Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ “phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của công ty cổ phần thủy thiên n...

Tài liệu “phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của công ty cổ phần thủy thiên nhu tại đông anh – hà nội

.PDF
75
473
54

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THU THẢO PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ CỦA CÔNG TY THỦY THIÊN NHU TẠI ĐÔNG ANH – HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế học Mã số: 60.31.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Đào Thị Hoàng Mai HÀ NỘI, 2016 HÀ NỘI - năm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN ĐÀO THU THẢO MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Ở VIỆT NAM .................................................................4 1.1 Tổng quan về nông nghiệp hữu cơ ........................................................................4 1.2 Quá trình phát triển nông nghiệp hữu cơ ..............................................................9 1.3 Các tiêu chuẩn đánh giá nông nghiệp hữu cơ .....................................................20 1.4 Vấn đề liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ .........26 Chương 2 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN THỦY NHU TẠI ĐÔNG ANH – HÀ NỘI ............29 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Thủy Thiên Nhu ...............................................29 2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của công ty Cổ phần Thủy Thiên Nhu......................................................................................29 2.3 Thực trạng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Công ty Cổ phần Thủy Thiên Nhu ..................................................................................................................39 2.4 Đánh giá thực trạng tình hình phát triển của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Công ty Cổ phần Thủy Thiên Nhu ................................................................45 Chương 3 DỰ BÁO VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ ...................................................................................................................48 3.1 Các dự báo liên quan đến phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ......48 3.2 Định hướng phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Công ty Cổ phần Thủy Thiên Nhu ...............................................................................................50 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................55 Kết luận .....................................................................................................................55 Khuyến nghị ..............................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................65 PHỤ LỤC ..................................................................................................................67 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN Công nghệ CP Cổ phần EUR FAO Đồng Euro [Food and Agriculture Organization of the United Nations] GHG Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc [Greenhouse Gases] Khí nhà kính IFOAM Organics International Action Group Liên minh quốc tế phong trào nông nghiệp hữu cơ KH NN & PTNT NNHC Khoa học Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nông nghiệp hữu cơ TTN USD WTO Thủy Thiên Nhu Đô la Mĩ [World Trade Organization] Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Chức năng nhiệm vụ của các thành phần trong mối liên kết của mô hình sản xuất hữu cơ của công ty CP Thủy Thiên Nhu ....................................................34 Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu của các showroom .......................................................38 Sơ đồ 1.1: Liên kết theo chiều dọc ............................................................................28 Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức, quản lí của công ty CP Thủy Thiên Nhu ......................30 Sơ đồ 2.3: Mô hình sản xuất thịt lợn hữu cơ của trang trại TTN tại Đông Anh – Hà Nội .............................................................................................................................40 Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng về số lượng quốc gia ứng dụng nông nghiệp hữu cơ ......12 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dưới tác động của tiến trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam ngày càng giảm. Sự gia tăng nhanh mức độ ô nhiễm môi trường do việc sử dụng ngày càng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ dại…làm ảnh hưởng đến giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm. Trước tình hình này, việc phát triển nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao sẽ là hướng đi đúng đắn để nông nghiệp phát triển bền vững. Nông nghiệp hữu cơ - NNHC là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước, tối ưu về sức khỏe và hiệu quả của các cộng đồng sống phụ thuộc lẫn nhau giữa cây trồng, vật nuôi và con người (Codex Alimentarius1, 2001). Vấn đề xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sử dụng các biện pháp hữu cơ, các biện pháp sinh học thân thiện với môi trường đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công, mang lại hiệu quả cao trong tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, xây dựng thương hiệu nông sản được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, trên thế giới đã có 170 quốc gia canh tác theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ với diện tích khoảng 43,1 triệu ha, tổng doanh thu các sản phẩm hữu cơ trên toàn cầu đạt khoảng 72 tỷ USD (IFOAM, 2015). Theo UNDP (Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc), NNHC phải thích hợp với điều kiện sinh thái trong vùng, sao cho có thể đảm bảo được khả năng tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên: nước, độ phì của đất, tính đa dạng sinh học… Vì vậy, thay vì phân hoá học, NNHC sử dụng các phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp và phân chuồng, chú trọng luân canh cây trồng để bảo vệ độ phì của đất và cắt vòng đời của sâu bệnh, áp dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ 1 Cơ quan Liên hợp quốc giám sát các tiêu chuẩn về lương thực trên toàn thế giới. 1 sự đa dạng sinh học, nhờ đó sự cân bằng sinh học trên đồng ruộng được khôi phục. NNHC đáp ứng cao các yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái. Xét về góc độ kinh tế thì nhu cầu về nông sản hữu cơ ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài ngày càng cao. Xuất khẩu rau quả hữu cơ là một tiềm năng lớn của các nước nhiệt đới, nơi có thể sản xuất được quanh năm. Tuy nhiên để có được chỗ đứng trên thị trường, cần tạo được lòng tin của người tiêu dùng. Ở các nước công nghiệp, sản phẩm hữu cơ chỉ được chấp nhận trên thị trường sau khi có sự xác nhận của một cơ quan kiểm định chất lượng độc lập, có uy tín. Việc kiểm tra không phải chỉ tiến hành đơn thuần trên sản phẩm sau thu hoạch mà cả quy trình sản xuất từ cách quản lý đất đai, phân bón, nước tưới, hệ thống luân canh, xen canh cây trồng, việc tái sử dụng phế phẩm nông nghiệp, các biện pháp sinh học được ứng dụng để phòng trừ sâu bệnh, đến việc kết hợp chăn nuôi và trông trọt và cả quá trình bảo quản, vận chuyển. Với những yêu cầu nói trên, việc phát triển NNHC đòi hỏi phải có tổ chức chặt chẽ. Chính vì vậy luận văn này đã tiến hành đề tài: “Phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Công ty Cổ phần Thủy Thiên Nhu tại Đông Anh – Hà Nội”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nông nghiệp hữu cơ là hướng phát triển bền vững cho nền nông nghiệp hiện nay và đang được nhiều doanh nghiệp, nông dân cũng như nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Hiện nay, có nhiều dự án cũng như các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, có những mô hình thành công và những mô hình chưa thành công. Tuy nhiên, có khá ít các bài viết, nghiên cứu về mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ mà chủ yếu là các bài viết giới thiệu, mô tả về các mô hình này, không đề cập đến các vấn đề liên kết trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu, đánh giá và đưa ra hướng phát triển cho mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Công ty Cổ phần Thủy Thiên Nhu tại Đông Anh – Hà 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung và mô hình chăn nuôi lợn nói riêng. + Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Thủy Thiên Nhu, khu vực Đông Anh – Hà Nội, giai đoạn năm 2014 – 2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng chủ yếu là phương pháp định tính, phân tích các nguồn tài liệu thứ cấp, cụ thể là các phương pháp: Phân tích, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn, tổng hợp….Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng mô hình phân tích SWOT (phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cho thấy vai trò, lợi ích cũng như giá trị kinh tế của nông nghiệp hữu cơ. Từ đó góp phần xây dựng định hướng phát triển cho nền nông nghiệp hiện đại của nước ta. 7. Cơ cấu của luận văn Khóa luận có kết cấu gồm 3 chương: - Chương 1 : Tổng quan về nông nghiệp hữu cơ và thực trạng nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam - Chương 2: Phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của công ty Thủy Thiên Nhu tại Đông Anh – Hà Nội - Chương 3: Dự báo và định hướng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Ở VIỆT NAM 1.1 Tổng quan về nông nghiệp hữu cơ Nguồn gốc và danh xưng Khi cuộc cách mạng xanh vào đầu thế kỷ trước bùng nổ, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, thuốc diệt cỏ… được sử dụng một cách ồ ạt, năng suất của vật nuôi, cây trồng tăng lên liên tục. Chính ngay lúc này, đã bắt đầu có những than phiền, lo lắng và đề xuất xem lại vấn đề: Thực phẩm hóa học sản xuất ào ạt như thế sẽ tốt cho sức khỏe con người như thực phẩm được canh tác tự nhiên hay ít hóa chất không? và cũng bắt đầu phát sinh những ý tưởng cổ súy cho loại thực phẩm hữu cơ, thực phẩm của sức khỏe. Năm 1939 Huân tước Northbourne lần đầu tiên dùng từ nông nghiệp hữu cơ trong cuốn sách “Look to the land”, với quan niệm “nông trại là một cơ thể sống” (the farm as organism), để mô tả một nền nông nghiệp chỉnh thể, cân bằng sinh thái, ngược hẳn với nông nghiệp hóa học (chemical farming). Cần lưu ý chữ “cơ” ở đây là cơ thể, khác biệt với “hữu cơ” và “vô cơ” trong hóa học (organic & inorganic chemistry), thông thường để chỉ một nhóm phân tử hóa học có chứa các nguyên tố các bon hay không. 1.1.1 Một số khái niệm về nông nghiệp hữu cơ Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nhiều tổ chức quốc tế ở các giai đoạn khác nhau đã đưa ra các khái niệm khác nhau về nông nghiệp hữu cơ. Theo IFOAM, 2002: “Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất có khả năng duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Nó dựa trên đặc tính sinh thái, tôn trọng đa dạng sinh học và phù hợp với điều kiện địa phương, thay vì sử dụng các yếu tố đầu vào có tác dụng phụ. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp lối canh tác 4 truyền thống, với các ứng dụng khoa học, kĩ thuật có lợi cho môi trường nói chung, đồng thời chia sẻ và thúc đẩy các mối quan hệ công bằng, hướng tới mục tiêu chất lượng cuộc sống cho các bên tham gia ”2. Nông nghiệp hữu cơ theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là Hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo quản… sản xuất từ các nhà máy hóa chất. Vì sản xuất theo cách tự nhiên, nên nền nông nghiệp hữu cơ được cho là lành mạnh, giúp giữ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi. Người ta nhấn mạnh đặc điểm hữu cơ (organic) để phân biệt với hóa học (chemical) là những thực phẩm thông dụng của chúng ta từ trước tới nay vốn sử dụng nhiều hóa chất trong quá trình sản xuất, bảo quản cũng như khi chế biến. Do đó thực phẩm hữu cơ (organic foods), còn được gọi là thực phẩm thiên nhiên (natural foods) hay thực phẩm lành mạnh (healthy food). Nguyên tắc hữu cơ Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu chuẩn Quốc tế IFOAM (Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ) với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Đó là phương pháp nuôi, trồng rau quả, thực phẩm mà không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độc hại nào, như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hoá chất cũng như các loại phân hoá học, sản xuất hữu cơ chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. 2 Tác giả dịch từ nguyên bản tiếng Anh 5 - Nguyên tắc lành mạnh Nông nghiệp hữu cơ phải duy trì và gia tăng được độ phì nhiêu của đất, sức khỏe của cây trồng, vật nuôi, con người và cả hành tinh như một thể thống nhất và không thể tách rời. Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng, sức khỏe của cá thể và cộng đồng không thể tách rời khỏi sức khỏe của hệ sinh thái. Đất khỏe sẽ tạo cho cây trồng khỏe và sẽ làm tăng sức khỏe của con người và động vật. - Nguyên tắc sinh thái NNHC dựa vào hệ sinh thái sống động và chu trình tự nhiên của chúng, làm việc, tranh đua và duy trì chúng. Nguyên tắc này gắn nông nghiệp hữu cơ sâu vào trong hệ sinh thái năng động. Nó cho thấy sản xuất phải được dựa vào các tiến trình của sinh thái và sự tái sinh. Để có được thức ăn và sức khỏe tốt phải thông qua sinh thái của môi trường sản xuất cụ thể. Đối với cây trồng thì cần có một môi trường đất sống động, đối với động vật nuôi cần có hệ sinh thái trang trại, đối với cá và các sinh vật biển là môi trường nước. - Nguyên tắc về sự công bằng Nông nghiệp hữu cơ phải được xây dựng trên các mối quan hệ có thể đảm bảo tính công bằng về môi trường chung và các cơ hội sống cho tất cả. Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng những người tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ nên tiến hành các mối quan hệ giữa các bên một cách công bằng ở tất cả các cấp và tất cả các bên – người nông dân, công nhân, bộ vi xử lý, nhà phân phối, thương nhân và người tiêu dùng nhằm cung cấp tất cả mọi người tham gia cuộc sống tốt hơn xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra đối với động thực vật trong hệ sinh thái phải được cung cấp các điều kiện và cơ hội sống phù hợp với tự nhiên. 6 - Nguyên tắc chăm sóc Nông nghiệp hữu cơ phải được quản lý bằng một cách có trách nhiệm và có dự phòng nhằm bảo vệ môi trường, sức khỏe và sự giàu mạnh của các thế hệ hôm nay và mai sau. Nguyên tắc này chỉ ra rằng việc gia tăng năng suất có thể được thực hiện nhưng không hàm chứa nguy cơ tác động nguy hại đến sức khỏe và hệ sinh thái. Nông nghiệp hữu cơ nên phòng ngừa rủi ro bằng cách áp dụng công nghệ phù hợp và từ bỏ các phương pháp có rủi ro cao, chẳng hạn như kỹ thuật di truyền. 1.1.2 Vai trò của nông nghiệp hữu cơ Đối với môi trường - Canh tác nông nghiệp hữu cơ mang lại lợi ích cho đa dạng sinh học Nông nghiệp hữu cơ đóng vai trò như một nơi trú ẩn cho các loài thực vật hoang dã, bù đắp tổn thất đa dạng sinh học trên những nông trường canh tác theo phương pháp truyền thống. Những cánh đồng xung quanh nông trường hữu cơ có số loài thực vật hoang dã nhiều hơn, mang lại nhiều lợi ích cho các loài hoang dã. Các nghiên cứu cho rằng, canh tác hữu cơ cho năng suất thấp hơn phương pháp canh tác truyền thống, song lại nuôi dưỡng nhiều loài hoang dã. Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại trường Đại học Swansea và các viện nghiên cứu tại Pháp đã tập trung quan sát các cánh đồng trồng lúa mỳ ở vùng Poitou-Charente. Kết quả cho thấy, canh tác hữu cơ dẫn tới đa dạng cỏ dại cao hơn trên các cánh đồng truyền thống xung quanh. Theo báo cáo kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Luca Borger từ trường Đại học Swansea cho biết, thực vật hoang dã quan trọng đối với các loài chim, ong và các loài khác. Canh tác hữu cơ có lợi thế trong việc gìn giữ các loài này, thậm chí trên cánh đồng áp dụng cả phương pháp canh tác hữu cơ và truyền thống cũng có thể gìn giữ đa dạng sinh học. Đất canh tác cung cấp môi trường sống cần thiết cho nhiều loài động vật, song nông nghiệp thâm canh dẫn đến mất đa dạng sinh học. 7 Như vậy canh tác NNHC sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh. - Canh tác NNHC còn góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu Ngoài lợi ích thông thường của nông nghiệp hữu cơ như bảo vệ sức khỏe, môi trường, báo cáo của Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) cho rằng Nông nghiệp hữu cơ còn có vai trò giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Đã có bằng chứng mạnh mẽ rằng các hiệu ứng khí nhà kính chịu trách nhiệm cho việc nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Từ đó đưa ra giải pháp quan trọng nhất đối với việc nóng lên toàn cầu là giảm rõ rệt việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Một nghiên cứu được ủy thác bởi tổ chức IFOAM cho thấy tiềm năng của nông nghiệp hữu cơ có cả hai khía cạnh là tránh và cô lập khí nhà kính (Greenhouse Gases - GHG) và so sánh với nông nghiệp truyền thống. Nghiên cứu này cho rằng nông nghiệp hữu cơ có thể giữ một vai trò vừa giảm thiểu phát tán GHG và loại bỏ cácbon. - Canh tác NNHC còn góp phần bảo vệ tài nguyên đất Chất hữu cơ là chất đệm trung gian, giúp cho tạo ra và cải thiện cơ cấu và kiến trúc của đất đai, kết hợp với các phân tử đất chặt chẽ hơn, giúp môi trường vật chất được bền vững hơn. Các phương pháp luân canh, xen canh, cộng sinh, phủ đất, ít cày bừa, phân hữu cơ là những yếu tố cơ bản của ngành canh tác hữu cơ. Ở đây, chu kì dinh dưỡng và năng lượng được gia tăng cũng như khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước của đất được cải tiến. Cách quản lí kĩ thuật với chất hữu cơ giữ một vai trò rất quan trọng để chống sự xói mòn do nước chảy hoặc làm cố định cho các loại đất cát. Do đó, thời gian, mức độ đất bị xói mòn sẽ được giảm bớt, đa dạng sinh học của đất được gia tăng, sự cạn mòn chất dinh dưỡng cũng được giảm bớt; do đó kích thích thêm khả năng sản xuất của đất đai. 8 - Canh tác NNHC còn góp phần bảo vệ tài nguyên nước Sử dụng nhiều chất hữu cơ để thay thế phân hóa học sẽ làm giảm bớt mức ô nhiễm dòng nước ngầm trong đất và môi trường do sử dụng thái quá phân hóa học, các loại phân vô cơ, thuốc diệt cỏ. Thay bằng các loại phân hữu cơ, phân súc vật, phân xanh sẽ gia tăng đa dạng sinh học, củng cố kiến trúc đất đai và thẩm thấu nước trong các vườn cây lâu năm. Đối với con người Thực phẩm hữu cơ có nguồn gốc từ cây trồng ở vùng đất an toàn, không được điều trị với các chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm hoặc thuốc diệt cỏ. Nông dân không được phép sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể trên, thuốc trừ sâu tổng hợp fertilizers- hoặc sinh vật biến đổi gen. Các vật nuôi trong các trang trại được tiếp cận với không gian ngoài trời và không được sử dụng kích thích tố tăng trưởng . Vì vậy, ăn thực phẩm "hữu cơ" có nghĩa sẽ được tiêu thụ độc tố ít hơn, có nghĩa là sức khỏe tốt hơn. Việc canh tác hữu cơ còn góp phần cải thiện môi trường sống giúp môi trường sống trở nên tốt hơn từ đó góp phần đảm bảo sức khỏe của con người. 1.2 Quá trình phát triển nông nghiệp hữu cơ Những người tiên phong như Rudolf Steiner, Robert Rodale, Sir Albert Howard và bà Eva Balfour lần đầu tiên xuất bản cuốn sách ý tưởng của họ về nông nghiệp hữu cơ vào những năm 1920 với cuốn “The Agriculture Course”, 1930 với các các quy chuẩn trong “Bio-Dynamic Farming and Gardening”, 1940 thông qua thuật ngữ về "nông nghiệp hữu cơ" với cuốn “An Agricultural Testament (Nông ước)”, nó đã dần hoàn thiện và đã xác định được thế nào là phong trào sinh học và nông nghiệp hữu cơ. Họ nêu ra sự quan tâm chú ý về cơ sở sinh học của độ phì đất và mối liên hệ của nó với sức khỏe của người và động vật. Lớn mạnh cùng với các hoạt động của các nhà tiên phong, đã xuất hiện nhóm các nhà nông dân ở châu Âu, Mỹ phát triển theo hướng này. Đến những năm 1940, 9 1950 mô hình của những nhà sản xuất hữu cơ đã được hình thành. Vấn đề thanh tra, giám sát đã được nêu ra, được thực hiện và hình thành các tiêu chuẩn, hệ thống phát triển ở châu Âu, Mỹ và Úc. Người đề xuất nhãn hàng hóa cho sản phẩm của phong trào sinh học là Rudolf Steiner và có lẽ đây là nhãn hữu cơ đầu tiên được phát triển. Năm 1967 hội Đất được sự giúp đỡ của bà Eva Balfour đã xuất bản tiêu chuẩn về sản xuất NNHC đầu tiên trên thế giới. Năm 1970, lần đầu tiên các sản phẩm hữu cơ được ra đời. Trong những năm 1970, nhóm các trang trại khác nhau ở Mỹ đã đưa ra nguyên tắc của tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ trang trại. Nhiều nhóm đã phát triển hệ thống cấp giấy chứng chỉ của họ để đảm bảo với người mua rằng sản phẩm được gắn nhãn hữu cơ đã được sản xuất theo tiêu chuẩn của họ. Vào cuối những năm 1970 và đầu năm 1980, cơ quan chứng nhận đã phát triển và vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Nhiều chương trình công nhận đã sớm phát triển như công nhận cho người sản xuất... Phần lớn các tổ chức này thu hút một số hoạt động khác ngoài chứng nhận. Vào giữa những năm 1980, một số cơ quan chuyên về chứng nhận đã được hình thành như SKAL (Hà Lan), KRAV (Thụy Điển), FVO (Mỹ)... Cuối cùng, vào năm 1990 với sự ra đời của qui định tại châu Âu về chứng nhận hữu cơ đã trở thành mối quan tâm theo hướng thương mại hóa, các công ty chứng nhận được ra đời. Các cơ quan cấp giấy chứng nhận được phát triển, các tiêu chuẩn và qui định về sản xuất hữu cơ được hoàn thiện và phong trào sản xuất hữu cơ được phát triển trên quy mô toàn thế giới. IFOAM là Liên đoàn quốc tế về phong trào nông nghiệp hữu cơ với các tiêu chuẩn cơ sở của IFOAM và chương trình công nhận của IFOAM được tôn trọng như một hướng dẫn quốc tế chung cho các hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận của các quốc gia có thể được xây dựng về sản xuất hữu cơ. Hiện nay, các qui định về sản xuất hữu cơ đã được ban hành như năm 1970, các bang Oregon và California ở Mỹ thông qua luật về sản xuất hữu cơ. Năm 1980, một số sản phẩm hữu cơ mới bắt đầu đưa vào châu Âu nhiều hơn và ở Mỹ các cơ quan 10 thương mại về hữu cơ được tăng lên và nhanh chóng vượt qua ngoài biên giới. ở Mỹ, người ta đã thông qua sắc luật về sản xuất thực phẩm hữu cơ năm 1990. Cuối cùng, tháng 12 năm 2000, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã ban hành quy định về thực phẩm hữu cơ và có hiệu lực vào tháng 10 năm 2002. Ở châu Âu, quy định 2092/91 về thực phẩm hữu cơ được thông qua năm 1991. Ở mức quốc tế, các quốc gia đã hợp tác và xây dựng lên tiêu chuẩn Codex Alimentarius hướng dẫn nông nghiệp hữu cơ từ năm 1992. Codex Alimentarius tham gia vào nhiệm vụ của tổ chức FAO/WTO về tiêu chuẩn lương thực. Những hướng dẫn của Codex Alimentarius về sản phẩm hữu cơ đã được thông qua năm 1999. 1.2.1 Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới Lúc đầu thực phẩm hữu cơ chỉ chiếm từ 1-2% lượng bán ra trên thế giới. Những chợ thực phẩm hữu cơ đang trên đà phát triển nhảy vọt ở cả các nước đã và đang phát triển. Các chợ thực phẩm hữu cơ tăng liên tục trung bình 20% có quốc gia tăng đến 50% mỗi năm. Doanh số thực phẩm hữu cơ cũng tăng trưởng không ngừng, theo IFOAM, năm 2002 doanh số mới chỉ 23 tỷ USD, năm 2006 lên 40 tỷ và đến năm 2008 nhảy vọt lên 52 tỷ USD, năm 2013 là 72 tỷ USD (xấp xỉ 55 tỷ EUR), Trong đó Mỹ dẫn đầu với 24,3 tỷ EUR, tiếp theo là Đức (7,6 tỷ EUR) và Pháp (4,4 tỷ EUR). Vào năm 2013 lần đầu ghi nhận Trung Quốc là quốc gia có doanh số sản phẩm hữu cơ lớn thứ tư thế giới với 2,4 tỷ EUR. Nông nghiệp hữu cơ hiện nay đã được ứng dụng ở hơn 170 nước trên thế giới; bắt đầu từ Mỹ và các nước châu Âu và hiện nay đang phát triển nhanh tại Ấn Độ, Trung Quốc và các nước châu Mỹ La tinh, Đông Nam Á. 11 Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng về số lượng quốc gia ứng dụng nông nghiệp hữu cơ Trang trại hữu cơ đang được phát triển trên hầu hết các nước trên thế giới. Tỷ lệ các trang trại sản xuất hữu cơ ngày càng phát triển nhanh. Thị trường cho các sản phẩm hữu cơ cũng phát triển rất nhanh chóng không chỉ ở châu Âu, bắc Mỹ và Nhật Bản, đây là những thị trường lớn về sản phẩm hữu cơ. Sự phát triển này vào những năm gần đây đã được thúc đẩy ở châu Âu với cơ sở vững chắc là nhà sản xuất và người tiêu dùng đã gắn bó vì lợi ích xã hội và môi trường sinh thái. Trang trại hữu cơ được phát triển rất nhanh ở hầu hết các nước châu Âu từ những năm 1990. Theo các báo cáo của IFOAM, từ năm 1988 tới năm 1999 tổng diện tích sản xuất hữu cơ tăng lên tới 46,2%. Những năm gần đây tổng diện tích hữu cơ ở châu Âu hàng năm tăng lên trung bình khoảng 30%/năm. Vào cuối năm 2013, diện tích 43,7 triệu ha tăng 6 triệu ha với năm trước. Ở Châu Đại Dương, diện tích sản xuất hữu cơ tăng 42%, trong đó chủ yếu là khu trồng trọt chuyển sang sản xuất hữu cơ. Australia là nước có diện tích nông nghiệp hữu cơ lớn nhất (17,2 triệu ha với 97% là sử dụng cho chăn thả), tiếp theo là Argentina (3,2 triệu ha) và Mỹ (2,2 triệu ha). 40% diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới là ở Châu Đại Dương (17,2 triệu ha), tiếp đến là Châu Âu (27%; 11,5 triệu ha), và Châu Mỹ Latinh (15%; 6,6 triệu ha). 12 1.2.2 Thực trạng mô hình nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam Các nguồn lực khoa học, công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ Từ năm 2008 đến 2013, Bộ KH và CN đã chủ trì tổ chức triển khai, thực hiện nhiều chương trình KH và CN trọng điểm cấp Nhà nước, nhiệm vụ KH và CN độc lập cấp Nhà nước và các chương trình chuyển giao tiến bộ KH và CN có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhất là từ khi có Nghị quyết 26/T.Ư (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, lĩnh vực này càng được quan tâm hơn. Bởi vậy nguồn tài chính đầu tư cho nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở cấp Nhà nước, cấp bộ và các địa phương đều tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Phát triển và ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học (CNSH) đã và đang được xác định là lĩnh vực KH và CN có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là ngành nông nghiệp. Đến nay đã có năm chương trình, đề án khoa học về CNSH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đang triển khai thực hiện thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường, công nghệ nền trong CNSH. Hàng chục năm qua, các nghiên cứu ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp được quan tâm hơn, trong đó tập trung chủ yếu việc ứng dụng để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới. Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH và CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi đã chuyển giao gần 1.560 công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Thông qua chương trình, đã huy động được hơn 1.850 lượt cán bộ khoa học từ 154 tổ chức KH và CN của trung ương và địa phương trong cả nước về phục vụ ở các địa bàn miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Theo đó, chương trình đã đào tạo được khoảng 4.100 kỹ thuật viên cơ sở, mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho hơn 96 nghìn lượt nông dân; tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện dự án cho 1.800 cán bộ quản lý KH và CN địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả cũng như khả năng nhân rộng vào thực tế đời sống sản xuất. Ngoài ra, để phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp hữu cơ nói riêng thì Việt Nam đã có những tiếp thu cũng như kế thừa và phát triển các nghiên cứu khoa học, công nghệ trên thế giới đặc biệt là về công nghệ vi sinh để sản xuất ra 13 các chế phẩm vi sinh phục vụ cho nông nghiệp hữu cơ. Cụ thể là các chế phẩm vi sinh được ứng dụng cho cây trồng và chăn nuôi. Nhìn chung thì vấn đề khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở nước ta đã có, đã được quan tâm tuy nhiên còn hạn chế, chưa phổ biến và việc áp dụng chưa được rộng rãi. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu ở Việt Nam Ở Việt Nam, nhận thấy tính ưu việt của sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với sức khoẻ con người, môi trường sinh thái và góp phần phát triển nền nông nghiệp tiên tiến, bền vững; từ năm 1995, đã có một số tổ chức trong nước và quốc tế cùng với nông dân tiên phong trong việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và đã gặt hái được những thành tựu nhất định. Dự án ADDA - VNFU về canh tác hữu cơ Với sự hỗ trợ của chính phủ Đan Mạch thông qua Tổ chức hỗ trợ phát triển nông nghiệp châu Á (ADDA), Hội Nông dân Việt Nam đã thực hiện dự án này trong 7 năm, từ 2005 đến 2012. Mục đích của dự án là nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết kỹ thuật về canh tác NNHC cho các nhóm/ hộ nông dân, đồng thời hỗ trợ họ sản xuất được các sản phẩm hữu cơ đạt chuẩn. Người dân tham gia dự án được tập huấn về các khâu của quá trình sản xuất, thị trường, tiêu thụ và liên kết khách hàng. Dự án đã tạo được sự quan tâm phối hợp của Hội Nông dân 9 tỉnh/ thành phố (Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình và Hà Tĩnh). Dự án đã tổ chức được 155 lớp tập huấn cho nông dân và các đối tượng khác tham gia về canh tác NNHC. Đã xây dựng được nhiều nhóm sản xuất sản phẩm hữu cơ trên tổng diện tích 70 ha mô hình tại 9 tỷnh, đối tượng là rau, lúa, cam, vải, nho, chè và cá nước ngọt. Theo báo cáo, sản phẩm từ các mô hình được sản xuất theo tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng đô thị. Một số nhóm NNHC đã hoạt động khá thành công, ví dụ như nhóm rau hữu cơ của xã Đình Bảng, Bắc Ninh đã sản xuất rau an toàn trên diện tích 5000m2, cung cấp sản phẩm thường xuyên cho các khu công nghiệp và nhà hàng/ khách sạn trong vùng. Nhóm rau hữu cơ tại Hà Nội và 14 Hòa Bình thường xuyên cung cấp 2,5 - 3 tấn rau/ngày cho thị trường Hà Nội, đảm bảo thu nhập ổn định cho nông dân tham gia dự án. Kết quả thành công nhất là Dự án đã xây dựng, áp dụng thí điểm phương pháp quản lý chất lượng chuỗi giá trị hữu cơ theo Hệ thống bảo đảm cùng tham gia (Participatory Guarantee System-PGS) với 25 nhóm nông dân ở Sóc Sơn, Hà Nội và Lương Sơn, Hòa Bình và các công ty tư nhân tham gia dự án, để sản xuất rau và một vài sản phẩm NNHC khác. Dự án chứng nhận chất lượng sản phẩm hữu cơ dựa trên việc xem xét mức độ tham gia tích cực của các đối tác và trên cơ sở lòng tin, mạng lưới hoạt động xã hội và chia sẻ hiểu biết với nhau (IFOAM PGS Task Force, 2008). Dự án đã xây dựng và phát hành Sổ tay hướng dẫn thực hành PGS - Việt Nam (version 3) bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Việc áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng theo PGS đã tỏ ra có hiệu quả trong việc giúp đỡ nhiều nhóm nông dân thực hành các nguyên lý và đòi hỏi của phương pháp PGS, và trong thực tế nhiều nhóm hộ nông dân đã sản xuất và tiêu thụ khá thành công sản phẩm rau hữu cơ. Một trong các ví dụ thành công này là Nhóm hộ nông dân ở xã Tân Đức tỷnh Phú Thọ. Xã thành lập tổ sản xuất rau hữu cơ từ tháng 1/2008, đến năm 2010. Nhóm đã quy hoạch được 3 vùng sản xuất rau hữu cơ với tổng số 198 hộ nông dân tham gia. Nhóm nông dân sản xuất rau hữu cơ của xã hiện đã có thể tự vận hành được công việc, từ khâu lựa chọn vùng trồng thích hợp (bao gồm cả việc thuê phân tích chất lượng mẫu đất và mẫu nước), chuẩn bị phân hữu cơ hoai mục, thực hiện nghiêm quy trình sản xuất và quản lý, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, phát triển mạng lưới thị trường và đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn PGS. Ecolink-Ecomart với sản phẩm chè và rau hữu cơ Ecolink được thành lập năm 2003 để hỗ trợ các hộ nông dân nhỏ sản xuất và tiêu thụ chè. Ecomart Việt Nam hiện nay được hình thành từ việc sáp nhập giữa Ecomart cũ và Ecolink. Ecomart cũ được thành lập thông qua thực hiện 1 dự án do NZAID tài trợ trong giai đoạn 2002 -2006, nhằm giúp Bộ NN & PTNT xây dựng bộ tiêu chuẩn sản phẩm NNHC quốc gia (Tiêu chuẩn ngành 10 TCN602-2006). Hoạt động chính của Ecolink-Ecomart hiện nay là sản xuất chè hữu cơ để xuất khẩu sang 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan