Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kinh doanh dịch vụ trung gia phái sinh hàng hoá tại ngân hàng tmcp đầ...

Tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ trung gia phái sinh hàng hoá tại ngân hàng tmcp đầu tư & phát triển việt nam - chi nhánh đăk lăk.

.PDF
26
156
117

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ QUANG TOÀN PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ TRUNG GIAN PHÁI SINH HÀNG HÓA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐAKLAK Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng Mã số: 60.34.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh Phản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Luyện Phản biện 2: PGS.TS. Hà Thanh Việt Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 02 tháng 11 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển tại Việt Nam đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các hình thức giao dịch ngày càng hiện đại hơn bên cạnh đó những rủi ro do sự biến động của thị trường thế giới ngày càng tác động sâu rộng hơn đến các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay giá cả của các loại hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đều được quyết định dựa trên giá cả trên thị trường thế giới tuy nhiên giá cả trên thị trường thế giới lại luôn biến động nên nhiều lúc đem lại nhiều khó khăn cũng như những thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam khi buôn bán với các đối tác nước ngoài. Trên thế giới hiện nay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu muốn hạn chế những rủi ro phát sinh do việc biến động giá cả hàng hoá đều sử dụng các hợp đồng phái sinh như là công cụ bảo hiểm rủi ro cho mình. Các công trình nghiên cứu hiện nay tại Việt Nam về sản phẩm phái sinh hàng hoá nhìn chung còn rất hạn chế. Các lý thuyết về các công cụ phái sinh hiện nay chủ yếu tập trung vào phái sinh chứng khoán, phái sinh tài chính liên quan nhiều đến ngoại tệ và lãi suất còn về các hoạt động phái sinh hàng hoá thì còn chưa có mấy. Mặt khác các công trình nghiên cứu về phái sinh chứng khoán, tài chính là thị trường cấp cao, trong khi nhìn vào lịch sử, các thị trường phái sinh trên thế giới thường bắt đầu từ thị trường phái sinh hàng hoá như các loại nông sản và kim loại, vì đó là những thứ có nhu cầu phòng vệ rủi ro đầu tiên. Phái sinh hàng hoá được NHTM triển khai thí điểm lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2004. Tuy nhiên đến nay chưa thấy công trình nghiên cứu chính thống nào về tổng thể chung các sản phẩm phái 2 sinh hàng hoá tại các NHTM cũng như chưa thấy đánh giá những hoạt động về giao dịch phái sinh hàng hoá trong thời gian qua, để đúc rút những bài học kinh nghiệm, đồng thời đưa ra những giải pháp phát triển loại hình kinh doanh sản phẩm dịch vụ này. Nhận thấy những vấn đề cần thiết đối với NHTM trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phái sinh hàng hoá nên đề tài “Phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak (BIDV)” được chọn làm đề tài cho bản luận văn này. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về các sản phẩm phái sinh hàng hoá và ứng dụng của các sản phẩm phái sinh hàng hoá trong hoạt động bảo hiểm rủi ro do biến động giá hàng hoá, luận văn hướng đến những mục đích cụ thể như sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại NHTM. - Đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian các sản phẩm phái sinh hàng hoá đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak. 3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn hướng đến trả lời các câu hỏi sau: - Nội dung và các tiêu chí để đánh giá về phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá là gì? - Vì sao hiện nay việc phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển 3 Việt Nam – Chi nhánh Đaklak đang chững lại ? - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak cần có những giải pháp gì để phát triển hơn nữa dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá trong tương lai ? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak. - Về không gian: Hoạt động kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ĐakLak. - Về thời gian: tiến hành đánh giá giai đoạn 2011-2013. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở các tài liệu tham khảo có nội dung liên quan, luận văn tìm hiểu thực trạng kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá từ các số liệu, dữ liệu thực tế để phân tích, đánh giá đi đến các kết luận và đề xuất những giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ĐakLak Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp mô tả … 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Qua quá trình phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá từ năm 2011 đến năm 2013, rút ra những mặt đạt được và những hạn chế trong kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ĐakLak. Từ đó đưa ra những giải pháp 4 cụ thể, có tính khả thi nhằm phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá, góp phần tăng hiệu quả hoạt động chung của Ngân hàng, mặt khác thúc đẩy sự phát triển loại hình dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá, đáp ứng nhu cầu chính đáng về bảo hiểm giá của cộng đồng doanh nghiệp nói chung. 7. Bố cục của đề tài Ngoài lời mở đầu, phụ lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo … và phần kết luận, luận văn gồm có 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá. Chƣơng 2: Thực trạng về phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak. Chƣơng 3: Các giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak. . T ng quan tài iệu nghiên cứu 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ TRUNG GIAN PHÁI SINH HÀNG HOÁ 1.1 SẢN PHẨM PHÁI SINH HÀNG HÓA 1.1.1. Lịch sử về các sản phẩm phái sinh - Năm 1630 xuất hiện hợp đồng kỳ hạn về hạt giống hoa tulip tại Hà Lan và Anh - Năm 1650 hợp đồng tương lai về gạo được phát triển tại Osaka, Nhật Bản - Từ năm 1800 các quyền chọn mua bán cổ phiếu ra đời tại sàn giao dịch chứng khoán London - Giai đoạn 1848-1900 các hợp đồng tương lai hiện đại được ra đời tại Mỹ - Năm 1980 các hợp đồng hoán đổi và hợp đồng phái sinh OTC ra đời 1.1.2. Các sản phẩm phái sinh hàng hoá Hợp đồng kỳ hạn về hàng hóa (hợp đồng kỳ hạn) là một loại hợp đồng được ký giữa bên mua và bên bán đối với một hàng hóa với một khối lượng và chất lượng nhất định tại thời điểm hiện tại nhưng việc thực hiện sẽ được diễn ra trong tương lai. Giá cả sẽ được xác định tại thời điểm ký hợp đồng hoặc trong thời gian trước khi hợp đồng đến hạn hoặc tại thời điểm hợp đồng đến hạn Hợp đồng tương lai về hàng hóa (hợp đồng tương lai) là một thỏa thuận giao dịch giữa người mua và người bán về một khối lượng hàng hóa nhất định vào một ngày xác định trong tương lai. Giá của hơp đồng có thể thay đổi theo phụ thuộc vào thị trường tuy nhiên giá này sẽ được chốt vào ngày hợp đồng đáo hạn. Hợp đồng có những tiêu chuẩn và điều kiện rõ ràng nên các bên biết chính xác loại hàng 6 hóa nào sẽ được giao dịch. Hợp đồng quyền chọn về hàng hóa (hợp đồng quyền chọn) là hợp đồng cho phép quyền người nằm giữ hợp đồng có quyền mua (gọi là call option) hoặc bán (gọi là put option) một loại hàng hóa nhất định với giá xác định trước (gọi là giá thực hiện) cho đến một ngày xác định trong tương lai (ngày đáo hạn). Hợp đồng hoán đổi giá hàng hóa (hợp đồng hoán đổi) là thỏa thuận giữa hai chủ thể trong đó người sử dụng hợp đồng hoán đổi (swaps user) là người chịu rủi ro về giá cam kết mua/bán một lượng hàng hóa nhất định trong khoảng thời gian trong tương lai tại mức giá cố định và trả/nhận khoản chênh lệch phát sinh giữa giá thị trường và giá cố định trên cho/từ người cung cấp hợp đồng hoán đổi (swaps provider). 1.1.3 Các thị trường giao dịch các sản phẩm phái sinh hàng hoá a. Thị trường giao dịch tập trung b. Thị trường giao dịch bán tập trung c. Các đối tượng sử dụng các sản phẩm phái sinh hàng hoá  Nhà bảo hiểm (Hedgers)  Nhà đầu cơ (Speculators) 1.2. DỊCH VỤ TRUNG GIAN PHÁI SINH HÀNG HÓA TẠI NHTM 1.2.1. Khái niệm dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá Dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá của NHTM là việc NHTM đóng vai trò trung gian, thay mặt khách hàng để giao dịch các sản phẩm phái sinh hàng hoá với thị trường (các sàn giao dịch) thông qua tài khoản của NHTM. Dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá khác với dịch vụ môi giới phái sinh hàng hoá. Dịch vụ môi giới chỉ đóng vai trò trung gian giúp cho những người mua/bán có thể gặp gỡ nhau, rủi ro hoặc lợi nhuận 7 của các bên không ảnh hưởng đến nhà môi giới. Đối với dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá thì do giao dịch qua tài khoản của NHTM nên NHTM chịu nhiều rủi ro hơn. 1.2.2 Đặc điểm dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá NHTM chỉ đóng vai trò là trung gian và thay mặt khách hàng để giao dịch với các sàn giao dịch theo yêu cầu của khách hàng (lệnh đặt của khách hàng) thông qua tài khoản của NHTM. NHTM thu phí giao dịch của khách hàng và hưởng phần chênh lệch từ việc thu phí. NHTM không chịu trách nhiệm về kết qủa giao dịch của khách hàng. Lãi/lỗ phát sinh là trách nhiệm thuộc về khách hàng. NHTM chịu rủi ro trong trường hợp khách hàng bị phát sinh tổn thất vượt ngoài khả năng tài chính của họ nhưng NHTM không kiểm soát được. 1.2.3. Rủi ro dịch vụ trung gian phái sinh hàng hóa Dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá là một loại hình dịch vụ của NHTM, nhưng trong quá trình cung cấp dịch vụ, NHTM luôn phải chấp nhận khả năng xẩy ra rủi ro cao hơn các lọai hình dịch vụ khác. Có hai loại rủi ro đối với dịch vụ trung gian phái sinh hàng hóa:  Rủi ro tác nghiệp  Rủi ro tín dụng 1.3. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRUNG GIAN PHÁI SINH HÀNG HÓA TẠI NHTM 1.3.1.Quan điểm phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại NHTM Phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại NHTM là việc ngân hàng sử dụng các biện pháp nhằm mục đích tăng quy mô 8 cung ứng sản phẩm dịch vụ, tăng thị phần dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm, từ đó góp phần làm tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên cơ sở phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng, đồng thời kiểm soát được mức độ rủi ro cho ngân hàng. 1.3.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá của NHTM a. Phát triển quy mô Việc mở rộng quy mô dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng cao, vừa góp phần gia tăng thu nhập cho ngân hàng. Phát triển quy mô dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá là việc gia tăng doanh số giao dịch, tăng trưởng số lượng khách hàng mới, tăng trưởng số lượng hợp đồng. b. Phát triển thị phần Việc phát triển thị phần vừa giúp ngân hàng chiếm lĩnh thị trường, vừa thể hiện năng lực tài chính, mức độ uy tín của ngân hàng trên thị trường. Thị phần dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá thể hiện qua việc so sánh doanh số giao dịch của một ngân hàng so với tổng doanh số giao dịch của tất cả các ngân hàng có triển khai sản phẩm trên cùng một địa bàn. c. Đa dạng hoá sản phẩm Việc đa dạng hoá sản phẩm ở đây được hiểu là đa dạng hoá các dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như của thị trường. Các sản phẩm dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá ngày càng phong phú, đa dạng. d. Tăng thu nhập Mục tiêu cuối cùng của việc phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá là thu nhập. Vì vậy thông qua nguồn thu nhập từ việc thu phí của khách hàng sử dụng dịch vụ phái sinh hàng hoá có thể 9 đánh giá được mức độ phát triển sản phẩm dịch vụ này tại ngân hàng. e. Đảm bảo chất lượng dịch vụ Nếu giữa các ngân hàng cung ứng dịch vụ có mức thu phí như nhau thì ngân hàng nào có chất lượng cung ứng dịch vụ tốt hơn sẽ chiếm lĩnh được thị trường. Do đó các ngân hàng cần thường xuyên nâng cao chất lượng dịch cung ứng dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng. g. Kiểm soát rủi ro - Rủi ro tác nghiệp: NHTM trong quá trình cung cấp dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá có thể gặp phải một số rủi ro trong quá trình tác nghiệp như: Đặt nhầm loại hàng hoá, nhầm khối lượng giao dịch, nhầm mức giá hoặc nhầm tính chất lệnh của khách hàng dẫn đến phát sinh chi phí khắc phục các lỗi tác nghiệp trên. - Rủi ro tín dụng: Hầu hết các sản phẩm phái sinh hàng hoá sử dụng cơ chế đòn bẩy tài chính dựa trên ký quỹ giao dịch. Khách hàng có thể giao dịch với giá trị lớn hơn nhiều lần so với khả năng tài chính của mình và khi thua lỗ vượt quá khả năng tài chính dẫn đến vỡ nợ, không thanh toán khoản thua lỗ được cho NHTM. 1.3.3. Các giải pháp phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá của NHTM có thể thực hiện đƣợc - Khảo sát để xác định nhu cầu thị trường - Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá dài hạn từ khâu nghiên cứu đặc điểm sản phẩm, phương pháp quảng bá giới thiệu sản phẩm, chuyên môn hóa đội ngũ bán hàng,…cho đến vấn đề định hướng cho khách hàng. - Giới thiệu quảng bá sản phẩm đến khách hàng, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp nhằm giúp khách hàng hiểu sâu về sản phẩm 10 hàng hóa phái sinh, phương pháp áp dụng trong chiến lược bảo hiểm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Để phát triển dịch vụ bền vững NHTM cần xác định nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ nhằm mục đích bảo hiểm để xây dựng cơ chế tín dụng kết hợp, giúp tăng tính an toàn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. - Xây dựng chính sách khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá - Nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao trình độ đội ngũ phân tích đánh giá thị trường, tư vấn cho khách hàng, thường xuyên đưa ra các bản tin có chất lượng để khách hàng tham khảo. - Công tác quản lý và kiểm soát rủi ro: Thường xuyên hoàn thiện quy trình, quy định giao dịch phái sinh hàng hoá, xây dựng cơ chế ký quỹ linh hoạt trên cơ sở đánh giá năng lực khách hàng 1.3.4 Các tiêu chí đánh giá việc phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại NHTM a. Về quy mô - Tăng trưởng số lượng hợp đồng phái sinh hàng hóa. - Tăng trưởng doanh số giao dịch phái sinh hàng hóa. - Tăng trưởng số lượng khách hàng giao dịch phái sinh hàng hóa. b. Về thị phần dịch vụ Thị phần dịch vụ trung gian phái sinh hàng hóa được xác định trên cơ sở so sánh tỷ trọng doanh số giao dịch hợp đồng phái sinh hàng hoá của một Ngân hàng so với tổng doanh số giao dịch hợp đồng phái sinh hàng hoá của tất cả các NHTM trên cùng địa bàn. c. Về sự đa dạng hoá dịch vụ - Số loại hợp đồng phái sinh đã được triển khai. 11 - Số lượng mặt hàng mà NHTM đã cung cấp được. d. Về thu nhập từ dịch vụ Được đánh giá qua tốc độ tăng trưởng nguồn thu nhập từ thu phí của khách hàng khi khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá của NHTM. Nguồn thu nhập này chỉ xét là phần chênh lệch giữa số phí thu của khách hàng trừ cho chi phí phải trả cho đối tác nước ngoài. Ngoài ra có thể có thêm phần thu phí từ việc cung cấp phần mềm giao dịch trực tuyến cho khách hàng. e. Về chất lượng dịch vụ Tiêu chí chất lượng dịch vụ được đánh giá qua sự hàng lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá mà NHTM cung cấp cho khách hàng. Đo lường qua hình thức khảo sát, lấy ý kiến khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại ngân hàng. g. Về rủi ro - Rủi ro tác nghiệp: Rủi ro tác nghiệp được đánh giá bằng số lỗi tác nghiệp xẩy ra trong quá trình thực hiện giao dịch (đặt sai lệnh: nhầm chiều giao dịch, nhầm kỳ hạn, nhầm loại lệnh, nhầm giá,…) - Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng được đánh giá qua số tiền mà NHTM phải trả thay cho khách hàng khi khách hàng thua lỗ vượt quá khả năng tài chính (ký quỹ) nhưng không trả nợ cho ngân hàng. 1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DỊCH VỤ TRUNG GIAN PHÁI SINH HÀNG HÓA TẠI NHTM 1.4.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng a. Trình độ nguồn nhân lực, hiểu biết về sản phẩm b. Quy trình xây dựng sản phẩm và quản lý giao dịch sản phẩm c. Trình độ về mặt công nghệ ứng dụng trong giao dịch cũng như cung cấp sản phẩm phái sinh hàng hoá 12 1.4.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng a. Mạng lưới khách hàng b. Nhu cầu về các loại sản phẩm phái sinh hàng hoá của khách hàng c. Khả năng cung cấp các loại sản phẩm phái sinh hàng hoá của thị trường d. Khả năng thanh khoản của các thị trường e. Cơ chế quản lý nhà nước về sản phẩm phái sinh hàng hoá KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương 1, luận văn đã nêu lên những lý luận cơ bản về phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại NHTM, trong đó tập trung giới thiệu về phái sinh hàng hóa, đưa ra khái niệm, đặc điểm của dịch vụ trung gian phái sinh hàng hóa. Đồng thời tại chương 1, luận văn cũng đã đi sâu tìm hiểu mục tiêu của phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hóa, các loại rủi ro xẩy, các tiêu chí đánh giá và các giải pháp có thể thực hiện được để phát triển loại hình dịch vụ này tại NHTM. Và đây cũng là nội dung trọng tâm làm tiền đề để đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đaklak tại chương 2. Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra và đánh giá các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại NHTM. 13 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ TRUNG GIAN PHÁI SINH HÀNG HOÁ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐAKLAK 2.1. SỰ RA ĐỒI, PHÁT TRIỂN VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN ĐAKLAK 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Đăk Lăk 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của BIDV Đak ak 2.1.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Đăk Lăk năm 2011 – 2013 Chênh lệch thu chi của BIDV Đăk Lăk tăng trưởng đều qua các năm, chứng tỏ hoạt động của BIDV Đăk Lăk càng đạt hiệu quả và quy mô hoạt động cũng ngày càng được mở rộng. Từ năm 2011 đến năm 2013, chênh lệch thu chi đều tăng với tốc độ tương đối ổn định. Cụ thể năm 2011, chênh lệch thu chi (sau trích DPRR) của chi nhánh tăng là 48,4 tỷ đồng, năm2012 chênh lệch thu chi đạt được là 57,2 tỷ đồng (tăng 8,8 tỷ đồng) so với năm 2011, năm 2013 chênh lệch thu chi đạt 52,65 tỷ đồng (-4,5 tỷ đồng). 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRUNG GIAN PHÁI SINH HÀNG HÓA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐAKLAK 2.2.1. Cơ sở pháp ý phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại BIDV  Đối với hợp đồng tương lai 14  Đối với hợp đồng quyền chọn  Đối với hợp đồng hoán đổi giá hàng hóa 2.2.2. Quy trình giao dịch phái sinh hàng hóa a. Quy trình đối với giao dịch hợp đồng tương lai b. Quy trình đối với giao dịch hoán đổi giá hàng hóa 2.2.3. Đặc điểm thị trƣờng, khách hàng tại BIDV ĐakLak. a. Đặc điểm thị trường Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của cà phê Việt Nam đạt 2.72 tỷ đô la Mỹ. Đak Lak là trung tâm kinh tế của cả khu vực Tây Nguyên với thế mạnh nổi trội là cây công nghiệp xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu. Sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh Đak lak thường chiếm 50% sản lượng cà phê xuất khẩu cả nước. b. Đặc điểm khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian phái sinh hàng hóa tại BIDV Đaklak Khách hàng doanh nghiệp hầu hết là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh thu mua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn. Hầu hết khách hàng đều hoạt động kinh doanh tại Đaklak. Bên cạnh cũng có khá nhiều khách hàng tại các tỉnh lân cận như Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông cũng kinh doanh các mặt hàng nông sản. Khách hàng có mức độ am hiểu về sản phẩm PSHH không đồng đều. Khách hàng hiểu sâu về PSHH không nhiều, đa phần khách hàng có biết nhưng mức độ am hiểu chưa cao. 2.2.4 Các giải pháp BIDV ĐakLak đang áp dụng để phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá. Hàng năm, trên cơ sở BIDV TW giao, Chi nhánh triển khai các giải pháp để thực hiện như : Giải pháp liên quan đến lập và thực 15 hiện kế hoạch; công tác chăm sóc và tư vấn khách hàng; công tác quảng bá và giới thiệu dịch vụ; Công tác quản lý kiểm soát dịch vụ. Nhìn chung trong quá trình thực hiện thì các giải pháp tuy được triển khai nhưng chưa thường xuyên và giữa các giải pháp rời rạc thiếu sự phối kết hợp. Chưa thực sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho công tác mở rộng, phát triển dịch vụ. Thiếu sự đánh giá phân tích nguyên nhân tồn tại để khắc phục. 2.2.5. Tình hình phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đak ak giai đoạn 2011-2013. a. Về quy mô giao dịch  Tăng trưởng quy mô số lượng hợp đồng giao dịch Số lượng hợp đồng giao dịch tăng trưởng tốt qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn đầu triển khai dịch vụ. Từ năm 2013 đến nay, xu hướng tăng trưởng chậm lại, thậm chí tăng trưởng âm. Cụ thể năm 2011: 21.354 hợp đồng; năm 2012: 34.181 hợp đồng; năm 2013: 31.538 hợp đồng.  Tăng trưởng quy mô doanh số giao dịch Tương tự số lượng hợp đồng giao dịch, doanh số giao dịch phái sinh hàng hoá qua BIDV cũng tăng trưởng tốt qua các năm. Năm 2013, xu hướng tăng trưởng chậm lại, thậm chí tăng trưởng âm. Cụ thể năm 2011: 242.738 tấn; năm 2012: 443.168 tấn; năm 2013: 393.831 tấn.  Tăng trưởng số lượng khách hàng: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá trong giai đoạn năm 2011-2013 duy trì ổn định, không có sự tăng thay đổi lớn và duy trì khoảng 43 khách hàng. 16 b. Phát triển thị phần Trước năm 2009, BIDV Đaklak là ngân hàng duy nhất trên địa bàn triển khai dịch vụ. Từ năm 2009 đã xuất hiện thêm nhiều Ngân hàng TMCP tham gia thị trường nên thị phần bị chia sẻ. Tuy vậy thị phần về dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá thì BIDV Đaklak vẫn là ngân hàng có thị phần lớn nhất trong suốt những năm qua và cho đến thời điểm hiện nay. Trong 03 năm trở lại đây (2011-2013), thị phần dịch này của BIDV Đaklak bị sụt giảm. Cụ thể năm 2011 chiếm 55.8%, năm 2012 chiếm 55.0%, năm 2013 chiếm 50.8%. Mức độ sụt giảm tuy không lớn, nhưng xu hướng giảm đã thể hiện rõ. c. Đa dạng hoá sản phẩm Hiện nay BIDV Đaklak chỉ mới triển khai thành công hợp đồng tương lai đối với hai mặt hàng cà phê Robusta (LIFFE) và Arabica (ICE). Đối với các hợp đồng phái sinh hàng hóa khác BIDV Đaklak chưa cung cấp được mặc dù hệ thống BIDV đã triển khai nhiều sản phẩm phái sinh, nhiều mặt hàng khác như nông sản, kim loại, năng lương. Như vậy rõ ràng BIDV Đaklak chưa đa dạng hóa khi không cung cấp thêm được bất kỳ một loại hợp đồng mới hoặc một loại hàng hóa mới nào. d. Tăng thu nhập Thu nhập từ phí dịch vụ trung gian PSHH chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập từ dịch vụ của Chi nhánh. Mức thu phí của dịch vụ này khá tốt qua các năm (năm 2011: 2.591 triệu đồng, chiếm 10.2%/∑ thu dịch vụ; năm 2012: 5.033 triệu đồng, chiếm 19.9%/∑ thu dịch vụ; năm 2013: 4.075 triệu đồng, chiếm 20.5%/∑ thu dịch vụ) đã góp phần quan trọng giúp cải thiện cơ cấu thu nhập từ hoạt động dịch vụ so với tổng thu nhập từ các hoạt động khác. 17 e. Chất lượng dịch vụ Dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá là một dịch vụ mới, nên BIDV Đaklak cũng dành sự quan tâm hơn so với các dịch vụ khác. Chất lượng dịch vụ luôn được cải tiến. Năm 2011 và 2013 BIDV Đaklak đã tiến hành khảo sát ý kiến khách hàng về dịch vụ này (gồm 05 mức độ: Rất tốt, tốt, khá tốt, trung bình, chưa tốt. Quy mô đợt khảo sát năm 2011 là 35 khách hàng, năm 2013 là 38 khách hàng. Kết quả khảo sát năm 2011 (Rất tốt 5.7%, tốt: 22.9%, Khá tốt 62.9%, trung bình 8.6%); năm 2013 (Khá tốt 81.6%, tốt 18.4%). g. Kiểm soát rủi ro Vấn đề kiểm soát rủi ro luôn được BIDV Đaklak thường xuyên đặc biệt chú trọng trong suốt quá trình phát triển dịch vụ. Mặc dù BIDV Đaklak đã cố gắng hạn chế rủi ro tối đa, nhưng trong giai đoạn 2011-2013 có 34 lỗi rủi ro tác nghiệp phát sinh với tổng chi phí xử lý lỗi là 10.100 USD. Rủi ro tín dụng có một trường hợp gây tổn thất 16.500 USD. 2.2.6 Đánh giá sự phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại BIDV Đak ak a. Đánh giá các kết quả đạt được - BIDV Đaklak là đơn vị đề xuất và cũng là Chi nhánh đầu tiên của hệ thống triển khai dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá. - Hoạt động quản lý sản phẩm phái sinh hàng hoá ngày càng được BIDV Đaklak hoàn thiện hơn. - Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao - Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ phái sinh hàng hoá tại BIDV Đaklak ngày càng tăng lên - Thu nhập từ dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá đạt giá trị tương đối 18 - BIDV Đaklak đã bước đầu thành công khi cung cấp dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá như là một dịch vụ đi kèm cho các khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại BIDV b. Các hạn chế trong việc phát triển dịch vụ trung gian phái sinh hàng hoá tại BIDV Đaklak - Tính đa dạng chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng. - Hoạt động quản lý giao dịch PSHH còn một số nhược điểm. - Nền khách hàng còn mỏng, tính bền bền vững chưa cao. - Mức độ am hiểu PSHH của bán bộ, hoạt động bán hàng của BIDV Đaklak chưa tốt. c. Nguyên nhân  Các nguyên nhân bên trong - Trình độ nguồn nhân lực vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu. - Mức độ áp dụng công nghệ vào quản lý giao dịch chưa cao. - Các quy định về quản lý hoạt động cung cấp sản phẩm vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện. - Mức độ đầu tư cho công tác bán hàng, chăm sóc khách hàng vẫn còn ít  Các nguyên nhân bên ngoài - Kiến thức của các doanh nghiệp trên địa bàn về các sản phẩm hàng hóa phái sinh còn khá sơ khai - Vấn đề sợ trách nhiệm cá nhân khi sử dụng các sản phẩm hàng hóa phái sinh nhưng bị thua lỗ. - Nhiều khách hàng không có sự phân biệt rõ ràng giữa mục đích giao dịch phục vụ nhu cầu bảo hiểm và mục đích giao dịch phục vụ nhu cầu đầu tư. - Chính sách quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực hàng hóa phái sinh còn nhiều hạn chế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan