Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập q...

Tài liệu Phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay

.PDF
230
1
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC- XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 62.22.80.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Nguyễn Thanh 2. TS. Hà Thiên Sơn Phản biện độc lập 1. PGS.TS Trần Nguyên Việt Phản biện độc lập 2. PGS.TS. Nguyễn Quang Điển Phản biện 1. PGS.TS. Trương Văn Chung Phản biện 1.PGS.TS. Đinh Văn Thạch Phản biện 1. PGS.TS. Lương Mi nh Cừ Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc, tâm huyết được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa hoc của PGS.TS. Nguyễn Thanh và TS. Hà Thiên Sơn. Kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án NCS. Nguyễn Thị Ngọc Hương BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT AEC: Cộng đồng kinh tế Asean ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á AFTA: Khu vực mậu dịch tự do Asean APEC: Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ASEAM: Diễn đàn hợp tác Á - Âu ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BTA: Hiệp định thương mại song phương (Việt Nam - Hoa Kỳ) CNHT: Công nghiệp hỗ trợ CNTT: Công nghệ thông tin CNTT - TT: Công nghệ thông tin – truyền thông CRM: Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng EPO: Cơ quan sáng chế Châu Âu ERP: Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp EU: Liên minh Châu Âu FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA : Hiệp định khu vực thương mại tự do GMS: Tiểu vùng sông MêKông mở rộng GDP: Tổng sản phẩm quốc nội HDI: Chỉ số phát triển con người IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế IPO : phát hành cỗ phiếu ra công chúng lần đầu ITC : Công nghệ thông tin và truyền thông IT: Công nghệ thông tin KEI: Chỉ số kinh tế tri thức KI: Chỉ số t ri thức MERCOSUR: Thị trường chung Nam Mỹ NAFTA: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ ODA: Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế R&D : Nghiên cứu và phát triển SPT: Trung tâm Dịch vụ viễn thông Sài gòn SCM: phần mềm quản lý dây chuyền cung ứng TMĐT: Thương mại Điện tử TNCs: Các công ty xuyên quốc gia UNCTAD: Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và phát triển UNDP: Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc VNPT: Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam WB: Ngân hàng thế giới WIPO: Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WTO: Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU 2.1. Bảng xếp hạng của Ngân hàng thế giới về chỉ số kinh tế tri thức của 146 nước năm 2012 2.2. Bảng xếp hạng của Ngân hàng thế giới về chỉ số kinh tế tri thức của 146 nước năm 2010 2.3. Biểu đồ đánh giá mức độ phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam năm 2012 2.4. Bảng so sánh chỉ số kinh tế tri thức – tri thức của một số quốc gia 2.5. Tổng số trường, học sinh, giáo viên Tiểu học, THCS, THPT từ năm học 2002-2003 đến năm học 2010-2013 Tỷ lệ người trên 15 tuổi biết đọc, biết viết Tỷ lệ học sinh Tiểu học, THCS, THPT trên tổng dân số trong độ tuổi 2.6. Tổng số trường, HSSV hệ Đại học - Cao đẳng - TCCN từ năm học 2002- 2003 đến năm học 201 0-2013 2.7. Trình độ Giảng viên, Giáo viên trường Đại học – Cao đẳng – Trung cấp chuyên nghiệp từ năm học 200 2- 2003 đến năm học 2010-2013 2.8. Chi ngân sách cho Giáo dục và Đào tạo từ năm 2001 đến 201 2 2.9. Tỷ lệ học sinh nhập học đúng độ tuổi theo một số đặc trưng kinh tế xã hội năm 2009 2.10. Số trường Đại học và Cao đẳng có đào tạo CNTT - TT 2.11. Số lao động ngành Công nghiệp CNTT Mức lương bình quân 1 lao động ngành CN -CNTT Doanh thu công nghiệp – công nghệ thông tin 2.12. Xuất nhập khẩu CNTT - Truyền thông 2.13. Đơn đăng ký và Giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ cấp từ năm 2002 - 2012 2.14. Bằng độc quyền sáng chế được cấp cho doanh nghiệp VN và Doanh nghiệp nước ngoài đã đăng ký từ 200 2-2012 2.15. Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp từ năm 200 2 – 2012 2.16. Số thuê bao điện thoại từ năm 200 7 đến 2012 2.17. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng website trong các lĩnh vực hoạt động năm 2010 2.18.Tỷ lệ ứng dụng phần mềm CNTT và TMĐT của doanh nghiệp năm 2010 - 2012 2.19. Doanh nghiệ p sử dụng phương tiện điện tử để nhận đặt hàng năm 2010 - 2012 2.20. Cơ cấu chi phí CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp 2.21. Doanh số quảng cáo trên Internet tại Việt Nam từ 2006 -2011 2.22. Bảng tăng trưởng kinh tế khối Asean từ năm 2000 – 2010 Việt Nam ra khỏi nước thu nhập thấp 2.23. Thu hút đầu tư của Việt Nam 2000 - 2013 2.24. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 200 0 – 2013 2.25. Quy mô, thu nhập nền kinh tế Việt Nam từ 2000 – 2013 GDP thu nhập đầu người Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG Chương 1. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ KINH TẾ TRI THỨC, TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. Quan niệm, đặc trưng, điều kiện hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức 1.1.1. Quan niệm về kinh tế tri thức ……………………….…………........... 16 1.1.2. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức ……… …………………………. ...22 1.1.3. Điều kiện hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức……………… 40 1.2. Quan niệm cơ bản về toàn cầu hóa , hội nhập quốc tế và tác động của nó đối với quá trình phát triển kinh tế tri thức 1.2.1. Quan niệm cơ bản về toàn cầu hóa …………..…………………………50 1.2.2. Quan niệm cơ bản về hội nhập quốc tế ………………………………...59 1.2.3. Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với quá trình phát triển kinh tế tri thức……………………………………………………………61 Kết luận chương 1………………………………………………………...….71 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC T Ế 2.1. Thực trạng phát triển Kinh tế tri thức ở Việt Nam 2.1.1.Thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong những năm qua………………………………………………75 2.1.2. Hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam …… …..95 2.2. Bài học kinh nghiệm quốc tế 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức ở một số nước công nghiệp phát triển (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc)………….………………………..106 2.2.2. Bài học vận dụng cho Việt Nam …………………………… ……..… 127 Kết luận chương 2…………………………………………………………..134 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 3.1. Phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam 3.1.1. Phương hướng chung ………………………………………………. 137 3.1.2. Nhiệm vụ cụ thể nhằm phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam ………..………………. …………….144 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế 3.2.1. Phát triển và nâng cao c hất lượng nguồn nhân lực ……………… .149 3.2.2. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tần g, công nghệ thông tin……… ….155 3.2.3. Hoàn thiện các thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật………………......166 3.2.4. Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới quản lý đối với khoa học và công nghệ quốc gia, tạo động lực phát triển kinh tê tri thức và sử dụng có hiệu quả thành tựu của kinh tế tri thức …………………………………………175 Kết luận chương 3………………………………………………...……….. 179 KẾT LUẬN ………………………………………………………………… 181 PHỤ LỤC ………………………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO 182 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Trong những năm cuối của thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại, sự bùng nổ các công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... đã có tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội, đến nền kinh tế thế giới, tạo sự phát triển nhảy vọt đối với lực lượng sản xuất , làm thay đổi mọi lĩnh vực trong đờ i sống kinh tế, văn hóa, xã hội , đưa loài người chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức hiện đại trên phạm vi toàn cầu. Nền kinh tế thế giới bước sang giai đoạn phát triển mới, trong đó tri thức, thông tin trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển sản xuất, khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp , đúng như dự báo của Các Mác trước đây. Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá: “Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức. Tri thức thực sự đã trở th ành yếu tố quan trọng nhất quyết định hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức ” [129]. Như vậy, trong nền k inh tế tri thức, tri thức tr ở thành lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu, t ri thức đã trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao so với các sản phẩm vật chất khác vì nó tạo ra giá trị mới ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng thu nhập sản phẩm (GDP); tất cả các ngành kinh tế đều phải dựa vào tri thức, vào những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ để phát triển. Tri thức khoa học và công nghệ là yêu cầu hàng đ ầu của người lao động [103, tr. 17]. Sáng tạo và đổi mới là động lực chủ yếu của sự 2 phát triển kinh tế - xã hội. Con người – chủ thể của quá trình sản xuất, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất, sản phẩm của họ là những phát minh được ứng dụng ngay vào sản xuất. Tài nguyên là có hạn nhưng năng lực sáng tạo của con người là vô hạn; một khi nền kinh tế dựa chủ yếu vào năng lực sáng tạo của con người, thì khả năng của nền kinh tế là hết sức to lớn. Từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới đều quan tâ m nghiên cứu sự ra đời của một nên kinh tế mới – kinh tế dựa vào tri thức. Các nước phát triển đã có nền công nghiệp hiện đại với công nghệ thông tin, công nghệ cao và lực lượng lao động trí tuệ cao, nên việc hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức diễn ra một cách tự nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế c ao như Mỹ, Canada, các nước khối EU, Nhật Bản. Các nước đang phát triển có tiềm năng kinh tế thấp hơn, nhưng họ vẫn được quyền hưởng thụ những thành tựu khoa học cao, tri thức khoa học của nhân loại. Họ quan tâm, nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế tr i thức của các nước đi trước để có những chính sách phù hợp nhằm tạo những điều kiện tiền đề để hình thành và thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế tri thức để đuổi kịp các nước đi trước. Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hộ i ở nước ta là vấn đề trung tâm của toàn bộ công tác lý luận của Đảng ta kể từ khi đổi mới đến nay. Luận cương chính trị của đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930) đã xác định, chúng ta sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản c hủ nghĩa. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của đảng Cộng sản Việt Nam, trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cụm từ “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” đã được thay bởi cụm từ “bỏ qua chế độ tư bản” [ 5, tr.13]. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, cái thiếu nhất của nước ta là cơ sở vật 3 chất - kỹ thuật hiện đại. Vì vậy, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ là phát triển lực lượng sản xuất, là công nghi ệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa được coi là động lực chính để giúp các nước thoát nghèo và nguy c ơ tụt hậu, đây là con đường tất yếu của mọi quốc gia, giúp họ phát triển. Từ xuất phát điểm Việt Nam là một nước nghèo, trên 75% lực lượng lao đ ộng nông nghiệp, với mức thu nhập bình quân tính theo đầu người vào loại thấp của thế giới; nếu muốn thoát khỏi hiểm họa tụt hậu xa so với thế giới, tất yếu chúng ta phải tiến hành công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa. Hiện đại hóa là quá trình sử dụn g những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại và những kinh nghiệm lịch sử để đổi mới toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và lần thứ IX, Đảng ta đã đề ra đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Như thế, sự nghiệp công nghiệp hóa được tiến hành cùng một lúc với hiện đại hóa. Trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trong ba thập niên qua cho thấy xu hướng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có ảnh hưởng tích cực và mang lại hiệu quả cao, làm thay đổi diện mạo nền kinh tế ngày càng sâu rộng. Nhưng công nghiệp hóa trong bối cảnh quốc tế hiện nay chúng ta không thể rập khuôn mô hình các nướ c đi trước mà phải có sự vận dụng một cách khéo léo. Chúng ta phải vận dụng mọi thời cơ do toàn cầu hóa mang lại, đó là những kinh nghiệm và thành tựu khoa học công nghệ hiện đại kết hợp với năng lực nội sinh để nhanh chóng thực hiện chiến lược rút ngắn qu á trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và k inh tế tri thức – giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản xuất xã hội cũng chính là khả năng để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước . Điều đó được nêu rõ trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta tại Đại 4 hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam : “Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức” [33, tr. 91]. Nếu như tại b áo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam dự báo : "Thế kỷ 21 sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt . Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất [33, tr.64 ], thì trong văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X lại tiếp tục khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh quốc tế mới phải gắn với phát triển kinh tế tri thức:“Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại [35, tr.637]. Như vậy, k inh tế tri thức chính là vận hội để ta đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nước ta không thể chần chừ, bỏ lỡ cơ hội lớn đó, mà phải đi nhanh vào kinh tế tri thức để rút ngắn khoảng cách với các nước khác. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức 5 Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam diễn ra trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hết sức sâu rộng nhưng cũng đầy phức tạp. Mỗi quốc gia, dân tộc muốn tồn tại và phát triển không thể đứng ngoài tiến trình và xu thế tất yếu đó, chúng ta cũng không thể khép mình trong các nếp cũ lạc hậu, lỗi thời. Quá trình toàn cầu hóa một mặt tạo điều kiện cho các nước có điểm xuất phát thấp tranh thủ nắm bắt những thành quả khoa học, công nghệ của các quốc gia tiên tiến, đẩy mạnh nhịp độ phát triển, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người trong xã hội, tích lũy kinh nghiệm về cách tổ chức và quản lý xã hội theo những tiêu chí tiên tiến của thời đại, từng bước hội nhập vào tiến trình vận động chung của thế giới; Mặt khác, tính chất hai mặt và đầy mâu thuẫn của toàn cầu hóa cũng buộc các quốc gia, các dân tộc đang phát triển phải tìm cho mình một hướng đi và cách thức phù hợp với các đặc trưng về văn hóa, truyền thống lịch sử và định hướng chính trị của dân tộc đó để “hòa nhập mà không hòa tan”, vừa tiếp thu tốt những tinh hoa tri thức, văn hóa nhân loại, vừa bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ. Trong bối cảnh quốc tế mới, toàn cầu hóa gia tăng nhanh chóng, khoa học công nghệ phát triển như “vũ bão”, kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển, nếu nước ta không tận dụng được thời cơ, phát huy sức mạnh của dân tộc để rút n gắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nước ta sẽ bị tụt hậu rất xa và sẽ không tránh khỏi sự đe đọa của làn sóng toàn cầu hóa. Vì vậy, trong tiến trình h ội nhập kinh tế thế giới thì phát triển kinh tế tri thức ngay trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa là đòi hỏi tất yếu đối với nước ta để đi nhanh tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là cơ hội lớn để chúng ta rút ngắn khoảng cách với các n ước phát triển, nếu có 6 đủ năng lực nội sinh và biết cách hội n hập với nền kinh tế thế giới; Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch ra lộ trình rõ nét hơn: “phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ tự động, nâng cao năng lực nghiên cứu - ứng dụng gắn nới phát triển nguồn nhân lực”; “Phát huy và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của con người Việt Nam và khai thác nhiều nhất tri thứ c của nhân loại. Xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020 ” [36, tr.79-80]. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ là duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, ổn định; xây dựng được thể chế kinh tế thị trường, tạo thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, từng bước hình thành kết cấu hạ tầng then chốt cho kinh tế tri thức. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt hạn chế như , nền kinh tế nước ta đang còn dựa chủ yếu vào tài nguyên và lao động , năng suất thấp, giá trị do tri thức tạo ra không đáng kể. Chỉ số phát triển kinh tế tri thức (KEI) theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, năm 2012 xếp thứ 104 trong 146 nước có tham gia đánh giá, thuộc nhóm trung bình thấp của thế giới; Chất lượng giáo dục, tuy có những tiến bộ đáng kể so với năm trước nhưng vẫn chỉ được xếp ở nhóm trung bình thấp; Năng lực cạnh tranh năm 2011 chúng ta bị giảm 6 bậc; số lượng ấn phẩm khoa học của Việt Nam từ năm 2001 đến 2010 là 8.220, trong khi đó Malaysia là 21.203, Thái Lan là 28.148, gấp ba lần Việt Nam và, Singapore là 56.101, gấp sáu lần Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục có những giải pháp phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 7 2020, bắt kịp sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Kinh tế tri thức vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới. Tuy nhiên, chúng ta không thể rập khuôn theo con đường các nước phát triển TBCN đã đi, mà chúng ta phải có mô hình, bước đi riêng, phù hợp hoàn cảnh, đặc điểm; luôn luôn kết hợp hài hoà tăng trưởng kinh tế với phát triển con người, phát triển văn hoá, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, khắc phục các mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá. Thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa xã hội với khoa học, chắc chắc sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận”[74, tr.131], chúng ta phải biết kết hợp sức mạnh của thời đại và sức mạnh của dân tộc, phát huy ý chí và tiềm năng trí tuệ Việt Nam, nắm bắt khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế tri thức để nhanh chóng thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Chính vì những lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay để làm đề tài luận án tiến sĩ triết học cho mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo và các nhà khoa học trong nước và trên thế giới. Đồng thời, đã đặt nó trong chiến lược phát triển chung của đất nước. Có thể khái quát tình hình nghiên cứu đề tài này theo hai nhóm chủ đề lớn : Nhóm chủ đề thứ nhất, các công trình nghiên cứu về kinh tế tri thức, cụ thể như t rong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường cùng với Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức Hội thả o cấp quốc gia về Nền kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. Hội thảo có sự tham dự của 153 đại biểu và 20 Bộ, ngành , với 25 đề tài nghiên 8 cứu của các nhà khoa học về kinh tế tri thức được đăng trong 2 tập Kỷ yếu Hội thảo khoa học kinh tế tri thức; các đề tài trình bày trong hội thảo đã được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu và làm rõ khái niệm, bản chất, xu hướng phát triển của kinh tế tri thức, những tác động về kinh tế, xã hội, những thời cơ, thách thức và những vấn đề đặt ra đối v ới Việt Nam trước xu thế phát triển của kinh tế tri thức, trên cơ sở đó đề xuất những vấn đề chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn tới. Để cung cấp thêm tài liệu tham khảo về kinh tế tri thức, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với một số cơ quan nghiên cứu về Trung Quốc đã dịch, xuất bản cuốn sách Kinh tế tri thức – xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI, do GS.TS. Ngô Quý Tùng biên soạn. Nội dung đề cập đến nguồn gốc, nội hàm và đặc điểm của kinh tế tri thức, xu thế mới – tri thức hóa kinh tế thế giới, công nghệ kỹ thuật cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới...và mối quan hệ kinh tế tri thức với vấn đề phát triển bền vững; mối quan hệ tri thức với các ngành khoa học, kỹ thuật, giáo dục, tài nguyên, môi trường... Trong một số các công trình nghiên cứu về kinh tế tri thức đã in thành sách, nổi bật có cuốn Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế xã hội (2004), Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội và Kinh tế tri thức, thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam (2004), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà Nội của GS. Đặng Hữu; đây là công trình nghiên cứu khoa học công phu và có giá trị, với những luận chứng súc tích, cuốn sách đã giới thiệu khái niệm, đặc trưng, lịch sử hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức. Đồng thời tác giả cũng đưa ra những định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 9 Cuốn Kinh tế tri thức ở Việt Nam, quan điểm và giải pháp phát triển (2004), nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật - Hà Nội của TS. Vũ Trọng Lâm đã hệ thống hóa bước đầu những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tri thức, phân tích những kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế tri thức ở một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về phát triển kinh tế tri thức. Năm 2004, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn Phát triển kinh tế tri thức, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam của GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn, tác giả đã làm rõ sự cần thiết và khả năng phát triển kinh tế tri thức để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, tác giả cũng đề cập đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ, huy động nguồn lực tài chính và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Một công trình nghiên cứu của tập thể tác giả do GS.TSKH. Vũ Đình Cự và PGS.TS. Trần Xuân Sâm, đồng chủ biên, được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2006 có tên là: Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức đã góp phần làm rõ hơn những quan điểm về kinh tế tri thức, giúp cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có được cái nhìn khái quát về sự tiến bộ của lực lượng sản xuất hiện nay cũng như ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của kinh tế tri thức. Trong cuốn “Kinh tế tri thức – Những khái niệm và vấn đề cơ bản ’’ được Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội xuất bản năm 2002, tác giả Đặng Mộng Lân – một chuyên gia trong lĩnh vực thông tin, dự báo khoa học và công nghệ, đã tập trung nhấn mạnh vai trò của kiến thức ngầm trong sự phát triển kinh tế tri thức. Tác giả phân tích sự xuất hiện kinh tế tri thức trong nền kinh tế các nước công nghiệp phát triển nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. 10 Cuốn Thời đại Kinh tế tri thức của tác giả Tần Ngôn Trước, được nhà xuất bản Thanh niên xuất bản năm 2002, đã cung cấp một số nội dung về kinh tế tri thức, kinh tế tri thức không chỉ làm cho sản xuất vật chất trong xã hội gia tăng nhanh chóng mà còn làm cho đời sống tinh thần xã hội được mở rộng và phát triển không ngừng; Thông tin và tri thức là yế u tố đầu vào của hệ thống sản xuất và quản lý, chìa khóa của phồn thịnh và an ninh quốc gia. Cùng với đó, công trình nghiên cứu khoa học của tập thể tác giả do TS. Lưu Ngọc Trinh chủ biên được Nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm 2002: Bước chuyển sang nền k inh tế tri thức ở một số nước trên thế giới hiện nay, đã phân tích những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức, mô tả chi tiết thực tế và thực trạng của các nền kinh tế tri thức của các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Trung quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Hàn quốc; Hệ thống hóa những bước đi hay chính sách chủ yếu để tiếp cận và xây dựng nền kinh tế tri thức của các quốc gia đó. TS. Trần Văn Tùng cũng đã đưa ra các khái niệm, đặc điểm và quá trình hình thành, ý nghĩa của tri thức trong cuốn Nền Kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam. Với sáu chương, 216 trang, tác giả trình bày chiến lược phát triển khoa học và công nghệ thông tin của các nước công nghiệp, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trên cơ sở đó vạch ra hướng phát triển giáo dục ở Việt Nam trong điều kiện và hoàn cảnh mới. Tập thể tác giả GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền, PGS.TS. Đào Duy Huân, TS. Lương Minh Cừ với công trình nghiên cứu Hướng đến nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê (2003), đã mô tả về nền kinh tế tri thức một cách có hệ thống, quá trình hình thành, phát triển, thực trạng xã hội Việt Nam trên con đường tiến tới nền kinh tế tri thức và các giải pháp phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. 11 Ngoài ra, còn nhiều các công trình nghiên cứu của các tác gi ả khác về những vấn đề liên quan đến kinh tế tri th ức, phát triển kinh tế tri thức như công trình nghiên cứu của Vương Liêm: Kinh tế tri thức với công cuộc phát triển ở Việt Nam (2002), nhà xuất bản Thanh niên; TS. Nguyễn Thị Luyến (chủ biên) Nhà nước với phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội (2005); Trần Cao Sơn, Môi trường xã hội nền kinh tế tri thức – những nguyên lý căn bản , Nhà xuất bản Khoa học – xã hội (2004). Trong các công trình này, các tác giả cũng đã làm rõ các quan niệm về kinh tế tri thức, đặc trưng của kinh tế tri thức, các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế tri thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Gần đây nhất, có luận án Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Nguyễn Sơn Hoa thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị. Nhìn chung, các đề tài về Kinh tế tri thức được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có một số đề tài khoa học cấp nhà nước, có đề tài nghiên cứu ở bậc Nghiên cứu sinh, Cao học, và có nhiều chuyên đề, bài viết của các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực này. Ngoài ra còn có các số liệu của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đánh giá về các chỉ số phát triển của Việt Nam dưới góc độ so sánh với một số nước trong khu vực, những nghiên cứu đó rất có giá trị để chúng tôi, người đi sau kế thừa và phát triển. Nhóm chủ đề thứ hai, là các công trình nghiên cứu khoa học về toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: Trước hết phải kể đến, cuốn Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế (2004) của Bộ Thương mại gồm 6 chuyên đề, 272 trang do các Giáo sư, Tiến sỹ, các chuyên gia có nhiều năm công tác về lĩnh vực hội nhập quốc tế biên soạn, biên tập và được Bộ Thương mại nghiệ m thu. Các chuyên đề
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất