Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện khoái châu, tỉnh hưng yên...

Tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện khoái châu, tỉnh hưng yên

.DOC
134
334
108

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN Tên sinh viên Chuyên ngành đào tạo Lớp: Niên khóa: Giảng viên hướng dẫn: Hà Nội TÓM TẮT KHÓA LUẬN Trên thế giới, kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển từ rất lâu, vì nó là xu hướng của hầu hết các nền nông nghiệp thế giới. Ở Việt Nam, kinh tế trang trại đã có từ lâu và đã trải qua nhiều bước thăng trầm khác nhau. Sau khi thực hiện chủ trương khoán đến hộ gia đình và sau Luật Đất đai (1993) quy định người lao động, hộ gia đình có 5 quyền trong sử dụng đất đã làm xuất hiện và phát triển trở lại mô hình kinh tế trang trại. Từ đó kinh tế trang trại đã sớm phát huy những ưu thế của mình đó là kinh tế trang trại vừa có điều kiện làm tăng năng suất lao động, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích, vừa có khả năng khai thác hữu hiệu lợi thế của từng vùng lãnh thổ. Tận dụng tiềm năng về đất đai, lao đọng và các nguồn vốn trong nhân dân, nhiều năm nay, huyện Khoái Châu đã và đang có những điều kiện khuyến khích phát triển kinh tế trang trại (KTTT). Các trang trại đã và đang góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng về đất đai, lao động, vốn vào sản xuất kinh doanh. Cùng với việc khai thác các tiềm năng về đất đai, lao động, vốn của trang trại đã tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, đóng góp đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện. Bên cạnh những kết quả đạt được phát triển kinh tế trang trại còn có những tồn tại về rất nhiều mặt… Xuất phất từ lý luận và thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”. i Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các trang trại trên địa bàn huyện Khoái Châu, các hoạt động sản xuất kinh doanh tại các trang trại, các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. Về cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về trang trại, kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại. Đề tài cũng nghiên cứu thực trạng về tình hình phát triển KTTT ở thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở tìm hiểu địa bàn huyện Khoái Chau, tỉnh Hưng Yên gồm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, chúng tôi đưa ra những phương pháp nghiên cứu tại địa bàn. Phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu, phương pháp phân tích thông tin, số liệu và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy sự phát triển trang trại ở huyện Khoái Châu cũng tương đồng như sự phát triển trang trại của các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Số lượng trang trại không ngừng tăng lên qua các giai đoạn. Xu hướng tăng nhanh các trang trại chăn nuôi hơn là các trang trại trồng trọt hay nuôi trồng thủy sản do truyền thống cũng như lợi thế chăn nuôi của vùng. Chủ trang trại phần lớn là nông dân, nam giới và trình độ chuyên môn là chưa qua đào tạo. Lao động trong các trang trại cũng là lao động phổ thông, không có tay nghề kỹ thuật. Nguồn vốn một phần là tự có do tích lũy, phần còn lại muốn mở rộng thêm quy mô ii trang trại là nhờ vào đi vay; số vốn đi vay chủ yếu là vay từ bên ngoài, lãi suất cao. Trong 4 loại hình trang trại thì loại hình trang trại tổng hợp đạt giá trị sản xuất cao nhất, sau đó đến trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt. Về hiệu quả sản xuất, trang trại trồng trọt đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn, trang trại chăn nuôi đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng đất và trang trại tổng hợp đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng lao động. Một số tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế trang trại trong huyện đó là khó khăn về thiếu đất sản xuất, thiếu vốn đầu tư, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận KTTT, kinh tế trang trại hình thành và phát triển vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, chủ trang trại thiếu hiểu biết về kỹ thuật sản xuất cũng như trình độ chuyên môn; sản phẩm của trang trại chưa đảm bảo về chất lượng, không đồng bộ chủ yếu là ở dạng thô. Tình hình tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn, các nguồn đầu vào còn khó tiếp cận. Để góp phần phát triển kinh tế trang trại của huyện trong thời gian tới, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế trang trại của UBND huyện Khoái Châu, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp về áp dụng chung về đất đai, vốn, lao động, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, … cũng như giải pháp cho từng nhóm trang trại cụ thể. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i LỜI CÁM ƠN...................................................................................................ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN................................................................................iv MỤC LỤC.......................................................................................................vii DANH MỤC BẢNG.......................................................................................xii DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ..........................................................................xiii DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ..........................................................................xiii DANH MỤC CÁC HỘP................................................................................xiv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................xv PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................4 1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................4 1.4 Đối tượng nghiên cứu................................................................................4 1.5 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................5 1.5.1. Phạm vi về nội dung................................................................................5 1.5.2. Phạm vi về không gian...........................................................................5 1.5.3 Phạm vi thời gian....................................................................................5 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI..................................................................................6 2.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại...............................................6 2.1.1 Các khái niệm liên quan đến phát triển kinh tế trang trại........................6 2.1.1.1 Trang trại...............................................................................................6 2.1.1.2 Kinh tế trang trại...................................................................................7 iv 2.1.1.3 Khái niêm phát triển, phát triển kinh tế trang trại.................................8 2.1.2 Vai trò kinh tế trang trại..........................................................................10 2.1.2.1 Về mặt kinh tế.....................................................................................10 2.1.2.2 Về mặt xã hội......................................................................................10 2.1.2.3 Về môi trường.....................................................................................10 2.1.3 Đặc điểm của kinh tế trang trại...............................................................11 2.1.3.1 Đặc trung của kinh tế trang trại...........................................................11 2.1.3.3 Những tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại........................................13 2.1.4 Nội dung phát triển kinh tế trang trại.....................................................17 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế trang trại.........................................20 2.1.5.1 Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.........................................20 2.1.5.2 Các yếu tố tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, dịch bệnh.............................23 2.1.5.3 Các yếu tố phi kinh tế.........................................................................23 2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại..........................................24 2.2.1 Tình hình phát triển trang trại ở một số nước trên thế giới....................24 2.2.2 Tình hình phát triển trang trại ở Việt Nam.............................................28 2.2.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan.................................................34 PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................38 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu....................................................................38 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên..................................................................................38 3.1.1.1 Vị trí địa lý..........................................................................................38 3.1.1.2 Tài nguyên khí hậu.............................................................................38 3.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội........................................................................42 3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện..................................................42 3.1.2.2 Sự tăng trưởng về kinh tế ở huyện Khoái Châu..................................45 3.1.2.3 Tình hình phát triển xã hội của huyện Khoái Châu.............................47 v 3.2 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................51 3.2.1 Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu..................................................51 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin.............................................................51 3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.............................................51 3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp...............................................52 3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin..............................................53 3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin, số liệu...............................................53 3.2.4.1 Phương pháp phân tổ...........................................................................53 3.2.4.2 Phương pháp thống kê mô tả...............................................................54 3.2.4.3 Phương pháp so sánh...........................................................................54 3.2.4.4 Phương pháp chuyên gia (KIP)...........................................................55 3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................55 3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế trang trại của huyện Khoái Châu...........................................................................................56 3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả phát triển kinh tế trang trại ............................................................................................................56 PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................58 4.1Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên........................................................................................................58 4.1.1 Tình hình chung về phát triển trang trại trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.................................................................................................58 4.1.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển trang trại tại huyện Khoái Châu ............................................................................................................58 4.1.1.2 Các loại hình trang trại........................................................................59 4.1.1.2 Cơ cấu trang trại theo mức độ vốn đầu tư...........................................61 4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại của các hộ trang trại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.......................................................................................62 vi 4.1.2.1 Một số thông tin về chủ trang trại.......................................................62 4.1.2.2 Tình hình sử dụng lao động của các trang trại....................................65 4.1.2.4 Tình hình sử dụng vốn tài sản kinh doanh cho các trang trại..............71 4.1.2.5 Tình hình sử dụng khoa học kỹ thuật..................................................73 4.1.3 Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện........74 4.1.3.1 Chi phí sản xuất kinh doanh................................................................74 4.1.3.2 Giá trị sản xuất của các trang trại........................................................76 4.1.3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh...............................................................78 4.1.3.4 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại.......................................79 4.1.3.6 Hiệu quả môi trường của các trang trại điều tra..................................83 4.1.3.7 Kết quả đạt được và những khó khăn phát triển kinh tế trang trại......83 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.................................................................................................89 4.2.1 Các yếu tố đầu vào sản xuất...................................................................89 4.2.2 Các yếu tố phi kinh tế.............................................................................94 4.3 Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyên Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.......................................................................................95 4.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp.......................................................................95 4.3.1.1 Căn cứ vào thực trạng phát triển KTTT của huyện những năm qua...95 4.3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế trang trại.............................................96 4.3.2 Giải pháp phát triển KTTT trên địa bàn huyên Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên 97 4.3.2.1 Giải pháp chung cho các trang trại......................................................97 4.3.2.2 Giải pháp cho từng nhóm trang trại...................................................104 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................107 5.1 Kết luận...................................................................................................107 5.2 Kiến nghị.................................................................................................108 vii 5.2.1 Đối với Nhà nước.................................................................................108 5.2.2 Đối với địa phương...............................................................................109 5.2.3 Đối với các chủ trang trại.....................................................................109 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................110 PHỤ LỤC......................................................................................................114 viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình trang trại phân theo loại hình và vùng trong cả nước năm 2013.................................................................................................................32 Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu khí tượng huyện Khoái Châu từ năm 2000- 2014........39 Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của huyện Khoái Châu..............43 Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế của huyện Khoái Châu từ năm 2011- 2014............46 Bảng 3.4 Thông tin thứ cấp đã thu thập.........................................................52 Bảng 4.1 Số lượng trang trại trên địa bàn huyện Khoái Châu qua 3 năm.......60 Bảng 4.2 Cơ cấu trang trại theo vốn đầu tư.....................................................62 Bảng 4.3 Thông tin cơ bản của chủ các trang trại điều tra..............................64 Bảng4.4 Tình hình sử dụng lao động trong các trang trai năm 2015..............66 Bảng 4.5 Tình hình đất đai các trang trại điều tra...........................................68 Bảng 4.6 Tình hình đất đai các trang trại điều tra...........................................70 Bảng 4.7 Tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh cho các trang trại (Bình quân/ 1 trang trại)............................................................................................73 Bảng 4.8 Chi phí sản xuất kinh doanh trang trại (BQ/ 1 trang trại)................75 Bảng 4.9 Giá trị sản xuất kinh doanh tính chung của các trang trại................77 Bảng 4.10 Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại điều tra.......................78 Bảng 4.12 Những khó khăn của chủ trang trại cần giải quyết........................86 ix DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Khoái Châu năm 2014............44 Đồ thị 4.1 Cơ cấu trang trại địa bàn huyện qua 3 năm....................................61 Đồ thị 4.2 Cơ cấu lao động của trang trại.......................................................67 x DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 4.1 Ý kiến của người lao động trong trang trại.......................................66 Hộp 4.2 Ý kiến người dân về vốn sản xuất trang trại......................................72 Hộp 4.3 Ý kiến chuyên gia về phát triển loại hình trang trại..........................76 Hộp 4.4 Ý kiến của người dân về khó khăn của chủ trang trại.......................88 xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾẾT TẮẾT BLĐTBXH Bộ Lao động thương binh xã hội BTC Bộ Tài chính BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn BQ Bình quân CHH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CP Chính phủ ĐVT Đơn vị tính GTSX Giá trị sản xuất HQSDV Hiệu quả sử dụng vốn HQSDVTC Hiệu quả sử dụng vỗn tự có HQSDLĐGĐ Hiệu quả sử dụng lao động gia đình KTTT Kinh tế trang trại NN Nông nghiệp PTNT Phát triển nông thôn SXKD Sản xuất kinh doanh TCTK Tổng cục thống kê TĐ Trình độ TT Trang trại TTCN Tiểu thủ công nghiệp TTLT Thông tư liên tịch VAC Vườn ao chuồng UBND Uỷ ban nhân dân xii PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển từ rất lâu, vì nó là xu hướng của hầu hết các nền nông nghiệp thế giới. Phát triển kinh tế trang trại không những phù hợp với yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa hiện đại với xu thế khách quan của nền kinh tế thế giới mà còn đáp ứng yêu cầu khai thác ngày càng hiệu quả các nguồn lực tự nhiên. Đối với Việt Nam, sau 40 năm đổi mới, nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu to lớn đáng tự hào, mà phải kể đến trước tiên là những kết quả của ngành sản xuất nông nghiệp. Từ sau chỉ thị 100 của Ban Bí thư TW Đảng (khoá VI), với nội dung chủ yếu là khoán SP đến nhóm và người LĐ trong nông nghiệp, đây chính là luồng gió mới thổi vào nông nghiệp nông thôn nước ta. Tiếp đến là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (5/4/1988) với nội dung chủ yếu là khoán hộ, kinh tế hộ đã đóng một vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phát triển, góp phần xoá đói giảm nghèo trong nông thôn, làm cho diện mạo nông nghiệp, nông thôn, nông dân nước ta được “thay da đổi thịt”, mà minh chứng nổi bật nhất không thể không nói đến đó là từ một nước thiếu đói về lương thực trầm trọng, Việt Nam đã vươn lên thành một cường quốc xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Thái Lan). Và với nhịp độ phát triển kinh tế như vậy, hiện nay Việt Nam vẫn đang trên đà đi lên, cuộc sống nhân dân được cải thiện, thay đổi rất nhiều. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2013), bình quân TT ở nước ta có diện tích 6,6 ha. Bình quân mỗi năm số trang trại tăng gần 6%, diện tích đất sử dụng trên 900.000 ha, đa số trang trại quy mô nhỏ. Các trang trại chuyên 1 trồng cây nông nghiệp chiếm 55,3%, chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 10,3%, lâm nghiệp chiếm 2,2%, nuôi trồng thủy sản chiếm 27,3% và sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm 4,9%. Hằng năm, các trang trại tạo khoảng 30.000 việc làm thường xuyên và 6 triệu ngày công lao động thời vụ, đóng góp cho nền kinh tế trên 12.000 tỷ đồng giá trị sản lượng. Việc phát triển nhanh cả số lượng và chất lượng trang trại đã góp phần chuyển dịch cư cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tận dụng tiềm năng về đất đai, lao động và các nguồn vốn trong nhân dân, nhiều năm nay, huyện Khoái Châu đã và đang có những điều kiện khuyến khích phát triển kinh tế trang trại (KTTT). Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, việc phát triển KTTT ở Khoái Châu đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động ở nông thôn. Phát triển KTTT tạo điều kiện ỏn định công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong huyện. Kinh tế xã hội của huyện nói chung và đời sống vật chất, tinh thần của từng hộ gia đình làm trang trại nói riêng đã có những chuyển biến về chất. Nhờ sự phát triển kinh tế trang trại, nhiều hộ gia đình có thu nhập cao, đời sống được cải thiện, nhiều hộ từ hộ nghèo vượt lên giàu có, mua sắm được các phương tiện phục vụ sản xuất và đời sống. Kinh tế trang trại ngày càng phát triển thì những diện tích đất bỏ hoang ngày càng được thu hẹp và đưa vào sản xuất nông nghiệp. Các trang trại đã và đang góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng về đất đai, lao động, vốn vào sản xuất kinh doanh. Cùng với việc khai thác các tiềm năng về đất đai, lao động, vốn của trang trại đã tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, đóng góp đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện. Theo Căn cứ Thông tư số 27/ TT – BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, trên địa bàn huyện có 77 kinh tế trang trại phát triển với 2 nhiều loại hình hoạt động đa dạng và phong phú. Quá trình hình thành và phát triển mỗi loại trang trại đều gắn liền với lợi thế từng vùng và từng khu cụ thể. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Khoái Châu (2014): “Bên cạnh những kết quả đạt được phát triển kinh tế trang trại còn có những tồn tại về rất nhiều mặt. Về quy mô chưa đủ tiêu chí, đang manh mún và nhỏ lẻ, phân tán, chưa đẩy mạnh hợp tác, thiếu sự liên doanh, liên kết hỗ trợ, giúp đỡ nhau và thiếu tính tổ chức, nhiều trang trại tùy tiện bố trí sản xuất không tập trung, gây ảnh hưởng môi trường rất nhiều. nhìn chung hầu hết các trang trại chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa đủ sức đầu tư cho chiều sâu. Nguồn lực về lao động, khoa học công nghệ đầu tư cho trang trại càng ít, các trang trại còn hạn chế về trình độ quản lý, hoạch toán kinh tế, kỹ thuật và kiến thức kinh doanh thị trường. Sản phẩm KTTT básn ra chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua chế biến do đó hiệu quả thấp.” Về vốn đầu tư và kết quả SXKD: Vốn đầu tư của trang trại còn thấp do Ngân hàng cho trang trại vay chủ yếu là ngắn hạn, vay trung hạn, dài hạn còn rất hạn chế; lãi suất, thời gian cho vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất. Giá trị sản phẩm hàng hóa bán ra của trang trại chưa nhiều, chất lượng, hiệu quả kinh tế của trang trại nhìn chung còn thấp, cầm chừng vì chưa đồng đều. Bên cạnh đó, đất đai là một yếu tố gây khó khăn đến sự phát triển kinh tế trang trại rất nhiều. Do phát triển trang trại còn gặp nhiều khó khăn nhưng đây là hướng đi đang cần khuyến khích phát triển trong thời gian tới. Xuất phất từ lý luận và thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”. 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng phát triển trang trại của huyện, qua đó chỉ rõ những kết quả đạt được, những khó khăn, tồn tại và các giải pháp chủ yếu phát triển hệ thống trang trại của huyện Khoái Châu. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về những vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế trang trại. - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại và tìm ra những khó khăn chủ yếu trong phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Khoái Châu. - Đưa ra những định hướng và giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại tại huyện Khoái Châu. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận và thực tiễn nào giúp chúng ta hiểu về kinh tế trang trại? - Thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Khoái Châu hiện nay như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trang trại của huyện? - Cần có những giải pháp nào để khắc phục những tồn tại khó khăn trong việc phát triển kinh tế trang trại của huyện? 1.4 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng về kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện và tổng hợp trên địa bàn huyện Khoái Châu. Đối tượng khảo sát: Các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, NTTS và tổng hợp. 4 1.5 Phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Phạm vi về nội dung Đề tài được tập trung trong việc tìm hiểu nghiên cứu tình hình thực trạng các vấn đề chủ quan, khách quan có ảnh hưởng đến việc phát triển KTTT trên địa bàn huyện Khoái Châu, từ đó đề ra một số giải pháp cụ thể. 1.5.2. Phạm vi về không gian Với đề tài này, tôi thực hiện nghiên cứu trên đại bàn huyện Khoái Châu, tập trung ở 4 xã như Tân Dân, Hồng Tiến, Phùng Hưng, Dạ Trạch. Đây là những địa bàn điển hình nhất về phát triển kinh tế trang trại. Qua việc tìm hiểu tình hình ở những xã này thì có thể lột tả được hết tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện hiện nay cũng như thực tế những khó khăn mà các trang trại của huyện đang gặp phải, từ đó để đưa ra được những biện pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. 1.5.3 Phạm vi thời gian - Đối với những thông tin thứ cấp về tình hình phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Khoái Châu, tôi thu thập tìm hiểu qua những báo cáo, số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp huyện, những số liệu qua các năm của cán bộ phụ trách về kinh tế trang trại tại các xã điều tra trong những năm gần đây. - Đối với những thông tin sơ cấp, tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ phụ trách về kinh tế trang trại của các xã điều tra, phỏng vấn điều tra các hộ gia đình có trang trại trong thời gian thực hiện khóa luận từ tháng 8- 2015 đến tháng 12- 2015. 5 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 2.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại 2.1.1 Các khái niệm liên quan đến phát triển kinh tế trang trại 2.1.1.1 Trang trại Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về trang trại và đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về trang trại và kinh tế trang trại. Tùy vào mục tiêu nghiên cứu khác nhau mà các học giả đưa ra các quan điểm khác nhau. Khi chúng ta nói về “trang trại” tức là nói đến những cơ sở SXKD nông nghiệp của một loại hình tổ chức sản xuất nhất định theo nghĩa rộng bao gồm cả hoạt động xã hội kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (NTTS). Bản thân cụm từ “trang trại” là đề cập đến tổng thể những mối quan hệ KT- XH, môi trường nảy sinh trong quá trình hoạt động SXKD của các trang trại, quan hệ giữa các trang trại với nhau, giữa các trang trại với các tổ chức kinh tế khác, với Nhà nước, với môi trường sinh thái tự nhiên (Nguyễn Đinh Hương, 2000). Có quan điểm cho rằng: Trang trại là đơn vị sản xuất cơ sở trong nông nghiệp, được phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân, với mục đích chính là sản xuất hàng hóa (Bùi Bằng Đoàn, 2009). Trang trại là đơn vị kinh tế sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả nông – lâm- thủy sản) của một người chủ trang trại. Họ vừa làm chủ về ruộng đất, làm chủ về tư liệu sản xuất, vừa là người tổ chức sản xuất kinh doanh, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình, với mục đích chính là sản xuất hàng hóa và một phần sản phẩm được sử dụng tiêu thụ gia đình (Bùi Bằng Đoàn, 2009). 6 “Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô diện tích ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, phần đông tự chủ và gắn với thị trường” (Hoàng Việt, 2000). Từ quan điểm trên có thể khái quát: Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa nông nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn lực gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trông thủy sản, trồng rừng, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm của ngành đó. 2.1.1.2 Kinh tế trang trại Kinh tế trang trại là khái niệm rộng hơn, là tổng thể các yếu tố bao gồm cả kinh tế xã hội và môi trường. Như vậy, trang trại là nói đến chủ thể các yếu tố đó. Còn nói đến kinh tế trang trại chủ yếu đề cập đến yếu tố kinh tế của các trang trại và là vấn đề mấu chốt của các đơn vị kinh tế. Khái niệm kinh tế trang trại lần đàu tiên trong văn bản pháp lý của Nhà nước ta, Nghị quyết sô 03/ 2000/NQ – CP ngày 02/02/2000 đã nêu rõ: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong kĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng gắn với sản xuất chế biến tiêu thụ nông lâm, thủy srn. Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở nông nghiệp với mục đích là sản xuất hàng hóa trên cơ sở tự chủ về ruộng đất, tư liệu sản xuất của hộ gia đình, tự hoạch toán và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh (Bùi Bằng Đoàn, 2009). 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng