Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của ngân hàng đầu tư và phát triển việ...

Tài liệu Phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (tt)

.PDF
18
246
104

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- Nguyễn Thị Thùy Trang PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh Tế Phát Triển Người Hướng Dẫn Khoa Học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC SƠN Hà Nội - 2014 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Xây dựng và mở rộng mạng lưới hoạt động là một vấn đề có tính chiến lược ở mỗi tổ chức kinh tế nói chung và của mỗi ngân hàng nói riêng. Mỗi một ngân hàng tùy theo hình thức kinh doanh, năng lực điều hành và thế mạnh sản phẩm của họ sẽ có những chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động khác nhau. Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với kinh tế thế giới. Việc tham gia tích cực vào các diễn đàn kinh tế khu vực và thế giới như APEC, AFTA…và gần đây là WTO, đã tạo điều kiện để mọi ngành nghề, mọi khu vực kinh tế ở nước ta mở rộng hợp tác và tăng cường quan hệ với các đối tác nước ngoài. Có thể nói xu hướng hội nhập là tính tất yếu hội nhập của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với sự phát triển của nền kinh tế và xu hướng hội nhập của các Doanh nghiệp, xu hướng hội nhập của Ngân hàng là một tất yếu cần xảy ra để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp hiện tại cũng như vì sự phát triển bền vững của chính nghành Ngân hàng. Bởi vậy xu hướng hội nhập của Ngân hàng cần tới các điều kiện phát triển mạng lưới Ngân hàng ở nước ngoài. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những NHTM cổ phần lớn do Nhà nước nắm cổ phần chi phối đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng với chất lượng cao. Bởi vậy phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài là một chiến lược vô cùng quan trọng và cấp thiết của BIDV trong quá trình phát triển thương hiệu cũng như cung cấp các dịch vụ cần thiết cho khách hàng trên trường quốc tế. Xét BIDV đủ các điều kiện để phát triển mạng lưới ngân hàng ở nước ngoài, em chọn đề tài: “ Phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam “ làm luận văn thạc sỹ để đánh giá khả năng phát triển mạng lưới từ đó đề xuất các giải pháp phát triển. 2. Tổng quan nghiên cứu: Một số đề tài đã công bố liên quan đến phạm vi nghiên cứu của luận văn: “Phát triển mạng lưới kinh doanh của ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh khu vực phía bắc Việt Nam”, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương năm 2013. Luận văn này tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận của nội dung hoàn thiện mạng lưới kinh doanh của ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh; phân tích thực trạng mạng lưới kinh doanh, mạng lưới bán hàng của ngân hàng; Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện mạng lưới kinh doanh của ngân hàng. Tuy đã tập trung nghiên cứu nội dung mạng lưới kinh doanh song chưa có nghiên cứu về phát triển mạng lưới kinh doanh. Mặt khác phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu vực phía Bắc Việt Nam nên chủ yếu chỉ mang tính chất tham khảo, chưa có phân tích đi sâu áp dụng cho lĩnh vực ngân hàng thương mại ở nước ngoài. Hay luận án tiến sỹ “ Phát triển dịch vụ của ngân hàng bán buôn và bán lẻ của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” của tác giả Đào Lê Kiều Oanh năm 2012. Luận án đã trình bày rất kỹ về thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của BIDV, một trong những yếu tố để phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của BIDV. 3. Mục tiêu nghiên cứu:  Mục tiêu chung: - Từ nghiên cứu thực trạng về phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài, đề tài đề xuất các giải pháp phát triển chi nhánh nước ngoài của BIDV.  Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của các ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển mạng lưới chi nhánh ở nước ngoài của BIDV. - Đề ra một số giải pháp để phát triển mạng lưới chi nhánh ở nước ngoài của BIDV một cách hiệu quả 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu:Phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của các ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Mạng lưới chi nhánh nước ngoài của BIDV. Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu từ năm 1992 đến nay, đề xuất giải pháp đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu và cách thức thu thập số liệu: + Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp so sánh: để so sánh thực trạng phát triển các mạng lưới chi nhánh nước ngoài của các Ngân hàng thương mại khác. - Phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng các mạng lưới chi nhánh nước ngoài của Ngân hàng. + Cách thức thu thập số liệu: - Thu thập số liệu thứ cấp: Thông qua báo cáo của Ngân hàng, báo cáo tài chính thường niên,… - Thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua điều tra, cách thức, nghiên cứu thị trường 6. Nội dung nghiên cứu: Ngoài lời mở đầu, danh mục, tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của BIDV Chương 3: Giải pháp phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của BIDV. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. Một số vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm: NHTM là tổ chức tín dụng vay tiền của người gửi và cho các công ty và cá nhân vay lại và có cùng mục tiêu lợi nhuận như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức và các chủ thể kinh tế. Trong quá trình đó ngân hàng thương mại thực hiện vai trò tham gia điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế thông qua các chức năng của mình, biểu hiện các mối quan hệ giữa NHTM với các tổ chức kinh tế cá nhân về mặt tín dụng, tiền mặt, các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt….v.v đảm bảo hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế được bình thường. Căn cứ vào khái niệm trên thì hoạt động của NHTM có thể được nhận dạng thông qua một số đặc điểm sau: Thứ nhất, hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh với mục đích kiếm lời (bao gồm 2 hình thức chủ yếu là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng). Thứ hai, hoạt động NHTM là loại hình hoạt động kinh doanh có điều kiện, nghĩa là chỉ khi nào NHTM thoả mãn đầy đủ những điều kiện khắt khe do pháp luật quy định ( vốn pháp định, phương án kinh doanh,...) thì mới được phép hoạt động trên thị trường. Thứ ba, hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các loại hình kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc, mang tính chất dây truyền đối với nền kinh tế. Thứ tư, nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh phần lớn là tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế. Thứ năm, sản phẩm của ngân hàng là hình thức dịch vụ, mang hình thái phi vật chất, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được tiến hành đồng thời với sự tham gia của ba yếu tố: một là khách hàng tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Thứ sáu, khách hàng của Ngân hàng thương mại là những người đóng vai trò hai mặt đối với Ngân hàng. 1.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại Sau đây là các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại: Huy động vốn, Cho vay, tài trợ dự án,Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, Cung cấp dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán,Cho thuê thiết bị trung và dài hạn,Kinh doanh ngoại tệ,Bảo quản vật có giá, Bảo lãnh, Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn, Cung cấp các dịch vụ đại lý, Tài trợ các hoạt động của chính phủ, Quản lý ngân quỹ, Phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của Ngân hàng thương mại. 1.2.1. Khái niệm về phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của ngân hàng thương mại 1.2.1.1. Khái niệm về mạng lưới chi nhánh của ngân hàng thương mại tại nước ngoài. Theo quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/04/2008 được thay thế bởi quyết định số 21/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 ban hành quy định về mạng lưới hoạt động hay còn gọi là mạng lưới chi nhánh của ngân hàng thương mại giải thích các đơn vị kinh doanh như sau: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, hạch toán phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một hoặc một số chức năng của ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, có con dấu, thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền của ngân hàng thương mại. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh. Ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài là một loại hình công ty con do ngân hàng thương mại Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, được thành lập tại nước ngoài theo quy định luật pháp nước ngoài. 1.2.1.2. Khái niệm về phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của ngân hàng thương mại Phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài được hiểu là mở rộng chi nhánh nước ngoài về quy mô, sự thay đổi về cấu trúc chi nhánh đồng thời là sự gia tăng về hiệu quả, chất lượng dịch vụ. Sự phát triển được phân tích trên 2 khía cạnh: Phát triển về chiều rộng và phát triển về chiều sâu. 1.2.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của Ngân hàng thương mại. 1.2.2.1. Nội dung phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của Ngân hàng thương mại. * Nội dung phát triển mạng lưới chi nhánh ngân hàng thương mại: Thứ nhất, phát triển về qui mô là sự phát triển số lượng các quốc gia nơi mở chi nhánh, là sự phát triển số lượng các chi nhánh tại mỗi quốc gia.. Thứ hai, phát triển về cơ cấu chính là sự thay đổi về cấu trúc từng chi nhánh. Thứ ba, phát triển về hiệu quả chi nhánh. 1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá: * Sự gia tăng về quy mô mạng lưới chi nhánh nước ngoài của ngân hàng thương mại * Sự gia tăng số lượng các quốc gia mở chi nhánh: *Sự gia tăng số lượng các thành viên chi nhánh tại mỗi quốc gia: *Sự thay đổi về cơ cấu các chi nhánh nước ngoài của ngân hàng thương mại tại mỗi quốc gia: *Sự gia tăng về hiệu quả hoạt động của chi nhánh nước ngoài: Chỉ tiêu đánh giá này thể hiện ở: Mức độ gia tăng doanh số và thu nhập cho ngân hàng Sự gia tăng số lượng khách hàng và thị phần *Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng 1.2.3. Vai trò của phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài ở Ngân hàng Thương mại. Thứ nhất, sản phẩm dịch vụ ngân hàng không có khả năng lưu trữ. Lý do này đòi hỏi ngân hàng phải có hệ thống, phương pháp phục vụ nhanh với nhiều quầy, địa điểm giao dịch Thứ hai, mạng lưới chi nhánh nước ngoài là kênh tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò chủ yếu trong mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng ở nước ngoài với ngân hàng nhằm cung ứng sản phẩm dịch vụ vào thị trường. Thứ ba, phát triển mạng lưới nước ngoài để tăng sự hiện diện chiếm lĩnh thị phần và năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của dân cư và doanh nghiệp tại nước sở tại. Tạo thêm điều kiện cho khách hàng tại những địa phương trên cùng một lãnh thổ có điều kiện giao dịch thuận tiện hơn. 1.3. Các nhân tố tác động đến phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài 1.3.1. Nhân tố bên ngoài: a. Cơ sở pháp lý. Luật pháp là nền tảng cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài nói riêng được thực hiện một cách an toàn và bền vững. b. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng sẽ tạo ra một sân chơi mới cho các ngân hàng, một sân chơi bình đẳng trên bình diện quốc tế, không có sự phân biệt đối xử giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài c. Mạng lưới kinh doanh của đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh là một nguồn thông tin có giá trị được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng để hỗ trợ cho việc ra quyết định liên quan đến phát triển sản phẩm. d. Khách hàng Một ngân hàng có thể có nhiều loại khách hàng khác nhau bao gồm khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức. Khách hàng là trung tâm của hoạt động ngân hàng. Việc hiểu được khách hàng muốn gì và làm thế nào là mục tiêu chiến lược của bất kỳ ngân hàng nào.. e. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước,...đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh và mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp. f. Chính sách của chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc Chính phủ quản lý thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách. Một sự thay đổi về chính sách sẽ có những tác động nhất định đến hoạt động của ngân hàng, cũng như danh mục sản phẩm dịch vụ của họ. Chính sách quản lý và điều hành của các cơ quan Nhà nước được coi là có tác động lớn tới hoạt động hệ thống ngân hàng. 1.3.2 Nhân tố bên trong: a. Tiềm lực của ngân hàng : Đây là nhân tố phản ánh sức mạnh, thế và lực của ngân hàng trên thương trường. Tiềm lực của ngân hàng không phải là bất biến mà có thể phát triển theo hướng mạnh lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay từng yếu tố. b. Định hướng chiến lược của ngân hàng thương mại : Ngành nghề kinh doanh và đặc tính sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh định hướng có ảnh hưởng rất lớn tới công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đặc tính kinh tế kỹ thuật đặc trưng của sản phẩm. 1.4. Điều kiện phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài: Mạng lưới chi nhánh nước ngoài là hình ảnh của doanh nghiệp, để phát triển mạng lưới này cần phải có những điều kiện nhất định. 1.4.1. Điều kiện về nhân lực Yếu tố con người có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chất lượng của dịch vụ ngân hàng thương mại. 1.4.2. Điều kiện về năng lực tài chính Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại được hiểu là khả năng của ngân hàng thương mại trong việc đáp ứng, xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh. 1.4.3. Điều kiện về năng lực quản lý điều hành Sự phát triển của hệ thống dịch vụ phải gắn liền với năng lực quản trị điều hành của mỗi ngân hàng để đảm bảo hoạt động ngân hàng phát triển ổn định, an toàn, bền vững và tự kiểm soát được. 1.5. Kinh nghiệm phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của một số ngân hàng thương mại: 1.5.1. Kinh nghiệm mở rộng mạng lưới từ ngân hàng Australia. Đầu những năm thập niên 80’, mạng lưới CN ngân hàng Úc tăng liên tục do ngân hàng muốn tận dụng ưu thế về khả năng tiếp cận và tính tiện lợi của CN nhằm thu hút khách hàng trong một môi trường kinh doanh chịu sự điều tiết chặt chẽ của Chính phủ. 1.5.2. Kinh nghiệm mở rộng mạng lưới từ ngân hàng Bank of New York Thực hiện tốt dịch vụ tư vấn để giúp khách hàng lựa chọn được dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng và có chính sách khách hàng phù hợp với đối tượng khách hàng tại nước sở tại. Tập trung việc phát triển các chi nhánh tại Mỹ và văn phòng đại diện tại nhiều nước trên thế giới. Thành lập các kênh ngân hàng tự động để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch. Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình cởi mở, trung thực. Thực hiện quảng cáo qua các phương tiện truyền thông,tạp chí, các chương trình giải trí. 1.5.3. Kinh nghiệm mở rộng mạng lưới từ Ngân hàng DBS Group Holdings: Xác định mở rộng mạng lưới chi nhánh tập trung tại thị trường Châu Á; Phát triển DVNH điện tử để khách hàng có thể tiếp cận với ngân hàng mọi nơi, mọi lúc; Xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tận tụy và trung thực; Luôn tích cực tham gia vào thiết kế và phát triển sản phẩm thông qua mối quan hệ với các đối tác trong mạng lưới của DBS và với các định chế toàn cầu. 1.5.4. Rút ra bài học kinh nghiệm phát triển mạng lưới chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài Một là, Phải có chiến lược dài hạn trong việc phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài và vận dụng linh hoạt chiến lược trong từng trường hợp cụ thể Hai là, Việc nghiên cứu và phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài cần phải xuất phát từ nhu cầu khách hàng Ba là, Công tác quảng bá thương hiệu. Bốn là, Công tác tập huấn đào tạo cán bộ đặc biệt quan trọng vì đây chính là yếu tố quyết định làm nên sự thành công cho ngân hàng Năm là, Đẩy mạnh hiện đại hóa ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán buôn và bán lẻ CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI CỦA BIDV 2.1. Tổng quan về BIDV 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Trong quá trình hoạt động, BIDV được mang những tên gọi khác nhau theo từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước. Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (từ ngày 26/4/1957) Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam (từ ngày 24/6/1981) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ ngày 14/11/1990) Tại các Chi nhánh: Khối Ngân hàng BIDV hiện có 117 Chi nhánh, được sắp xếp theo mô hình gồm 5 khối: Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro, Tác nghiệp, Quản lý nội bộ, và Khối trực thuộc. 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV. 2.1.2.1. Tổng tài sản Bảng 2.1: Tình hình tổng tài sản của BIDV qua các năm Năm 2009 2010 Tổng TS 296.432 (tỷ VND) 2011 2012 2013 366.268 405.755 484.784 548.385 (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV các năm) 2.1.2.2. Dư nợ tín dụng Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng của BIDV qua các năm Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ (tỷ VND) 197.594 230.933 271.725 311.862 391.782 (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV các năm) 2.1.2.3. Huy động vốn Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của BIDV qua các năm Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Huy động vốn (tỷ VND) 203.298 251.924 285.581 339.924 416.726 (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV các năm) 2.1.2.4. Lợi nhuận trước thuế Bảng 2.4: Tình hình lợi nhuận của BIDV qua các năm Năm 2009 2010 2011 2012 2013 LNTT (tỷ VND) 3.605 4.626 4.220 4.325 5.290 (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV các năm) 2.1.3. Mạng lưới chi nhánh của BIDV trong và ngoài nước. Bảng 2.5: Hệ thống mạng lưới của BIDV qua các năm Năm 2010 2011 2012 2013 Chi nhánh 113 118 117 127 Phòng GD 349 376 432 503 Quỹ tiết kiệm 130 150 113 95 (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV các năm) Đến nay, cùng với Ngân hàng Nông nghiệp, BIDV là một trong 2 ngân hàng đã phủ sóng mạng lưới trên cả 63 tỉnh/thành phố của cả nước, là ngân hàng đứng thứ 3/42 NHTM về số lượng mạng lưới sau ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng công thương Việt Nam, với 725 điểm mạng lưới (127 chi nhánh/sở giao dịch, 503 phòng giao dịch và 95 quỹ tiết kiệm), 1.395 ATM và 5.968 POS (Số liệu theo bản cáo bạch công bố thông tin IPO). Bảng 2.6: Số chi nhánh và sở giao dich của 12 Ngân hàng hàng đầu đến 31/12/2013 Số lượng nhân sự Tính đến 31/12/2013 tổng số lao động của toàn hệ thống là 18.546 người, trong đó lao động của Trụ sở chính và chi nhánh là 17.361 người, lao động của khốicông ty, văn phòng đại diện là 1.185 người. Cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao (87,2%). Bảng 2.6: Số lượng nhân sự của BIDV qua các năm Năm 2010 2011 2012 2013 Nhân sự BIDV 14.558 15.342 16.690 17.361 (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV các năm) 2.2. Thực trạng phát triển mạng lưới chi nhánh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV) Tuy là ngân hàng đứng thứ ba về phát triển mạng lưới chi nhánh nói chung nhưng riêng đối với thị phần nước ngoài, BIDV vẫn chưa có sự phát triển vượt bậc. 2.2.1. Sự gia tăng về số lượng quốc gia mà BIDV mở chi nhánh 2.2.2. Sự gia tăng về số lượng các chi nhánh tại mỗi quốc gia qua các năm Bảng 2.8: Số lượng các chi nhánh tại mỗi quốc gia qua các năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tháng 7/2014 Malaysia 1 1 1 1 1 1 - Lào 3 3 3 3 3 3 3 Campuchia 2 4 4 5 5 5 5 Myanma - - 1 1 1 1 1 Cộng hòa Séc - - 1 1 1 2 2 Nguồn: Báo cáo tài chính nội bộ BIDV qua các năm 2.2.3. Sự gia tăng về doanh thu và qui mô của từng chi nhánh:. Mạng lưới chi nhánh nước ngoài của BIDV chủ yếu tập trung dưới hình thức liên doanh, cụ thể: a. Ngân hàng liên doanh Lào Việt: Vốn điều lệ của LaoVietBank là vốn góp giữa BIDV và BCEL, mỗi bên góp 50% . Đến năm 2013 thay đổi tỷ lệ sở hữu vốn với 65% của BIDV và 35% của BCEL. LaoVietBank hiện nay đang đứng thứ 2 về quy mô vốn điều lệ tại thị trường Lào, chỉ sau BCEL. b. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC): BIDC chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 9/2009, trên cơ sở mua lại một Ngân hàng tư nhân tại Campuchia, tái cấu trúc, đổi tên và tăng vốn điều lệ lên 70 triệu USD, là ngân hàng nước ngoài có mức vốn lớn thứ 2 so với các Ngân hàng Thương mại tại Campuchia hiện nay; Hoạt động kinh doanh của BIDC đã thu được lợi nhuận ngay từ năm đầu hoạt động. Tới 30/6/2013, tổng tài sản của BIDC đạt trên 526 triệu USD, lợi nhuận trước thuế đạt 4,2 triệu USD; c. Công ty Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDCC): Năm 2013, IDCC đã đạt tổng tài sản riêng lẻ trên 104 triệu USD; tổng tài sản hợp nhất 528 triệu USD, lợi nhuận sau thuế riêng lẻ đạt trên 4 triệu USD, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 8,6 triệu USD. Năm 2012, IDCC đã được Chính phủ Hoàng gia Campuchia tặng "Huy chương Công trạng Hạng 2 vì sự phát triển Vương quốc Campuchia". d. Công ty Bảo hiểm Việt Nam - Campuchia (CVI): CVI được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 11/2009, là công ty bảo hiểm phi nhân thọ thứ 7 của Campuchia với tổng vốn điều lệ là 7 triệu USD trong đó IDCC hiện chiếm 65%; e. Công ty Chứng khoán Việt Nam – Campuchia (CVS): g. Văn phòng đại diện BIDV Cộng hòa Séc 2.2.2.3. Sự gia tăng về mặt hiệu quả các chi nhánh nước ngoài Từ những năm thành lập cho đến nay kết quả hoạt động kinh doanh của các văn phòng đại diện và các công ty liên doanh luôn đạt kết quả tốt và lợi nhuận kinh doanh liên tục tăng. Cụ thể từ năm 1999 đến nay, kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV đã được những con số vượt bậc: Bảng 2.9. Kết quả hoạt động kinh doanh của một số chi nhánh nước ngoài của BIDV năm 2013 Chỉ tiêu BIDC IDCC CVI Tổng tài sản (triệu USD) 526 528 140 Lợi nhuận trước thuế (triệu USD) 4,2 4 1,45 Nguồn: Báo cáo nội bộ năm 2013 - Ban quản lý chi nhánh - BIDV 2.2.3. Đánh giá chung về phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của BIDV 2.2.3.1 Kết quả: Các chi nhánh nước ngoài của BIDV phát triển khá mạnh mẽ và chiếm được thị phần lớn trên tất cả các lĩnh vực tại nước Lào, Campuchia Hệ thống thanh toán được các chuyên gia nước ngoài đánh giá tốt nhất trong khối các Ngân hàng Thương mại: Kết nối với tất cả các hệ thống thanh toán lớn và thông dụng trong nước và quốc tế (IBPS, TTBT, TTSP/TTĐP, VCB Money, Swift). Mọi kênh thanh toán của BIDV đều được xử lý đa tệ (trừ các kênh qua Ngân hàng Nhà nước - theo quy định của Ngân hàng Nhà nước). Hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking Mobile Banking) đã hoàn thành triển khai năm 2012, đem lại cho khách hàng BIDV nhiều tiện ích, dịch vụ với các dòng sản phẩm, như: BIDV Online, BIDV Mobile, BIDV Business Online, BankPlus. BIDV dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực tài trợ các dự án đầu tư phát triển và chương trình kinh tế của chính phủ 2.3.2. Hạn chế So với các ngân hàng trên thế giới, việc mở chi nhánh và văn phòng tại nước ngoài của BIDV nói riêng và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung là muộn và gặp không ít trở ngại Thị phần cũng như tốc độ tăng trưởng của mạng lưới hoạt động tại nước ngoài chưa thể hiện được vị thế của BIDV.. Chất lượng dịch vụ còn hạn chế, tiện ích sản phẩm chưa cao. 2.3.3. Nguyên nhân 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan Một là, Xuất phát từ điều kiện kinh tế Việt Nam. Ha là, Xuất phát từ môi trường pháp lý. Ba là, Nguyên nhân từ phía khách hàng và đối thủ cạnh tranh 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ BIDV Một là, Hạn chế về nguồn vốn tự có Hai là, Về công nghệ thông tin xử lý hệ thống còn chậm, đôi khi lỗi mạng. Ba là, Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu một ngân hàng hiện đại, tạo độ tin cậy đối với khách hàng Bốn là, Năng lực quản lý điều hành và chất lượng nguồn nhân lực Năm là, Cơ cấu tổ chức cồng kềnh, chưa vận hành thống nhất và đồng bộ. Sáu là, Định hướng cấu trúc khách hàng chưa thật sự hợp lý CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI TẠI BIDV 3.1. Các căn cứ xây dựng định hướng giải pháp phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của BIDV. 3.1.1. Các cơ hội và thách thức phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của BIDV. 3.1.1.1. Cơ hội phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của BIDV Uy tín và thương hiệu của BIDV trên thị trường quốc tế, Nền tảng công nghệ Khả năng khai thác dịch vụ của khách hàng bán buôn, bán lẻ để chiếm thị phần Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Năng lực tài chính không ngừng được tăng. Chất lượng nguồn nhân lực 3.1.1.2. Những thách thức trong việc phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của BIDV Cơ cấu khách hàng và các mảng hoạt động kinh doanh chưa phát triển đa dạngvà thật sự đồng đều. Hiệu quả kinh doanh còn hạn chế, chỉ số ROA, ROE còn thấp hơn thông lệ, chất lượng tín dụng còn thấp vẫn còn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, tỷ trọng cho vay trung dài hạn vẫn còn cao. Vốn tự có mặc dù cao hơn các ngân hàng trong nước nhưng nếu so sánh với các ngân hàng trong khu vực thì vẫn còn hạn chế (chỉ bằng cỡ một ngân hàng trung bình trong khu vực). Năng lực quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, ngang tầm với cuộc cạnh tranh quốc tế hiện đại. Hình ảnh BIDV trên trường quốc tế vẫn còn mờ nhạt. 3.1.2. Định hướng phát triển của BIDV. Trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. 3.2. Định hướng phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của BIDV 3.2.1. Định hướng về phát triển thị trường các nước: Giai đoạn 2015-2020, BIDV đặc biệt hướng tới các thị trường Đông Á, Đông Nam Á, Tây Âu, Đông Âu, Trung Đông nơi có lực lượng xuất khẩu lao động rất lớn. 3.2.2. Định hướng về phát triển các sản phẩm dịch vụ để nâng cao chất lượng chi nhánh: BIDV tiếp tục thực hiện tái cơ cấu toàn diện, triệt để có trọng tâm và trọng điểm trong hoạt động của ngân hàng nhằm thay đổi mạnh mẽ và hiệu quả về mọi mặt, trong đó tập trung về thay đổi cơ cấu, hoạt động hiệu quả 3.3. Giải pháp phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài của BIDV 3.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính để đáp ứng nhu cầu hội nhập 3.3.2. Phát triển công nghệ thông tin đi trước đón đầu, đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ mới hướng tới cung cấp dịch vụ hiện đại cho khách hàng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của chi nhánh nước ngoài. 3.3.3. Nâng cao năng lực quản trị điều hành và chất lượng nguồn nhân lực 3.3.4: Hoàn thiện mô hình chi nhánh, xây dựng và thực hiện một cách chuyên nghiệp có hệ thống công tác quảng bá hình ảnh và thương hiệu BIDV 3.3.5. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường. 3.4. Một số kiến nghị với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước về phát triển mạng lưới chi nhánh nước ngoài. 3.4.1. Một số kiến nghị với Chính Phủ Chính phủ nên sớm xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tổng thể về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam để có những biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực cho sự phát triển của hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Các cơ quan đại diện của Chính phủ Việt Nam ở nước ngoài như Đại sứ quán, Lãnh sự quán, tham tán thương mại và đầu tư nên tham gia hiệu quả hơn nữa trong việc hỗ trợ xúc tiến các dự án đầu tư ra nước ngoài, tham gia vào việc giám sát các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài. Nhà nước cần đứng đằng sau các NHTM để hỗ trợ, bảo trợ về pháp lý với tư cách là thương hiệu quốc gia để đảm bảo các tổ chức này được an toàn, thuận lợi trong những tranh chấp quốc tế cũng như khai thông môi trường pháp lý cho hoạt động của các tổ chức này ở nước ngoài. 3.4.2. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động mở rộng chi nhánh nước ngoài của Ngân hàng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan