Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kinh tế cửa khẩu lạng sơn trong xu thế hội nhập...

Tài liệu Phát triển kinh tế cửa khẩu lạng sơn trong xu thế hội nhập

.PDF
127
450
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -----------o0o----------- VŨ THỊ THUỶ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC ĐỊA LÍ THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ––––––––––––––––– VŨ THỊ THUỶ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP Chuyên ngành : ĐỊA LÍ HỌC Mã ngành : 60 - 31 - 95 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC ĐỊA LÍ Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ NHƢ VÂN THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái nguyên ngày 20 tháng 8 năm 2010 Tác giả Vũ Thị Thuỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S Vũ Như Vân - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Địa lý, tổ bộ môn Địa lý kinh tế - xã hội, trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã động viên, chỉ dẫn, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn. b Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành tỉnh Lạng Sơn: UBND tỉnh Lạng Sơn, Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn, Sở Lao động thương binh và xã hội, Sở thương mại và du lịch tỉnh Lạng Sơn… đã giúp đỡ nhiệt tình trong việc nghiên cứu thực tế, cung cấp số liệu, tài liệu và nhiều thông tin hữu ích liên quan tới luận văn. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn các bạn đồng nghiệp, gia đình và người thân đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tác giả có thể hoàn thành luận văn. Thái nguyên ngày 20 tháng 8 năm 2010 Tác giả Vũ Thị Thuỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 4. Khái quát tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................... 3 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 5 6. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 7 7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 7 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU TRONG XU THẾ HỘI NHẬP .......................................................................................................... 9 1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................. 9 1.1.1. Hội nhập kinh tế ..................................................................................... 9 1.1.2. Cửa khẩu và kinh tế cửa khẩu ............................................................... 12 1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 14 1.2.1. Phát triển kinh tế cửa khẩu là yêu cầu tất yếu của đất nước .................. 14 1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế cửa khẩu khu vực biên giới Việt -Trung ...... 17 1.2.3. Tính cần thiết của việc phát triển KTCK Lạng Sơn trong xu thế hội nhập ..................................................................................................... 30 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................... 32 Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH LẠNG SƠN.................................................................................. 33 2.1. Bối cảnh trong nước, quốc tế và ảnh hưởng chính sách mở cửa của Trung Quốc đến tình hình kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn ............................ 33 2.1.1. Bối cảnh trong nước ............................................................................. 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1.2. Bối cảnh quốc tế ................................................................................... 34 2.1.3. Ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với quan hệ kinh tế hai nước Việt - Trung .............................................................. 34 2.1.4. Chính sách kinh tế biên mậu của Trung Quốc và đối sách của Việt Nam ..................................................................................................... 35 2.1.5. Chính sách mở cửa của Lạng Sơn trong hoạt động kinh tế cửa khẩu ..................................................................................................... 38 2.2. Các nguồn lực phát triển kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn ............................... 39 2.2.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ .......................................................................... 39 2.2.2. Nguồn lực tự nhiên ............................................................................... 41 2.2.3. Nguồn lực dân cư, lao động .................................................................. 44 2.2.4. Nguồn lực kinh tế ................................................................................. 45 2.2.5. Cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội ............................................................. 46 2.3. Thực trạng phát triển các cửa khẩu khu vực biên giới Lạng Sơn Trung Quốc ............................................................................................ 50 2.3.1. Khái quát về khu vực biên giới Việt - Trung thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................. 50 2.3.2. Những chuyển biến của hoạt động kinh tế cửa khẩu ............................. 54 2.4. Tương tác không gian lãnh thổ khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng Lạng Sơn ................................................................................................ 74 2.4.1. Những tác động tích cực của KTCK tỉnh Lạng Sơn .............................. 74 2.4.2. Những khó khăn, thách thức của KTCK tỉnh Lạng Sơn ........................ 81 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................... 83 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020 ............................ 84 3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển ............................................................ 84 3.1.1. Quan điểm ............................................................................................ 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................... 85 3.2. Định hướng phát triển .............................................................................. 85 3.2.1. Phát triển thương mại ........................................................................... 85 3.2.2. Phát triển du lịch................................................................................... 86 3.2.3. Phát triển các lĩnh vực khác .................................................................. 87 3.3. Quy hoạch phát triển không gian kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn đến năm 2020 ............................................................................................... 88 3.3.1. Tổ chức không gian các khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn ...................... 88 3.3.2. Phát triển vùng thị trường ..................................................................... 91 3.3.3. Quy hoạch hệ thống kho bãi, chợ biên giới, chợ cửa khẩu .................... 92 3.4. Một số giải pháp phát triển bền vững kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn đến năm 2020 ................................................................................................ 93 3.4.1. Phát triển kinh tế - xã hội - môi trường ............................................... 93 3.4.2. Giải pháp về chính sách ........................................................................ 97 3.4.3. Mô hình tổ chức không gian lãnh thổ tương tác mở với tầm nhìn đến năm 2020 .................................................................................... 103 2.4.4. Vấn đề an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội vùng KTCK biên giới........................................................................................................ 110 Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................... 110 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................................................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean Free Trade Area) BTM : Bộ thương mại CK : Cửa khẩu CN : Công nghiệp CNH : Công nghiệp hoá CP : Chính phủ CPI : Chỉ số giá tiêu dùng DA : Dự án DV : Dịch vụ EU : Cộng đồng chung châu Âu FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) HĐH : Hiện đại hoá KCN : Khu công nghiệp KTCK : Kinh tế cửa khẩu KN : Kim ngạch NĐ : Nghị định NDT : Nhân dân tệ NK : Nhập khẩu ODA :Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) QĐ : Quyết định QL : Quốc lộ UBND : Uỷ ban nhân dân USD : Đô la Mỹ VNĐ : Việt Nam đồng WTO : Tổ chức thương mại thế giới (World Trade arganization) XK : Xuất khẩu XNK : Xuất nhập khẩu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 : Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ............... 44 Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Lạng Sơn giai đoạn 2000 - 2010 ......... 45 Bảng 2.3 : Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Lạng Sơn giai đoạn 2001 2010 ............................................................................................ 49 Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Lạng Sơn thời kì 1991 - 2009 .............. 54 Bảng 2.5: Phân hoá kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1991 - 2009 ................................................................................. 56 Bảng 2.6 : Kim ngạch xuất khẩu qua tỉnh Lạng Sơn 1991 - 2009 ................... 59 Bảng 2.7: Kim ngạch nhập khẩu qua tỉnh Lạng Sơn 1991 - 2009 ................... 62 Bảng 2. 8: Phân hoá hoạt động xuất nhập khẩu các cửa khẩu Lạng Sơn ......... 64 Bảng 2.9: Tỷ trọng xuất nhập khẩu của Lạng Sơn so với các tỉnh biên giới Việt - Trung năm 2007 ......................................................... 77 Bảng 2.10 : Kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh biên giới Việt - Trung giai đoạn 2000 - 2007 ......................................................................... 78 Bảng 2.11: Phân hoá hàng xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung ........................................................................... 79 Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu t ỉnh Lạng Sơn so với cả nước .................... 79 Bảng 2.13: Hệ số mở cửa kinh tế tỉnh Lạng Sơn so với cả nước ..................... 80 Bảng 3.1: Dự báo khối lượng và kim ngạch hàng hoá XNK qua cửa khẩu Lạng Sơn ..................................................................................... 86 Bảng 3.2: Dự báo lượng người xuất nhập cảnh theo thời gian ........................ 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn năm 2009 .................................. 42 Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu GDP tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 - 2010 ..... 46 Hình 2.3: Bản đồ kinh tế chung tỉnh Lạng Sơn năm 2009 .............................. 53 Hình 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1991 2009 ............................................................................................ 55 Hình 2.5: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu phân theo hình thức chính ngạch và tiểu ngạch thời kì 1991 - 2000 ...................................... 57 Hình 2.6: Phân hoá kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Lạng Sơn ........................ 63 Hình 2.7: Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Lạng Sơn ......................... 65 Hình 2.8 : KTCK Lạng Sơn trong không gian vùng, liên vùng ....................... 75 Hình 3.1: Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn trong không gian lãnh thổ biên giới Việt - Trung .................................................. 105 Hình 3.2: Mô hình tương tác không gian lãnh thổ khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn ................................................................................. 109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới của vùng Đông Bắc, có vị trí chiến lược rất quan trọng: có mạng lưới giao thông kết nối với thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận; có các cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu quốc tế và các cặp chợ đường biên với Trung Quốc. Lạng Sơn còn là điểm kết nối của hành lang kinh tế: Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; là một trục trong tứ giác kinh tế trọng điểm Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; cùng với hành lang kinh tế: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ tạo thành trục xương sống cho toàn bộ nền kinh tế của các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Với vị trí như trên, Lạng Sơn trở thành cửa ngõ thông thương của các tỉnh trong cả nước với nước bạn Trung Quốc. Kể từ mở cửa biên giới thông thương giữa hai nước Việt - Trung (tháng 11 năm 1991), nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO (tháng 11 / 2007), cùng với sự gia tăng vị thế kinh tế đối ngoại của cả nước qua cửa khẩu quốc tế Lạng Sơn, hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa hai nước Việt Nam, Trung Quốc trở nên nhộn nhịp, KTCK trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế đối ngoại của tỉnh Lạng Sơn, góp phần gia tăng nguồn thu từ hải quan biên giới. Thành phố Lạng Sơn, Thị trấn Đồng Đăng và các xã nằm trong khu KTCK được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trở nên khang trang, phát triển sôi động và hấp dẫn. Tuy nhiên, trên thực tế Lạng Sơn chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế đối ngoại. Theo kết quả đánh giá về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009, Lạng Sơn được xếp vào nhóm có chỉ số CPI năng lực cạnh tranh tương đối thấp. Đây là một trở ngại lớn trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển KT - XH nói chung và phát triển KTCK nói riêng của Lạng Sơn. Tỉnh này cần phải có một tầm nhìn chiến lược nhằm phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 huy tiềm năng KTCK, trước hết là phát triển KT - XH khu vực biên giới, tạo động lực cho toàn tỉnh phát triển ổn định, bền vững đồng thời với củng cố an ninh quốc phòng; tạo sức lan toả tới các tỉnh lân cận và phạm vi toàn quốc, phát huy vai trò là cửa ngõ giao thương của quốc gia. Xuất phát từ thực tế nói trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: "Phát triển kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn trong xu thế hội nhập" 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lí luận về hội nhập kinh tế, KTCK, luận văn có mục đích đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển các cửa khẩu, khu KTCK Lạng Sơn; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực KTCK. Kết quả nghiên cứu của luận văn đóng góp là nguồn tài liệu tham khảo để xây dựng chiến lược phát triển KTCK cho tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập từ đó, quy hoạch không gian lãnh thổ các cửa khẩu nhằm mục tiêu phát triển bền vững. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận về KTCK trong điều kiện hội nhập kinh tế. - Đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KTCK tỉnh Lạng Sơn, có xem xét đến bối cảnh trong nước và quốc tế; đồng thời phân tích những chuyển biến của hoạt động triển KTCK tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1991 - 2009 (chủ yếu là từ 1999 - 2009), hiện trạng quy hoạch không gian lãnh thổ các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn. - Định hướng quy hoạch không gian KTCK của Lạng Sơn đến năm 2020 trong chiến lược phát triển KTXH của tỉnh; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển KTCK Lạng Sơn vì mục tiêu phát triển bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Do nguồn tư liệu, thời gian nghiên cứu và sự hạn chế của bản thân nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau: - Về nội dung: tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển KTCK - chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Lạng Sơn dưới góc độ địa lí KT - XH. - Về không gian lãnh thổ: khu vực biên giới cửa khẩu và toàn tỉnh Lạng Sơn. - Về số liệu: hệ thống số liệu sử dụng trong luận văn được lấy từ kết quả điều tra thực tế (sơ cấp) và của các cơ quan chức năng (thứ cấp) trong thời gian từ năm 1991, chủ yếu là từ năm 1999 đến nay. 4. Khái quát tình hình nghiên cứu đề tài 4.1. Việt Nam Việt Nam kể từ sau khi mở cửa trở lại với Trung Quốc, KTCK có bước khởi sắc và trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước đã bắt đầu chú trọng nghiên cứu, phát triển loại hình kinh tế này. Đã có nhiều công trình viết về đề tài này dưới nhiều góc độ khác nhau. Năm 1992, trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế, tác giả Trịnh Tiến Đạt và Đào Tiến Bản nghiên cứu và phát hiện ra những đặc điểm, hình thức tiến hành, phương thức thanh toán của thương mại biên giới với Trung Quốc. Những năm sau đó đề cập đến vấn đề này có nhiều tác giả, tiêu biểu có tác giả Chu Văn Cấp với đề tài: “Quan hệ thương mại Việt - Trung - lịch sử, hiện đại và sắp tới ”; Nguyễn Thuỳ Lan, Phạm Văn Linh “Vị trí, đặc điểm và tiềm năng thương mại của các cửa khẩu biên giới Việt - Trung ”; tác giả Trịnh Tất Đạt với: “Tác động KT XH của mở cửa biên giới”. TS Vũ Như Vân đã có một số công trình nghiên cứu về khu vực biên giới phía Bắc như: Môi trường KT - XH vùng cửa khẩu biên giới Việt - Trung: quan điểm, hiện trạng và dự báo phát triển ” [33]. Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Phan, Nguyễn Minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Hiếu (2010): “Một vài nhận định ban đầu về lợi thế cạnh tranh tại khu vực KTCK nước ta hiện nay ”. [15]. Những vấn đề cơ bản về kinh tế đối ngoại như: hệ số mở cửa, các hoạt động xuất nhập khẩu, mạng lưới cửa khẩu quốc gia và quốc tế được các nhà địa lý kinh tế đề cập khá sâu sắc và toàn diện trong các giáo trình về Địa lý kinh tế Việt Nam của các GS.TS Đỗ Thị Minh Đức & GS.TS Nguyễn Viết Thịnh [6], GS.TS Lê Thông [21]. 4.2. Lạng Sơn Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị liên quan đến cửa khẩu Lạng Sơn của T.S Lường Đăng Ninh như: “Đổi mới tổ chức quản lí các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán trao đổi hàng hoá ở khu vực biên giới của các tỉnh biên giới phía Bắc từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn”(1999); “ Tìm hiểu pháp luật của Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại ” (2006) [13,14]. Trong đó, tác giả đã tập trung nghiên cứu KTCK tỉnh Lạng Sơn trong những năm đầu của thời kì mở cửa đến năm 2001 dưới góc độ quản lí Nhà nước phù hợp với tình hình phát triển của các hoạt động KTCK trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và khu vực biên giới phía Bắc. Tác giả Hoàng Phúc Lâm (2001) với “ Thực trạng và giải pháp để phát huy các thế mạnh ở khu vực kinh tế đô thị Đồng Đăng - Lạng Sơn; Phát triển thương mại dịch vụ ở Lạng Sơn: thực trạng và giải pháp ” [9]. Rất có giá trị đối với đề tài là các văn bản có tính pháp quy (Các Quyết định của Chính Phủ [16,17,18,19,20], của UBND Lạng Sơn [27,28,29,30,31] về phát triển KTCK Lạng Sơn; trong đó, đặc biệt quan trọng là: Quyết định 138 /2008/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn [18]; Đề án quy hoạch xây dựng Khu KTCK Đồng Đăng Lạng Sơn đến năm 2010 của UBND Lạng Sơn (Ban Quản lý Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn (năm 2008) [28]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Theo hướng nghiên cứu về KTCK Lạng Sơn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chúng tôi đã có báo cáo tại Hội nghị Địa lí toàn quốc lần thứ V (6 / 2010) với tiêu đề: Kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn: Thành tựu và vấn đề. [22]. Tuy nhiên, trong toàn bộ sự phong phú và đa dạng tài liệu về kinh tế cửa khẩu, chúng tôi thấy: (i) Thiếu các công trình nghiên cứu về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của KTCK trong điều kiện hội nhập của đất nước nói chung, của vùng cửa khẩu biên giới Việt - Trung nói riêng; điều này thường dẫn tới nhầm lẫn hoạt động KTCK với hoạt động xuất nhập khẩu, mặc dù vẫn biết đây là nội dung chính trong lĩnh vực KTCK; (ii) Nhiều vấn đề mới phát sinh trong quản lí vĩ mô KTCK do sự khác biệt trong thể chế giữa hai Nhà nước Việt Nam, Trung Quốc; giữa địa phương hai bên quốc giới; điều này thường dẫn tới sự bị động trước sự thay đổi khó lường trong chính sách biên mậu của Trung Quốc, nhất là từ các chính phủ địa phương của nước này; (ii) Cách tiếp cận địa lí trong nghiên cứu KTCK gần như là mới mẻ cho dù có một số nội dung KTCK và kinh tế đối ngoại đã được đề cập trong một số nghiên cứu địa lí chuyên nghiệp [6,7,8,21,22,24,33]. Trong bối cảnh nói trên, vấn đề đặt ra cho đề tài của chúng tôi là phải thu thập, hệ thống các công trình nghiên cứu kinh tế, địa lý kinh tế - xã hội về KTCK nói chung, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần ở mức độ cố gắng tối đa có thể cho phát triển KTCK Lạng Sơn vì mục tiêu phát triển bền vững. 5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Đối tượng địa lí phân bố trên phạm vi không gian nhất định và có đặc trưng lãnh thổ riêng; áp dụng quan điểm này cho phép xem xét các yếu tố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, phát hiện ra quy luật phát triển, các nhân tố trội trong không gian KTCK. 5.1.2. Quan điểm hệ thống Các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn được coi là một hệ thống lãnh thổ được đặt trong một hệ thống lớn hơn đó là tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh biên giới Việt - Trung. Bởi vậy khi xem xét các vấn đề về KTCK Lạng Sơn phải đặt nó trong mối quan hệ với các cửa khẩu của khu vực biên giới Việt - Trung để có sự đánh giá toàn diện và chính xác. 5.1.3. Quan điểm lịch sử Sự phát triển các cửa khẩu ở Lạng Sơn là kết quả của quá trình hợp tác lâu dài giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Bởi vậy khi nghiên cứu về kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn phải xem xét lịch sử phát triển, thực trạng và xu hướng phát triển của KTCK Lạng Sơn. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Trên quan điểm phát triển bền vững việc phát triển KTCK tỉnh Lạng Sơn trước hết phải đem lại lợi ích về mặt kinh tế cho tỉnh Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung; mặt khác giải quyết các vấn đề xã hội, lợi ích cho đồng bào các xã vùng biên và cuộc sống ổn định lâu dài cho nhân dân; chú ý giải quyết hài hoà các vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường và chính trị, chủ quyền an ninh quốc gia. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tư liệu Thu thập tài liệu tìm hiểu những nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu; sau đó tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích có chọn lọc các loại tài liệu, số liệu, tư liệu từ các nguồn đáng tin cậy như Niên giám thống kê của tỉnh, sách, báo, tạp chí, số liệu điều tra, báo cáo của các cơ quan chức năng. Các số liệu được cập nhật mới nhất gần với thời điểm nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 5.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa Là phương pháp truyền thống và không thể thiếu của ngành địa lí. Tác giả đã tiến hành khảo sát, thực địa tại địa bàn nghiên cứu; chụp ảnh, sưu tầm tài liệu, phỏng vấn các cán bộ quản lí, các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực về KTCK. 5.2.3. Phương pháp thống kê Trên cơ sở các tài liệu thu thập được tác giả tiến hành phân tích, tính toán các thông số, xây dựng các bảng biểu dựa trên cơ sở xử lí các số liệu nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. 5.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã tiến hành trao đổi, lấy ý kiến của các nhà quản lí, các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu, các nhà kinh doanh, thông qua đó có thêm thông tin quan trọng về lĩnh vực KTCK. 5.2.5. Phương pháp Hệ thống thông tin địa lý (GIS) Tác giả sử dụng các bản đồ chuyên đề như: bản đồ hành chính, bản đồ quy hoạch tổng thể các ngành tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra, tác giả dùng phần mềm Mapinfo để thành lập các cơ sở dữ liệu Địa lí và xây dựng các bản đồ chuyên đề phục vụ cho đề tài nghiên cứu. 6. Những đóng góp của luận văn - Phân tích, đánh giá những tiềm năng phát triển KTCK, năng lực cạnh tranh của kinh tế và KTCK tỉnh Lạng Sơn. - Phân tích, đánh giá những thành tựu bước đầu trong phát triển KTCK, những mặt còn hạn chế, tìm ra nguyên nhân của tình hình đó. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển bền vững KTCK Lạng Sơn trong thời kì hội nhập. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo nội dung luận văn gồm 3 chương: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Chƣơng 1. Những vấn đề lí luận và thực tiễn về kinh tế cửa khẩu trong xu thế hội nhập; Chƣơng 2. Hiện trạng phát triển kinh tế cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn; Chƣơng 3. Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn đến năm 2020. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Hội nhập kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế Hội nhập (intergration) được hiểu là sự liên kết của mỗi quốc gia vào các tổ chức khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có sự ràng buộc chung theo qui định của khối. Nói cách khác: Hội nhập là quá trình chủ động gắn kết của từng nước về một hay nhiều lĩnh vực khác nhau với khu vực và thế giới trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. [26] Hội nhập kinh tế (economic intergration) hiểu theo một cách chặt chẽ hơn là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Khái niệm này được Bela Balassa đề xuất từ thập niên 1960. Đó là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hoá nền kinh tế quốc dân; mặt khác gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu, cùng xoá bỏ hàng rào thương mại. [5] . Theo học thuyết của David Ricardo và một số nhà kinh tế tiếp nối thì việc trao đổi thương mại giữa các nền kinh tế khác nhau mang lại lợi ích cho tất thảy người chơi. Mức độ cao hơn của hội nhập kinh tế là sự hình thành liên minh kinh tế và tiền tệ. Theo đó, các nước thành viên từ bỏ một phần chủ quyền quốc gia, lập thể chế siêu quốc gia để cùng định đoạt chính sách thương mại, xã hội cũng như ngân sách. Đỉnh cao của hội nhập là sự đồng bộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 về kinh tế và chính trị. Nhìn theo chiều ngang, hội nhập kinh tế bao gồm các hình thức như: tự do hoá thương mại, đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tự do di chuyển vốn và nhân lực. Đối với Việt Nam hội nhập là sự gắn kết nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và thế giới theo luật chơi chung. Khi Việt Nam tham gia vào ASEAN, kí Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và gia nhập WTO cũng phải theo luật chơi chung, đó là: phải phá bỏ hàng rào phi thuế quan đối với nền kinh tế; hàng rào thuế quan cũng phải điều chỉnh theo hướng giảm dần; tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, tức là thực thi nguyên tắc “ không phân biệt đối xử ”; mở cửa thị trường... Như vậy, để hội nhập kinh tế quốc tế vào một tổ chức nào đó có hiệu quả đòi hỏi các quốc gia phải thực hiện đầy đủ và tự giác các cam kết do tổ chức đó đặt ra. 1.1.1.2. Các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế Các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế có thể xem xét dưới hai góc độ khác nhau đó là hội nhập cấp doanh nghiệp và hội nhập cấp quốc gia. Ở cấp độ doanh nghiệp, hội nhập là quá trình các công ty hoặc doanh nghiệp thực hiện phối hợp các hoạt động với nhau như nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm, sáng tạo sản phẩm mới, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất các sản phẩm và chi tiết sản phẩm; liên kết trong tiêu thụ, quảng cáo, vận tải và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng. Trên phạm vi quốc gia có 6 cấp độ hội nhập như: khu vực / hiệp định thương mại ưu đãi, khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tế, liên minh tiền tệ và hội nhập toàn diện. [26]. Hiện nay Việt Nam đang trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế từng bước từ cấp độ song phương, tiểu khu vực, khu vực đến liên khu vực và toàn cầu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 1.1.1.3. Vai trò của việc hội nhập kinh tế đối với mỗi quốc gia Việc lựa chọn con đường chủ động hội nhập là xu thế khách quan của thế giới và là nhu cầu nội tại của mỗi quốc gia. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, xét trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới và trong nước chúng ta nhận thức được rằng nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất trong đó các lực lượng đấu tranh khác nhau và nó mang tính toàn cầu (đầu tư toàn cầu, buôn bán toàn cầu, thông tin toàn cầu...). Thứ nhất, thị trường mạng tính toàn cầu, hiện nay ở phạm vi toàn cầu có 1/4 sản phẩm hàng hoá được đem đi mua bán. Hàng hoá ngày càng tự do hoá và do đó hàng rào ngăn cản thị trường của các quốc gia ngày cảng giảm. Thứ hai sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin và vận tải có ảnh hưởng lớn đến thị trường quốc tế. Thứ ba là sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc. Như vậy, nền kinh tế mang tính toàn cầu và hội nhập là xu thế khách quan, bản thân nền kinh tế của nước ta lại gắn kết với nền kinh tế thế giới ở mức độ cao. Ở đầu vào của nền kinh tế là vốn đầu tư thì trong 5 năm qua có tới 30% là nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Còn đầu ra thì xuất khẩu chiếm 1/3 tổng GDP của quốc gia. Do vậy, việc tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế là sự lựa chọn tất yếu, là con đường để nước ta phát triển đất nước, đem lại cho nước ta nhiều cơ hội lớn [6]: (i) Có điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KTXH; (ii) Cho phép chúng ta khai thác tốt các lợi thế của nước ngoài về kỹ thuật, công nghệ và quản lý; (iii) Tạo ra cơ hội tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế; (iv) Mở rộng thị trường XNK cho các sản phẩm hàng hoá và xuất khẩu lao động của Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 1.1.2. Cửa khẩu và kinh tế cửa khẩu 1.1.2.1. Khái niệm Cửa khẩu là nơi người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hoá ra vào qua biên giới đất liền. Cửa khẩu biên giới đất liền (cửa khẩu biên giới) bao gồm: cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (còn gọi là cửa khẩu quốc gia) và cửa khẩu phụ, được mở trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ trong khu vực biên giới theo Hiệp định về Quy chế biên giới đã được ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam với Chính phủ nước láng giềng để thực hiện việc xuất, nhập và qua lại biên giới quốc gia. Cửa khẩu Việt Nam được hiểu như là những nơi tại Việt Nam diễn ra các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia đối với người, phương tiện, hàng hoá và các tài sản khác. + Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện, hàng hoá của Việt Nam, nước láng giềng và nước thứ ba xuất, nhập qua biên giới quốc gia. + Cửa khẩu chính (cửa khẩu quốc gia) được mở cho người, hàng hoá của Việt Nam, nước láng giềng xuất, nhập khẩu qua biên giới quốc gia. + Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện, hàng hoá của Việt Nam và nước láng giềng ở khu vực biên giới, vùng biên giới qua lại biên giới quốc gia. Kinh tế cửa khẩu là một ngành kinh tế nằm trong hoạt động ngoại thương, thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài. KTCK bao gồm các hoạt động: thương mại, xuất nhập khẩu, các dịch vụ mua bán, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, gia công cho nước ngoài, hoạt động xuất khẩu tại chỗ và tái xuất khẩu các hàng hoá nhập từ bên ngoài; các hoạt động du lịch, dịch vụ. Ở khu vực biên giới trong quá trình phát triển KTCK đã hình thành các khu KTCK. Đó là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu có dân cư Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 sinh sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả KTXH cao nhất, dựa trên việc quy hoạch, khai thác, sử dụng, phát triển bền vững các nguồn lực, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. [12]. 1.1.2.2. Vai trò của kinh tế cửa khẩu Hoạt động KTCK từ lâu đã đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế đất nước, nó tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống KTXH, an ninh và quốc phòng của cả nước nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng. 1) Tạo điều kiện phát huy tiềm năng, ưu thế các địa phương biên giới nhằm tăng cường giao thương giữa các nước có chung đường biên giới, đẩy mạnh phát triển du lịch, công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh có cửa khẩu. 2) Thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau để xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển có hiệu quả nhiều lĩnh vực của hoạt động kinh tế cửa khẩu. 3) Góp phần mở rộng các hoạt động giao lưu buôn bán, mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh trước mắt và lâu dài cho các sản phẩm, ngành chủ lực; xây dựng các hệ thống, mạng lưới phân phối, cung cấp các dịch vụ đi kèm. 4) Hạ tầng cơ sở vật chất kĩ thuật được cải thiện đáng kể, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân địa phương và các khu vực lân cận. 5). Tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương và thu hút nhiều cá nhân, doanh nghiệp,người lao động đến kinh doanh, làm việc trong các ngành của kinh tế cửa khẩu. 6) Thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng và các nước trong khu vực, mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước ta với những nước có chung đường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 biên giới; góp phần giữ vững hoà bình và an ninh quốc phòng, ổn định xã hội ở vùng biên giới hai nước. Trên cơ sở mở rộng hoạt động kinh tế, phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm tạo ra thế vững mạnh về quốc phòng an ninh. 1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển hoạt động kinh tế cửa khẩu 1). Vị trí địa lí: vị trí địa lí có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành các cửa khẩu. Một quốc gia có vị trí địa địa lí tiếp giáp với nhiều quốc gia là cơ sở để phát triển các cửa khẩu. Một quốc gia nằm ở vị trí thuận lợi, trung tâm sẽ có cơ hội cho mở cửa giao thương hai bên quốc giới; 2). Các yếu tố tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, môi trường,…) tạo điều kiện thuận lợi hoặc có thể gây cản trở tới sự phát triển của các cửa khẩu, các hoạt động giao lưu kinh tế; 3). Yếu tố lịch sử, quan hệ giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước láng giềng; 4). Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, các vấn đề giáo dục, y tế, phong tục tập quán; 5). Chính sách đối ngoại và quan hệ kinh tế - chính trị; 6). Yếu tố vốn và thị trường tiêu thụ; 7). Kết cấu hạ tầng; 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Phát triển kinh tế cửa khẩu là yêu cầu tất yếu của đất nƣớc Yêu cầu của công cuộc đổi mới: Thực tiễn của công cuộc đổi mới cho thấy kinh tế đối ngoại giữ vai trò quan trọng hàng đầu với việc thực hiện thành công ba chương trình kinh tế lớn. Nhờ đó, nước ta thoát khỏi khủng hoảng và đi vào công nghiệp hoá hiện đại hoá với tầm nhìn đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp định hướng hiện đại. Năm 2007 Việt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 Nam trở thành thành viên chính thức WTO, mở ra thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Một trong những thành tựu quan trong nền kinh tế thị trường là hệ số mở cửa nền kinh tế không ngừng tăng lên - tức là tỉ số tính bằng phần trăm của giá trị xuất khẩu trên tổng GDP - kéo theo sự tăng trưởng chung của tổng giá trị xuất nhập khẩu. Một khối lượng lớn giá trị sản xuất và dịch vụ đều thực hiện thông qua hệ thống cửa khẩu đường bộ, đường biển, hàng không (với 7 cửa khẩu hàng không quốc tế, 21 cửa khẩu đường bộ quốc tế, 10 cảng biển quốc tế) (Phụ lục 3) Tình hình trên đem lại cơ hội quan trọng cho kinh tế cửa khẩu phát triển với qui mô ngày càng lớn và tác động mạnh mẽ tới các nước láng giềng, trước hết là ba nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Với Trung Quốc, về mặt địa lý điểm thuận lợi là hai nước có đường biên giới chung dài hàng trăm km, hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy cũng rất thuận tiện. Dân cư hai bên biên giới đi lại tự do, nên hoạt động biên mậu và tiểu ngạch diễn ra phổ biến và dễ dàng. Nhất là khi Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được thực thi đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa hai bên qua lại. Tuy nhiên, do năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam so với hàng Trung Quốc còn yếu nên các điểm thuận lợi trên “vô tình” đã khiến hàng hóa của Trung Quốc “tràn” vào Việt Nam thay vì ngược lại. Với thị trường Campuchia và Lào, cơ hội để hàng hoá Việt vào các nước này đây là rất lớn, nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thể tận dụng được vì nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất đó là mức thuế nhập khẩu chính ngạch vào Campuchia còn rất cao, khiến hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt so với Thái Lan và Trung Quốc. Mặt khác, hoạt động của các doanh nghiệp vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa hình thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 được mạng lưới phân phối vững chắc, chưa xây dựng được uy tín thương hiệu tại đây. Để khắc phục khó khăn, các doanh nghiệp cũng đã nhiều lần kiến nghị Nhà nước hỗ trợ thiết lập hệ thống kho ngoại quan dọc biên giới Mộc Bài, Tịnh Biên, Xa Mát và Hoa Lư. Đây sẽ là những điểm tập kết hàng hóa của Việt Nam để đưa vào Campuchia một cách dễ dàng hơn và doanh nghiệp cũng sẽ giảm bớt các chi phí vận chuyển. Với hơn 50% dân số có nhu cầu ở mức độ thấp; 35% ở mức độ khá và 15% ở mức độ cao nên thị trường Campuchia chủ yếu chỉ tiêu thụ các hàng hóa có chất lượng vừa phải và giá cả thấp. Chính vì vậy, hàng hóa của Việt Nam đã đáp ứng khá tốt. Yêu cầu của công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế: Là thành viên của WTO, nước ta thực hiện cam kết mở cửa với các nền kinh tế thành viên WTO. Theo đó một khối lượng rất lớn hàng hoá dịch vụ trao đổi trong khuôn khổ WTO, thông qua các cửa khẩu đường bộ, biển và hàng không. Hoạt động KTCK đặt trước cơ hội vươn lên tầm khu vực và quốc tế. Đón trước cơ hội KTCK phải vươn lên tầm quốc tế và khu vực, Nhà nước ta quyết định Đề án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020 ” [19] với mục tiêu tổng quát của Đề án là: Xây dựng các khu KTCK trên các khu vực biên giới trở thành các vùng kinh tế động lực của từng tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia. Đến năm 2020 cả nước sẽ có 30 khu KTCK, trong đó hình thành thêm 7 khu KTCK mới trên các khu vực biên giới. Xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng, mô hình tổ chức quản lý, cơ chế chính sách cho 9 khu KTCK: Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn, Lao Bảo, Cầu Treo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp để đến năm 2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam với các nước láng giềng đạt 42 - 43 tỷ USD. Yêu cầu xây dựng cộng đồng ASEAN và đón trước Cộng đồng Đông Á: Hiến chương ASAEN đã có hiệu lực sau khi các nước thành viên phê chuẩn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 Ba trụ cột: chính trị / kinh tế / văn hoá của ASAEN đòi hỏi các nước thành viên trong đó có nước ta - năm 2010 là chủ tịch ASAEN - phải mở cửa thông thoáng, khắc phục mọi rào cản ảnh hưởng xấu đến AFTA và nhiều hiệp định song phương và đa phương khác. Điều này đồng nghĩa với việc mở ra cơ hội lớn cho KTCK phát triển không chỉ trong khuôn khổ nội khối mà cả với các nước Đông Á, trong đó Trung Quốc láng giềng có vai trò hết sức quan trọng. Từ những điều trình bày trên cho thấy phát triển KTCK không còn là vấn đề quốc gia, mà trở thành vấn đề khu vực và quốc tế. Một lần nữa chúng ta lại càng thấy trong thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế vấn đề nghiên cứu KTCK có tầm quan trọng đến nhường nào. 1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế cửa khẩu khu vực biên giới Việt -Trung 1.2.2.1. Khái quát về khu vực biên giới Đông Bắc Biên giới phía Bắc Việt Nam liền kề với Trung Quốc có 1.449 km chiều dài đường biên giới, qua 7 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên với hệ thống các cửa khẩu đường bộ, đường sắt và đường biển. Đây là vị trí hết sức quan trọng của khu vực Trung du - miền núi phía Bắc về các mặt kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và văn hoá, xã hội, đặc biệt là về kinh tế; là cửa ngõ giao lưu giữa các tỉnh phía bắc và xa hơn là các tỉnh trong cả nước với Trung Quốc. Với diện tích 54.160 km2, dân số gần 4,5 triệu người, tương ứng 6,4% diện tích và 5,2% dân số cả nước (năm 2009). Nhằm thúc đẩy phát triển khu vực biên giới đến năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt thành lập 8 khu KTCK ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc; đó là các Khu KTCK: Đồng Đăng - Lạng Sơn; Lào Cai; Móng Cái, Bắc Phong Sình và Hoành Mô - Đồng Văn ở Quảng Ninh; Cao Bằng; Thanh Thuỷ ở Hà Giang; Ma Lù Thàng ở Lai Châu. Với tổng diện tích là 1.342 km2, dân số khoảng 143,4 nghìn người, chiếm 3% diện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 tích và 3,7% dân số các tỉnh biên giới Việt - Trung. Việc phát triển và phân bố các khu KTCK ở khu vực này tương đối hợp lý và có một số khu KTCK phát huy có hiệu quả như khu KTCK Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn. Các khu KTCK ở khu vực này là đầu mối giao lưu quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó khu KTCK Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái là điểm quan trọng nhất trong toàn tuyến biên giới Việt - Trung. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển nhanh ở tuyến biên giới Việt - Trung, lượng khách xuất, nhập cảnh qua khu KTCK chiếm 90% so với toàn tuyến. Các khu KTCK này phát triển theo hướng phát huy ưu thế của thương mại và du lịch, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh có khu KTCK cũng như của các tỉnh bên trong nội địa. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua 8 khu KTCK biên giới Việt - Trung năm 2006 đạt khoảng 2,1 tỷ USD (khoảng 59,8% kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các khu KTCK của cả nước). Các khu KTCK ở khu vực này chiếm tới 85,4% (khoảng 4.648 tỷ đồng) tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2006 của các khu KTCK cả nước. Trong đó thu thuế xuất, nhập khẩu đạt trên 1.200 tỷ đồng (chiếm 80% tổng thu ngân sách qua các khu KTCK của cả nước) gồm cả thuế và phí xuất, nhập khẩu hàng hoá. Các khu KTCK ở khu vực này thu hút tới 4.928,5 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn khác nhau (chiếm khoảng 86,8% tổng vốn đầu tư vào các khu KTCK cả nước). Với lợi thế về phát triển sớm và sự hình thành các khu KTCK ở đây đều có mạng giao thông kết nối với hậu phương qua các trục quốc lộ liên vùng như Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được nối với Hà Nội và các nơi khác qua quốc lộ 1A, 1B. Khu KTCK Móng Cái với các nơi khác qua quốc lộ 18, khu KTCK Lào Cai qua quốc lộ 70. Các khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái trở thành cửa ngõ thông thương giữa các tỉnh trong cả nước với Trung Quốc; đây cũng là cầu nối quan trọng của hai hành lang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 kinh tế: Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng / Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Tại các khu KTCK có cửa khẩu quốc tế: Lào Cai, Móng Cái và Lạng Sơn việc đầu tư kết cấu hạ tầng bên trong khu KTCK theo quy hoạch đã được quan tâm, đã và đang hình thành rõ các phân khu chức năng. Nhiều công trình thiết yếu được đầu tư như Khu kiểm hoá cửa khẩu, các trạm kiểm dịch, bãi đỗ xe, Khu thương mại, các công trình hạ tầng công nghệ thông tin, mạng Internet dùng chung, sàn giao dịch thương mại điện tử, cổng giao tiếp điện tử được hình thành và phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của các cấp, các ngành, cải thiện đời sống nhân dân, làm thay đổi hẳn bộ mặt khu KTCK, có tác dụng lan toả thúc đẩy sự phát triển các vùng lân cận. 1.2.2.2. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá • Các hình thức kinh doanh ở khu vực biên giới Việt - Trung Từ sau mở cửa biên giới Việt - Trung các hoạt động buôn bán diễn ra rất sôi động với 3 hình thức: chính ngạch, tiểu ngạch và buôn bán dân gian. Theo Thông tư số 05/TMDL - QLTT ngày 7/5/1992 của Bộ Thương mại đã quy định thì “Đối tượng làm xuất nhập khẩu tiểu ngạch là người buôn bán có hộ khẩu thường trú tại các xã giáp biên giới ” và “trị giá hàng hoá mỗi lần xuất hoặc nhập không vượt quá 500.000 VNĐ, tương đương trị giá của 200 kg gạo tẻ theo thời giá ”. Còn hình thức buôn bán chính ngạch phải tuân thủ Hiệp định thương mại được kí kết giữa Chính phủ hai nước ngày 7/11/1991, theo đó buôn bán biên giới theo hình thức này được “ thực hiện thông qua các hợp đồng kí kết giữa các công ty ngoại thương và các thực thể kinh tế khác có quyền kinh doanh ngoại thương của Việt Nam và Trung Quốc theo quy định của Hiệp định thương mại, theo luật pháp của mỗi nước và theo tập quán thương mại quốc tế ”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 Việt Nam quy định đối tượng tham gia buôn bán chính ngạch là “ các công ty và thực thể kinh tế được Bộ thương mại cấp giấy phép kinh doanh XNK”; về phía Trung Quốc là các công ty và thực thể kinh tế được Bộ Kinh tế và Mậu dịch Trung Quốc cấp giấy phép xuất nhập khẩu. Tất cả hình thức và nội dung hợp đồng, phương thức giao nhận và vận chuyển, phương thức và đồng tiền thanh toán đều phải theo thông lệ và tập quán quốc tế và chỉ có hiệu lực khi được Bộ thương mại phê chuẩn và cấp giấy phép XNK. Hình thức buôn bán dân gian là việc trao đổi của cư dân biên giới do nhân dân vùng biên của hai nước thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ. Hàng hoá đem ra trao đổi thường do họ tự sản xuất ra, không có tính chất mua đi bán lại. Do địa hình kém thuận lợi việc vận chuyển hàng từ miền xuôi lên gặp nhiều khó khăn và giá thành cao trong khi trao đổi hàng hoá từ biên giới nước bạn dễ dàng với giá rẻ hơn. Do đó bên cạnh buôn bán tiểu ngạch và chính ngạch hình thức buôn bán dân gian vẫn đang phát triển ở khu vực biên giới Lạng Sơn. Các hình thức buôn bán này kéo dài suốt từ khi mới mở cửa cho đến khi Bộ Thương mại có thông tư số 14/2001/TT - BTM thay thế cho thông tư 05/ TMDL - QLTT ngày 7/5/1992. Thông tư số 14 của Bộ Thương mại là cơ sở pháp lí cải tiến thông thoáng hơn quan hệ buôn bán qua biên giới Việt - Trung. Hàng hoá buôn bán qua biên giới không khống chế về khối lượng và chủng loại, chỉ cần phù hợp với nội dung nghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, trừ những mặt hàng cấm xuất, nhập khẩu. Về đối tượng cũng mở rộng ra là tất cả thương nhân Việt Nam và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, kể cả hộ kinh doanh cá thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 • Về phƣơng thức mậu dịch biên giới Ngay từ những năm đầu mở cửa khẩu chủ yếu là hình thức trao đổi hàng - hàng. Từ những năm 1992 hai nước kí kết các Hiệp định hợp tác và một loạt các văn bản nên phương thức mậu dịch cũng phát triển, các hình thức thanh toán ngày càng đa dạng như: thanh toán qua ngân hàng, thanh toán bằng tiền mặt ngoại tệ theo giấy phép do ngân hàng Nhà nước cấp, thanh toán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt USD, NDT hoặc VNĐ, thanh toán qua tư nhân, chuyển khoản, tạm nhập tái khẩu, gia công ... trao đổi tại khu vực biên giới chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch XNK hàng hoá. • Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Ngay từ khi mở cửa quan hệ buôn bán, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đó có bước phát triển đáng kể. Khối lượng hàng hoá trao đổi tăng cả về số lượng, chủng loại và chất lượng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng qua các năm. Năm 2008 mặc dù cả hai nước đều chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhưng thương mại song phương vẫn phát triển mạnh mẽ, kim ngạch buôn bán hai chiều và đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tăng đều. Cho đến nay Trung Quốc vẫn giữ vị trí là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, đứng đầu trong số các nước xuất khẩu hàng hoá sang Việt Nam và đứng thứ ba trong số các nước nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tuy nhiên cán cân thương mại luôn bất lợi cho Việt Nam, tỷ lệ nhập khẩu của Việt Nam ngày càng lớn. • Loại hàng hoá trao đổi - Hàng xuất khẩu: hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc là các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, khoáng sản, dầu thô, cao su. Trong khi đó các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của các mặt hàng Việt Nam sang Trung Quốc không đều do thị trường đầu ra không ổn định. Phía Trung Quốc có những chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 sách quy định về số lượng và chủng loại hàng nhập qua từng cửa khẩu, thỉnh thoảng lại ngừng nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam gây mất ổn định về thị trường đầu ra cho các sản phẩm hàng hoá của Việt Nam. Triệu USD 25000 15652 20000 12502 15000 5899 10000 5000 144 1423 329 2956 1534 3228 3357 4536 0 1994 1995 2000 KN XK (triÖu USD) 2005 2007 2008 Năm KNNK (triÖu USD) Nguån: Tæng hîp tõ Niªn gi¸m thèng kª c¸c tØnh biªn giíi phÝa B¾c, 2009 Hình 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1994 - 2008 Nhìn chung xuất khẩu của Việt Nam kém hiệu quả hơn so với hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc vì Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, là những nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương và các vùng trong của cả nước. Trung Quốc nhập khẩu nguyên liệu thô để chế biến rồi lại xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng công nghiệp có giá trị cao như: máy móc, ôtô, linh kiện, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác. Trong số hơn 100 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc phổ biến 4 nhóm hàng sau: - Nhóm 1: Nguyên nhiên liệu bao gồm than đá, dầu thô, quặng sắt, cromit, dược liệu, các loại tinh dầu, cao su tự nhiên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 - Nhóm 2: Lương thực, nông sản (bao gồm: gạo, muối, sắn lát, hoa quả nhiệt đới, dứa quả, xoài). - Nhóm 3: Thuỷ hải sản bao gồm thuỷ hải sản tươi sống và đông lạnh, động vật nuôi (rắn, ba ba, rùa…). - Nhóm 4: Hàng tiêu dùng, đồ gỗ gia dụng, giầy dép, xà phòng… Trong số này có 14 mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu từ 2% trở lên, còn lại chiếm tỷ trọng thấp. Mức xuất khẩu lớn nhất và tương đối ổn định thuộc về cao su thiên nhiên [15]. Hiện nay một số sản phẩm nông sản (rau xanh, hoa quả), lâm sản (gỗ), khoáng sản (dầu thô, cao su, quặng sắt ), vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó một số sản phẩm như hải sản, hàng dệt may, giày dép, điện tử đã thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc. Hàng nhập khẩu: có 5 nhóm hàng chủ yếu: - Nhóm 1: Máy móc, thiết bị toàn bộ, dây chuyền sản xuất đường, xi măng lò đứng. - Nhóm 2: Máy móc cơ khí, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị y tế, máy móc dụng cụ chính xác, máy móc thiết bị ngành dệt, máy nông nghiệp. - Nhóm 3: Nguyên nhiên liệu bao gồm xi măng, sắt thép, kính xây dựng các loại, vật liệu xây dựng, hoá chất, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, phân bón. - Nhóm 4: Lương thực, thực phẩm, hoa quả, giống cây trồng. - Nhóm 5: Hàng tiêu dùng, may mặc, đồ chơi, dược liệu, đồ điện tử. Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là hàng chế biến với trình độ công nghệ và chất lượng trung bình hoặc thấp, thậm chí có nhiều mặt hàng là sản phẩm do công nghiệp địa phương của Trung Quốc sản xuất. Với ưu thế là giá rẻ nhiều mặt hàng từ các tỉnh phía nam Trung Quốc dễ dàng thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam. Từ những năm 1990 - 1995 nhiều mặt hàng Trung Quốc đã chiếm khoảng 15 - 20% thị phần ở Việt Nam. Nhất là từ năm 2000 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 đến nay hàng hoá Trung Quốc đã ồ ạt thâm nhập vào Việt Nam, trong đó một số mặt hàng đã làm chủ thị trường như: hoá chất, đĩa CD, đồng hồ, dụng cụ cơ khí, bình cứu hoả, linh kiện xe máy. Một vấn đề cần lưu ý là hàng hoá qua đường tiểu ngạch chủ yếu là hàng công nghiệp tiêu dùng như xe đạp và phụ tùng, đồ điện, điện tử, quần áo may sẵn, vải, đồ chơi, văn phòng phẩm, thực phẩm, hoa quả... với giá thành thấp lại được hưởng các chính sách ưu đãi xuất khẩu của phía Trung Quốc nên các mặt hàng này có sức cạnh tranh rất mạnh trên thị trường Việt Nam, gây tác động xấu đến sản xuất trong nước. Hàng hoá tiểu ngạch chủ yếu nhập lậu và trốn thuế với khối lượng phân tán, phương thức đa dạng, khó quản lý. Trong những năm qua, dưới hình thức tiểu ngạch và chính ngạch, Trung Quốc xuất 200 nhóm mặt hàng, đa số là chất lượng thấp, giá rẻ, sang Việt Nam; con số này gấp đôi mặt hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc. 1.2.2.3. Du lịch Đối với các tỉnh biên giới Việt - Trung sự phát triển của du lịch là cơ hội để đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác, khơi dậy những tiềm năng vốn có, thúc đẩy phát triển KT - XH. Đây cũng là cơ hội để thu hút đầu tư, giảm bớt sự chênh lệch vùng. Các tỉnh biên giới Việt - Trung có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với hệ thống cảnh quan đẹp, nhiều nơi đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc (Hà Giang), Sa Pa, Bắc Hà, Phanxipăng (Lào Cai), thác Bản Dốc và khu du lịch Pác Bó ( Cao Bằng), cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Các tỉnh này còn có các khu bảo tồn thiên nhiên, các hang động hấp dẫn như: hang động Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long , động Nhất - Nhị - Tam Thanh (Lạng Sơn), động Ngườm Ngao (Cao Bằng), Tiên Sơn (Lai Châu). Tài nguyên du lịch nhân văn cũng rất đa dạng bởi đây là địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc với nhiều bản sắc văn hoá độc đáo... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 Những yếu tố thuận lợi trên cho phép vùng biên giới Đông Bắc phát triển đa dạng các loại hình du lịch: sinh thái, nhân văn, leo núi, tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm. Tuy nhiên, đến nay sự phát triển của ngành này còn khiêm tốn, sức hút của khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài còn thấp, chỉ tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Quảng Ninh và Lào Cai. 1.2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc • Thuận lợi Cả hai nước đều thực hiện chủ trương hội nhập với nền kinh tế giới và mở cửa thị trường, tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế tạo ra sự nhất quán cao hơn trong chính sách thương mại của hai nước, nhất là trong phạm vi điều ước của tổ chức kinh tế quốc tế mà hai nước cùng tham gia. Một số thuận lợi trong quan hệ thương mại giữa hai nước đó là: - Đối với hoạt động xuất nhập khẩu Trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung đã có 21 cặp cửa khẩu chính thức được mở theo Hiệp định giữa hai nước và 7 cặp cửa khẩu ngoài Hiệp định. Ngoài ra còn có 59 cặp đường mòn biên giới và 13 chợ biên giới để phục vụ cho các hoạt động giao lưu kinh tế, qua lại giữa hai nước. Sự ra đời của 8 khu KTCK khu vực biên giới Việt - Trung với nhiều chính sách ưu tiên phát triển và cơ sở hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ, hiện đại đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động buôn bán của nhân dân hai nước. Việc đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác toàn diện lâu dài giữa hai nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại hai nước. - Đối với việc khai thác thị trường Với dân số gần 1,3 tỷ người, Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng và rất đa dạng cho các nhu cầu Việt Nam từ những mặt hàng bình dân đến mặt hàng cao cấp có thể tiêu thụ tốt tại thị trường nước bạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 Hiện tại nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu của hai bên còn rất lớn. Thị trường của hai nước có thể bổ xung hỗ trợ phát triển nhằm khai thác những tiềm năng thế mạnh của mình và khai thác những thuận lợi sẵn có của đôi bên nhằm phát triển trong nước và củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Trung Quốc và Việt Nam đều có nhiều thành phần dân tộc, trong đó hơn 10 dân tộc sống ở vùng biên giới. Hiện nay có gần 1 triệu người Hoa đang sinh sống tại Việt Nam, được xem như là chiếc cầu nối tốt cho sự hợp tác kinh tế hai bên và góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy buôn bán qua biên giới giữa hai nước. - Về xây dựng cơ sở hạ tầng, cả hai nước đều chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng biên giới giữa hai nước, xây dựng môi trường phần cứng (đường, điện, mước ) cũng như phần mềm (19 Hiệp định hợp tác thương mại). Đây là cơ sở để thúc đẩy buôn bán qua biên giới giữa hai nước. - Toàn cầu hoá và khu vực hoá ngày càng phát triển, cả Việt Nam và Trung Quốc đầu là thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Trong những năm gần đây mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN ngày càng chặt chẽ trong khuôn khổ ASEAN + 1, ASEAN + 3 trong đó Việt Nam là một nước thành viên của ASEAN và là một đối tác quan trọng của Trung Quốc, là một cánh cửa để Trung Quốc có thể thâm nhập vào thị trường các nước thành viên. Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của WTO do đó hai nước có cơ hội hơn nữa trong việc mở rộng thị phần buôn bán với các nước thành viên và thâm nhập vào thị trường của nhau. • Khó khăn, trở ngại - Chiến lược xuất nhập khẩu của Trung Quốc thường gây bất lợi cho phía Việt Nam Chính sách trong quan hệ thương mại của mỗi nước khác nhau dẫn đến những bất lợi trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Việt Nam thực hiện XNK Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 hàng hoá theo các Hiệp định, Nghị định đã kí kết giữa hai Chính phủ theo con đường chính ngạch; phía Trung Quốc lại muốn quan hệ kinh tế với Việt Nam theo con đường biên mậu (tiểu ngạch ) để dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam, tránh hàng rào thuế quan. Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục áp dụng đồng tiền trong thanh toán thương mại giữa hai nước là NDT để dễ điều tiết quan hệ hàng hoá - tiền tệ giữa hai nước có lợi cho Trung Quốc mà cho đến nay Việt Nam vẫn chưa lấy lại được thế chủ động. Các thương nhân Trung Quốc luôn tìm cách phá thế bình đẳng trong quan hệ với thương nhân Việt Nam, họ áp dụng mọi biện pháp theo hướng có lợi cho họ như: nâng giá tạm thời để phía Việt Nam tập kết hàng hóa ở biên giới rồi dìm giá hoặc bỏ không mua gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trung Quốc cũng xuất khẩu khối lượng lớn hàng kém chất lượng, hàng độc hại sang Việt Nam như: thực phẩm kém chất lượng nhập lậu, thuốc trừ sâu, các loại máy móc công nghệ thấp. - Quan hệ thương mại giữa hai nước chưa tương xứng với tiềm năng mỗi nước và có sự chênh lệch lớn về trình độ. Trung Quốc là thị trường lớn của Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc chiếm 18,1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm 6,91% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chiếm 19,95% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong khi đó xuất nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc không đáng kể, chỉ chiếm 0,79% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị thấp, giá cả thường bị tác động của giá thị trường thế giới theo xu hướng giảm, hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc có giá trị cao hơn. Trình độ phát triển khoa học công nghệ và phát triển kinh tế của Trung Quốc cao hơn Việt Nam, khiến cho tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 bổ xung giữa hai bên tăng, nhưng mặt khác cũng gây nên những ảnh hưởng bất lợi đối với hàng hoá Việt Nam khi thâm nhập vào thì trường Trung Quốc. Nhiều mặt hàng của Trung Quốc có năng lực cạnh tranh cao do có ưu thế về chất lượng và chủng loại, mẫu mã, giá thành thấp hơn vì các doanh nghiệp Trung Quốc có đủ lực và công nghệ hiện đại. Trong quan hệ thương mại với Việt Nam Trung Quốc luôn giữ thế chủ động về thị trường do họ có tiềm lực kinh tế lớn, có cơ chế quản lí điều hành chặt chẽ với những chính sách nhất quán, có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và đặc biệt là có chiến thuật kinh doanh nhanh nhạy, điều chỉnh linh hoạt khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam luôn ở thế bị động, lúng túng. - Tình trạng buôn lậu qua biên giới Hiện nay hai bên tuy có “Ghi nhận hội đàm ” chống buôn lậu nhưng tình trạng buôn lậu trốn thuế qua biên giới vẫn là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trọng buôn bán tiểu ngạch dẫn đến thất thu cho Nhà nước. Việc nhập khẩu chủng loại hàng hoá qua từng cửa khẩu là do sự quy định của Trung Quốc, Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng quý hiếm của Việt Nam, các loại khoáng sản,... nhiều doanh nghiệp trong nước vì chạy theo lợi ích cá nhân đã xuất khẩu cả những mặt hàng Nhà nước cấm, và xuất khẩu quá khối lượng quy định của Nhà nước như than, khoáng sản,...gây lãng phí nguồn tài nguyên và ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia. - Phương thức thanh toán Mặc dù Hiệp định về thanh toán và hợp tác kí kết ngày 26/5/1993 giữa ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc đã quy định “ Mọi khoản thanh toán xuất nhập khẩu giữa hai nước phải thực hiện thông qua ngân hàng và đồng tiền thanh toán là ngoại tệ tự do chuyển đổi, VNĐ hoặc NDT... riêng đối với thanh toán XNK tại khu vực biên giới được thực hiện bằng đồng tiền do hai bên tự bàn bạc... phương thức thanh toán do hai bên tự thoả thuận ”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Hiện nay thanh toán XNK hai nước Việt - Trung qua ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp, nếu tính cả thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, bằng VNĐ và NDT thì doanh số thanh toán qua ngân hàng mỗi năm chỉ đạt khoảng 34,3% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Ngân hàng chưa làm được chức năng kiểm soát và kinh doanh ngoại tệ. Mạng lưới tư nhân làm thay ngân hàng thanh toán XNK qua biên giới Việt - Trung vẫn còn phổ biến. Điều này dẫn đến hình thành thị trường chợ đen buôn bán tiền công khai ở các cửa khẩu biên giới hai nước vẫn hoành hành, hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn, lưu hành tiền giả ở các tỉnh biên giới diễn ra thường xuyên không kiểm soát được, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ hai nước. Nguyên nhân của tình trạng trên là một số ngân hàng thường bị động về nguồn NDT để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩu. Các ngân hàng thương mại chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán, thủ tục thanh toán còn lạc hậu, hình thức thanh toán chưa phong phú chủ yếu là thực hiện hối phiếu và chứng từ chuyên dùng biên mậu. Các ngân hàng kinh doanh NDT còn dè dặt, cầm chừng, chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán, mua bán NDT của các doanh nghiệp. Mặt khác chính sách XNK của Chính phủ hai nước khác nhau, thậm chí trái ngược nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thanh toán qua ngân hàng. Nước nào cũng khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh của mình và hạn chế nhập khẩu những mặt hàng của đối tác nên doanh nghiệp khó triển khai thanh toán qua ngân hàng. Cho đến nay mua bán biên mậu Việt - Trung vẫn chưa theo tập quán quốc tế - không kí hợp đồng thương mại. Hàng hoá được mua bán tại khu vực biên giới thường là những mặt hàng có chất lượng không theo phẩm cấp, tiêu chuẩn chất lượng cụ thể đặc biệt là hàng tươi sống. Việc mua bán hàng hoá thường được thực hiện dưới hình thức buôn bán tiểu ngạch, do các thương nhân tự thoả thuận với nhau về giá cả, phương thức giao hàng, thanh toán tiền mặt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Quan hệ kinh tế thương mại Việt - Trung mặc dù còn nhiều khó khăn song cũng có nhiều yếu tố thuận lợi và có triển vọng phát triển tốt. Những khó khăn vướng mắc này sẽ được hai nước giải quyết thông qua các cuộc đàm phán, kí kết các Hiệp định thương mại. Những khó khăn thuộc về Việt Nam sẽ được nước ta giải quyết bằng hệ thống chính sách đổi mới, phù hợp với điều kiện Việt Nam, đáp ứng được sự thay đổi của tình hình buôn bán giữa hai nước và với sự thiện chí của nước bạn. 1.2.3. Tính cần thiết của việc phát triển KTCK Lạng Sơn trong xu thế hội nhập Qua thực tế gần 20 năm thực hiện chính sách mở cửa, đặc biệt là phát triển KTCK, Lạng Sơn đã từng bước phát huy được thế mạnh của địa phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp Lạng Sơn đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực trong đó thương mại, du lịch và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nhờ có hoạt động KTCK mà Lạng Sơn đã có được môi trường thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn. Trong 4 năm trở lại đây tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn luôn đạt trên 1 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 60,45%, chiếm gần một nửa tổng lượng hàng xuất nhập khẩu qua biên giới các tỉnh phía Bắc, tổng thu ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu gần 2 nghìn tỷ VNĐ. Hàng năm thu hút trên 50 vạn lượt khách du lịch trong đó có trên 7 vạn lượt khách quốc tế. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về KTCK, hoạt động của khu vực KTCK đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất các khu vực cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn đã được đầu tư, thu hút nhiều dự án đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc có vai trò hết sức quan trọng đối với cơ hội phát triển của cả hai bên, đặc biệt là tỉnh Lạng Sơn - Việt Nam và tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Để chuẩn bị cho điều kiện này, Trung Quốc và tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc cũng đã có những bước đi rất tích cực, tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Hữu Nghị Quan cũng đã được nước bạn xây dựng, chuẩn bị đưa vào sử dụng, cùng với tuyến đường 1A của Việt Nam đã rút ngắn khoảng cách giữa Nam Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội và cảng biển Hải Phòng. Theo đó thì việc xây dựng hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn Hà Nội - Hải Phòng cũng trở thành yêu cầu tất yếu, khách quan và là tiền đề để xây dựng khu vực Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh thành khu vực kinh tế trọng điểm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Trong những năm gần đây, quan hệ giữa hai nước Việt Nam, Trung Quốc không ngừng mở rộng và phát triển trên một tầm cao mới, Lạng Sơn và Quảng Tây (Trung Quốc) đã có được vị trí quan trọng trong mối quan hệ đó. Phát triển các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn mở ra cơ hội cho các địa bàn trong cả nước trong việc giao lưu buôn bán với thị trường Trung Quốc. Thông qua hoạt động trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc, từ Việt Nam các mặt hàng nông lâm sản, hải sản và khoáng sản và hàng tiêu dùng của các tỉnh, thành trong cả nước được xuất sang phía bạn, đồng thời các mặt hàng máy móc, vật tư thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng được nhập vào phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Việc phát triển KTCK đòi hỏi Lạng Sơn cũng như các tỉnh biên giới Việt - Trung phải giữ được cân bằng trong trao đổi hàng hoá và giao dịch thương mại cửa khẩu. Sự ra đời của các Khu KTCK với chiến lược phát triển thích hợp sẽ đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 Định hướng phát triển mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Lạng Sơn và Quảng Tây trong những năm tới là hai bên cùng nỗ lực thực hiện vai trò cầu nối giữa thị trường ASEAN - Trung Quốc trong khuôn khổ Hiệp định khung về khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Với vai trò là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hải Phòng, việc phát triển hoạt động KTCK ở Lạng Sơn là điều tất yếu. Tiểu kết chƣơng 1 Về KTCK Việt Nam, khu vực biên giới Việt - Trung nói chung và KTCK Lạng Sơn nói riêng đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế, các nhà địa lý kinh tế Việt Nam; đặc biệt có giá trị là một số văn bản của Nhà nước về quy hoạch phát triển Khu KTCK Lạng Sơn - Đồng Đăng đến năm 2010. Trong thời gian gần đây, về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, hoạt động KTCK khu vực biên giới Việt - Trung đã có bước tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên cũng bộc lộ nhiều vấn đề khó khăn, bất cập phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xu thế mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam của các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc đòi hỏi phải nhìn nhận một cách hệ thống, toàn diện về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và hội nhập trong khuôn khổ cam kết của WTO một khi cả hai nước Việt Nam, Trung Quốc đều là thành viên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 Chƣơng 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH LẠNG SƠN 2.1. BỐI CẢNH TRONG NƢỚC, QUỐC TẾ VÀ ẢNH HƢỞNG CHÍNH SÁCH MỞ CỬA CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN 2.1.1. Bối cảnh trong nƣớc Nước ta đang trong quá trình mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt là từ năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO với những cam kết ưu đãi dành cho các nước thành viên. Điều này mở ra cơ hội lớn để phát triển thương mại, dịch vụ, mở rộng thị trường, lao động, thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước. - Trong quá tình công nghiệp hoá, để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có lợi cho nền kinh tế theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta cần có nhiều yếu tố đầu vào cho sản xuất như: máy móc, thiết bị, công nghệ, nguyên, nhiên, phụ liệu. Điều này đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trở nên nhộn nhịp qua các cửa khẩu biên giới đất liền cũng như các cảng biển. - Kinh tế nước ta trong những năm gần đây đạt mức tăng tưởng khá, khối lượng sản phẩm tăng lên nhanh chóng, thúc đẩy tìm kiếm thị trường. Mục tiêu của xuất khẩu nước ta là tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Việc mở cửa phát triển các cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình đó. - Sự phát triển KTXH nói chung cùng với các định hướng ưu tiên đầu tư phát triển của Đảng, Nhà nước cho vùng kinh tế Trung du và miền núi phía Bắc có ảnh hưởng đến sự phát triển KTCK ở Lạng Sơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 2.1.2. Bối cảnh quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan và là sự lựa chọn của nhiều quốc gia. Đây là yếu tố thuận lợi cho Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng trong quá trình mở cửa hội nhập và phát triển; đồng thời cũng chứa đựng nhiều khó khăn thách thức bởi hội nhập làm cho tính gắn kết, phụ thuộc giữa nền kinh tế của các quốc gia ngày càng chặt chẽ. Bối cảnh quốc tế hiện nay cùng với việc mở cửa hội nhập đã tạo điều kiện cho thị trường hàng hoá và dịch vụ của Lạng Sơn được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động KTCK; thị trường mở cửa kéo theo đó là các phương thức kinh doanh mới, phong cách mới đòi hỏi phải có một tư duy mới về phát triển trên phạm vi cả nước và mỗi địa phương như Lạng Sơn. 2.1.3. Ảnh hƣởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với quan hệ kinh tế hai nƣớc Việt - Trung 2.1.3.1. Mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu Gia nhập WTO thị trường tiêu thụ của Trung Quốc được mở rộng, vốn nước ngoài đầu tư vào càng nhiều, có thể du nhập chuyển giao kỹ thuật và thiết bị máy móc tương đối tốt do đó thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước và dành được nhiều mặt hàng xuất khẩu chất lượng tốt, giá rẻ. Dẫn đến nhu cầu nguyên liệu đầu vào sẽ tăng để phục vụ cho các ngành sản xuất và nhu cầu mở rộng thị trường cũng sẽ tăng vọt, nhu cầu về khoáng sản, gạo và dầu thô từ Việt Nam sẽ tăng nhanh. Trung Quốc có chiến lược mở rộng quan hệ kinh tế với các nước, quan tâm tới thị trường các nước ASEAN bằng việc thành lập Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN. Đây là cơ hội để phát triển kinh tế, mở rộng thị trường cho các nước ASEAN trong đó có Việt Nam. 2.1.3.2. Cơ hội cho người tiêu dùng Việt Nam Gia nhập WTO, để tăng tính cạnh tranh cho hàng hoá của mình đối với thị trường các nước thành viên Trung Quốc không ngừng điều chỉnh giá cả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 theo hướng đồng nhất. Là thành viên của WTO người Việt Nam có nhiều cơ hội lựa chọn nhiều loại hàng hoá giá rẻ, chất lượng đảm bảo. 2.1.3.3. Học hỏi kinh nghiệm trong khuôn khổ WTO Việc Trung Quốc trở thành viên chính thức của WTO (ngày 11/12/2001) đem lại cho một số kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước; sửa đổi bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với các tiêu chuẩn của WTO; cải cách chính sách kinh tế vĩ mô gắn liền với cải cách thể chế; kí kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương. 2.1.4. Chính sách kinh tế biên mậu của Trung Quốc và đối sách của Việt Nam 2.1.4.1. Phía Trung Quốc Trung Quốc coi hoạt động biên mậu (mậu dịch biên giới) là bước đi đầu tiên mang tính chất mở đường cho chiến lược mở cửa ven biên giới đất liền của Trung Quốc bằng hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế vùng biên giới như: “Duyên biên khai phóng”, "Hỗ thị dân biên”, “Thắp sáng đường biên”. Quảng Tây và Vân Nam nằm trong vành đai kinh tế “Đại Tây Nam” của Trung Quốc (gồm các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Tây Tạng và Quảng Tây). Trung Quốc không chỉ coi Việt Nam là thị trường mà còn là cửa ngõ phía Nam cho hàng hoá của Trung Quốc có thể vươn xa tới các nước Đông Dương, ASEAN với ý đồ “biến biên giới cứng thành biên giới mềm ”. Tháng 3/1994 Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành qui chế mở cửa 5 thành phố, thị trấn biên giới, gồm Nam Ninh, Côn Minh, Bằng Tường, hai huyện Huỷ Lệ, Hà Khẩu. Khu hợp tác kinh tế biên giới ở thành phố Bằng Tường và Đông Hưng được Trung Quốc xây dựng làm cửa ngõ để giao thương với Đông Nam Á. Ngoài ra còn có hơn 100 cửa khẩu và chợ biên giới hoạt động theo qui chế mở cửa nhằm mục đích liên kết chặt chẽ khu vực biên giới với các nước láng giềng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 Bên cạnh chiến lược riêng trong phát triển KTCK, hai nước Việt Nam, Trung Quốc còn có những chương trình hợp tác chung trong đó có “hai hành lang một vành đai kinh tế” ra đời là kết quả của chương trình hợp tác giữa hai nước Việt - Trung (bản ghi nhớ triển khai hợp tác giữa 02 Chính Phủ Việt Nam và Trung Quốc ký ngày 16/11/2006) [1]. Hai hành lang kinh tế bao gồm: Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng / Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và một vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Phạm vi hợp tác “ hai hành lang, một vành đai kinh tế ” bao gồm bốn tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam và 5 tỉnh, thành phố của Việt Nam đó là Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội và Hải Phòng với tổng diện tích là 869 nghìn km2, dân số 184,45 triệu người. Nằm ở nơi kết nối của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn đứng trước triển vọng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Trước hết Lạng Sơn sẽ được đầu tư phát triển mạng lưới giao thông và các cơ sở hạ tầng khác để kết nối các tỉnh nằm trên tuyến hành lang; thứ hai, Lạng Sơn trở thành cửa ngõ để thông thương hàng hoá giữa hai nước. Hàng hoá của Trung Quốc có thể vận chuyển qua hành lang này, sau đó vận chuyển bằng đường biển để thâm nhập vào thị trường thứ ba; còn hàng hoá của Việt Nam có thể vận chuyển qua tuyến hành lang để vào Nam Ninh rồi tiếp tục tiêu thụ ở sâu trong nội địa của Trung Quốc; Thứ ba, hành lang kinh tế này đi dọc quốc lộ 1A, đi qua địa bàn nhiều huyện của Lạng Sơn, do đó các địa bàn dọc tuyến hành lang này sẽ có cơ hội để phát triển các lĩnh vực dịch vụ, thương mại và nhiều hoạt động KTXH khác. 2.1.4.2. Phía Việt Nam Mậu dịch biên giới Việt - Trung có những đặc điểm riêng, do đó chính sách của Nhà nước áp dụng cho khu vực biên giới Việt - Trung rất linh hoạt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 Để có sự thống nhất giữa hai nước, Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã kí kết một số hiệp định nền tảng pháp lí, thúc đẩy quan hệ buôn bán biên giới ngày càng phát triển trong đó có Hiệp định thương mại ngày 07/11/1991; Theo Hiệp định này hai nước có một số thoả thuận về thương mại vùng biên như sau: i.) Hai Bên đồng ý có cơ quan mậu dịch có quyền kinh doanh mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương tại vùng biên giới. Biện pháp thực hiện cụ thể về mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương do chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới xác định theo luật pháp hiện hành và quy định có liên quan của Chính phủ hai nước. ii.) Hai bên đồng ý mở các điểm chợ qua lại biên giới và chợ biên giới tại các xã thị trấn dọc biên giới Việt Nam và trung Quốc. Ngoài ra hai nước còn kí kết nhiều văn bản như: Chỉ thị số 98/CP ngày 27/03/1992 về mở cửa tuyến biên giới Việt - Trung; Chỉ thị số 94/CT ngày 25/3/1992 về tổ chức và quản lí thị trường biên giới Việt - Trung; Hiệp định về thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung Quốc ngày 26/5/1993; Từ năm 1994 trở đi, Chính phủ hai nước đã kí kết các Hiệp định quá cảnh hàng hoá, Hiệp định vận tải đường bộ, Hiệp định về đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu; Hiệp định về mua bán hàng hoá ở biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa kí kết ngày 7/11/1998; Hiệp định về biên giới đường bộ kí kết ngày 23/1/1999; hai bên thống nhất mở lại hai tuyến đường sắt liên vận Nam Ninh - Hà Nội và Côn Minh - Hà Nội. Nhìn chung, những văn bản pháp lý đã được kí kết giữa Chính phủ hai nước là cơ sở để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Để phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế cửa khẩu, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng thí điểm loại hình khu KTCK ở Móng Cái, sau đó áp dụng cho nhiều địa phương biên giới trong cả nước. Đến năm 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 riêng khu vực biên giới Việt - Trung nước ta đã xây dựng 8 khu KTCK. Mục tiêu của các khu KTCK là: - Thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa bàn có cửa khẩu trên cơ sở khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trên địa bàn khu KTCK; qua đó tạo điều kiện thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đia phương theo hướng phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp. - Nâng cao mức sống, trình độ dân trí cho người dân tại khu KTCK, đồng bào các xã biên giới; Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế trong khu KTCK. - Kết hợp phát triển kinh tế, nâng cao mức sống dân cư với việc giữ gìn an ninh chính trị, an ninh quốc phòng, tạo nên thế vững mạnh về quốc phòng trên toàn tuyến biên giới và khu KTCK. - Thực hiện tốt việc điều hoà, phối hợp về quản lý Nhà nước đối với khu KTCK, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trên địa bàn. 2.1.5. Chính sách mở cửa của Lạng Sơn trong hoạt động kinh tế cửa khẩu Trong khuôn khổ chính sách của Chính phủ TW ban hành, chính quyền tỉnh Lạng Sơn đã có những chính sách khá linh hoạt nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng lợi thế về KTCK. Chính vì vậy, ngay từ năm 2007, tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo, lập đề án xây dựng Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn và được Chính phủ phê duyệt. Về chính sách thu hút đầu tư, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước khi tham gia đầu tư và hoạt động kinh doanh tại Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được hưởng những ưu đãi đặc thù khác theo Quyết định 138/2008/QĐ - TTg và Quyết định số 06/2009/QĐ - UBND ngày 11/ 5/2009 của UBND tỉnh Lạng Sơn. Theo đó, tất cả các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các cửa khẩu, các khu KTCK được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% trong 15 năm: được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; hàng hoá, dịch vụ sản xuất tiêu thụ trong khu phi thuế quan hay từ nước ngoài đưa vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng; miễn tiền thuê đất 15 năm kể từ ngày xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng đối với các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư; miễn thuế 11 năm kể từ ngày xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng đối với các dự án không thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư. Công dân Trung Quốc tại các huyện thị có chung đường biên giới với tỉnh Lạng Sơn được qua lại bằng chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp và được phép tạm trú tại khu KTCK không quá 15 ngày. Trong khuôn khổ hợp tác với Quảng Tây, tỉnh Lạng Sơn đã mở rộng mối quan hệ kinh tế với nhiều địa phương khác của trung Quốc như Quảng Đông, Hà Nam, Bắc Kinh, Hắc Long Giang, Tứ Long Xuyên, Vân Nam. Nhiều doanh nghiệp của tỉnh đã được cử đi khảo sát, đàm phán để mở rộng thị trường xuất khẩu và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư. 2.2. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN 2.2.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn, trong đó vị trí địa lí được coi là nguồn tài nguyên quốc gia. Do đó cần phải nắm rõ các đặc điểm này để khai thác chúng một cách có hiệu quả nhằm tạo động lực phát triển kinh tế cửa khẩu nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn nói chung. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở vùng Đông Bắc của tổ quốc, có toạ độ 21010’ - 220 27’ vĩ độ Bắc, 106 006’ - 1070 21’ kinh độ Đông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 Phía Bắc tiếp giáp Cao Bằng; phía Đông bắc tiếp giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc); phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn. Lạng Sơn có đường biên giới với Trung Quốc dài 253 km với nhiều cửa khẩu quan trọng. So với các cặp cửa khẩu phát triển nhất khu vực biên giới Việt - Trung như Móng Cái - Đông Hưng, Đồng Đăng - Bằng Tường, Lào Cai - Hà Khẩu thì các cặp cửa khẩu của Lạng Sơn với Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn để phát triển do nhiều yếu tố trong đó vị trí địa lí và giao thông là một trong những yếu tố quan trọng. Lạng Sơn có vị trí địa lí thuận lợi do tiếp giáp với 3 huyện của tỉnh Quảng Tây là: Long Châu, Bằng Tường và Ninh Minh. Đối diện cửa khẩu Đồng Đăng là Bằng Tường - một thị trấn cửa khẩu có vị trí và địa hình thuận lợi, có vùng thị trường tiêu thụ rộng lớn, mô hình tổ chức và quản lí tốt nhất trong khu vực các cửa khẩu biên giới Việt Trung. Bằng Tường có cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan và ga đường sắt quốc tế Bằng Tường. Đối diện với Tân Thanh là Pò Chài; đối diện với Lũng Vài là Cổng Trắng thuộc khu vực biên giới Lạng Sơn. Cửa khẩu Bằng Tường có nhiều chính sách thông quan ưu đãi cho người và hàng hoá; do đó thu hút lượng hàng hoá lớn xuất nhập khẩu qua đây. Sự phát triển của giao thông là một ưu thế lớn của Lạng Sơn trong phát triển kinh tế cửa khẩu: Lạng Sơn nằm trên đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng như QL 1A Hà Nội - Lạng Sơn xuyên Việt, là nơi bắt nguồn của QL 4B ra Trà Cổ, Vịnh Hạ Long; đường 4B lên Cao Bằng; đường 1B sang Thái Nguyên; đường 3B sang Na Rì (Bắc Kạn); đồng thời Lạng Sơn còn có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng - Bằng Tường - Bắc Kinh, sau đó nối với vùng Trung Á và châu Âu. Hiện nay Trung Quốc đang vận chuyển hàng hoá qua vùng Đông Bắc để ra biển Đông, tới thị trường thứ ba, hai nước đã kí kết hình thành hành lang một vành đai kinh tế để đáp ứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 nhu cầu đó và Lạng Sơn là một điểm trung chuyển trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. Với những điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sắt, đồng thời là tuyến đường ngắn nhất về thủ đô Hà Nội. Do vậy Lạng Sơn là cầu nối trong quan hệ buôn bán hàng hoá quan trọng của cả Trung Quốc và Việt Nam, Lạng Sơn cũng có nhiều cơ hội hơn cả trong việc thúc đẩy phát triển tiềm lực kinh tế cửa khẩu. Vị trí địa lí mang đến cho Lạng Sơn những thuận lợi cơ bản nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ; các vấn đề liên quan đến các chủ trương đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc và giữa Trung Quốc với các nước khác sẽ tác động trực tiếp đến việc thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh. Lạng Sơn là điểm đầu cầu trong hành lang nối Trung Quốc với khu vực mậu dịch tự do ASEAN, do đó trong quá trình hội nhập Lạng Sơn chịu sức ép lớn trong cạnh tranh chất lượng dịch vụ, chất lượng hạ tầng để phát triển. 2.2.2. Nguồn lực tự nhiên 2.2.2.1. Địa hình, địa mạo Là tỉnh miền núi nhưng địa thế của Lạng Sơn tương đối thấp, dạng địa hình phổ biến là đồi và núi thấp chiếm 80% diện tích tự nhiên, với độ cao trung bình là 252 m so với mực nước biển. Hệ thống sông, suối nhỏ khá dày đặc làm cho địa hình bị chia cắt, ở các xã vùng sâu đi lại tương đối khó khăn nhất là mùa mưa. Điều này gây khó khăn cho việc cư trú tập trung của dân cư, hoạt động sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và việc quản lí hoạt động xuất nhập khẩu theo đường mòn. Tình trạng lợi dụng đường mòn lối tắt ở những nơi địa hình hiểm trở để vận chuyển hàng lậu vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên so với các tỉnh biên giới khác như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai thì địa hình tỉnh Lạng Sơn vẫn thuận lợi hơn trong việc trao đổi hàng hoá giữa hai nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 Hình 2.1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2009 Nguồn: Tác giả biên vẽ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 2.2.2.2. Tài nguyên khí hậu, đất và nước Lạng Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa song do yếu tố vị trí địa lí và địa hình Lạng Sơn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu Lạng Sơn mang tính chất á nhiệt đới. Nhiệt độ không khí trung bình tháng 1 từ 12 - 150C, riêng khu vực Mẫu Sơn chỉ 50C có lúc xuống 00C, có tuyết rơi; tháng 7 khoảng 270C. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1200 - 1600 mm/năm; độ ẩm không khí trung bình 80 - 85%. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Lạng Sơn là 832.378 ha, gồm 3 nhóm chính: đất feralit của các miền đồi và núi thấp; đất feralit mùn trên núi cao và đất phù sa do các con sông bồi đắp. Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với mật độ 0,6 - 1,2 km/km2. Nguồn nước mặt chủ yếu là hệ thống sông, suối, hồ. Ngoài dòng chảy nội địa, Lạng Sơn còn có các dòng chảy từ ngoài vào và một phần nhỏ từ Trung Quốc. Nhìn chung, chất lượng nước sông tự nhiên ở Lạng Sơn tương đối sạch, đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt và sản xuất. 2.2.2.3. Tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn tỉnh đã xác định được 86 điểm mỏ quặng, khoáng sản thuộc 19 loại khoáng sản khác nhau. Nhóm khoáng sản kim loại bao gồm: sắt, mangan, nhôm, chì, kẽm và vàng; kim loại hiếm có thiếc, môlipđen và thuỷ ngân. Khoáng sản phi kim loại có than nâu ở mỏ Na Dương với diện tích 150 km2, trữ lượng khoảng 96,6 triệu tấn; than bùn ở Nà Nò huyện Lộc Bình. Trong đó mỏ than nâu Na Dương phục vụ cho nhà máy nhiệt điện Na Dương. Các loại khoáng sản phục vụ cho xây dựng rất phong phú, bao gồm: các loại đá cacbonat, đá sét, cát cuội, sỏi, cát kết dạng quaczit, sét vôi, đá maific. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44 2.2.3. Nguồn lực dân cƣ, lao động 2.2.3.1. Dân số Theo số liệu của Tổng cục thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2009 Lạng Sơn có 733.131 người, trong đó nam chiếm 49,87%, nữ chiếm 50,13%. Mật độ dân số trung bình năm là 88,08 người/ km2. Phần lớn dân cư sống ở nông thôn (chiếm 79,87%), dân thành thị chiếm tỷ lệ thấp (19,33%). Dân cư thưa thớt lại phân bố không đều; giao thông các xã vùng sâu biên giới không thuận lợi, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. 2.2.3.2. Trình độ của lực lượng lao động Lạng Sơn có kết cấu dân số trẻ, nguồn lao động khá dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm 56,4% tổng dân số. Theo kết quả điều tra thực trạng lao động và việc làm của Sở lao động thương binh và xã hội về trình độ chuyên môn của người lao động như sau: năm 2000, lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp: 13,54%, đến năm 2005 tỷ lệ này tăng lên 22,32% bao gồm cả đào tạo sơ cấp, tỷ lệ lao động có bằng chuyên nghiệp chỉ chiếm 16,37%. Bảng 2.1 : Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật Đơn vị: % Trình độ chuyên môn kĩ thuật 2000 2005 Toàn tỉnh 100 100 86,46 77,68 13,54 22,32 1,35 5,74 12,19 16,37 - Chưa qua đào tạo - Đã qua đào tạo Trong đó: + Đào tạo nghề (chứng chỉ) + Công nhân kĩ thuật có bằng THCN, CĐ, ĐH, trên ĐH Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45 Nhìn chung Lạng Sơn có nguồn lao động trẻ, dồi dào, có truyền thống cách mạng, đây là nguồn nhân lực lớn cho tỉnh trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng. 2.2.3.3. Vấn đề dân tộc Lạng Sơn là địa bàn cư trú của 7 dân tộc chính đó là: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Mông; trong đó người Nùng chiếm tỷ lệ cao nhất: 43%; người Tày chiếm 35,9%; người Kinh chiếm 16,5%; còn lại là các dân tộc ít người khác. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá và kinh nghiệm riêng trong sản xuất, trong chinh phục tự nhiên. Các dân tộc Nùng, Tày chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nghề thủ công. Dân tộc Dao chủ yếu là phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại với quy mô nhỏ. Phần lớn người Hoa hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ, một bộ phận nhỏ sống bằng nghề làm vườn, chế biến bánh kẹo. Người Kinh sống hoà đồng với các dân tộc khác và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và văn hoá của địa phương. 2.2.4. Nguồn lực kinh tế Nhờ phát huy hiệu quả các tiềm năng sẵn có, tốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng, giai đoạn 1996 - 2000 đạt 9,36%. Xuất phát điểm từ một nền kinh tế chậm phát triển, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, nhưng Lạng Sơn đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh và cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Bảng 2.2: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Lạng Sơn giai đoạn 2000 - 2010 Chỉ tiêu 2000 - 2005 Tỉnh Lạng Sơn 2006 - 2010 10,04 10,45 4,46 4,56 - Công nghiệp - xây dựng 19,17 16,08 - Dịch vụ 13,21 12,68 Cả nước 7,51 6,91 - Nông, lâm, thuỷ sản Nguồn: [31] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất. KTCK ngày càng phát triển và khai thác được thế mạnh của tỉnh, tạo ra nguồn thu lớn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy phát triển các ngành khác. 100% 75% DÞch vô C«ng nghiÖp- X©y dùng 50% N«ng- l©m- ng- nghiÖp 25% 0% 1995 N¨m 2000 2005 2008 2010 Nguồn: Xử lí số liệu từ niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn, 1999 - 2009 Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu GDP tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 - 2010 2.2.5. Cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội 2.2.5.1. Giao thông Lạng Sơn có mạng lưới giao thông phân bố tương đối rộng khắp, không ngừng được mở rộng và nâng cấp, bao gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường xã. Về đường quốc lộ, có 6 tuyến QL chạy qua địa phận tỉnh Lạng Sơn bao gồm: QL 1A nối Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội - Các tỉnh phía Nam dọc theo chiều dài đất nước. Trong quy hoạch phát triển kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã xác định xây dựng tuyến đường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47 cao tốc Hà Nội - Hữu Nghị với quy mô 6 làn xe. QL 1B nối Lạng Sơn - Thái Nguyên đi qua các huyện, thị Đồng Đăng - Văn Quan - Bình Gia và Bắc Sơn của Lạng Sơn. QL 4A nối Đồng Đăng - Thất Khê đi Cao Bằng 148 km. QL 4B nối Lạng Sơn - Lộc Bình - Đình Lập đi Quảng Ninh 114 km. QL 31 Đình Lập - Bắc Giang. QL 279 từ Chi Lăng - Bắc Giang đi Quảng Ninh. Về đường sắt có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lạng Sơn - Đồng Đăng đang vận hành và khai thác có hiệu quả. Lạng Sơn cũng có mạng lưới giao thông trong thành phố, thị trấn tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ; đảm bảo đến năm 2009 100 % xã, phường, thị trấn có đường ôtô đi đến trung tâm xã. Mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt có vai trò đặc biệt quan trọng, nối liền Lạng Sơn với các tỉnh vùng Đông Bắc, Tây Bắc, các tỉnh Đồng Bằng phụ cận Hà Nội và xa hơn là các tỉnh phía Nam. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Lạng Sơn đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu hàng hoá với các vùng trong cả nước, đảm bảo vận chuyển nhanh, có hiệu quả hàng hoá xuất nhập khẩu của cả nước với Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 2.2.5.2. Hệ thống cung cấp điện, nước Lạng Sơn đã có hệ thống lưới điện phân bố rộng khắp và tương đối đồng bộ từ 110 KV, 35 KV và 10 KV. Lưới điện đã kéo dài tới tất cả các thị trấn, huyện thành phố, các cửa khẩu và chợ biên giới. Năm 2009 có 100% số xã có điện lưới quốc gia. Tại các thị trấn, khu KTCK, khu công nghiệp và khu dân cư hầu hết đã đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống cung cấp nước sinh hoạt và đáp ứng được một phần nhu cầu nước cho sản xuất. Đến nay tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch ở nông thôn là 50 %, thành thị là 90 %. Hệ thống cung cấp nước sạch của TP Lạng Sơn với công suất 10.000 m3/ngày/đêm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt. 2.2.5.3. Thông tin liên lạc Mạng lưới thông tin liên lạc của Lạng Sơn phát triển khá nhanh chóng, được đầu tư đồng bộ, hiện đại về trang thiết bị, công nghệ, đội ngũ tổ chức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48 điều hành,... đáp ứng kịp thời được nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế xã hội. Mạng lưới viễn thông kĩ thuật số hiện đại được kết nối bằng cáp quang, truyền viba tới tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh, cho phép liên lạc trực tiếp với tất cả các tỉnh thành trong nước và quốc tế. Đến năm 2009 toàn tỉnh có 100% số xã có điện thoại cố định, bình quân 15,31 máy/ 100 dân; có 148/226 xã có điểm bưu điện văn hoá; 100% xã có báo đọc hàng ngày. 2.2.5.4. Cơ sở giáo dục - y tế Trên toàn tỉnh có 667 trường, cơ sở đào tạo trong đó có 119 trường, cơ sở mần non; 237 trường tiểu học; 197 trường trung học cơ sở; 29 trường phổ thông cơ sở; 23 trường trung học phổ thông; 12 trung tâm giáo dục thường xuyên; 2 trường cao đẳng; 4 trường trung cấp. Cơ sở vật chất trường học ngày càng được đầu tư. Đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Sự phát triển của giáo dục Lạng Sơn đặc biệt là giáo dục chuyên nghiệp sẽ góp phần đào tạo bổ sung một nguồn nhân lực có chất lượng, có chuyên môn phục vụ trong các ngành và các lĩnh vực. Mạng lưới cơ sở y tế ngày càng phát tiển từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã. Toàn tỉnh có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 11 bệnh viện tuyến huyện và 4 phòng khám đa khoa khu vực. 100% số xã có nhà, trạm y tế. Cơ sở vật chất y tế được đầu tư bổ xung, hoàn thiện bình quân đạt 28,98 giường/1 vạn dân; đội ngũ cán bộ được tăng cường về số lượng và chất lượng, trung bình 5,55 bác sĩ/1 vạn dân; góp phần giảm tỷ lệ sinh và bệnh tật, tăng cường sức khoẻ cho nhân và do đó nâng cao tuổi thọ cho người dân. 2.2.5.5. Nguồn vốn đầu tư Hệ thống hạ tầng đồng bộ cùng với những cơ chế thông thoáng và nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư đã tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn khác nhau vào tỉnh Lạng Sơn. Về nguồn vốn đầu tư trong nước, trong giai đoạn 2001 - 2005, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 9.521 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49 trên 40 %; giai đoạn 2006 - 2008 tổng số vốn huy động đạt 8.819 tỷ đồng. Vốn đầu tư vào khu KTCK tăng lên khá nhanh đặc biệt là sau Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn tháng 5/ 2009. Giai đoạn 2005 - 2010 riêng vốn đầu tư vào Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn đạt 7.291,5 tỷ đồng trong đó 81% là vốn đầu tư Nhà nước, 19% là nguồn vốn tư nhân. Bảng 2.3 : Thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Lạng Sơn giai đoạn 2001 - 2010 Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2010 DA 09 09 16 1000 USD 42.725,1 55.000 123.862 DA 15 18 33 1000 USD 12.000 185.000 280.000 DA 10 17 40 1000 USD 3.750 8.250 38.000 Trung bình 2001- 2010 Dự án ODA - Số dự án - Vốn thực hiện 12 % Dự án FDI - Số dự án - Vốn thực hiện 37 % Dự án NGO - Số dự án - Vốn thực hiện 26 % Nguồn: [31] Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục có xu hướng tăng vào địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Các nguồn vốn ODA, NGO chú trọng xây dựng hạ tầng khu vực các cửa khẩu, xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Thu hút FDI tuy còn ở mức thấp so với cả nước song có xu hướng tăng trong những năm gần đây, nhiều dự án có quy mô lớn dần đi vào hoạt động ổn định. [Bảng 2.3] Các nguồn vốn đầu tư là cơ sở để Lạng Sơn xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các trung tâm thương mại, các khu công nghiệp; hình thành các khu vực dân cư đông đúc với các hoạt động thương mại, dịch vụ sầm uất như khu vực cửa khẩu Tân Thanh và khu vực thị trấn Đồng Đăng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50 2.2.5.6. Thị trường Thông qua hai cửa khẩu quốc tế, hai cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ đường biên giới, hàng hoá qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn có thị trường tiêu thụ trước hết là tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Thông qua thị trường Trung Quốc Lạng Sơn còn mở rộng thị trường sang các nước Đài Loan, Hồng Kông... Về thị trường tiêu thụ nội địa, có hệ thống 61 chợ trong đó có 2 chợ đầu mối là Đông Kinh và Kỳ Lừa với gần 2.000 hộ kinh doanh thường xuyên tổ chức bán lẻ, bán buôn toả đi các tỉnh. Các chợ đường biên giới khác cũng được mở nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân. Khu vực nông thôn đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá có sản lượng lớn như các vùng cây ăn quả, các vùng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, hình thành các trang trại... đảm bảo cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. 2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỬA KHẨU KHU VỰC BIÊN GIỚI LẠNG SƠN - TRUNG QUỐC 2.3.1. Khái quát về khu vực biên giới Việt - Trung thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn 2.3.1.1. Trước giai đoạn mở cửa Với vị trí địa lí thuận lợi có chung đường biên giới với Trung Quốc, từ xa xưa, các triều đại phong kiến đã mở nhiều điểm để nhân dân địa phương hai nước biên giới qua lại buôn bán và có những chính sách hàng hoá, thuế khoá cụ thể. Năm 1950, hai nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và CHND Trung Hoa chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Những năm sau đó hai nước kí các Nghị định thư về buôn bán tiểu ngạch qua biên giới. Từ đó buôn bán qua biên giới được thực hiện chủ yếu thông qua các Nghị định thư được kí kết hàng năm giữa hai Chính phủ. Năm 1979 khi chiến tranh biên giới Việt - Trung xảy ra mọi quan hệ kinh tế thương mại vùng biên giới hoàn toàn bị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51 ngưng đọng. Suốt thời kì 1979 - 1986 biên giới bị đóng cửa hai bên hầu như không có bất cứ quan hệ kinh tế nào. Đến năm 1991 hai nước chính thức hoá bình thường quan hệ. Từ đó các cửa khẩu khu vực biên giới Việt - Trung có điều kiện để phát triển. Thời kỳ hậu chiến tranh biên giới kéo dài từ năm 1979 đến 1991. Các khu vực cửa khẩu của sa sút, hoang tàn, vắng vẻ, dân cư thưa thớt, diện tích vật cản còn nhiều, cơ sở hạ tầng thấp kém. Hầu hết các tuyến đường ra cửa khẩu, biên giới, hệ thống thuỷ lợi đều xuống cấp, hư hỏng nặng, nhiều nơi chưa có điện lưới quốc gia, điện thoại, nước sinh hoạt; cơ sở vật chất cho giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT XH và an ninh quốc phòng. Kinh tế chậm phát triển, sản xuất nông lâm nghiệp mang tính tự cung, tự cấp và là nguồn thu nhập chính của nhân dân, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hầu như không phát triển. Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc về phạm vi, qui mô còn nhỏ. Một số vấn đề xã hội còn bức xúc như: trình độ dân trí thấp, vấn đề giải quyết việc làm còn hạn chế, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, đời sống của nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao; tình hình an ninh khu vực biên giới còn nhiều bất ổn. 2.3.1.2. Sau mở cửa Hình thành và hoạt động sôi động của hệ thống các cửa khẩu, khu KTCK, chợ biên giới. (Hình 2.3) Hệ thống cửa khẩu: Lạng Sơn có một hệ thống các cửa khẩu lớn nhỏ giao lưu với Trung Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và đường sắt Đồng Đăng), 2 cửa khẩu quốc gia (Chi Ma - huyện Lộc Bình, Bình Nghi - huyện Tràng Định) và 7 cặp chợ biên giới: Tân Thanh, Cốc Nam, Nà Hình (huyện Văn Lãng), Bảo Lâm, Ba Sơn (huyện Cao Lộc), Nà Nưa (huyện Tràng Định), Bản Chắt (huyện Đình Lập). Ngoài ra còn có các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52 đường buôn bán tiểu ngạch khác. Một số cửa khẩu được trang bị tốt về cơ sở hạ tầng như cửa khẩu Hữu Nghị, Đồng Đăng đã mở rộng đường, xây thêm tuyến đường mới, nâng cấp nhà ga, kho bãi và cải cách các thủ tục xuất nhập cảnh; Tân Thanh tuy chỉ là chợ biên giới nhưng cơ sở hạ tầng được xây dựng khá tốt với hệ thống chợ, các cửa hàng miễn thuế và nhiều ưu đãi trong xuất nhập khẩu. Các khu KTCK: Lạng Sơn có Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 748/QĐ - TTg ngày 11/9/1997 và Quyết định số 55/2008/QĐ - TTg ngày 28/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ. [15]. Theo quyết định này, phạm vi Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được xác lập tại phía Bắc tỉnh Lạng Sơn với diện tích 394 km2, bao gồm: thành phố Lạng Sơn mở rộng; thị trấn Đồng Đăng, thị trấn Cao Lộc và các xã Thụy Hùng, Phú Xá, Hồng Phong, Tân Liên, Song Giáp, một phần xã Bình Trung - huyện Cao Lộc; các xã Tân Thanh, Tân Mỹ - huyện Văn Lãng; một phần xã Vân An huyện Chi Lăng và xã Đồng Giáp - huyện Văn Quan. Việc hình thành khu KTCK ở Lạng Sơn có ý nghĩa rất quan trọng: khu KTCK phân thành các khu chức năng rõ ràng, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, với nhiều ưu đãi dành cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tại đây; năng lực trung chuyển và tiếp nhận hàng hoá ngày càng được nâng lên. Điều này đã thu hút mạnh các hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu qua địa bàn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Lạng Sơn; góp phần cải thiện đời sống nhân dân đặc biệt là người dân các xã vùng biên. Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn giữ vai trò trọng yếu là đầu mối giao lưu quan trọng của tuyến hành lang kinh tế và vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ; trở thành trục tứ giác kinh tế trọng điểm Lạng Sơn - Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53 Hình 2.3: BẢN ĐỒ KINH TẾ CHUNG TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2009 Nguồn: Tác giả biên vẽ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54 - Hệ thống chợ: Lạng sơn có một số chợ lớn như: Đông Kinh, Kỳ Lừa được coi là các chợ đầu mối của tỉnh. Hàng hoá nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn với số lượng lớn được đưa về các chợ đầu mối này, sau đó mới vận chuyển đi tiêu thụ ở các tỉnh khác, một số được bán lẻ ngay tại chợ cho người dân trong tỉnh, thương nhân và khách du lịch từ các nơi khác đổ về. Ngoài ra có nhiều chợ trung tâm cụm xã, các chợ đường biên giới được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp nhằm đáp được nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân, trong đó có chợ Tân Thanh trở thành chợ biên giới sầm uất, hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, mua sắm hàng hoá đủ loại thời trang, đôi khi giá rẻ bất ngờ. 2.3.2. Những chuyển biến của hoạt động kinh tế cửa khẩu 2.3.2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu nói chung Giai đoạn 1991 - 1995, quan hệ thương mại giữa hai nước mới được khai thông, hàng hoá trao đổi buôn bán giữa hai nước tăng lên nhanh chóng. Do đó, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh: năm 1991 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 23,7 triệu USD, đến năm 1995 đạt 272 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn này đạt 84,08%. Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Lạng Sơn thời kì 1991 - 2009 Đơn vị: 1.000 USD/ % Năm Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Tốc độ phát triển 1991 23.689 + 100 1993 70.487 + 197,6 1995 272.038 + 285,9 1997 333.000 + 22,4 1999 289.200 - 13,2 2001 618.500 + 113,9 2003 212300 - 65,7 2005 403.400 + 90 2007 985.000 + 144,2 2009 1.310.000 + 33 Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn, 1999 - 2004 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55 Giai đoạn 1996 – 2000 : tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình là 25,9 % / năm. Giai đoạn 2001 - 2003: Tháng 4 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành về chính sách đối với khu KTCK biên giới áp dụng chung cho tất cả các KKTCK trong cả nước. Theo đó, tỉnh Lạng Sơn đã hình thành khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn; điểm cửa khẩu Bình Nghi và các cặp chợ là Bảo Lâm, Bản Chắt, Nà Nưa đã được mở để thông thương hàng hoá. Tuy nhiên giai đoạn này tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bị giảm, tốc độ phát triển bị âm trong ba năm liên tiếp. Nguyên nhân là do sự thay đổi chiến lược xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Giai đoạn 2004 đến nay: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đều qua các năm, tốc độ phát triển trung bình giai đoạn 2004 - 2008 đạt 60,45%. Tri ệ u USD 1400 1310 1200 985 1000 800 618.5 Tổng KN XNK 600 400 200 272 23.7 333 403.4 289.2 212.3 70.5 0 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 Năm Nguồn: Xử lý số liệu từ Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn 1994 - 2009 Hình 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1991 - 2009 2.3.2.2. Phân hoá kim ngạch xuất nhập khẩu Từ khi hai nước kí hiệp định thương mại mở cửa thông thương tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng qua các giai đoạn: giai đoạn 1991 - 2000 tăng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56 15,9 lần trong đó xuất khẩu tăng 16,7 lần, nhập khẩu tăng 13,76 lần. Giai đoạn 2001 - 2008 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 9,59 lần, trong đó xuất khẩu tăng 8,89 lần, nhập khẩu tăng 10,4 lần. (Bảng 2.5) Từ khu vực luôn nhập siêu giai đoạn 1991 - 1994 đến giai đoạn 1995 2001 Lạng Sơn là khu vực xuất siêu. Riêng năm 2000 giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 250% so với nhập khẩu và là năm có hoạt động xuất khẩu nhộn nhịp nhất giai đoạn 1991 - 2003. Từ năm 2002 đến nay tỷ trọng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu. Bảng 2.5: Phân hoá kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1991 - 2009 Đơn vị: 1.000 USD/ % Năm XN XK 1.000 USD KN NK Tỷ trọng (%) 1.000 USD Tỷ trọng (%) Cán cân XNK 1991 11.171 47,2 12.518 52,8 - 1.347 1993 16.626 23,6 53.861 76,3 - 37.2350 1995 145.999 53,7 127.000 46,3 + 18.999 1997 205.000 61,6 128.000 38,4 + 77.000 1999 193.369 66,9 95.797 33,1 + 97.572 2001 412.700 66,7 205.800 33,3 + 206.900 2003 55.978 28,2 156.285 71,8 - 100.307 2005 92.600 23,0 310.800 77,0 - 218.200 2007 270.000 27,4 715.000 72,6 - 445.000 2009 361.000 27,56 949.000 72,44 - 588.000 Nguồn: Xử lý số liệu từ Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn 1994 - 2009 Nguyên nhân chủ yếu là do có sự thay đổi về quản lí Nhà nước về cơ chế XNK từ phía Trung Quốc đối với hàng hoá của Việt Nam. Tuy nhiên phía địa phương tỉnh Lạng Sơn đã chủ động tổ chức các buổi tiếp xúc, đàm phán, trao đổi với phía đối tác nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Do đó, từ 2005 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57 đến nay tình hình có khả quan hơn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tăng song nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu tại cửa khẩu và biên giới Lạng Sơn bao gồm XNK chính ngạch, tiểu ngạch, kinh doanh hàng hoá quá cảnh và hàng tạm nhập tái khẩu. Trong đó kinh doanh XNK tiểu ngạch chiếm tỷ trọng lớn, xuất khẩu tiểu ngạch phát triển chủ yếu ở các cửa khẩu phụ và chợ biên giới Lạng Sơn. (Hình 2.5) 100% 80% TiÓu ng¹ch 60% 40% ChÝnh ng¹ch 20% 0% 1991 1993 1995 1997 1999 Năm 2000 Nguồn: Xử lý số liệu từ Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn 1994 - 2009 Hình 2.5: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu phân theo hình thức chính ngạch và tiểu ngạch thời kì 1991 - 2000 Thời kì đầu mở cửa hàng hoá đi theo đường chính ngạch thường là khá thấp. Đến tháng 5/ 1995 Chính phủ Việt Nam đưa ra một loạt văn bản, chỉ thị nhằm quản lí chặt chẽ các hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung trong đó quy định rõ ràng về nguyên tắc hạn chế những quy mô xuất nhập khẩu tiểu ngạch; sau này Chính phủ Việt Nam có sửa đổi chính sách trong cách quản lí các cửa khẩu, thu thuế và biểu thuế do đó tỷ trọng xuất nhập khẩu chính ngạch tăng lên. Đặc biệt là từ khi Chính phủ cho địa phương thực hiện thí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58 điểm theo Quyết định 748/ TTg (theo quyết định này địa phương được đầu tư trở lại không quá 50 % tổng thu ngân sách trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu trong thời gian 5 năm 2001 - 2005) cũng là động lực khiến cho hàng hoá chính ngạch tăng mạnh. Ngoài ra, sự thay đổi tỷ lệ xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch là do chịu ảnh hưởng của thay đổi chính sách của Trung Quốc khá nhanh qua các năm. Năm 2001, Trung Quốc áp dụng mậu dịch tiểu ngạch biên giới, do đó xuất nhập tiểu ngạch tăng mạnh mẽ. Đến năm 2002, Trung Quốc có sự thay đổi về chính sách và sự quản lí của Nhà nước và địa phương chủ yếu bốn mặt: một là Bộ kinh tế mậu dịch đối ngoại mở cửa khống chế số lượng của xí nghiệp mậu dịch tiểu ngạch biên giới; hai là, địa phương đưa ra chính sách khuyến khích đối với xuất khẩu tiểu ngạch biên giới… Sự thay đổi các mặt này đều có lợi cho phương thức mậu dịch tiểu ngạch biên giới và xí nghiệp mậu dịch tiểu ngạch biên giới mở rộng kinh doanh, mức độ chính sách khuyến khích của địa phương tương đối lớn là nhân tố chủ yếu kích thích xuất khẩu mậu dịch tiểu ngạch biên giới. Năm 2004, kế hoạch “Thu hoạch thời kì đầu ” và Hiệp nghị rau quả Trung Quốc - Thái Lan có ảnh hưởng bất lợi đến xuất nhập khẩu của Việt Nam sang trung Quốc. Cùng với kế hoạch “ thu hoạch thời kì đầu ” của Trung Quốc với các nước ASEAN bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 - 1- 2004, Nhà nước bãi bỏ chính sách ưu đãi nhập khẩu hoa quả tiểu ngạch biên giới mà Quảng Tây vốn được hưởng trước đây, tức là chính sách thuế quan nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng khiến cho nhập khẩu hoa quả tiểu ngạch biên giới không có ưu thế. Hai là, thay đổi con đường lưu chuyển hàng hoá vốn có. Sản phẩm kế hoạch thu hoạch thời kì đầu và sự khác biệt về thuế tổng hiệp nghị rau quả Trung - Thái dẫn đến lượng mậu dịch hoa quả của Thái Lan ở cửa khẩu Quảng Đông tăng lên rất nhanh. Do đó thị phần sản phẩm cùng loại của Việt Nam ở thị trường Trung Quốc teo lại, sức cạnh tranh giảm xuống và lâu dài hơn là ảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59 hưởng đến quy mô mậu dịch trước đây qua Quảng Tây xuất sang Việt Nam và toả đi các nước bán đảo Trung Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô xuất nhập khẩu của Quảng Tây và Việt Nam. Trong năm 2003 và quý I năm 2004 tỉnh Quảng Tây không thực hiệc chính sách khuyến khích xuất khẩu tiểu ngạch biên giới do đó kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua các cửa khẩu tỉnh Quảng Tây với Lạng Sơn lại giảm xuống. 2.3.2.3. Hoạt động xuất khẩu Hàng hoá trong cả nước được xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn với khối lượng lớn. Bảng 2.6 : Kim ngạch xuất khẩu qua tỉnh Lạng Sơn 1991 - 2009 Trong đó KN XK Năm ( tỉ VNĐ / *1000 USD ) Chính ngạch Tỷ lệ (%) Tiểu ngạch Tỷ lệ (%) 1991 89,6 57,4 64,0 32,2 36 1993 404,2 349,8 86,5 54,4 13,5 1995 1.560,0 1.400,0 89,7 160,0 10,3 1997 2.521,0 2.284,0 90,6 237,0 9,4 1999 2.780,7 2.246,7 80,8 534,0 19,2 2001* 410,2 253,9 61,9 156,3 38,1 2003* 41,9 28,5 68,0 13,4 32,0 2007* 25.516 20.3 79,7 5180 20,3 2009* 361.000 305.1 84,5 55.9 15,5 Nguồn: Xử lý số liệu từ Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn 1994 - 2009 Ghi chú : * đơn vị tính 1.000 USD cho các năm 2001- 2009 Các mặt hàng của Việt Nam khi xuất khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn có thị trường tiêu thụ chính là tỉnh Quảng Tây, một phần hàng hoá đi sâu vào nội địa Trung Quốc. Quảng Tây là tỉnh có nhiều cửa khẩu giáp với Lạng Sơn, là thị trường gần với Lạng Sơn, có giao thông thuận lợi, lại có nhu cầu lớn về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60 nguyên liệu và các mặt hàng nông sản, thuỷ sản của Việt Nam. Trong khi đó Lạng Sơn với vị trí thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh trong cả nước và với Trung Quốc, do đó đã thu hút nguồn hàng từ các tỉnh trong cả nước xuất nhập khẩu qua đây. (Bảng 2.6) Giai đoạn 1991 đến nay kim ngạch xuất khẩu qua Lạng Sơn tăng. Nguyên nhân là do từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, Chính phủ hai nước đã có những chính sách ưu đãi trong việc xuất nhập khẩu ở khu vực cửa khẩu. Trung Quốc đề ra nhiều chính sách cụ thể để khuyến khích và thúc đẩy buôn bán biên giới như: hàng hoá của Việt Nam xuất sang Trung Quốc nếu có trị giá nhỏ hơn 3.000 nhân dân tệ / ngày thì được miễn thuế (tăng gấp 3 lần so với định mức trước đây); đối với các doanh nghiệp mậu dịch tiểu ngạch biên giới của Trung Quốc được miễn 50 % thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng; Trung ương uỷ quyền rộng rãi cho Chính quyền tỉnh khu tự trị biên giới để điều hành và quyết định các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy buôn bán biên giới. Mặt khác Trung Quốc có chính sách ưu tiên cho các thành phố mở cửa biên giới trong đó có Bằng Tường giáp với cửa khẩu của Lạng Sơn được phân cấp quản lí thu thuế biên mậu theo nguyên tắc mức thuế mặt hàng cùng chủng loại cấp tỉnh qui định phải thấp hơn mức thuế của TW; cấp huyện, thị phải thấp hơn mức thuế của cấp tỉnh và chỉ áp dụng đối với các cửa khẩu địa phương, còn các cửa khẩu quốc tế do hải quan thu theo mức thuế của TW. Với qui định trên thì mức thuế áp dụng cho cửa khẩu ở Bằng Tường khá thấp, do đó các doanh nghiệp phía Bằng Tường đã tích cực nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam qua các đường tiểu ngạch của Lạng Sơn như Tân Thanh. Tuy nhiên từ năm 2001 đến nay kim ngạch xuất khẩu của Lạng Sơn có sự giảm sút và diễn biến không đều. Nguyên nhân do ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách biên mậu của Trung Quốc. Hàng hoá xuất nhập khẩu qua các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61 cửa khẩu biên giới Việt - Trung đều phải chịu thuế quốc mậu cao hơn nhiều so với trước đây. Có những mặt hàng nâng biểu thuế lên 50% (như thuỷ hải sản tươi sống). Đây là chính chính sách dùng biên mậu để thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế kém lợi thế của Trung Quốc. Sau hơn 10 năm hưởng quy chế ưu đãi nhập khẩu hàng hoá tiểu ngạch, khu vực các huyện và địa bàn giáp với tỉnh Lạng Sơn của Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, dân cư và xã hội. Từ thành công này Trung Quốc tiếp tục áp dụng ưu tiên phát triển các tỉnh như Vân Nam giáp phía Tây Bắc Việt Nam. Vì vậy đối với hạn ngạch nhập khẩu tỉnh Quảng Tây không còn được hưởng nhiều ưu đãi như trước nữa. Sau khi Trung Quốc áp dụng chính sách thu thuế quốc mậu ở các khu vực biên giới Quảng Tây thì nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã phải chuyển địa điểm buôn bán sang các cửa khẩu biên giới khác nhất là qua cửa khẩu tỉnh Lào Cai. Do đó, kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn giảm đáng kể. Về cơ cấu hàng xuất khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn năm 2008: nhóm hàng nông sản chiếm 34,9% ; nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 14,8% ; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 1,2%. Các nhóm hàng khác chiếm 49,1%. [4]. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là: hoa hồi và các sản phẩm từ hồi, gỗ thông, nhựa thông, ván sàn, sắn khô, vải sấy, ngô, gỗ xẻ. Trong đó, hồi là cây có nhiều tiềm năng để phát triển như khí hậu, đất, được đầu tư vốn và kĩ thuật trồng, khai thác. Đến năm 2009 toàn tỉnh có khoảng 5.834 tấn hoa hồi, có giá trị xuất khẩu cao. Các mặt hàng nông sản khác được khai thác từ các tỉnh xuất khẩu qua Lạng Sơn đó là: cao su, dầu dừa, chuối xanh, nhãn quả khô, hạt điều, mít, hàng thuỷ hải sản. 2.3.2.4. Hoạt động nhập khẩu Từ khi mở cửa biên giới trở lại cho phép thông thương, kim ngạch nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn tăng nhanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62 Những năm đầu mở cửa tỷ trọng nhập khẩu tiểu ngạch cao hơn nhập khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, từ năm 1991 đến 1999 tỷ trọng nhập khẩu chính ngạch ngày càng có xu hướng tăng từ 47,2% năm 1990 lên 85,9% năm 1999. Tỷ trọng nhập khẩu tiểu ngạch giảm mạnh từ 52,8% năm 1991 xuống 14,1% năm 1999. Bảng 2.7: Kim ngạch nhập khẩu qua tỉnh Lạng Sơn 1991 - 2009 Năm 1991 KN NK (tỉ VND/1000 USD 90,6 Trong đó Chính ngạch Tỷ lệ (%) Tiểu ngạch Tỷ lệ (%) 42,8 47,2 47,8 52,8 1993 733,0 372,0 50,8 361,0 49,2 1995 1.400,0 900,0 64,3 500,0 35,7 1997 1.573,5 1.112,0 70,7 461,5 29,3 1999 1.666,7 1.431,0 85,9 235,7 14,1 2001* 189.000 116.991 61,9 72.009 39,2 2007* 715.000 569.855 79,7 145.145 21,3 2009* 949.000 801.905 84,5 147.095 17,1 Chú giải: * Đơn vị tính 1.000 USD cho các năm 2001 - 2009 Nguồn: Xử lý số liệu từ Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn 1994 - 2009 Hàng nhập khẩu qua khu vực Lạng Sơn bao gồm: nguyên liệu hoá dược (dược liệu, dược phẩm, hoá chất, nguyên liệu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…); máy móc thiết bị, phụ tùng ( thiết bị y tế, thiết bị ngành dệt, bình cứu hoả, phương tiện vận tải, động cơ máy nổ, máy nông nghiệp và phụ tùng); thiết bị toàn bộ (dây chuyền sản xuất đường, sản xuất xi măng); vật liệu công nghiệp (dây điện thoại, gạch chịu lửa, vật liệu xây dựng); hàng tiêu dùng (xe máy, đồ điện tử, hàng may mặc, giày dép, đồ dùng gia đình; hoa quả tươi các loại. Trung Quốc là thị trường có nhiều sản phẩm hàng hoá tương tự Việt Nam, chất lượng trung bình nhưng giá rẻ, mẫu mã đẹp, phong phú nên tính cạnh tranh cao phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của phần lớn người dân lao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63 động nên được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường Việt Nam. Phần lớn hàng nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn được cung ứng cho các tỉnh đồng bằng và các tỉnh phía nam. Trong số các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam có một lượng lớn hàng nhập lậu trốn thuế. Tình trạng buôn lậu tại các cửa khẩu và cặp chợ đường biên diễn biến rất phức tạp, công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại gặp nhiều khó khăn. 2.3.2.5. Phân hoá hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu Lạng Sơn a) Tỷ trọng XNK của khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn so với tổng kim ngạch XNK trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Từ khi tỉnh Lạng Sơn được Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn đây là một khu kinh tế tổng hợp đa chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế với xã hội, quốc phòng an ninh, trong đó lĩnh vực mũi nhọn là kinh tế cửa khẩu. Trong địa bàn Khu KTCK Đồng Đăng Lạng Sơn phân thành hai khu chức năng chính là khu thuế quan và khu phi thuế quan với nhiều ưu đãi từ Chính phủ và địa phương. Do đó, đó thu hút nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và đầu tư. Kim ngạch XNK qua Khu KTCK chiếm tỷ trọng cao. 2009' 1999' 11% 14% 89% 86% Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn Các cửa khẩu khác Nguồn: Xử lý số liệu từ Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn Hình 2.6: Phân hoá kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Lạng Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64 Năm 1999, tổng kim ngạch XNK của Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn chiếm 86% tổng kim ngạch XNK của toàn tỉnh, đến năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 89%; KN XNK qua Khu KTCK chiếm tỷ trọng cao là một lợi thế để khuyến khích đầu tư vào Khu KTCK, qua đó làm tăng vai trò của ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn toàn tỉnh và thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động khác trong Khu KTCK. (Hình 2.6) b) Phân hoá hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu Lạng Sơn Với vị trí địa lí thuận tiện trong vận chuyển hàng hoá và tính chất biên mậu của từng cửa khẩu mà hoạt động XNK tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn có sự phân hoá về tỷ trọng kim ngạch XNK và khối lượng hàng hoá. (Bảng 2.8). Bảng 2. 8: Phân hoá hoạt động xuất nhập khẩu các cửa khẩu Lạng Sơn 2004 2009 Tên cửa Lượng Tỷ KN XNK Lượng Tỷ KN XNK khẩu hàng trọng (Triệu hàng trọng (Triệu (1000 Tấn) (%) USD) (1000 Tấn) (%) USD) Tổng cộng 1.097.191 100 463,4 4.412.823 100 1.593,7 1. Hữu Nghị 55.093 5,0 174,9 519.950 11,8 728,9 2. Đồng Đăng 381.342 34,8 64,3 318.900 7,2 214 3. Tân Thanh 613.200 55,8 124,8 3.487.275 79,0 427,9 851 0,1 14,1 5.959 0,1 29,6 46.705 4,3 24,3 80.739 1,8 100,3 4. Cốc Nam 5. Chi Ma Nguồn: Xử lý số liệu từ Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn Nhìn chung từ 2004 cho đến nay, khối lượng hàng hoá qua các cửa khẩu tăng khá đều chỉ có cửa khẩu Đồng Đăng lượng hàng xuất khẩu giảm. Hiện nay, chợ biên giới Tân Thanh có khối lượng hàng hoá vận chuyển lớn nhất, đứng thứ hai là cửa khẩu Hữu Nghị song về kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất là cửa khẩu Hữu Nghị, tiếp theo là Tân Thanh. (Hình 2.7) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65 2% 6% 6% N¨m 2009 46% 27% 13% 1. CK H÷u NghÞ 4. CK Cèc Nam 2. CK §ång §¨ng 5.Chi Ma 3. CK T©n Thanh 6. Cöa khÈu kh¸c Hình 2.7: Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Lạng Sơn Nguồn: Xử lý số liệu từ Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn • Cửa khẩu Hữu Nghị: Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị thuộc địa bàn thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, nằm ở cột mốc 1116 dọc 2 bên quốc lộ 1A giới hạn từ điểm giáp biên giới Việt - Trung về đến giáp khu đô thị của thị trấn Đồng Đăng; cách thị trấn Đồng Đăng 4 km về phía Bắc, tiếp nối với đường 1 A về phía bên kia biên giới là QL 322 của Trung Quốc. Cửa khẩu Hữu Nghị có quy mô 124 ha, có lợi thế về giao thông: đường sắt và đường bộ, do vậy hoạt động kinh tế chính của khu cửa khẩu quốc tế chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Đây là cửa khẩu có khối lượng hàng hoá trao đổi đứng thứ hai song lại có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đứng đầu so với các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh. Năm 2004 chiếm 37,7 % kim ngạch xuất nhập khẩu nhưng chiếm 46,9% tổng thu thuế xuất nhập khẩu của tỉnh. Năm 2003 kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm 45,7 và thu thuế chiếm 26,4%. Hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị chủ yếu là hàng chính ngạch chiếm hơn 95% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cửa khẩu. Những mặt hàng xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu nghị chủ yếu là: rau quả, hải sản, nhân hạt điều, hạt tiêu. Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: máy móc thiết bị, linh kiện xe máy, hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66 Từ khi mở cửa với Trung Quốc lượng hàng hoá lưu thông qua cửa khẩu cửa khẩu Hữu Nghị không ngừng tăng. Tuy nhiên từ 01/ 4/ 2000 Nghị định thư về vận tải quốc tế đường bộ giữa Chính phủ hai nước được thực hiện thì lượng hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị có sự giảm sút, do đó doanh thu cũng bị giảm. Hữu Nghị là cửa khẩu quốc tế không có đường mòn hai bên cánh gà của cửa khẩu nên việc nhập lậu hàng hoá chủ yếu dưới hình thức gian lận thương mại. • Chợ biên giới Tân Thanh Chợ biên giới Tân Thanh có vị trí địa lí và giao thông thuận lợi cho phát triển thương mại. Khu vực chợ biên giới Tân Thanh là một thung lũng lớn có diện tích 120 ha, phía Bắc tiếp giáp đường biên giới Việt - Trung, phía Nam là QL 1A (Pác Luống), phía Đông và phía Tây được bao bọc bởi các dãy núi cao, có một con đường duy nhất đi vào cửa khẩu nên thuận lợi cho việc xây dựng một khu thương mại có hàng rào cách biệt với bên ngoài. Nằm cách thành phố Lạng Sơn 22 km và cách Bằng Tường 14 km, đối diện với khu vực Tân Thanh là khu thương mại Pò Chài và thị trấn Bằng Tường - là khu vực đang được đầu tư tương đối hoàn chỉnh cùng những chính sách biên mậu thông thoáng, linh hoạt của Chính phủ (Trung Quốc) và là thị trường nhiều triển vọng cho xuất khẩu của Việt Nam. Bằng Tường là thị trường trung chuyển hàng hoá, có khả năng tiêu thụ hàng nông, lâm, hải sản, nguyên liệu của Việt Nam và các nước ASEAN với yêu cầu chất lượng không khắt khe như các thị trường Tây Âu và Nhật Bản. Đồng Thời thị trường Bằng Tường còn có khả năng cung ứng các loại nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hàng tiêu dùng với giá rẻ và thực hiện các dịch vụ ngoại thương cho các nước khác. Đây là những yếu tố thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67 So với các cửa khẩu của Lạng Sơn thì khu vực chợ biên giới Tân Thanh có khối lượng hàng vận chuyển lớn nhất, kim ngạch xuất xuất khẩu đứng thứ hai sau cửa khẩu Hữu Nghị song nguồn thu thuế lại cao nhất. Trong tổng kim ngạch XNK tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh kim ngạch xuất khẩu thường chiếm từ 30 - 40%, kim ngạch nhập khẩu chiếm 50 60%. Nguyên nhân của tình hình trên là do trường Việt Nam có nhu cầu lớn về nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, hoa quả tươi khô (như chuối, vải, mít, nhãn, dưa hấu), các loại quặng thô, một số ít hàng thủ công mỹ nghệ. hàng nhập khẩu là các vật tư nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước. Ngoài xuất nhập khẩu hàng hoá, chợ biên giới Tân Thanh còn mở cửa xuất nhập cảnh cho dân cư hai nước, do đó đã thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, đẩy mạnh giao lưu kinh tế qua biên giới, đồng thời tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Việc nhập lậu hàng hoá qua cửa khẩu Tân Thanh diễn biến rất phức tạp bởi hai bên cánh gà cửa khẩu Tân Thanh có nhiều đường mòn lối tắt nên các đối tượng buôn lậu đã lợi dụng địa hình để thuê công nhân vận chuyển vác hàng qua đường mòn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng rồi vận chuyển bằng xe nhỏ để tiêu thụ trong nội địa. Mặt khác số lượng xe du lịch và xe chở khách vào tham quan, mua sắm hàng ngày ở khu vực cửa khẩu rất đông, một khối lượng lớn hàng nhập lậu đã được vận chuyển bằng các xe này dưới nhiều thủ đoạn để trốn thuế rồi tiêu thụ trong nội địa. Sự phát triển của khu vực chợ biên giới Tân Thanh với nhiều chính sách ưu đãi đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến kinh doanh hàng xuất nhập khẩu tại đây, hình thành đầu ra cho hàng hoá sản xuất của các vùng trong cả nước. Từ một vùng biên giới khó khăn, Tân Thanh đã trở thành khu vực cửa khẩu sôi động, hướng tới một kiểu đô thị biên giới. Sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68 phát triển của khu vực cửa khẩu Tân Thanh đã tạo việc làm cho lao động, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho người dân địa phương và người dân cư trú tại đây. Với cơ chế, chính sách ưu đãi ngày càng thông thoáng, đặc biệt là triển khai cơ chế “một cửa, một đầu mối ” khu vực cửa khẩu Tân Thanh ngày càng có nhiều cơ hội thay đổi mạnh mẽ, nhanh chóng vươn lên ngang tầm của một thị trấn cửa khẩu quốc gia. • Ga đƣờng sắt quốc tế Đồng Đăng Nằm trên địa bàn thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc. Từ năm 1908 ga Đồng Đăng nằm trên tuyến đường sắt Hà Nội - Nam Quan được đưa vào khai thác, ban đầu chỉ là một điểm đỗ, sau đó thành 1 ga quy mô nhỏ. Từ năm 1945, nhất là từ năm 1955 đến nay ga Đồng Đăng làm nhiệm vụ liên vận quốc tế của ngành đường sắt. Cho đến nay Đồng Đăng đã trở thành 1 ga lớn trong hệ thống đường sắt Việt Nam, lại nằm trên tuyến giao thông của đường sắt liên Á và là trục đường sắt quan trọng của vành đai kinh tế Bắc - Nam trong „„ chiến lược hợp tác Việt - Trung ’’ do hai nhà nước kí kết ngày 11/4/2007. Hàng hoá xuất nhập khẩu qua ga này chủ yếu là hàng chính ngạch. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng không ngừng tăng do đó nguồn thu thuế cũng tăng lên: năm 2004 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 81,2 triệu USD, thu thuế 66,6 triệu đồng; năm 2005: kim ngạch xuất nhập khẩu: 64,3 triệu USD, thu thuế 67,3 triệu đồng; năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu: 114 triệu USD, thu thuế đạt 135,3 triệu đồng ; năm 2009 kim ngạch xuất nhập khẩu: 214 triệu USD, thu thuế đạt 278,9 triệu đồng. Kim ngạch xuất nhập khẩu và thu thuế xuất nhập khẩu qua ga đứng thứ 3 sau cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh. Hàng hoá nhập khẩu qua ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng chủ yếu là: thiết bị, máy móc, đạm urê, gạch chịu lửa, linh kiện xe máy, máy xúc, máy ủi hàng nhập khẩu gần như chiếm 100% tổng kim ngạch. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69 • Cửa khẩu Chi Ma Nằm cách thị trấn Lộc Bình 14 km, cách TP Lạng Sơn 34 km, cửa khẩu Chi Ma được nối liền với thị trấn Lộc Bình và TP Lạng Sơn bằng QL 4B, đồng thời đi thị trấn Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. Bên kia cửa khẩu là thị trấn Ái Điểm thuộc huyện Ninh Minh, Quảng Tây - Trung Quốc. Các hoạt động kinh tế chủ yếu của Cửa khẩu Chi Ma: xuất nhập khẩu; thương mại, du lịch, dịch vụ; sản xuất gia công chế biến tái chế hàng xuất nhập khẩu. Hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này ngày càng tăng. Năm 2000 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 7,06 triệu USD chiếm 0,9% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả tỉnh thì đến năm 2004 tăng lên 24,3 triệu USD, chiếm 5,2%; năm 2009 khối lượng hàng qua cửa khẩu này chiếm 1,8%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên 100,3 triệu USD, chiếm 6,3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả tỉnh. Hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu Chi Ma chủ yếu là hàng nông sản giá trị thấp như cá mực, chuối xanh, nhãn, xoài, cao xu sơ chế, nhân hạt điều đã qua sơ chế… Hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu thuốc bắc, đá xẻ, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, giày dép, hàng sắt, hoa quả và làm nhiệm vụ chuyển khẩu. Do kim ngạch nhập khẩu ở đây gần như chiếm 100 %, mặt khác hàng xuất khẩu tiểu ngạch thường là những mặt hàng có thuế xuất bằng 0 nên nguồn thu thuế qua cửa khẩu này chủ yếu là từ thuế nhập khẩu. Về tình trạng nhập lậu qua cửa khẩu này ít xảy ra, đặc biệt là qua các đường mòn ở khu vực xa cửa khẩu vì các đường mòn hai bên cánh gà của cửa khẩu địa hình khá bằng phẳng nhưng bị quản lí chặt chẽ. • Cửa khẩu Cốc Nam (Cổng Trắng) Nằm trên địa bàn xã Tân Mỹ huyện Văn Lãng, là cửa khẩu tiểu ngạch có địa bàn quản lí rộng với hơn 4km chiều dài đường biên giới. Đây là địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70 điểm thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc vào Việt Nam nhưng lại không thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Tại cửa khẩu Cốc Nam, hàng ngày có khoảng 300 - 350 lượt người Việt Nam xuất cảnh sang Trung Quốc, trong đó mục đích thương mại chiếm hơn 90%, còn lại là mục đích thăm thân. Năm 2009 khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua đây đạt 5.959 tấn, chiếm 0,1% tổng hàng hoá xuất nhập khẩu của tỉnh, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 29,6 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu chiếm 10%, còn kim ngạch nhập khẩu chiếm 90% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu. Hàng xuất khẩu qua cửa khẩu này chủ yếu là hàng tiểu ngạch bao gồm hàng nông sản (long nhãn, quả vải khô, mực, cua,…) một số hàng thủ công mỹ nghệ, các loại quặng thô và bột giặt. Hàng nhập khẩu bao gồm: Nhựa PVC, bản kẽm dùng trong công nghiệp in, nắp chai, bìa giấy, hoa quả tươi, hành tỏi khô, hàng gia dụng… ngoài ra các hộ kinh doanh Trung Quốc kinh doanh tại chợ chủ yếu là đồ dùng gia đình, hàng điện tử, quần áo may sẵn, giày dép, đồ chơi trẻ em. Cửa khẩu Cốc Nam có nhiều đường tắt, đường mòn hiểm trở sang phía Trung Quốc do vậy đây là điểm nóng nhất của buôn lậu hàng hoá trên tuyến biên giới Việt - Trung thuộc địa phận Lạng Sơn, là địa điểm thuận lợi cho việc tập kết hàng của Trung Quốc rồi nhập lậu vào Việt Nam. Điển hình là vụ bắt hàng nhập lậu tại hang Rơi năm 2001. Đối với Trung Quốc hoạt động xuất khẩu hàng hoá qua cửa khẩu này vào Việt Nam khá nhộn nhịp, trong đó có một lượng hàng lớn được vận chuyển lậu vào Việt Nam bằng đường mòn. Những mặt hàng nhập lậu qua cửa khẩu này gồm: ti vi, điều hoà nhiệt độ, đầu đĩa CD, điện thoại di động, đài, quạt, máy bơm nước, nồi cơm điện, phụ tùng xe đạp, quần áo may sẵn… điều này gây thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước và địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71 Ngoài các cửa khẩu chính, phụ Lạng Sơn còn có nhiều cặp chợ đường biên và các đường buôn bán tiểu ngạch khác như : Nà Hình (Văn Lãng), Bảo Lâm, Ba Sơn (Cao Lộc), Nà Nưa (Tràng Định), Bản Chắt (Đình Lập). Cặp chợ Nà Hình - Thuỵ Hùng nằm ngay sát biên giới, cách thị trấn Bằng Tường 7 km về phía Đông, việc phát triển cặp chợ đường biên này là rất cần thiết để giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa hai nước. Cho đến nay giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu qua khu vực này vẫn còn hạn chế. Nhân dân hai bên biên giới chủ yếu thăm thân, qua lại trao đổi hàng hoá thiết yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Hàng năm có khảng 1.200 - 1.400 lượt người Việt Nam xuất biên qua đường biên Nà Hình và số lượt người Trung Quốc nhập biên tăng từ 169 lượt năm 2000 lên 905 lượt năm 2003 và 2.320 lượt năm 2008. Cặp chợ Nà Hình - Thuỵ Hùng hiện nay nằm trong Khu KTCK Đồng Đăng Lạng Sơn được ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và được hưởng những ưu đãi dành cho Khu KTCK nên cặp chợ này sẽ có tiềm năng để phát triển. Tại các xã biên giới trình độ dân trí của người dân còn thấp, đời sống của dân địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, thêm vào đó có bộ phận lớn dân nhập cư là người lao động từ các tỉnh khác lên làm ăn sinh sống tại các xã cửa khẩu có trình độ dân trí thấp đã được các chủ hàng thuê khuân vác hàng lậu vượt biên giới làm cho an ninh khu vực các xã vùng biên mất ổn định. Hàng nhập lậu vào Việt Nam thường là các loại hàng có thuế suất cao, loại hàng dán tem… trong khi đó hàng xuất khẩu của ta giá trị thấp. 2.3.2.6. Hoạt động du lịch * Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch: Với những điều nhiên về tự nhiên, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là vị trí địa lý là cửa ngõ thông thương với Quảng Tây - Trung Quốc nên Lạng Sơn có thể phát triển du lịch với nhiều loại hình như: du lịch sinh thái, du lịch “biên giới” cửa khẩu, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch giải trí, ẩm thực, du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72 văn hoá tâm linh, du lịch văn hoá chợ. Vì vậy trong thời gian qua đã thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến Lạng Sơn Căn cứ vào hệ thống 5 cấp phân vị của vùng du lịch Việt Nam vào điều kiện cụ thể của tỉnh, Lạng Sơn đã phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch sau: • Điểm du lịch: Các điểm du lịch có sự độc đáo về tài nguyên du lịch và khả năng thu hút khách du lịch cao: Nhị Thanh - Tam Thanh, Nàng Tô Thị - thành Nhà Mạc, Mẫu Sơn, Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng, Chùa Tiên, đền Kỳ Cùng, đền Tả Phủ, ải Chi Lăng, đền Bắc Lệ. • Cụm du lịch: Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hình thành 5 cụm du lịch chính sau: Cụm du lịch trung tâm gồm thành phố Lạng Sơn và vùng phụ cận; cụm du lịch Bình Gia - Bắc Sơn; cụm du lịch Chi Lăng và vùng phụ cận; cụm du lịch Tràng Định và vùng phụ cận; cụm du lịch Lộc Bình. • Tuyến du lịch - Tuyến du lịch nội tỉnh: + Tuyến nội thành thành phố Lạng Sơn: Tam Thanh - Thành Nhà Mạc - Nàng Tô Thị - Chùa Tiên - Giếng Tiên - Đền Kỳ Cùng - thắng cảnh sông Kỳ Cùng. + Thành phố Lạng Sơn - cửa khẩu Hữu Nghị - Tân Thanh. + Thành phố Lạng Sơn - Hữu Liên - Bắc Sơn. + Thành phố Lạng Sơn - Mẫu Sơn. + Thành phố Lạng Sơn - Hang Gió - Ải Chi Lăng. + Bình Gia - Bắc Sơn (theo quốc lộ 4A). - Tuyến du lịch liên tỉnh / quốc tế: + Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Hội. + Lạng Sơn - Trà Cổ - Hạ Long - Cát Bà - Hải Phòng. + Lạng Sơn - Cao Bằng - Yên Bái - Vĩnh Phúc - Phú Thọ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73 + Lạng Sơn - Thái Nguyên - Bắc Kạn. + Lạng Sơn - Cửa khẩu Hữu Nghị - Trung Quốc. * Cơ sở hạ tầng du lịch: Trong những năm gần đây tỉnh đã tập trung đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, chợ mới phục vụ cho việc tham quan và mua sắm hàng hoá. Năm 2008 toàn tỉnh có 81 cơ sở lưu trú với hơn 1.300 phòng và trên 2.000 giường. Hệ thống khách sạn được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đến 3 sao. Lạng Sơn đang triển khái một số dự án đầu tư phát triển du lịch như tôn tạo, xây dựng mới khu du lịch Đèo Giang Văn Vỉ, hoàn chỉnh hạ tầng khu sinh thái văn hoá Tam Thanh, Nhị Thanh, thành Nhà Mạc, hồ Phai Loạn; triển khai dự án sân gôn quốc tế Lạng Sơn, đề án phát triển du lịch biên giới giữa Lạng Sơn và Quảng tây (Trung Quốc) điều này đã tạo nên màu sắc mới cho bức tranh du lịch Lạng Sơn. * Doanh thu du lịch: Số khách du lịch đến Lạng Sơn tăng khá nhanh, năm 2000: 99.163 người; năm 2005: 798.272 người; năm 2008: 676.180 người trong đó khách nội địa chiếm 98,8 %. Doanh thu du lịch tăng khá mạnh qua các năm, năm 2000 đạt: 19,16 tỷ đồng; năm 2005: 31,65 tỷ đồng; năm 2006: 28,27 tỷ đồng; năm 2007: 41,63 tỷ đồng; năm 2009: 72,66 tỷ đồng. Tuy nhiên nhiên du lịch Lạng Sơn hiện nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, hiệu quả phát triển du lịch chưa cao, chủ yếu dựa trên tiềm năng sẵn có, chưa có sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng. Mức độ đầu tư vào các khu, điểm du lịch còn chậm, chưa có sức hấp dẫn khách du lịch lưu lại dài ngày. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, ở dạng tiềm năng, chưa tạo ra giá trị kinh tế lớn. Chiến lược quảng bá, tiếp thị hình ảnh du lịch Lạng Sơn còn hạn chế, chưa rộng rãi. Do đó, với mức độ phát triển như hiện nay, ngành du lịch Lạng Sơn chưa thực sự tạo ra “đòn bẩy” cho nền kinh tế của tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74 2.4. TƢƠNG TÁC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG - LẠNG SƠN 2.4.1. Những tác động tích cực của KTCK tỉnh Lạng Sơn 2.4.1.1 Đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn So với các cặp cửa khẩu phát triển nhất khu vực biên giới Việt -Trung như Móng Cái - Đông Hưng, Đồng Đăng - Bằng Tường, Lào Cai - Hà Khẩu thì cặp cửa khẩu Đồng Đăng - Bằng Tường và các cặp cửa khẩu khác của Lạng Sơn với Trung Quốc có nhiều lợi thế để phát triển do một số yếu tố sau: (i) Địa hình của Lạng Sơn tương đối thấp, phổ biến là độ cao trung bình 252 m, do đó giao thông đi lại thuận tiện; vị trí thuận lợi do tiếp giáp với 3 huyện của tỉnh Quảng Tây là Long Châu, Bằng Tường và Ninh Minh; (ii) Lạng Sơn nằm trên đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng: QL1A, QL1B, QL4A, QL4B và tuyến đường sắt liên vận quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu với các vùng trong cả nước và với Trung Quốc; (iii) Đối trọng với cửa khẩu Đồng Đăng là cửa khẩu Bằng Tường cũng có vị trí và địa hình thuận lợi, có vùng thị trường tiêu thụ rộng lớn, mô hình tổ chức và quản lí tốt nhất trong khu vực các cửa khẩu biên giới Việt - Trung. (Hình 2.8) Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan và Ga đường sắt quốc tế Bằng Tường, hoạt động buôn bán sôi động. Chính phủ Bằng Tường có nhiều chính sách ưu đãi cho người và hàng hoá qua cửa khẩu, do đó đã thu hút lượng hàng hoá lớn xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này. Nhìn chung việc hình thành và phát triển các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, biệt là Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn đã tạo ra những chuyển biến tích cực, thúc đẩy phát triển KTXH của vùng biên giới, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và có tác động nhiều mặt tạo tiền để phát triển các khu vực khác trên địa bàn tỉnh; ngoài ra nó còn phát huy vai trò là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch, dịch vụ của vùng núi trung du Bắc Bộ của Việt Nam và thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc. Đồng thời đây cũng là khu vực có vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng. (Phụ lục 3). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75 Hình 2.8 : KTCK LẠNG SƠN TRONG KHÔNG GIAN VÙNG, LIÊN VÙNG 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76 Nguồn: Tác giả biên vẽ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77 Lạng Sơn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nền kinh tế của vùng, bởi các địa phương thuộc vùng núi trung du Đông Bắc có tiềm năng đất đai, tài nguyên khoáng sản (đá vôi, đất sét, than, quặng sắt) và hàng hoá nông lâm thuỷ sản phong phú. Đó là nguồn lực đầu vào cho Lạng Sơn thực hiện chức năng đầu ra trong tư cách là cửa ngõ xuất nhập khẩu với thế giới bên ngoài. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông kết nối các cửa khẩu trong tỉnh và giữa các tỉnh biên giới Việt - Trung sẽ tạo ra một hành lang kinh tế Đông - Tây dọc biên giới này, thúc đẩy việc thông thương giữa các cửa khẩu và đảm bảo kiểm soát anh ninh khu vực. [Hình 2.8] 2.4.1.2 Vai trò của kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn trong không gian vùng Đông Bắc Trong số 5 tỉnh biên giới có quan hệ kinh tế qua cửa khẩu với Trung Quốc, Lạng Sơn được đánh giá là địa bàn có hoạt động KTCK phát triển mạnh hơn về quy mô cũng như giá trị xuất nhập khẩu. (Bảng 2.9) Tỉnh Lạng Sơn chiếm gần 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các tỉnh biên giới Việt - Trung, trong đó tỷ trọng nhập khẩu hàng Trung Quốc qua Lạng Sơn chiếm hơn 1/3 so với hàng nhập khẩu trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung. Điều này cho thấy sức hút hàng hoá xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn là rất lớn. Bảng 2.9: Tỷ trọng xuất nhập khẩu của Lạng Sơn so với các tỉnh biên giới Việt - Trung năm 2007 Chỉ tiêu Lạng Sơn Biên giới Việt - Trung 1.000 USD Tỷ trọng (%) 1.000 USD Tỷ trọng (%) Tổng KN XNK 985.000 25,99 3.789.000 100 KN xuất khẩu 270.000 15,67 2.062.000 100 KN nhập khẩu 715.000 34,66 1.726.000 100 Cán cân thương mại - 445.000 +336.000 Nguồn: [24] [25] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78 Từ năm 2000 đến 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu có sự biến động lớn giữa các tỉnh biên giới Việt - Trung. Các tỉnh có sự biến động kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất là: Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai. Bảng 2.10 : Kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh biên giới Việt - Trung giai đoạn 2000 - 2007 Đơn vị: 1.000 USD Các tỉnh Kim ngạch xuất khẩu 2000 2005 Kim ngạch nhập khẩu 2007 Tổng 727.515 1.055.519 1.Quảng Ninh 200.000 865.000 2. Lạng Sơn 500.000 92.600 3. Cao Bằng 7.604 8.382 8.085 4. Hà Giang 2.993 3.321 5. Lào Cai 7.178 6. Lai Châu 7. Điện Biên 2000 2005 2007 2.062.682 279.262 698.894 1.726.620 1.375.000 338.000 866.000 310.800 715.000 72.959 13.193 18.067 6.084 1.050,3 5.498 4.945,3 22.132 26.470 3.713 29.333 117.492 9.168 63.410 16.289 1.230 1.620 4.200 572 674 753,8 310 450 906 - 270.000 200.000 Nguồn: [24] [25] [35] Từ năm 2000 đến nay kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Lạng Sơn đều giảm mạnh; trong khi đó kim ngạch xuất nhập của tỉnh Quảng Ninh lại tăng cả về tổng kim ngạch và tỷ trọng. Nguyên nhân do thị trường đầu ra không ổn định và do ảnh hưởng của sự thay đổi chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc đối với Việt Nam. Về hàng hoá xuất nhập khẩu: Việc xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu nào của Việt Nam là do nhu cầu của thị trường Trung Quốc, do sự trao đổi mua bán giữa các thương nhân hai nước và một phần do sự quy định của chính quyền địa phương biên giới Trung Quốc. Còn xuất khẩu hàng của Việt Nam qua các cửa khẩu một phần là sản phẩm của chính địa phương đó xuất ra và do nhu cầu mua bán của thương nhân hai nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79 Bảng 2.11: Phân hoá hàng xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung Tên cửa khẩu 1. Quảng Ninh 2. Lạng Sơn 3. Cao Bằng 4. Hà Giang 5. Lào Cai Hàng xuất khẩu Hàng nhập khẩu Tôm đông lạnh, mực,hải sản, quần Vải, bồn tắm, lúa mì, dầu áo may sẵn, than, giấy vàng mã thực vật, quặng. Phân, chất dẻo nguyên liệu, Hải sản, rau quả, chè sắt, thép, máy móc thiết bị Quặng sắt, quặng măng gan, chiếu trúc Quặng, chè Cam, quýt, táo Xe ôtô, máy tính, linh kiện Quặng sắt, dép các loại, gạo, sắn Thạch cao, hoá chất, thóc giống, giấy khô Nguồn: [25] 2.4.1.3 Đối với cả nước Với vị trí địa lý thuận lợi, giao thông phát triển và có hệ thống các cửa khẩu giáp với Trung Quốc Lạng Sơn trở thành cửa ngõ thông thương quan trọng cho trao đổi hàng hoá của Việt Nam với Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Do đó kim ngạch xuất khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn tăng qua các năm và đóng góp đáng kể đối với kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Lạng Sơn so với cả nƣớc Kim ngạch XK Việt Nam Tỷ lệ Kim ngạch XK Lạng Sơn Tỷ lệ (Triệu USD) (%) (Triệu USD) (%) 2002 16.706 100 92,8 0,56 2004 26.485 100 90 0,34 2006 39.826,2 100 180,5 0,45 2008 62.906 100 314 0,5 Năm Nguồn: Xử lí số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn và Tư liệu kinh tế xã hội 63 tỉnh thành trong cả nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80 Nước ta đã có những nỗ lực đáng kể trong việc cải thiện hệ số mở cửa của nền kinh tế để trở thành thành viên của WTO. Từ năm 2006 đến nay hệ số mở cửa nền kinh tế nước ta luôn đạt trên 60 %. Bảng 2.13: Hệ số mở cửa kinh tế tỉnh Lạng Sơn so với cả nƣớc Việt Nam Năm Lạng Sơn Xuất khẩu GDP Hệ số Xuất khẩu GDP Hệ số (Triệu (Triệu mở cửa (Triệu (Triệu mở cửa USD) USD) (%) USD) USD) (%) 2002 16.706 34.789,7 48 92,8 178,11 52,1 2004 26.485 45.358,7 58,4 90 237,18 37,9 2006 39.826,2 60.837 65,5 180,53 317,02 56,9 2008 62.906 83.486,8 75,3 314 462,36 67,9 Nguồn: Xử lí số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn và Tư liệu kinh tế xã hội 63 tỉnh thành trong cả nước Tỉnh Lạng Sơn ở thời kì đầu hệ số mở cửa còn thấp, tuy nhiên tình trạng này đã được cải thiện dần qua các năm, đến nay tỷ lệ này đạt trên 60%. Điều này cho thấy Lạng Sơn đã có những nỗ lực đáng kể trong việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh tiến trình mở cửa và hội nhập với khu vực. 2.4.1.4 . Mối quan hệ của kinh tế cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn đối với khu vực và quốc tế Theo chiều dọc Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn nằm trên hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng (Việt Nam) có vai trò hết sức quan trọng trong hợp tác phát triển "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" giữa Việt Nam - Trung Quốc. Với vị trí thuận lợi trên Lạng Sơn là điểm trung chuyển của thị trường quốc tế, đặc biệt là Lạng Sơn được coi là cầu nối giữa Việt Nam với Trung Quốc thông qua tuyến hành lang này; đồng thời Lạng Sơn còn là điểm khởi đầu của Việt Nam và các nước ASEAN với Trung Quốc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81 Ý đồ của Trung Quốc không chỉ là thâm nhập vào thị trường của Việt Nam mà thông qua Việt Nam để mở rộng thị trường sang các nước ASEAN đặc biệt là Lào, Campuchia và Thái Lan. Vì vậy Trung Quốc phải mở rộng quan hệ hợp tác buôn bán với Việt Nam, coi Việt Nam là bàn đạp để xâm nhập sang thị trường các nước lân cận với Việt Nam. Đối với Việt Nam việc hình thành tuyến hành lang này nhằm mục đích mở rộng thị trường xuất nhập khẩu sang Nam Ninh (Trung Quốc); đồng thời thông qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng dọc tuyến hành lang để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh dọc hành lang, tạo việc làm cho người lao động. 2.4.2. Những khó khăn, thách thức của KTCK tỉnh Lạng Sơn Về cơ chế, chính sách: Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trong Khu KTCK chưa ổn định, phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thị trường trong nước và thị trường Trung Quốc. Hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, sức cạnh tranh kém, giá trị sản phẩm thấp. Cơ chế, chính sách quản lí chưa được điều chỉnh kịp thời, linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn. Chính sách xuất nhập khẩu mậu dịch biên giới và phân cấp thẩm quyền điều hành cho địa phương của Việt Nam và Trung Quốc thiếu sự tương đồng. Chính quyền Quảng Tây được Chính phủ Trung Quốc phân cấp thẩm quyền mạnh hơn, tạo được chủ động trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến buôn bán, trao đổi mậu dịch biên giới, áp dụng nhiều chính sách ưu đãi cụ thể, thông thoáng trong hoạt động biên mậu (giảm 50% thuế xuất nhập khẩu mậu dịch biên giới, định mức miễn thuế hàng hoá trao đổi qua biên giới trị giá 3.000 nhân dân tệ…). Thêm nữa Trung Quốc có bộ phận chuyên nghiên cứu về kinh tế cửa khẩu do đó họ có những chính sách điều chỉnh xuất nhập khẩu hàng hoá rất linh hoạt, khôn ngoan. Do vậy họ luôn chủ động trong việc xuất nhập khẩu, thâu tóm thị trường ngoại thương của phía đối phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82 Về cơ sở hạ tầng: Tuy đã được phê duyệt xây dựng song tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở các khu KTCK còn chậm. Trong khi đó, phía Trung Quốc đã quy hoạch và tổ chức các điểm dân cư sát biên, đầu tư cơ sở hạ tầng khá đồng bộ tại các khu vực cửa khẩu như xây dựng Trung tâm thương mại ASEAN tại thị Bằng Tường, Trung tâm thương mại 11 tầng tại Pò Chài và hàng loạt các hạng mục hạ tầng khác; khánh thành tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Hữu Nghị Quan từ tháng 10 năm 2005, xây dựng trạm kiểm soát tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan với quy mô phòng chờ lớn. Đối diện với cửa khẩu Chi Ma thuộc huyện Lộc Bình là cửa khẩu Ái Điểm, thuộc thị trấn Ái Điểm, huyện Ninh Minh (Trung Quốc), đã được đầu tư trở thành một trong những thị trấn hiện đại, quy hoạch xây dựng thành một khu dân cư đông đúc, đường sá trong khu vực được mở mang rộng rãi, kéo ra sát biên giới, cho phép xe có trọng tải lớn ra vào cửa khẩu. Từ sự chênh lệch về quy mô và mức đầu tư của Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian qua đã tạo ra sự không cân xứng dọc theo toàn tuyến biên giới nói chung và khu vực cửa khẩu nói riêng. Về an ninh, trật tự xã hội: Việc tranh chấp biên giới ở một số điểm nhạy cảm đã kiểm soát được sau khi phân định cắm mốc biên giới được hoàn thành song tội phạm hình sự, tội phạm ma tuý, buôn bán tiền giả vẫn còn bức xúc, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn chặn. Trình độ tổ chức và năng lực quản lý của một số ngành chức năng còn hạn chế, một bộ phận cán bộ còn yếu về trình độ chuyên môn, trách nhiệm thực thi công vụ còn thấp, thiếu linh hoạt. Nhìn chung, tại các xã biên giới trình độ dân trí của người dân còn thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thêm vào đó có bộ phận lớn dân nhập cư là người lao động từ các tỉnh khác lên làm ăn sinh sống tại các xã cửa khẩu có trình độ dân trí thấp đã được các chủ hàng thuê khuân vác hàng lậu vượt biên giới làm cho an ninh khu vực các xã vùng biên mất ổn định. Hàng nhập lậu vào Việt Nam thường là các loại hàng có thuế suất cao, loại hàng dán tem; trong khi đó hàng xuất khẩu của ta giá trị thấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83 Tình trạng buôn lậu trên tại tuyến biên giới của Lạng Sơn vẫn diễn biến phức tạp do việc xử lí vi phạm chưa kiên quyết, chưa đảm bảo công bằng, công tác tuyên truyền giáo dục chưa có chiều sâu. Tiểu kết chƣơng 2 Phát triển KTCK Lạng Sơn là hiện tượng khách quan giữa các nước có chung đường biên giới, nó tồn tại và phát triển gắn với mối quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao của các nước láng giềng và phù hợp với xu thế hội nhập của nước ta với nền kinh tế khu vực và thế giới. Bối cảnh trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến phát triển KTCK Lạng Sơn; trong đó các chiến lược và chính sách ngoại thương của Trung Quốc trong quan hệ với các nước láng giềng có tác động đến kim ngạch buôn bán qua các cửa khẩu của Lạng Sơn như: chương trình hợp tác “ hai hành lang một vành đai kinh tế”, chương trình hợp tác “ ASEAN - Trung Quốc”, “ hiệp định rau quả Trung - Thái”…; những chính sách và chương trình phát triển KTCK của hai nước Việt Nam, Trung Quốc có ảnh hưởng đến phát triển KTCK tỉnh Lạng sơn; đánh giá triển vọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước để dự báo khả năng phát triển KTCK Lạng Sơn trong tương lai. Các nhân tố như vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế xã hội, kết cấu hạ tầng, đánh giá năng lực cạnh tranh có ảnh hưởng đến sự phát triển KTCK Lạng Sơn. Trong chương 2, tác giả đã phân tích, đánh giá sự chuyển biến của hoạt động KTCK tại các cửa khẩu và Khu KTCK tỉnh Lạng Sơn, những thành tựu đã đạt được, những yếu kém tồn tại trong hoạt động xuất nhập khẩu, trong công tác quản lý của nhà nước. Điều này thể hiện rõ nét trong tương tác của KTCK Lạng Sơn trên các phương diện hai mặt tích cực cũng như khó khăn, hạn chế đối với địa bàn tỉnh, với dải biên giới phía Bắc; trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, trong khuôn khổ hợp tác ASEAN Trung Quốc để thấy được triển vọng phát triển của KTCK Lạng Sơn ./. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84 Chƣơng 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 3.1.1. Quan điểm - Tận dụng lợi thế về vị trí địa lí của Lạng Sơn, chính sách mở cửa của Nhà nước để chủ động tham gia có hiệu quả vào hội nhập KTQT, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm địa phương, khu vực doanh nghiệp; tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu ổn định; phát huy tối đa tiềm năng thiên nhiên, con người và truyền thống văn hoá, lịch sử của địa phương; khai thác tối đa lợi thế so sánh của tỉnh để đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu, thâm nhập có hiệu quả vào thị trường trung Quốc. - Phát triển KTCK Lạng Sơn phù hợp với xu thế hội nhập, gắn kết chặt chẽ với phát triển KT - XH của tỉnh, vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là với các tỉnh trong tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. - Đẩy mạnh tốc độ đầu tư xây dựng Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành khu kinh tế tổng hợp, trong đó khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng - Lạng Sơn (khu phi thuế quan, khu công nghiệp, cửa khẩu quốc tế) giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ. - Phát triển kinh tế cửa khẩu gắn liền với phát triển xã hội, xây dựng một xã hội dân chủ văn minh. Chú ý phát triển khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kém phát triển, giảm tối đa chênh lệch mức sống giữa các khu vực; đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ xã hội. - Phát triển kinh tế cửa khẩu gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; tránh làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 85 - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KTCK với củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh. 3.1.2. Mục tiêu Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Lạng Sơn trở thành tỉnh phát triển của vùng TDMN Bắc Bộ và xếp loại khá của cả nước. Phát huy vai trò Trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch của thành phố Lạng Sơn, thị trấn Đồng Đăng và các khu KTCK. Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại của tuyến hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, địa bàn quan trọng có vai trò cầu nối, điểm trung chuyển trong Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; đồng thời có vai trò kết nối phát triển các mặt KTXH của vùng đồng bằng, TDMN Bắc Bộ với cả nước và với Trung Quốc, giữa Trung Quốc với khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh năm 2015 đạt 936 triệu USD; tới năm 2020 đạt 1.900 USD; Phấn đấu kim ngạch nhập khẩu qua tỉnh Lạng Sơn đạt 1.984 triệu USD năm 2015 và 3.200 triệu USD vào năm 2020. 3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 3.2.1. Phát triển thƣơng mại 3.2.1.1. Khối lượng và kim ngạch hàng hoá XNK Tăng khối lượng, chủng loại hàng hóa; cơ cấu hàng hoá chuyển dần từ hàng hoá nông nghiệp, công nghiệp chất lượng thấp, chưa chế biến sang chất lượng cao, đã được chế biến. Đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở đó giảm dần chênh lệch trong cán cân thương mại giữa hai nước. Tỷ trọng của kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn trong GDP toàn tỉnh đến năm 2015 chiếm khoảng 58,6% và đến năm 2020 chiếm khoảng 69,3%. (Bảng 3.1). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86 Bảng 3.1: Dự báo khối lƣợng và kim ngạch hàng hoá XNK qua cửa khẩu Lạng Sơn Đơn vị: Triệu tấn / tỷ USD TT Danh mục A 2010 2015 2020 KL TT % KL TT KL TT Tổng khối lượng 12 15 25,2 16 40,5 10 1 Hàng xuất khẩu 04 18 9,2 15 18,5 10 2 Hàng nhập khẩu 08 15 16 10 22 08 B Kim ngạch XNK Trị giá TT % Trị giá TT % Trị giá TT % 1 Xuất khẩu 2,0 19,8 1,9 16,5 2,8 8,5 2 Nhập khẩu 1,2 18,5 2,3 15,2 3,2 6,5 Nguồn:[28] Chú giải: - KL: khối lượng. - TT: tăng trưởng 3.2.1.2. Thương mại nội địa Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường trong các khu KTCK tăng bình quân 20 - 23%/năm. Tập trung đẩy mạnh phát triển các hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, đại lý, cửa hàng tại các khu đô thị, khu cửa khẩu. Đồng thời phát triển hệ thống bán lẻ, bán hàng lưu động và thu mua nông sản tại các trung tâm xã khu vực nông thôn. 3.2.2. Phát triển du lịch Xây dựng các khu, điểm du lịch, các khu vui chơi giải trí trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch với các sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch văn hoá tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch mua sắm v.v. Tiếp tục đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Hình thành các tuyến du lịch từ khu KTCK đến các tuyến, điểm, khu du lịch khác trong nước và quốc tế như: TP Lạng Sơn - Quảng Ninh, Lạng Sơn - Hải Phòng... và tuyến TP Lạng Sơn - Nam Ninh, Bắc Hải - Quảng Tây. (Bảng 3.2) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87 Bảng 3.2: Dự báo lƣợng ngƣời xuất nhập cảnh theo thời gian ĐVT: Triệu lượt người 2010 Danh mục 2015 2020 SL T. T % SL T. T % SL T. T % Tổng số 1,0 10 3,0 25 7,5 27 Khách nội địa 0,4 15 1,3 25 3,3 27 Khách quốc tế 0,6 10 1,7 23 4,2 27 Nguồn: [28] Chú giải: - KL: khối lượng. - TT: tăng trưởng 3.2.3. Phát triển các lĩnh vực khác - Tập trung cải cách khâu lưu thông hàng hoá, thu hút mạnh mẽ các hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. Phát triển các dịch vụ phụ trợ cho các hoạt động xuất khẩu như: phát triển các ngành dịch vụ vận tải, kho ngoại quan, bưu chính viễn thông, dịch vụ tư vấn, thông tin… xây dựng, hiện đại hóa các trung tâm thương mại, hệ thống chợ nội địa, chợ khu vực cửa khẩu, trung tâm hội chợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. - Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, giữ vững thị trường xuất nhập khẩu hiện có, tiếp tục khai thác những thuận lợi trong quan hệ hợp tác quốc tế, nhất là với Trung Quốc để mở rộng thị trường. Tổ chức nguồn hàng xuất khẩu ổn định tạo ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Hướng nhập khẩu vào mục đích phục vụ sản xuất và tiêu dùng ở địa phương. - Các vấn đề văn hoá - xã hội được giải quyết tốt, môi trường tự nhiên được bảo vệ, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chính trị ổn định, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 88 3.3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020 3.3.1. Tổ chức không gian các khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn 3.3.1.1. Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn • Phạm vi: Khu KTCK này được xác định là trục phát triển chính về kinh tế cửa khẩu của tỉnh; Phạm vi Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được xác lập tại phía Bắc tỉnh Lạng Sơn bao gồm: thành phố Lạng Sơn mở rộng; thị trấn Đồng Đăng, thị trấn Cao Lộc và các xã Thụy Hùng, Phú Xá, Bảo Lâm, Thạch Đạm, Hồng Phong, Tân Liên, Song Giáp, một phần xã Bình Trung huyện Cao Lộc; các xã Tân Thanh, Tân Mỹ - huyện Văn Lãng; một phần xã Vân An - huyện Chi Lăng và xã Đồng Giáp - huyện Văn Quan. Tổng diện tích toàn khu là 394 km2, bao gồm có các cửa khẩu: Ga Đường sắt Đồng Đăng, cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam, Bảo Lâm. • Tính chất: là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, là đầu mối giao thương liên vùng, quốc tế và giao thông quan trọng của hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Hội - Hải Phòng và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ; Là trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục, đào tạo và thể dục thể thao của tỉnh Lạng Sơn; có cơ sở hạ tầng kĩ thuật xã hội đồng bộ, hiện đại; Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. • Phân khu chức năng: Trong khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được hình thành trên phạm vi rộng, đa chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế với xã hội, quốc phòng an ninh. Sẽ hình thành 2 phân khu chức năng chính là Khu phi thuế quan và Khu thuế quan. - Khu phi thuế quan: là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng; có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan; có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hoá, các phương tiện ra vào khu. Khu phi thuế quan gồm các phân khu chủ yếu sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 89 + Khu thương mại dịch vụ, khu gia công chế biến hàng xuất khẩu và khu lưu chuyển hàng hoá bố trí ở khu cửa khẩu Tân Thanh và khu cửa khẩu Cốc Nam. + Khu trung chuyển hàng hoá quốc tế, khu chế xuất 1 trên địa bàn hai xã Thuỵ Hùng và Phú Xá (huyện Cao Lộc). - Khu thuế quan: bao gồm các khu chức năng: khu cửa khẩu quốc tế, khu công nghiệp, các khu du lịch, khu đô thị, hành chính và các khu dân cư, được xác định cụ thể như sau: + Khu cửa khẩu quốc tế (đường bộ Hữu Nghị và đường sắt ga Đồng Đăng): bao gồm các hoạt động chủ yếu: dịch vụ thông quan hàng hoá (đối với đường sắt) và giám quản sau thông quan (đối với đường bộ), dịch vụ xuất, nhập cảnh (cả đường bộ và đường sắt). Đối với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị cần được mở rộng, nâng cấp theo hướng hiện đại và tổ chức thành 2 luồng riêng biệt: luồng xuất nhập cảnh hành khách và luồng xuất nhập khẩu hàng hoá, mỗi luồng có 2 cửa: cửa xuất và cửa nhập. Đối với ga đường sắt Đồng Đăng cũng cần được mở rộng nâng cấp theo hướng hiện đại và tổ chức thành 2 khu riêng biệt: khu ga dành cho xuất nhập cảnh hành khách và khu ga dành cho xuất nhập khẩu hàng hoá. + Khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp số 1: Khu công nghiệp Hồng Phong với quy mô 320 ha, tại xã Hồng Phong, Dự kiến sẽ phát triển các loại hình công nghiệp gia công tái chế hàng xuất khẩu; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm. Cụm công nghiệp số 2: ở phía Bắc thành phố với quy mô 50 - 60ha, dự kiến bố trí các loại hình công nghiệp không gây ô nhiễm như điện tử, viễn thông, công nghiệp kỹ thuật cao. Cụm công nghiệp Hợp Thành: quy mô 40 - 50 ha, dự kiến bố trí các loại hình công nghiệp vật liệu xây dựng gia công hàng xuất khẩu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 90 + Ngoài ra khu thuế quan còn có: trung tâm hành chính, cơ quan, trường chuyên nghiệp; các khu du lịch, dịch vụ; các khu dân cư; hệ thống công viên cây xanh. 3.3.1.2. Cửa khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình) Phát triển các ngành, lĩnh vực: + Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch: tập trung phát triển dịch vụ xuất nhập khẩu, hình thành chợ, trung tâm thương mại, phát triển dịch vụ vận tải, các dịch vụ phụ trợ khác. + Phát triển công nghiệp: Phát triển cụm công nghiệp vừa và nhỏ, tập trung các dự án sơ chế, bảo quản và chế biến hàng xuất, nhập khẩu. + Phát triển nông, lâm nghiệp: đẩy mạnh việc trồng rừng, khoanh nuôi, phục hồi rừng gắn với các dự án chế biến nông lâm sản; phát triển dịch vụ trong nông lâm, nghiệp. 3.3.1.3. Các khu vực cửa khẩu khác: Trên cơ sở kết quả khảo sát các điểm cửa khẩu biên giới quốc gia của tỉnh tháng 11/2007, tỉnh đề xuất xây dựng một số điểm cửa khẩu sau: • Cửa khẩu Bình Nghi (huyện Tràng Định) Phát triển các ngành, lĩnh vực: + Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch: Tập trung xây dựng hình thành chợ, trung tâm thương mại; phát triển dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ vận tải, bao gồm cả phát triển tuyến vận tải đường sông từ Bến Nà Mằn, xã Đào Viên, huyện Tràng Định, đến cửa khẩu và phát triển các dịch vụ phụ trợ; phát triển du lịch trên sông Kỳ Cùng, gắn với du lịch cửa khẩu. + Phát triển công nghiệp: Bố trí xây dựng 01 cụm công nghiệp vừa và nhỏ trong khu kinh tế. + Phát triển nông, lâm nghiệp: Đẩy mạnh việc trồng rừng phòng hộ khu vực biên giới phục vụ phát triển dịch vụ; đẩy mạnh phát triển dịch vụ trong nông lâm nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 91 • Các khu vực cửa khẩu còn lại: Cửa khẩu Nà Hình (Văn Lãng), Ba Sơn (Cao Lộc), Nà Nưa (Tràng Định), Bản Chắt (Đình Lập). Theo kết quả khảo sát hiện các điểm cặp chợ này tiềm năng phát triển chưa thật sự lớn, trao đổi hàng hoá chủ yếu là của cư dân biên giới; mặt khác để tránh đầu tư dàn trải, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo hình thức cuốn chiếu, sớm hình thành các khu kinh tế có tác động là động lực thúc đẩy thực hiện nâng cấp các điểm cặp chợ trên thành cửa khẩu phụ, không đầu tư xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu tại khu vực này. Thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường vào cửa khẩu, tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A, xây dựng chợ cửa khẩu đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu là chợ Trung tâm cụm xã, đầu tư hệ thống cấp thoát nước, điện lưới quốc gia và xây dựng Trạm kiểm soát khu vực cửa khẩu, có bố trí lực lượng chức năng theo quy định để kiểm tra, giám sát hoạt động trao đổi hàng hoá qua cửa khẩu. 3.3.2. Phát triển vùng thị trƣờng • Thị trường nội tỉnh Mục tiêu gần nhất của phát triển kinh tế cửa khẩu là tạo đầu ra cho các sản phẩm hàng hoá sản xuất tại địa phương, bởi vậy cần tạo ra nguồn hàng xuất khẩu ổn định bằng cách hình thành các vùng sản xuất nông - lâm sản phục vụ xuất khẩu như: hoa hồi, hồng không hạt, chè,… Việc phát triển thị trường nông thôn miền núi biên giới cần đạt các yêu cầu sau: - Tổ chức tốt lưu thông hàng hoá nhằm tạo ra những tiền đề bên trong cho sản xuất và phân công lao động trong nông nghiệp theo hướng mở rộng các ngành nghề chế biến, dịch vụ; đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu để đưa sản xuất hàng hoá ở nông thôn lên quy mô lớn, ổn định. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 92 - Nâng cao tỷ suất hàng hoá để có nhiều sản phẩm lưu thông trên thị trường; phát huy lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tiềm năng của từng khu vực để tăng khả năng xuất khẩu vào thị trường truyền thống và mở rộng ra thị trường mới. - Tại các vùng nông thôn sản xuất hàng hoá hình thành mô hình cụm kinh tế - thương mại - dịch vụ gắn liền với huyện lỵ thị trấn và trung tâm cụm xã; đồng thời có các điểm thu mua nông sản; tuỳ theo dung lượng hàng hoá mua bán trên thị trường tại các cụm này có thể gồm các cơ sở bảo quản, sơ chế, phân loại, chế biến hàng xuất khẩu. • Thị trường khác Các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn trong đó có Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn là trung tâm, đầu mối giao dịch thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư. Đây là đầu mối thu gom và chế biến hàng xuất khẩu, là trung tâm phân phối hàng hoá nhập khẩu đi các tỉnh trong cả nước. Định hướng phát triển thị trường ở giai đoạn đầu sẽ là xây dựng Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng sơn thành thị trường trung chuyển hàng hoá từ các tỉnh trong cả nước, các nước khu vực Đông Nam Á vào thị trường đến Trung Quốc, các nước Đông Âu và ngược lại. Giai đoạn sau, Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn phát triển thành trung tâm ngoại thương lớn nhất trên tuyến đường bộ với thị trường Trung Quốc, các nước Đông Âu và châu Á - Thái Bình Dương; đồng thời là khu mậu dịch tự do; đẩy mạnh sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu tại Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn. 3.3.3. Quy hoạch hệ thống kho bãi, chợ biên giới, chợ cửa khẩu • Xây dựng khu trung chuyển hàng hoá UBND tỉnh Lạng Sơn đã lập đề án quy hoạch xây dựng khu trung chuyển hàng hoá nằm trong dự án quy hoạch Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn nhằm tạo ra những bước đột phá trong phát triển kinh tế của tuyến hành lang kinh tế kết hợp quốc phòng của tỉnh Lạng Sơn, có ý nghĩa quan trọng đối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 93 với hàng hoá của Việt Nam, ASEAN và Trung Quốc xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn. Khu trung chuyển hàng hoá sẽ là đầu mối kiểm tra, vận tải, trung chuyển hàng hoá; nó giúp cho ngành Hải quan, thuế vụ, quản lí thị trường, kiểm dịch thực hiện tốt chức năng chống buôn lậu và gian lận thương mại, đảm bảo vệ sinh an toàn hàng hoá xuất nhập khẩu theo đúng thông lệ quốc tế và đúng các quy định của Việt Nam. Khu trung chuyển hàng hoá thuộc hai xã Thuỵ Hùng và Phú Xá, huyện Cao Lộc, quy mô 160 ha. Tính chất của khu là: không gây ô nhiễm môi trường; là trung tâm tiếp nhận lưu trữ, phân phối hàng hoá và container phục vụ cho các cửa khẩu Lạng Sơn; kiểm tra hàng hoá XNK, thông quan các thủ tục hải quan; gắn kết các loại hình công trình dịch vụ như: khu nhà ở và cho thuê, khu dịch vụ vận tải, khu giới thiệu sản phẩm, văn phòng làm việc,… cây xanh và hệ thống hạ tầng kĩ thuật.[2]. • Hệ thống chợ biên giới, chợ cửa khẩu Việc xây dựng chợ cửa khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân các xã ven biên giới qua lại mua bán, trao đổi hàng hoá. Dự kiến xây dựng các chợ biên giới là: Pò Háng, Ba Sơn, Khòn Háng, Nà Cầu, Bình Độ, Long Thịnh, Đồng Đăng và Tân Thanh với quy mô mỗi chợ biên giới khoảng 200 - 300 hộ kinh doanh; trong đó số hộ kinh doanh cố định của Trung Quốc khoảng 100 150 hộ; riêng chợ cửa khẩu Tân Thanh dự kiến xây dựng với quy mô 3.000 m2 và 300 hộ kinh doanh. [30]. 3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020 3.4.1. Phát triển kinh tế - xã hội - môi trƣờng 3.4.1.1 Phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế • Về nông nghiệp: - Tăng cường đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn, thực hiện hỗ trợ phát triển các kênh phân phối bao tiêu sản phẩm nông sản cho nông dân; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 94 đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản để tiêu thụ nông sản cho nông dân, đồng thời tạo nguồn hàng ổn định để xuất khẩu. - Ưu tiên đầu tư ngân sách tỉnh cho việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ sinh học; hình thành các khu công nghệ cao, hỗ trợ nông dân tiếp cận thông tin thị trường. • Về công nghiệp: - Trong công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng: đầu tư và phát triển sản xuất sản phẩm có thế mạnh của địa phương (xi măng, đá xây dựng, gạch ngói, các sản phẩm gốm sứ; sản xuất các loại gạch ngói cao cấp, vật liệu xây dựng); tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất và làm giàu khoáng sản theo tinh thần ưu tiên công nghệ thân thiện môi trường. - Phát triển các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, đồ uống từ hoa quả; gia công sản xuất thuốc lá, chế biến bảo quản các sản phẩm rau, củ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Phát triển các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp công nghệ cao như: nắp ráp các linh kiện ô tô xe máy, linh kiện điện - điện tử, thiết bị cơ khí phục vụ cho nông nghiệp, các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu. • Dịch vụ: Khuyến khích đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. Tiếp tục triển khai hiện đại hoá ngành hải quan, thực hiện hải quan điện tử. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ phụ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu; đổi mới công tác thu thập, cung cấp thông tin phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Huy động và thu hút mọi nguồn vốn đầu tư để phát triển các ngành dịch vụ. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ. 3.4.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ quản lí Thực trạng đội ngũ cán bộ và nguồn lao động trong lĩnh vực kinh tế cửa khẩu hiện nay còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của kinh tế cửa khẩu giai đoạn mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 95 Cần tăng cường đào tạo bồi dưỡng về bản lĩnh chính trị, tư cách phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng cá nhân và tập thể, giải quyết nhanh gọn thủ tục Hải quan cho các lô hàng XNK ở khu vực biên giới. Có chính sách ưu đãi và khuyến khích tuyển dụng và sử dụng lao động tại chỗ, hỗ trợ đào tạo nghề đối với lực lượng lao động địa phương và thu hút lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi từ nơi khác đến. Khuyến khích xã hội hoá trong lĩnh vực đạo tạo và đa dạng hoá các loại hình đào tạo, dạy nghề (chính quy, tại chức, ngắn hạn, dài hạn…), trong đó tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành nghề có lợi thế trong khu KTCK. 3.4.1.3. Thu hút vốn đầu tư Dự kiến đến năm 2020 tổng số vốn đầu tư phát triển Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn khoảng 35.332,9 tỷ VNĐ (tương đương 1.859,6 triệu USD). Để đảm bảo xây dựng đồng bộ đầy đủ cơ sở hạ tầng cho khu vực cửa khẩu Lạng Sơn cần huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau như tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; khuyến khích tổ chức doanh nghiệp và tư nhân đầu tư vốn phát triển sản xuất kinh doanh; áp dụng linh hoạt các hình thức huy động nguốn vốn từ từ nước ngoài như nguồn vốn ODA, ADB thông qua các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội; thu hút nguồn vốn FDI thông qua hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá giới thiệu tiềm năng lợi thế và những dự án ưu tiên; mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT và các hình thức khác để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 3.4.1.4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng ở các cửa khẩu quan trọng - Quy hoạch và phát triển hệ thống chợ biên giới: Lạng Sơn cần cải tạo, nâng cấp một số chợ ở cửa khẩu biên giới như chợ Tân Thanh, Đồng Đăng tương xứng với tiềm năng phát triển của cửa khẩu; nghiên cứu tiến hành xây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 96 chợ mới ở một số cửa khẩu có tiềm năng phát triển như Cốc Nam, Hữu Nghị, Chi Ma. Cần quy hoạch chợ một cách đồng bộ, phối hợp với các chương trình phát triển KT - XH của khu vực và các xã biên giới để có hiệu quả cao hơn, đồng thời tăng cường quản lí chợ theo những quy định về biên giới giữa hai nước và quy chế quản lí chợ của ta. - Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho hoạt động thương mại, dịch vụ: Trên cơ sở rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng Khu KTCK Đồng Đăng Lạng Sơn và một số khu KTCK của Việt Nam tỉnh Lạng Sơn từng bước có kế hoạch xây dựng các trung tâm kinh tế - thương mại ở những cửa khẩu lớn có tiềm năng phát triển như Tân Thanh, Hữu Nghị, Đồng Đăng; nhằm đảm bảo cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh tại khu vực cửa khẩu. - Tập trung hoàn thiện các tuyến đường bộ: hỗ trợ để TW sớm khởi công tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, đoạn trên địa phận tỉnh Lạng Sơn dài 96 km (từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Bến Lường quy mô 6 làn xe) đảm bảo tốt vai trò cầu nối của Việt Nam trong hành lang kinh tế. Tại các khu KTCK tiến hành xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng như nâng cấp và xây dựng mới đường cao tốc đoạn thành phố Lạng Sơn - Cửa khẩu Hữu Nghị. Hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng mới và hiện đại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, ga Đồng Đăng. Mở rộng các tuyến đường đi cửa khẩu Tân Thanh, đường vào mốc 23 - Bảo Lâm, xây dựng KCN Hồng Phong. Nâng cấp hệ thống thoát nước, cấp điện, chiếu sáng công cộng trong khu KTCK. 3.4.1.5. Giải pháp về khoa học công nghệ - Đổi mới công tác quản lý khoa học công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về khoa học công nghệ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 97 - Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý cũng như trong sản xuất, kinh doanh. Hàng năm bố trí khoản ngân sách hợp lý để thực hiện việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đổi mới công nghệ chất lượng tạo ra các sản phẩm hàng hoá có tính cạnh tranh cao trên thị trường. - Tăng cường hợp tác, liên kết trong việc nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong và ngoài nước, trọng tâm là với Quảng Tây - Trung Quốc. 3.4.1.6. Bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững Trong các chương trình phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị cần xem xét đến việc cải thiện môi trường; tăng cường thanh tra, giám sát các nguồn thải trong các hoạt động sản xuất, đặc biệt là công nghiệp và du lịch. Có biện pháp xử lý chất thải rắn, nước thải, xử lý bụi, khí thải trong các KCN, đặc biệt là trong khu KTCK; làm tốt công tác kiểm dịch hàng hoá nhất là thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc về đảm bảo đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; việc nhập khẩu máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu qua cửa khẩu Lạng sơn phải được kiểm tra đủ tiêu chuẩn về chất lượng, tránh để tình trạng nhập khẩu những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nhập máy móc công nghệ thấp qua các cửa khẩu. 3.4.2. Giải pháp về chính sách 3.4.2.1. Chính sách thúc đẩy phát triển thị trường • Đối với hoạt động xuất khẩu + Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khai thác tiềm năng của cả nước tham gia xuất khẩu qua tỉnh Lạng Sơn; ưu tiên các sản phẩm qua chế biến, hàng nông - lâm - thuỷ sản; hàng tiêu dùng sản xuất trong nước, hàng thủ công mỹ nghệ… đảm bảo về chất lượng; giảm thiểu xuất khẩu các loại quặng thô và nguyên liệu thô, quý hiếm để bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia và đảm bảo vấn đề chính trị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 98 + Khuyến khích các hình thức gia công, sản xuất hàng xuất khẩu trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và khu vực biên giới để giải quyết việc làm và tăng tiềm lực kinh tế địa phương; đồng thời huy động được sức mạnh của các vùng, các khu kinh tế, các tỉnh phía sau, vừa giải quyết được khâu thị trường cho các mặt hàng vừa tạo được nhiều nguồn hàng để xuất khẩu. + Trung Quốc là một thị trường rộng lớn nhưng chênh lệch về kinh tế giữa các khu vực rõ nét và nhu cầu tiêu dùng mang tính đa dạng cao. Các tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây là thị trường có nhu cầu tương đối cao đối với sản phẩm của Việt Nam nhất là hàng thuỷ sản và trái cây nhiệt đới. Từ tháng 1 năm 2004 Trung Quốc tuyên bố hạ thấp mức thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN, miễn bỏ thuế nhập khẩu với 300 loại hàng nông sản đối với hàng hoá nhập khẩu từ 4 nước: Việt Nam, Lào, Myanma và Campuchia. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt thời cơ này để có kế hoạch mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc. • Về nhập khẩu - Tăng cường nhập khẩu những nguyên liệu, vật liệu, máy móc công nghệ phục vụ cho việc sản xuất trong nước, nhất là phục vụ cho phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và công nghiệp chế biến. - Ưu tiên nhập khẩu các loại linh kiện, máy móc phục vụ cho các ngành điện tử, tin học, viễn thông, chế tạo máy, hoá chất, ngành nông nghiệp. Hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng chưa thiết yếu, các máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu, hàng kém chất lượng hoặc các loại hàng hoá mà trong nước có khả năng đáp ứng được yêu cầu. - Tăng cường hợp tác về du lịch giữa các cơ quan hữu quan tỉnh Quảng Tây cùng với Lạng Sơn và các tỉnh biên giới Đông Bắc; Hải quan Lạng Sơn và Trung Quốc có thể thực hiện chế độ thông hành hải quan 24 / 24 giờ cùng với việc cải cách phương pháp quản lí xuất nhập cảnh đảm bảo nhanh gọn và đơn giản hoá thủ tục để tăng nhanh thông quan cho người và hàng hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 99 • Về phương thức mua bán Ngoài phương thức buôn bán thông thường cần tận dụng nhiều phương thức buôn bán như tạm nhập tái khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, kinh doanh kho ngoại quan, sử dụng các hình thức trao đổi buôn bán linh hoạt, có hiệu quả phù hợp với truyền thống, tập quán giữa hai nước để tăng nguồn thu cho tỉnh và ngân sách quốc gia; tuy nhiên cần có các biện pháp xử lý nghiêm để ngăn chặn sự lợi dụng các phương thức này để thực hiện hành vi buôn lậu và kinh doanh trái phép. • Chính sách tiền tệ ngân hàng Hiện nay việc thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu vẫn phổ biến thông qua hoạt động đổi tiền của tư nhân tại các cửa khẩu hoặc chợ biên giới. Cần có sự phối hợp giữa các ngành để thiết lập quan hệ quản lí đồng bộ về hoạt động tiền tệ trên biên giới, tích cực phòng chống tiền giả đưa vào trong nước. Các lực lượng kinh doanh ngoại hối tại các cửa khẩu phải thông qua việc cấp phép và chịu sự quản lí của Ngân hàng Nhà nước. Nghiên cứu đề ra các biện pháp chấm dứt việc độc chiếm đồng tiền thanh toán hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là NDT đã tồn tại khá lâu nay, chấm dứt tình trạng khống chế kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. - Khuyến khích đẩy mạnh thông thương các hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu; đổi mới công tác thu thập cung cấp thông tin phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu. 3.4.2.2. Đổi mới và hoàn thiện quản lí Nhà nước trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá khu vực biên giới - Để giành thế chủ động và nâng cao hiệu quả cạnh tranh trong việc phát triển thị trường biên giới, Nhà nước cần có một cơ quan chuyên theo dõi, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 100 nghiên cứu chiến lược và thông tin thị trường Trung Quốc, cơ chế chính sách về phát triển xuất nhập khẩu và mậu dịch biên giới từng khu vực; đồng thời khuyến khích các cá nhân và các tổ chức có khả năng và điều kiện ở trong và ngoài nước tham gia tích cực vào việc tìm hiểu, tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. - Các cơ quan chuyên nghiên cứu của ta về thị trường Trung Quốc chú ý một số vấn đề sau: (i) Nghiên cứu thị trường Trung Quốc, nắm rõ nhu cầu hàng hoá ở đó phải nhập khẩu cả về mặt hàng, số lượng, chất lượng và thị hiếu của mỗi thời kì; (ii) Nắm bắt chủ trương, chính sách của nước láng giềng về ngoại thương nói chung và xuất nhập khẩu với Việt Nam nói riêng, bởi các chính sách của Trung Quốc về lĩnh vực này khá linh hoạt, ta cần nắm bắt để có những giải pháp kịp thời, tránh rủi ro thua thiệt; (iii) Tìm hiểu thông tin khả năng xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc sang Việt Nam trong mỗi thời kì để có sự chủ động trong hợp tác, tránh gây sức ép đối với thị trường nước ta về một số loại hàng hoá gây bão hoà thị trường và ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước. - Với chức năng một tỉnh biên giới, UBND Lạng Sơn có trách nhiệm quản lí mậu dịch biên giới và được giao quyền quản lí các hoạt động xuất nhập khẩu ở khu vực biên giới và trực tiếp giao quyền cho Sở thương mại thành lập phòng quản lí mậu dịch biên giới, thành lập trung tâm thông tin và xúc tiến thương mại nhằm nắm bắt thông tin kịp thời về thị trường, chính sách của Nhà nước ta và Trung Quốc. Chính quyền các huyện thị biên giới có trách nhiệm giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân trong mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa hai nước; đồng thời phối hợp nhân dân với các lực lượng ở khu vực biên giới chống lại các hiện tượng tiêu cực như: buôn lậu hàng hoá, lưu hành và buôn bán hàng giả, buôn bán phụ nữ qua biên giới, cảnh giác với các hiện tượng xâm lăng từ bên ngoài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 101 3.4.2.3. Mở rộng hoạt động đối ngoại • Tăng cường phối hợp phát triển giữa Lạng Sơn với các tỉnh trên tuyến hành lang kinh tế - Mở rộng hợp tác, liên kết chặt chẽ, chủ động đi vào hành động thực tiễn; đồng thời áp dụng cơ chế, chính sách riêng cho Lạng Sơn, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của tỉnh. - Hợp tác trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị: phối hợp xây dựng các tuyến giao thông, xây dựng các khu đô thị mới. - Hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp: phối hợp trong quy hoạch các khu / cụm công nghiệp, cung cấp dịch vụ, nguyên liệu và thị trường. - Hợp tác trong lĩnh vực thương mại: hợp tác về trao đổi thông tin và xúc tiến thương mại, tổ chức các cuộc hội trợ, triển lãm; phối hợp tuyên truyền và quảng bá du lịch, xây dựng các tour du lịch. - Hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp: hợp tác xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, tìm kiếm thị trường tiêu thụ hoặc xuất khẩu nông sản hàng hoá, sản xuất giống cây trồng và vật nuôi chất lượng cao. - Hợp tác trong việc đào tạo đại học, đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp và đào tạo nghề cho người lao động. • Mở rộng hợp tác với Trung Quốc và các nước khác Để mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Lạng Sơn cần xác định rõ những nội dung chủ yếu trong quan hệ hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế đối ngoại với Trung Quốc về các lĩnh vực: + Hợp tác phát triển xây dựng hạ tầng: hợp tác đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Nam Ninh - cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Lạng sơn - Hà Nội đạt tiêu chuẩn quốc tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 102 + Hỗ trợ lẫn nhau chuyển dịch cơ cấu kinh tế: (i) Về công nghiệp: tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy hợp tác các ngành có ưu thế như lắp ráp điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng. (ii) Về nông nghiệp: hợp tác giám sát và chủ động khống chế tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, hạn chế lây lan qua biên giới; (iii) Về thương mại - du lịch - dịch vụ: tiếp tục hợp tác trao đổi thương mại hai chiều, về lĩnh vực du lịch, đặc biệt là du lịch nữ hành quốc tế. Xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi trong khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trong tương lai; (iv) Về văn hoá - xã hội: tiếp tục duy trì đào tạo nguồn nhân lực. Tìm kiếm mối quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước và vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển như: vùng Aquitaine (Cộng hoà Pháp), Vancuver (Canađa), các tổ chức quốc tế và các tỉnh thành trong cả nước; chú trọng hợp tác với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) trong các lĩnh vực đào tạo, khám chữa bệnh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung đã kí kết và hợp tác; tạo mọi điều kiện để tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. 3.4.2.4. Tăng cường quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại - Về cơ chế chính sách tạo ra sự đồng bộ trong cơ chế chính sách quản lí, thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; điều chỉnh kịp thời những thiếu sót trong văn bản hướng dẫn xuất nhập khẩu. - Về công tác quản lí thị trường, đấu tranh chống buôn lậu cần có sự phối hợp giữa các lực lượng chống buôn lậu. Xử lí nghiêm những trường hợp trốn thuế xuất nhập khẩu, buôn lậu hàng hoá và người qua biên giới, gây mất an ninh trật tự ở biên giới. - Xây dựng đội ngũ cán bộ bảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và trong sạch về đạo đức. Các cơ quan thông tin đại chúng cần tích cực tham gia vào công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại thông qua tuyên truyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 103 phổ biến chính sách, biểu dương và khen thưởng kịp thời những cá nhân phát hiện những trường hợp vi phạm. Với yêu cầu nêu trên, Bộ Công thương đang chuẩn bị trình Chính phủ phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đến 2015, tầm nhìn đến 2020 ”. 3.4.3. Mô hình tổ chức không gian lãnh thổ tƣơng tác mở với tầm nhìn đến năm 2020 3.4.3.1. Mô hình theo tuyến phát triển Sự phát triển KTCK tỉnh Lạng Sơn phải đặt trong mối liên hệ về không gian phát triển với các đô thị phía Bắc. Hướng phát triển thị trường của Lạng Sơn là các huyện Ninh Minh, Bằng Tường và Long Châu của tỉnh Quảng Tây Trung Quốc sau đó đi vào Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây. [H ình 3.1] Trong 3 huyện hướng về phía Lạng Sơn thì Bằng Tường là nơi có nhiều thế mạnh hơn cả. Lưu lượng hàng hoá qua Bằng Tường chiếm tỷ trọng cao nhất, xu hướng phát triển thị trường về phía Bắc của Lạng Sơn cũng mạnh nhất là ở hướng Bằng Tường. Do đó cần đặt ra vấn đề xây dựng vùng phát triển đối trọng, tương ứng cho sự phát triển kinh tế đối ngoại biên giới. Vùng phát triển phía Lạng Sơn phải có đủ tiềm năng và thế mạnh về kinh tế, cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý và đủ sức cạnh tranh bình đẳng với Bằng Tường của nước bạn và tương lai phải tương ứng với thành phố Nam Ninh - thủ phủ của tỉnh Quảng Tây. Việc xây dựng Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn cũng như đẩy mạnh phát triển thành phố Lạng sơn là một yêu cầu bức thiết nhằm tạo nên sự bình đẳng và cân bằng trong thế đối trọng với Trung Quốc. Tương tác giữa Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn với đô thị Bằng Tường, Ninh Minh qua các cửa khẩu chủ yếu thông qua quan hệ kinh tế. Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được coi là vùng động lực phát triển theo hướng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 104 mở về hai phía. Về phía trong nước, Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn gắn kết thành phố Lạng Sơn với các cửa khẩu và vùng huyện của Lạng Sơn thông qua quan hệ thành thị - nông thôn, nội - ngoại thị, đây được coi là mối liên hệ nội vùng. Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn còn có mối gắn kết liên vùng, thông quan hệ thống đường QL như QL 1A kết nối với thủ đô Hà Nội và các tỉnh dọc QL xuống phía Nam; thông qua QL 1B, 4A, 4B, 279 nối với các tỉnh lân cận. Với Trung Quốc hướng phát triển mạnh về phía Bằng Tường, Ninh Minh và xa hơn là thành phố Nam Ninh đồng thời chịu tác động phản hổi từ phía các huyện, thị này. Vùng ảnh hưởng trực tiếp của quan hệ tương tác này chính là vùng biên giới, trong đó các cửa khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh, Bình Nghi, Cốc Nam giữ vai trò kết nối VÀO - RA quan trọng. Với vị trí thuận lợi của Lạng Sơn, mối quan hệ thương mại của hai nước đã phát triển lên một tầm cao mới, Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong giao lưu quốc tế với các nước trong khu vực, trước hết là Trung Quốc. Căn cứ vào tình hình thế giới và khu vực có thể dự báo một số vấn đề sau: - Xu thế hợp tác và phát triển là xu thế chung, do đó cả hai bên đều mở rộng quan hệ hợp tác cùng phát triển. - Trung Quốc là một thị trường lớn, là điểm hấp dẫn thu hút mạnh mẽ nhiều quốc gia thâm nhập vào thị trường này, vì vậy sẽ có sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. - Chính sách biên mậu của Trung Quốc rất chủ động và linh hoạt do đó trong quan hệ buôn bán với Việt Nam chúng ta luôn ở thế bị động đối phó. Các doanh nghiệp Trung Quốc có kinh nghiệm hơn ta trong vấn đề tìm kiếm, cạnh tranh và mở rộng thị trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 105 Hình 3.1: KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG - LẠNG SƠN TRONG KHÔNG GIAN LÃNH THỔ BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG HÌNH 3.1: KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG - LẠNG SƠN TRONG KHÔNG GIAN LÃNH THỔ BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG TRUNG QUỐC Tuyến liên kết vùng NAM MINH CK Bình Nghi CK Bình Nhi NINH MINH BẰNG TƢỜNG LẠNG SƠN HÀ NỘI CK Hữu Nghị Quan CK Hữu Nghị Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn VIỆT NAM Vùng động lực Tuyến liên kết liên vùng Vùng tương tác Nguồn: tác giả biên vẽ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 106 3.4.3.2. Mô hình theo vùng phát triển Nghị quyết số 1151 QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 30/8/2007 v/v phê duyệt Quy hoạch vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020, đã khẳng định: vùng biên giới Việt - Trung là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về KT - XH, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; có tiềm năng lợi thế về nông, lâm, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu (chúng tôi nhấn mạnh) và kinh tế biển; là vùng có nhiều dân tộc với bản sắc văn hoá riêng; có mối quan hệ mật thiết với Thủ đô Hà Nội, với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thông qua hệ thống hành lanh kinh tế - kỹ thuật - đô thị quan trọng. Thông qua hệ thống các cửa khẩu vùng biên giới Việt - Trung có mối quan hệ mật thiết với các tỉnh phía Nam, Đông Nam Trung Quốc. [16]. Theo tinh thần Nghị quyết trên, tỉnh Lạng Sơn nằm vùng kinh tế động lực chủ đạo phía Đông gồm TP Lạng Sơn và các huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn nằm trên Hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn. Đến năm 2020, nội hàm của mô hình hệ thống đô thị và nông thôn của Lạng Sơn và nói chung của vùng biên giới Việt - Trung, được định hướng như sau: - Hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn dọc tuyến hành lang biên giới Việt - Trung được bố trí theo dạng liên kết - hỗ trợ, phân bố đều theo khoảng cách giữa các lưới đường giao thông cấp huyện / tỉnh / quốc gia; các đô thị dịch vụ - thương mại cửa khẩu là đô thị động lực hoặc đô thị hạt nhân gắn kết, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các đô thị khác, nhất là các điểm dân cư nông thôn trong vùng (trung tâm xã / cụm xã). - Xây dựng phát triển các đô thị / cụm đô thị chức năng tổng hợp là điểm địa đầu quan trọng của quốc gia gắn kết trực tiếp với các vị trí giao thoa giữa hành lang kinh tế - kỹ thật - đô thị chính và các vành đai biên giới liên kết Đông - Tây trong mối quan hệ quốc gia và quốc tế đi qua các cửa khẩu vùng biên giới Việt - Trung; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 107 - Xây dựng các khu kinh tế quốc phòng gắn kết với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại tuyến vành đai 2 (QL 279) để hình thành hệ thống đô thị là cầu nối giữa các đô thị miền núi và trung du ở tuyến sau; - Mở rộng, nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm liên xã và trung tâm các xã để tạo hạt nhân hoặc liên kết hỗ trợ phát triển các khu dân cư nông thôn. Về phân cấp đô thị, thành phố Lạng Sơn là đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp; Hệ thống đô thị chức năng trên địa bàn Lạng Sơn gồm: thành phố Lạng Sơn, thị xã Đồng Đăng, cửa khẩu Tân Thanh. Khu vực Bắc Sơn, Cửu Long thuộc mô hình khu kinh tế quốc phòng. Các đô thị / điểm dân cư tập trung dọc biên giới gồm: TX Đồng Đăng, các thị trấn: Tân Thanh, Chi Ma, Bản Chắt, Bình Nghi, Quốc Khánh. Hệ thống đô thị mới của Lạng Sơn gồm: TT Chi Ma, Tân Thanh, Cao Lộc. Vấn đề gắn kết nông thôn - đô thị: Các huyện, xã sát đường biên giới phải gắn kết chặt chẽ với hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn trên toàn vùng biên giới Việt - Trung tạo thành thế liên hoàn trong hỗ trợ phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Cụ thể là Lạng Sơn phải: ổn định tại chỗ cho 11.640 hộ; di chuyển, bố trí xen ghép ra các thôn / bản giáp biên 415 hộ; di chuyển, hình thành các thôn bản mới / định cư các thôn bản cũ không có dân cho 415 hộ. Nhiều hạng mục trong quy hoạch giao thông quan trọng phải triển khai. Đó là nâng cấp đường vành đai, xây dựng mới tuyến hành lang biên giới theo dự án đường biên giới do Bộ Quốc phòng đang thi công, đồng thời với việc xây dựng hệ thống đường nan quạt. Chính sách và cơ chế xây dựng vùng biên giới cửa khẩu Việt - Trung cần được nghiên cứu, đề xuất phù hợp với Chiến lược phát triển KT - XH đến năm 2020 đang được thảo luận trong quá trình chuẩn bị tiến tới Đại Hội XI của Đảng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 108 3.4.3.3. Mô hình tương tác không gian lãnh thổ mở cho khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn Với xu hướng phát triển như hiện nay của các cửa khẩu, khu KTCK tỉnh Lạng Sơn và các đô thị của Lạng Sơn với các cửa khẩu và đô thị vùng biên của Trung Quốc sẽ dẫn đến kết quả tất yếu là hình thành tương tác các tuyến / điểm / vùng phát triển KTCK Lạng Sơn sẽ đi theo mô hình tương tác KTCK mở về hai phía Việt - Trung / Trung - Việt. [Hình 3.2] • Đường biên giới Xây dựng mạng lưới giao thông kết nối Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trước hết là TP Lạng Sơn với các cửa khẩu quốc tế: Đồng Đăng - Hữu Nghị; các cửa khẩu quốc gia: Bình Nghi, Chi Ma và cặp chợ biên giới của tỉnh hình thành tuyến kinh tế dọc biên giới; sau đó kết nối Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn với các vùng trong cả nước đặc biệt là với thủ đô Hà Nội, với các huyện, thị của Trung Quốc như Bằng Tường, Ninh Minh và Thành phố Nam Ninh. • Điểm / cặp điểm - cặp chợ đường biên Để tạo nên thế đối trọng với bên kia bên kia biên giới và giảm khoảng cách chênh lệch về tốc độ phát triển giữa hai vùng biên giới qua khu vực Lạng Sơn Lạng Sơn cần chú trọng xây dựng các điểm cửa khẩu: Hữu Nghị, Bình Nghi, Cốc Nam, Chi Ma và các chợ cửa khẩu biên giới Tân Thanh, Nà Hình tương ứng với các cửa khẩu đối diện của Trung Quốc như Hữu Nghị Quan, Bình Nhi, Pò Chài. • Vùng biên giới tương tác đối trọng: phía Việt Nam / Trung Quốc Xây dựng Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, chính sách quản lý thông thoáng, nhằm thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh tại Khu KTCK, tạo động lực cho sự phát triển của tỉnh, đặc biệt là địa bàn khu vực biên giới. Khu KTCK Đồng Đăng sẽ là vùng động lực vùng đối trọng với các đô thị phía bên kia biên giới Trung Quốc là Bằng Tường, Ninh Minh và Nam Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 109 Hình 3.2: MÔ HÌNH TƢƠNG TÁC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KHU KTCK ĐỒNG ĐĂNG - LẠNG SƠN Nguồn: Tác giả biên vẽ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 110 3.4.4. Vấn đề an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội vùng kinh tế cửa khẩu biên giới - Nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện, tạo môi trường lành mạnh, góp phần đẩy nhanh phát triển KT - XH. - Đẩy nhanh xây dựng đường vành đai biên giới, trước hết là tuyến từ Cao Bằng qua Lạng Sơn đến Móng Cái nhằm khai thông các luồng hàng hoá dịch vụ liên hoàn theo hành lang biên giới, đồng thời củng cố khu vực phòng thủ vững mạnh gắn với thế trận an ninh nhân dân. - Tăng cường năng lực của lực lượng dân quân tự vệ, trong đó chú ý xây dựng đội ngũ dân quân cơ động ở 21 xã, thị trấn giáp biên. Đầu tư tăng cường năng lực hoạt động hoạt động tác chiến của lực lượng công an, quân đội để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống. - Tổ chức tốt công tác đấu tranh chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. - Mở rộng các hoạt động đối ngoại, tăng cường tiếp xúc và hợp tác chặt chẽ với Quảng Tây Trung Quốc; chuẩn bị mọi điều kiện cho hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế. Tiểu kết chƣơng 3 Những quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Lạng Sơn đến năm 2020. Các nhóm giải pháp phát triển KTCK bao gồm: các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường; các giải pháp về quản lí Nhà nước đối với hoạt động kinh tế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 111 cửa khẩu; các giải pháp về thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong khu vực cửa khẩu; các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực; các giải pháp thúc đẩy hoạt động đối ngoại; các giải pháp về quản lý thị trường, chống buôn lậu; giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là các ngành lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu; các giải pháp bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới. Việc định hướng phát triển KTCK cần xây dựng theo mô hình tổ chức lãnh thổ tương tác mở, trong đó chú trọng đến mối quan hệ theo chiều ngang đó là tỉnh Lạng Sơn và cửa khẩu Lạng Sơn trong mối quan hệ với các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt - Trung; mối tương tác giữa biên giới cứng và biên giới mềm để xác định ảnh hưởng và vùng thị trường của Việt Nam và của Trung Quốc; mối quan hệ theo chiều dọc đó là vị trí và mối liên kết kinh tế của Lạng Sơn với các tỉnh dọc tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; xác định vai trò của Lạng Sơn đối với hai hành lang kinh tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 112 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Trong xu thế hội nhập và phát triển việc hình thành và phát triển các cửa khẩu của Lạng Sơn đã khẳng định hướng đi đúng đắn của đường lối mở cửa của Nhà nước và đó cũng là sự tất yếu của hội nhập kinh tế. Đứng trước xu thế chung của cả nước Lạng Sơn đã biết phát huy những tiềm năng thế mạnh của địa phương về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, KT - XH để đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nước láng giềng Trung Quốc để phát triển KTCK và giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với vùng biên giới và với cả nước. Vị trí địa lí đã góp phần nâng cao vị thế của Lạng Sơn. Trong tuyến biên giới Việt - Trung Lạng Sơn là địa điểm then chốt buôn bán với Trung Quốc, có mối quan hệ gắn kết với các tỉnh khác trong cùng tuyến biên giới. Về phía Bắc Lạng Sơn giáp với tỉnh Quảng Tây - một vùng phát triển năng động, được hưởng nhiều ưu đãi từ Chính phủ Trung Quốc về hoạt động xuất nhập khẩu và là một thị trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm hàng hoá của Việt Nam. Lạng Sơn là đầu cầu của trục đường sắt, đường bộ nối Việt Nam với Trung Quốc, rất thuận lợi trong giao lưu với Trung Quốc - một thành viên của WTO. Đây là cơ hội để hàng hoá Việt Nam - thành viên mới của WTO thâm nhập vào thị trường với những ưu đãi dành cho các nước thành viên. Trong tương lai, hàng hoá của Việt Nam qua cửa khẩu Lạng Sơn có thể thông qua thị trường Trung Quốc vào các nước châu Âu, khu vực. Về phía Việt Nam, Lạng Sơn tiếp giáp cả Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Bắc, có giao thông kết nối với các tỉnh Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và xa hơn là các tỉnh miền Trung, các tỉnh phía Nam bằng tuyến đường huyết mạch QL 1A. Trong khuôn khổ Hai hành lang - một vành đai kinh tế tỉnh Lạng Sơn được kết nối với các tỉnh dọc tuyến hành lang và vành đai tạo thành một chuỗi kinh tế lớn mạnh, một hậu phương vững chắc có thể tạo thế đối trọng với Trung Quốc trong quan hệ buôn bán giữa hai nước. Để làm được điều đó cần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 113 có sự phối hợp liên kết chặt chẽ giữa Lạng Sơn với các tỉnh trong tuyến hành lang vành đai kinh tế. Mở cửa buôn bán qua biên giới Việt - Trung đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế tỉnh Lạng Sơn. Từ một tỉnh nghèo, tự cung tự cấp, thiếu đói hàng năm phải nhờ sự trợ giúp từ TW Lạng Sơn đã có mức tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, chuyển hướng mạnh sang sản xuất hàng hoá. Hoạt động KTCK phát triển mạnh góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành du lịch, dịch vụ, tài chính, ngân hàng; đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, tăng nguồn thu cho ngân sách đầu tư trở lại cơ sở hạ tầng, làm thay đổi môi trường vùng biên. Nghiên cứu sự chuyển biến của hoạt động KTCK Lạng Sơn trong thời gian qua cho thấy, KTCK có bước phát triển nhanh và đạt được một số thành tựu nhất định nhưng cũng chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Cần có những giải pháp thiết thực hơn để đẩy mạnh quan hệ buôn bán giữa hai nước qua cửa khẩu Lạng Sơn nói riêng cũng như các cửa khẩu trong khu vực biên giới Việt - Trung. Dựa trên các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi kiến nghị một số giải pháp sau: - Hoàn thiện tổ chức quản lý Nhà nước về KTCK; hoàn thiện chính sách thương mại về biên giới như các chính sách ưu đãi về tài chính, đầu tư, du lịch, xuất nhập khẩu, về quản lý lưu thông tiền tệ và thanh toán vùng biên giới và quy chế quản lý tiền tệ khu vực biên giới; có cơ chế chính sách riêng phù hợp với tình hình phát triển thực tế của cửa khẩu biên giới Việt - Trung. - Nghiên cứu, nắm bắt thông tin kịp thời và dự báo về thị trường Trung Quốc, từ đó xây dựng chiến lược và phương thức hoạt động buôn bán biên giới; định hướng cho các doanh nghiệp giữ thế chủ động và linh hoạt trong buôn bán đồng thời nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 114 - Tăng cường hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trên thị trường; phối hợp chặt chẽ có hiệu quả giữa các cơ quan có thẩm quyền và nhân dân trong việc phòng chống, phát hiện và xử lý các vụ buôn lậu và gian lận thương mại. - Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu, đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển Khu KTCK Đồng Đăng Lạng Sơn, đẩy mạnh các sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng đội ngũ cán bộ làm việc tại các cửa khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và , đội ngũ lao động làm việc tai các cơ sở trong khu KTCK Với những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi hy vọng góp phần khai thác tốt lợi thế so sánh của tỉnh để thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động KTCK, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại dịch vụ coi đây là khâu đột phá, là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển của tỉnh Lạng Sơn. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm nguồn tài liệu tư vấn cho việc xây dựng các chương trình mục tiêu phát triển KT - XH và trong các quy hoạch phát triển KT - XH, đặc biệt là KTCK Lạng Sơn và các địa phương có những đặc điểm tương đồng với Lạng Sơn. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những độc giả quan tân đến lĩnh vực KTCK của Việt Nam, khu vực biên giới Việt - Trung nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng ./. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2008), Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh xu thế phát triển của kinh tế thế giới đến năm 2020, Hà Nội. [2] Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2009), Hội thảo phát triển du lịch biên giới, Lạng Sơn. [3] Cục Hải quan Lạng Sơn (2009), Kim ngạch và số thu Cục Hải quan Lạng Sơn, 1994 - 2009. [4] Cục Thống kê Lạng Sơn (2009), Niên giám thống kê Lạng Sơn, 2004-2009. [5] Ngô Xuân Dân (1997), Quan hệ kinh tế quốc tế: Lý thuyết và thực tiễn, Nxb Hà Nội, Hà Nội. [6] Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (2003), Giáo trình Địa lí KTXH Việt Nam. Nxb GD, Hà Nội [7] Nguyễn Minh Hiếu (2003), Một số vấn đề về kinh tế cửa khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập, Nxb GD tại TP HCM. [8] Lê Thị Mạnh Khương (2004), Những chuyển biến của kinh tế ngoại thương tỉnh Lạng Sơn thời kì mở cửa, Luận văn Thạc sĩ Địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. [9] Hoàng Phúc Lâm (2002), Tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội đến sự phát triển đô thị ở thị xã Lạng Sơn, Luận án Tiến sỹ Địa lí, ĐHSP Hà Nội. [10] Lạng Sơn thế và lực mới trong thế kỉ XXI (2005), Nxb Chính trị Quốc gia. [11] Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung, Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Đại học KTQD, Hà Nội. [12] Nghị định Chính phủ số 29/2008/NĐ - CP, ngày 14-3-2008 Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. [13] Lường Đăng Ninh (2001), Đổi mới quản lí Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Viện Nghiên cứu thương mại, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 116 [14] Lường Đăng Ninh (2006), Tìm hiểu pháp luật của Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại. Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. [15] Đặng Văn Phan, Nguyễn Minh Hiếu (2010), Một vài nhận định ban đầu về lợi thế cạnh tranh tại các khu kinh tế cửa khẩu nước ta hiện nay, Hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc V, Nxb KHTN&CN, Hà Nội. [16] Quyết định số 1151/2007/QĐ -TTg, Hà Nội 30-8-2007, Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020. [17] Quyết định số 55/2008/QĐ - TTg ngày 28-4-2008 về việc phê duyệt Đề án xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. [18] Quyết định số 138/2008/QĐ/TTg, Thủ tướng Chính phủ v/v Thành lập và ban hành quy chế hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. [19] Quyết định 52/2008/ QĐ - TTg ngày 25-4-2008 v/v phê duyệt Đề án Quy hoạch các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020. [20] Quyết định số 532/QĐ - TTg ngày 27-04-2009 Phê duyệt nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn năm 2030. [21] Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ Nguyễn Văn Phú (2008), Giáo trình Địa lí KTXH Việt Nam. Nxb GD, Hà Nội. [22] Vũ Thị Thuỷ (2010), Kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn: thành tựu và vấn đề, Hội nghị KH ĐLTQ lần thứ V, Nxb KHTN&CN, tr. 632 - 639. (Phụ lục 2) [23] Tổng kết kinh tế Việt Nam 2001 - 2005 : Lí luận và thực tiễn, Nxb Đại học KTQD, Hà Nội, 2006. [24] Nguyễn Thị Huyền Trang (2006), Phân tích nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế vùng biên giới Đông Bắc Việt Nam, LV Thạc sỹ, ĐHSP Hà Nội. [25] Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh, thành phố Việt Nam, Nxb Thống kê, 2009. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 117 [26] Nguyễn Văn Trình (chủ biên), Kinh tế đối ngoại Việt Nam, Nxb ĐH QG TP Hồ Chí Minh, 2006. [27] UBND tỉnh Lạng Sơn (Ban Quản lí KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn) (2007), Dự án khu kinh tế mở. [28] UBND tỉnh Lạng Sơn (2010) (Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn), Đề án “Quy hoạch xây dựng Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn đến năm 2020 ”. [29] UBND tỉnh Lạng Sơn (1998), Đề án một số cơ cơ chế, chính sách ở khu vực Tân Thanh - Lạng sơn theo quyết định 748/ TTg của TT Chính phủ. [30] UBND tỉnh Lạng Sơn (2009), Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn: Tiềm năng và cơ hội đầu tư. [31] UBND tỉnh Lạng sơn (2010) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020. [32] Lê Thị Anh Vân (2003), Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT, Nxb LĐ, Hà Nội. [33] Vũ Như Vân (1998), Môi trường kinh tế - xã hội vùng cửa khẩu biên giới Việt - Trung: quan điểm, hiện trạng và dự báo phát triển, Đề tài NCKH cấp Bộ (Ms: B 96 - 03 - 05), Trường ĐHSP Thái Nguyên. [34] Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện KHXH Việt Nam) (2009), Trung Quốc năm 2008 - 2009, Nxb Từ điển Bách Khoa. [35] Website: a. http://www.google.com.vn b. http:// www.langson.gov.vn c. http://ww.biengioilanhtho.gov.vn d. http://www.kinhtecuakhau.com.vn) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan