Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kinh tế trang trại tại tiền giang trường hợp trái cây chủ lực...

Tài liệu Phát triển kinh tế trang trại tại tiền giang trường hợp trái cây chủ lực

.PDF
92
317
124

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠ DOÃN CƢỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI TIỀN GIANG TRƢỜNG HỢP TRÁI CÂY CHỦ LỰC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC Hà Nội, 2016 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠ DOÃN CƢỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI TIỀN GIANG TRƢỜNG HỢP TRÁI CÂY CHỦ LỰC Ngành: Kinh tế học Mã số: 60. 31.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tấn Khuyên Hà Nội, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Tấn Khuyên. Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài. Hà Nội, ngày tháng Tác giả Tạ Doãn Cƣờng năm 2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI .... 8 1.1 Cơ sở hình thành và phát triển kinh tế trang trại........................................... 9 1.2 Khái niệm về Kinh tế trang trại ...................................................................15 1.3 Khái niệm phát triển kinh tế trang trại ........................................................24 1.4 Vai trò của kinh tế trang trại trong phát triển nông nghiệp và nông thôn...28 1.5 Những yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế trang trại. ..........................................29 Chương 2. THỰC TRẠNG KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI TIỀN GIANG .....32 2.1 Chính sách phát triển kinh tế trang trại tại Tiền Giang ...............................32 2.2 Thực trạng kinh tế trang trại tại Tiền Giang ...............................................34 2.3 Đánh giá sự phát triển kinh tế trang trại tại Tiền Giang .............................50 Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI TIỀN GIANG ............................................................................................................ 54 3.1 Quan điểm phát triển kinh tế trang trại .......................................................54 3.2 Cơ hội và thách thức đối với trang trại trái cây tại Tiền Giang ..................55 3.3 Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trái cây tại Tiền Giang ....................57 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 63 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 69 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long HTX Hợp tác xã KTXH Kinh tế xã hội SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TP Thành phố TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TS Tiến sĩ TX Thị xã UBND Uỷ ban nhân dân UBTV Uỷ ban thường vụ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2. 1 Dự kiến phân nguồn vốn đầu tư vùng trồng cây ăn trái tỉnh Tiền Giang33 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế hộ khu vực nông thôn Tiền Giang 2011 ...................... 35 Biểu đồ 2.3: Hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp theo địa bàn tại Tiền Giang ....... 37 Biểu đồ 2.4: Diện tích trồng cây ăn trái phân theo TP, TX, huyện tại Tiền Giang .. 38 Biểu đồ 2.5: Biến động diện tích đất tại Tiền Giang theo loại đất ............................ 39 Biểu đồ 2.6: Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt tại Tiền Giang ...................... 39 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu hộ nông thôn Tiền Giang theo quy mô sử dụng đất ................. 42 Biểu đồ 2.8: Số lượng trang trại tại Tiền Giang 2010 - 2014 ................................... 44 Biểu đồ 2.9: Số lượng trang trại trồng trọt tại Tiền Giang 2014 ............................... 45 Biểu đồ 2.10: Giá trị sản phẩm hàng hoá bình quân 1 trang trại tại ĐBSCL ........... 46 Hình 1.1: Phân loại hộ sản xuất nông nghiệp ……………………………………...10 Hình 1. 2: Kinh tế trang trại là một phần thuộc tổng thể hộ sản xuất nông nghiệp ... 16 Hình 1.3: Mô hình giả định về tập đoàn trang trại ..................................................... 18 Hình 1. 4 Phát triển kinh tế trang trại ......................................................................... 27 Hình 3. 1: Hướng chuyển dịch cơ cấu hộ sản xuất nông nghiệp …………..…...……57 Khung 1.1: Sở hữu nhỏ lẻ về ruộng đất là một thuộc tính của ruộng đất Việt Nam15 Khung 1.2: Khái niệm kinh tế trang trại .................................................................... 16 Khung 1.3: Tiêu chí trang trại .................................................................................... 24 Khung 2.1: Ví dụ về hộ không đủ chuẩn trang trại…………………………..…….36 Khung 2.2: các hạn mức giao đất và chuyển nhượng đất nông nghiệp .................... 42 Khung 2.3: Một mô hình " Chính - Phụ" tại xã Tân Thanh, Cái Bè, Tiền Giang ..... 48 Khung 2.4: Một mô hình chuyên canh sầu riêng tại xã Tân Thanh, Cái Bè, Tiền Giang 48 Khung 2.5: Một mô hình đa canh với cây xoài tại An Hữu, Cái Bè, Tiền Giang ..... 49 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu sản lượng của kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp ………………….19 Sơ đồ 1.2: Cơ cấu hàng hoá của trang trại ................................................................. 20 MỞ ĐẦU Kinh tế trang trại tại Việt Nam đã hình thành từ lâu, trải qua nhiều thăng trầm, loại hình kinh tế này hiện nay đang được nhiều địa phương khuyến khích phát triển và là một trong những mô hình được nhiều người dân hưởng ứng và phấn đấu thực hiện. Phát triển kinh tế trang trại là một hướng phát triển sản xuất lớn, quan trọng đối với Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng khuyến khích, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình vươn lên làm giàu là mục tiêu của nhiều địa phương tại Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) trong đó có Tiền Giang, vừa đảm bảo duy trì và phát triển sản xuất nông nghiệp đồng thời giải quyết vấn đề nâng cao thu nhập cho người dân tại khu vực nông thôn. Với hiệu quả kinh tế của kinh tế trang trại và các mô hình sản xuất lớn khác, sản xuất nông nghiệp đã và đang giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu nông sản và đảm bảo an ninh lương thực cho Quốc gia. 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển kinh tế đa thành phần trong nông nghiệp trong đó kinh tế trang trại là loại hình kinh tế tư nhân được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ phát triển lâu dài. Sự ra đời Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và tiếp đến là Thông tư số 27 /2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đã làm thay đổi không nhỏ diện mạo kinh tế trang trại trong cả nước, áp dụng tiêu chuẩn mới cho kinh tế trang trại tại thời điểm 01/7/2011 số lượng trang trại tại ĐBSCL bị giảm đáng kể, nhiều khu vực gần như không còn trang trại, chênh lệch số lượng trang trại giữa 2 năm 2011 và 2010 lên tới hơn 90% ở hầu khắp các tỉnh ĐBSCL. Riêng đối với 1 Tiền Giang, sau năm 2010 số lượng trang trại theo tiêu chuẩn mới sụt giảm nghiêm trọng từ 3.034 theo tiêu chuẩn cũ xuống còn 167 trang trại theo tiêu chuẩn mới. Đáng chú ý là Tiền Giang là tỉnh trọng điểm về cây ăn trái mà thời điểm 2011 lại không có trang trại nào. Một năm sau, trang trại trồng trọt mới xuất hiện với số lượng khiêm tốn và diễn biến này kéo dài cho tới nay, theo số liệu có được gần đây nhất năm 2014 với số lượng trang trại trồng trọt là 18 trong toàn tỉnh. Số lượng trang trại suy giảm lớn đồng nghĩa với số lượng các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ từ nguồn lực của Nhà nước sẽ suy giảm mạnh. Các chủ trang trại trước đây sẽ phải tự nỗ lực đầu tư, sản xuất để cho trang trại mình đạt chuẩn mới. Ở các vùng trắng trang trại theo tiêu chuẩn mới, người dân và chính quyền địa phương sẽ phải gây dựng và hình thành lại hệ thống trang trại và công việc này cũng phải mất nhiều năm. Tới nay, số lượng trang trại tại các tỉnh ĐBSCL nói chung và Tiền Giang nói riêng đã có dấu hiệu hình thành trở lại nên đây là thời điểm thích hợp cho việc đánh giá và đánh giá lại nhưng thay đổi đối với kinh tế trang trại. Một hướng vận động khác trong sản xuất nông nghiệp đó là các mô hình sản xuất kiểu “ Cánh đồng lớn” đang được chính quyền trung ương và địa phương cổ vũ, thực hiện ở nhiều nơi. Dường như mô hình kinh tế trang trại đang bị bỏ rơi một lần nữa khi phải “chia sẻ ” về nguồn lực, các ưu đãi của nhà nước trong nông nghiệp, thị trường nông sản… với các mô hình tập trung ruộng đất theo nhiều tên gọi khác nhau tại các địa phương. Một diễn biến khác, đó là Tiền Giang là nơi có truyền thống và thế mạnh về trái cây, được xem là một trong những tỉnh trọng điểm, đại diện về sản xuất và kinh doanh trái cây của ĐBSCL cũng như của cả nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cơ hội xuất khẩu nông sản nói chung và mặt hàng trái cây nói riêng được gia tăng, bên cạnh đó sự hiện 2 diện của trái cây ngoại tại thị trường nội địa cũng đặt ra cho ngành sản xuất, kinh doanh trái cây không chỉ của Tiền Giang nhiều thách thức mới. Việc lựa chọn địa bàn và nội dung nghiên cứu đối với trái cây chủ lực tại Tiền Giang sẽ có nhiều ích lợi không chỉ đối với sản xuất kinh doanh trái cây tại Tiền Giang mà có thể trở thành khuôn mẫu cho các địa phương khác trong toàn vùng ĐBSCL khi việc nghiên cứu có được kết quả tốt. Với những bối cảnh và đề dẫn về tính cấp thiết nói trên, đề tài luận văn được lựa chọn và có tên là : “ Phát triển kinh tế trang trại tại Tiền Giang trường hợp trái cây chủ lực” . 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong nhưng năm gần đây, nghiên cứu về trang trại tại khu vực phía nam ít được chú trọng hơn trong các vấn đề nông nghiệp, nông thôn. Liên kết và tập trung ruộng đất hình thành các mô hình Hợp tác xã ( HTX ), “Cánh đồng lớn” được quan tâm nhiều hơn. Các nghiên cứu thường gắn với các mô hình trang trại, mang tính phổ biến, ứng dụng, nâng cao thu nhập cho nông dân tại các địa phương. Các nghiên cứu mang tính lý thuyết không nhiều. Riêng đối với tỉnh Tiền Giang, các nghiên cứu về trang trại chủ yếu ở các dự án, chuyên đề của các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và nông thôn. Thường nhưng nội dung này được lồng trong các các vấn đề lớn hơn, ít có nghiên cứu chuyên sâu, độc lập về trang trại. Đối với trái cây chủ lực tại Tiền Giang, các nghiên cứu cũng được gắn với các đề án thí điểm với mục tiêu xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh trái cây với quy mô lớn, đẩy mạnh công tác thị trường, tiêu thụ sản phẩm trái cây tươi cho Tiền Giang. Đáng chú ý là mô hình thí điểm liên kết giữa chủ trang trại và doanh nghiệp phân phối, tiêu thu trái cây tại TP.HCM và xuất khâu đi các thị trường. 3 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, đánh giá hiện trạng và sự phát triển của hệ thống trang trại sản xuất trái cây chủ lực của Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015. - Hệ thống hoá lại các lý luận về kinh tế trang trại, thực tiễn quản lý kinh tế trang trại của Việt Nam từ đó bổ sung, gợi ý cho thực tiễn của Tiền Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung. - Đưa ra các giải pháp về chính sách và kiến nghị giải quyết các vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế trang trại và trang trại sản xuất kinh doanh trái cây hiện nay tại Tiền Giang. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định bao gồm: Thứ nhất: Khái niệm phát triển kinh tế trang trại và hiện trạng phát triển kinh tế trang trại tại Tiền Giang. Thứ hai: Cơ sở hình thành kinh tế trang trại bao gồm kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp và quá trình tích tụ ruộng đất nói chung và của Tiền Giang nói riêng. Thứ ba: Hệ thống cơ sở vật chất của kinh tế trang trại bao gồm các trang trại nông nghiệp được phân chia theo các ngành nghề khác nhau. Ở phương diện này, vị trí pháp lý, kinh tế của kinh tế trang trại cùng với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại là những nội dung được trực tiếp nghiên cứu. Cụ thể hơn nữa, trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, đề tài quan tâm nhiều tới các nguồn lực, các yếu tố đầu vào cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Các ứng xử liên quan tới kinh tế trang trại từ hai phía Nhà nước và hộ sản xuất nông nghiệp trong đó có các trang trại cũng là những vấn đề chúng tôi không bỏ qua. - Phạm vi nghiên cứu: 4 + Đây là một nghiên cứu cho sản xuất hàng hoá quy mô lớn trong nông nghiệp. Nghiên cứu trường hợp được vận dụng cụ thể đối với sản xuất trái cây chủ lực tại Tiền Giang. + Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Tiền Giang với các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo và Gò Công Đông được xem là khu vực trọng điểm về các loại trái cây chủ lực. + Có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp đối với hộ nông nghiệp như sản xuất kinh doanh nông nghiệp thuần tuý, mô hình kết hợp du lịch, mô hình liên kết trong đó hộ gia đình hoặc trang trại chỉ là một phần của hình thức liên kết. Trong đề tài này chúng tôi chỉ chọn các trang trại sản xuất kinh doanh thuần tuý. + Trang trại sản xuất trái cây chủ lực trồng tập trung có 12 cây ăn quả gồm thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu và quýt. Nghiên cứu chỉ lựa chọn tập trung vào một vài loại trái cây dựa trên danh mục trái cây này. 5.Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Lý thuyết của Mác về sản xuất hàng hoá, về lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất được sử dụng trong phần nghiên cứu cơ sở lý luận của kinh tế trang trại và ít nhiều được sử dụng khi mô tả, phân tích thực trạng. Michael Porter, với lý thuyết về chuỗi giá trị được vận dụng trong phân tích các mô hình trang trại. Lý thuyết này cũng được sử dụng trong phần giải pháp và kiến nghị. Trong nghiên cứu cơ sở hình thành kinh tế trang trại, lý thuyết về sản xuất hàng hoá sẽ được sử dụng để phân loại kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp theo các thứ bậc, lý thuyết này cũng cho phép nhận diện kinh tế trang trại thông qua tỷ trọng hàng hoá được sản xuất, trao đổi... 5 Lý thuyết sản xuất trong kinh tế học vi mô sẽ được vận dụng trong nghiên cứu cơ sở hình thành kinh tế trang trại cũng như trong phân tích, đánh giá hiện trạng của các trang trại, hộ sản xuất nông nghiệp thông qua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. - Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp các dữ liệu là các phương pháp được đề tài sử dụng trong mô tả, đánh giá thực trạng kinh tế trang trại của tỉnh Tiền Giang. Bên cạnh đó, Thống kê mô tả là cách được sử dụng trong các nghiên cứu trường hợp đối với các hộ sản xuất, kinh doanh trái cây trong cuộc khảo sát tại các xã tại huyện Cái Bè, Tiền Giang. Tham vấn chuyên gia cũng là một phương pháp được đề tài sử dụng trong việc đánh giá, phân tích về kinh tế trang trại tại Tiền Giang và phần đưa ra các góp ý cho giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại Tiền Giang. Với điều kiện và khả năng tiếp cận, nguồn dữ liệu của đề tài được sử dụng bao gồm các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn như Tổng cục Thống kê ( 2011 ), Cục Thống kê Tiền Giang ( 2014 ), các báo cáo thường niên, dự án, chuyên đề … của một số cơ quan quản lý nhà nước của Trung ương và Tiền Giang liên quan đến lĩnh vực Nông thôn và sản xuất Nông nghiệp. Dữ liệu sơ cấp của đề tài được xây dựng thông qua việc khảo sát, tham vấn, phỏng vấn ( có ghi âm ) một số chuyên gia, cán bộ quản lý của các cơ quan như Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Công thương và một số hộ sản xuất kinh doanh trái cây tại 03 xã của huyện Cái bè, của tỉnh Tiền Giang. Các tư liệu sơ cấp và cuộc khảo sát đã cập nhật, cung cấp cho đề tài những thực tế đa dạng của hệ thống trang trại, kinh tế hộ sản xuất kinh doanh trái cây tại Tiền Giang. Việc này cũng bổ khuyết cho tính cập nhật của hệ thống tư liệu thứ cấp của đề tài. 6 Địa bàn nghiên cứu được xác định tại Tiền Giang bao gồm các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo và Gò Công Đông được xem là khu vực trọng điểm về sản xuất và kinh doanh các loại trái cây chủ lực của Tiền Giang. Trên thực tế đề tài đã lựa chọn huyện Cái Bè để tiến hành khảo sát thực địa bằng các cuộc phỏng vấn một số hộ sản xuất kinh doanh trái cây thuộc các xã trọng điểm về trái cây của huyện Cái Bè là An Hữu, Tân Thanh, Tân Hưng. Với sự giới hạn về thời gian và nguồn lực, cuộc khảo sát với quy mô nhỏ nói trên đã được thực hiện nhanh với sự giúp đỡ của đồng nghiệp và cán bộ tại địa phương cũng như sự hợp tác thân thiện của các hộ sản xuất kinh doanh trái cây. Trong cuộc khảo sát này, phương pháp phân tích định tính đã được sử dụng. Chúng tôi đã tiến hành ghi âm các cuộc phỏng vấn, tiếp đó là tổng hợp các ý kiến đã được xác định theo đề cương phỏng vấn thành các bản ghi chép thực địa cho mỗi đối tượng phỏng vấn. Sau cùng là tổng hợp, phân tích các bản ghi chép theo các nội dung cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Nội dung của đề tài luận văn sẽ đóng góp ít nhiều cho qua trình nghiên cứu cơ sở lý luận về kinh tế trang trại tại Việt Nam. Đây có thể là tài liệu tham khảo cho nhiều người quan tâm tới kinh tế trang trại tại Tiền Giang và nói riêng đối với các trang trại sản xuất kinh doanh trái cây. Một số khái niệm như “ Quy mô bán trang trại”, “ Mật độ trang trại” và “ Tỷ lệ trang trại” nếu tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn có thể trở thành các khái niệm phổ biến trong nghiên cứu về trang trại và kinh tế trng trại. Các vấn đề “Tích tụ ruộng đất” và “Tập trung ruộng đất” và mối quan hệ giữa chúng là những nội dung liên quan đến cơ sở hình thành và phát triển các hình thức sản xuất lớn trong nông nghiệp trong đó có trang trại và kinh tế trang 7 trại, nếu được mở rộng nghiên cứu tại nhiều địa phương sẽ góp phần cho là cơ sở khoa học hoạch định các chính sách phát triển cho Nông nghiệp và Nông thôn . Các nội dung về giải pháp phát triển kinh tế trang trại, nếu được đầu tư thêm về nguồn lực nghiên cứu có thể trở thành cơ sở khoa học phát triển kinh tế trang trại trực tiếp tại Tiền Giang và mở rộng ra là các tỉnh ĐBSCL. 7.Cơ cấu của luận văn Luận văn có kết cấu và nội dung được trình bày như sau: Chương 1. Lý luận chung về kinh tế trang trại Chương 2. Hiện trạng kinh tế trang trại tại Tiền Giang Chương 3. Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại Tiền Giang 8 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1 Cơ sở hình thành và phát triển kinh tế trang trại. 1.1.1 Kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp Tại nông thôn, kinh tế hộ nông thôn bao gồm : Kinh tế hộ nông nghiệp và Kinh tế hộ phi nông nghiệp. Kinh tế trang trại có bản chất và nguồn gốc từ kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp. Trình độ, quy mô của kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp phát triển tới một mức nào đó thì sẽ hình thành kinh tế trang trại. Có thể nói, cơ sở quan trọng nhất cho việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại là hệ thống kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp. Kinh tế hộ nông nghiệp là loại hình kinh tế phổ biến tại nước ta trong nhiều thời k , vai trò không thể thiếu của kinh tế hộ nông nghiệp đã được kh ng định không chỉ do việc sản xuất và tiêu dùng các loại hàng hóa trong quan hệ thị trường mà đây là còn cơ sở tạo ra công ăn việc làm và nuôi sống các thành viên trong hộ. Ở lĩnh vực sản xuất, kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp có thể được phát triển ở những trình độ khác nhau và đa dạng theo nhiều ngành nghề với qui mô lớn nhỏ. Trong vai trò tiêu dùng, với các khoản chi phí để duy trì và phát triển, hộ gia đình trở thành đối tượng quan tâm của các nhà sản xuất khác. Đối với kinh tế hộ nông nghiệp thì nguồn thu chính của hộ luôn có nguồn gốc từ lao động sản xuất trực tiếp hoặc gián tiếp trong nông nghiệp do các thành viên trong hộ đem lại. Lịch sử và truyền thống sản xuất trong nông nghiệp đi kèm với kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm ứng phó với rủi ro của hộ sản xuất nông nghiệp luôn là những tiền đề có giá trị cao để phát triển trang trại và kinh tế trang trại. 9 Trình độ sản xuất của kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp có thứ bậc khác nhau và quá trình phát triển kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp sơ lược được thể hiện qua Hình 1.1: Phân loại hộ sản xuất nông nghiệp Hộ Sản Xuất Nông Nghiệp Quy Mô Trang Trại Hộ Sản Xuất Hàng Hoá Nông Nghiệp Hộ Sản Xuất Hàng Hoá Nông Nghiệp Giản Đơn Hộ Sản Xuất Nông Nghiệp Tự Cấp Tự túc Hộ Sản Xuất Nông Nghiệp Không Đủ Tự Túc Nguồn: Do tác giả tổng hợp * Kinh tế tự cấp tự túc và ở bậc thấp hơn trong nông nghiệp ngày nay dường như không còn, hình thức kinh tế này có thể tồn tại dưới dạng kinh tế phụ của hộ gia đình phi nông nghiệp. Toàn bộ kết quả sản xuất nông nghiệp dựa vào tự nhiên, khép kín, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu về nông sản của hộ gia đình. Phần thiếu hụt thường được thay thế bởi các nguồn thu phi nông nghiệp. Trong trường hợp nguồn thu từ nông nghiệp vẫn là nguồn thu chính của nông hộ thì hộ gia đình này sẽ rất khó khăn. * Hộ sản xuất hàng hoá nông nghiệp giản đơn là những hộ có khả năng sản xuất chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình bao gồm cả các thành viên phụ thuộc. Sản phẩm làm ra có thể được bán một phần hoặc bán hết nhưng giá trị thu về chỉ đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội bộ gia đình. Tích luỹ của hộ gia đình dường như không có và đôi khi có sự 10 thiếu hụt. Sự thiếu hụt thường được giải quyết bằng cách vay mượn và được chi trả khi kết thúc mùa vụ. Sản xuất không ổn định, thiếu hụt thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng đói nghèo. * Hộ sản xuất hàng hoá nông nghiệp là những hộ có khả năng sản xuất và cung cấp thường xuyên sản phẩm hàng hoá cho thị trường nông sản, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình và có tích luỹ. * Hộ sản xuất hàng hoá nông nghiệp với quy mô trang trại. Ở cấp bậc này, hàng hoá sản phẩm được làm ra với quy mô lớn, vượt trội hơn mức bình quân của các hộ sản xuất hàng hoá nông nghiệp và hình thành nên kinh tế trang trại. 1.1.2 Ruộng đất và quá trình tích tụ ruộng đất Cơ sở tiếp theo để hình thành trang trại và kinh tế trang trại đó là ruộng đất và quá trình tích tụ ruộng đất. Trong các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, đất đai, khoa học kỹ thuật… thì đất đai là yếu tố đặc thù và là cơ sở không thể thiếu đối với sản xuất nông nghiệp. Cho dù cách mạng khoa học kỹ thuật tạo ra năng suất vượt bậc, làm giảm nhanh vai trò của tài nguyên đất và ảnh hưởng của qui mô đất đai đối với kết quả sản xuất nông nghiệp nhưng đất đai vẫn là yếu tố không thể thay thế trong toàn nghành nông nghiệp. Người ta chỉ có thể hướng tới mục tiêu và khuyến khích canh tác nông nghiệp gắn với tiết kiệm tài nguyên nói chung và tài nguyên đất nói riêng nhưng không thể loại trừ yếu tố đất đại trong sản xuất nông nghiệp. Quá trình tích tụ ruộng đất là tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, là cơ sở quan trọng để hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Tích tụ ruộng đất bao gồm các hành vi khai hoang, thừa kế, mua trực tiếp hoặc đi thuê để tạo ra quy mô ruộng đất lớn hơn phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Khác với hành vi đầu cơ mua bán, ruộng đất lúc này là một loại hàng hoá và việc 11 sinh lời không do sản xuất nông nghiệp tạo ra mà do sự chênh lệch về giá đất đem lại. Quy mô tích tụ ruộng đất biểu hiện thông qua diện tích đất đai mà cá nhân hoặc các tổ chức sở hữu, sử dụng theo ngành hoặc theo lãnh thổ. Dấu hiệu tích tụ ruộng đất được xem là xuất hiện khi số diện tích đất sở hữu và sử dụng của ai đó gia tăng và vượt hơn mức bình quân trong khu vực hoặc hạn điền của Nhà nước. Khai hoang, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thừa kế, mua thêm hoặc đi thuê là hành vi gia tăng tuyệt đối quy mô tích tụ ruộng đất. Liên kết, hợp tác giữa các đơn vị sở hữu để hình thành nên diện tích canh tác liền canh, liền ngành lớn hơn không làm thay đổi tình trạng sở hữu đất được xem là tập trung ruộng đất. Trên phương diện cộng đồng, biến động tích tụ ruộng đất biểu hiện thông qua hiện tượng các nhóm sở hữu nhiều ruộng đất có tỷ lệ gia tăng và các nhóm sở hữu ít sẽ suy giảm. Nhu cầu về mở rộng quy mô đất đai sản xuất dường như là vô hạn trong khi quỹ đất của cộng đồng hoặc khu vực nào đó thì có hạn, nên diện tích ruộng đất có thêm của người này sẽ tương ứng với diện tích giảm đi do nhiều nguyên nhân của người khác và kết quả của tích tụ ruộng đất là một số người sẽ sở hữu nhiều ruộng đất, một số khác thì ít đất thậm chí không còn đất sản xuất. Ruộng đất là phương tiện sản xuất và do đặc tính sinh học của sản xuất nông nghiệp, người lao động phải quan tâm, theo dõi thường xuyên từng mảnh ruộng, từng vật nuôi… nên ruộng đất liền canh vẫn có lợi thế hơn ruộng đất phân tán trong canh tác nông nghiệp. Khác với các ngành sản xuất khác, đất đai là đối tượng trực tiếp của quá trình sản xuất nông nghiệp nên nhu cầu về đất đai trong nông nghiệp có thể xem là vô hạn. Mặc dù có áp dụng khoa học, công nghệ nhưng sản lượng trên một đơn vị diện tích đất canh tác luôn là con số có giới hạn vì vậy để tăng tổng sản lượng thì việc mở rộng quy mô sản 12 xuất thông qua tích tụ ruộng đất là điều thường thấy ở các nhà sản xuất nông nghiệp. Tích tụ ruộng đất phải trải qua nhiều năm, nhiều thế hệ và cũng là thành quả lao động cần cù, bền bỉ của các hộ nông nghiệp là mục tiêu hướng tới cho nhiều thế hệ nông dân và chủ trang trại. Quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra lành mạnh sẽ tạo ra cơ sở phát triển bền vững trực tiếp cho khu vực nông nghiệp và nông thôn. Tuy có vài hệ luỵ nhưng tích tụ ruộng đất vẫn là cơ sở khách quan không thể thiếu đối với quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Tích tụ ruộng đất vừa là nhu cầu vừa là mục tiêu của hộ sản xuất nông nghiệp. Tích tụ ruộng đất ngày nay thường thông qua quan hệ mua bán, trao đổi hoặc thừa kế, nó phản ánh quan hệ xã hội và liên quan nhiều tới quyền sở hữu đất đai cá nhân hộ gia đình. Nhà nước quản lý, điều tiết hành vi tích tụ ruộng đất thông qua việc cấp phép sử dụng đất và các quy đinh về hạn điền. Khi nói tới tích tụ ruộng đất tại Việt nam, không thể không nói tới hình thức tập trung ruộng đất mà diễn biến gần đây nhất đó là mô hình “ Cánh đồng mẫu lớn” và sau này thu gọn tên là “ Cánh đồng lớn”. Mô hình này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động từ năm 2011 với mục tiêu nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, trước hết là sản xuất lúa. Mô hình này là sự liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ sản xuất lúa trong đó doanh nghiệp sẽ cung cấp vật tư nông nghiệp và chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm. Mô hình này cũng dựa trên sự tập trung, liên kết về đất đai giữa các hộ trồng lúa liền canh không xoá bờ bao để tạo ra các thửa ruộng có quy mô lớn, phân chia chi phí và kết quả sản xuất giữa các hộ dựa trên tỷ lệ diện tích tham gia. Hiệu quả kinh tế của mô hình này đang được nhiều cơ quan ca ngợi và trở 13 thành nhiệm vụ kinh tế, chính trị của các chính quyền địa phương. Đây là hình thức tập trung ruộng đất được khuyến khích của Nhà nước. Mô hình “ Cánh đồng lớn” được nhiều ưu đãi trong đó có ưu đãi về thuế đất, ưu tiên tham gia các hợp đồng xuất khẩu, mua tạm trữ nông sản và nhiều hỗ trợ về chi phí trong quá trình sản xuất … Phát triển kinh tế trang trại là một mục tiêu của quá trình tích tụ ruộng đất. Hộ sản xuất nông nghiệp đầu tư, tích tụ ruộng đất để sản xuất và sản xuất với quy mô lớn. Hướng liên kết các hộ sản xuất nông nghiệp để hình thành các hình thức liên kết hợp tác sản xuất với quy mô lớn như “ HTX kiểu mới” hoặc “ Cánh đồng lớn” hiện nay được Nhà nước khuyến khích thực hiện ở hầu khắp các địa phương. Hướng vận động này là một hình thức tập trung ruộng đất, không phải là tích tụ ruộng đất. Sở hữu ruộng đất không thay đổi và người nông dân không phải ly hương nhưng hình thức này cũng dễ xảy ra hiện tượng độc quyền trong sản xuất nông nghiệp của các tập đoàn được Nhà nước lựa chọn đứng ra ký kết với các hộ dân. Nông dân có nhiều lợi ích trong các mô hình này những cũng dễ bị lệ thuộc ngay tại mảnh ruộng của gia đình mình. Chưa nói tới sự bất bình đ ng, nhưng trước mắt, những hộ được tham gia “ Cánh đồng lớn” sẽ được hưởng lợi hơn các hộ khác không tham gia. Hướng vận động này cũng có vẻ mâu thuẫn với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nông thôn khi mà người dân ở nông thôn được khuyến khích chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Hai hướng sản xuất lớn trong nông nghiệp là kinh tế trang trại và “ Cánh đồng lớn ” tại các địa phương đối diện với việc phải cùng chia sẻ các nguồn lực phát triển nông nghiệp trong đó có quỹ đất đai giới hạn. Tính chất nhỏ lẻ về sở hữu ruộng đất ( xem Khung 1.1 ) và phân tán về sở hữu đất nông nghiệp của hộ sản xuất nông nghiệp tại các địa phương tạo ra ưu thế cho kiểu liên kết “ cánh đồng mẫu lớn” bên cạnh sự hỗ trợ, khuyến khích nhiều phía từ 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan