Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch của việt nam...

Tài liệu Phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch của việt nam

.PDF
75
297
84

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐỨC ĐOÀN PHÁT TRIỂN MỘT SỐ SẢN PHẨM DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LƢU ĐỨC HẢI HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn của mình được thực hiện dựa vào sự hiểu biết và quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, cố gắng thực hiện của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của TS. Lưu Đức Hải (Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Công trình nghiên cứu này của tôi không sao chép bất kì nghiên cứu của cá nhân hay tổ chức nào. Các thông tin, tư liệu, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và được trích dẫn nguồn gốc tài liệu tham khảo rõ ràng. Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2016 Học viên thực hiện Nguyễn Đức Đoàn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các cán bộ, giáo viên tại Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam, đặc biệt là Khoa Kinh tế học đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu, học tập trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Lưu Đức Hải (Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo, các đồng nghiệp tại nơi tôi đang công tác đã thông cảm, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ thời gian, công việc và tài liệu tham khảo; tới gia đình và các bạn bè xung quanh đã động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng, song hiểu biết và năng lực bản thân còn hạn chế nên chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các cá nhân, bạn bè quan tâm để luận văn được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2016 Học viên Nguyễn Đức Đoàn MỤC LỤC MỞ Đ U .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ................................................................. 5 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch ......................................... 5 1.2. Cơ sở lý luận về sản phẩm dịch vụ du lịch và năng lực cạnh tranh du lịch 6 1.3. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam........................................................... 9 1.4. Bối cảnh phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam ................................... 14 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ SẢN PHẨM DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ ...................................................................................... 19 2.1. Các xu hướng tác động tới phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch .......... 19 2.2. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam................................ 25 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỘT SỐ SẢN PHẨM DỊCH VỤ DU LỊNH CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ....................................................................................................... 46 3.1. Một số giải pháp chung ......................................................................... 46 3.2. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch biển .......................................... 58 3.3. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa ..................................... 62 3.4. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái .................................... 63 KẾT LUẬN .................................................................................................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 68 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ASEAN: Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông nam Á GMS: Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mekong mở rộng GDP: Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội NLCT: Năng lực cạnh tranh OECD: Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế TPP: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNWTO: United National World Tourism Organization Tổ chức du lịch thế giới WTO: World Tourism Organization Tổ chức du lịch thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các quốc gia dẫn đầu thế giới về lượng khách đi du lịch nước ngoài ......................................................................................................... 19 Bảng 2.2: Khách du lịch quốc tế đến chia theo thị trường nguồn .................. 20 Hình 2.1: Cơ cấu khách du lịch quốc tế theo phương tiện vận chuyển .......... 21 Hình 2.2: Cơ cấu khách du lịch quốc tế theo mục đích chuyến đi ................. 21 Hình 2.3: Top 10 thị trường khách quốc tế đến Việt Nam năm 2015 ............ 25 MỞ Đ U 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch – một nhu cầu tất yếu trong đời sống tinh thần của nhân loại và ngày càng có xu hướng tăng. Việt Nam là một đất nước giàu tiềm năng du lịch: là cửa ngõ giao lưu quốc tế, với bề biển dài, không hiếm những bãi tắm nước xanh, cát trắng nổi tiếng thế giới; với hệ thống di sản văn hóa thiên nhiên, văn hóa lịch sử được xếp vào bậc thứ hạng cao trên thế giới; với sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng phong phú, đa dạng; có nhiều điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư, cơ chế chính sách, an ninh chính trị…để trở thành một quốc gia phát triển về du lịch. Hơn ai hết, Nhà nước thấy rõ tiềm năng đó và đã đặt ra mục tiêu phấn đấu “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới”. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 đã xác định phát triển sản phẩm du lịch là giải pháp hàng đầu để phát triển du lịch trong thời gian tới. Trong đó định hướng ưu tiên phát triển mạnh các sản phẩm du lịch theo ưu thế nổi trội về tài nguyên tự nhiên và văn hóa, theo thứ tự: Sản phẩm du lịch biển đảo, sản phẩm du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch sinh thái. Thực tế du lịch Việt Nam đang từng bước phát huy lợi thế, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế không ngừng của đất nước. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Du lịch Việt Nam, các chỉ số về lượng khách và tổng thu của Du lịch Việt Nam đạt tăng trưởng tốt qua các năm, cụ thể: Năm 2000, Việt Nam đón được 2,1 triệu lượt khách quốc tế, năm 2015 đạt trên 7,9 triệu lượt khách quốc tế. Ngành Du lịch cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết 1 an sinh xã hội. Năm 2016, ước tính đã có trên 1,8 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó trên 600 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những xu thế phát triển du lịch hiện đại, tính cạnh tranh giữa các điểm đến ngày càng gia tăng, du lịch Việt Nam đang có những bước phát triển nhanh nhưng vẫn chưa thực sự phát huy được những tiềm năng, lợi thế của đất nước, chưa xây dựng được hình ảnh sản phẩm du lịch chất lượng, hấp dẫn, chưa nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực. Từ những lý do trên, cùng với sự thuận lợi khi nghiên cứu vấn đề này trong công việc hiện tại, tôi xin chọn đề tài “Phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu viết luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, ở Việt Nam có một số nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch của Việt Nam trên cơ sở định hướng Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch còn hạn chế với quy mô các vùng và địa phương, chưa giải quyết những vấn đề còn hạn chế, bất cập trong phát triển sản phẩm du lịch của Việt Nam nhằm tạo ra những bước phát triển về chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch Việt Nam, tăng cường năng lực cạnh tranh cho du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nhằm góp phần phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch có tính cạnh tranh cho du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. 2 Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích tác động của hội nhập kinh tế đến phát triển du lịch của Việt Nam, từ đó đánh giá tiềm năng và điều kiện phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch của Việt Nam. Xây dựng cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) về phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch trong bối cảnh hội nhập. Đánh giá hiện trạng phát triển một số sản phẩm du lịch của việt nam giai đoạn 2010-2015. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phạm vi nghiên cứu: Dịnh vụ du lịch của Việt Nam và một số sản phẩm dịch vụ du lịch chủ yếu: Du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận văn được viết từ việc nghiên cứu lý luận đến thực tiễn tại Việt Nam. Đầu tiên là những lý luận chung về du lịch và sản phẩm dịch vụ du lịch, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, lý thuyết nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh du lịch. Từ đó trình bày tình hình phát triển sản phẩm du lịch ở một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế, luận văn trình bày thực trạng phát triển một số sản phẩm du lịch của Việt Nam. Cuối cùng là một số đề xuất giải pháp phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch của Việt Nam trong giai đoạn tới. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích hệ thống… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Trên cơ sở xây dựng các luận cứ khoa học về phát triển du lịch trong bối 3 cảnh hội nhập quốc tế của ngành du lịch Việt Nam đi sâu vào đánh giá thực trạng phát triển một số sản phẩm du lịch giai đoạn 2010-2015, đề xuất giải pháp phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch của Việt Nam giai đoạn tới. Do đó, kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn cao, đáp ứng yêu cầu và tính cấp thiết nhất hiện nay, góp phần đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có ba chương, gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; Chương 2: Thực trạng phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập; Chương 3: Giải pháp phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch của Việt Nam. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch 1.1.1. Du lịch Tổ chức Du lịch Thế giới WTO (1980) đưa ra khái niệm: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trọng mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư” [14]. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), thuật ngữ “du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [3, tr.2]. Có thể nói rằng, du lịch là một dạng hoạt động đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hoá – xã hội. 1.1.2. Phát triển du lịch Hầu hết, các quốc gia có ngành du lịch phát triển du lịch đều dựa trên hoạt động kinh doanh du lịch từ việc khai thác tiềm năng về tài nguyên, văn hóa, lịch sử và cộng đồng địa phương để đa dạng các sản phẩm du lịch nhằm làm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách trong 5 khoảng thời gian nhất định. Như vậy, có thể hiểu phát triển du lịch là quá trình phát triển lớn mạnh về mọi mặt của hoạt động kinh doanh du lịch trong một khoảng thời gian cụ thể. Nó không chỉ bao gồm sự tăng trưởng du lịch thể hiện qua việc cực đại hóa doanh thu, lợi nhuận, quy mô sản lượng và thị phần chiếm lĩnh mà còn là sự hoàn hiện về chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý. 1.2. Cơ sở lý luận về sản phẩm dịch vụ du lịch và năng lực cạnh tranh du lịch 1.2.1. Sản phẩm du lịch Các tác giả Middleton và Clark đã coi sản phẩm du lịch là các giá trị trải nghiệm của du khách, “khi khách hàng nhận được các lợi ích phù hợp với nhu cầu và sở trường cùng với chất lượng và giá trị của đồng tiền. Các giá trị này được bổ sung tại từng giai đoạn quá trình hình thành của sản phẩm mà bản thân khách hàng cũng tham gia tương tác” [11]. Theo Luật du lịch Việt Nam (2005), “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong các chuyến đi du lịch [3, tr.2]. Khi khách du lịch mua một sản phẩm là họ mong muốn chi trả để có được một trải nghiệm, được tận hưởng hàng loạt những sự kiện đáng ghi nhớ mà bên bán cung cấp. Chính vì vậy, sản phẩm du lịch là sự trải nghiệm toàn diện của khách hàng từ khi khách đi ra khỏi chỗ ở thường xuyên đến lúc trở về. 1.2.2. Sản phẩm dịch vụ du lịch Theo Luật du lịch Việt nam: Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Có thể nhìn nhận rằng sản phẩm dịch vụ du lịch là các sản phẩm dịch vụ được thiết kế, bố trí, xây dựng nhằm mục đích phát triển du lịch, là những giá trị dịch vụ phi vật chất hoặc tinh thần (hay cũng có thể là một sự trải nghiệm, một 6 cảm giác về sự hài lòng hay không hài lòng) mà khách hàng đã đồng ý bỏ tiền của mình ra để mua, có thể kể đến các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch sau: – Dịch vụ vận chuyển. – Dịch vụ lưu trú, ăn uống. – Dịch vụ vui chơi giải trí. – Dịch vụ mua sắm. – Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung. Các đặc tính của sản phẩm dịch vụ du lịch có thể được kể đến như: + Sản phẩm dịch vụ du lịch có tính vô hình: Do sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chất, sản phẩm dịch vụ không thể nhìn thấy, sờ thấy nên cả người mua và người sử dụng đều không thể kiểm tra được chất lượng của nó trước mua và bán. Sản phẩm dịch vụ du lịch cũng không thể vận chuyển trong không gian như các hàng hoá thông thường khác, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống phân phối sản phẩm do chỉ có sự vận động một chiều trong kênh phân phối theo hướng: khách phải tự tìm đến để tiêu dùng dịch vụ. Đây là một đặc điểm gây khó khăn không nhỏ cho công tác marketing du lịch. Sản phẩm dịch vụ du lịch là dịch vụ không thể lưu kho cất trữ được: Quá trình sản xuất và tiêu dùng các dịch vụ du lịch là gần như trùng nhau về không gian và thời gian. Ví dụ: Một khách sạn mỗi ngày có những phòng không có khách thuê có nghĩa là khách sạn đã bị ế số lượng phòng trống đó. Người ta không thể bán bù vào ngày khác được. Đặc điểm này của sản phẩm dịch vụ du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp để làm tăng tối đa sản phẩm dịch vụ được bán ra mỗi ngày. + Nhu cầu sản phẩm dịch vụ du lịch cao cấp: Khách du lịch là những người có khả năng chi trả và khả năng thanh toán cao hơn mức tiêu dùng thông thường. Vì thế, họ luôn có yêu cầu đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ mà họ đã bỏ tiền ra mua trong thời gian đi du lịch. Các doanh nghiệp du lịch chỉ có một sự 7 lựa chọn là đảm bảo việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao nếu muốn bán sản phẩm của mình cho đối tượng khách hàng khó tính này. Nói cách khác, các doanh nghiệp du lịch muốn tồn tại và phát triển thì chỉ có thể dựa trên cơ sở luôn đảm bảo cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao. + Sản phẩm dịch vụ du lịch có tính tổng hợp cao: Tính tổng hợp này xuất phát từ đặc điểm nhu cầu của khách du lịch. Vì thế, trong cơ cấu của sản phẩm dịch vụ du lịch có nhiều chủng loại dịch vụ khác nhau. Các doanh nghiệp muốn tăng tính hấp dẫn của sản phẩm của mình đối với khách hàng mục tiêu và tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường phải tìm mọi cách để tăng tính khác biệt cho sản phẩm dịch vụ của mình thông qua các dịch vụ bổ sung không bắt buộc. + Sản phẩm dịch vụ du lịch chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách hàng: Sự hiện diện trực tiếp của khách hàng trong thời gian cung cấp dịch vụ đã buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải tìm mọi cách để kéo khách hàng (từ nhiều nơi khác nhau) đến với mình nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra, những người làm công tác marketing còn phải đứng trên quan điểm của người sử dụng dịch vụ từ khi thiết kế, xây dựng bố trí cũng như mua sắm các trang thiết bị và lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Sản phẩm dịch vụ du lịch chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định: Để có đủ điều kiện kinh doanh, các doanh nghiệp du lịch phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật. Các điều kiện này hoàn toàn tuỳ thuộc vào các quy định của mỗi quốc gia cho từng loại hình kinh doanh cụ thể. 1.2.3. Năng lực cạnh tranh du lịch Du lịch được xem là một trong những lĩnh vực then chốt phát triển của các nước và là một trong những nguồn thu nhập lớn, tạo ra công ăn việc làm và của cải. Năng lực cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch nói chung và sản phẩm du lịch nói riêng nó cũng đóng một vai trò lớn 8 trong việc thúc đấy nhận thức tầm quan trọng về hình ảnh của một quốc gia, một vùng, miền, khu vực và địa phương. Sự hiểu biết năng lực cạnh tranh (NLCT) ở các cấp độ trong du lịch là một yếu tố chính cho các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia trong việc cung cấp bằng chứng đê thực hiện các quyết định liên quan đến lĩnh vực du lịch. Đặc biệt, ảnh hưởng của NLCT có thế thay đối một cách nhanh chóng và năng động tạo ra thách thức và nhu cầu nghiên cứu xác định các yếu tố đánh giá NLCT trong du lịch theo xu hướng kinh tế và du lịch toàn cầu, bao gồm cả việc thay đổi xu hướng thị trường và hành vi đi lại, vai trò của truyền thông xã hội và sự phát triển các nhu cầu mới, tất cả làm tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và trên thị trường toàn cầu. Nhìn chung, có nhiều khái niệm NLCT du lịch, tuy nhiên vẫn còn nhiều lý giải khác nhau chưa có sự thống nhất chung về nội dung. Trong đó khái niệm NLCT du lịch của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là một khái niệm khá đầy đủ và phù họp với mục tiêu của nghiên cứu. Theo OECD (2013), “Năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong du lịch là NLCT của một điểm đến có khả năng tôi ưu hóa sức hấp dẫn của nó đối với du khách, người dân địa phương và doanh nghiệp để cung cấp chất lượng, đổi mới và sự hấp dẫn dịch vụ du lịch cho người tiêu dùng để đạt được thị phần ở thị trường trong nước và trên toàn cầu, trong khi đảm bảo ràng các nguồn lực sẵn có hỗ trợ du lịch được sử dụng có hiệu quả một cách bền vững” [12], Qua khái niệm NLCT du lịch của OECD, cho thấy NLCT du lịch là sức hấp dẫn, lôi cuốn của điểm đến trong mối tương quan của nhiều yếu tố, dịch vụ du lịch, dịch vụ và ngành hỗ trợ, chính sách và người dân địa phương, sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội, đây cũng là xu thế phát triển chung của các nước. 1.3. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch của một số nƣớc trên 9 thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Trong xu thế phát triển du lịch chung, từ những thực tiễn, điều kiện phát triển sản phẩm du lịch khác nhau, ngành du lịch của một số nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á đã có những bước phát triển đáng chú ý. Tác giả đồng tính với nhận định của Nguyễn Đức Tân về kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch của một số quốc gia trên thế giới, nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch và bài học kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch cho Việt Nam [6] như sau : 1.3.1. Singapore Singapore là một quốc đảo nhỏ bé, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có những bước phát triển vượt bậc về du lịch. Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015” (năm 2005), “Địa giới du lịch 2020” (năm 2012). Kinh nghiệm phát triển du lịch Singapore được tổng hợp là xây dựng, điều chỉnh chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội cho từng giai đoạn; năm yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore là điểm thắng cảnh (Attractions), phương tiện giao thông (Accessibility), cơ sở tiện nghi (Amenities), các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services) và sự điều chỉnh phù hợp về chính sách (Adjustment). 1.3.2. Campuchia Campuchia với điểm đến nổi tiếng thế giới là Xiêm Riệp, đã có những kinh nghiệm trong xây dựng một thương hiệu được quốc tế công nhận thông qua các chiến dịch tiếp thị hiệu quả, khả năng tiếp cận cao đối với khách du lịch và một loạt những hoạt động kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Với một số chính sách cơ bản nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, như miễn, 10 giảm thuế, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư du lịch mong muốn phát triển những dự án du lịch trong khu vực; chính sách phát triển hàng không Open Sky được triển khai từ năm 1999, cho phép các chuyến bay quốc tế hạ cánh ở Xiêm Riệp, dẫn đến tăng mạnh lượt khách đến. 1.3.3. Indonesia Indonesia là một quốc gia hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình du lịch 3S (Sun, Sea, Sand). Để đạt được những mục tiêu đề ra, Indonesia đã chú trọng phát triển hạ tầng du lịch cao cấp, đặc biệt là những khu nghỉ dưỡng theo hướng bền vững nhằm vào thị trường khách nghỉ biển có khả năng chi trả cao; chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng về số lượng và chất lượng, hỗ trợ phát triển du lịch và bảo vệ môi trường như hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thu gom và xử lý chất thải tại các khu nghỉ dưỡng; đầu tư Trung tâm hội nghị quốc tế và định hướng marketing bằng những sự kiện du lịch nổi bật; phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống trên cơ sở tôn trọng ý kiến, tập tục và tư duy của người bản địa. 1.3.4. Trung Quốc Nhờ nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, thủ tục hành chính gọn nhẹ, giao thông thuận lợi, giá cả hợp lý, sản phẩm du lịch theo chuyên đề rất đa dạng, những năm qua du lịch Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể. Chiến lược phát triển du lịch bền vững của Trung Quốc đã thúc đẩy sự hợp tác và thu hút sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế. Với chủ đề chính là du lịch xanh, nên Chính phủ nước này đã không ngừng quan tâm bảo vệ môi trường; tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững, sử dụng công nghệ tạo ra những sản phẩm sạch và xanh, thu hồi chất phế thải, đồng thời xây dựng và quản lý hệ thống cây xanh. Trung Quốc hướng du lịch trở thành một bộ phận không thể thiếu và có mối quan hệ bền chặt với môi trường. 11 1.3.5. Hàn Quốc Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân, Hàn Quốc đã đưa ra hàng loạt chính sách và chương trình cải tổ nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp không khói, như chính sách visa thông thoáng đồng thời có chủ trương cụ thể để khuyến khích du lịch nội địa; áp dụng hoàn thuế VAT tại các khách sạn; đầu tư mạnh mẽ để nâng cao sức cạnh tranh của du lịch MICE; phát triển du lịch kết hợp chữa bệnh; xây dựng thêm các bến tàu tại các cảng biển lớn để đón tàu biển du lịch và phát triển dịch vụ casino trên tàu; bố trí lực lượng cảnh sát du lịch để đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách; có chính sách nâng cao năng lực của ngành hàng không để tăng cường thu hút khách quốc tế đến, cũng như tăng nguồn thu từ khách du lịch; thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái theo hướng thân thiện với môi trường. 1.3.6. Nhật Bản Chính phủ Nhật Bản đã ban hành Kế hoạch xúc tiến du lịch quốc gia để phát triển kinh tế, ổn định và cải thiện cuộc sống người dân, thúc đẩy hiểu biết quốc tế, thông qua thực hiện các giải pháp đồng bộ và toàn diện với mục tiêu đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia du lịch. Một số giải pháp đã được Nhật Bản đề xuất và áp dụng như, giải pháp về tăng lượng khách quốc tế đến; giải pháp về nâng cao mức độ hài lòng của khách; giải pháp về tăng số lượng các cuộc hội nghị quốc tế; giải pháp về khuyến khích người dân Nhật Bản đi du lịch nước ngoài; giải pháp về kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa; giải pháp về nâng cao mức độ thỏa mãn của khách… 1.3.7. Bài học kinh nghiệm Một số nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch Để phát triển sản phẩm du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập của du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế, việc tập 12 trung xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, phát triển quy mô sản phẩm du lịch đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam cần dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phát triển như: Nguyên tắc phù hợp với nhu cầu khách: tìm hiểu nhu cầu, xu hướng của khách du lịch và nghiên cứu thị trường để tìm ra nguồn khách, thị trường mục tiêu, từ đó tiến hành các công việc kinh doanh du lịch. Nguyên tắc lợi ích kinh tế: bất cứ đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch nào cũng cần phải xét đến những tác động của nó đối với nền kinh tế. Nguyên tắc đặc sắc: nét đặc trưng của thiên nhiên, văn hóa của cộng đồng địa phương là nền tảng để tạo ra sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Nguyên tắc bảo tồn và giữ gìn: khi khai thác tài nguyên du lịch cần bảo đảm nguyên tắc bảo tồn và gìn giữ môi trường, duy trì sự cân bằng sinh thái, nghiêm cấm việc phá hoại cảnh quan môi trường nhất là các tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt. Thông qua những kinh nghiệm nêu trên, chúng ta có thể rút ra cho một số bài học trong quá trình phát triển du lịch và sản phẩm du lịch của Việt Nam. Thứ nhất, đối với quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch ở tầm quốc gia cần tập trung những vấn đề thực tế hơn cho giai đoạn trung hạn nhằm đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu quy hoạch đặt ra. Thứ hai, tổ chức không gian du lịch đã được xác định trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, theo đó, cần xác định rõ các địa bàn, không gian trọng điểm du lịch với chức năng du lịch chính. Thứ ba, quy trình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của một điểm đến cần có sự tham gia của cộng đồng ngay từ giai đoạn đầu, tôn trọng ý kiến cộng đồng trong quá trình xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch du lịch nhằm bảo đảm các nội dung quy hoạch. 13 Thứ tư, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước về hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, cần có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi về visa để tăng cường thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt là từ các thị trường du lịch tiềm năng. Thứ sáu, xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững, sử dụng công nghệ tạo ra những sản phẩm sạch và xanh phục vụ cho du khách. Thứ bảy, hình thành các khu du lịch có sức cạnh tranh mang tầm khu vực và quốc tế; khai thác tốt tiềm năng du lịch để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc; bảo tồn, phát huy các nguồn tài nguyên về văn hóa, lịch sử, tự nhiên, cảnh quan… Với định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và tăng cường hội nhập khu vực ASEAN, TPP, việc phát triển sản phẩm du lịch là yếu tố đặc biệt quan trọng để Du lịch Việt Nam khẳng định thương hiệu trên bản đồ du lịch thế giới. Để tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng, Việt Nam cần khai thác có hiệu quả các giá trị tự nhiên, nhân văn, lịch sử, văn hóa… riêng có, từ đó hình thành những sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. [5] 1.4. Bối cảnh phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đánh giá về bối cảnh phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam [1] như sau: Chịu sự ảnh hưởng liên tiếp của những biến động toàn cầu và khu vực, du lịch Việt Nam vẫn có đà tăng trưởng quan trọng. Có thể khẳng định, ngành Du lịch đã có những bước phát triển vượt bậc với sự mở rộng quy mô, lớn mạnh tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch; hệ thống hạ tầng gắn với quy hoạch và đầu tư phát triển các khu, tuyến, điểm du lịch trên 7 vùng du lịch của cả nước; hệ thống doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực lữ hành, lưu trú, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan