Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển mô hình dự báo số thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo gdp - trường hợ...

Tài liệu Phát triển mô hình dự báo số thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo gdp - trường hợp quận bình tân tphcm

.PDF
88
252
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  TRẦN KHÁNH CHƯ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DỰ BÁO SỐ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO GDP – TRƯỜNG HỢP QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HỒNG THẮNG TP.HOÀ CHÍ MINH - NAÊM 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  TRẦN KHÁNH CHƯ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DỰ BÁO SỐ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO GDP – TRƯỜNG HỢP QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HOÀ CHÍ MINH - NAÊM 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo quy định. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Học Viên Trần Khánh Chư MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 NỘI DUNG LUẬN VĂN .............................................................................. 2 Chương 1 : Cơ sở lý luận của Dự báo thuế ................................................ 4 1.1 Tồng quan về dự báo ........................................................................... 4 1.1.1 Dự báo và vai trò của dự báo ...................................................... 4 1.1.1.1 Khái niệm dự báo ....................................................................4 1.1.1.2 Đặc điểm của dự báo ...............................................................4 1.1.1.3 Vai trò của dự báo ...................................................................5 1.1.2 Các phương pháp dự báo ............................................................. 5 1.2 Dự báo thuế ......................................................................................... 6 1.2.1 Ý nghĩa của dự báo thuế............................................................... 6 1.2.2 Cơ sở tính thuế .............................................................................. 7 1.2.3 Độ nỗi và hệ số co giãn của thuế .................................................. 8 1.2.4 Một số mô hình dự báo số thu thuế .......................................... 10 1.2.4.1 Mô hình dự báo vĩ mô( mô hình GDP) .............................. 10 1.2.4.2 Mô hình dự báo số thu theo tháng ………………………..18 1.2.5 Một số mô hình nghiên cứu và áp dụng về dự báo thuế trong và ngoài nước ........................................................................................ 20 1.2.5.1 Mô hình nghiên cứu và áp dụng đối với trong nước…….20 1.2.5.2 Một số mô hình nghiên cứu áp dụng ở các nước…………21 1.3 Kết luận chương 1 ............................................................................. 23 Chương 2: Số thu thuế và dự báo số thu thuế Quận Bình Tân .............. 25 2.1 Vai trò, vị trí trí của số thu thuế Quận Bình Tân ........................ 25 2.2 Đặc điểm thu thuế Quận Bình Tân .................................................. 25 2.2.1 Tình hình số thu thuế trên địa bàn Quận Bình Tân ................ 25 2.2.2 Cơ cấu số thu các loại thuế chính trong 5 năm gần đây.......... 28 2.3. Thực tế công tác dự báo số thu thuế ở quận Bình Tân................. 29 2.4. Nhận xét: ........................................................................................... 34 2.5. Kêt luận chương 2 ............................................................................ 36 Chương 3: Phát triển mô hình dự báo số thu thuế thu nhập doanh nghiệp trư ng h p Quận Bình Tân TP. HCM ........................................ 37 3.1 Thu thập số liệu thuế thu nhập doanh nghiệp t năm 2 2-2011 .37 3.2 Cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp ......................................... 41 3.2.1 Xác định cơ sở tính thuế ............................................................. 41 3.2.2 Xác định số thu điều chỉnh ......................................................... 43 3.3 Làm thích ứng chuỗi số thu theo th i gian .................................... 46 3.3.1 Xác định số thu thuế đã hiệu chỉnh .......................................... 46 3.3.2 Kiểm định tính d ng của chuỗi dữ liệu ................................... 48 3.4 Hệ số co giãn của thuế theo cơ sở tính ............................................ 50 3.4.1 Xác định hệ số co giãn ................................................................ 50 3.4.2 Kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy ....................................... 51 3.4.3 Kiểm định tính h p lý của mô hình ......................................... 52 3.5 Ước tính dự báo ................................................................................. 54 3.6 Kết luận chương 3 ............................................................................. 56 Chương 4: Nhận xét và đề xuất ……………………………....................57 4.1 Nhận xét về công tác dự báo tại Chi Cục Thuế Quận Bình Tân .. 57 4.1.1 Thuận l i và những mặt đạt đư c ............................................ 57 4.1.2 Khó khăn và hạn chế .................................................................. 58 4.2 Đề xuất mô hình dự báo .................................................................... 59 4.2.1 Thuận l i và những yếu tố đạt đư c ........................................ 60 4.2.2 Khó khăn, hạn chế của mô hình ................................................ 62 4.3 Kiến Nghị............................................................................................ 63 4.3.1 Ước tính độ nỗi của thuế ........................................................... 63 4.3.2 Kết h p giữa mô hình dự báo số thu thuế theo GDP, mô hình dự báo số thu thuế theo tháng và những thay đổi chính sách ......... 64 4.3.3 Ước tính hệ số co giãn theo t ng năm ...................................... 65 4.3.4 Xây dựng khung pháp lý ổn định .............................................. 65 4.3.5 Xây dựng hệ thống số liệu đầy đủ đáng tin cậy có thể sử dụng đư c .......................................................................................................... .. 66 4.3.6 Kết h p các cấp các ngành ........................................................ 67 4.3.7 Xây dựng đội ngũ nhân sự làm công tác dự báo ...................... 67 4.3.8 Kiến nghị đối với cơ quan cấp trên .......................................... 67 4.3.9 Kiến nghị cho những nghiên cứu tiếp theo ............................... 68 4.4 Kết luận chương 4 ............................................................................. 68 KẾT LUẬN .................................................................................................. 70 Danh Mục Bảng Trang Bảng 1.1: Cơ sở của các nhóm thuế ............................................................... 7 Bảng 1.2: Phần trăm thay đổi GDP và số thu thuế ..........................................9 Bảng1. 3: Số liệu nghiên cứu về hệ số co giãn và số thu tăng trưởng của thuế ở Sri Lanka giai đoạn 1977 – 1985 ............................................................... 22 Bảng 2.1 : Bảng tổng hợp số thuế thu từ năm 2004 đến năm 2011 ............. 25 Bảng 2.2 Cơ cấu các loại thuế trong 5 năm gần đây……………………….28 Bảng 2.3: Bảng dự toán thu ngân sách Quận Bình Tân năm 2011 và dự toán năm 2012 ....................................................................................................... 31 Bảng2.4 : Dự báo thu thuế thu nhập doanh nghiệp Quận Bình Tân qua các năm ................................................................................................................ 34 Bảng 3.1: số thu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2002 đến năm 2011 ...... 38 Bảng 3.2: Doanh thu và thu nhập tính thuế các doanh nghiệp có phát sinh lợi nhuận qua các năm ........................................................................................ 41 Bảng 3.3: Cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2002 đến năm 2011………………………………………………………………………...43 Bảng 3.4: Số thu tăng giảm do điều chỉnh chính sách .................................. 44 Bảng 3.5: Tổng hợp thay đổi số thu thuế do chính sách năm 2009 ............. 45 Bảng 3.6: : Số thuế gia hạn của doanh nghiệp trên địa bàn năm 2009, 2010, 2011............................................................................................................... 46 Bảng 3.7: Số thuế điều chỉnh từ năm 2011 về năm 2002 ............................. 47 Bảng 3.8 : Giản đồ tự tương quan với độ trễ từ 1 đến 6 ............................... 48 Bảng 3.9 : Chuẩn bị cơ sở dữ liệu để xác định hệ số co giãn của thuế TNDN theo cơ sở tính ............................................................................................... 50 Bảng 3.10 : Kết quả eviews xác định hệ số phương trình hồi quy ............... 52 Bảng 3.11: Dự báo thuế thu nhập doanh nghiệp theo cơ sở tính................. 54 Bảng 4.1: Báo cáo số thuế Quận Bình Tân đến tháng 11/2012 ................... 61 Danh Mục Hình Trang Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tổng thu thuế Quận Bình Tân qua các năm ............... 26 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu các loại thuế năm 2007 ................................... 28 Biểu đồ 2.3 :Biểu đồ cơ cấu các loại thuế năm 2008 ( phụ lục ) Biểu đồ 2.4 :Biểu đồ cơ cấu các loại thuế năm 2009 ( Phụ lục ) Biểu đồ 2.5: Biểu đồ cơ cấu các loại thuế năm 2010( Phụ lục ) Biểu đồ 2.6: Biểu đồ cơ cấu các loại thuế năm 2011 ( phụ lục) Biểu đồ 3.1: Số thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2002 đến năm 2011 ... 38 Biểu đồ 3.2: Kiểm định xác định tương quan giữa LnB và phần dư của mô hình................................................................................................................ 53 DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT AT Số thu thuế điều chỉnh B Cơ sở tính thuế BT Độ nỗi của thuế C Tiêu dùng cá nhân CPI Chỉ số giá tiêu dùng D Số thu tăng( giảm) thêm do điều chỉnh chính sách ET Hệ số co giãn của thuế theo cơ sở tính thuế G Chi tiêu chính phủ g Tốc độ tăng trưởng thực tế của số thu từ đầu năm tính tới hiện tại trong năm tài khoá GDP Tổng sản phẩn nội địa GTGT Giá trị gia tăng I Đầu tư NX Xuất khẩu ròng s Tỷ lệ tiết kiệm T Số thu thuế t Thuế suất TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTĐB Tiêu thụ đặc biệt Y Chỉ số thu nhập quốc gia phân số của số tháng trong năm tài khoá mà thu thuế thực tế ∆ Phần trăm( %) thay đổi Hệ số tăng trưởng của cơ sở thuế 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại và kính tế lớn của Việt Nam, với nguồn lực kinh tế mạnh, nguồn thu cao góp phần sự ổn định và phát triển kinh tế của cả nước, hằng năm đóng góp 1/3 cho nguồn thu ngân sách của cả nước trong đó thuế là nguồn thu chủ yếu góp phần làm bảo đảm nguồn chi cho ngân sách cả nước và thành phố. Quận Bình Tân là quận được thành lập năm 2004 được tách ra từ Huyện Bình Chánh, là quận mới với tốc độ phát triển kinh tế cao GDP tăng trên 20% mỗi năm, thu ngân sách tăng nhanh qua các năm góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu chung cho thành Phố và phục vụ cho nhu cầu phát triển nhanh chóng của quận. Do đó việc xây dựng và quản lý nguồn thu của quận rất được quan tâm và là nhiệm vụ chính trị chủ yếu. Để quản lý tốt nguồn thu thì việc xây dựng dự báo thu rất quan trọng, thông qua công tác dự toán chúng xác định được nguồn lực của mình từ đó có những biện pháp quản lý thu tốt hơn. Hiện nay ngành thuế từ cấp Tổng cục đến Chi cục thường sử dụng phương pháp dự báo theo tháng, phương pháp này chưa mang lại hiệu quả cao có nhiều sai lệch giữa thực tế và dự báo. Qua tìm hiểu một số mô hình dự báo thuế, từ đó tác giả nghiên cứu để phát triển một mô hình dự báo thuế cấp chi cục Từ những lý do trên nên tác giả chọn đề tài Phát triển mô hình dự báo số thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo GDP– trường hợp Quận Bình Tân TP. HCM Mục tiêu nghiên cứu 2 Phát triển được một mô hình dự báo số thu thuế tại một đơn vị thuế cấp cơ sở Đối tượng nghiên cứu Các mô hình dự báo số thu Phạm vi nghiên cứu Số thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận Bình Tân giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2011 Khung pháp lý và chính sách hiện hành quy định của Chính phủ trong lĩnh vực thuế Nguồn số liệu lấy từ số liệu báo cáo thu thuế của Chi Cục Thuế Quận Bình Tân Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định lượng bằng kỹ thuật hồi quy, phân tích hồi quy dựa trên kết quả xử lý thống kê. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Trong công tác dự báo số thu thuế hàng năm có nhiều yếu tố tác động, việc xác định số thuế hàng năm còn tuỳ thuộc vào kế hoạch được giao của Thành Phố, và trong quá trình thực hiện còn nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến thực tế số thu. Vì vậy việc dự báo nguồn thu thuế giúp cơ quan thuế quản lý tốt nguồn thu cũng như xác định được khả năng đạt được của đơn vị trên cơ sở chứng minh số liệu nguồn lực của đơn vị từ đó tránh trường hợp việc kế hoạch thực được giao vượt quá khả năng nguồn lực tự có và xác định nguồn thu làm cơ sở hoạch định các chính sách phát triển của địa phương. NỘI DUNG LUẬN VĂN 3 Luận văn gồm : 70 trang với 19 bảng, 8 hình, 1 phụ lục Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn này gồm 4 chương: Chương 1 : Cơ sở lý luận của Dự báo thuế Chương 2: Số thu thuế và dự báo số thu thuế Quận Bình Tân Chương 3: Phát triển mô hình dự báo số thu thuế thu nhập doanh nghiệp – trường hợp Quận Bình Tân Tp HCM Chương 4: Thảo luận và đề xuất Hướng nghiên cứu tiếp theo 4 Chương 1 : Cơ sở lý luận của Dự báo thuế 1.1 Tồng quan về dự báo 1.1.1 Dự báo và vai trò của dự báo (1) 1.1.1.1 Khái niệm dự báo Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học (Định lượng). Tuy nhiên dự báo cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai (Định tính) và để dự báo định tính được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo. Dù định nghĩa có sự khác biệt nào đó, nhưng đều thống nhất về cơ bản là dự báo bàn về tương lai, nói về tương lai. Dự báo trước hết là một thuộc tính không thể thiếu của tư duy của con người, con người luôn luôn nghĩ đến ngày mai, hướng về tương lai. Trong thời đại công nghệ thông tin và toàn cầu hóa, dự báo lại đóng vai trò quan trọng hơn khi nhu cầu về thông tin thị trường, tình hình phát triển tại thời điểm nào đó trong tương lai càng cao. Dự báo được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực có một yêu cầu về dự báo riêng nên phương pháp dự báo được sử dụng cũng khác nhau. 1.1.1.2 Đặc điểm của dự báo - Không có cách nào để xác định tương lai là gì một cách chắc (1) Nguyễn Văn Phúc. Các phương pháp dự báo kinh tế và khả năng áp dụng cho thành phố Hồ Chí Minh. Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2011 5 chắn(tính không chính xác của dự báo). Dù phương pháp chúng ta sử dụng (tính không chính xác của dự báo). Dù phương pháp chúng ta sử dụng thì luôn tồn tại yếu tố không chắc chắn cho đến khi thực tế diễn ra. - Luôn có điểm mù trong các dự báo. Chúng ta không thể dự báo một cách chính xác hoàn toàn điều gì sẽ xảy ra trong tương tương lai. Hay nói cách khác, không phải cái gì cũng có thể dự báo được nếu chúng ta thiếu hiểu biết về vấn đề cần dự báo. - Dự báo cung cấp kết quả đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đề xuất các chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Chính sách mới sẽ ảnh hưởng đến tương lai, vì thế cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của dự báo. 1.1.1.3 Vai trò của dự báo Dự báo ngày càng được sử dụng phổ biến ở hầu hết các cơ quan tổ chức trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích tình huống, lập kế hoạch ngân sách, đầu tư...Vì thế những người lập kế hoạch chiến lược, nghiên cứu thị trường, các nhà kinh tế ... cần biết các kỹ thuật dự báo. Dự báo là cơ sở cho việc ra quyết định vì vậy người làm dự báo và người sử dụng dự báo phải thường xuyên trao đổi với nhau, nếu những người sử dụng dự báo có kiến thức về dự báo và tin cậy các kết quả dự báo sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình ra quyết định 1.1.2 Các phương pháp dự báo Có nhiều học giả có cách phân loại phương pháp dự báo khác nhau. Tuy nhiên các phương pháp dự báo thường chia thành 2 nhóm chính là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. 6 1.2 Dự báo thuế (2) Dự báo thuế là việc ước tính số thu thuế tương lai dựa vào những mô hình được lựa chọn thích hợp. 1.2.1 Ý nghĩa của dự báo thuế Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương. Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu tiên là nuôi bộ máy nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế. Tuy nhiên để thực hiện các hoạt động đó đòi hỏi phải được xây dựng kế hoạch, hoạch định trước nên nguồn tài chính để thực hiện cũng cần phải chuẩn bị và dự định có được. Các cơ quan lập ngân sách dự kiến nguồn lực tài chính trên cơ sở kinh tế vĩ mô và xác định các giới hạn nguồn lực của nền kinh tế, thực trạng của nền kinh tế, trên cơ sở phân tích dự báo các tác động tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô từ chính phủ và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế. Việc dự báo tốt nguồn thu thuế sẽ giúp cho chính phủ hoặc chính quyền địa phương xây dựng dự toán chi tiêu phù hợp với nguồn lực, chủ động hơn trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quyền lực của nhà nước. Dự báo thuế còn đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách tài khóa và đánh giá hiệu quả hoạt động ngành thuế cũng như quá trình thực thi chính sách thuế và những kiến nghị sửa đổi bổ sung chính sách. Nếu việc dự báo kém chính xác sẽ dẫn đến hoạch định chính sách không đúng với thực tế phải nhiều lần điều chỉnh trong một năm vì các kiến nghị về ngân sách không thể hiện dữ liệu liên quan đến số thu một cách đúng đắn. Điều này có ý nghĩa (2) Nguyễn Hồng Thắng, Dự báo số thu thuế, ứng dụng kinh tế trong lĩnh vực tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2011 7 sống còn đối với một quốc gia mà số thu từ thuế tài trợ trợ chủ yếu cho mọi chi tiêu của chính phủ. Ngoài ra khi dự báo yếu kém còn gây ra các tác động không tốt khi điều hành thu và tạo ra căng thẳng không đáng có trong nội bộ ngành thuế, giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. 1.2.2 Cơ sở tính thuế Một trong những nguyên lý cơ bản để xây dựng hệ thống thuế hay một loại thuế cụ thể là xác định nghĩa vụ thuế phải căn cứ vào khả năng tài chính của đối tượng nộp thuế. Đó là nguyên tắc đánh thuế theo khả năng chi trả. Khả năng chi trả được thể hiện qua ba cơ sở chính: Mức tiêu dùng, thu nhập và giá trị tài sản. Chúng được gọi là cơ sở tính thuế. Từ đó có ba nhóm thuế chính trong nền kinh tế, nhóm thuế đánh vào tiêu dùng, còn gọi là thuế hàng hóa; nhóm thuế thu nhập; và nhóm thuế tài sản Bảng 1.1: Cơ sở của các nhóm thuế Nhóm Cơ sở tính thuế Thuế tiêu dùng Giá trị hàng hóa Tổng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch dịch vụ Giải thích vụ phát sinh trong kỳ tính thuế kể cả giá trị hàng nhập, nhưng không tính giá trị hàng xuất ,… Thuế thu nhập Thu nhập tính Lợi nhuận trước thuế, cổ tức, lợi tức thuế ngoài lợi tức trái phiếu chính phủ và tiền gửi ngân hàng, tiền lương, thưởng, quà tặng,… Thuế tài sản Giá trị tính thuế Giá trị thị trường của bất động sản hoặc của tài sản giá hình thành trong điều kiện mở 8 Công thức chung xác định số thu thuế như sau: Số thu thuế = Cơ sở tính thuế x Thuế suất Có thể viết dưới dạng hàm số: T = f( B, t), trong đó T là số thu thuế, B là cơ sở tính thuế và t là thuế suất 1.2.3 Độ nỗi và hệ số co giãn của thuế Để diễn tả mối quan hệ tuyến tính giữa số thu thuế và cơ sở tính thuế, hàm số Logarithm thường được sử dụng với β là hệ số phản ánh tỷ lệ phần trăm( %) thay đổi số thu thuế khi cơ sở tính thuế biến động 1% lnT = lnα + β lnB ( 1.1) Suy ra : T = e lnα + β lnB ( 1.2 ) Β giữ vai trò độ nỗi của thuế hoặc hệ số co giãn của thuế theo cơ sở tính . Gọi ∆T * là phần trăm( %) thay đổi của số thu thuế chưa loại trừ bất kỳ những điều chỉnh nào của chính phủ và chính sách thuế. Độ nổi của thuế được ký hiệu là BT và xác định như sau: % ∆T * BT = ∆T */ T0 = % ∆B B0 = ∆B/B0 dT* x T0 ( 1.3 ) dB Gọi ∆T là phần trăm( %) thay đổi tự nhiên của số thu thuế khi cơ sở tính thuế thay đổi 1%. Hệ số co giãn của thuế theo cơ sở tính thuế được ký hiệu là ET và xác định bằng công thức sau: % ∆T ET = ∆T / T0 = % ∆B B0 = ∆B/B0 dT x T0 ( 1.4 ) dB 9 Hệ số co giãn thuế thường được sử dụng nhiều hơn trong dự báo vì nó loại bỏ tác động của điều chỉnh chính sách mà những tác động này không phải năm nào cũng diễn ra hoặc liều lượng điều chỉnh không giống nhau mỗi năm. Tóm lại hệ số co giãn có độ chính xác cao hơn trong ước tính số thu. Ví dụ: GDP theo giá hiện hành ở năm 2009 và 2010 lần lượt là 1660 nghìn tỷ đồng và 1951 nghìn tỷ đồng. Tổng thu về thuế trong hai năm đó lần lượt là 398 nghìn tỷ đồng và 503 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2011 có điều chỉnh tăng về diện nộp thuế nên số thuế tăng 20 nghìn tỷ đồng. Tính toán tỷ lệ phần trăm ( %) thay đổi GDP và số thu thuế thể hiện ở bảng 2 dưới đây Bảng 1.2: Phần trăm thay đổi GDP và số thu thuế Đvt: Nghìn tỷ 2009 2010 %∆ GDP ( giá hiện hành ) 1660 1951 17,53% Số thu thuế( chưa điều chỉnh) 398 503 26,38% Số thu thuế điều chỉnh 398 483 21,36% Độ nổi của thuế: % ∆T * BT = 21,38% ≈ 1,5 = % ∆B 17,53% Hệ số co giãn của thuế: % ∆T ET = 21,36% ≈ 1,22 = % ∆B 17,53% 10 Hệ số co giãn thuế cho biết năm 2010 vừa qua cứ 1% tăng hay giảm GDP khiến số thu thuế tăng hoặc giảm tự nhiên tương ứng 1.22% Từ (4) suy ra: ∆T = T0 x [(%∆B) x ET (1.5) Công thức (5) cho biết nếu không có những can thiệp của chính phủ vào chính sách thuế hiện hành thì số gia tăng về thuế ở năm kế hoạch sẽ là tích số giữa số thu năm báo cáo với tỷ lệ tăng của cơ sở tính thuế và hệ số co giãn thuế. Hệ số co giãn của thuế theo cơ sở tính thuế chính là hệ số β trong công thức (1.1). Ví dụ : hệ số co giãn trong những năm gần đây là 1.2; số thu thuế năm 2010 là 400 nghìn tỷ đồng. Sang năm 2011, dự báo cơ sở tính thuế tăng 18% và không có những điều chỉnh về mặt chính sách. Vậy mức tăng tự nhiên của số thu ở năm 2011 theo sự gia tăng của cơ sở tính thuế sẽ là: 400 x 18% x 1.2 = 86.4 nghìn tỷ đồng 1.2.4 Một số mô hình dự báo số thu thuế 1.2.4.1 Mô hình dự báo vĩ mô( mô hình GDP) ( 3) Mô hình này dựa trên mối quan hệ giữa cơ sở tính thuế và số thu thuế. Nguyên tắc cơ bản ở đây chính là nếu không có sự thay đổi nào về luật thế (thuế suất, cơ sở tính thuế danh nghĩa không thay đổi), thì số thu thuế tăng thêm hàng năm sẽ là một hàm số của sự gia tăng trong cơ sở tính thuế theo thời gian (GDP, thu nhập, tiêu dung và giá trị nhập khẩu, v.v…) và độ co giãn của số thu thuế theo cơ sở tính thuế. Do đó, để áp dụng được mô hình này, chúng ta phải ước lượng được hệ số co giãn của toàn bộ các loại thuế hoặc của từng loại thuế cụ thể sử dụng phương pháp hồi quy chuỗi dữ liệu theo (3) Mô hình Vĩ mô hoặc mô hình dựa trên GDP (GDP based or Macro Model), theo dự án chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Châu Âu cho việt Nam, Hà Nội tháng 3 năm 2009 11 thời gian của số thu thuế và cơ sở tính thuế. Bước tiếp theo là dự báo sự tăng trưởng của cơ sở tính thuế (GDP, tiêu dùng) và cuối cùng là dự báo số thu thuế sử dụng hệ số co giãn thuế và sự tăng trưởng trong cơ sở tính thuế. Việc dự báo tăng trưởng trong cơ sở tính thuế có thể dễ dàng lấy từ những dự báo (kinh tế vĩ mô) thực tế. Nếu thuế suất và/hoặc cơ sở tính thuế cũng thay đổi, chẳng hạn khi có những thay đổi mang tính điều chỉnh trong thuế suất và hoặc cơ sở tính thuế, thì số thu tăng thêm của một năm cụ thể sẽ phụ thuộc vào số tăng của cơ sở tính thuế cùng với những tác động do sự thay đổi mang tính điều chỉnh (discretionary change - những thay đổi mang tính điều chỉnh của các nhà hoạch định chính sách). Ở đây chúng ta cũng phải dự tính được tác động do những thay đổi mang tính điều chỉnh Nếu chúng ta thử và ước lượng độ co giãn trong năm có xảy ra những thay đổi mang tính điều chỉnh bằng những phân tích hồi quy thông thường, thì chúng ta sẽ rơi vào việc tính toán “độ nổi” – “buoyancy – tăng trưởng số thu thuế tính chung” cũng như là những ảnh hưởng của sự tăng trưởng kinh tế, Nếu T0 là số thu thuế của năm nay, T1 là số thu dự đoán của năm tới, thì chúng ta sẽ có: T1 = T0 + Sự tăng thêm của số thu (không có sự thay đổi trong cơ cấu thuế) + Thay đổi do các biện pháp mang tính điều chỉnh Do đó, để áp dụng được mô hình này, chúng ta cần phải tách biệt được hoàn toàn số tăng trưởng số thu do cơ sở tính thuế tăng và tăng trưởng do những sự thay đổi mang tính điều chỉnh. Mô hình này được gọi là mô hình dựa theo GDP nhưng cơ sở tính thuế không nhất thiết phải là GDP, đó có thể là tổng thu nhập hoặc lợi nhuận công ty hoặc tiêu dùng hay giá trị/khối lượng nhập khẩu tùy theo dự báo từng loại thuế. Cách tiếp cận:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất