phần lớn họ có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ, năng động, sáng tạo, muốn khẳng định mình. Hầu hết học viên ngoại ngữ quân sự là những người có điều kiện học tập ngoại ngữ từ bậc học phổ thông. Xét ở góc độ sinh học, họ đang ở độ tuổi thanh niên, là lứa tuổi đang phát triển và ngày càng hoàn thiện những phẩm chất trí tuệ, đạo đức và thể lực. Họ là lực lượng trẻ, có nhiều ước mơ, hoài bão, nhạy bén và dễ thích nghi với cái mới, cái đẹp, nhất là những cái mới trong giao lưu, ngôn ngữ, văn hóa của các quốc gia. Tuy nhiên, họ chưa được trải nghiệm qua thực tiễn quân sự, kinh nghiệm cuộc sống chưa nhiều, đức tính kiên trì, sức chịu đựng, trạng thái tâm lý thường kém bền vững; đôi lúc bồng bột, nóng vội trong hoạt động, dễ bi quan, chán nản khi gặp khó khăn, đặc biệt trong suy nghĩ và hành động của họ còn mang những dấu ấn, tàn dư, những tư duy, tập quán, thói quen lạc hậu của nền sản xuất nhỏ, thói quen tự do của thanh niên ngoài xã hội không phù hợp với yêu cầu của tổ chức, hoạt động quân sự... Sự khác biệt giữa sĩ quan ngoại ngữ và sĩ quan ở các ngành nghề, lĩnh vực khác ở đặc điểm về mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Trong quá trình học tập, rèn luyện, người học sẽ từng bước được hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cơ bản của người sĩ quan ngoại ngữ như: thái độ, trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, bản lĩnh chính trị; tích cực, chủ động, sáng tạo và khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; trình độ cử nhân ngoại ngữ chuyên ngành quân sự, làm nhiệm vụ biên dịch, phiên dịch, giảng dạy ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga. Từ đó đặt ra cho học viên ngoại ngữ 18 quân sự phải học tập, rèn luyện tu dưỡng cả phẩm chất đạo đức và năng lực tác phong công tác, trong đó việc phát triển năng lực tư duy cho người học viên ngoại ngữ quân sự là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Môi trường học tập của học viên ngoại ngữ quân sự mang đặc điểm chung của môi trường sư phạm quân sự, nhưng có đặc điểm riêng do quá trình dạy và học ngoại ngữ quân sự quy định. Học viên ngoại ngữ quân sự được cập nhật những tri thức mới cả về quân sự, chính trị và kinh tế - xã hội; thông qua lĩnh hội tri thức ngoại ngữ, người dạy và người học có điều kiện tiếp cận nhiều kênh thông tin, nhiều tài liệu tham khảo; sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật, nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác nhau. Quá trình giáo dục đào tạo, học viên ngoại ngữ quân sự, một mặt là tiếp thu vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, mặt khác là tiếp thu những giá trị văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị của đất nước mà người học học tiếng nước đó. Học viên ngoại ngữ quân sự phải trải qua những giai đoạn học tập, rèn luyện liên tục, bền bỉ, đòi hỏi sự hiểu biết và sự thẩm thấu về tri thức cao, biết làm chủ kiến thức được trang bị, hơn nữa phải sử dụng nhuần nhuyễn kiến thức ấy trong thực tiễn. Hình thức tổ chức dạy và tổ chức tự học ngoại ngữ cũng phong phú, đa dạng: kết hợp giảng dạy của giáo viên trên lớp với tổ chức các hoạt động ngoại khóa, dạ hội, thực tập, ...; học viên ngoại ngữ quân sự phải thực hành cương vị người sĩ quan ngoại ngữ làm công tác phiên dịch, biên dịch, giảng bài ở các cơ quan, đơn vị, nhà trường trong và ngoài quân đội. Trên cơ sở phân tích tư duy và nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu đào tạo đối với học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự, có thể quan niệm: Tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự ở Học viện Khoa học Quân sự là trình độ cao của quá trình nhận thức, cho phép họ tích lũy vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, qui tắc sử dụng từ ngữ để hình thành những tri thức mới đáp ứng yêu cầu 19 nhiệm vụ biên dịch, phiên dịch, giảng dạy các môn ngoại ngữ trong hoạt động quân sự. Tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự, trước hết mang những đặc điểm của tư duy nói chung. Đó là trình độ cao của quá trình nhận thức; là sự suy nghĩ, nhận định, đánh giá về thực hiện nhiệm vụ của họ trong quá trình học tập và rèn luyện. Tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự là quá trình phản ánh khái quát, năng động, sáng tạo thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động quân sự, đối ngoại quân sự và quá trình học tập, nghiên cứu, rèn luyện công phu, kiên trì, bền bỉ. Tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự thống nhất về bản chất với tư duy của người học viên và người cán bộ quân đội nói chung, nhưng mang tính đặc thù của ngành, của hoạt động đối ngoại quân sự nói riêng. Nó được thể hiện tập trung ở năng lực làm chủ về bản lĩnh chính trị, vốn tri thức, khả năng nắm bắt thực tiễn, khả năng tư duy trừu tượng và phong cách tư duy của họ; ở sự vững vàng, kiên định và nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ; ở sự giải quyết chính xác những vấn đề đặt ra trong xử lý tài liệu biên dịch, phiên dịch và đối ngoại quân sự trên lập trường, lợi ích giai cấp công nhân. Vì vậy, tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự là quá trình nhận thức, gia tăng tri thức mới, những quy luật, nguyên tắc và yêu cầu của tư duy, phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan; là quá trình đòi hỏi cao các phẩm chất tâm lý phù hợp với hoạt động nhận thức trong lĩnh vực đặc thù. Từ những phân tích trên, có thể quan niệm: Năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự là tổng hòa các yếu tố động cơ học tập, bản lĩnh chính trị, vốn tri thức, phương pháp tư duy thường xuyên được huy động vào việc phát hiện các mối quan hệ bản chất, các thuộc tính mới trong hoạt động thực tiễn, từ đó giúp họ tìm ra những nội dung, phương pháp vận dụng tri thức mới vào quá trình học tập, rèn luyện tại trường. 20 Năng lực tư duy không phải là một yếu tố đơn nhất, hay sự cộng lại giản đơn của các yếu tố chủ quan, mà là một sự thống nhất hữu cơ của các yếu tố. Các yếu tố đó luôn có mối quan hệ, tác động biện chứng, làm tiền đề và điều kiện cho nhau, chúng có vai trò, vị trí khác nhau. Năng lực tư duy của học viên ngoại ngữ quân sự được hợp thành bởi các yếu tố: Động cơ - lực thúc đẩy bên trong của tư duy bao giờ cũng là sự phản ánh từ cái bên ngoài. Thực tiễn hoạt động học tập, rèn luyện của đơn vị luôn chứa đựng nhiều vấn đề cần giải quyết, song nó chỉ trở thành động lực thôi thúc bên trong của hành vi trí tuệ cá nhân khi học viên không chỉ nhận thức được các tình huống có vấn đề, mà còn phải có cảm xúc, khát vọng và ý chí muốn giải quyết nó. Động cơ là kết quả của nhu cầu cá nhân được thỏa mãn. Bắt gặp những tình huống sư phạm đòi hỏi người học phải chấp nhận tình huống, cùng với ý chí quyết tâm chiếm lĩnh và làm chủ tình huống. Do đó xuất hiện vấn đề nhu cầu cá nhân luôn phải được đặt trong quan hệ với nhu cầu của tập thể, của đơn vị là điều kiện quan trọng để hình thành động cơ đúng đắn cho mọi suy nghĩ hàng ngày. Bản lĩnh chính trị: là đức tính (phẩm chất) tự quyết định một cách độc lập, sáng tạo suy nghĩ, thái độ, hành động chính trị của mình và không dao động trước bất cứ tác động bên ngoài nào. Bản lĩnh chính trị là phẩm chất xã hội cơ bản, chủ đạo nên luôn luôn ảnh hưởng, chi phối đến sự vận động, biến đổi, phát triển các phẩm chất khác (đạo đức, tâm lý...) trong quá trình hình thành phát triển hoàn thiện nhân cách. Vốn tri thức: là yếu tố cơ bản của năng lực tư duy, là khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy; là lượng thông tin mà con người lĩnh hội được trong quá trình học tập, rèn luyện và hoạt động thực tiễn. Vốn tri thức là những tri thức đã được tích luỹ mà từ đó tư duy sẽ diễn ra và đạt tới 21 những tri thức mới thường là sâu sắc hơn, đầy đủ hơn. Không có vốn tri thức cần thiết được tích luỹ và thường xuyên bổ sung thì không thể có tư duy và phát triển năng lực tư duy. Hệ thống vốn tri thức này bao gồm nhiều loại: tri thức kinh nghiệm thu được nhờ các quá trình trực quan hoặc tư duy kinh nghiệm trước đó; tri thức lý luận (gồm các tri thức về thế giới quan, phương pháp luận chung nhất, các tri thức của các nhà tư tưởng lớn ...). Các tri thức phải được nghiền ngẫm, nhào nặn bằng các thao tác tư duy đúng đắn, có hiệu quả và được liên hệ, so sánh với thực tiễn cuộc sống mới tạo nên năng lực tư duy. Quá trình phát triển năng lực tư duy là quá trình sản sinh ra tri thức mới, đi sâu phát hiện bản chất, quy luật của khách thể nhận thức và việc vận dụng tri thức đã được lĩnh hội vào thực tiễn đời sống xã hội. Vốn tri thức là cơ sở, điều kiện phát triển năng lực tư duy và chính sự phát triển năng lực tư duy lại đem tới cho chúng ta những tri thức mới mang tính chính xác, sâu sắc, chặt chẽ, lôgíc và hệ thống. Khả năng nắm bắt thực tiễn: thực chất là khả năng phát hiện giải quyết mâu thuẫn, việc vận dụng các tri thức vào xử lý các vấn đề trong quá trình học tập, nghiên cứu nhất là khả năng sử dụng các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa…; khả năng trình bày, diễn đạt các ý tưởng trước tập thể, tính hệ thống, lôgic của kiến thức; khả năng vận dụng tri thức đã học vào hoạt động quân sự, cũng như thực tiễn cuộc sống. Khả năng nắm bắt thực tiễn của học viên ngoại ngữ quân sự được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, tham gia hoạt động thực tiễn quân sự, gắn với nghề nghiệp, cương vị chức trách của người sĩ quan ngoại ngữ. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển năng lực tư duy của người học trong quá trình đào tạo ở nhà trường. Khả năng tư duy trừu tượng: là từ thực tiễn con người có thể phản ánh sự vật, hiện tượng trong những mối liên hệ và quan hệ bản chất, mang tính quy luật. Từ hoạt động thực tiễn và các tri thức đã có, người học phát hiện ra
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng