Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kinh tế tư nhân tỉnh quảng trị (tt)...

Tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân tỉnh quảng trị (tt)

.DOC
24
88
133

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển rất nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, đã có những đóng góp to lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thì thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam nói chung và ở Tỉnh Quảng Trị nói riêng, còn yếu về nhiều mặt. Tất cả khó khăn vướng mắc trên cần phải có những giải pháp đồng bộ để tháo gỡ, khai thác tối ưu tiềm năng nhằm vượt qua những thách thức, chớp lấy những cơ hội phát triển mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Bởi vậy, em đã chọn đề tài “Phát triển kinh tế tư nhân Tỉnh Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu của đề tài: - Khái quát được lý luận và kinh nghiệm thực tế phát triển kinh tế tư nhân để hình thành khung nội dung nghiên cứu cho đề tài. - Đánh giá được những thành công trong phát triển kinh tế tư nhân ở Tỉnh Quảng Trị. - Chỉ ra được các vấn đề phải giải quyết trong phát triển kinh tế tư nhân ở Quảng Trị. - Tìm ra cách giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế tư nhân ở Tỉnh Quảng Trị. 2 3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới đề tài: Nghiên cứu trong nước Nghiên cứu nước ngoài 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tổ - Phương pháp phân tích các chỉ tiêu số tuyệt đối, tương đối và số bình quân. - Phương pháp đồ thị thống kê. 5. Nguồn thông tin dữ liệu, công cụ phân tích chính: Niên gián thống kê năm 2009 và Kết quả số liệu điều tra Doanh nghiệp, cơ sở sản suất kinh doanh cá thể các năm từ 2005 – 2009 của Cục thống kê Quảng Trị. Công cụ chính: Sử dụng chương trình xử lý số liệu bằng excel, kết hợp với thống kê mô tả. 6. Điểm mới của đề tài: Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận chung về kinh tế tư nhân, làm rõ đặc điểm, vai trò, những nhân tố tác động đến sự phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, văn hoá, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Tỉnh Quảng Trị. Luận văn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề về phát triển kinh tế tư nhân ở Tỉnh Quảng Trị; Từ đó sẽ đưa ra một số quan điểm có tính chất định hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Tỉnh Quản Trị trong thời gian tới. 3 7. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế tư nhân Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Tỉnh Quảng Trị Chương 3: Những giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới ở Tỉnh Quảng Trị 4 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 1.1. Kinh tế tư nhân và vai trò của kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.1. Quan niệm và các thành phần của kinh tế tư nhân 1.1.1.1. Quan niệm về kinh tế tư nhân Như vậy, có thể hiểu kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, vốn và kết quả sản xuất kinh doanh được tạo ra cũng thuộc về người sở hữu tư liệu sản xuất và vốn ấy. 1.1.1.2. Các thành phần của kinh tế tư nhân a. Thành phần kinh tế cá thể ,tiểu chủ: Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động. b. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân: Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê. 1.1.1.3. Các loại hình tổ chức kinh doanh cơ bản a. Doanh nghiệp tư nhân b. Công ty trách nhiệm hữu hạn c. Công ty cổ phần d. Công ty hợp danh 1.1.2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong việc phát triển kinh tế - xã hội 5 - Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. - Góp phần nâng cao sức sản xuất của xã hội. - Tạo thêm nhiều việc làm mới vừa làm tăng của cải vật chất cho xã hội, vừa làm giảm áp lực giải quyết việc làm cho người lao động. - Thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước. - Góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tham gia giải quyết nhiều vấn đề xã hội... 1.2. Đặc điểm, ưu thế, hạn chế của kinh tế tư nhân. 1.2.1. Đặc điểm của kinh tế tư nhân - Quan hệ sở hữu: nó dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân. Điều đó có nghĩa là toàn bộ tư liệu sản xuất và sản phẩm sản xuất ra nhờ tư liệu sản xuất ấy thuộc về tư nhân. - Quan hệ về quản lý: do sở hữu là của tư nhân nên vai trò quản lý trong doanh nghiệp cuãng do tư nhân là người quyết định. - Quan hệ phân phối: Nguyên tắc chung: chủ sở hữu tư nhân là người có quyền quyết định việc phân phối sản phẩm. Ngoài những đặc điểm chung về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế tư nhân ở nước ta còn có thêm những đặc điểm sau: - Quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ bé. - Kỹ thuật công nghệ sản xuất kinh doanh đa phần lạc hậu, năng suất thấp. 1.2.2. Ưu thế và hạn chế của kinh tế tư nhân 6 1.2.2.1. Ưu thế: - Mục đích của kinh tế tư nhân là thu lợi nhuận tối đa, ít bị các mục tiêu kinh tế - xã hội khác chi phối nên thường hiệu quả hơn so với doanh nghiệp Nhà nước. - Hình thức tổ chức doanh nghiệp rất đa dạng, linh hoạt đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, tạo sự năng động. 1.2.2.2. Hạn chế: - Tính vô chính phủ trong sản xuất kinh doanh - Quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ bé. - Kỹ thuật công nghệ sản xuất kinh doanh đa phần lạc hậu, năng suất thấp. 1.3. Nội dung và những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế tư nhân 1.3.1. Nội dung phát triển kinh tế tư nhân 1.3.1.1. Phát triển kinh tế tư nhân là sự phát triển về số lượng của các doanh nghiệp 1.3.1.2. Phát triển kinh tế tư nhân là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại cho các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân 1.3.1.3. Phát triển kinh tế tư nhân là quá trình tăng lên về vốn 1.3.1.4. Phát triển kinh tế tư nhân là quá trình nâng cao trình độ quản lý, tay nghề và tác phong lao động cho đội ngũ lao động 1.3.1.5. Quá trình phát triển kinh tế tư nhân cũng đồng thời là quá trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế 7 1.3.1.6. Phát triển kinh tế tư nhân đồng thời là quá trình hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với khu vực này 1.3.2. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế tư nhân 1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.2.3. Vai trò định hướng của Nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân 1.3.2.4. Trình độ tổ chức quản lý của bộ máy Nhà nước 1.3.2.5. Môi trường kinh doanh 1.3.2.6. Tâm lý xã hội 1.3.2.7. Quy mô và chất lượng các yếu tố đầu vào a. Nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh b. Nguồn nhân lực c. Khoa học công nghệ d. Đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh 1.3.2.8. Năng lực của chủ doanh nghiệp 1.4. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của một số quốc gia cũng như ở một số địa phương trong nước 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của một số quốc gia 1.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 1.4.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản 1.4.1.3. Kinh nghiệm của Cộng Hoà Liên bang Đức 1.4.1.4. Kinh nghiệm của Đài Loan 8 1.4.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân một số địa phương trong nước 1.4.2.1. Thành phố Hà Nội 1.4.2.2. Thành phố Hồ Chí Minh 1.4.2.3. Thành phố Đà Nẵng KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Đề cập đến phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta nói chung và Quảng Trị nói riêng, trước hết cần phải hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau khi làm rõ quan điểm về kinh tế tư nhân ở nước ta, đề tài đã phân tích đặc điểm, vai trò vị trí, nội dung và những nhân tố tác động đến sự phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với một tỉnh nghèo như Quảng Trị thì việc phát triển kinh tế tư nhân sẽ thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, góp phần xoá đói giảm nghèo. Để phát triển kinh tế tư nhân nước ta trong đó có Quảng Trị, việc tổng kết kinh nghiệm của các nước cũng như các địa phương trong nước là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cho Quảng Trị có những bài học quý báu trong việc phát triển kinh tế tư nhân và vận dụng nó cho phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 9 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Trị Những năm qua số lượng doanh nghiệp tăng nhanh đã thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn, đã đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế mang tính đặc trưng: Quy mô doanh nghiệp nhỏ; trình độ công nghệ lạc hậu; kỹ năng về quản trị doanh nghiệp yếu… 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân ở Quảng Trị 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Tỉnh Quảng Trị 2.2.2.1. Về Kinh tế 2.2.2.2. Về xã hội 2.2.3. Vai trò định hướng của chính quyền địa phương Tỉnh đã có Nghị quyết số 4.3/2005/NQ - HĐND, ngày 22/4/2005 của HĐND tỉnh và Quyết định 984/2005/QĐ - UBND ngày 25/5/2005 của UBND tỉnh về việc quy định chi tiết chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư. 2.2.4. Quy mô và chất lượng các yếu tố đầu vào 10 - Các doanh nghiệp đã huy động mọi nguồn vốn để sản xuất kinh doanh. Vốn vay vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp. - Lao động chưa qua đào tạo của các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân vẫn tương đối cao. - Máy móc thiết bị phần lớn lạc hậu. 2.2.5. Năng lực của chủ doanh nghiệp Nhìn chung, các chủ doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân có trình độ và năng lực quản lý. Tuy nhiên, số người chưa qua đào tạo vẫn khá cao. 2.3. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Tỉnh Quảng Trị 2.3.1. Tình hình đóng góp của kinh tế tư nhân trong việc phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Quảng Trị 2.3.1.1. Đóng góp vào GDP của Tỉnh 2.3.1.2. Đóng góp vào Ngân sách a. Các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân b. Kinh tế cá thể tiểu chủ 2.3.1.3. Giải quyết việc làm 2.3.2. Phân tích thực trạng phát triển của thành phần kinh tế tư nhân 2.3.2.1. Số lượng doanh nghiệp, cơ sở kinh tế cá thể tiểu chủ a. Số lượng doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân Các doanh nghiệp đã có bước tăng đáng kể về số lượng, chỉ trong vòng 5 năm số lượng doanh nghiệp đang hoạt động đã 11 tăng lên 674 đơn vị, năm 2009 tăng 138% so với năm 2005, bình quân hàng năm tăng 135 đơn vị. b. Số cơ sở kinh tế cá thể tiểu chủ Cùng với sự gia tăng về số lượng của các DN thì thành phần cá thể tiểu chủ cũng đã có sự chuyển biến mới, từ 24.185 cơ sở năm 2005 đã tăng lên 32.056 cơ sở trong năm 2009 (tăng 33%), bình quân hàng năm tăng 1.574 cơ sở. 2.3.2.2. Cơ cấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế 2.3.2.3. Tình hình lao động của khu vực kinh tế tư nhân a. Tỷ lệ lao động làm việc trong các Doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân Công ty TNHH có tỷ lệ lao động cao nhất, chiếm 34,01% năm 2009 trong khi DNTN chiếm tỷ lệ thấp nhất là 9,03%. b. Số lượng lao động của kinh tế cá thể tiểu chủ Trong 5 năm qua các cơ sở đã tạo việc làm cho người lao động tăng 18.248 người, tương ứng tăng 67% so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân hàng năm 13%. c. Số lượng doanh nghiệp phân theo quy mô lao động Xét về quy mô lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp có lao động dưới 50 người là chủ yếu). d. Trình độ của người lao động Số lao động đã qua đào tạo của các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ tương cao hơn so với số lao động chưa qua đào tạo . d. Trình độ của chủ doanh nghiệp 12 Bảng 2. 3: Trình độ của chủ doanh nghiệp Đvt: Người 2005 Đào tạo DNTN Chưa đào tạo 2006 Đào tạo Chưa đào tạo 90 2007 Đào tạo 107 Chưa đào tạo 94 2008 Đào tạo Chưa đào tạo 2009 Đào tạo Chưa đào tạo 94 82 103 132 116 149 130 189 86 242 112 301 137 378 172 477 217 34 4 54 Công ty TNHH Công ty cổ 6 92 10 124 14 171 19 phần (Nguồn: Kết quả số liệu điều tra Doanh nghiệp các năm từ 2005 – 2009 của Cục thống kê Quảng Trị) Nhìn vào bảng số lượng trên cho thấy số chủ doanh nghiệp được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ cao hơn so với số chủ doanh nghiệp chưa qua trường lớp đào tạo nào. d. Thu nhập của người lao động (Nguồn: Kết quả số liệu điều tra Doanh nghiệp các năm từ 2005 – 2009 của Cục thống kê Quảng Trị) Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp trong tỉnh năm 2009 là 2,3 triệu đồng/người/tháng cao hơn năm 2005 (năm 2005 là 1,3 triệu đồng/người/tháng) . 2.3.2.4. Tình hình nguồn vốn và tài sản của kinh tế tư nhân 13 a. Tình hình nguồn vốn của các Doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân Đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân hiện có là 4.897.780 triệu đồng, tăng so năm 2005 là 3.322.365 triệu đồng, tương ứng 210,8%, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 42,2%. b. Số lượng doanh nghiệp theo quy mô nguồn vốn Theo quy mô về nguồn vốn có thể khẳng định các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân trên địa bàn Tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ. d. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp thực hiện Bảng 2.5: Vốn đầu tư của các doanh nghiệp thực hiện Đvt: Triệu đồng Năm DNTN Công ty TNHH Công ty cổ phần 2005 40.090 159.959 43.231 2006 48.918 171.013 108.368 2007 55.882 250.461 167.635 2008 73.987 337.907 237.631 2009 86.696 361.290 281.084 (Nguồn: Kết quả số liệu điều tra Doanh nghiệp các năm từ 2005 – 2009 của Cục thống kê Quảng Trị) Mức vốn đầu tư bình quân của 1 doanh nghiệp rất nhỏ khoảng 600 triệu đồng/doanh nghiệp. Với mức vốn đầu tư như vậy, phản ánh hiệu quả đầu đầu tư của các doanh nghiệp chưa cao 14 e. Tình hình nguồn vốn của các cơ sở kinh doanh cá thể tiểu chủ Tổng nguồn vốn của các cơ sở kinh doanh cá thể tiểu chủ hiện có là 1.935.133 triệu đồng, tăng so năm 2005 là 1.362.547 triệu đồng, tương ứng 238%. f. Tình hình tài sản * Tài sản cố định Giá trị tài sản cố định còn lại đến 31/12/2009 là 1.437.587 triệu đồng, tăng 941.727 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng tăng 189,9% so với năm 2005. b. Tài sản lưu động Giá trị tài sản lưu động của các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân tăng từ 1.079.555 triệu đồng năm 2005 lên 3.460.193 triệu đồng năm 2009. 2.3.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân. a. Doanh thu của các Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân Doanh thu năm 2009 của các doanh nghiệp đạt được 7.811.135 triệu đồng, so năm 2005 tăng lên 5.429.585 triệu đồng. b. Doanh thu của các doanh nghiệp theo ngành kinh tế Doanh thu của ngành thương mại - dịch vụ lớn nhất còn ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn duy trì được sự phát triển chung trong tổng thể các ngành kinh tế của doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân. c. Doanh thu của cơ sở cá thể tiểu chủ 15 Doanh thu năm 2009 của các cơ sở đạt được 6.218.766 triệu đồng, so năm 2005 tăng lên 3.643.756 triệu đồng. Doanh thu bình quân 1 cơ sở năm 2009 là 194 triệu đồng tăng 88 triệu đồng so với năm 2005. d. Lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân Nhìn chung, kinh tế tư nhân trên địa bàn đang phát triển mạnh và hoạt động khá hiệu quả, lợi nhuận tăng dần qua các năm. e. Nhận xét tình hình tài chính của các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân Tình hình tài chính của các doanh nghiệp chưa thật sự lành mạnh, vốn vay vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn làm cho khả năng thanh toán các khoản nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu bị hạn chế và làm tăng chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng tài sản chưa cao nên không phát huy hết vai trò của nó trong việc tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 1. Những mặt tích cực Thứ nhất, góp phần khai thác, huy động được tiềm năng về vốn, lao động, đất đai. Thứ hai, góp phần tăng tổng sản phẩm xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Thứ ba, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. 16 2. Những mặt hạn chế Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì kinh tế tư nhân ở Tỉnh Quảng Trị cũng bộc lộ những hạn chế và tồn tại sau: Một là, kinh tế tư nhân của Quảng Trị rất hạn chế về năng lực nội tại, thể hiện ở chỗ: - Quy mô sản xuất nhỏ và rất nhỏ, vốn ít. - Cơ sở vật chất nghèo nàn, công nghệ lạc hậu nên chất lượng sản phẩm chưa cao, lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao. - Các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân tương đối thấp. Hai là, sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Tỉnh Quảng trị còn mang tính tự phát, manh mún. Ba là, tình trạng vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh. Bốn là, xét về tổng thể sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Tỉnh Quảng Trị chưa thật tương xứng với tiềm năng của nó cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. 3. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển kinh tế tư nhân ở Tỉnh Quảng Trị a. Các nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, quy mô và chất lượng các yếu tố đầu vào còn hạn chế. Thứ hai, năng lực của chủ doanh nghiệp còn hạn chế. 17 b. Nguyên nhân khách quan - Tỉnh còn thiếu những chính sách cụ thể để khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. - Sự quản lý của các cơ quan chức năng thiếu chặt chẽ. 18 CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI GIAN TỚI Ở TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 của Tỉnh Quảng Trị 3.1.1. Về kinh tế GDP thời kỳ 2011-2015 tăng bình quân từ 12-13%/năm. * Đối với thành phần kinh tế tư nhân: - Tăng nhanh số lượng và quy mô của doanh nghiệp; tạo ra nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. - Khuyến khích thành lập mới doanh nghiệp, từng bước chuyển các hộ kinh doanh cá thể đủ điều kiện sang đăng ký kinh doanh theo các loại hình doanh nghiệp. - Xây dựng, hoàn thiện các chương trình hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân hợp lý. 3.1.2. Về xã hội 3.2. Những giải pháp tổng thể để phát triển kinh tế tư nhân ở Quảng Trị 3.2.1. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện môi trường đầu tư 19 3.2.2. Làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân 3.2.3. Hỗ trợ về khoa học công nghệ Giao nhiệm vụ cho Sở khoa học công nghệ của Tỉnh trong việc hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn để giúp đỡ các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân. 3.2.4. Hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn Tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân được tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ về vốn, miễn hoặc giảm thuế trong những năm đầu đối với các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân đầu tư vào những vùng khó khăn và những lĩnh vực Tỉnh khuyến khích đầu tư. 3.2.5. Tăng cường hỗ trợ thông tin và xúc tiến thương mại 3.2.6. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế tư nhân Bằng các nguồn khác nhau để tổ chức các lớp học đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân. 3.2.7. Cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Tỉnh 20 Phải quy hoạch đồng bộ các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại ở những vùng trọng điểm, đảm bảo vệ sinh môi trường và thuận lợi nhất về giao thông. 3.3. Những giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế tư nhân ở Quảng Trị 3.3.1. Khu vực kinh tế tư nhân phải tuân thủ các chính sách, pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh 3.3.2. Phải xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý Nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh các đơn vị kinh tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân cần xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý. 3.3.3. Nâng cao trình độ quản lý - kinh doanh trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế cá thể tiểu chủ của kinh tế tư nhân Các chủ doanh nghiệp, cơ sở cá thể tiểu chủ phải không ngừng tự học tập, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý. Ngoài ra, phải không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, tự giác chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 3.3.4. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của đội ngũ lao động của kinh tế tư nhân - Xây dựng kế hoạch đào tạo trung và ngắn hạn đáp ứng được yêu cầu cơ bản: đào tạo đúng người, đúng việc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan