Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kinh tế biển kiên giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế...

Tài liệu Phát triển kinh tế biển kiên giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

.PDF
229
1
126

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT NGUYỄN ĐÌNH BÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN KIÊN GIANG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh năm 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT NGUYỄN ĐÌNH BÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN KIÊN GIANG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã chuyên ngành: 62.31.01.02 Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Chí Hải Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn Phản biện 3: TS. Nguyễn Văn Sáng NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS Hoàng Thị Chỉnh Phản biện độc lập 1: PGS.TS Nguyễn Duy Mậu Phản biện độc lập 2: TS Lê Hùng Tp. Hồ Chí Minh năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được thu thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức hoặc từ tính toán của riêng tác giả. Kết quả trình bày trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Đình Bình MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu luận án 3 3 Câu hỏi nghiên cứu 3 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3 5 Những đóng góp của luận án 4 6 Kết cấu của luận án 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 5 Những công trình nghiên cứu về kinh tế biển ở nước ngoài 5 1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu kinh tế biển ở cấp độ quốc gia 5 1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu kinh tế biển ở địa phương 9 1.1.1.3 Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực cụ thể của kinh tế biển 10 1.1.2 Những công trình nghiên cứu về kinh tế biển ở trong nước 14 1.1.3 Những vấn đề thống nhất và những khoảng trống cần tiếp tục 18 1.1 1.1.1 nghiên cứu 1.1.3.1 Những vấn đề đã thống nhất 18 1.1.3.2 Những khoảng trống liên quan đến đề tài 19 Phương pháp nghiên cứu 19 Phương tiếp cận nghiên cứu 20 1.2.1.1 Phương pháp luận biện chứng duy vật 20 1.2.1.2 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học 20 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 21 1.2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp 21 1.2.2.2 Phương pháp logic - lịch sử 22 1.2.2.3 Phương pháp chuyên gia 23 1.2.2.4 Phương pháp thống kê mô tả 23 Nguồn dữ liệu và khung phân tích 24 1.2 1.2.1 1.2.2 1.3 1.3.1 Nguồn dự liệu 24 1.3.2 Khung phân tích 26 Tóm tắt chương 1 27 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Các lý thuyết nền tảng khoa học cho phát triển kinh tế biển 28 2.1.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh 28 2.1.2 Lý thuyết về phát triển kinh tế 29 2.1.2.1 Mô hình Karl Heinrich Marx về phát triển kinh tế 29 2.1.2.2 Lý thuyết phát triển không cân đối hay các “cực tăng trưởng” 32 2.1 của A. Hirschman, F. Perrons và G. Pestane de Bernis 2.1.2.3 Phát triển kinh tế theo “Vòng quay quốc tế có lợi” trong chuyển 33 dịch cơ cấu kinh tế ngành vùng duyên hải của Wang Jian 2.1.3 Lý thuyết phát triển cơ cấu kinh tế theo mô hình của Harry 35 Toshima Lý thuyết phát triển bền vững 37 Lý luận về phát triển kinh tế biển 39 2.2.1 Khái niệm kinh tế biển 39 2.2.2 Phát triển kinh tế biển 43 2.2.3 Vai trò của kinh tế biển 46 Kinh tế biển là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, phát 47 2.1.4 2.2 2.2.3.1 triển kinh tế biển là cơ sở để thúc đẩy phát triển kinh tế 2.2.3.2 Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản 49 2.2.3.3 Khai thác nguồn nhân lực ở các vùng ven biển 50 2.2.3.4 Đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia 51 2.2.3.5 Thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 51 Các tiêu chí đo lường phát triển kinh tế biển 52 2.2.4.1 Tổng sản phẩm KT biển và đóng góp của nó vào nền kinh tế 53 2.2.4.2 Tạo việc làm và cơ cấu lao động đang làm việc trong kinh tế biển 54 2.2.4 2.2.4.3 Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu hàng xuất khẩu 55 2.2.4.4 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế biển 56 2.2.4.5 Tính bền vững trong quá trình phát triển kinh tế biển – đảo 57 2.2.4.6 Hài hòa giữa phát triển kinh tế với an ninh chủ quyền biển - đảo 57 quốc gia 2.2.4.7 2.2.5 2.2.5.1 Đời sống nhân dân các vùng ven biển 58 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế biển 58 Nhóm nhân tố tạo tiền đề, điều kiện cho quá trình công 60 nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế biển 2.2.5.2 Nhóm nhân tố của lực lượng sản xuất 63 2.2.5.3 Nhóm các nhân tố thuộc quan hệ sản xuất 65 Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển 67 2.3.1 Chủ trương, chính sách của Đảng 67 2.3.2 Quyết định của Thủ tướng chính phủ về phát triển kinh tế biển 69 2.3.3 Quyết định của UBND tỉnh Kiên Giang về phát triển kinh tế biển 71 Lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế 74 2.4.1 Khái niệm hội nhập quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế 74 2.4.2 Tác động của tiến trình hội nhập KT quốc tế đối với kinh tế biển 75 2.4.2.1 Những tác động tích cực 75 2.4.2.2 Những tác động tiêu cực 76 Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển và bài học đối với Kiên Giang 77 2.5.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của Singapore 77 2.5.2 Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển kinh tế biển 78 2.5.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của Hải Phòng 79 2.5.2.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của tỉnh Đà Nẵng 80 2.5.2.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 81 Những bài học kinh nghiệm đối với Kiên Giang trong quá 82 2.3 2.4 2.5 2.5.3 trình phát triển kinh tế biển Tóm tắt chương 2 84 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN KIÊN GIANG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Khái quát chung về vùng biển và kinh tế biển Kiên Giang 85 3.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang 85 3.1.2 Khái lược về vùng biển Kiên Giang 86 3.1.3 Những tiềm năng phát triển kinh tế biển Kiên Giang 86 Tình hình phát triển kinh tế biển Kiên Giang 88 3.2.1 Ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản 88 3.2.2 Công nghiệp chế biến thủy sản 90 3.2.3 Phát triển du lịch biển đảo 93 3.2.4 Phát triển kinh tế hàng hải 96 3.2.5 Phát triển kinh tế đảo 99 3.2.5.1 Huyện đảo Phú Quốc 99 3.2.5.2 Huyện đảo Kiên Hải 101 3.2.5.3 Đảo Hải Tặc 102 3.2.5.4 Đảo Thổ Chu 103 3.2.6 Mở rộng diện tích lấn biển và phát triển thành phố biển 104 3.2.7 Phát triển một số lĩnh vực khác 107 3.2.7.1 Khoa học về biển, đảo và vùng ven biển 107 3.2.7.2 Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển, đảo 108 3.2.7.3 Liên kết quốc tế trong quá trình phát triển kinh tế biển 110 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KT biển Kiên Giang 111 Nhóm nhân tố tạo tiền đề, điều kiện của quá trình công 111 3.1 3.2 3.3 3.3.1 nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế biển 3.3.2 Nhóm nhân tố về lực lượng sản xuất 113 3.3.3 Nhóm nhân tố về quan hệ sản xuất 115 Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế biển Kiên 119 3.4 Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 3.4.1 Những kết quả thành công và nguyên nhân 120 3.4.1.1 Những kết quả thành công 120 3.4.1.2 Nguyên nhân của những thành công 128 Những hạn chế và nguyên nhân 130 3.4.2.1 Những hạn chế 130 3.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 132 Tóm tắt chương 3 134 3.4.2 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN KIÊN GIANG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến phát triển kinh 4.1 136 tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 4.1.1 Bối cảnh quốc tế 136 4.1.2 Bối cảnh trong nước 141 Quan điểm, định hướng phát triển kinh tế biển Kiên Giang 145 4.2.1 Quan điểm phát triển kinh tế biển Kiên Giang 145 4.2.2 Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế biển Kiên Giang 151 4.2.2.1 Định hướng phát triển kinh tế biển Kiên Giang thời gian tới 151 4.2.2.2 Mục tiêu đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 153 Giải pháp phát triển kinh tế biển ở Kiên Giang trong tiến 154 4.2 4.3 trình hội nhập kinh tế quốc tế 4.3.1 4.3.1.1 Nhóm giải pháp về chủ trương, chính sách 154 Thực hiện tốt công tác dự báo, xây dựng chiến lược khai thác 154 hiệu quả nguồn lợi biển 4.3.1.2 4.3.2 Khuyến khích thành phần kinh tế nhà nước phát triển 159 Nhóm giải pháp làm tiền đề, điều kiện công nghiệp hóa, hiện 160 đại hóa kinh tế biển 4.3.2.1 Huy động và phân bổ nguồn vốn có hiệu quả 160 4.3.2.2 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế biển - đảo 165 Nhóm giải thuộc lực lượng sản xuất 167 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển 167 4.3.3 4.3.3.1 Phát triển khoa học công nghệ phục vụ kinh tế biển 171 Nhóm giải pháp thuộc quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất 175 4.3.4.1 Đẩy mạnh liên kết vùng kinh tế 175 4.3.4.2 Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế 178 Nhóm giải pháp phát triển các ngành kinh tế biển mũi nhọn 179 4.3.5.1 Ngành du lịch biển - đảo 180 4.3.5.2 Dịch vụ cảng biển 183 4.3.5.3 Kinh tế đảo 185 Tóm tắt chương 4 187 4.3.3.2 4.3.4 4.3.5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 188 1 Kết luận 188 2 Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án 193 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHÁC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Các chữ viết tắt tiếng Anh Chữ tắt Tên gốc tiếng Anh Tên tiếng Việt ADB Asia Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á AEC ASEAN Economic Commitment Cộng đồng kinh tế Asean ASEAN Association of South East Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations ASC Stewardship Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Aquaculture Thủy Sản Council AusAID Australian for Cơ quan phát triển quốc tế Úc Agency International Development BOT Build – Operate – Transfer Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao BTO Build – Transfer – Operate Xây dựng-Chuyển giao-Vận hành BT Build – Transfer Xây dựng-Chuyển giao CV Cheval Vapeur (tiếng Pháp) = Mã lực của máy (tàu biển) Horse Power (tiếng Anh) DANIDA International Hiệp hội phát triển quốc tế Đan Danish Mạch Development Association DFO Department of Fisheries and Vụ Nghề cá và Đại dương Oceans DWT Dead Weight Tonnage Đơn vi đo năng lực vận tải an toàn của tàu tính bằng tấn EU European Union ESCAP Economic Cộng đồng chung châu Âu and Social Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu Commission for Asia and the vực châu Á - Thái Bình Dương Pacific FAO Food Agriculture Tổ chức nông lương thế giới and Organization FDI Foreigner Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTE Full Time Equivalent Tương đương toàn thời gian GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GIZ Gesellchaft Internationale Tổ chức hợp tác phát triển Đức Zusammenarbeit GlobalGAP Global Agricultural Thực Good hành sản phẩm nông Practice nghiệp tốt toàn cầu GOP Gross Ocean Product Tổng sản phẩm kinh tế biển GRDP Gross Region Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội của vùng GROP Gross Region Ocean Product Tổng sản phẩm kinh tế biển của vùng GRT Gross Registered Tonnage Tổng trọng tải đăng ký GVA Gross Value Add Đóng góp giá trị gia tăng ICMP Integrated Coastal Management Chương trình Bảo vệ tổng hợp IUCN MICE Program vùng ven biển International Union Liên minh Quốc tế Bảo tồn for Conservation of Nature Thiên nhiên Incentives, Gặp gỡ, khen thưởng, hội nghị và Meeting, sự kiện (hình thức du lịch mới) Conventions and Event NOEP National Ocean Economic Chương trình kinh tế biển Quốc Program ODA Officical gia Development Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance PPP Public – Private Partner SPSS Statistical Package the Social Sciences Hình thức đối tác công – tư for Phần mềm thống ke cho các ngành khoa học xã hội TEU Đơn vị tiêu chuẩn 20 foot của Twenty-foot equivalent units container TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Trans Pacific Partnership Bình Dương USD United State Dollar UNCED United Nations Đô la Mỹ International Cơ quan Cứu trợ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc Children's Emergency Fund UNEP United Nations Environment Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc Programme VietGAP WAR Vietnamese Good Agricultural Thực hành sản phẩm nông Practices nghiệp tốt ở Việt Nam Wildlife At Risk Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã trước những rủi ro WB World Bank WCED World Ngân hàng thế giới Commission on Ủy ban môi trường thế giới và Environment and Development phát triển 2. Các chữ viết tắt tiếng Việt Chữ tắt Tên tiếng Việt BGTVT Bộ Giao thông Vận tải CNH Công nghiệp hóa CNCB Công nghiệp chế biến CN Công nghiệp Ctr-UBND Chương trình - Ủy ban nhân dân CT/TU Chương trình – Tỉnh ủy CV-UB Công văn - Ủy ban CV-UBND Công văn - Ủy ban nhân dân ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long HS Hải sản KH-KT Khoa học kỹ thuật KH-UBND Kế hoạch - Ủy ban nhân dân NGTK Niên giám thống kê NQTW Nghị quyết Trung ương NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển Nông thôn NQ/TU Nghị quyết/Tỉnh ủy NQ/TW Nghị quyết/Trung ương PTTH Phát thanh truyền hình QĐ-BGTVT Quyết định – Bộ Giao thông Vận tải QĐ-BNN-TCTS Quyết định-Bộ Nông nghiệp-Tổng cục thủy sản QĐ-UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân QĐ-TTg Quyết định – Thủ tướng UBND Ủy ban nhân dân VP-KHTH Văn Phòng – Kế hoạch thực hiện DANH MỤC CÁC BẢNG - BIỂU Bảng 3.1 Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang 85 Biểu đồ 3.2 Giá trị sản suất ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang từ 1995 – 2016 89 Bảng 3.3 Đóng góp của ngành thủy sản Kiên Giang giai đoạn 1995–2016 90 Bảng 3.4 Giá trị công nghiệp chế biến thủy sản Kiên Giang 1995 – 2016 91 Bảng 3.5 Đóng góp của ngành công nghiệp chế biến thủy sản giai đoạn 92 1995 – 2016 Bảng 3.6 Doanh thu ngành du lịch biển Kiên Giang 1995 – 2016 93 Bảng 3.7 Đóng góp của ngành du lịch biển Kiên Giang giai đoạn 1995 – 2016 94 Bảng 3.8 Tổng sản phẩm các ngành kinh tế hàng hải giai đoạn 1995 – 97 2016 Bảng 3.9 Lao động các ngành kinh tế hàng hải giai đoạn 1995 – 2016 98 Bảng 3.10 Đóng góp của ngành kinh tế hàng hải giai đoạn 1995 – 2016 98 Bảng 3.11 Tình hình kinh tế - xã hội Phú Quốc giai đoạn 2010 – 2016 100 Bảng 3.12 Tình hình kinh tế - xã hội Kiên Hải giai đoạn 2010 – 2016 102 Bảng 3.13 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển Kiên Giang 116 Bảng 3.14 Tỷ trọng kinh tế biển trong nền kinh tế giai đoạn 1995 – 2016 121 Tỷ trọng lao động các ngành kinh tế biển tỉnh Kiên Giang giai 122 Bảng 3.15 Bảng 3.16 đoạn 1995 – 2016 Giá trị và cơ cấu xuất khẩu các ngành kinh tế biển tỉnh Kiên 123 Giang giai đoạn 1995 – 2016 Bảng 3.17 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Kiên Giang giai đoạn 1995–2016 124 Bảng 3.18 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế biển Kiên Giang giai 125 đoạn 1995–2016 Biểu đồ 3.19 Thu nhập bình quân đầu người vùng ven biển, hải đảo và toàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 1995 – 2016 127 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương, thế kỷ con người hướng ra biển và làm giàu từ biển. Biển không chỉ cung cấp nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú, phục vụ cho các ngành công nghiệp, biển còn là huyết mạch của giao thương quốc tế. Phát triển kinh tế biển không chỉ tạo nên những hiệu ứng thông qua việc thu hút đầu tư, tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế phát triển, mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam là quốc gia có tiềm năng rất lớn về kinh tế biển. Với bờ biển dài trên 3.260 km, vùng biển rộng trên một triệu km2 , kinh tế biển đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong thời kỳ đổi mới, với những chính sách đúng đắn của Đảng, các ngành kinh tế biển Việt Nam đã không ngừng phát triển và góp phần to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Số liệu thống kê của Viện nghiên cứu biển – đảo Việt Nam (2016), kinh tế biển Việt Nam đóng góp 47 – 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần biển” đạt khoảng 20 – 22% tổng GDP cả nước. Kiên Giang là một trong số 28 tỉnh, thành của cả nước có biển và các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Với hơn 200 km bờ biển, ngư trường khai thác thủy sản rộng 63.290 km2 và 143 hòn đảo lớn nhỏ, vùng biển, đảo và ven biển Kiên Giang là ngư trường khai thác, nuôi trồng thủy sản lớn cho ngư dân địa phương. Theo điều tra của Viện nghiên cứu biển đảo Việt Nam (2016), vùng biển Kiên Giang có trữ lượng cá, tôm khoảng 500.000 tấn, trong đó vùng ven bờ độ sâu 20 – 50m có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn; bên cạnh đó còn có mực, hải sâm, bào ngư, ngọc trai, sò huyết,... với trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi. Ngoài ra tỉnh đã và đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển Đông Nam bộ có trữ lượng trên 611.000 tấn, sản lượng cho phép khai thác 243.660 tấn chiếm 40% trữ lượng. Vùng biển, đảo và ven biển Kiên Giang không chỉ giàu có về nguồn lợi thủy sản mà còn có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch biển và kinh tế đảo, với các địa 1 danh nổi tiếng như Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Hải. Biển, đảo Kiên Giang còn có vị trí rất quan trọng về kinh tế hàng hải và an ninh quốc phòng, là cửa ngõ kết nối Kiên Giang với đồng bằng sông Cửu Long và cộng đồng ASEAN. Nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực biển, ngày 08/5/2014 Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ban hành Kế hoạch số 45/KH-UBND về việc thực hiện Quyết định số 1570/QĐ/TTg ngày 06/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch là xây dựng vùng biển, ven biển, hải đảo Kiên Giang phát triển toàn diện, bền vững cả nông, lâm, ngư, công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu, đến năm 2020 trở thành một tỉnh mạnh về biển, làm giàu từ biển, hình thành và phát triển một số ngành kinh tế biển có lợi thế như: Thủy hải sản, du lịch, vận tải biển, dịch vụ nghề cá, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thủy sản... với tốc độ phát triển nhanh và bền vững. Những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ, Kế hoạch hành động thiết thực của chính quyền địa phương đã tạo ra một luồng sinh khí mới cho kinh tế biển Kiên Giang. Số liệu từ Niên Giám thống kê Kiên Giang (2016) cho thấy, các ngành kinh tế thuần biển đóng góp hơn 49% tổng GDP, tạo ra hơn 18% lao động và đóng góp hơn 38% giá trị xuất khẩu của địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển các ngành kinh tế biển Kiên Giang vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương. Trong tổng giá trị kinh tế biển của Kiên Giang, ngành khai thác thủy sản còn chiếm tỷ trọng lớn nhất, với hơn 73%, trong khi các ngành dịch vụ chất lượng cao còn chiếm tỷ trọng thấp (dịch vụ cảng biển 3,4%, du lịch 4,8%). Ngay cả những ngành được xem là có nhiều tiềm năng cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ do chủ yếu tập trung đánh bắt gần bờ, kỹ thuật đánh bắt thô sơ, hiệu quả kinh tế còn thấp. Công tác thăm dò, quy hoạch chưa được quan tâm nhiều, khả năng ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu chưa hiệu quả, đặc biệt khoa học nghiên cứu về biển chưa được đầu tư phát triển…Nhằm đánh giá đúng tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế biển Kiên Giang, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Phát triển kinh 2 tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận án tiến sĩ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu luận án Mục tiêu tổng quát của luận án là cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn phát triển kinh tế biển, từ đó đề xuất giải pháp phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các mục tiêu cụ thể của luận án gồm: Một là, hình thành khung lý thuyết về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển. Hai là, làm rõ được bức tranh chung về phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập những năm qua. Ba là, đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế biển đã hình thành được khung lý thuyết hay chưa? Khung lý thuyết về phát triển kinh tế biển được cấu thành từ những bộ phận nào? Câu hỏi 2: Tình hình phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong thời gian qua diễn tiến như thế nào? Câu hỏi 3: Để phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cần những giải pháp đột phá gì? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận án nghiên cứu kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Kinh tế biển là một lĩnh vực rộng lớn, đề cập đến nhiều hoạt động kinh tế có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến biển. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế biển ở một địa phương (Kiên Giang), với trọng tâm là các ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản; phát triển du lịch biển đảo; kinh tế hàng hải; kinh tế đảo; lấn biển 3 và phát triển thành phố biển; khoa học về biển và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển. Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế biển Kiên Giang từ năm 1995 đến năm 2016, trong đó các giải pháp tập trung đề xuất đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2035. 5. Những đóng góp của luận án Một là, đóng góp về lý luận: Luận án đã xây dựng được một khung lý thuyết về phát triển kinh tế biển ở một địa phương, bao gồm: Khái niệm kinh tế biển và phát triển kinh tế biển; Vai trò của phát triển kinh tế biển; Các tiêu chí đo lường phát triển kinh tế biển; Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển. Hai là, đóng góp về thực tiễn: Luận án đã tạo ra một cách tiếp cận mới về thực trạng phát triển kinh tế biển ở một địa phương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án đã xây dựng được các nhóm giải pháp phát triển kinh tế biển ở một địa phương. Đặc biệt luận án đã xác định được các ngành kinh tế biển mũi nhọn của Kiên Giang gồm: du lịch biển, kinh tế đảo và phát triển cảng biển. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương. Chương 1: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế biển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 4: Quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về kinh tế biển ở nƣớc ngoài 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu kinh tế biển ở cấp độ quốc gia Lee Kuan Yew (2000), đã cho chúng ta thấy một câu chuyện thần kỳ từ mô hình phát kinh tế biển của Singapore giai đoạn từ 1965 – 2000. Công trình nghiên cứu này đã khẳng định rõ vai trò quan trọng của kinh tế hàng hải đối với quá trình phát triển của Singapore. Tác giả đã chỉ rõ, một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công trong phát triển kinh tế hàng hải là hệ thống chính sách quản lý của nhà nước, đặc biệt là các chính sách quản lý tạo thuận lợi cho kinh tế hàng hải phát triển như chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo hải quan, chính sách quản lý tàu thuyền xuất nhập cảnh qua internet và phát triển chính phủ điện tử. U.S. Commission on Ocean Policy, chapter 1 (2004), phân tích một cách sâu sắc những vai trò của kinh tế biển và ven biển đối với nền kinh tế Mỹ. Báo cáo đã khẳng định, mọi người Mỹ đều tác động và chịu ảnh hưởng từ biển. Đại dương là nơi cung cấp không gian sống lớn nhất trên trái đất và là ngôi nhà của hàng triệu loài đã được biết đến và hàng triệu loài vẫn chưa được khám phá. Báo cáo này cũng đề cập đến một quan điểm khá mới trong quản lý kinh tế biển, đó là quản lý tổng hợp biển. Họ cho rằng: Quản lý tổng hợp biển là một trong những cách thức quản lý đa ngành nghề kinh tế biển, nhằm thoả mãn nhu cầu cần phải điều hoà, cân bằng giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Quản lý tổng hợp biển ra đời nhằm khắc phục những bất cập do phương thức quản lý đơn ngành, riêng rẽ đã tồn tại từ lâu, đồng thời tạo cơ sở để cung cấp một hệ thống dữ liệu hoàn chỉnh, đồng bộ giúp con người nhận thức đầy đủ hơn về kinh tế biển. Nazery Khalid, Armi Suzana Zamil, Farida Farid (2008), nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở các nước châu Á và những bài học cho quá trình phát triển kinh tế biển của Malaysia. Các tác giả đã nêu bật vai trò và tầm quan 5 trọng của ngành khai thác tài nguyên biển, đặc biệt là khai thác dầu khí. Một trong những vấn đề quan trọng mà công trình nghiên cứu chỉ ra là sự tác động của ngành này đối với vấn đề ô nhiễm môi trường. Do đó, nhà nước phải có chính sách về quản lý khai thác nguồn tài nguyên biển để sao cho hoạt động khai thác vừa có hiệu quả lại không ảnh hưởng tới vấn đề ô nhiễm môi trường. Các tác giả cũng khẳng định, các nước có biển và vùng ven biển muốn phát triển bền vững cần phải có chính sách phát triển, bảo tồn và bảo vệ khoáng sản khỏi việc khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường biển. Karyn Morrissey, Cathal O’Donoghue (2011), phân tích kinh tế biển ở Ai-len và những tác động của nó trong các khu vực kinh tế của đất nước. Tác giả đã khẳng định rằng, Ai-len là quốc gia có nhiều tiềm năng về kinh tế biển, vùng biển Ai-len rộng 900.000 km2 chạy dài 1.448 km bờ biển. Các tác giả đã tập trung phân tích kinh tế biển ở Ai-len trên các khía cạnh như xác định mức đóng góp của kinh tế biển đối với nền kinh tế (GVA), giải quyết việc làm và năng suất lao động của các ngành kinh tế biển. Theo các tác giả, khu vực Tây Nam kinh tế biển đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế, với 393 triệu USD, chiếm 26% GVA, tiếp theo là khu vực Dublin với mức đóng góp 373 triệu USD, chiếm 27% GVA. Trung đông là khu vực có tỷ lệ đóng góp của kinh tế biển thấp nhất với chỉ 8 triệu USD. Kinh tế biển cũng đóng góp vai trò rất lớn trong việc giải quyết việc làm cho xã hội. Khu vực Tây Nam đóng góp 4.096 FTE, tiếp đến là khu vực phía Tây với 3460 FTE, thấp nhất là khu vực miền Trung với 299 FTE. Trong số tám vùng kinh tế của Ai-len, lĩnh vực dịch vụ biển có tỷ lệ lao động lớn nhất, trong đó khu vực Trung Đông là cao nhất với 86%, kế đến là khu vực Dublin với 81%. Năng suất lao động của kinh tế biển đạt 84,196 USD trên mỗi FTE, cao hơn năng suất lao động của nền kinh tế với chỉ 79,345 USD trên mỗi FTE. Trong từng khu vực, phía Tây là 17,061 USD, Dublin 29,636 USD, Mid-East 34,118 USD, Mid-West 16,749 USD và South East hơn 19,662 USD. Wei Ling Song, Guang Shun He, Alistair McIlgorm (2012), đã tập trung nghiên cứu tình hình phát triển của ngành thống kê kinh tế biển và những rào cản của nó đối với quá trình nghiên cứu kinh tế biển. Các tác giả đã khẳng định, thống 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất