Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Phát triển kinh tế biển tỉnh bạc liêu tiềm năng, thực trạng và giải pháp ...

Tài liệu Phát triển kinh tế biển tỉnh bạc liêu tiềm năng, thực trạng và giải pháp

.PDF
140
624
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH …o0o… Phạm Phước Hiền PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH …o0o… Phạm Phước Hiền PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên) Mã số: 603195 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 LỜI CẢM ƠN  Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học trường Đại Học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tiến sĩ Trần Văn Thông, người thầy đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Các thầy cô trong khoa Địa Lý trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Xin gửi lới cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em trong lớp Cao học Địa lý K20 đã động viên và giúp đỡ tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn. Xin chân thành cảm ơn người Mẹ kính yêu đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành luận văn. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ của 4 nhóm nhân tố du lịch – Kinh Tế Du lịch......... 10 Biểu đồ 2.1. Nhiệt độ - lượng mưa tại tỉnh Bạc Liêu năm 2010 ..................... 47 Biểu đồ 2.2. Tình hình dân số Tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2005 – 2010. ........... 51 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu các dân tộc Tỉnh Bạc Liêu năm 2010 ............................. 51 Biểu đồ 2.4. Tổng sản phẩm trong tỉnh Bạc Liêu (GDP) theo giá so sánh năm 1994 giai đoạn 2005 – 2010 ..................................................................................... 72 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu GDP Tỉnh Bạc Liêu năm 2005 và 2010 ......................... 72 Biểu đồ 2.6. Tổng số lượt khách đến Bạc Liêu giai đoạn 2006 – 2010 .......... 76 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2010 phân theo đơn vị hành chính ......................................................................................................................... 41 Bảng 2.2. Các hộ dân tộc chia theo đơn vị hành chính ................................... 42 Bảng 2.3. Một số tài nguyên du lịch điển hình tại Bạc Liêu ........................... 49 Bảng 2.4. Một số điểm du lịch có ý nghĩa địa phương và quốc gia. ............... 83 Bảng 3.1. Một số sản phẩm du lịch ưu tiên cho các thị trường chính của Tỉnh. ......................................................................................................................... 96 Bảng 3.2. Một số sản phẩm du lịch ưu tiên cho thị trường khách nội địa. ..... 98 Bảng 3.3. Dự báo khách du lịch quốc tế đến với Bạc Liêu đến năm 2020. .... 106 Bảng 3.4. Dự báo khách du lịch nội địa đến với Bạc Liêu đến năm 2020...... 106 Bảng 3.5. Dự báo nhu cầu khách sạn Bạc Liêu đến năm 2020 ....................... 107 Bảng 3.6. Dự báo nhu cầu lao động du lịch Bạc Liêu đến năm 2020. ............ 108 Bảng 3.7. Dự báo về chi tiêu của du khách đến năm 2020 tại Bạc Liêu ........ 108 Bảng 3.8. Dự báo thu nhập du lịch Bạc Liêu đến năm 2020. ......................... 109 Bảng 3.9. Dự báo tổng sản phẩm GDP và nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch Bạc Liêu. ......................................................................................................................... 109 Bảng 3.10. Dự kiến các nguồn vốn đầu tư du lịch Bạc Liêu đến năm 2020... 110 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long. TNDL: Tài nguyên du lịch. TCLT: Tổ chức lãnh thổ. KT – XH: Kinh tế - xã hội. QHDL: Qui hoạch du lịch. VH – TT – DL: Văn hóa – Thể thao – Du lịch. DLBV: Du lịch bền vững. PTBV: Phát triển bền vững. MĐDS: Mật độ dân số. VHTT: Văn hóa thông tin. TXBL: Thị xã Bạc Liêu. GTVT: Giao thông vận tải. CSHT – VCKT: Cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật. UBND: Ủy ban nhân dân. SPDL: Sản phẩm du lịch. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 4 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn ....................................................................................... 6 2.1. Mục tiêu của đề tài: ................................................................................................. 6 2.2. Nhiệm vụ của đề tài. ............................................................................................... 6 2.3. Giới hạn của đề tài. ................................................................................................. 6 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài. ................................................................................................ 7 3.1. Trên thế giới ............................................................................................................. 7 3.2. Ở Việt Nam .............................................................................................................. 8 3.3. Ở Bạc Liêu. .............................................................................................................. 8 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. ........................................................................ 9 4.1. Quan điểm nghiên cứu............................................................................................ 9 4.1.1. Quan điểm hệ thống. ....................................................................................... 9 4.1.2. Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ. .................................................................... 9 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh ..................................................................... 10 4.1.4.Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững ............................................... 10 4.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 10 4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tài liệu......................................... 10 4.2.2. Phương pháp thực địa. ................................................................................. 11 4.2.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ. ................................................................... 11 5. Những đóng góp chính của đề tài.................................................................................. 11 6. Cấu trúc của luận văn. .................................................................................................... 11 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ............................... 13 1.1. Một số khái niệm về du lịch................................................................................. 13 1.1.1. Định nghĩa du lịch: ....................................................................................... 13 1.1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch .................................................................. 14 1.1.3. Khái niệm về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ............... 15 1.1.4. Khái niệm về du khách ................................................................................. 18 1.1.5. Khái niệm du lịch bền vững ......................................................................... 19 1.1.6. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch ....................................................... 20 1.2. Chức năng của du lịch .......................................................................................... 21 1.2.1. Chức năng xã hội .......................................................................................... 21 1.2.2. Chức năng kinh tế ......................................................................................... 21 1.2.3. Chức năng sinh thái ...................................................................................... 22 1.2.4. Chức năng chính trị ...................................................................................... 23 1.3. Ý nghĩa kinh tế xã hội của du lịch ...................................................................... 23 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ................................................... 24 1.4.1. Dân cư và lao động ....................................................................................... 24 1.4.2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế. .................. 24 1.4.3. Nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch ......................................................................... 25 1.4.4. Điều kiện sống ............................................................................................... 25 1.4.5. Thời gian rỗi .................................................................................................. 26 1.4.6. Nhân tố chính trị ........................................................................................... 26 1.4.7. Chính sách phát triển du lịch ...................................................................... 27 1.4.8. Sự sẵn sàng đón tiếp du khách .................................................................... 27 1.4.9. Cách mạng khoa học kỹ thuật...................................................................... 27 1.5. Loại hình du lịch ................................................................................................... 28 1.5.1 Phân loại tổng quát ........................................................................................ 28 1.5.2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch ........................................................ 28 1.6. Sản phẩm du lịch ................................................................................................... 32 1.6.1. Khái niệm ....................................................................................................... 32 1.6.2. Cơ cấu của sản phẩm du lịch ...................................................................... 33 1.6.3. Giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch. ...................................... 34 1.6.4. Mô hình sản phẩm du lịch ............................................................................ 34 1.6.5. Đặc tính của sản phẩm du lịch .................................................................... 34 1.7. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch ......................................................... 36 1.7.1. Điểm du lịch ................................................................................................... 36 1.7.2.Tuyến du lịch................................................................................................... 37 1.7.3.Cụm du lịch ..................................................................................................... 37 1.7.4.Trung tâm du lịch ........................................................................................... 37 1.7.5.Tiểu vùng du lịch ............................................................................................ 38 1.7.6.Á vùng du lịch ................................................................................................. 38 1.7.7.Vùng du lịch .................................................................................................... 38 1.8. Các nguyên tắc quy hoạch điểm, tuyến du lịch. ................................................ 38 1.8.1.Các nguyên tắc qui hoạch điểm du lịch. ..................................................... 38 1.8.2. Các nguyên tắc qui hoạch tuyến du lịch. ................................................... 39 1.8.3. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. .................................................... 40 1.9. Tiểu kết chương 1 ................................................................................................. 41 Chương 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 ........................................................................................................... 43 2.1. Tổng quan về tỉnh Bạc Liêu ................................................................................. 43 2.1.1. Vị trí địa lí, thành phần dân cư ................................................................... 43 2.1.2. Lịch sử hình thành......................................................................................... 45 2.1.3. Tài nguyên du lịch ......................................................................................... 48 2.1.4. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng du lịch ..................................................... 67 2.1.5. Trình độ phát triển kinh tế xã hội................................................................ 74 2.1.6. Đánh giá chung ............................................................................................. 76 2.2. Hiện trạng phát triển du lịch Bạc Liêu giai đoạn 2005 – 2010 ....................... 78 2.2.1. Hoạt động theo ngành .................................................................................. 78 2.2.2. Hoạt động theo lãnh thổ ............................................................................... 85 2.3. Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 92 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BẠC LIÊU TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020. ............................................................................... 94 3.1. Cơ sở để xây dựng định hướng phát triển du lịch Tỉnh Bạc Liêu. .................. 94 3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020) .................................... 94 3.1.2. Quan điểm và chiến lược phát triển du lịch Tỉnh ..................................... 95 3.1.3. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 96 3.2. Các định hướng phát triển chủ yếu. .................................................................... 98 3.2.1. Định hướng về thị trường khách du lịch .................................................... 98 3.2.2. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và liên kết ...................................... 102 3.2.3. Định hướng đầu tư, quy hoạch .................................................................. 105 3.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch ............................... 106 3.2.5. Định hướng tổ chức quản lý du lịch và công tác đào tạo, tuyển dụng . 107 3.2.6. Định hướng phát triển các khu du lịch ..................................................... 108 3.3. Các dự báo trong tương lai................................................................................. 108 3.3.1. Cơ sở dự báo ................................................................................................ 108 3.3.2. Dự báo thị trường khách du lịch ............................................................... 108 3.3.3. Dự báo về nhu cầu khách sạn .................................................................... 110 3.3.4. Dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực du lịch ............................................. 110 3.3.5. Dự báo thu nhập du lịch ............................................................................. 111 3.3.6. Dự báo về nhu cầu đầu tư và tổng sản phẩm du lịch (GDP) ................ 112 3.4. Một số giải pháp phát triển du lịch ................................................................... 113 3.4.1. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ............................... 113 3.4.2. Giải pháp về chính sách tài chính và thuế ............................................... 114 3.4.3. Giải pháp về quy hoạch .............................................................................. 115 3.4.4. Giải pháp về tổ chức, quản lý .................................................................... 116 3.4.5. Nhóm giải pháp về đầu tư .......................................................................... 117 3.4.6. Giải pháp về huy động nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch ................. 118 3.4.7. Giải pháp về thị trường và xúc tiến quảng bá du lịch ............................ 119 3.4.8. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ ....................................... 121 3.5. Kiến nghị .............................................................................................................. 121 3.5.1. Với UBND Tỉnh Bạc Liêu. ......................................................................... 121 3.5.2. Đối với Sở VH – TT & DL Bạc Liêu ......................................................... 123 PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................................ 124 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. ................................................................. 126 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bạc Liêu - một vùng đất mới được thành lập chưa được 300 năm lịch sử gồm có 6 huyện một thành phố là các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Đông Hải, Giá Rai, Phước Long, Hồng Dân và thành phố Bạc Liêu. Bạc Liêu là một phần của châu thổ sông Mekong có diện tích tự nhiên khoảng 2.570 km2, nằm ở vị trí cực Nam của Tổ quốc, có tọa độ từ 9000’00” đến 9037’30” vĩ độ Bắc và từ 105015’00” đến 105052’30” kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 280km (về phía Bắc). Phía Bắc của tỉnh giáp với Hậu Giang và Kiên Giang, phía Đông và Đông Bắc giáp với tỉnh Sóc Trăng, Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Cà Mau, Đông và Đông Nam giáp với biển Đông. Vùng đất Bạc Liêu được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển, qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát chạy dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp giữa sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu, màu mỡ dọc theo sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đất mặn trũng thấp kéo dài đến mũi Cà Mau. Bạc Liêu là địa phương được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đa dạng sinh học cao với những vùng đất ngập nước – đầu thế kỷ XX, người ta thường hay khen rằng “Dưới sông cá Chốt, trên bờ Triều Châu”, điều này cũng tạo nên cho địa phương nhiều sân chim được ví như các “vườn địa đàng” là những tiềm năng vô tận để phát triển du lịch sinh thái. Đây là nơi tập trung của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer với gần 900.000 người sinh sống với những nét văn hóa độc đáo được thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, những di tích văn hóa lịch sử, những cái tên nổi bật qua nhiều thế hệ mà đến nay vẫn còn nhiều người biết đến như cái danh “Công tử Bạc Liêu”, Cao Văn Lầu… trở thành nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị. Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi, nhưng đời sống người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi sinh kế của họ chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tình trạng thất mùa do biến đổi khí hậu, do các điều kiện khách quan trong xã hội gây ra còn phổ biến như hiện tượng ép giá của thương lái, công nghệ sau thu hoạch còn lạc hậu…, công nghiệp thì chậm phát triển - toàn tỉnh hiện nay chưa có được một khu công nghiệp chính thức đi vào hoạt động. Chính vì vậy, du lịch vốn được coi là ngành xuất khẩu tại chổ là một lối ra quan trọng cho thị trường nông sản, cho ngành sản xuất thủ công nghiệp địa phương. Đồng thời, phát triển du lịch còn tạo ra công ăn việc làm, đa dạng hóa hoạt động kinh tế và góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và ổn định xã hội. Những năm qua, cùng với sự phát triển du lịch cả nước, du lịch Bạc Liêu cũng đã nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương thêm vào đó là sự quan tâm của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước về cơ bản ngành cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Năm 2011, Bạc Liêu đón hơn 530.400 lượt người, tăng 2,8 lần so với năm 2006, đem lại doanh thu hơn 469 tỷ đồng, tuy nhiên những con số này vẫn chưa phản ánh đúng tiềm năng phát triển du lịch. Hiện nay các sản phẩm du lịch chủ đạo của Bạc Liêu là du lịch tham quan, nghiên cứu, du lịch tâm linh. Mặc dù có thế mạnh về du lịch sinh thái nhưng hoạt động này ở Bạc Liêu vẫn còn hạn chế, chưa xây dựng được những sản phẩm du lịch sinh thái đúng nghĩa và hấp dẫn với du khách. Việc khai thác tiềm năng du lịch còn thiếu tầm nhìn tổng thể nên sản phẩm du lịch còn đơn điệu, kém hấp dẫn nên chưa xứng với tiềm năng du lịch mà Bạc Liêu có được. Chính vì vậy, việc xây dựng sản phẩm đặc thù, hấp dẫn là hết sức cần thiết, nhằm phát huy thế mạnh của địa phương. Bên cạnh đó, việc xây dựng các sản phẩm liên kết cũng không kém phần quan trọng. Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch Bạc Liêu, góp phần phát triển một cách toàn diện về kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường là một đòi hỏi cấp thiết trong tình hình hiện nay. Nhận thức được điều này là cần thiết nên tôi lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch Tỉnh Bạc Liêu, thực trạng và giải pháp” làm đề tài tốt nghiệp cao học chuyên ngành Địa lí của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn 2.1. Mục tiêu của đề tài: - Là đề tài đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Bạc Liêu thời gian qua và phân tích, đánh giá thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội thách thức đối với phát triển trong thời gian tới. - Đưa ra các chỉ tiêu, định hướng và giải pháp phát triển du lịch Bạc Liêu đến năm 2020 phù hợp với tiềm năng phát triển và làm cơ sở để quản lý phát triển du lịch một cách có hiệu quả. - Là đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch với những thông tin mới nhất, do đó đề tài sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng ngành du lịch Bạc Liêu trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài. - Đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch địa phương, những cơ hội thuận lợi và khó khăn thách thức phát triển du lịch Bạc Liêu. - Đề xuất mục tiêu phát triển du lịch Bạc Liêu gắn với du lịch bền vững, gắn kết chặt chẽ với hoạt động du lịch giữa các địa phương trong cụm Cà Mau nói riêng và trong vùng du lịch ĐBSCL nói chung và với Tp. Hồ Chí Minh. - Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du lịch Bạc Liêu đến năm 2020, bao gồm: + Đề xuất các chỉ tiêu phát triển ngành. + Định hướng phát triển sản phẩm cũng như thị trường du khách, đặc biệt chú trọng định hướng sản phẩm du lịch đặc thù và liên kết. + Đề xuất định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch. 2.3. Giới hạn của đề tài. - Về nội dung: đề tài tập trung phân tích tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch địa phương. - Về không gian: nghiên cứu trong phạm vi Tỉnh Bạc Liêu, tuy nhiên, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên cũng có xem xét mối liên hệ với các tỉnh trong cụm Cà Mau, và trong mối quan hệ nội vùng du lịch ĐBSCL. - Về thời gian: nghiên cứu tiến hành chủ yếu trong giai đoạn 2005 – 2010, giải pháp phát triển đến 2020. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài. 3.1. Trên thế giới Ngành du lịch trên thế giới xuất hiện cùng với sự phát triển của ngành thủ công nghiệp, ngành thương mại và những sinh hoạt tôn giáo trên thế giới. Nhưng những công trình khoa học nghiên cứu về các khía cạnh của du lịch như TNDL và TCLT chỉ mới xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và nở rộ cùng với xu hướng kế hoạch hóa, quy hoạch phát triển KT – XH và phát triển của ngành du lịch từ những năm 30 của thế kỷ XX. Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, nhất là sau năm 1950, số lượng người đi du lịch trên thế giới ngày càng nhiều., du lịch ngày càng được quan tâm phát triển và nghiên cứu ở nhiều quốc gia. Vì vậy, sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay có nhiều dự án quy hoạch du lịch, nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết những lý luận về TCLT du lịch và QHDL được công bố. Chỉ tính đến năm 1978, theo điều tra nghiên cứu của UNWTO trên toàn thế giới có tới 1619 dự án về quy hoạch du lịch, trong đó có điều tra, kiểm kê, đánh giá các nguồn lực phát triển du lịch tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ở những nước đứng hàng đầu về số lượng khách du lịch và thu nhập du lịch cũng là những nước có nhiều công trình lí luận về QHDL và TNDL như: các công trình của Pháp về “Cơ hội phát triển du lịch” của Văn phòng Tổng kiến trúc sư trưởng về Du lịch, Paris, 1975. Các nhà khoa học của Hoa Kỳ có các công trình “Tổ chức các vùng du lịch” của Guun (CI.A), 1972; “Quy hoạch và phát triển du lịch” của Kaiser và Helber (L.E), 1978… Ở các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây, rất hiếm các công trình tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn QHDL, mà chủ yếu là các công trình nghiên cứu các lý luận về phân vùng du lịch nghĩ dưỡng, kiểm kê đánh giá tài nguyên quy hoạch vùng KT – XH như các công trình của các nhà địa lý Liên Xô: V.X Tauxkar, 1969, “Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá, phục vụ mục đích quy hoạch du lịch”; L.I. Lukhina, 1973, “Những nguyên tắc và phương pháp đánh giá kỹ thuật các tổng thể tự nhiên”… Đặc biệt từ năm 1980 trở lại đây, Trung Quốc và các nước đang phát triển coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Nhằm góp phần đưa Trung Quốc trở thành nước phát triển du lịch có số lượng khách quốc tế và thu nhập từ du lịch đứng đầu thế giới trong tương lai, nhiều công trình nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về QHDL và TNDL được các nhà khoa học tiến hành như: “Phát triển và quản lý du lịch địa phương”, Ngô Tất Hổ, 2000; “Hệ thống chỉ tiêu quy hoạch” của Ngô Vi Dân, 1979. 3.2. Ở Việt Nam Từ năm 1989, đặc biệt từ năm 1990 (Năm du lịch Việt Nam) đến nay đã có một số đề tài khoa học, dự án nghiên cứu về địa lý du lịch, đặc biệt là cơ sở lý luận và phương pháp luận có thể kể đến như “Sơ đồ phát triển và phân bố ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000”,1986; “Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam”, 1986; “ Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”, 1991… Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khác như: đề tài “TCLT du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh và cộng sự thực hiện, 1991; Luận án PTS Trần Đức Thanh, 1995, “ Cơ sở khoa học cho việc xây dựng bản đồ phục vụ mục đích du lịch cấp tỉnh ở Việt Nam – lấy ví dụ tỉnh Ninh Bình”; “ Địa lý du lịch” do Nguyễn Minh Tuệ chủ trì, 1994; “TCLT du lịch” của Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 1999. Nhiều địa phương cũng đã xây dựng quy hoạch tổng thể cho phát triển du lịch dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của TCDL như Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… có sự tham gia của các nhà khoa học uy tín trong và ngoài nước. 3.3. Ở Bạc Liêu. Tại Bạc Liêu, đã có một số công trình nghiên cứu ban đầu về du lịch như “Chiến lược phát triển du lịch Bạc Liêu, định hướng đến năm 2015 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020” ,2010, do Sở VH – TT – DL tỉnh Bạc Liêu chủ trì. “ Phát triển du lịch Tỉnh Bạc Liêu, Thực trạng và giải pháp” là đề tài đầu tiên nghiên cứu tổng thể tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch của Bạc Liêu trong thời kì 2005 – 2010, là thời kì đầy thách thức khi Việt Nam được gia nhập vào Tổ chức thương mại quốc tế, thời kì diễn ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tạo nên bức tranh vừa tổng quan vừa chi tiết hoạt động du lịch Bạc Liêu cũng như lợi thế so sánh phát triển du lịch với các tỉnh trong cụm Cà Mau nói riêng và với Vùng Du lịch ĐBSCL nói chung. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Quan điểm nghiên cứu. 4.1.1. Quan điểm hệ thống. Đây là một trong những quan điểm được sử dụng rộng rãi trong du lịch do tính chất tổng thể cả đối tượng nghiên cứu. Theo quan điểm này, khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó phải đặt nó trong vị trí tương quan với các vấn đề, các yếu tố trong hệ thống cao hơn và trong cấp phân vị thấp hơn. Bạc Liêu là một lãnh thổ du lịch với những mối quan hệ qua lại với các hệ thống khác và vận động theo quy luật của toàn hệ thống. Mặt khác, nó cũng là một bộ phận trong cụm du lịch Bán đảo Cà Mau, lớn hơn nữa là bộ phận của vùng du lịch ĐBSCL nên giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ. Hệ thống lãnh thổ du lịch được xem là một hệ thống có đặc điểm tổng hợp hơn bất kỳ địa hệ nào, là một hệ thống xã hội được tạo thành bởi các thành tố: tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người có mối quan hệ qua lại, mật thiết gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được những giá trị đồng bộ về các mặt KT – XH và môi trường. Để mang lại hiệu quả tổ chức, kinh doanh du lịch, cần tìm ra sự khác biệt trong từng đơn vị lãnh thổ và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố trong cùng một lãnh thổ cũng như mối quan hệ mở với các lãnh thổ khác. 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Có thể nói Bạc Liêu là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Song hiện nay du lịch của tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Do đó, nghiên cứu lịch sử hình thành và thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh giúp chúng ta dễ dàng đưa ra những định hướng, giải pháp thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển lên tầm cao mới. Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch từ những năm 2005 đến nay, từ đó đánh giá, đưa ra định hướng và giải pháp phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. 4.1.4.Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Phát triển du lịch đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: giải quyết việc làm cho người lao động, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh,… Song việc phát triển du lịch chưa có sự quản lý và quy hoạch chặt chẽ trong thời gian qua đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới các vấn đề môi trường như: làm ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước,… Chính vì vậy, cần phải xây dựng và thực hiện các phương án phát triển du lịch một cách hợp lý để dung hòa được giữa những tác động tích cực – tiêu cực trong vấn đề bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển bền vững. Quan điểm này được tác giả vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu. 4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tài liệu Phương pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lý các tài liệu trong phòng, dựa trên cơ sở các số liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ thực tế. Sau đó xử lý chúng để có được những kết luận cần thiết. Các tư liệu có thể là các công trình nghiên cứu trước đó, các bài viết, báo cáo kinh doanh, báo cáo tổng kết… Phương pháp này giúp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc mà vẫn có được một tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. Số liệu thống kê là một dạng tài liệu cần thiết trong quá trình thu thập tài liệu. Các bảng biểu với những số liệu tương đối cũng như tuyệt đối chính là nguồn tài liệu nói lên thực trạng hoạt động cũng như phát triển của đối tượng. Số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được lấy từ các nguồn: Cục thống kê Bạc Liêu, Sở VH – TT – DL Bạc Liêu, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam... 4.2.2. Phương pháp thực địa. Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm góp phần làm cho kết quả mang tính xác thực, khắc phục hiệu quả những hạn chế của phương pháp thu thập, xử lý số liệu trong phòng. Các hoạt động chính khi tiến hành phương pháp này bao gồm: quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, chụp ảnh… tại các điểm nghiên cứu; gặp gỡ, trao đổi, với cơ quan quản lý tài nguyên, các cơ quan quản lý chuyên ngành của địa phương… 4.2.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ. Để kết quả nghiên cứu được thể hiện một cách trực quan, đề tài đã áp dụng phương pháp bản đồ, biểu đồ trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu định lượng, định tính. Đây là phương pháp quan trọng xác định sự phân bố, mức độ tập trng theo lãnh thổ của các đối tượng (điểm, tuyến, cụm du lịch) nghiên cứu trong không gian, đồng thời thể hiện mối liên hệ với các khu vực lân cận của địa bàn nghiên cứu. 5. Những đóng góp chính của đề tài. - Đúc kết cơ sở lý luận về phát triển Du Lịch. - Đánh giá tiềm năng du lịch của Tỉnh Bạc Liêu. - Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch Bạc Liêu. Từ đó làm sáng tỏ những lợi thế so sánh cũng như những hạn chế liên quan đến việc phát triển du lịch Bạc Liêu trong thời kì mới. - Đề xuất các định hướng và giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch Bạc Liêu bền vững và có hiệu quả đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. 6. Cấu trúc của luận văn. - Phần mở đầu. + Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch. + Chương 2: Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2005 – 2010. + Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch Bạc Liêu giai đoạn 2011 – 2020. - Phần Kết Luận. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Một số khái niệm về du lịch 1.1.1. Định nghĩa du lịch: Theo I.I. Pirogionic, 1985 thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.” Đây là khái niệm được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam. Theo định nghĩa của Michael Coltman (Mỹ) “Du lịch là sự kết hợp tương tác của bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”. Du khách Dân cư sở tại Nhà cung ứng dịch vụ Chính quyền nơi đón khách du lịch Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ của 4 nhóm nhân tố du lịch – Kinh Tế Du lịch Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. Ngoài ra, theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” 1.1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch * Tài nguyên du lịch: “ Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.” (Luật du lịch Việt Nam – 2005). Tài nguyên du lịch đối với mỗi loại hình du lịch có những đặc trưng riêng. Đối với du lịch chữa bệnh, người ta thường quan tâm tới các nguồn nước khoáng hoặc bùn chữa bệnh. Có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch thể thao và du lịch theo lộ trình là đặc điểm của lãnh thổ như khả năng vượt và sự tồn tại các chướng ngại vật…. * Phân loại tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch được chia thành hai nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. - Tài nguyên du lịch tự nhiên Theo như Luật du lịch Việt Nam năm 2005 đã đưa ra thì “ Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ cho mục đích du lịch.” - Tài nguyên du lịch nhân văn Nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. Nhóm tài nguyên này có những đặc trưng riêng. Tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nhận thức nhiều hơn giá trị giải trí, ít bị phụ thuộc vào các điều kiện tự
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan